You are on page 1of 6

Câu 3: Thiên nhiên bốn mùa tự bao giờ đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho thi

ca, đã có biết bao bài thơ được cảm tác, gợi hứng từ mùa hè rực lửa, phải kể đến là
kiệt tác “ khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu. Ngay từ khổ thơ đầu tiên, bức tranh thiên
nhiên mùa hè đã hiện lên vô cùng sống động.

- Bức tranh mùa hè tươi sáng, rộn rã:

 Tiếng chim "tu hú gọi bầy" báo hiệu hè về


 Hè về là "lúa chiêm đang chín", là khi "trái cây ngọt dần"
 Tính từ chỉ trạng thái "đương chín", "ngọt dần" gợi ra sự biến đổi của lúa,
của trái cây khi vào hè.
→ Nhà thơ Tố Hữu cảm nhận mùa hè bằng tất cả các giác quan, đó không chỉ là thính
giác, thị giác mà còn là xúc giác và bằng chính trái tim tha thiết yêu đời.

 Bức tranh mùa hè được điểm xuyết bởi âm thanh râm ran của ve, bởi sắc
vàng của bắp, sắc đỏ của nắng.
 Động từ "dậy", tính từ chỉ mức độ "đầy" được sử dụng rất khéo đã gợi ra
cái rộn rã của âm thanh, cái chan chứa, tràn đầy của nắng.
→ Sự kết hợp giữa những gam màu tươi sáng và những hình ảnh bình dị, quen thuộc
đã mang đến những cảm nhận thật đẹp, thật ấn tượng về mùa hè.

Bức tranh mùa hè trong thơ Tố Hữu thật đặc biệt, mang lại những tình cảm rất riêng
cho bạn đọc. Đó không chỉ là mùa hè của thiên nhiên đất trời, mà còn chứa đựng nhiều
khát vọng của thi nhân.

Câu 4 :

Là một người lính cầm bút có lý tưởng cộng sản vô cùng lớn nên trong những trang viết
của nhà thơ Tố Hữu luôn vang lên khúc trường ca cách mạng, đặc biệt là niềm uất hận trong
những ngày tháng bị giam cầm. Tâm trạng của những người tù cách mạng đã được nhà thơ Tố
Hữu thể hiện rõ ràng trong bốn câu thơ cuối của bài thơ “ Khi con tu hú”
- Tâm trạng nhà thơ trong nhà tù:

 Bài thơ “Khi con tu hú” được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh đang sống
trong nhà tù, tưởng chừng như những bức tường kín mít xung quanh kia
không thể ngăn cản nhà thơ lắng nghe và tưởng tượng về thế giới bên
ngoài. ( hoàn cảnh sáng tác)
 Khi hướng tâm hồn ra bên ngoài, nhà thơ mới thực sự bị đánh động vào
trong tâm trạng của mình ( lí do dẫn đến tâm trạng)
-Cảm giác ngột ngạt, tù túng của nhà thơ: Tiếng chim ở ngoài không gian bao la kia càng thiết
tha, sinh động thì càng khiến người tù càng cảm thấy bị tách biệt, ngột ngạt “muốn đập tan
phòng”.

-Niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù:

+ Nhưng tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại khiến cho người tù cảm thấy ngột ngạt, bực bội, khó
chịu và khó chấp nhận, chìm đắm vào sự đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đày, giam
cầm “chết uất thôi”. ( cứ kêu)

+ Bên ngoài tiếng tu hú vẫn không ngừng vang lên, niềm uất hận trong lòng tác giả vẫn cứ thế
kéo dài.

NHỚ RỪNG

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả
- Tên thật là Nguyễn Thứ Lễ ( 1907 – 1989) ( Tên thật là Nguyễn Đình Lễ, sau đổi thành
Nguyễn Thứ Lễ vì là con thứ)
- Quê hương :
+ Quê cha : Làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ( nay là Phù Đổng, Gia Lâm, Hà
Nội)
+ Quê mẹ : Nam Định
 Những vùng đất giàu truyền thống văn hoá, văn chương
+ thuở nhỏ sống trên Lạng Sơn -> không gian thiên nhiên núi rừng nơi đây với những câu
chuyện ma quái mà ông được nghe từ nhỏ đã trở thành nguồn tư liệu, tạo cảm hứng cho
các tác phẩm văn xuôi của ông sau này
- Gia đình : Cha ông là sếp ga xe lửa trên tuyến đường sắt Lạng Sơn – Thanh Hóa. Mẹ ông
sinh ra trong gia đình Công giáo, kết hôn với cha ông trước, nhưng lại không được gia
đình bên nội thừa nhận[3]. Khi mới vài tháng tuổi, Thế Lữ bị đưa rời khỏi mẹ, đem
lên Lạng Sơn sống cùng bà nội, cha và u (vợ chính thức của cha)[4]. Xa mẹ từ nhỏ, mỗi
năm có được gặp một đôi lần, nên theo như Thế Lữ nhớ lại, chủ đề chính từ khi ông còn
bé cho đến năm 10 tuổi là xa cách, nhớ thương người mẹ ruột của mình
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ sớm được học chữ Nho và chữ Quốc ngữ
+ Ông là nhà thơ tiêu biểu trong thơ mới hiện đại (1932 - 1945)
+ Ngoài viết thơ, Thế Lữ còn viết truyện với nhiều thể loại như trinh thám, truyện kinh dị...
+ Ông cũng hoạt động trên lĩnh vực sân khấu, có công trong xây dựng ngành kịch nói ở nước ta
+ Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000
+ Tác phẩm tiêu biểu: Bên đường Thiên lôi, Mấy vần thơ…
- Phong cách sáng tác :
+ Thoát ra khỏi những khuôn phép của thế hệ phong kiến, giải phóng tâm tư của thế hệ mới,
khẳng định được bản lĩnh con người trước xã hội
+ giàu chất lãng mạn, trữ tình, đậm tính triết lí
+ hình ảnh thơ đẹp, giọng điệu mềm mại, trau chuốt.
- Vị trí: là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, thuộc nhóm Tự Lực Văn Đoàn
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập “Mấy
vần thơ”. Bài thơ là lời tự thuật tâm trạng của hổ bị giam giữ trong củi sắt giữa vườn bách
thú. Nó nói lên nỗi uất hận, chán chường, thống khổ vì bị mất tự do, bị giam cầm trong
song sắt và nỗi nhớ tiếc, tủi nhục vì nghĩ về quãng đời tự do trong quá khứ, từng được tự
do tung hoành làm chúa tể sơn lâm. Mọi hiện thực đập vào mắt hổ ở vườn bách thú đều là
những cảnh tầm thường, giả dối và đáng khinh. Tâm trạng của con hổ hay cũng chính là
tâm trạng của nhà văn Thế Lữ, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ
(1931-1935) cảm thấy bế tắc, chán chường với thực tại, khát khao cuộc đời tự do, phóng
khoáng mặc dù chưa được định hướng rõ ràng. Thế Lữ muốn mượn lời con hổ bị nhốt ở
vườn thú nhằm kín đáo bộc lộ tâm sự u uất và niềm khát khao tự do mãnh liệt của con
người bị giam cầm, nô lệ. ( có giai thoại cho rằng, trong một lần đi vườn bách thú, ông đã
nhìn thấy cảnh con hổ bị giam cầm và đã tức cảnh sáng tác bài thơ này) ( Thực chất, đó
không phải là lời của con hổ, và nhan đề nhớ rừng chỉ để nhà thơ qua mắt sự kiểm soát
gắt gao của tầng lớp cai trị VN lúc bấy giờ mà thôi)
- Bố cục
- Đoạn 1 + 4: Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú
- Đoạn 2 + 3: Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ
- Đoạn 5: Niềm khát khao tự do mãnh liệt
- Vị trí : bài thơ đã góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ mới
II. Đọc – hiểu
1. Tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong vườn thú
a. Khổ 1
- Tâm trạng :
+ “ khối căm hờn” - nỗi căm phẫn dồn lại thành hình khối ( không dễ tan )
+ “ gậm” - nỗi uất ức bị kìm hãm phải gậm nhấm
 Tâm trạng căm hờn, phẫn uất tạo thành một khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn
nghiền nát, nghiền tan
+ “ nằm dài” - buồn chán, thất vọng -> “ ta nằm dài” – cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị
chúa tể => sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi, nằm buông xuôi bất lực
+ “ khinh lũ người kia ” - sự khinh thường, thương hại cho những kẻ ( gấu , báo) tầm thường
nhỏ bé, dở hơi, vô tư trong môi trường tù túng
⇒ Từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ u uất diễn tả tâm trạng căm hờn, uất ức, ngao ngán
⇒ Tâm trạng của con hổ cũng giống tâm trạng của người dân mất nước, Căm hờn và phẫn uất
trong cảnh đời tối tăm nhưng đành buông xuôi bất lực
 Tiêu biểu cho cách đối niêm luật của thơ mới khác với thơ cũ ( thơ cũ sẽ có sự hài hoà
về thanh điệu, thanh bằng và thanh trắc, nhưng trong thơ mới tác giả tự phá cách cho
bài thơ của mình. Nếu câu thơ đầu tiên hầu như toàn thanh trắc thì những câu thơ sau
lại chủ yếu là thanh bằng, thể hiện sự ngao ngán, bất lực, buông xuôi, con hổ ở đây chỉ
biết nằm dài để trông ngày tháng trôi dần đi)
b. Khổ 4
- Cảnh vườn bách thú : cảnh tượng vẫn không thay đổi, đơn điệu, nhàm chán do bàn tay con
người sửa sang
+ không đời nào thay đổi
+ sửa sang tầm thường giả dối
+ hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
+ dải nước đen giả suối
+ học đòi bắt chước
⇒ nhân tạo một cách nhạt nhẽo, không có linh hồn, tầm thường giả dối
- Nghệ thuật
+ liệt kê những cảnh ở nơi vườn bách thú
+ ngắt nhịp linh hoạt 2/2/2, 5/3
 Thể hiện tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú cũng như ẩn dụ xã hội đương thời
⇒ bí bách, bức bối, bày tỏ khát vọng được tháo cũi, xổ lồng
2. (Đoạn 2+3): Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ
a. cảnh núi rừng hùng vĩ
- hình ảnh : “bóng cả cây già” đầy vẻ nghiêm thâm
- âm thanh : Những tiếng “gió gào ngàn”, “giọng nguồn hét núi” , “ thét khúc trường ca dữ dội”
 Nghệ thuật : từ ngữ chọn lọc, phong phú và gợi tả
⇒ nổi bật cảnh đại ngàn hùng vĩ, mạnh mẽ, hoang dã, bí ẩn, linh thiêng, nơi giang sơn mà hổ đã
từng ngự trị
b.Hình ảnh con hổ
- hành động
+ hình ảnh so sánh làm nổi bật sự mềm mại của thân hình hổ : “ lượn tấm thân như sóng cuộn
nhịp nhàng” - phải lăn xả rất nhiều nên mới uy nghiêm, mềm mại như vậy
+ tư tế : oai phong, mạnh mẽ, uy nghiêm, khiến mọi vật đều khiếp sợ ( không còn dáng vẻ nằm
dài trong vườn bách thú)
=> câu thơ sống động, giàu chất tạo hình, diễn tả chính xác vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh, vừa
mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm
c. bức tranh tứ bình
- “Nào đâu ... ánh trăng tan”⇒ (buổi đêm là khung cảnh được nhắc đến đầu tiên bởi lẽ đó là thời
khắc nó tung hoành chốn giang sơn bóng cả cây già. Thường trong thơ văn, buổi đêm được nhắc
đến với cảnh thơ mộng, yên ả, êm đềm, nhưng ở đây, đêm lại là đêm vàng, bởi đó là khi ánh
trăng toả xuống mặt hồ trong vắt, tràn khắp muôn nơi, như dát vàng dát bạc => Con hổ như một
vị thi sĩ thời xưa đứng thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp ánh trăng thời xa xưa). => Cảnh
đẹp diễm lệ khi con hổ đứng uống ánh trăng thật lãng mạn tựa 1 thi sĩ
- “Đâu những ngày ...ta đổi mới” ⇒ ( giang sơn của con hổ là chốn rừng xanh nơi nó ngự trị, sau
những cơn mưa, gột rửa đi tất cả và mọi thứ lại bắt đầu 1 cuộc sống mới, 1 hành trình mới) =>
Cảnh mưa rung chuyển đại ngàn, hổ lãng mạn ngắm giang sơn đổi mới tựa như 1 bậc đế vương
đang ngắm giang sơn mình thay đổi từng ngày, từng phút, từng giây
- “Đâu những bình minh...tưng bừng”⇒ ( thời khắc bình minh, là lúc vạn vật bắt đầu 1 ngày
mới, nhưng đó cũng là lúc giấc ngủ của con hổ bắt đầu, cái xôn xao của chốn đại ngàn buổi bình
minh chính là những tiếng ca ru giấc ngủ của vị chúa sơn lâm ) => cảnh chan hòa ánh sáng, rộn
rã tiếng chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.
- “ đâu những chiều lênh láng … riêng phần bí mật?”. => cảnh tượng oai nghiêm nhất của con
hồ nằm ở 3 câu thơ cuối. khi mặt trời buông xuống là lúc con hổ hiện nguyên hình là 1 vị chúa
sơn lâm, lúc này đây, ánh mặt trời chính là hồi chuông báo hiệu cuộc đi săn đẫm máu, nảy lửa
bắt đầu) => Cảnh tượng cuối cùng dữ dội cho thấy hổ là loài mãnh thú đợi màn đêm buông
xuống nó sẽ là chúa tể muôn loài
- nghệ thuật :
+ câu hỏi tư từ kết hợp điệp ngữ “ nào đâu? Đâu” -> diễn tả thấm thía nỗi nhớ da diết, đau đớn,
của con hổ đối với những quá khứ huy hoàng của nó.
+ điệp từ “ ta” -> khí phách ngang tàng, tư thế kiêu hùng, ý thức được uy quyền của vị chúa tể,
tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng
+ và giấc mơ huy hoàng đã khép lại trong tiếng than u uất: “ than ôi! thời oanh liệt nay còn
đâu?” -> câu cảm thán như để giãi bày tâm trạng của vị chúa tể sơn lâm
⇒ Một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, cho thấy những cảnh thiên nhiên hoang vắng đẹp rợn ngợp
và con hổ với tư thế và tầm vóc uy nghi, hoành tráng
3. (Đoạn 5): Niềm khao khát tự do mãnh liệt
- Sử dụng câu cảm thán liên tiếp⇒ lời kêu gọi thiết tha ⇒ khát vọng tự do mãnh liệt nhưng bất
lực
⇒ Nỗi bất hòa sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt
⇒ Tâm sự của con hổ chính là tâm sự của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh
nô lệ và tiếc nhớ những năm tháng tự do oanh liệt với những chiến thắng vẻ vang trong lịch sử

ÔNG ĐỒ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả ( 1913 -1996)
- Quê hương: quê gốc là ở hải dương nhưng sống chủ yếu ở hà nội ->
- Gia đình
- Thời đại
- Con người
- Phong cách sáng tác
- Vị trí: là 1 trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới

QUÊ HƯƠNG

KHI CON TU HÚ

TỨC CẢNH PÁC PÓ

NGẮM TRĂNG

CHIẾU DỜI ĐÔ

HỊCH TƯỚNG SĨ

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

You might also like