You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ VĂN 9

Truyện Kiều
I. Chị em Thuý Kiều
1.Tác giả: Nguyễn Du ( 1765 – 1820 ): - Đại thi hào Nguyễn Du-Danh nhân văn
hoá thế giới. Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống văn học và đỗ đạt cao
- Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
2.Tác phẩm: Phần 1: “Gặp gỡ và đính ước”
a. Vẻ đẹp chung của 2 chị em ( 4 câu đầu )
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, ẩn dụ, khoa trương phóng đại, tiểu đối
-> Vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng. Cả hai đều đẹp nhưng mỗi người
một vẻ.
=> Miêu tả khái quát
b. Vẻ đẹp của Thuý Vân ( 4 câu tiếp )
- Bút pháp liệt kê, ước lệ, so sánh, ẩn dụ, phóng đại, nhân hoá
-> Vẻ đẹp cao sang, quý phái, phúc hậu: + Khuôn mặt ngời sáng như ánh trăng
+ Cặp lông mày đậm, sắc như con tằm
+ Tiếng nói trong trẻo như tiếng ngọc rung
+ Miệng cười tươi như đoá hoa hàm tiếu
+ Mái tóc mềm, bồng bềnh như mây
+ Da trắng hơn tuyết
=> Miêu tả chi tiết chân dung của Thuý Vân
=> Hứa hẹn một cuộc đời bình yên, suôn sẻ, hạnh phúc
c. Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều( 12 câu tiếp )
*Vẻ đẹp của Kiều: - Bút pháp ước lệ tượng trưng, nghệ thuật đòn bẩy, phép so
sánh, ẩn dụ, nhân hoá
-> Kiều đẹp sắc sảo, mặn mà, tuyệt sắc giai nhân: Dự báo cuộc đời không bình
yên
*Tài năng của Kiều: - Tài năng thiên bẩm đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm
phong kiến
- “Cầm, kì, thi, hoạ”
d. Cuộc sống của hai chị em ( 4 câu cuối ):
- Thuý Kiều và Thuý Vân có nếp sống gia phương khuôn phép, đứng đắn, chuẩn
mực
3. Tổng kết: - Bút pháp ước lệ tượng trưng, nghệ thuật đòn bẩy, đa dạng các
BPTT
- Lựa chọn ngôn ngữ miêu tả tài tình
- Đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp
thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con ngời, khắc hoạ rõ nét chân dung chị em
Thuý Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài
hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du
II. Kiều ở lầu Ngưng Bích
1. Tác phẩm: - Vị trí đoạn trích: Phần 2: “Gia biến và lưu lạc”
- Bố cục: 3 phần
a. Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều ( 6 câu đầu )
- Hai chữ “khoá xuân” cho thấy Kiều bị giam lỏng
- Không gian mênh mông rợn ngợp, thời gian tuần hoàn, khép kín, giam hãm, gò
bó, tù túng
-> Diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều
b. Nỗi nhớ của Thuý Kiều ( 8 câu tiếp ): *Nhớ Kim Trọng: - Kiều nhớ tới lời
thề đôi lứa, nàng tưởng tượng Kim Trọng ngày đêm mong chờ tin mà uổng công
vô ích, đang hướng về mình.
- Nàng nhớ Kim Trong với tâm trạng xót xa, đau đớn
*Nhớ ba mẹ: - Nàng cảm thấy xót xa khi hình dung cha mẹ ngày đêm tưởng
nhớ, tựa cửa ngóng con. Và tự trách mình không sớm hơn phụng dưỡng cha mẹ
- Thành ngữ “Quật nồng ấp lạnh”, điến cố “Sơn Lai”, “gốc tử” nói lên tấm lòng
hiếu thảo và nỗi nhớ thương cha mẹ của Thuý Kiều
=> Người tình chung thuỷ, người con hiếu thảo, một tấm lòng vị tha, nhân hậu,
giàu đức hi sinh
c. Tâm trạng buồn lo của Kiều ( 8 câu cuối ): - Là một minh chứng cho nghệ
thuật tả cạnh ngụ tình đặc sắc của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du
- Với 4 lần điệp ngữ “Buồn trông” tạo âm điệu trầm bổng, mở ra bối cảnh thiên
nhiên nhuốm màu tâm trạng. Phép điệp ngữ thể hiện nỗi đau triền miên, dai
dẳng, nỗi buồn tăng dồn; đỉnh điểm là nỗi lo sợ
2. Tổng kết: -Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại
- Tả cảnh ngụ tình
- Lựa chọn từ ngữ đặc sắc, dử dụng các BPTT, sử dụng các điển tích, điến cố
- Là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong
Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh
ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
Chuyện người con gái Nam Xương
1. Tác giả: Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ 16. Là người học rộng, tài cao, học trò giỏi
của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thi đậu cử nhân ra làm quan 1 năm rồi về ở ẩn viết
sách, làm thuốc, nuôi mẹ.
+ Quê ở Thanh Miên - Hải Dương
2. Tác phẩm: - Có nguồn gốc từ truyện dân gian “Vợ chàng Trương”, là truyện
thứ 16 trong 20 truyện của tập “Truyền Kì Mạn Lục”
a. Nhân vật Vũ Nương: *Khi chưa lấy chồng: Thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp
*Khi lấy chồng: Hết lòng vì gia điình, giữ gìn hạnh phúc
*Khi tiễn chồng đi lính: Thấu hiểu những khó khăn mà chồng sắp phải đối mặt,
không ham công danh phú quý
*Khi xa chồng: Là người mẹ hiền, dâu thảo, người vợ đảm đang chugn thuỷ
*Khi bị chồng nghi oan: Bị nghi ngờ là thất tiết. Phân trần để chồng thấu hiểu,
thất vọng, đau khổ khi hạnh phúc gia đình tan vỡ; coi trọng danh dữ, quyết dùng
cái chết để chứng minh mình trong sạch
*Khi ở thuỷ cung: Bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình
- Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương: *Nguyên nhân gián tiếp
+ Cuộc hôn nhân không bình đẳng, quan niệm bất công của XHPK
+ Chiến tranh phi nghĩa
+ Lời nói ngây ngô, vô tư của con trẻ
*Nguyên nhân trực tiếp: Do thái độ ghen tuông, tính đa nghi, cách cử xử hồ đồ,
độc đoan, vũ phu của Trương Sinh đã bức tử Vũ Nương ( ngu như bò )
=> Ý nghĩa: Tố cáo XHPK đẩy người phụ nữ PK đến bước đường cùng, ca ngợi
vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của họ
b. Nhân vật Trương Sinh: - Là hiện thân của chế độ PK bất công, sự độc đoan
đã giết chết tình người và dẫn đến bi kịch ( đi chết đi )
c. Thái độ của tác giả: - Phê phán thói ghen tuông mù quáng, XHPK bất công
- Đồng cảm, xót thương với số phận bi kịch oan nghiệt của nghiệt của người phụ
nữ, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, tâm hồn của họ.
d. Ý nghĩa của các yếu tố kì ảo: - Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, đặc trưng của truyện
truyền kì
- Góp phần làm hoàn chỉnh vẻ đẹp của Vũ Nương
- Tạo kết thúc có hậu, thể hiện mơ ước của người dân về lẽ công bằng trong XH
- Phê phán XH đương thời
3. Tổng kết: - Sáng tạo từ truyện dân gian
- Tình huống truyện hợp lí, kịch tính hấp dẫn, hợp lí=)))
- Kết hợp các yếu tố kì ảo và yếu tố khác
- Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, CNCGNX
thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ VN dưới
chế độ PK, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một
áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nv kết hợp tự sự với
trữ tình.
Tiếng Việt
1.Phương châm hội thoại: – Có 5 phương châm hội thoại chính:
+ Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của
lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
+ Phương châm về chất, khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin
là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
+ Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh
nói lạc đề.
+ Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn,
tránh cách nói mơ hồ.
+ Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người
khác.
– Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên,
căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho
phù hợp và linh hoạt.
– Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các
nguyên nhân sau:
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;
+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác
quan trọng hơn;
+ Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào
đó.

Tôi 14 tuổi. Cái tuổi này chưa phải là lớn nhưng cũng không còn bé nữa. Tôi đã đủ
lớn để nhận thức được đúng – sai. Tôi đã biết khóc trước những mảnh đời bất hạnh,
biết cười khi thấy người khác vui. Tôi đã biết cúi xuống nhặt mảnh chai dưới đường
để bảo vệ chân mình và chân những người đi sau. Tôi cũng đã biết biết ơn những
người có ơn với tôi nữa. Tất cả những điều ấy đều là do thầy đã dạy tôi.

Tôi vẫn thường được nhìn thấy thầy vào mỗi buổi sớm mai, khi mà thầy đi dạy qua
nhà tôi. Tôi vẫn thường cảm thấy lòng bồi hồi nhớ lại quãng thời gian trước đây vào
lúc đó ngoài ra thì lại không (!?). Hôm nay thì lại khác. Tôi nghe một đoạn quảng cáo:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng

Là gì? Em biết không?

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi.

Câu hát này. sao nó thân quen quá! Cố lục tìm những mảng kí ức bừa bộn, tôi cố tìm
những gì liên quan đến câu hát đó.

A! Phải rồi! Nó đây rồi!

Thầy của tôi vẫn để nhạc chuông điện thoại là bài hát này. Thầy hay nói với chúng
tôi là thầy rất thích bài hát này, nó ý nghĩa. Thầy nói, sống trên đời là phải biết giữ lại
những gì tốt đẹp, quên đi những gì đáng quên. Và đặc biệt là phải biết tha thứ cho lỗi
lầm của người khác. Như là để gió cuốn đi. .

Thế đấy! Thầy đã dạy chúng tôi phải sống như thế đấy! Vậy mà, bây giờ tôi mới
thấm thía. Còm hồi lớp 4, cái thời điểm thầy dạy thì tôi chỉ vâng dạ cho xong chuyện.

Bạn bảo tôi kể về kỉ niệm đáng nhớ về thầy giáo ư? Nhiều lắm, không kể nổi đâu! Tôi
chỉ có thể nói với bạn rằng chính thầy cũng là một kỉ niệm đáng nhớ với tôi rồi!
Tôi vẫn luôn thấy tiếc vì thời gian chúng tôi học với thầy quá ít ỏi. Đến nỗi, tôi cứ cảm
thấy áy náy vì chưa làm được cho thầy điều gì cả. Thầy đã dạy dỗ 12 đứa học sinh
chúng tôi rất chu đáo. Thầy dạy chúng tôi mẹo làm toán nhanh, dạy cả cách làm một
bài văn thế nào cho đúng yêu cầu nữa. Thầy có hẳn một kho tàng truyện cười, tôi
nghĩ thế, nên cứ lúc nào chúng tôi mệt là thầy lại kể cho chúng tôi nghe. Học với
thầy, chúng tôi luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Nhà thầy ở xa trường hơn 20 cây số, thế mà dù nắng hay mưa, thầy luôn đến lớp
đúng giờ. Thầy đến, mang cho chúng tôi bao nhiêu là điều mới lạ. Thầy như cơn gió
thổi vào lòng những đứa học sinh lam lũ của mình những luồng gió mới. Thầy như
tia nắng ban mai thắp sáng ước mơ tôi, gieo cho chúng tôi bao nhiêu ước mơ và
hoài bão.

Thầy vẫn bảo: “Nếu chỉ được một lần duy nhất đi trên con đường đầy hoa, các con
sẽ chọn bông hoa nào?”. Giờ thì, con đã hiểu thầy nói gì rồi, thầy ạ. Con sẽ chọn cho
con “bông hoa” cơ hội nào đẹp nhất. Thầy cũng bảo thầy không có con, thế nên thầy
xem chúng tôi như con của mình vậy. Thầy đối xử với tôi rất tốt. Thế nên chúng tôi
vẫn cố gắng làm thầy vui, như cách những đứa con đang báo hiếu cho cha mình
vậy.

Thầy trò chúng tôi đã gắn bó với nhau như thế đấy. Ấy vậy mà, sự thật thật trớ trêu.
Giữa học kỳ II lớp 4, thầy phải chuyển trường. Khi nghe thầy hiệu phó nói, chúng tôi
như không tin vào tai mình. Tôi còn nhớ như in cái ngày hôm ấy. Đó là thứ 2, ngày
21, tháng 2. Chúng tôi đã khóc rất nhiều. Thầy của tôi sắp phải xa chúng tôi rồi! Phải
làm thế nào đây? Thầy cũng đã rơi nước mắt đấy. Thầy trò chúng tôi cứ nhìn nhau
mà khóc suốt. Thầy dặn chúng tôi: “Các con ở lại nhớ nghe lời thầy giáo mới, phải
chịu khó mà học hành. Cơ hội đến với người ta không nhiều, thế nên các con phải
biết nắm bắt. Chúc các con sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Thôi, chào các con
ở lại, thầy đi đây! “Chúng tôi đã khóc nhiều lắm. Tôi còn ngây thơ hỏi: “Thầy đi thì
bao giờ về ạ?”. Tôi đã từng nghĩ, thầy giờ đã không còn là thầy của tôi nữa rồi!

Nhưng mà không phải vậy đâu, thầy vẫn mãi là thầy của chúng tôi chứ. Bây giờ, mỗi
sớm mai thấy thầy, tôi vẫn không quên chào thầy. Và, thật vui, thầy vẫn nhận ra tôi,
thầy còn cười với tôi nữa. Tôi cũng rất tự hào vì đến giờ tôi vẫn làm theo lời thầy
dạy: Biết tôn sư trọng đạo, biết ơn người có ơn với mình. Hạnh phúc hơn là, hồi lớp
7, khi tôi viết truyện về thầy, truyện của tôi được giải ba đấy. Thầy ơi, thầy có biết
không, con viết về thầy được giải ba đấy, thầy ạ !
Đã hơn 4 năm rồi nhưng tôi vẫn không quên được thầy. Có lẽ vì thầy là kỉ niệm khó
quên trong lòng tôi. Tuy xa thầy rồi, nhưng những bài học thầy dạy tôi vẫn chưa
quên. Thầy ơi, tuy hôm nay đã là 26/11 rồi, nhưng con vẫn nhân ngày nhà giáo Việt
Nam, con chúc thầy mạnh khỏe, có một cuộc sống hạnh phúc. Đặc biệt là thành
công trong sự nghiệp trồng người cao quý của mình. Và. thầy hãy chờ xem con thực
hiện ước mơ của mình như thế nào, thầy nhé!

You might also like