You are on page 1of 2

1

Khi con tu hú ( Tố Hữu) lớp 8


Câu 1. Chép tiếp 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ?
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”
Câu 2. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng
tác của bài thơ đó? Giải thích nhan đề bài thơ
- Đoạn văn trên trích trong bài thơ “Khi con tu hú”
- Tác giả Tố Hữu
- Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ ra đời tháng 7/1939, khi tác giả bị giam trong nhà lao
Thừa Phủ - Huế
- Giải thích nhan đề:
+ Đây là một nhan đề độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. “Khi con tu hú” là
một thời gian do cụm trạng ngữ đảm nhiệm.
+ Nhan đề này thu hút sự chú ý của người đọc vì sau “Khi con tu hú” mở ra một tâm
trạng, một nỗi lòng, một dòng cảm xúc.
Câu 3 : Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên? Nêu nội dung chính của
đoạn thơ em vừa chép bằng một câu văn?
- Phương thức biểu đạt : biểu cảm, miêu tả
- Nội dung chính của đoạn thơ : Đoạn thơ khắc hoạ tinh tế bức tranh thiên nhiên mùa hè
trong tâm tưởng người tù cách mạng, đồng thời thể hiện sự yêu đời, niềm khát khao tự
do của tác giả
Câu 4. Em hiểu “ve ngân” là tiếng ve kêu ntn? ? Tại sao tác giả không dùng “ve
kêu” mà tác giả lại dùng “ve ngân”?
- “Ve ngân” : Tiếng ve ngân vang, ngân dài, tha thiết
- “kêu” và “ngân” đều là động từ, nhưng “ngân” còn có thể diễn tả cảm xúc của con
người ngân nga, xao xuyến
Câu 5. Bức tranh mùa hè được tác giả miêu tả trên những phương diện nào?
- Bức tranh mùa hè được tác giả miêu tả trên những phương diện : âm thanh, màu sắc,
hương vị, không gian làm cho bức tranh thiên nhiên mùa hè cụ thể, sinh động, tươi đẹp
và tràn đầy sức sống
2

Câu 6. So sánh âm thanh tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ


- Tiếng chim tu hú mở đầu là tiếng “gọi bầy”: tiếng gọi sum vầy, hạnh phúc
- Tiếng chim tu hú ở cuố bài là tiếng”cứ kêu”: tiếng da diết, giục giã
+ Việc lặp lại âm thanh tiếng chim tu hú ở cuối bài tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng
cho bài thơ, giúp câu từ của bài thơ thêm chặt chẽ và cảm xúc được liền mạch.
Câu 7. Tiếng chim tu hú kêu lại tác mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ, vì sao?
Tiếng chim tu hú kêu lại tác mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ vì
+ Đây là âm thanh quen thuộc của làng quê báo hiệu mùa hè về
+ Đây là sợi dây liên hệ với bên ngoài, báo hiệu cuộc sống bên ngoài.

You might also like