You are on page 1of 2

I.

Mở đoạn: Tác phẩm “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh không chỉ khắc
hoạ một thiên nhiên núi rừng Tây Bắc đơn sơ nhưng cũng rất đỗi tươi đẹp
mà còn làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của vị lãnh tụ kính yêu – Bác Hồ.
II. Thân đoạn:
1. Phân tích 2 câu thơ đầu:
''Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng''
- ''Hang'': nơi ẩm ướt, cư trú của nhiều loài động vật nhưng với tinh thần kiên
cường của người làm cách mạng, Bác duy trì nếp sống của mình đều đăn thể
hiện qua hình ảnh đối lập ''sáng - ra'', ''tối - vào'' cùng nhịp thơ 4/3.
- ''Vẫn sẵn sàng'': 2 cách hiểu
+) Con người là chủ thể của sự sẵn sàng
-> Dù hoàn cảnh có khó khăn Bác vẫn sẵn sàng vượt qua
+) ''Cháo bẹ, rau măng'' là chủ thể của sự sẵn sàng: chúng luôn có sẵn đến
mức dư thừa nhưng thực tế hoàn cảnh lại cực kỳ khó khăn, nghèo đói
-> Ẩn hiện trong cách hiểu này là nụ cười hóm hỉnh, đùa vui của Bác,
khó khăn như vậy mới cho ta thấy bản lĩnh của người tù cách mạng có thể
chiến thắng mọi khó khăn, từ đó tôi luyện nên bản lĩnh kiên cường của
người tù Cách mạng.
2. Phân tích câu thơ thứ 3:
'' Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng''
- Từ láy ''chông chênh'': miêu tả trạng thái không ổn định của chiếc bàn ( Gọi
là bàn nhưng thực ra chỉ là ba phiến đá gồ ghề ghép lại)
- Hằng ngày Bác say mê ''dịch sử Đảng'' - Lịch sử của Đảng Cộng sản của
Liên Xô để cho các cán bộ cách mạng học
=> Hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt nhưng Bác vẫn có làm công
việc có ý nghĩa cho đất nước
3. Phân tích câu thơ cuối:
'' Cuộc đời cách mạng thật là sang''
- ''Sang'': là sang trọng, giàu có -> Với Bác, cuộc đời cách mạng là cao quý
nhất bởi khi ấy Bác được cứu dân, cứu nước, đó là lẽ sống, là niềm hạnh
phúc nhất cuộc đời Bác.
=> Hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn trên mọi phương diện là vậy, song Bác
vẫn có những cảm nhận rất riêng về cuộc đời tại hang Pác Bó, cuộc đời làm
cách mạng.
III. Kết đoạn: Khép lại bài thơ, ta càng thêm trân quý, ngưỡng mộ tinh thần lạc
quan, ý chí kiên cường, phong thái ung dung của Bác trước hoàn cảnh khó
khăn, thiếu thốn đến vô cùng tại hang Pác Bó.

You might also like