You are on page 1of 26

Thầy Trần Nho Thìn

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM


23, 24/11/2021
Tản mạn mở đầu:
1) Motif truyện dân gian Tấm Cám, Thầy bói xem voi
2) Thiền sư Duy Nghiễm, Trung Quốc: “Mây trên trời xanh, nước trong bình.” (Ở phần
sau)
3) Văn học trung đại sáng tác trong môi trường văn hóa khác nên đôi khi dùng con mắt
hiện đại sẽ không hiểu hết được như tranh cãi về “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ ở đây là
nghi thức, nghi lễ, hiểu theo các nhà Nho còn là phương tiện phân biệt thứ tự, nam nữ.
(Quang Trung khi xưa gặp vua Hiển Tông còn phải vái 5 vái, lạy 3 lạy). Nên nội dung và
khái niệm chữ “lễ” ngày nay đã bị âu hóa, toàn cầu hóa ảnh hưởng, không còn là lễ theo
nghĩa chính danh, định phận ngày xưa.
4) Cách nói văn học đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa như trong SGK, theo thầy
Thìn là không đúng khi dùng “hiện đại hóa”.
Dẫn chứng: Thơ Mới xuất hiện trong thời đại có cả cái cũ và mới. Không khí văn hóa cả
mới và cũ ấy đã ngấm vào máu của các nhà thơ và được bật ra vô thức mà không có ý
thức là hiện đại hóa hay kế thừa. “Vội vàng” của Xuân Diệu, trong 4 câu đầu khổ 2 đã
dùng những biểu tượng quen thuộc của ca dao và văn học trung đại. ( Cách nói “thiên
đường trên mặt đất” là không có cơ sở). Trong 4 câu thơ với chức năng là cắt nghĩa lý do
tại sao tôi muốn, Xuân Diệu sử dụng cặp biểu tượng: “ong bướm – hoa” để nói về tình
yêu đôi lứa. Dân gian có “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”
hay Truyện Kiều có: “ Thiếp như hoa đã lìa cành/ Chàng như con bướm lượn vành mà
chơi”. Câu thơ khẳng định mùa của tình yêu đã lan khắp vũ trụ trời đất, côn trùng vô tri
còn đi tìm tình yêu huống chi tôi là con người, hỏi làm sao tôi không yêu, không vội vàng
cho được.
+) yến anh (yến oanh) – chim trống mái, tiếp nghĩa tình yêu.
+) Xuân hiểu (Buổi sáng mùa xuân) – Trần Nhân Tông cũng dùng biểu tượng bướm và
hoa:
Ngủ dậy mở cửa sổ (Thụy khởi khải song phi)
À xuân về rồi đây (Bất tri xuân dĩ quy)
Một đôi con bướm trắng (Nhất song bạch hồ điệp)

1
Nhằm hoa phơi phới bay (Phách phách sấn hoa phi)
=> Xuân Diệu không phải phát huy tính dân tộc mà các biểu tượng tự bật ra trong vô
thức, không có ý thức vay mượn.
5) Nguyễn Du tả tuổi của Mã Giám Sinh khi Mã Giám Sinh đến mua Kiều: “Quá niên
trạc ngoại tứ tuần”. -> Tại sao phaỉ ngoài 40?
Tố Tâm (1925) – Hoàng Ngọc Phách, cuốn tiểu thuyết đầu tiên phân tích tâm lý, khi tả
cảnh Đạm Thủy ngày đầu tiên đến nhà Tố Tâm, nhìn thấy mẹ Tố Tâm đã miêu tả: “nhìn
thấy một bà cụ tầm tuổi 48, 49” -> gọi một người chưa đến 50 là bà cụ.
Nguyễn Khuyến, về quê Hà Nam 50 tuổi đã làm cỗ khao cả làng, chứng thực ông đã lão:
“Ông chẳng hay ông tuổi đã già/ Năm mươi ông cũng lão đây mà”, “Bây giờ đến bậc ăn
dưng nhỉ/ Có rượu thì ông chống gậy ra” (Lên lão).
Hồ Chí Minh: “Nhân vị ngũ tuần thường thán lão” (Chưa 50 đã kêu già)
-> Trong cách nghĩ của Nguyễn Du thì Mã Giám Sinh sắp đến lão.
“Y phục xứng kì đức” – ăn mặc đúng tuổi, đúng đức độ, mà MGS vẫn ăn mặc “bảnh bao”
– sặc sỡ, của trẻ em + “mày râu nhẵn nhụi”.
“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”-> không hiểu lễ nghi.
=> VHTĐ + VHHĐ tuy khác nhưng vẫn có mối liên hệ.
6) Các vấn đề lý luận cần liên hệ khi học: Sơ đồ M.Abrams:

Hiện thực khách quan

Tác giả Tác phẩm là trung tâm Độc giả

Văn bản (thô, chưa cấp nghĩa, chưa


giải nghĩa thì chỉ là văn bản) (NKTT
– HCM, khi in thì mới có đời sống,
được đọc, xuất hiện các MQH khác

2
- MQH giữa tác giả và tác phẩm đã từng có quan niệm “Tác giả đã chết”=> để đề cao
bạn đọc nhưng thực tế không bao giờ có thể chết được – bao giờ sáng tác cũng có động
lực, lý do để đối thoại, đáp lại các vấn đề do cuộc sống đặt ra ở thời mình. Ý đồ của tác
giả được phát ngôn qua tác phẩm.
Thơ Mới của Xuân Diệu: “Tôi là con chim đến từ núi lạ,/ Ngứa cổ hát chơi” -> tranh cãi
với nghệ thuật vị nhân sinh cách mạng, sáng tác không vụ lợi, không nhằm mục đích gì
cả.
- Người đọc: tiếp nhận cho người đọc có vai trò quan trọng. Thực tế người đọc chịu chi
phối của văn bản, không thể tùy tiện hiểu.
Truyện Kiều “tiếng oan dậy đất” do nguyên nhân khách quan là xã hội gây nên.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh lại đọc ngược lại quan điểm của chủ nghĩa Mác – xít, chẳng
phải do xã hội mà do chính Kiều gây nên (quyền cấp nghĩa cho tác phẩm có giới hạn).
+ Kiều có tâm tính lạ, thích nhạc buồn. Bạc mệnh oán – làm buồn não nuột. Kim
Trọng nghe Kiều “lắng tai chung kỳ” -> “ngơ ngẩn sầu”, “vò chín khúc”, “chau đôi
mày”, “ngậm đắng nuốt cay” -> tâm tính tạo nên số phận ntn?
Nhiều lần khác “Người trên tiệc cũng tan nát lòng”, “nhăn mày rơi châu”
“Giận khúc Nam ai” Nam Trân: “Đưng kể nữa những mảnh tình tan nát/ Nào đứng lên
nhạc sĩ với tôi đi” -> cầu nhạc mạnh mẽ.
Tâm tính quan trọng trong số phận – nỗi buồn ám vào thân phận “muôn oán nghìn sầu”
“gương bạc mệnh bây giờ là đây” -> ám vào thân phận.
+ Người giàu tình cảm, mau nước mắt, hay khóc, thương người, dễ động lòng trắc
ẩn -> hay hi sinh, dễ khổ.
Tiết thanh minh, thấy mộ Đạm Tiên chỉ có mình Kiều nhận xét, động lòng trắc ẩn khi
nhìn nắm đất gần phẳng với đất xung quanh, không ai cấy cỏ, đắp cỏ, thắp hương đốt tiền
vàng “mà sao hương khói vắng tanh thế này” -> sâu sắc: thấy vấn đề từ mộ - người chết
dưới mộ, mộ vô chủ, cô độc, cô đơn -> Kiều cảm thương, Vương Quan tiến lại gần kể
tiểu sử người ca nhi nổi tiếng, chết không ai hay, không ai chôn cất chỉ có 1 khách làng
chơi thương tiếc đã mua quan tài.
Trong khi “Lòng đâu sẵn nỗi thương tâm/ Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa” thì
Thúy Vân “Vân rằng: chị cũng nực cười/ Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”.
-> 2 tâm tính tạo 2 số phận khác nhau.
Kiều như vậy nên khi gia biến, Kiều sẽ hy sinh, bán mình chuộc cha. (Kiều suy nghĩ khóc
cả đêm còn Thúy Vân “chợt tỉnh giấc xuân”)

3
=> Người đọc cung cấp nghĩa nhưng phải bám vào văn bản, hình tượng.
- MQH tác phẩm và hiện thực khách quan: Thế giới nhà văn sáng tạo có những vấn đề
gì?
Có một số cách đọc cực đoan (dựa trên thi pháp – yếu tố của chủ nghĩa hình thức), cách
đọc hình thức (thống kê từ ngữ, hình tượng) sẽ bác bỏ hiện thực khách quan ngoài tác
phẩm.
Sáng tác là đối thoại nên hiện thực luôn đặt ra nhiều vấn đề. Bản thân tác giả cũng tự mâu
thuẫn, tự phủ định tác phẩm của minhg do các yếu tố của hiện thực khách quan như văn
hóa, chính trị, xã hội…
‫ﺿ‬ ‫ﺿ‬ ‫ﺿ‬
KHÔNG GIAN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
- Không gian văn học gắn với không gian địa lý, quá trình nam tiến, mở rộng về phía nam
của dân tộc. Không gian văn học mở rộng cùng không gian địa lý (con người, văn hóa ở
các vùng miền có sự khác biệt).
VD: Vùng Nam Bộ - đại diện là Nguyễn Đình Chiểu
+) Đây là nơi trọng văn hóa trọng nghĩa “nghĩa giả, nghi dã” (nghĩa là điều nên làm do
lương tâm, đạo đức qui định, “nghĩa” này là theo Mạnh Tử) nên là “Kiến nghĩa bất vi vô
dũng dã” hay “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
Sơn Nam: Bắt sấu rừng U Minh hạ, nhân vật ông Năm Hên biết ở đâu có cá sấu đe dọa
tính mạng con ngươi là tới bắt.
Đây là truyền thống văn hóa Nam Bộ (kiểu nhân vật hiệp sĩ săn bắt cướp ở trong Nam).
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”: người nông dân nghĩa sĩ vẫn đánh Pháp dù triều đình Tự
Đức yêu cầu dừng lại, bỏ vũ khí xuống.
Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du đều có quê gốc ở Hà Tĩnh, tuy nhiên trong khi Nguyễn
Du sinh ra ở Thăng Long và có mẹ là người Bắc Ninh (sau này tạo nên nét lãng mạn cho
thơ đại thi hào) thì Nguyễn Công Trứ lại sống ở Hà Tĩnh 41 năm, năm 41 tuổi mới ra làm
quan nên vẫn in đậm chất khẳng khái, thật thà, nghĩ gì nói vậy, không có kiểu uyển
chuyển tinh tế như Nguyễn Du.
-> Không gian văn học còn gắn với nơi tác giả sinh ra lớn lên, gắn với quê hương.
+) Bên cạnh tinh thần trọng nghĩa còn có chất diễn xướng. Trong khi Truyện Kiều để
ngâm, để đọc thì Nguyễn Đình Chiểu kể Lục Vân Tiên để diễn bởi Nam Bộ quen thi pháp
trình diễn hơn là đọc như Bắc Bộ (tuồng, hát bội sau này thế kỉ 20 là cải lương). Hành

4
động nhân vật cũng sẽ đậm chất kịch hơn là tả tâm lý. Thi pháp tả nhân vật của Lục Vân
Tiên đậm chất diễn xướng.
“Lâu la bốn phía vỡ tan/ Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay”
“Đưa trâm chàng đã làm ngơ/ Thiếp xin đưa một bài thơ giã từ/ Vân Tiên ngó lại rằng:
“ừ”/ Làm thơ cho kịp chớ chờ bấy lâu”
“Tôi bèn nổi giận một khi/ Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò”
“Vân Tiên anh hỡi có hay/ Xin nguyền một tấm lòng ngay với chàng/ Than rồi lấy tượng
vai mang/ Nhắm chừng nước chảy vội vàng nhảy ngay” -> giống tuồng
Đối thoại đơn giản, không kiểu cách, ngôn ngữ thô, không trau chuốt, cầu kỳ như là
Nguyễn Du.
THỜI GIAN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
- Bắt đầu: thế kỷ 10 (bài Quốc tộ)
- Kết thúc: 1887 – 1888 ở Sài Gòn.
(Sau này, trung tâm của hiện đại hóa văn học thì lại ở ngoài Bắc với nhiều tác phẩm đỉnh
cao, tiểu thuyết Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách là ví dụ)
- Nói đến thời gian là nói đến sự thay đổi, thời gian ngừng nghĩa là không thay đổi.
- Hoài Thanh: “Một xã hội suốt mấy ngàn năm kéo dài một cuộc sống gần như không
thay đổi, về hình thức cũng như về tinh thần. Triều đại tuy bao lần hưng vong, giang sơn
tuy bao lần đổi chủ, song mọi cuộc biến cố về chính trị ít khi ba động đến sự sống của
nhân dân. Từ đời này sang đời khác, đại khái chỉ có bấy nhiêu tập tục, bấy nhiêu ý nghĩ,
bấy nhiêu tin tưởng, cho đến những nỗi yêu, ghét, vui, buồn, cơ hồ cũng nằm yên trong
những khuôn khổ nhất định. Thời gian ở đây đã ngừng lại và người ta chỉ sống trong
không gian.”
Hoài Thanh nói: “Thời gian ở đây đã ngừng lại và người ta chỉ sống trong không gian.” là
cách nói cường độ nhấn mạnh sự đổi mới của thơ Mới, đổi mới có tính chất nhảy vọt
không phải về chủ đề, đề tài mà là về tư duy.
- Có nhiều điểm khác nhau cơ bản dù có tiếp nối, liên tục: “Nhưng, nhất đán, một cơn gió
mạnh bỗng từ xa thổi đến. Cả nền tảng xưa bị một phen điên đảo, lung lay. Sự gặp gỡ
phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ.”
“Chúng ta ở nhà tây, đội mũ tây, đi giày tây, mặc áo tây. Chúng ta dùng đèn điện, đồng
hồ, ô tô, xe lửa, xe đạp... còn gì nữa! Nói làm sao cho xiết những điều thay đổi về vật
chất, phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta! Cho đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, cuộc
sống cũng không còn giữ nguyên hình ngày trước. Nào dầu tây, diêm tây, nào vải tây,

5
chỉ tây, kim tây, đinh tây. Đừng tưởng tôi nguỵ biện. Một cái đinh cũng mang theo nó
một chút quan niệm của phương Tây về nhân sinh, về vũ trụ, và có ngày ta sẽ thấy
thay đổi cả quan niệm của phương Đông. Những đồ dùng kiểu mới ấy chính đã dẫn
đường cho tư tưởng mới.” (Một thời đại trong thi ca)
VD1: Cảm hứng ra đi
- Hoàn cảnh: Pháp bình định Việt Nam, trong khi khai thác thuộc địa đã phải làm hệ
thống giao thông, đưa ô tô, xe lửa, xe đạp vào. Trước đó, Việt Nam hoàn toàn không có
cầu đường bằng sắt thép. Bởi vậy, cảm hứng ra đi đã xuất hiện và chỉ có thơ Mới mới có
thứ cảm hứng lãng mạn này (do hệ thống giao thông làm tốc độ di chuyển của con người
tăng lên).
- Ngày xưa, không gian xa rộng, người xưa sợ ra đi do chưa có các công cụ, phương tiện
hỗ trợ. Nguyễn Du tả các cuộc biệt li, nhớ nhà – hai kiểu cảm xúc được tả hay cũng bởi
điều này.
Dc: Sáng hôm Mã Giám Sinh đưa Kiều đi, Vương Ông đã nói: “Từ đây góc bể chân trời/
Nắng mưa thui thủi quê người một thân/ Nghìn tầm nhớ bóng tùng quân/ Tuyết sương
(chỉ khó khăn) che chở cho thân các đài (một loại dây leo bám lên cây thân gỗ)”. Ở đây
có khái niệm quê người trong “đất khách quê người”.
Tản Đà khi soi bóng mình dưới dòng sông Mã khi đứng trên cầu Hàm Rồng, Thánh Hóa
đã rất hứng khởi – cảm hứng cho bài “Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng”: “Khung cầu còn cứ
như tranh/ Hỏa xa cứ chạy, bộ hành cứ đi”, “Có ngày xe lửa đi qua/ Trong xe lại có Tản
Đà đứng trông”.
-> Người Việt có điều kiện đi nhiều và đi xa hơn, bởi thế nên mới có “Giây phút chạnh
lòng” của Thế Lữ, tùy bút xê dịch giang hồ của Nguyễn Tuân hay “Tống biệt hành” của
Thâm Tâm và tác phẩm du kí (đi nhiều).
Người xưa khi biệt li thì thường nhớ nhà, nặng lòng với quê hương do người ta sợ xã hội
rộng lớn, xã hội thù địch còn thời kỳ thơ Mới, người chinh phu trong “Giây phút chạnh
lòng của Thế Lữ lại ra đi mang vẻ đẹp hào hùng.
=> Đường xá giao thông đã thay đổi văn học
VD2: Văn minh phương tây lấy con người làm chuẩn mực
- “Một cái đinh cũng mang theo nó một chút quan niệm của phương Tây về nhân sinh, về
vũ trụ, và có ngày ta sẽ thấy thay đổi cả quan niệm của phương Đông”.
Cái đinh bằng sắt thép là kết quả của cuộc khai mỏ luyện kim. Con người phương tây có
tư duy duy lý, thế tục, khoa học làm nên cái đinh đã thể hiện tinh thần làm chủ thế giới,
vũ trụ, làm ra những sản phẩm không có sẵn trong tự nhiên.

6
+ Con người phương Đông thì lại vốn sống dựa vào thiên nhiên, sùng bái thiên nhiên,
công thức tả người cũng thể hiện mẫu mực, chuẩn mực của thiên nhiên.
Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân, Thúy Kiều hoàn toàn khác với Xuân Diệu: “Rặng liễu đìu
hiu đứng chịu tang, tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” - không phải nhân cách hóa mà
là sự khác trong tư duy nghệ thuật khi lấy con người làm trung tâm, chuẩn mực cho thế
giới tự nhiên, con người là mẫu mực.
Baudelaire: “Có những hương thơm như mùi da thịt trẻ thơ”
Pautopxki: “Bên ngoài cửa sổ, gió uốn cong những cây non, reo lên trong lá và đưa bụi
bay đi/ Trên những cây bạch liễu cổ thụ mưa ngái ngủ từ những chiếc lá lao xao rơi
xuống” (Bình minh mưa) hay “Rồi trôi qua mùa thu ẩm ướt và cay đắng” (Cô gái làm ren
Nastia)
Nam Cao: “ Những đêm trăng như đêm nay, cái vườn phẳng ngổn ngang những bóng
chuối đen như những cái áo nhuộm vắt tung trên bãi. Và những tàu chuối nằm ngửa, ưỡn
cong cong lên hứng lấy trăng xanh rời rợi như là ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay lại
giẫy lên đành đạch như là hứng tình”
(Phương Tây luôn lấy con người làm chuẩn mực cái đẹp, ngay từ thời Hy Lạp, La Mã cổ
đại đã có những bức tượng con người làm chủ khu vườn, hiên ngang bất khuất còn
phương đông chỉ có tượng phật trong các chùa)
=> Nếu xét về sự thay đổi chủ đề, đề tài, cảm hứng thì văn học trung đại không đứng im
mà luôn thay đổi mà ý kiến của Hoài Thanh là về việc không thay đổi tư duy nghệ thuật
(qua 2 ví dụ trên). Phải công nhận qua cuộc tiếp xúc với phương tây, chỉ có 60 năm mà
như 60 thế kỉ nên văn học trung đại biến đổi chậm chạp là bình thường.
- Năm 1926, tạp chí Nam Phong có dịch một bài báo của người Pháp về Kiều. Trong đó
nói Thúy Kiều bán mình chuộc cha là tự chọn do quan niệm của phương tây đề cao con
người cá nhân. Ban đầu Kiều bán mình thì Vương Ông không đồng ý vì nuôi con với
mong ước dựng vợ gả chồng nên định lao đầu vào tường tự tử nhưng Kiều lại thưa: “Thà
rằng liều một thân con/ Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây” thể hiện quan niệm của phương
đông, con người là một phần của cộng đồng, của xã hội, gia đình, con người không có cái
cá nhân, luôn trong mạng lưới mối quan hệ chằng chịt, hệ thống đại từ (không có chủ ngữ
của chủ thể hành động) cũng khẳng định không có con người cá nhân “nhỏ là gia đình,
lớn là làng, là nước…” Nguyễn Bính qua bài “Chờ nhau” cũng cho thấy con người cộng
đồng, luôn sợ dư luận làng xã “láng giềng đã đỏ đèn đâu”.
=> Thời gian ngừng lại trong nhận xét Hoài Thanh là tư duy nghệ thuật của truyền thống
phương Đông.
‫ﺿ‬ ‫ﺿ‬ ‫ﺿ‬

7
HAI KIỂU TÁC GIẢ CHÍNH CỦA VHTĐ: THIỀN SƯ VÀ NHÀ NHO
THIỀN SƯ

1, Thiền và quan niệm thiền


+ Thiền: “tư duy tu” - định tâm (không để tâm tán loạn, tập trung tâm ý). Hay là “tĩnh
lự” (tĩnh - cố định, lự - trí tuệ) -> tham thiền: hư linh ninh tĩnh, không để các sự vật bên
ngoài ảnh hưởng
Tâm viên ý mã: Phật nói trong một tích tắc, một sát na, con người có nghìn lần chuyển
niệm -> thiền là để tâm định, không còn “tâm viên ý mã” nữa
Lục căn: nhãn (mắt), nhĩ (tai), tỵ (mũi), thiệt (lưỡi), thân (thân thể), khẩu (miệng) -> nảy
sinh ra “ý” - ý nghĩ, cảm xúc
+ Quan niệm thiền:
- Thiền là phải tu tập đạt đén tâm không, vô tâm, tâm tịch mịch, thanh tịnh -
không, tịch, tĩnh; vô thường
“đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (Trần Nhân Tông)
“Anh giả điếc” (Nguyễn Khuyến)
“Sự thế dữ lành ai hỏi đến - Bảo rằng ông đã điếc hai tai” (Nguyễn Trãi)
“Bình thường tâm thị đạo” - tâm bình thường tức là đạo (Thiền sư Nam Tuyền). Con
người có thất tình: hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục; tâm chúng ta thường bị dao động theo hai
chiều thuận và nghịch nên có lúc “lạc cực sinh bi” (vui quá hóa buồn).  Lìa hai chiều
thuận nghịch, thấy biết rõ ràng mà không có một niệm phân biệt chia chẻ, bất động trước
bát phong tấn công chính là tâm bình thường.
“Tâm sinh chủng chủng pháp sinh, tâm diệt chủng chủng pháp diệt” (Lục Tổ Huệ Năng).
Thiền (tu tâm) là dùng thanh kiếm trí tuệ chặt dứt ràng buộc. Phật dạy “xả”, “buông” mọi
chấp trước để tự tâm tự tại an nhiên.
Công án gánh nước, bổ củi: trước đắc đạo và sau đắc đạo đều cùng công việc ấy nhưng
trước khi đắc đạo: gánh nước nghĩ bổ củi, bổ củi nghĩ nấu cơm; đã đắc đạo chỉ nghĩ mỗi
công việc đang làm. -> thiền là định tâm
- Quan niệm Thiền về cái đẹp: tìm cái đẹp ở hoàng hôn, nơi u tịch (có sự chuyển
động từ động về tĩnh); cảnh hoa rơi lá rụng (cái vô thường); trăng trong nước (vấn đề sắc
sắc không không)

8
2, Thiền đi vào thơ ca
+ Cổ trì (Ao xưa) - Basho
Nhật Chiêu dịch: Bản Trung văn:
Ao xưa Ao xưa tịch tĩnh
con ếch nhảy vào một chú ếch xanh nhảy vào
vang tiếng nước xao tiếng nước trong khoảng khắc
Ếch (Hán Việt là oa) theo văn hóa Nhật là một trong những biểu tượng đại diện mùa xuân
(quý ngữ - kiyo)
Ếch nhảy vào ao xưa, tiếng nước xao động trong giây lát tạo một cảnh giới nghệ thuật
độc đáo. Trong hai chữ “cổ trì”, nhấn mạnh chữ “cổ” -> cảm giác tịnh mịch. (cách dịch
ao cũ không thật chuẩn xác)
Con ếch không bất động mà nhảy vào ao, làm xao động âm thanh, phá vỡ cái tĩnh tịch
của ao xưa. Sau tiếng tõm giây lát, ao trở lại tĩnh tịch như cũ; tạo nên cảnh giới của sự đối
lập thống nhất giữa động - tĩnh, giây lát - vĩnh hằng, biểu đạt tâm cảnh siêu thoát cõi tục
của thi nhân, thể hiện lí tưởng một cuộc sống an bần lạc đạo -> ý nghĩa tư tưởng thâm
sâu.
=> Cổ trì - ao xưa là lòng người đang thiền tĩnh. Con ếch nhảy vào như một sự kiện đặc
biệt khuấy động cái ao ấy nhưng rồi người thiền vẫn bình lặng - tâm tĩnh tịch của người
thiền. Từ đó, cổ trì là hình ảnh của những con người sống thanh bạch, khổ hạnh.
-> dĩ thiền ngụ thi
+ Thị tịch - Ngộ Ấn thiền sư

Diệu tính hư vô bất khả phan,


Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,
Liên phát lô trung thấp vị can.

Dịch nghĩa:

Diệu tính rỗng không, khó lòng vin tới


Nhưng khi tâm rỗng không thì hiểu được (diệu tính) cũng chẳng khó gì
Giống như ngọc đốt trên núi cao màu vẫn tươi nhuần mãi
Hay như hoa sen nở trong lò lửa mà sắc vẫn ướt, chưa hề khô.
=> cuộc đời muôn sự khiến con người phải động thất tình nhưng người giác ngộ tâm luôn
tĩnh tại giữa dòng đời. Họ là những “hoa sen trong biển lửa”

9
+ Tặng Dược Sơn cao tăng Duy Nghiễm - Lý Cao. Công án: Thử sử Lý Cao đời Đường
tìm đến thiền sư học đạo nhận được câu trả lời “mây trên trời xanh, nước trong bình”. Lý
Cao hiểu ra và làm bài thơ:
Luyện đắc thân hình tự hạc hình
Thiên chu tùng hạ lưỡng hàm kinh
Ngã lai vấn đạo vô dư thuyết
Vân tại thanh tiêu thủy tại bình
Dịch thơ:
Công phu dáng hạc luyện thân hình
Ngàn không cổ thụ hai hòm kinh
Lời tôi vấn đạo ngài đáp gọn
Mây tại trời xanh, nước tại bình.
=> Mây trên trời và nước trong bình là hai trạng thái cực đoan (tự do tuyệt đối và giam
cầm tuyệt đối). Không vì hoàn cảnh mà thay đổi, luôn mang tâm bình thường, như nhất
chính là thiền. Tất cả đều thuận tự nhiên, bản chất hư không thuần tĩnh không lí do.
Tương tự: trong sách “khóa hư lục” (Trần Thái Tông) dẫn lời kệ Thiền tông:
Trúc ảnh tảo giai trần bất động
Nguyệt luân xuyên hải thủy vô ngân.
Dịch thơ:

Bóng trúc quét thềm - không vẩn bụi,

Vầng trăng xuyên bể - nước lồng gương.

=> một thiền ngữ, đại ý bất kể ngoại giới động thế nào đi nữa, cảnh giới của tâm rất cao,
tu thân dưỡng tính quan trọng là tâm thái bình hòa

+ Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông

Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên,


Bán vô, bán hữu tịch dương biên.

10
Mục đồng địch lý quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi há điền.
Dịch nghĩa

Trước thôn, sau thôn, khí trời mờ nhạt như khói,


Bóng chiều tà nửa không, nửa có.
Trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trâu về hết,
Từng hàng cò trắng bay xuống ruộng.
=> trong bài thơ ta thấy tính chất thiền. Đó là một thế giới đang đi vào trạng thái tâm
không. “Đạm tự yên” - không biết khói bếp hay sương chiều, “Mục đồng địch lý ngưu
quy tận” - âm thanh hiện hữu cũng đã “tận” - trên ranh giới tịch dương, vạn vật nửa có
nửa không
+ Kiến hoa ngộ đạo kệ - thiền sư Linh Vân Chí Cần
Tam thập niên lai tầm kiếm khách
Kỉ hồi lạc diệp kỉ sưu chi
Tư tùng nhất kiến đào hoa hậu
Trực chí như kim bất cánh nghi
Dịch:
Kiếm khách bao năm mãi đợi chờ
Từng mùa lá đổ vẫn trăng mơ
Một phen chợt thấy hoa đào nở
Nghi sạch tiêu tan, sáng không ngờ.
=> Quá trình tìm đạo, ngộ đạo và niềm vui sau khi ngộ đạo. Vấn đề đốn ngộ - giác ngộ
bất thình lình.
Không phải các thiền sư không biết là cuộc đời hữu hạn nhưng khi người ta biết đó là sự
vô thường thì người ta có dũng khí để đối diện với cái chết.

3, Quan niệm về ngôn ngữ của Thiền Tông


Quan niệm: bất lập văn tự và bất ly văn tự. Bất lập văn tự ý nói không sử dụng khái niệm,
các thiền sư sử dụng những hình ảnh
Giai thoại: niêm hoa vi tiếu (cầm hoa mỉm cười)

11
Đức Phật thuyết pháp tại Linh Sơn, cầm bông hoa dạy các đệ tử, mọi người im lặng, chỉ
có Ca Diếp mỉm cười. Phật truyền pháp cho Ca Diếp
=> ngôn ngữ khái niệm nhiều khi bất lực trong việc diễn đạt tư tưởng, cảm xúc, nên phải
dùng hình tượng cụ thể, cảm tính.
Điều này có sự gần gũi với quan niệm về ngôn ngữ của Lão - Trang: “tri giả bất ngôn,
ngôn giả bất tri” - người biết không nói, người nói không biết (Lão Tử)
Ví dụ: khi nói bánh chưng, người Bắc tưởng tượng là cái bánh hình vuông, gói bằng lá
dong, người Nam lại nghĩ là bánh dài, gói bằng lá chuối xanh… -> một từ gợi nhiều vật
Cũng có trường hợp một vật nhiều từ gọi: như Bắc gọi là tôm, Nam là tép...
Hoặc trường hợp từ “humanism”: người Việt hiểu là chủ nghĩa nhân đạo (ca ngợi vẻ đẹp,
cảm thương những người đau khổ…); người Trung Quốc lại hiểu gần với nhân bản; trong
khi phương Tây hiểu là ca ngợi vẻ đẹp trần thế - vẻ đẹp của thời kì phục hưng
Cho nên mới nói “người biết không nói, người nói không biết” vì ngôn ngữ có giới hạn
của nó
=> Thay vì dùng ngôn ngữ, người ta nói bằng hình ảnh, ngụ ngôn, “công án”
+ Ngụ ngôn Lão - Trang: “Bào Đinh giải ngưu” - phải dùng “thần” mà làm, không diễn
đạt được bằng ngôn từ; muốn mổ trâu tốt thì phải cầm dao mất nhiều năm để nắm được
cái “thần”. Tương tự như chuyện “Luân Biển đẽo bánh xe” - con Luân Biển muốn đẽo
bánh xe giỏi thì phải tư làm, tự học chứ ông không thể giảng, truyền cho con bằng lời
được
+ Công án “Nghe tiếng vỗ của một bàn tay” - Gặp người khác, giơ một bàn tay lên vỗ với
người ta -> sự giao tiếp.
+ Công án “Mài ngói làm gương” -> nói việc đang làm là vô ích
+ Công án: “Phật dữ Thánh, nghĩa là thế nào?” (ý muốn so sánh ông tổ đạo Phật và đạo
Nho xem ai thì hơn)
Viên Chiếu thiền sư đáp:
Ly hạ trùng dương cúc (giậu thu nở hoa vàng
Chi đầu thục khí oanh cành xuân gió ấm rộn ràng tiếng oanh
Trú tắc kim ô chiếu ngày thì nắng rạng trời xanh
Dạ lai ngọc thố minh đêm đêm có ánh trăng lành sáng soi)
=> người là thu, người là xuân, người là ngày, người là đêm, không thể so sánh ai hơn ai

12
Chú ý: công án thiền tông khác thơ tượng trưng, siêu thực

NHÀ NHO
- Khái niệm Nho:
Nho – người cần cho xã hội, thiên hạ
Nho giáo là học thuyết chính trị, đạo đức. Nhà Nho làm chính trị bằng đạo đức
- Vậy tại sao nhà Nho lại làm văn làm thơ?
Vì:
+ Quan niệm riêng về quan hệ văn và người
+ Viết văn để phục vụ cho quan niệm đạo đức – chính trị
Bắt đầu thế kỉ XX, có xuất bản thì nhà văn mới bán được tác phẩm, sống trong xã hội thị
trường. Trở thành mặt hàng sản xuất theo nhu cầu người tiêu dùng. Nam Cao – “Những
cánh hoa tàn” xuất bản đầu tay theo nhu cầu thời bấy giờ, như Tự lực văn đoàn, Hộ cũng
phải viết những tác phẩm theo quy luật thị trường.
+ Ngày xưa, các triều đình đều tổ chức thi văn chương tuyển chọn quan lại, dĩ thi thực sĩ.
Vì sao?
Thi thiên, phú bách, văn sách năm mươi
Lê Qúy Đôn:… “Người có đức tất có tài ngôn ngữ”
-> văn chương như thước đo phẩm chất đạo đức, tài của con người. Muốn đánh giá tài
đức con người yêu cầu viết văn làm thơ, kiểm tra bằng văn chương.
Khổng Tử: “Hữu đức giả tất hữu ngôn” (người có đức tất có lời)
Vương Sung đời Hán viết: “Người không có văn thái thì chỉ là kẻ vô dụng. Núi đất không
thể có hươu nai, đất cằn không thể mọc lên ngũ cốc, người mà không có văn thái để thể
hiện đức hạnh thì không phải là thánh hiền”
Lưu Hiệp trong “văn tâm điêu long”: “…các vật vô tri vô giác cũng tự nhiên có văn.
Huống hồ con người có tâm lại không có văn hay sao?”
Ninh Tốn

13
Văn học hiện đại “Viết là một nghề, tác phẩm là mặt hàng cần đáp ứng nhu cầu người
mua và người đọc”
- Văn đối với các nhà Nho xưa trước hết là sách thánh hiền, thi thư
+ Nguyễn Trãi: Thi thư thực ấy báu ngàn đời
+ Ngoài ra: ngoại thư
Nguyễn Trãi: Yết can vi kỳ mạch lệ chi đồ tứ tập
(Sử kí Tư Mã Thiên tổng kết nguyên nhân thịnh suy của triều đại Trung Quốc)
Trần Thiệp thế gia: Trảm mộc- vi binh
Yết can vi kỳ, tứ phương vận hội
Đầu giao hưởng sĩ phụ tử chi binh nhất tâm
(Nhân dân bốn cõi một nhà…)
+ Thời Nguyễn Du: Trung Quốc xuất hiện tiểu thuyết tài tử giai nhân
- Đặc điểm xã hội phong kiến: chuyên chế, độc đoán, vua là Thiên tử, con trời, nhận thiên
mệnh (mệnh trời) cai trị thiên hạ, đặt ra nhiều cấm kị
+ Các phát ngôn phê phán xã hội của nhà Nho cần rất khéo léo, lấy xưa nói chuyện nay
( “ Bạch Đằng giang phú), chép điềm tai dị, dùng các kì ảo phát biểu cho các chính kiến –
an toàn cho tính mệnh. (Tư Mã Thiên)
Nghiêu Thuấn – Vua Nghiêu Thuấn; dân NT
Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền
Bạch nhật thăng thiên dị
Trí quân Nghiêu Thuấn nan
Truyền hiền không truyền tử
VD: Bạch Đằng giang phú – phê phán Trần Dụ Tông, viết khéo léo không rất dễ gặp tai
họa. Trương Hán Siêu mượn sự tích Bạch Đằng. Mượn motip gặp 2 cụ già mặt ủ mày
chau, “anh hùng đâu vắng tá”. Tại sao thời Trần – trùng hưng nhị thánh, đánh quân
Nguyên Mông vì họ có đức. Thông điệp gửi gắm đến vua chúa “tại đức bắt tại hiểm”
(Ngô Khởi)
Mượn câu nói của Ngô Khởi để nói:
“Giặc tan muôn thuở thanh bình

14
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”
Trương Hán Siêu không đả động đến đạo đức Trần Dụ Tông. Đại Việt sử kí toàn thư ghi
chép: Trần Dụ Tông lập danh sách những người giàu có vào đánh bạc với vua. Mắc
chứng bệnh nan y – thuốc thang (một đứa bé trai), thông dâm với người trong gia đình
+ Nghiêu Thuấn: vua Trung Quốc cổ đại, truyền ngôi cho người hiền tài
- Vấn đề thể loại truyền kỳ: tại sao phải dựa vào ma quỷ, thần tiên, yếu tố kì ảo?
+ Đối phó với cấm kỵ và tạo sự ly kì, hấp dẫn (“Chuyện Cây gạo” – Nguyễn Dữ)
+ Giải quyết nhiều vấn đề không thể xảy ra trong thực tế cuộc sống (“Chuyện người con
gái Nam Xương”)
- Dụng điển tích, điển cố, cốt truyện nước ngoài: “Truyền Kiều” cốt truyện rất phiền cho
chế độ phong kiến: Thúy Kiều, Từ Hải: nổi loạn chống triều đình.
- Minh triết bảo thân:
“Bài ca ngất ngưởng”: bản lĩnh nhà Nho
Vì sao ngất ngưởng? NCT ra làm quan 1819. Vua Minh Mạng làm vua trong 20 năm
quan trọng nhất cuộc đời Nguyễn Công Trứ. Cách Minh Mạng dùng người: dùng Ân và
Uy kết hợp. Nguyễn Công Trứ được sử gia ghi chép nhiều, có vị trí rất lớn trong xã hội.
Có lần đang làm tổng đốc, Minh Mạng gửi hộp chè uống trong đó giấu 1-2 lượng vàng,
NCT là người “biết sống thanh bạch”, có lần NCT đang làm tuần phủ tỉnh An Giang –
giáp biên giới Campuchia thì có người tố NCT cho thuyền buôn gian qua lại – bị cách
chức làm lính thú, 1-2 năm sau phục chức. Theo nghiên cứu mới nhất về NCT, lúc NCT
còn sống dân Kim Sơn – Thái Bình, Hải Phòng lập đền thờ sống. 15 làng thờ NCT thành
Thành hoàng làng, chính vì thế bị triều đình để ý. Nhiều lần vua gọi về giải trình, tự mình
làm xấu mình đi. Theo Nguyễn Khuyến: “Mẹ Mốc”, làng Nguyễn Khuyến – Hà Nam:
phụ nữ góa chồng – xinh đẹp:
“Tấm hồng nhan đem bôi xấu lòa xòa
Làm thế để cho qua mắt tục”
“BCNN” cũng như vậy. NCT đã từng làm trù khảo trường thi, từ lúc làm quan đến lúc
nghỉ hưu lúc nào cũng ngất ngưởng
Hồ Xuân Hương: đố thanh giảng tục (2 nghĩa) ngầm ẩn, biểu hiện:
“Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
Quân tử có thương thì đóng cọc

15
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi”
‫ﺿ‬ ‫ﺿ‬ ‫ﺿ‬

Vận dụng cách đọc Kiều từ góc nhìn tâm tính- số phận với nhân vật Chí Phèo và Bá
Kiến
1. Chí Phèo
a. Thời gian nghệ thuật : Nam Cao kể một cuộc đời dài tương đương 40 năm nhưng
chỉ nhặt những chi tiết tiêu biểu nhằm tô đậm
 Chí Phèo ăn vạ được miêu tả dài hơn 20 năm đầu cuộc đời hắn
+ “ Uống rượu say khướt” – hăng – nên mới có thể rạch mặt ăn vạ => Cách trả
thù bế tắc.
+ Chửi đủ mọi loại người : Chí nghĩ ăn vạ thì phải có người ra xem, làm nhân
chứng nên hắn hô hoán, làm ầm ĩ, cất tiếng chửi chua ngoa >> Dân làng Vũ Đại
đổ ra biết bao nhiêu là người, thích thú nghe CP chửi
 Đó là một tính toán không có triển vọng vì Bá Kiến cao tay hơn Chí Phèo :
Khi cụ Bá về, “ chỗ này lạy cụ, chỗ kia lạy cụ, người ta kính cẩn đứng giãn
ra, và Chí Phèo bỗng nằm dài, không nhúc nhích rên khe khẽ như gần chết”
 Chí Phèo và Bá Kiến như chơi cờ : Bá Kiến đi những nước đi liên tiếp :
Quát mấy bà vợ, dẹp loạn dân làng : “ Các ông, các bà, về đi thôi chứ, có gì
mà xúm lại như thế này?”, và hỏi han Chí thân mật.
 Bá Kiến thâm nho, lạnh lùng, bình tĩnh, giải tán nhân chứng ( bởi người nhà
quê một phần sợ Bá Kiến, phần vì ghét lôi thôi) . Đối với cụ Bá, lời chửi của
Chí chỉ có thể gây xao động trong giây lát
 Chí Phèo : người nông dân thiếu sâu sắc, bản lĩnh trong việc giải quyết vấn
đề
 Đêm trăng và sáng hôm sau ăn bát cháo hành.
+ Đêm trăng với những tàu lá chuối nằm ngửa, ưỡn cong lên hứng lấy trăng xanh
rời rợi như là ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay lại giẫy lên đành đạch như là hứng
tình”
=> Thiên nhiên còn thế huống chi là con người. Nam Cao đã nhìn thấy hạt giống
làm người trong Chí . “ Nhà văn lớn có thể nhìn thấy hạt giống làm người ở tất cả
con người” ( Thích Nhất Hạnh). Hoạn Thư đánh ghen Kiều vẫn mở đường cho
Kiều ra chép kinh Phật. Khi Kiều chạy trốn , HT biết nhưng không cho người
đuổi theo >> Khi Kiều báo ân báo oán, nghe HT trình bày mới không trị tội
( Note : Đọc văn học, đôi khi cần thoát khỏi điểm nhìn giai cấp )
 Chí Phèo không mất nhân tính >> Dẫn đến tình yêu với TN

16
 Đến nhà Bá Kiến xin đi ở tù , Bá Kiến khi ấy mới có việc cho Chí Phèo
 Buổi trưa đến nhà đâm chết Bá Kiến : Bá Kiến “ Tôi không phải là cái kho”
 Người nông dân lười lao động , dẫn tới bi kịch trở thành công cụ tội ác cho Bá
Kiến. Nói khác , lười lao động làm con người ta dần trở nên lưu manh.
2. Bá Kiến
- Lọc lõi, vô hiệu hóa được ý đồ ăn vạ của Chí rất công phu
( Có những kẻ thống trị được người khác nhưng cũng có những kẻ để người khác cai
trị)

Truyện ngắn “ Con mèo” và cách lí giải : Nghèo khổ dẫn đến những tính cách
vụn vặt, tủn mủn hay tính cách vụn vặt, tủn mủn dẫn đến cái nghèo.

 Dân gian có câu :


“ Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê”
Khác với nhà văn Nguyễn Minh Châu phê phán nam quyền, bạo lực gia đình vì
người đàn bà hàng chài vốn lao động nặng nhọc vẫn phải chịu “ ba ngày một trận
nhẹ, năm ngày một trận nặng” . Còn ở trong “ Con mèo” , nhà văn phản ánh hiện
thực rất khách quan : người vợ nói nhiều >> bị đánh.
 Trong tác phẩm :
+ Trời nắng nóng , không có đủ cơm ăn >> Hai vợ chồng xung đột
+ Cuộc sống nghèo khổ >> Suy nghĩ tủn mủn, vụn vặt
+ Mặt khác, người nông dân không có tầm nhìn xa, tư tưởng lớn nên họ quanh
quẩn trong những chuyện vặt vãnh hằng ngày ( Khác nhà Nho xưa)

Chốt : Nhà văn muốn nêu lên triết lí : Người nông dân khổ một mặt do đời sống
chi phối, một mặt do họ không có tầm nhìn xa
( Mr : Nam Cao chưa có tư tưởng bình đẳng giới. Đến NMC : nhận thức về vấn đề
xã hội nghiêm trọng chứ không đơn giản là vấn đề hằng ngày, phong tục như
trước cách mạng miêu tả)
‫ﺿ‬ ‫ﺿ‬ ‫ﺿ‬
Quan niệm về con người trong sự vận động của Văn học trung đại
- Con người gòm 2 phạm trù là thân và tâm
- Ý nghĩa trong cái nhìn này: thoát khỏi cái nhìn giai cấp, đơn giản hóa về con
người
- Giai cấp

17
- Đạo đức
- Tính người,tính toàn nhân loại
1. Thân
- Sự hiện diện của con người trước hết qua thân: vật chất, thân xác, thân thể. Sự tồn
tại của thân trước hết dựa vào vật chất.
*Con người trong ứng xử với thân
- Thiền tử : tu khổ hạnh, để chống lại áp bức bất công
+ Muốn chống lại bất công xã hội thì tất cả những người quý tộc phải hiểu và từ
bỏ đặc quyền của mình theo gương Phật Tổ nguyên là thái tử Tất Đạt Đa
- Nhà Nho:
+ Nguyễn Trãi:
“ Cơm ăn chẳng quản dưa muối
Áo mão nài chi gấm là”
Lý tưởng cao về thánh nhân quân tử, tính lý tưởng cao khiến con người của văn
học trung đại khác con người của văn học hiện thực phê phán – con người bị tha
hóa vì miếng ăn trong sáng tác Nam Cao

+ Nguyễn Hàng :
“ Che khỏi nắng mưa dầu vậy, trên kết tranh mấy tấm bỏ....
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm :
“ Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ chém 18 tên lộng thần nhưng không được chấp
thuận, ông từ quan về quê :
“ Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Nguyễn Khuyến gọi là “ dũng thoái” dũng cảm thoái lui
*Thân và bản năng dục tính
- Các nhà nho theo đuổi : Mẫu hình thánh nhân quân tử, khắc chế dục tính
Văn học nhà nho có 2 kiểu nhân vật nữ :
+ Liệt nữ
+ bản năn, dục tính, nhân vật ma quỷ
- Chu Hy: Vạn ác dâm vi thủ
- Nguyễn Trãi: sác là giặc đam làm chi- răn sắc
- “ Mã Ngôi” : yêu khí lăng cung khuyết, nói đến Dương quý Phi , nhân vật quỷ hóa
người đẹp

18
- Truyền kì mạn lục : phụ nữ có sắc đẹp, quan niệm phóng túng về dục tính đều là
ma quỷ. Đào và Liễu là tinh của 2 cây cổ thụ trong vườn, 2 cây rướm máu.
- Nguyễn Du:
+ Sắc đẹp người phụ nữ là giá trị cần được trân trọng
+ Nhân vạt nam trong Truyện Kiều đều mang yếu tố dục tính
+ Nhiệt thành bênh vực sắc đẹp của người phụ nữ, Truyên Kiều là tiếng kêu
thương: sắc đẹp làm người ta đau khổ, Nguyễn Du muốn chất vấn xã hội trung
đại.Nguyễn Du khi đi sứ Trung Quốc có đi qua làng của Dương Quý Phi có viết:
“ Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành”
Bênh vực cho sắc đẹp của nàng Dương Quý Phi, thoát ra khỏi cái nhìn quan niệm
của những nhà nho trung đại.
- Hồ Xuân Hương: trong “ Đề tranh tố nữ” có viết:
“ Còn thú vui kia sao chẳng vẽ
Chỉ trách người thợ vẽ khéo vô tình”
Bút pháp đối phó với những cấm kỵ “ đố tục giảng thanh” , HXH viết về dục tính,
quyền sống về mặt dục tính của con người, dục tính không chỉ gắn với hôn nhân,
nối dõi tông đường theo quan niệm Nho mà còn gắn với khoái lạc, thỏa mãn.
*Thân gắn với sinh tử: Các quan niệm sinh tử ít nhiều xuất hiện trong văn học hiện đại ở
một tinh thần mới
- Các triết lý sống đều được xây dựng trên cơ sở của những suy tư về cái chết
+ Xuân Diệu : suy tư về cái chết, nên mới phải vội vàng
- Motip Ung dung đón đợi cái chết
+ Mãn Giác Thiền sư (1052-1096) năm 1096 cáo bệnh, thị đệ tử và mất lúc 45
tuổi. Ung dung, bình thản đón đợi cái chết.
+ Bác ơi- Tố Hữu, Tây Tiến- Quang Dũng
- Nguyễn Trãi và ý thức thời gian:
+ Ngày tháng thoi đưa một phút cười
+ Bảy tám mươi bằng một gang tay
+ Thoi nhật nguyệt đưa qua mõ phút
Áng phồn hoa khá nhạt phai
Nguyễn Trãi ý thức thời gian trôi qua, thời gian tuyến tính thời gian chảy trôi từ
văn học trung đại, còn đến Xuân Diệu mới là ở thái độ phải dùng đời ngắn ngủi ấy
ra sao cho hiệu quả?
- Nguyễn Công Trứ: “ ba vạn sáu nghìn ngày”
- Quan niệm Đạo gia về sinh tử: Quan niệm này cũng được nhiều nhà Nho chia sẻ.
Cuộc đời ngắn ngủi như mộng hoàng hương, như bóng ngựa vút qua cửa sổ, thoi
nhật nguyệt đưa thấm thoát, mái tóc sáng đen như tơ chiều bạc như tuyết,phù du,
sớm sinh tối tàn

19
+ Thương tiến tửu- Lý Bạch
Quân bất kiến:
Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi!
Hựu bất kiến:
Cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ty, mộ thành tuyết.
+ Motif tiên thoại rất hấp dẫn trong văn học trung đại: Tù Thức lấy vợ tiên, Xuân
Diệu có “ Mơ xưa”
+ Ám ảnh về sự ngắn ngủi tồn tại của nhân thế dẫn đến triết lý tận hưởng cuộc
sống thực tại, tận hưởng rượu, tình yêu, khoái lạc từ thơ ca trung đại đến thơ ca
hiện đại.
- Quan niệm Nho gia:
+ Văn Thiên Trường:
“ Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh
+ Nguyễn Công TRứ
“ Nhân sinh thế thượng tùy vô nghệ
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh”
+ Tam Bất Hủ: Lập đức, Lập công, Lập danh
Tinh thần xả thân vì nghĩa
Trần Hưng Đạo khích lệ tướng sĩ bằng câu chuyện Dự Nhượng
“ Điếu Trương Định” của Nguyễn Đình Chiểu
“ Vì nước tấm thân đã gửi, còn mất cũng cam...”
Quan niệm Tam Bất hủ của Nho gia và thơ Tố Hữu trong “ Bác ơi”. Bác có đủ tam
bất hủ nhưng quan trọng nhất, cái để lại nhiều nhất với người đời sau là Đức “ Bác
sống như trời đất của ta....”
2. Tâm
Bài tập: Trong bài thơ “ Cảm xúc” Xuân Diệu có viết:

Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ


Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả?
So Sánh quan niệm thơ và cảm xúc từ đoạn thơ trên với quan niệm tâm của các
thiền sư?
Gợi ý:
- Lí luận thời xưa: Tam cảnh, xúc cảnh sinh tình, còn các thiền sư là đối cảnh vô
tâm, hay các nhà nho chỉ nói cảnh phù hợp để tỏ chí

20
+ Trong “ Cảnh ngày hè”, cảnh tác đoọng vào ngũ giác: âm thanh, màu sắc, hương
vị, ..gợi liên tưởng đến nhân dân với quan niệm “thân dân”
- Thơ Mới; Mọi tác động của bên ngoài đều tác động, đều gợi cảm xúc: yêu đương
tình tứ
+ Trong lời đề từ “ Gửi hương cho gió”- Xuân Diệu
“ Tôi réo rắt chẳng qua trời bắt vậy”
+ Thế Lữ: “ Tôi chỉ là một khách tình si”
 Thơ Mới là bách khoa thư của muôn vàn tâm trạng khác thơ trung đại Thơ nói
chí
+ Thơ cách mạng : Chế Lan Viên có viết :
“ Sau này đọc thơ tôi các anh nên nhớ
Có phải tôi viết đâu
Một nửa những gì tôi viết ra tôi đã giết đi rồi”
 Không phải cảm xúc nào cũng đưa và trong thơ
 Vấn đề ứng xử trước cảm xúc
“ Suốt mười năm tôi biếng đọc Nguyễn Du” - Chế Lan Viên
 Thời kháng chiến, ngay cả Truyện Kiều chưa có nhiều yếu tố lãng mạn cũng
phải gác lại
‫ﺿ‬ ‫ﺿ‬ ‫ﺿ‬

GÓC NHÌN GIỚI VỀ CON NGƯỜI CỦA NHÀ NHO

Trong văn học Việt Nam có biểu  tượng cặp đôi nam - nữ

*Trong ca dao: 

“Thuyền đi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

“Bến” - sự cố định: người con gái 

“Thuyền” - sự tự do: người con trai

-> Xác định như vậy là vì dựa vào cơ chế xã hội xưa, người xưa quan niệm “trâu đi tìm
cọc” chứ không có chuyện “cọc đi tìm trâu”, trong tình yêu nam nữ thì người nam sẽ chủ
động, người nữ bị động

21
Trong bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính, ta thấy “nàng” không chủ động đến
chỗ hò hẹn với “tôi” được trong khi cả hai chỉ “cách một đầu đình”.

Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, Kiều nói với Thúc Sinh:

“Thiếp như hoa đã lìa cành

Chàng như con bướm lượn vòng mà chơi”

Hình ảnh “hoa” là thứ cố định với cành, không tự do di chuyển được gắn với “thiếp”.
Còn “chàng” gắn với hình ảnh “con bướm” tự do tự tại, “lượn vòng” chốc lát lại bay đi
nơi khác chứ không đậu hẳn vào hoa.

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

-> “Tấm lụa đào” là em tuy rất quý giá, duyên dáng nhưng lại “phất phơ giữa chợ biết
vào tay ai”, người phụ nữ xưa bị đặt trong thế bị động, không được tự quyết định thân
phận mình, lệ thuộc, may rủi.

*Văn học hiện đại:

Trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:

“Sóng” - sự chủ động mạnh mẽ là biểu tượng cho người con gái 

“Bờ” biểu tượng cho người con trai.

Trong bài thơ “Thuyền và biển” của Xuân Quỳnh: cả hai người cùng chủ động tìm đến
với tình yêu.

“Vì tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên?”

-> Xuân Quỳnh có góc nhìn đầy mới mẻ về hình tượng người nữ và sự chủ động trong
tình yêu.

*Văn học trung đại:

22
Văn học trung đại là biểu hiện của xã hội nam quyền, bất bình đẳng giới.

Người đàn ông lí tưởng: nam nhi, anh hùng, quân tử

vd: “Thuật hoài” (Phạm Ngũ Lão): ba khái niệm: giang sơn - nam nhi - nợ công
danh.

Người nam nhi thường xuất hiện trong không gian vũ trụ, trời đất, núi sông, xã hội
mà ít khi xuất hiện trong không gian bếp núc, không gian nhà ở hẹp.

Quân tử có những phẩm chất riêng:  “Chẳng say chẳng đắm là quân tử”

Văn võ song toàn: hình tượng người anh hùng Từ Hải trong “Truyện Kiều”:
“Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”, “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm
tài”

Người nam chiếm vị trí trung tâm của hệ thống văn học, phụ nữ đứng bên lề của hệ
thống, không gian của họ là phòng, buồng (kể cả trong bài “Tự tình” của Hồ Xuân
Hương) 

Hồ Xuân Hương là một trong những ngoại lệ hiếm viết về hình tượng người nữ. Nhưng
Hồ Xuân Hương lại không đặt mình vào không gian vũ trụ mà chỉ dùng cảnh để ngụ ý.

Người phụ nữ không phát biểu ý kiến về các vấn đề xã hội, quốc gia, đại sự (kể cả nhà
thơ nữ hiện đại như Vi Thuỳ Linh).

Nhà thơ nam giới hư cấu giọng nữ - người phụ nữ mất tiếng nói.

Người phụ nữ kể cả với mẹ, vợ cũng rất hiếm được nhà nho đề cập.

-> Vì thế cần đánh giá cao sự xuất hiện của người phụ nữ như người con gái, bà mẹ,
người vợ trong văn học, nhất là văn học hiện đại.

Đề bài: “Nhà văn hiện thực là người có khả năng vượt lên thiên kiến của chính
mình”.

Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến trên?

Gợi ý:

23
Thiên kiến: cái nhìn phiến diện, thiên lệch. Vd: cách nhìn địch - xấu, ta - tốt trong chiến
tranh, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, nhân vật chia làm hai phe thiện - ác, chính - tà,...
trong khi cuộc đời thì chưa hẳn đã hoàn toàn như vậy.

“Rừng xà nu”: các nhân vật trong truyện đều là những con người sử thi tốt đẹp.

Trong truyện cổ tích: phú ông -> tham lam

    người dân nghèo -> tốt bụng

Khi nào xảy ra cái nhìn thiên kiến? 

Khi tác giả muốn viết tác phẩm để phục vụ mục đích được đặt ra trước: ca ngợi,
bộc lộ ước mơ, khát vọng của một tầng lớp,...

CM:  dc những tác phẩm vượt lên cái nhìn thiên kiến:

“Truyện Kiều” - Nguyễn Du:

Kiều giàu tình cảm, giàu lòng hi sinh nhưng cũng không tránh khỏi  lúc tham lam
nhận vàng của Hồ Tôn Hiến mà ra sức khuyên Từ Hải ra hàng,...

Hoạn Thư tuy là nhân vật ác nhưng cũng có hạt giống lương thiện: cho Kiều ra
chép kinh sử, khi Kiều trốn đi mang theo tài sản giá trị nhưng không cho người
đuổi theo.

“Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh): thừa nhận hiện thực chiến tranh

Tập thơ “Cửa mở” của Việt Phương phê phán cái nhìn thiên kiến:

“Năm xưa ta đã nói rất nhiều “cực kỳ” và “hết sức”

Tội nghiệp nhất là ta nói chân thành rất mực

Chưa biết rằng “trời” còn xanh hơn “trời xanh”

Ta thiếu sự trầm lắng đúc nên bởi nhiệt tình.

Ta cứ nghĩ đồng chí rồi thì không ai xấu nữa

Trong hàng ngũ ta chỉ có chỗ của yêu thương

Đã chọn đường đi, chẳng ai dừng ở giữa

24
Mạc-tư-khoa còn hơn cả thiên đường

Ta nhất quyết đồng hồ Liên-xô tốt hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ

Hình như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào

Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ

Sự thơ ngây đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao”

Đề thi quốc gia 2019-2020:

 Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó, sáng tạo văn học
có còn là độc quyền của con người?

Bằng hiểu biết của anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình.

Gợi ý:

Cm máy tính không thể thay thế con người trong cuộc sống.

Cm máy tính không thể thay thế con người trong văn học:

Xã hội hiện đại tạo ra nhiều áp lực cho con người -> đến với văn học để quên hết
căng thẳng, buồn phiền -> Tâm lí bình thàn để dống. Dc: thơ thiền, thơ haiku.

Đề thi quốc gia năm 2020 - 2021: 

Gợi ý: 

Bắt đầu từ thực tế văn học; tác phẩm nào được coi là mang tầm nhân loại?

Không phải tất cả các tác phẩm đạt giải Nobel đều mang tầm nhân loại vì nó còn
mang tính khuynh hướng, quốc gia.

Tác phẩm mang tầm nhân loại: những truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn -> Nêu
được vấn đề chung của tất cả các dân tộc: Tấm Cám - các dân tộc đều có những
câu chuyện dì ghẻ con chồng đau thương -> Làm mọi người xúc động, nói được
những tâm tư tình cảm của nhiều dân tộc

25
Motip chung nhưng mỗi dân tộc có những chi tiết riêng -> mang bản sắc văn hoá
của từng dân tộc,

26

You might also like