You are on page 1of 20

BÀI CA NGẤT

NGƯỞNG
NGUYỄN CÔNG TRỨ
I. TÌM HIỂU CHUNG

1. TÁC GIẢ

1.1. Cuộc đời và sự nghiệp chung


- Sinh năm 1778-1858 ( hiệu Hi Văn )
- Xuất thân trong một gia đình nho học , làng Uy Viễn – Nghi Xuân – Hà Tĩnh
- Con người :
+ Học giỏi , giàu chí khí , tài hoa
+ Giàu lòng yêu nước , thương dân
- Cuộc đời :
+ thuở nhỏ sống trong cảnh nghèo -> điều kiện tiếp xúc với hát nói
+ con đường làm quan thăng trầm -> tạo nên cá tính , chất ngạo nghễ
1.2. Sự nghiệp sáng tác
- Sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm , thể loại ưa thích hát nói (có hơn 60 bài)
- Năm 1803, khi còn là thư sinh, Nguyễn Công Trứ đã dâng lên nhà vua Gia Long
bản “ Thái Bình thập sách
- Nguyễn Công Trứ đã làm hai việc đáng chú ý hơn cả là khai hoang và giúp triều
đình “an dân”
1.3. Phong cách thơ văn

Nguyễn Công Trứ là nhà thơ có một vị trí đáng kể trong văn học Việt Nam. Thơ văn của ông
mang màu sắc thời đại rõ rệt. Nhìn tổng quát thơ văn Nguyễn Công Trứ tập trung vào 3 chủ đề
chính:

1. Những bài thơ xoay quanh chí nam nhi:

2. Những bài thơ xoay quanh cảnh nghèo và thế thái nhân tình:

3. Những bài thơ xoay quanh triết lý hưởng lạc và sự nghiệp kinh bang tế thế:

“Trong con mắt của một số học giả, Nguyễn Công Trứ là một người quan liêu, cực đoan,
ngông nghênh, suốt đời theo đuổi một “chí nam nhi” mang màu sắc cá nhân chủ nghĩa, không
thấu cận dân tình cho nên từ một người có lòng thương dân vô hình trung đôi lúc trở thành một
kẻ phản bội lại quyền lợi chính đáng của họ. Đó là ánh mắt tàn dư của “phong kiến” nhìn về
ông...” (Ông Mến)
2. Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”

2.1. Hoàn cảnh sáng tác


Bài ca ngất ngưởng: Bài thơ được tác giả sáng tác sau khoảng thời gian ông cáo quan về quê
(năm 1848). Tác phẩm được viết theo thể hát nói để gửi gắm những nỗi lòng, tâm sự của tác giả
về cuộc đời làm quan; khẳng định bản lĩnh cũng như triết lí sống đầy nhân văn.
2.2. Thể loại: Hát nói
Thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá
nhân.
Khá phổ biến từ các thế kỉ trước, nhất là cuối thế kỉ XVIII
Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với
chức năng và cấu trúc của nó.
2. Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”
2.3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự.
2.4. Ý nghĩa nhan đề
Thể hiện cái dáng vẻ của một tinh thần ngạo nghễ, tự coi mình, hơn người, trên thiên hạ. Đây
cũng là tư thế chung của toàn bài. Từ đó khẳng định cách sống tự do của bậc tài tử phong lưu,
không ngần ngại khẳng định cá tính của mình. Thái độ sống ngất ngưởng đầy thách thức trước
những tôn ti phép tắc khắc kỉ của xã hội phong kiến.
2. Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”

Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật


Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của - Vận dụng thành công thể hát nói
Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau
những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống Sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống từ
quan trường. Đó là thái độ coi thường danh ngữ Hán Việt với từ ngữ Nôm thông
dụng trong đời sống hàng ngày
lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống
tự do tự tại. Giữa cái xã hội mà mọi cá tính Sử dụng điển tích điển cố
đều bị thủ tiêu thì cái tôi “ngất ngưởng” của
Nguyễn Công Trứ chẳng những bộc lộ một Giọng điệu thơ hóm hỉnh, khoa
bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá trương, ý vị trào phúng.
nhân mà còn thể hiện rõ một nhân sinh quan
tiến bộ hiện đại.
II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
1. Hình ảnh Nguyễn Công Trứ khi làm quan

1.1. Thái độ coi thường danh lợi, phú quý


Với Nguyễn Công Trứ, làm quan là một chức cụ, công việc gò bó, mất tự do there nhưng việc
nhập thế làm quan không thể không làm, đây là trách nhiện của bậc bề tôi với triều đại, đất
nước, làm quan cũng là điều kiện để nhà thơ cống hiến tài, đức cho đất nước
1.2. Con đường làm quan của ông nhiều thăng trầm
Theo Danh nhân Việt Nam, ông làm quan ở các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, nổi
tiếng là thanh liên, chính trực, tài trí hơn người.
Khi đỗ đạt, ra làm quan, “đem quách cả sở tồn làm sở dụng”, Nguyễn Công Trứ lao vào công
việc một cách hang say, không hề quản ngại gian lao, vất vả.
1. Hình ảnh Nguyễn Công Trứ khi làm quan

1.3. Quan điểm sống “ngất ngưởng”


“Vũ trụ nội mạc phi phận sự” : quan niệm con người sinh ra do “ý của trời đất”, nên phải có
trách nhiệm, phải gánh vác việc đời (những việc trong vũ trị đều thuộc trong phận sự của ta)
Hình ảnh ẩn dụ “vào lồng”: diễn tả cuộc đời làm quan, coi thường danh lợi của Nguyễn Công
Trứ => Cách nhìn mới mẻ, khác ạ so với nhà Nho đương thời
“Ngất ngưởng” khi ở chốn làm quan

Câu thơ chữ Hán mở đầu đã khẳng định mạnh mẽ lý tưởng nam nhi mà tác giả tự nguyện hướng
theo, đây chính là lí tưởng chung của những người đi theo con đường Nho học: trong vòng tời
đất không có việc gì là không phải việc của mình
1. Hình ảnh Nguyễn Công Trứ khi làm quan

1.4. Những việc đã làm và tài năng của Nguyễn Công Trứ ở chốn quan trường
Tài năng: giỏi văn chương (khi thủ khoa), tài dùng binh (thao lược)

ÞTài năng lỗi lạc, xuất chúng, văn võ song toàn


Khoe danh vị xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ
doãn Thừa Thiên
ÞTự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang, văn võ toàn tài
1. Hình ảnh Nguyễn Công Trứ khi làm quan

KẾT LUẬN
- 6 câu thơ đầu là lời tự thuật của nhà thơ lúc làm quan, khẳng định tài năng và lý tưởng phóng
khoáng khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng
“ Sự nghiệp kinh nhân thiên hạ hữu
Phong lưu đão lão thế gian vô”
(Hoàng Nho Nhã – Tông đốc Hà Tĩnh)
(Sự nghiệp làm người thiên hạ sợ thì trong thiên hạ không ít, nhưng phong lưu đến già như Nguyễn
Công Trứ thì trên đời không ai như ông)
- Người ta có thể gọi Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, một nhà thơ tài tử, một ông quan thanh
liêm, chính trực, có nhiều công trạng… nhưng đúng hơn phải gọi ông là một nhà tư tưởng, một nhà
nhân đạo chủ nghĩa. Sự nghiệp của ông, tư tưởng và cách sống của ông còn ảnh hưởng tới con người
và thời đại bấy giờ
2. CUỘC SỐNG VÀ QUAN
NIỆM CỦA NGUYỄN CÔNG
TRỨ KHI VỀ HƯU
2. Cuộc sống và quan niệm của Nguyễn Công Trứ khi về hưu

2.1. Quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu


- Quãng đời sau cùng của đời Nguyễn Công Trứ là quãng đời không màng danh lợi, hoàn toàn
hưởng nhàn theo sở thích cá nhân. 
- Với một tâm hồn tự do và một cuộc sống độc lập, ông đã tha hồ ngất ngưởng cưỡi bò vàng đeo
nhạc ngựa tiêu dao đây đó khi chùa, khi núi, lại đèo theo đủng đỉnh một đôi dì.
=>  Cách hưởng nhàn hành lạc của ông ở đây thật đến quá quắt, mà có lẽ khôi hài lập dị của một
trang nam tử có một thị hiếu riêng. 
- Đến nỗi: “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng!”
+ Bụt cũng nực cười: hành động khác thường, ngược đời, đối nghịch với quan điểm của các nhà
nho phong kiến.
=> Cá tính người nghệ sĩ mong muốn sống theo cách riêng
2. Cuộc sống và quan niệm của Nguyễn Công Trứ khi về hưu

2.1. Quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu


Quan niệm sống: “Được mất dương dương người thái thượng - Khen chê phơi phới ngọn động
phong. ”
+ “ Được mất ... ngọn đông phong”: Tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung
dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian
=> Lối hưởng lạc này có một sinh khí và một tính chái riêng đó là lối hưởng lạc nhập tục theo
chiều phóng khoáng cá nhân, không giống một ai, không Tiên không Phật cũng không tục,
nhưng vẫn trọn nghĩa vua tôi
“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng- Không Phật, không Tiên, không vướng tục”
+ “Khi ca… khi tùng” : tạo cảm giác cuộc sống phong phú, thú vị, từ “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm
giác vui vẻ triền miên .
+ “ Không …tục”: không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục , sống thoát tục ⇒
sống không giống ai, sống ngất ngưởng
⇒ Quan niệm sống kì lạ khác thường mang đậm dấu ấn riêng của tác giả
2. Cuộc sống và quan niệm của Nguyễn Công Trứ khi về hưu

2.2. Quãng đời khi cáo quan về hưu


Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chúng.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông! 

- “Chẳng trái Nhạc... Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung”: Sử dụng điển cố, ví mình sánh ngang với
những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật…
=> Khẳng định bản lĩnh, khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng. Tự khẳng định mình là bề
tôi trung thành.
- “Trong triều ai ngất ngưởng như ông” : vừa hỏi vừa khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất
ngưởng”
=> Tuyên ngôn khẳng định cá tính, sự mong muốn vượt ngoài quan điểm đạo đức Nho gia thông
thường. Đối với ông, ngất ngưởng phải có thực danh và thực tài.
2. Cuộc sống và quan niệm của Nguyễn Công Trứ khi về hưu

KẾT LUẬN
Cái ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ không
phải tiêu cực mà là sự khẳng định bản thân của
mình, là bản lĩnh dám sống ở đời, và một phong
cách sống tài hoa tài tử
3. NỘI DUNG, NGHỆ
THUẬT,
Ý NGHĨA NHAN ĐỀ
3. Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa nhan đề

3.1. Nội dung


- Bài thơ là con người Nguyễn Công Trứ trong hình ảnh “ngất ngưởng”: từng làm nên sự nghiệp
lớn, tâm hồn tự do, phóng khoáng và bản lĩnh sống mạnh.
- Thể hiện rõ nét cốt cách của người tài tử cá tính, bản lĩnh, phong cách của một thi sĩ dám bỏ
ngoài những vòng vây vô hình của nhưng quan niệm xã hội phong kiến lỗi thời.
- “Bài ca ngất ngưởng” được ví như là một bản tuyên ngôn của Nguyễn Công Trứ về chính cuộc
đời mình cùng với những triết lý sống riêng biệt.
3. Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa nhan đề

3.2. Nghệ thuật


- Thể loại hát nói, lối tự thuật một cách tự do, phóng khoáng về câu chữ, vần nhịp.
Sử dụng đan xen các câu Hán và câu Nôm. Bày tỏ tư tưởng, tình cảm tự do, phóng khoáng
thoát ra khỏi khuôn khổ của tác giả.
Sử dụng linh hoạt các từ mang tính khẩu ngữ, tạo sự sống động gần gũi.

3.3. Nhan đề : tập trung qua 2 từ “ngất ngưởng”


- Nghĩa gốc: Từ “ngất ngưởng” là chỉ: thế cao chênh vênh, miêu tả tư thế của con người và sự vật
đang nghiêng ngả, khong vững khong đổ.
- Nghĩa hàm ẩn: Thể hiện thái độ sống ngất ngưởng, ngang tàn, vượt thế tục của con người. Thái
độ sống khác người, xem mình vị trí cao hơn người khác: thái độ sống thoải mái, tự do, phóng
trúng, coi thường khuôn phép xã hội phong kiến.
THANKS FOR WATCHING!

You might also like