You are on page 1of 5

Đề luyện tập: Cảnh khuya – Rằm tháng giêng

I. Trắc nghiệm:
Câu 1. Bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng cùng thể thơ với tác phẩm nào?
A. Bài ca Côn Sơn
B. Sau phút chia li
C. Sông núi nước Nam
D. Qua Đèo Ngang
Câu 2. Hai bài thơ miêu tả cảnh vật ở đâu?
A. Thủ đô Hà Nội
B. Việt Bắc
C. Tây Bắc
D. Nghệ An
Câu 3. Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước
B. Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
C. Những năm hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp
D. Những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược
Câu 4. Trong bài Cảnh khuya, tiếng suối được so sánh với đối tượng nào?
A. Tiếng hát xa
B. Nước ngọc tuyền
C. Cung đàn cầm
D. Tiếng hạc bay qua
Câu 5. Hai câu thơ cuối bài Rằm tháng giêng gợi nhớ đến ý thơ nào?
A. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
B. Yên ba giang thượng sử nhân sầu
C. Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Câu 6. Dòng nào sau đây dịch nghĩa cho câu thơ “Yên ba thâm xứ đàm quân
sự”?
A. Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất
B. Sông xuân ,nước xuân tiếp giáp với trời xuân
C. Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân
D. Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền
Câu 7. Đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và
Rằm tháng Giêng là:
A. Cảnh vật có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại
B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí
Minh
C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao.
D. Gồm cả 3 yếu tố trên
Câu 8. Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tâm hồn nhạy
cảm, lạc quan, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của
Bác Hồ, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 9. Cả hai bài thơ đều có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ
điển, bình dị, tự nhiên, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
II. Tự luận:
Bài 1: Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(“Cảnh khuya”, theo SGK Ngữ Văn 7, Tập một)
a. Tác giả của bài thơ “Cảnh khuya” là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó?
- Tác giả của bài thơ “Cảnh khuya” là Hồ Chí Minh.
- Bài thơ được sáng tác năm 1947, ở chiến khu Việt Bắc những năm đầu cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp ( 1946-1954 )
b. Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong hai câu thơ
đầu bài thơ.
Trong 2 câu đầu của bài, câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” có chứa biện pháp
tu từ so sánh, nhận biết nhờ từ so sánh “như”.
Tác dụng so sánh tiếng suối – tiếng hát xa :
- Khắc hoạ âm thanh tiếng suối lúc đêm khuya trong trẻo, gần gũi -> lấy động tả tĩnh.
- Gợi mở ra một không gian (màn đêm yên tĩnh) núi rừng thanh thoát, trong lành.
c. Em hiểu thế nào về chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong bài thơ?
*Chữa :
- Chất thi sĩ : sự say mê, sự nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên sâu
sắc.
- Chất chiến sĩ : tinh thần yêu nước, sự trăn trở lo lắng cho vận mệnh của dân tộc và tính
thần sẵn sàng xả thân vì Tổ Quốc.
Bài 2: Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Phiên âm :
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên ;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch thơ:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân ;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
(“Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng), theo SGK Ngữ Văn 7, Tập một)
a. Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ gì? Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó.
- Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật.
- Một số đặc điểm của thể thơ này :
+ Viết bằng chữ Hán
+ Có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
+ Gieo vần ở tiếng cuối câu 1,2,4
b. Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong hai câu thơ
đầu bài thơ.
Trong hai câu thơ đầu, biện pháp điệp ngữ được sử dụng ở câu thơ thứ hai, là điệp từ
“xuân” 3 lần.
Tác dụng : Mở ra 3 tầng không gian sông-nước-trời ( xuân giang – xuân thuỷ - xuân thiên
), ba tầng không gian này hoà quyện vào nhau chứ không tách biệt, nhằm nhấn mạnh sức
sống của mùa xuân.
*Chữa :
Tác dụng : Nhấn mạnh
c. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ cuối bài thơ
“Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng)
Bài làm
Hai câu thơ cuối trong bài thơ “Rằm tháng giêng” của tác giả Hồ Chí Minh đã làm nổi
bật vẻ đẹp khung cảnh về khuya của thiên nhiên, đồng thời tôn lên vẻ đẹp tâm hồn của
những người chiến sĩ. “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”, Bác bàn việc kháng chiến dân tộc
trong đêm thanh tĩnh, một không gian đầy bí mật – nơi sâu thẳm, mịt mù khói sóng. Công
việc bộn bề như thế, ấy vậy nhưng nhà thơ vẫn không thể kìm lòng với khung cảnh tuyệt
vời trước mắt. Người chiến sĩ kiên cường ấy, bên trong chứa đọng tâm hồn nghệ sĩ đã
rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tự mình vẽ lên một bức tranh thuỷ mặc. Cụm
“nguyệt mãn thuyền” mang nghĩa trăng đầy thuyền, ta hiểu tác giả ở đây đang thể hiện
hình ảnh ánh trăng đổ xuống tràn ngập thuyền trong khung cảnh mịt mù khói sóng. Ánh
sáng không chỉ toả ra từ ánh trăng thiên nhiên mà còn ánh lên ánh sáng của cách mạng,
toả ra từ vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Ánh trăng đẹp thật đấy, nhưng phong thái ung dung,
lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng của Bác còn đẹp hơn, vị lãnh tụ của
chúng ta vừa lo cho nước, cho dân, nhưng vẫn mang trong mình một tâm hồn giao cảm,
hoà hợp với thiên nhiên. Quả là đáng ngưỡng mộ!

Thiên nhiên là người bạn đồng hành với con người trong từng chặng đi của cách mạng.

You might also like