You are on page 1of 9

Đề luyện tập: Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,


Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(“Cảnh khuya”, theo SGK Ngữ Văn 7, Tập một)
Bài 1. Tác giả của bài thơ “Cảnh khuya” là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó?
- Tác giả: Hồ Chí Minh
- Hcst: 1947, những năm đầu của kháng chiến chống Pháp
Bài 2. Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong hai
câu thơ đầu bài thơ.
- So sánh: tiếng suối – tiếng hát xa
- Tác dụng: khắc họa âm thanh tiếng suối lúc đêm khuya trong trẻo, sống động, gần gũi
với con người
-> Lấy động tả tĩnh: dùng tiếng suối róc rách để làm nổi bật sự tĩnh lặng của không gian
núi rừng về khuya

Bài 3: Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong
hai câu đầu bài thơ “Cảnh khuya”
- Điệp từ “lồng” (2 lần)
- Tác dụng:
+ Mở ra bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối, vừa huyền ảo vừa cổ kính
+ Ánh trăng lồng vào vòm cổ thụ, bóng cây lồng vào các bông hoa. Cũng có thể hiểu là
ánh trăng chiếu vào các vòm lá, in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa làm
bức tranh thêm lung linh huyền ảo.

Bài 4. Em hiểu thế nào về chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong bài thơ?
- Chất thi sĩ: thể hiện trong sự nhạy cảm, tinh tế, sự say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên
- Chất chiến sĩ: Chất chiến sĩ thể hiện trong tinh thần sẵn sàng chiến đấu, tấm lòng yêu
nước và nỗi lo lắng cho vận mệnh của non sông
Bài 5: Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ cuối bài thơ
“Cảnh khuya”
Hai câu cuối khắc họa hình ảnh con người giữa bức tranh thiên nhiên núi rừng đêm khuya
- So sánh “Cảnh khuya như vẽ”: khẳng định lại vẻ đẹp như bức tranh của thiên nhiên,
chuyển ý
- Điệp ngữ vòng: “chưa ngủ” – khắc họa hình ảnh con người với hai tâm trạng:
+ Tâm hồn thi sĩ yêu thiên nhiên, say sưa với bức tranh núi rừng về khuya mà thao thức
(một phần lí do)
+ Tấm lòng chiến sĩ “lo nỗi nước nhà” – trăn trở về số phận dân tộc, sự nghiệp đấu tranh
cách mạng (lí do chủ yếu)
-> Hai nét tâm hồn thi sĩ – chiến sĩ ấy hòa hợp làm một trong tâm hồn Bác. Chính điều đó
thể hiện tình yêu đất nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Người.
Đề luyện tập: Rằm tháng giêng
Phiên âm :
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên ;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch thơ:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân ;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
(“Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng), theo SGK Ngữ Văn 7, Tập một)
Bài 1. Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ gì? Hãy nêu một số đặc điểm của thể
thơ đó.
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Đặc điểm: 4 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần tiếng cuối các câu 1, 2, 4
Bài 2. Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong
hai câu thơ đầu bài thơ.
- Điệp từ “xuân” (3 lần)
- Tác dụng:
+ Ba từ “xuân” được lặp lại trong câu thơ góp phần gợi mở ra ba tầng không gian sông –
nước – trời.
+ Ba tầng không gian ấy hòa quyện với nhau và dâng trào sức sống của mùa xuân: sức
sống đang dâng trên dòng nước, trên khắp mặt sông và lan tỏa cả bầu trời bao la, bát ngát.
Bài 3. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ cuối bài
thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng)
- “Yên ba thâm xứ” (Nơi sâu thẳm khói sóng) gợi ta nhớ tới tứ thơ Đường “yên ba giang
thượng sử nhân sầu” (Trên sông khói sóng gợi nỗi buồn cho con người).
+ Ở nơi “yên ba thâm xứ”, người chiến sĩ ẩn mình bàn việc quân - thiên nhiên trong thơ
Bác luôn gắn bó với cuộc sống, gắn bó với nhịp đấu tranh cách mạng của dân tộc =>
Tính cổ điển và hiện đại.
- «Nguyệt mãn thuyền»: trăng đầy thuyền – ánh trăng đổ xuống tràn ngập thuyền
-> Ánh sáng vừa tỏa ra từ trăng thiên nhiên vừa là ánh sáng Cách mạng tỏa ra từ vẻ đẹp
tâm hồn của những người chiến sĩ, thể hiện phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào
thắng lợi của cách mạng, tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Người

Câu 4: So sánh hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng)
Cảnh khuya Rằm tháng giêng
Hoàn cảnh Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
sáng tác
Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Ngôn ngữ Chữ quốc ngữ Chữ Hán
Bức tranh - Bức tranh ánh trăng nơi núi - Bức tranh ánh trăng đêm rằm nơi
thiên nhiên rừng lúc về khuya sông nước:
+ Âm thanh tiếng suối + lấy + Hình ảnh trăng tròn + ánh sáng tràn
động tả tĩnh đầy, rực rỡ “nguyệt mãn thuyền”
+ Ánh sáng + điệp từ lồng + Không gian 3 tầng hòa quyện + điệp
-> Bức tranh thiên nhiên trong từ “xuân”
trẻo, tĩnh lặng, nhiều tầng lớp, -> Bức tranh thiên nhiên mùa xuân
huyền ảo và cổ kính rực rỡ, rộng mở và tràn đầy sức sống
Hình ảnh Con người nổi bật với tâm Con người nổi bật với phong thái ung
con người trạng trăn trở, thao thức vì lo dung lạc quan, tâm trạng vui tươi phơi
(xem lại câu toan cho vận mệnh của dân phới, gắn bó với việc quân, với thiên
viết đoạn tộc, cô đơn giữa núi rừng lúc nhiên, hướng về tương lai tươi sáng
văn) đêm khuya của dân tộc
Đề luyện tập: Tiếng gà trưa
Khổ đầu:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
(Trích “Tiếng gà trưa”, SGK Ngữ Văn 7, Tập một, NXB Giáo
dục, 2021).
Câu 1. Tác giả của bài thơ “Tiếng gà trưa” là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó.
- Tác giả: Xuân Quỳnh
- Hoàn cảnh sáng tác: những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ
Câu 2. Trong đoạn thơ trên, người chiến sĩ đã nghe thấy tiếng gà trưa trong hoàn
cảnh thế nào? Vì sao âm thanh tiếng gà trưa lại gây xúc động mạnh trong tâm hồn
người chiến sĩ?
- Hoàn cảnh:
+ Đang nghỉ chân trên đường hành quân.
+ Thời gian: giữa trưa
+ Không gian: xóm nhỏ - làng quê thân thuộc
-> Mệt mỏi, nhiều gian nan.
- Âm thanh tiếng gà trưa là âm thanh quen thuộc của làng quê, gắn với thời ấu thơ của
người chiến sĩ.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong
đoạn trích trên.
- Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ : “nghe” (3 lần)
- Tác dụng: (gợi ý)       
+ Từ “nghe” được lặp lại 3 lần kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhằm nhấn mạnh
nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa.
+ Tiếng gà trưa là âm thanh đánh thức những xúc cảm sôi nổi, làm tâm hồn xao động,
xua đi mệt nhọc và gợi kí ức tuổi thơ
+ Thể hiện tình yêu làng quê thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ.
Câu 4. Trong toàn bộ bài thơ, âm thanh tiếng gà trưa đã gợi lại những hình ảnh và
kỉ niệm ấu thơ gì của người chiến sĩ?
- Hình ảnh đàn gà với ổ trứng đẹp như tranh vẽ.
- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh bà lo lắng, chắt chiu từng quả trứng để có tiền mua cho cháu bộ quần áo mới.
Câu 5. Viết một đoạn văn khoảng 7 - 10 câu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người
bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ “Tiếng gà trưa”.
Hình ảnh người bà được khắc họa qua những kỉ niệm cảm động:
- Bà lo lắng, mắng yêu khi cháu nhìn gà đẻ vì sợ cháu bị lang mặt.
- Bà tảo tần, chắt chiu, nâng niu dành dụm từng quả trứng cho gà ấp (hành động
“khum soi trứng)
- Bà lo sợ đàn gà không chịu được rét khi mùa đông về, không có tiền mua quần áo
mới cho cháu.
-> Tình bà cháu cảm động, thiết tha, sâu nặng.
+ Bà là người chịu thương chịu khó, chăm lo yêu thương cháu hết mực.
+ Tình yêu của bà và kỉ niệm ấu thơ là điều người cháu mãi ghi nhớ, biết ơn và là
động lực cho cháu chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Khổ cuối:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Trích “Tiếng gà trưa”, SGK Ngữ Văn 7, Tập một, NXB
Giáo dục, 2021).
Câu 1. Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ gì? Hãy chỉ ra sự sáng tạo của tác giả
trong bài khi sử dụng thể thơ đó.
- Thể thơ: 5 chữ
- Sự sáng tạo: điệp 4 lần câu thơ ba chữ “Tiếng gà trưa” ở đầu mỗi khổ thơ.
Câu 2. Trong văn bản, câu thơ “Tiếng gà trưa” được điệp lại nhiều lần ở đầu các
khổ thơ. Việc điệp lại câu thơ này có tác dụng gì?
Điệp ngữ: “Tiếng gà trưa” (điệp 4 lần)
+ Nằm ở đầu mỗi khổ thơ, có tác dụng mở ra kỷ niệm, cảm xúc mới
+ Âm thanh này là nguồn mạch cảm hứng chính, sợi dây xuyên suốt toàn bài, kết nối
những niềm thương nhớ khôn nguôi
Câu 3. Em hiểu như thế nào về “sắc trứng hồng” trong giấc ngủ thời ấu thơ của
người chiến sĩ?
- Nghĩa tả thực: hình ảnh những quả trứng hồng gắn với đàn gà và người bà đi cùng năm
tháng tuổi thơ.
- Nghĩa biểu tượng: màu hồng của trứng là màu sắc của những mơ ước về hạnh phúc bình
dị nhưng ngọt ngào thời ấu thơ – được ăn no mặc ấm. Mơ ước ấy được hiện thực hóa bởi
tình yêu sâu sắc của bà bên đàn gà.
Câu 4. Những hình ảnh trong những câu thơ sau được sắp xếp theo trình tự như thế
nào? Theo em, tác giả muốn thể hiện điều gì qua trình tự đó?
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
- Trình tự sắp xếp hình ảnh: Tổ quốc -> xóm làng -> bà -> tiếng gà, ổ trứng tuổi thơ
- Hình ảnh được sắp xếp từ khái quát đến cụ thể, từ lớn lao, cao cả đến nhỏ bé, bình dị
- Tác dụng: tình yêu quê hương đất nước, mục đích chiến đấu cao cả bắt nguồn từ tình
yêu làng xóm, tình cảm gia đình, tình yêu với những điều nhỏ bé bình dị nhất
Câu 5. Ở đoạn thơ trên, âm thanh tiếng gà trưa đã khơi gợi những suy tư gì trong
lòng người chiến sĩ?
Những suy tư được gợi ra từ tiếng gà trưa:
- Suy tư về hạnh phúc tuổi thơ: tiếng gà là âm thanh của cuộc sống bình yên, gắn liền với
hạnh phúc gia đình và những khát vọng, mơ ước được ấm no thời ấu thơ.
- Suy tư về cuộc chiến đấu: tiếng gà trưa đi liền với tình yêu bà, yêu làng xóm, yêu những
điều thân thuộc giản dị nhất đã góp phần tạo nên tình yêu Tổ quốc, mục đích chiến đấu
lớn lao, cao cả.
Câu 6. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong
đoạn trích trên.
- Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ : điệp từ “vì” (4 lần)
- Tác dụng:    
+ Từ “vì” được lặp lại 4 lần kết hợp phép liệt kê hình ảnh từ khái quát đến cụ thể nhằm
nhấn mạnh, khẳng định mục đích, động lực chiến đấu của người chiến sĩ.
+ Lòng yêu nước của tác giả được bắt nguồn từ những điều bình dị, nhỏ bé, đời thường –
từ những kỷ niệm ấu thơ, người bà và lòng yêu xóm làng thân thuộc.
Câu 7. Viết một đoạn văn khoảng 7 - 10 câu nêu cảm nghĩ của em về ý nghĩa của âm
thanh tiếng gà trưa đối với nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Ý nghĩa của âm thanh tiếng gà trưa đối với nhân vật trữ tình – người chiến sĩ trẻ:
- Tiếng gà trưa là âm thanh quen thuộc của làng quê, đánh thức những xúc cảm sôi nổi,
làm tâm hồn xao động, xua đi mệt nhọc và gợi kí ức tuổi thơ.
- Tiếng gà trưa gắn với những kỉ niệm, ước mơ ấu thơ tươi đẹp, với hình ảnh người bà và
tình bà cháu thiết tha, sâu nặng: kỉ niệm bị bà mắng, hình ảnh bà tảo tần chăm lo cho đàn
gà để dành tiền mua quần áo cho cháu, ước mơ tuổi thơ mong được ấm no với sắc trứng
hồng...
- Nghệ thuật: câu thơ được điệp 4 lần ở đầu mỗi khổ, trở thành sợ dây liên kết các kỉ
niệm và cảm xúc xuyên suốt bài thơ
- Tiếng gà trưa gắn với tình yêu bà, yêu làng xóm, yêu những điều bình dị thân thuộc tạo
nên tình yêu Tổ quốc, mục đích chiến đấu cao cả của người chiến sĩ.

You might also like