You are on page 1of 11

Con người cô đơn trong Truyện Kiều – Nguyễn Du

1. Đại thi hào Nguyễn Du và điều kiện xuất hiện con người cô đơn trong
sáng tác của ông.
1.1. Điều kiện xã hội và văn học.
a) Điều kiện xã hội

+ Sự suy thoái của các chế độ phong kiến, xuất hiện các đô thị

+ Sự xuất hiện của con người cá nhân: con người xác định bản ngã của mình, ý
thức cá nhân

+ Thời đại triều đình mục nát, chỉ biết chìm đắng trong sắc dục, không quan
tâm đến đời sống, vận mệnh đất nước số phận nhân dân.

+ Con người suy tư, mở hơn về mặt không gian (do cấu trúc địa văn hóa bị phá
vỡ - đất nước bị chia cắt, xâm lược)

+ Nho giáo dần mất niềm tin

+ Sự xuất hiện của các nhà Nho tài tử

+ Sự phát triển thương nghiệp, mở rộng đô thị, giao lưu mang đến cho con
người những cái nhìn mới về cuộc sống.

b) Văn học

+ Bản chất của văn học: sáng tạo cá nhân, luôn luôn khát vọng được sống, được
đổi mới

+ Sự gò bó quy phạm
=> Tạo nên tính trói buộc, gò bó trog văn chương (quy phạm là kẻ thù của cảm
xúc, tình cảm)

1.2. Đại thi hào Nguyễn Du

1.2.1. Con người và cuộc đời

Nguyễn Du (1766 - 1820) tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên

- Quê nội làng Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh, quê ngoại ở xã Kinh
Bắc nay là tỉnh Bắc Ninh.

- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của
giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX - giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc
điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong
trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

=> Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo lớn.

- Gia đình: Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình trâm anh thế phiệt và có
truyền thống làm quan nhưng lớn lên trong sự sa sút, ông từng trải và thấu hiểu
cuộc sống của những người nghèo khó.

- Con người: Nguyễn Du có năng khiếu văn học từ bé, ham học và có vốn hiểu
biết sâu rộng.

1.2.2 Quan niệm sáng tác của Nguyễn Du

- Nguyễn Du xem việc sáng tác thơ là lẽ sống của mình:

“Bách niên cùng tử văn chương lí” (cuộc đời trăm năm chết xác trong chốn văn
chương – Mạn hứng)
- Nguyễn Du đã xuất phát từ quan niệm “đời là bể khổ” để đi đến những nhận định
về nhân sinh trên nền tảng tâm thế Việt – lấy tình cảm, tình yêu thương làm chỗ
dựa.

Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nhận định, luật “tài mệnh tương đố” là một
trong những “luật đời” khiến con người chịu nhiều đau khổ nhất:

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng".

- Nguyễn Du đặc biệt chú ý đến hai loại người trong quan niệm của ông về con
người - người tài và người phụ nữ.

2. Con người cô đơn trong Truyện Kiều

2.1. Khái niệm con người cô đơn.

2.1.1. Khái niệm về con người và các kiểu con người trong văn học trung đại
Việt Nam.

Khái niệm về con người

Theo Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa: "Quan niệm nghệ thuật về con người
là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm. Nó gắn
với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm
thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật".

- Các kiểu con người trong văn học trung đại Việt Nam

Trong văn học trung đại Việt nam, có một số kiểu con người tiêu biểu như:

+ Con người sử thi

+ Con người ưu ái

+ Con người tự phản tỉnh


+ Con người cô đơn

2.1.2. Kiểu con người cô đơn.

_ Con người cô đơn có thể hiểu là con người khác biệt với thế giới xung quanh,
không tìm được tiếng nói chung, không được chia sẻ, không thể hòa nhập với cộng
đồng, tự tách mình ra khỏi cộng đồng ấy hoặc cũng có thể nỗi cô đơn của con
người như một mặc định theo họ suốt đời.

_ Hình ảnh con người cô đơn, lạc lõng trong văn học trung đại thường xuất hiện
khi xã hội phong kiến Việt Nam ở vào giai đoạn suy tàn. Mọi trật tự tôn ti sụp đổ,
mọi giá trị lộn nhào.

“Tìm đường về Hán chưa xong

Sang Tần là việc đã không nên rồi

Bể hồ trôi dạt đôi nơi

Cho người tráng chí ra người cuồng ngông”

(Lê Hữu Trác - Y tông tâm lĩnh)

“Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên

Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên”

(Người tráng sĩ đầu bạc buồn ngẩng mặt nhìn trời Hùng tâm, sinh kế cả hai đều mờ
mịt cả)

(Nguyễn Trãi - Tạp thi)

“Ngồi buồn mà trách ông xanh

Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”

(Nguyễn Công Trứ - Vịnh cây thông)


_ Hình ảnh con người cô đơn lạc lõng trong văn học trung đại cũng thường xuất
hiện khi mà quyền sống, quyền được hưởng tình yêu, hạnh phúc của con người bị
chà đạp. Lúc ấy, hạnh phúc đổ vỡ, tình duyên hẩm hiu, con người trở về với chính
cõi lòng mình để nỗi cô đơn dâng trào trong tâm trạng.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”.

(Hồ Xuân Hương - Tự tình 2)

2.2. Quan niệm về con người cô đơn của Nguyễn Du

_ Với Nguyễn Du, con người cô đơn thường đi đôi với tự thương, không phải chỉ
là tự thương cho thân mình nhiều trắc trở mà còn là thương mình và cả những kẻ
tài hoa phải chịu chung một quy luật:

“Lại mang lấy một chữ tình,

Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.

Vậy nên những chốn thong dong,

Ở không yên chỗ, ngồi không vững vàng.

Ma đưa lối, quỷ dẫn đường,

Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”

(Truyện Kiều)

- Đi nhiều, kết giao nhiều, nhưng Nguyễn Du vẫn thấy cô đơn, nhà thơ không bị
động chịu nhận nỗi cô đơn do hoàn cảnh mang lại mà ông tự ý thức mình đã tạo ra
và phải mang lấy nỗi cô đơn này như trách nhiệm của một con người trót sinh ra có
một tâm hồn đa cảm.

Trong tác phẩm truyện Kiều phân đoạn Thúy Kiều khi khóc trước nấm mồ vô chủ
của Đạm Tiên đã bị chính những người thân của mình cười là “Khéo dư nước mắt
khóc người đời xưa”:

“Bất tri tam bách dư niên hậu,


Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

(Độc Tiểu Thanh ký)

(Không biết ba trăm năm lẻ nữa

Thiên hạ ai người khóc Tố Như

- Đặc biệt nhạy cảm đối với số phận bất hạnh của những người phụ nữ đẹp và tài
hoa như nàng Tiểu Thanh, người ca nữ ở La Thành, người gảy đàn ở Long Thành,
Thúy Kiều, Đạm Tiên, Nguyễn Du không chỉ thương cho cuộc đời long đong của
họ mà còn đồng cảm sâu sắc về nỗi cô đơn của họ.

2.3. Con người cô đơn trong tác phẩm Truyện Kiều

2.3.1. Cốt truyện

Cốt truyện của Truyện Kiều được vay mượn từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện và
do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp của nghệ thuật dựng truyện của tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc.

- Cốt truyện Truyện Kiều khá phức tạp, được cấu tạo, như mọi tiểu thuyết chương
hồi nói chung, mặc dù đã bỏ hết sự phân hồi và hồi mục, bằng một chuỗi truyện
lớn nhỏ và trong mỗi truyện có gần như đầy đủ các thành phần của cốt truyện, có
giới thiệu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút, kết thúc.

- Cốt truyện Truyện Kiều:

+ Chỉ có hình thức bố cục bề ngoài của truyện tài tử giai nhân.

+ Bố cục bên trong của nó là: sự báo hiệu của định mệnh, sự thực hiện của định
mệnh và dấu ấn của định mệnh.

- Chính số phận của Nguyễn Du nên những cảm xúc đồng điệu trong tâm hồn được
vun đắp, Nguyễn Du viết Kiều như viết về chính cuộc đời phiêu bạt của bản thân
mình.

2.3.2. Nhân vật cô đơn điểm hình trong Truyện Kiều

Nhân vật Thúy Kiều


Tâm trạng cô đơn của Tố Như được truyền tải vào nhân vật mà ông ưu ái nhất -
Vương Thúy Kiều - nơi người đọc nhìn thấy được hình bóng của ông - từ tài sắc
vẹn toàn, tâm hồn đến số phận. Thúy Kiều không ít lần rơi vào trạng thái cô đơn,
tuyệt vọng.

_ Từ độ tuổi xuân xanh đẹp nhất của đời người, Thúy Kiều đã biết đến với nỗi cô
đơn trong ngày hội mùa xuân “ngựa xe như nước áo quần như nêm” (Cảnh ngày
xuân).

=> Gặp mộ Đạm Tiên, Kiều mới thấu được nỗi cô đơn của một người phụ nữ tài
sắc vẹn toàn nhưng rồi nàng cũng nhanh chóng rời đi:

“Ở đây âm khí nặng nề

Bóng chiều đã ngả dặm về còn xa”

Do có sự tương đồng về số phận nên Đạm Tiên đã 3 lần về báo mộng cho Kiều để
dự đoán trước số phận trắc trở đau khổ của mình.

(Kiều thăm mộ Đạm Tiên)

_ Trong tình yêu với chàng Kim, Kiều cũng đã không tránh khỏi cảm giác cô đơn,
không chỉ bởi khoảng cách về không gian, cảnh ngộ mà cả khoảng cách về tâm
hồn.

Người thanh niên tài hoa tuấn tú - Kim Trọng - làm xao xuyến trái tim non trẻ,
những dự cảm bất tường cũng đồng thời có mặt:

“Trông người lại ngẫm đến ta

Một dày một mỏng biết là có nên?”

Nhưng sự tri âm, đồng điệu này cũng chưa thật trọn vẹn khi chàng nhận xét:

“So chi những khúc tiêu tao

Dột lòng mình cũng nao nao lòng người”

=> Chàng Kim và Kiều hiểu nhau, cảm nhau nhưng số phận khác nhau, có duyên
nhưng không phận nên không thể bên nhau suốt đời.
_ Sự lẻ bóng, cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn không có ai bầu bạn của Kiều, Kiều như
một cái xác không hồn vật vờ tạm bợ chốn lầu xanh.

Nàng không thể nào vui ở chốn bùn nhơ này:

“Mặc người mưa Sở mây Tần

Những mình nào biết có xuân là gì”

(Nỗi thương mình)

=> Rơi vào nghịch cảnh ở lầu xanh, dĩ nhiên tâm hồn thanh cao của Kiều không
thể nào hòa đồng cùng cuộc sống ô trọc.

- Từ Hải chợt đến và chợt đi qua cuộc đời Kiều như một giấc mộng đẹp không thể
níu giữ, để lại cho nàng một nỗi cô đơn, hụt hẫng trong tuyệt vọng hơn bao giờ hết.

- Cuộc tái ngộ với gia đình, với cố nhân thực sự đã đóng đinh vào tâm hồn Kiều
một nỗi cô đơn, lạc lõng giữa gia đình và cộng đồng tới cuối đời không bao giờ gỡ
ra được.

Người đang hiện hữu trước mặt đã là người của ngày xưa: “Nọ chàng Kim đó là
người ngày xưa…”

Trong đêm tái hợp, khi Thúy Kiều lại đàn cho Kim Trọng nghe và chàng nhận xét:

“… phổ ấy tay nào?

Xưa sao sầu thảm nay sao vui vầy?

Tẻ vui bởi tại lòng này

Hay là khổ tận đến ngày cam lai?”

=> Hai người họ đã là hai đường thẳng song song không bao giờ gặp gỡ.

Nhân vật Thúy Vân

- Từ trước tới nay, mỗi khi nhắc đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, có lẽ sự liên
tưởng đầu tiên của mỗi độc giả đều hướng đến nhân vật Thúy Kiều. Phải chăng, vì
thế mà, chúng ta đã vô tình hay hữu ý lãng quên đi Thúy Vân _ một nhân vật “hờ”
của tác phẩm. Quyết định bán mình chuộc cha và em đồng thời không muốn phụ
lòng với Kim Trọng nên Kiều đã nhờ em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

Tuy nhiên, Thúy Vân lại đồng ý thay Kiều trả nghĩa Kim Trọng. Có ý kiến cho
rằng, Thúy Vân hời hợt, vô cảm khi dễ dàng chấp nhận lời trao duyên của Kiều.
Nhưng, thử hỏi rằng, Thúy Vân có thể từ chối sao? Trong khi nàng đã hiểu được
tấm lòng, sự hi sinh cao cả của Thúy Kiều khi quyết định vì chữ “hiếu” mà bỏ chữ
“tình”? Sự đồng ý ở đây thể hiện một lòng cảm thông sâu sắc của Thúy Vân đối
với chị, nàng chấp nhận một sự hi sinh _ hi sinh tuổi xuân và hạnh phúc của mình

Hơn nữa, quãng thời gian mà Thúy Vân chung sống với Kim Trọng _ một người
chồng mà chưa bao giờ tỏ ra là chung thủy, 15 năm chàng Kim luôn tưởng nhớ đến
người xưa và cũng là 15 năm mà nàng Vân phải sống trong sự thờ ơ, hững hờ:

“Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó mặn mà với ai”

- Là một nhân vật cô đơn trong Truyện Kiều, quãng thời gian mà Thúy Vân chung
sống với Kim Trọng - một người chồng mà chưa bao giờ tỏ ra là chung thủy, 15
năm chàng Kim luôn tưởng nhớ đến người xưa và cũng là 15 năm mà nàng Vân
phải sống trong sự thờ ơ, hững hờ.

- Thúy Vân cũng mang trong mình nỗi cô đơn, xót thương khi mơ về chị:

“Phòng xuân trướng rủ hoa đào

Nàng Vân nằm bỗng chiêm bao thấy nàng”

(Kim Trọng đi tìm Kiều)

2.3.3. Không gian và thời gian

Không gian:

Buồng khuê: không phải để thể hiện sự quan trọng mà đây là không gian cô đơn

- Lưu lạc: Kiều được đặt vào không gian thê lương

=> Cảm giác cô đơn, lưu đày.


Lầu Ngưng Bích cũng là chốn lầu xanh, nơi có phong cảnh tuyệt đẹp, khung cảnh
hữu tình thơ mộng được thể hiện qua các từ ngữ non xa, trăng gần, cát vàng, cồn
nọ, bụi hồng, dặm kia

=> Không gian mở ra chiều cao, chiều xa. Trong tình cảnh bị giam cầm và tha
hương cô đơn như thế, Kiều nhìn khung cảnh với con mắt buồn thảm vắng lặng,
nhìn trăng nàng chỉ thấy vầng trăng đơn côi, nhìn đất thì chỉ thấy cồn cát nhấp nhô
phía bên là bụi hồng.

Thời gian:

Đặt nhân vật vào thời gian đêm khuya, “mây sớm đèn khuya”

=> Biểu đạt vòng quay của thời gian, cùng những hình ảnh gợi tả không gian, sự
tuần hoàn đều đặn của thời gian càng nhấn mạnh thêm tình cảnh cô đơn, buồn tủi,
hổ thẹn của Kiều, nàng bẽ bàng, “khóa xuân” - giam hãm tuổi xuân.

Kết luận

Qua tác phẩm Truyện Kiều ta có thể thấy nhân vật “ cô đơn” xuyên suốt hành trình
sáng tác của Nguyễn Du. Qua việc xây dựng nhân vật cô đơn để Nguyễn Du bày tỏ
sự đồng điệu, đồng cảm của mình đối với các nhân vật và nhất là Thúy Kiều_ hình
tượng người phụ nữ đa tài, đa sắc lại thánh thiện nhưng chịu số phận bi thương và
đau khổ.

You might also like