You are on page 1of 4

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

- LÊ ANH TRÀ –

Câu 1: Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế
nào? Vì sao người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?

Vốn tri thức văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng “ ít có vị lãnh tụ nào lại
am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ
Chí Minh”, thể hiện qua việc người đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế
giới cả ở phương Đông và phương Tây và người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại
quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,..

Người có được vốn tri thức sâu rộng như vậy là nhờ vào tính ham học hỏi, tìm hiểu,
đặt chân đến nhiều quốc gia, làm nhiều nghề và có dịp tiếp xúc với văn hóa nhiều nơi. Người
tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, dám phê phán những cái
tiêu cực và khen ngợi những cái tích cực, nhờ vậy mà tạo nên một nhân cách rất phương
Đông nhưng lại rất tiến bộ, rất hiện đại.

Câu 3: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?

Lối sống của Bác là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ
nơi cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Đó không phải là lối sống khắc khổ của một con người tự
vui trong cảnh nghèo khó mà là lối sống giản dị mà không không sơ sài, đạm bạc mà không
gợi cảm giác cơ cực. Lối sống của Bác không phải cách thần thánh hóa làm cho khác đời,
hơn đời mà được ví như phong cách của những nhà hiền triết ẩn dật thời xưa, là sự kết hợp
giữa giản dị và thanh cao, có khả năng mang lại thanh thản cho cả thể xác và tâm hồn.

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG


- NGUYỄN DỮ -

Câu 3: Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về
thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

Nguyên nhân dẫn tới cái chết của Vũ Nương gồm có nguyên nhân trực tiếp và gián
tiếp. Điều trực tiếp đẩy nàng tới cái chết oan khuất là người chồng vũ phu, thô bạo, đa nghi,
hồ đồ “ giấu không kể lời con nói”, không nghe nàng giải thích phân trần mà kiếm cớ “ mắng
nhiếc và đánh đuổi đi” đã khiến nàng uất ức, tủi hổ và mất hoàn toàn niềm tin vào người mà
mình bấy lâu yêu dấu.

Bên cạnh nhân vật Trương Sinh, xã hội phong kiến bất công, tàn bạo là nguyên nhân
sâu xa đã đẩy Vũ Nương tới bước đường cùng. Trong xã hội phong kiến đó, người phụ nữ
không có tiếng nói và tiếng nói của họ không có giá trị, họ phải chịu những khuôn khổ khắt
khe, bó buộc, không thể làm chủ cho bản thân cũng giống như việc Vũ Nương không thể
minh oan cho chính mình. Ngoài ra, cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa gây chia rẽ tình
cảm của hai vợ chồng và gia tăng nỗi đau của cảnh chia ly cũng là lý do khiến Vũ Nương
phải chịu những oan ức, bất công dẫn tới cái chết đau thương đó.

Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu
và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số
phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không những không được
bênh vực, chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí, chỉ vì lời nói ngây thơ của
đứa trẻ và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời
mình. Trong xã hội phong kiến, phụ nữ bị buộc chặt trong khuôn khổ khắt khe của lễ giáo, bị
đối xử bất công, bị áp bức và chịu nhiều khổ đau, bất hạnh.

Câu 5: Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu
chuyện quen thuộc, tác giả nhằm mục đích gì?

Những chi tiết kì ảo trong chuyện:


 “… một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh đến kêu tha mạng,… bèn đem thả
con rùa ấy.”
 “ Linh Phi bèn lấy khăn dấu mà lau, lấy thuốc thần mà đổ, mốt chốc Phan Lang bèn
lại.”
 “ … Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích
Hỗn đưa Phan ra khỏi nước.”
 “ … Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm
mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện.”

Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả đã làm hoàn chỉnh những
nết đẹp vốn có của Vũ Nương. Tạo được cái kết phần nào có hậu cho tác phẩm, gửi gắm ước
mơ về cuộc sống công bằng, người tốt dù trải qua bao oan khuất cũng sẽ được minh oan. Tuy
vậy, những chi tiết kì ảo không làm giảm tính bi kịch của truyện, đây là những chi tiết thể
hiện niềm thương cảm của tác giả đối với nhân vật Vũ Nương, tất cả chỉ là ảo ảnh, là một
chút an ủi cuối cùng cho người bạc mệnh và Trương Sinh vẫn phải trả giá cho hành động của
mình.

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ


- NGÔ GIA VĂN PHÁI -

Câu 2: Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc
Quang Trung- Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối
ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?

Qua đoạn trích, những hình ảnh mà em thấy được ở vị vua Quang Trung- Nguyễn
Huệ là đây là một vị vua có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm chiến đấu vì độc
lập, tự do đất nước, là người biết lắng nghe, hành động mạnh mẽ, quyết đoán, nhanh gọn, có
chủ đích và rất quả quyết. Vua Quang Trung còn là vị chỉ huy có tài điều binh khiển tướng,
mưu lược, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, có tầm nhìn xa trông rộng và có tài dụng binh như
thần.

Theo em, chính tinh thần dân tộc và tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử đã chi phối
ngòi bút của các tác giả Ngô gia văn phái. Tuy các tác giả vốn trung thành với nhà Lê những
đứng trên phương diện là người viết một tác phẩm văn sử thì họ vẫn viết về vua Quang Trung
là một vị tướng tài năng, sáng suốt. Nhờ vậy mà “ Hoàng Lê nhất thống chí” vô cùng thuyết
phục, tính chân thực cao, tôn trọng sự thật lịch sử.

CHỊ EM THÚY KIỀU


- NGUYỄN DU -

Câu 2: Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy
Vân? Qua hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách
như thế nào?

Trong đoạn thơ có những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ như “ khuôn trăng”, “ nét
ngài”, “ hoa”, “ ngọc”, “ mây” và “tuyết” gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Qua hình tượng ấy, em
cảm thấy Thúy Vân có nét đẹp trang trọng, cao sang, quý phái rất riêng thể hiện qua nhan sắc
khuôn mặt đầy đặn, lông mày sắc nét, làn da trắng trẻo, mái tóc óng ả và tính cách hiền dịu,
nết na nói cười như hoa như ngọc. Nét đẹp đoang trang, dịu dàng ấy như báo hiệu về cuộc đời
êm đềm, bình lặng không sóng gió, trắc trở của nàng.

Câu 3: Khi gợi tả nhan sắc của Thúy Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật
mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với miêu tả Thúy Vân?

Khi gợi tả nhan sắc của Thúy Kiều, tác giả cũng sử dụng hình ảnh ước lệ của “ làn thu thủy”,
“ nét xuân sơn” và “ hoa”, “liễu”. Cách miêu tả thông qua sử dụng biện pháp nghệ thuật này
giống với ở nhân vật Thúy Vân ở chỗ đều lột tả vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn, rực rỡ sánh ngang
với thiên nhiên hùng vĩ của cả hai mỹ nhân.

Tuy vậy, giữa hai cách miêu tả cũng có những điểm khác nhau. Ở Thúy Vân, tác giả miêu tả
đầy đủ những đường nét trên gương mặt để gợi tả vẻ đẹp đoan trang, dịu hiền, còn ở Thúy
Kiều tác giả chỉ tập trung miêu tả đôi mắt, qua đôi mắt mà bộc lộ vẻ đẹp thanh tú, sắc sảo trên
gương mặt nàng. Đối với Thúy Vân thì vẻ đẹp của nàng được thiên nhiên hết sức ưu ái “ mây
thua”, “ tuyết nhường”, còn đối với Thúy Kiều thì đó lại là vẻ đẹp quá đỗi rực rỡ khiến “ hoa
ghen”, “liễu hờn”. Đại thi hào Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp đòn bẩy dùng nhan sắc của
Thúy Vân để tôn lên vẻ đẹp của Thúy Kiều và đồng thời dự báo hai số phận trái ngược nhau
– Vân sẽ có cuộc đời êm ấm, bình lặng còn Kiều sẽ phải chịu nhiều éo le, trắc trở.

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH


- NGUYỄN DU -
Câu 2: Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.
a. Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ tới ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nhớ
như thế có hợp lí không, vì sao?
b. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách
thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh
của tác giả để làm sáng tỏ điều đó.
c. Em có nhân xét gì về tấm lòng Thúy Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?

a. Trong cảnh ngộ của mình, Thúy Kiều đã nhớ tới chàng Kim Trọng và cha mẹ. Nàng
nhớ về Kim Trọng trước cha mẹ. Trong hoàn cảnh của nàng, nỗi nhớ ấy là vô cùng
hợp lí vì Kiều đã bán mình chuộc cha xem như đã làm tròn phần nào chữ “ hiếu” và
nàng cũng biết cha mẹ được bình yên ở nhà. Trong khi đó, một người con gái đương
tuổi xuân mới chớm nở một mối tình đẹp thì đã phải xa lìa với người yêu không lời từ
biệt, Thúy Kiều thương xót Kim Trọng không biết nàng đã bị gán vào lầu xanh mà
ngày đêm nhung nhớ nên nỗi nhớ của nàng là vô cùng hợp lí.

b. Tác giả dùng từ “ tưởng” để nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều với Kim Trọng, còn từ
“xót” dành cho nỗi nhớ của nàng với cha mẹ. Với chàng Kim, Kiều tưởng tượng cảnh
chàng trông ngóng nàng mòn mỏi, đoạn trích sử dụng ngôn ngữ nội tâm để chứng
minh Kiều “ tấm son gột rửa bao giờ cho phai?”. Nỗi nhớ của Thúy Kiều về gia đình
là sự xót xa với cha mẹ ngày một già yếu không được tự tay chăm sóc, cha mẹ phải
ngày ngày dựa cửa ngóng tin con. Những câu thơ về nỗi nhớ gia đình sử dụng nhiều
điển tích điển cố, thể hiên tấm lòng hiếu thảo của Kiều.

c. Qua nỗi nhớ thương của Kiều, em cảm thấy nàng là người thủy chung, son sắt với
người mình yêu và là người con hiếu thảo, quan tâm, biết yêu thương cha mẹ. Tuy
bản thân đã phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng Kiều vẫn giữ tấm lòng vị tha, giàu đức hy
sinh đáng trân trọng.

You might also like