You are on page 1of 5

BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

(Nguyễn Công TRứ)

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I.Tìm hiểu chung:

1. Tác giả
* Cuộc đời
- Nguyễn Công Trứ: xuất thân trong một gia đình Nho học, người làng Uy Viễn,
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- 1819 thi đỗ giải nguyên và được bổ nhiệm làm quan. Con đường làm quan
không bằng phẳng, bị thăng chức và giáng chức thất thường.
- Ông sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích là Hát nói. Có thể nói
Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội
dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.
* Con người:
- Là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực: văn hoá, xã hội, kinh
tế, quân sự.
- Là một người có chí lớn: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với
núi sông” hay “Không công danh thà nát với cỏ cây”.
- Ông sống cả đời vì dân vì nước.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và
sống cuộc đời tự do nhàn tản.

b. Thể loại

– Hát nói: là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do thích hợp với việc
thể hiện con người cá nhân.

– Hát nói đã khá phổ biến từ các thế kỉ trước, nhất là cuối thế kỉ XVIII, song
Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung
phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.

c. Ý nghĩa nhan đề:


– Từ ngất ngưởng: thế cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngã, -> tư thế, thái độ
cách sống ngang tàng, vượt thế tục của con người.

⇒ Thể hiện cái dáng vẻ của một tinh thần ngạo nghễ, tự coi mình, hơn người, trên
thiên hạ. Đây cũng là tư thế chung của toàn bài. Từ đó khẳng định cách sống tự do
của bậc tài tử phong lưu, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình. Thái độ
sống ngất ngưởng đầy thách thức trước những tôn ti phép tắc khắc kỉ của xã hội
phong kiến.

d. Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (6 câu thơ đầu): Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan.

– Phần 2 (10 câu thơ tiếp): Quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu.

– Phần 3 (còn lại): Quãng đời khi cáo quan về hưu.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Ngất ngưởng khi làm quan

- Câu 1: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” nghĩa là: Mọi việc trong trời đất chẳng có
việc nào không phải là phận sự của ta. Câu thơ chữ Hán rất trang trọng và hào
hùng là một lời tuyên ngôn về chí làm trai của đấng nam nhi trong xã hội xưa.

- Lời thơ bộc lộ một thái độ tự tin đầy kiên hãnh, ý thức sâu sắc về vai trò, trách
nhiệm và tài năng của bản thân trong cuộc đời.

- Cách nói phủ định để khẳng định tâm thế sẵn sàng “hành đạo giúp đời” của một
nhà nho chân chính. (Liên hệ chí làm trai trong ca dao và một số nhà văn nhà thơ
trung đại…)

- Câu 2 “Ông Hi văn tài…vào lồng”: Ông cho rằng việc nhập thế làm quan như
một trói buộc, giam hãm vào lồng, là mất tự do vậy mà vẫn ra làm quan: là vì ông
coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì
nước và tài năng của mình. Cho nên khi nhìn vào cuộc đời còn lại của mình, con
người tài năng ấy vẫn không giấu được niềm tự hào đầy kiêu hãnh: “Khi Thủ
khoa…. Phủ doãn Thừa Thiên”

- Câu 3,4,5,6 liệt kê tất cả các sự việc lớn nhỏ và các chức phận mà ông đã trải qua.
+ Từ “khi” được lặp lại 3 lần kết hợp với cách ngắt nhịp 3/3/4 ở câu 3 và 3/3/2 ở
câu 4 có ý nhấn mạnh và khẳng định tài năng của bản thân, bộc lộ một giọng điệu
tự hào, sảng khoái.

+ Những câu thơ sau ý thơ mở rộng nhằm khẳng định mình là người có tài kinh
bang tế thế (trong thời loạn thì xông pha trận mạc, trong thời bình thì dốc tâm sức
phò vua trị vì)

Cách kể ra những chức vụ mà mình nắm giữ mục đích không phải để khoe công
trạng mà là để khoe cái cốt cách tài tử của một con người có tài năng thực sự. Cách
ngạo đời mà ngông đời ấy mấy ai dám làm như Nguyễn Công Trứ?

2. Ngất ngưởng khi cáo quan về quê ở ẩn

- Lối sống ngất ngưởng khi cáo quan về quê ở ẩn của ông ngày càng đậm nét hơn.
Ngang tàng hơn, phá cách hơn. Vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã làm được
nhiều việc có ích cho dân…

- Câu 7,8: Ngày “đô môn giải tổ” của ông rất đặc biệt: Nguyễn Công Trứ làm một
việc ngược đời, đối nghịch. Người ta tán lọng, ngựa xe nghiêm trang khi về hưu,
còn ông thì ngất ngưởng trên lưng con bò. Đã là một giống vật thấp kém, bò mà lại
bò cái, nhưng lại được trang sức bằng đạc ngựa - đồ trang sức quý của loài vật cao
cấp (ngựa). Song ông còn buộc mo cau vào đuôi bò ở cái chỗ cần che nhất với một
tuyên ngôn ngạo ngược: để che miệng thế gian cười…

- Câu 9 – 12: Bộc lộ triết lí sống hưởng thụ, thảnh thơi:

+ Ngao du sơn thủy hữu tình. Kiểu ngao du này cũng rất khác đời: Xưa kia là quan
đại thần, một danh tướng – tay kiếm cung – thế mà nay lại sống cuộc đời hiền lành
bình dị nên dạng từ bi.

+ Dẫn các cô gái trẻ lên chơi chùa, đi hát ả đào

Khác đời ở chỗ: Có kiếm cung lại có tu hành, có chùa chiền lại có cả giai nhân…
và tự đánh giá cao các việc làm ấy của mình. Khiến cho: “Bụt cũng nực cười ông
ngất ngưởng”. Lời thơ tự trào, hóm hỉnh…

- Câu 13 – 16: Quan niệm sống:

+ Không quan tâm được mất


+Không bận lòng vì sự khen chê
+ Không ngần ngại nói ra những sở thích của cá nhân mà nhiều người không dám
nói. Có những khi hành lạc: uống rượu, cô đầu, con hát…

+ Hai câu thơ “Khi ca…không vướng tục” tuyệt hay trong bài. Với cách ngắt nhịp
2/2/2 cộng với lối nhấn, lối diễn tả trùng điệp thể hiện một phong thái ung dung tự
tại, yêu đời, ham sống, thanh cao chẳng vướng chút bụi trần. Ông khẳng định mình
không phải là người của phật, mà vẫn là con người của cuộc đời, nhưng không phải
là một con người tầm thường bởi không vướng tục.

Qua đó thể hiện một nhân cách, một bản lĩnh chấp tất cả, không để luỵ và khinh
tất cả những gì của thói tầm thường.

- Câu 17, 18: Tổng kết cuộc đời mình, Nguyễn Công Trứ cho rằng hai điều quan
trọng nhất đối với kẻ nam nhi là trách nhiệm “kinh bang tế thế” và đạo nghĩa vua
tôi. Ông đã giữ được trọn vẹn, đã thực hiện một cách xuất sắc.

- Câu cuối là một tuyên ngôn khẳng định cá tính của ông trong một xã hội tù túng,
ngột ngạt. Tác giả vừa hỏi vừa khẳng định: trong triều không có ai sống ngất
ngưởng như ông. Vì ông không giống như đám quan lại nhợt nhạt kia mà ông là
chính ông, luôn giữ trọn đạo hiếu với vua với nước bằng một tấm lòng trung thành
hiếm có.

III. Tổng kết:

1. Giá trị nội dung

– Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau
những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường. Đó là thái độ coi thường
danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do tự tại. Giữa cái xã hội mà
mọi cá tính đều bị thủ tiêu thì cái tôi “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chẳng
những bộc lộ một bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá nhân mà còn thể hiện rõ
một nhân sinh quan tiến bộ hiện đại.

2. Đặc sắc nghệ thuật:

- Thể loại hát nói giàu nhạc điệu, có tính chất tự do phóng khoáng, thích hợp thể
hiện con người cá nhân và lối sống “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ.
- Giọng điệu thơ hóm hỉnh, trào phúng

- Sử dụng điển tích, điển cố

B. LÀM VĂN

Đề 1: Phân tích bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ
Đề 2: Nhân cách nhà nho chân chính trong bài “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn
Công Trứ?

Đề 3: Cảm nghĩ của em về phong cách sống “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ
qua bài “Bài ca ngất ngưởng”?

You might also like