You are on page 1of 3

1

TỨC CẢNH BẮC BÓ- LỚP 8


Câu 1 : Chép chính xác bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” :
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau mang vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Câu 2 : Ghi lại những từ ngữ thể hiện nếp sống sinh hoạt đều đặn của người chiến sĩ
cách mạng ở Pác Bó
+ sáng-tối
+ ra-vào
Câu 3 :Kể tên một văn bản em đã được học về lối sống của Bác. Nêu tên tác giả ?
- Văn bản : “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
- Tác giả: Phạm Văn Đồng
Câu 4 : Câu thơ trên trích trong bài thơ nào ? Tác giả là ai
- Câu trên trích trong bài thơ : Tức cảnh Pác Bó
- Tác giả : Hồ Chí Minh
Câu 5 : Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thành bài thơ ? Nêu hoàn cảnh ra
đời của bài thơ
- Chép bài thơ :
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau mang vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ : Tháng 2/1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng
ở nước ngoài , Bác Hồ trở về tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong
nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ, ở hang Pác Bó (Cao
Bằng)
Câu 6 : Bài thơ thuộc thể thơ gì ? Hãy kể tên vài bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học
- Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt
- Bài thơ có cùng thể thơ mà em đã học : Bánh trôi nước, Nam quốc sơn hà
2

Câu 7 : Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở câu
thơ thứ nhất
* Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở câu thơ thứ nhất : “Sáng ra bờ suối, tối vào
hang”:
- Ngắt nhịp 4/3, tạo thanh hai vế sóng đôi
- Nghệ thuật đối :
+ Thời gian : sáng-tối
+ Không gian : suối hang
+ Hoạt động : ra vào
Câu 8. Giải thích ý nghĩa từ “sang” có trong bài thơ? Vì sao Bác Hồ lại cảm thấy
cuộc sống gian khổ ở hang Pác Bó “thật là sang”?
* Giải thích từ “sang” có trong bài thơ:
- Từ “sang” vốn có nghĩa là sang trọng, giàu có
- Trong bài thơ, từ “sang” không có nghĩa là sang trọng, giàu có về vật chất, mà có ý
nghĩa:
+ Sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của cuộc đời làm cách mạng, lấy lý tưởng cứu
nước làm lẽ sống, không hề bị những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn về vật chất khuất
phục.
+ Đó là sự sang trọng, giàu có của tâm hồn nghệ sĩ luôn thấy sự hòa hợp với thiên nhiên,
sự tự tin, sự ung dung, tự tại của một nhà hiền triết yêu thiên nhiên đến say mê.
+ Đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng của Bác vào sự nghiệp cách mạng mà Người đang
theo đuổi, dù còn nhiều khó khăn, gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi.
Tóm lại, chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là “nhãn tự”, là “chữ thần” đã kết
tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài.
3

You might also like