You are on page 1of 8

TRONG LÒNG MẸ

(Trích Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng)


Đề nghị:
1. Đọc kĩ đoạn trích trong SGK trước buổi học để đảm bảo không đọc lại tác phẩm
trước khi GV hướng dẫn học bài.
2. Đọc trước tài liệu này để đảm bảo trả lời được câu hỏi của GV về nội dung tài liệu
liên quan bài học.
3. Các đề văn thực hành được giới thiệu để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo nên HS
không phải thực hiện.

A. TÓM TẮT NHỮNG NGÀY THƠ ẤU


Những ngày thơ ấu là cuốn hồi kí của Nguyên Hồng. Tác phẩm có 9 chương, mỗi
chương là một kỉ niệm sâu sắc về thời "thơ ấu" cay đắng, rất ít niềm vui của tác giả.
Chương 1. Tiếng kèn Chương 6. Trong đêm đông
Chương 2. Chúa thương xót tôi Chương 7. Đồng xu cái
Chương 3. Trụy lạc Chương 8. Sa ngã
Chương 4. Trong lòng mẹ Chương 9. Một bước ngắn.
Chương 5. Đêm nô-en
Trang hồi kí đã ghi lại cảnh sa sút, tan nát của một gia đình thị dân ở thành phố Nam
Định trong khoảng những năm hai mươi, ba mươi của thế kỉ XX. Những nỗi đau buồn của
một thiếu phụ trong một cuộc hôn nhân miễn cưỡng, một người chồng, một người cha
nghiện ngập, những tủi cực, cô đơn và con đường lêu lổng của một em bé mồ côi, rồi sa ngã
dần.
Bà nội của Hồng đi đạo, sinh nở 18 lần nhưng chỉ nuôi sống được 3 người con: một
trai, hai gái. Bố của Hồng là con thứ hai, làm cai ngục. Khi Hồng sinh ra, người nhà của
phạm nhân mang nhiều vàng bạc, lụa là, gạo thơm, gà béo, trứng mới, cá biển tươi để mừng.
Vú bõ hả hê vì có số tốt được hầu hạ một cửa "quyền quý". Sau này, mỗi lần bà nội nhắc lại
chuyện ấy "có nhiều sự cảm động lắm".
Cha mẹ Hồng lấy nhau do “bài tính” của hai gia đình. Giữa họ, trước và sau khi kết
hôn miễn cưỡng, không hề có tình yêu. Mẹ Hồng (tên Lộc) là một phụ nữ xinh đẹp, chỉ bằng
một nửa tuổi của bố em. Năm Hồng lên bảy, tám đã hiểu và thấm thía "sự trái ngược cay
đắng" trong tình duyên của bố mẹ. Em vẫn nghe người ta bàn tán về chuyện em Quế (đứa
em dưới Hồng) là con của cai H. Cứ chiều chiều, khi tiếng kèn "rộn rã, tưng bừng" của toán

1
lính khố xanh đi qua nhà, đôi mắt mẹ Hồng lại "sáng lên", gò má "ửng hồng", dắt đứa con
trai bé nhỏ ra sân đón đợi "một người tầm thước, gương mặt trắng hồng, mắt sáng, sống mũi
hơi cao, hai hàm răng trắng phau"... Mấy năm sau, người cai kèn đổi đi nhà ngục khác,
người thiếu phụ ấy "càng bâng khuâng trong đôi mắt thẫn thờ"... Và cũng từ đấy, bố mẹ
Hồng "không bao giờ nhìn thẳng vào mặt nhau"... Trong con mắt, giọng nói "bao giờ cũng
đượm vẻ trầm lặng, chua chát, hờn tủi".
Gia đình sa sút rồi suy sụp hẳn. Bố xin thôi nghề cai ngục, lôi bàn đèn thuốc phiện về
nhà, sống âm thầm trong buồng tối. Nhiều tài sản quý giá đều bán sạch. Mẹ buôn bán thua
lỗ. Năm 1927, ngôi nhà gạch 2 tầng ở phố Hàng Cau, thành phố Nam Định phải bán đi để trả
nợ. Bố trụy lạc, con lang thang lêu lổng đánh đáo để có tiền ăn quà, giao du với những trẻ
bụi đời cùng khổ. Rằm tháng tám trung thu năm sau, khi bà con hàng phố "hoan hỉ trước
bàn cỗ trông trăng" thì bé Hồng và em Quế trông bộ quần sô sẩu, đi theo sau chiếc quan tài,
cất tiếng khóc não ruột: "Cậu ơi, hư hư cậu ơi là cậu ơi!".
Bố chết chưa đoạn tang, mẹ lần hồi ngược xuôi, lên Hà Nội, vào Vinh, xuống Hải
Phòng, vay mượn làm vốn buôn bán. Rồi mẹ chửa đẻ với người khác, tha phương cầu thực
vào tận Thanh Hóa. Hồng và em Quế phải ăn chực nằm chờ ở nhà bà cô giàu có, bị bêu riếu
khinh miệt, thậm chí có bần bé Hồng đã bị cô C "vác củi tạ phang... lết chân đi không được
nữa". Nhiều đêm, nhiều tháng, Hồng chỉ còn biết sống với những giấc mơ "mong manh, kì
thú" của tuổi thơ.
Hồng sống trong cô đơn, không người chăm sóc, suốt ngày lang thang khắp các cổng
chợ, vườn hoa, bến tàu với một đồng xu trong túi để đánh đáo. Cậu được bạn học và lũ trẻ
bụi đời đặt cho cái biệt hiệu "Bật câu cơm". Nhiều đêm bỏ nhà đi lang thang. Trong giờ học
thì tâm trí lơ đãng. Hồng bị thày giáo đánh đập, bắt quỳ vào góc bảng hết buổi học này qua
buổi học khác. Mùa hè năm Hồng 13 tuổi, cậu phải bỏ học. Truyện kết thúc chơi vơi với chi
tiết sau khi Hồng phải hứng chịu những hình phạt oan uổng của ông thầy giáo và cậu lo sợ
sợ hãi chạy khỏi lớp học với cảm giác: “Tôi vùng đứng dậy, mê man, chạy như biến ra
đường”.

B. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG LÒNG MẸ


I. Nhà văn Nguyên Hồng là ai?
1. Thông tin trong SGK (Chú thích tr.18 – 19)
Ý Nội dung
1. Tiểu - Nguyên Hồng (1918 – 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng

2
sử - Quê quán: Thành phố Nam Định.
2. Cuộc Trước cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố Hải Phòng, trong một xóm
đời lao động nghèo.
- Đặc điểm sáng tác:
+ Chặng đầu sáng tác: Viết về con người cùng khổ
3. Sự
+ Sau cách mạng: Bền bỉ sáng tác nhiều thể loai. Nổi bật là các bộ tiểu
nghiệp
thuyết sử thi nhiều tập.
sáng tác
- Thành tựu: Giải thưởng Hỗ Chí Minh năm 1996
- Tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết Bỉ vỏ, hồi ký Những ngày thơ ấu (...)
2. Thông tin mở rộng (Ngoài SGK)
- Đặc điểm nội dung: các tác phẩm của ông dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Ông
được xem là “nhà văn viết về những con người cùng khổ” mà ông yêu thương.
- Lý do:
+ Trải nghiệm cá nhân: Một cuộc đời bất hạnh nhưng nghị lực phi thường
Mồ côi cha từ năm lên 12 tuổi, gia đình sớm sa sút. Mẹ buộc phải đi làm ăn xa, nhà
văn lớn lên trong sự hắt hủi và thiếu thốn tình thương của mẹ. 16 tuổi, Nguyên Hồng cùng
mẹ ra Hải Phòng kiếm sống ở các xóm chợ nghèo… gắn bó với những con người nghèo khổ
nhất của thành phố này.
=> Thấu hiểu con người sống trong tận cùng khổn khổ. Có hình ảnh mẹ ông trong bóng
dáng những người đàn bà; có hình ảnh của chính nhà văn trong những nân vật trẻ nhỏ tua
thiệt, bất hạnh.
+ Bản chất con người nhân hậu, “ông thương người nghèo khó, bản thân ông sống
không bao giờ đố kị, ghen ghét ai. Ngày trước, ở xóm tôi có người phụ nữ khoảng 80 tuổi
không chồng con, không đi lại được, sống rất nghèo khổ. Cứ đến bữa ăn, bố tôi xới bát cơm,
lấy ít thức ăn rồi bảo chúng tôi mang sang cho bà. Ông đi công tác về có quà, cũng bảo các
con đưa sang biếu người ta miếng bánh. Lúc cuối đời, không còn tỉnh táo, bà ấy vẫn gọi tên
bố tôi’”. Nâng niu từ cuốn sách: đọc sách không gập sách vì “làm thế như bẻ quặt cánh của
con chim bồ câu” (Nhã Nam, con gái nhà văn)
+ Nghiêm túc viết lại hiện thực cuộc sống: “Ông lao động nghệ thuật bền bỉ và say
mê như một người thợ” (Vũ Sơn, con trai nhà văn); “Bố tôi sáng tác tới tận những ngày cuối
đời” (Nhã Nam)

3
- Riêng trong sự nghiệp theo đuổi sáng tác văn học:
+ Nguyên Hồng là một trong số ít những nhà văn ngay từ khi cầm bút đã xác định
được con đường của mình là suốt đời đi theo những con người cùng khổ. Chủ nghĩa nhân
đạo thống thiết được thể hiện rõ nét trong cả thơ và văn của ông, với một cảm hứng nhiệt
tình, sôi nổi và lao động không biết mệt mỏi khiến Nguyễn Tuân phải nói rằng: “Nguyên
Hồng là kẻ đam mê viết – Một kẻ bị ám ảnh bởi công việc ngoài viết ra không biết gì đến ăn
mặc, ăn mặc xuềnh xoàng tới mức người ta tưởng là lập dị.”
II. Đọc hiểu đoạn trích Trong lòng mẹ
1. Xuất xứ, vị trí & nội dung đoạn trích
- Xuất xứ: Đoạn trích thuộc chương 4 của tiểu thuyết (gồm 9 chương)
- Nội dung đoạn trích:
+ Sự việc trước đoạn trích: Bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng
giữa người bố nghiện ngập và người mẹ trẻ trung luôn khao khát có được tình yêu thương
nhưng đành ngậm ngùi chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Khi bố Hồng mất,
người mẹ bỏ hai anh em Hồng lại để đi tha hương cầu thực, anh em Hồng luôn sông trong sự
ghẻ lạnh của nhà nội.
+ Sự việc trong đoạn trích: Hồng ở lại, đối diện với bà cô – người luôn gieo rắc vào
đầu Hồng những rấp tâm tanh bẩn để Hồng ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng Hồng không những
không ghét mẹ mà còn thông cảm và yêu mẹ nhiều hơn, em căm thù những hủ tục đã đày
đọa mẹ mình. Chiều hôm đó khi vừa tán học, em thoáng thấy bóng dáng mẹ, em liền gọi
theo với hi vọng và giọng bối rối. Khi mẹ em quay đầu lại, Hồng sà vào lòng mẹ, trong lòng

4
mẹ, Hồng chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô mà chỉ cảm nhận được
tình mẫu tử thiêng liêng, chan chứa.
- Bố cục đoạn trích: 2 phần
+ Phần 1: Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô cay nghiệt (từ đầu đến hỏi đến chứ)
+ Phần 2: Cuộc gặp gỡ cảm động, hạnh phúc của hai mẹ con Hồng (còn lại)
2. Phân tích nội dung đoạn trích
2.1. Nhân vật người cô
- Đánh giá: Một người đàn bà sống giả dối, cay nghiệt, thâm độc, luôn gây tổn thương cho
người khác. Vô cảm, thiếu tình thương với chính đứa cháu ruột của mình.
- Dẫn chứng:
+ Bên ngoài tỏ ra dịu dàng, thân mật: “cười”, nói giọng ngọt ngào tỏ vẻ ân cần
+ Nhắc tới mẹ Hồng bằng giọng mỉa mai; nói những xấu nhằm gieo rắc hoài nghi,
khiến Hồng có thể tin tưởng mà khinh miệt, xa lánh mẹ em.
2.2. Chú bé Hồng
a. Hoàn cảnh đáng thương và nỗi buồn của bé Hồng
- Bố mới mất, mẹ tha hương cầu thực
- Sống giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của người cô, một người luôn tìm cách gieo vào đầu
Hồng những suy nghĩ không tốt để Hồng từ bỏ, ruồng rẫy người mẹ của mình
- Sống trong nỗi cô đơn và niềm khát khao tình mẹ
b. Tình thương yêu mãnh liệt đối với mẹ
- Lúc nào cũng nghĩ đến mẹ và thông cảm với mẹ: khi cô hỏi ngọt nhạt ⇒ cúi đầu không
đáp; từ chối cô, nghĩ đến mẹ.
- Không dao động, không suy giảm tình cảm kính yêu dành cho mẹ.
- Vô cùng đau đớn, phẫn uất khi nghe lời dèm pha, nhục mạ mẹ: khi cô mỉa mai mẹ ⇒ nghe
như sát muối vào lòng, đau đớn, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ
- Ghét những hủ tục phong kiến: khi nghe cô kể về mẹ ⇒ dồn dập oán hờn, kìm nén nỗi xót
xa, căn ghét cổ tục phong kiến.
c. Tình yêu của bé Hồng dành cho mẹ khi gặp lại mẹ
Thể hiện qua những cảm xúc và hành động:
- Chạy đuổi theo xe với cử chỉ vội vã, lập cập; bối rối gọi “Mợ ơi!”.
- Chân ríu lại, lên xe ngồi cạnh mẹ, nhận được sự âu yếm vỗ về của người mẹ thì òa lên khóc
nức nở ⇒ niềm dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện

5
- Gặp mẹ, với Hồng “khác nào ảo ảnh dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra
trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” → Niềm xúc động mạnh
mẽ của Hồng khi đột ngột gặp lại mẹ
- Cảm nhận mẹ vẫn tươi như ngày nào, giác ấm ấp mơn man khắp da thịt, niềm ngây ngất
sung sướng khi ở trong lòng mẹ và ước ao mình nhỏ lại → Cảm nhận của bé Hồng về tình
mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ
3. Nhận xét nghệ thuật đoạn trích
- Thể loại hồi ký: Ghi chép lại quá khứ một cách chân thực, sống động.
- Xây dựng nhân vật: Rõ nét, ấn tượng
+ Ấn tượng về một bà cô khắc nghiệt (ngôn ngữ, cử chỉ)
+ Ấn tượng về một chú bé vô cùng đáng thương (hành động, suy nghĩ, cảm xúc, lời
nói…).
- Ngôn ngữ kể chuyện: Chứa chan cảm xúc. Giản dị vfa gần gũi đời thường.
4. Tổng kết
- Về phương diện nội dung: Viết lại những ký ức này, nhà văn đã thể hiện một tình yêu vừa
đau đớn xót xa, vừa thiết tha của ông với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình.
- Về phương diện nghệ thuật: Đoạn trích cũng thể hiện phần nào đặc điểm hồi ký của nhà
văn Nguyên Hồng: Chân thực, giàu cảm xúc, ấn tượng ám ảnh.
III. Hướng dẫn chuẩn bị bài
Câu 1 (SGK, trang 20): Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé
Hồng.
Trả lời:
Đoạn đối thoại giữa bà cô với chú bé Hồng chiếm phần lớn đoạn trích. Nhân vật bà cô xuất
hiện sinh động qua lời nói và sắc thái biểu cảm trong lời nói đó:
- Bà ta nói những gì? Cố tình khơi lại, khoét sâu vào nỗi khổ, đau của cháu mình. Nhất là
xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi tàn nhẫn: “mày có muốn
vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?”. Cháu khóc, vẫn cố nhắc lại, không buông tha nỗi
đau của thằng bé. Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con.
- Thái độ kèm lời nói? Ý nghĩ cay độc trong giọng nói; nét mặt cười rất kịch; Giọng nói, cử
chỉ quan tâm giả dối, sáo rỗng.
=> Nhân vật là người đàn bà xấu tính, ác độc.
Câu 2 (SGK, trang 20): Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng
thương được thế hiện như thế nào?

6
Trả lời:
Thể hiện qua:
- Cảm xúc, suy nghĩ, hành động có tính chất bảo vệ mẹ khi Hồng nói chuyện với bà cô:
+ hiểu được ý nghĩa chua cay, thâm độc trong giọng nói và trên nét mặt “khi cười rất
kịch” của bà ta, Hồng chỉ lẳng lặng “cúi đầu không đáp”.
+ trong lòng trào dâng niềm thương mẹ và căm ghét đến tột cùng những tục lệ cũ (cổ
tục) đã đày đọa mẹ. Từ chỗ “im lặng cúi đầu”, đến chỗ không nhẫn nhục được nữa, chú bé
bật và ước có thể đạp tan nát những điều xấu xa: “Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn
ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục
thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới
thôi”.
- Cảm xúc, hành động của Hồng khi gặp lại mẹ:
+ Hành động: thoáng thấy bóng người trên xe kéo giống mẹ, chú vội chạy đuổi theo,
cử chỉ bối rối, lập cập “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi”.
+ Hành động, cảm xúc: Vừa được lên xe ngồi cùng mẹ, chú òa lên khóc nức nở. Nó là
sự cộng hưởng của giận dỗi, thương, đau xót, hạnh phúc, ấm ức, mãn nguyện…
+ Cảm xúc: cảm giác “ấm áp” mơn man khắp da thịt; cảm nhận được cả mùi quần áo
quen thuộc của mẹ và “những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn phát ra… thơm tho lạ
thường”. Niềm vui sướng cực điểm của chú bé Hồng không chỉ thấm vào cả da thịt mà còn
tràn ngập cả tâm hồn. Khoảnh khắc ấy, chú bé không nghĩ gì, nhớ gì khác nữa. Tất cả tâm
hồn chú dồn cho sự tận hưởng tình mẹ. Đối với chú lúc này, đó là niềm sung sướng và hạnh
phúc nhất trên đời.
Câu 3 (SGK, trang 20): Chất trữ tình thấm đượm trong văn bản Trong lòng mẹ.
Trả lời:
Chất trữ tình biểu hiện ở:
- Tình huống truyện chứa nhiều cảm xúc: vì sống sống trong sự cay nghiệt ghẻ lạnh của họ
hàng mà thèm khát tình yêu của mẹ hơn bao giờ hết.
- Diễn biến cảm xúc mãnh liệt của Hồng:
+ Xót xa, tủi nhục, căm hờn, uất nghẹn; quyết liệt và thấu hiểu mẹ … khi đối diện với
bà cô.
+ Chan chứa cảm xúc nhân văn khi được ngồi trong lòng mẹ.
- Lời văn kể:
+ Hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức biểu đạt, gợi cảm

7
+ Lời văn say mê diễn đạt cảm xúc dạt dào, chân thật
Câu 4 (SGK, trang 20): Qua văn bản trích giảng em hiểu hồi kí là gì?
Trả lời:
- “Hồi”: nhớ lại việc đã qua, việc phía sau, việc trong quá khứ; “kí”: ghi chép
- Hồi kí là truyện kể từ bằng chính ngôi kể tác giả kể về những sự kiện có thật trong quá khứ
mà tác giả đã chứng kiến hoặc trải qua.
Câu 5 (SGK, trang 20): Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ
và nhi đồng. Nên hiểu thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy
chứng minh nhận định trên.
Trả lời:
- “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng”: Có nghĩa là
+ Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em
+ Thấu hiểu, đồng cảm với những thân phận người phụ nữ và trẻ nhỏ phải chịu nhiều
bất hạnh trong xã hội cũ.
+ Nhận thấy và miêu tả sinh động những phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ
nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.
- Trong đoạn trích Những ngày thơ ấu:
+ Nhân vật bà cô đại diện những hủ tục phong kiến còn tồn tại.
+ Nhân vật mẹ Hồng: hiện sinh hình ảnh người phụ nữ tảo tần, chịu nhiều vất vả, điều
tiếng tủi nhục.
+ Nhân vật bé Hồng: sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, mất mát trong gia đình.
IV. Đề văn thực hành
Đề bài 1. Cảm nhận về nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
Đề bài 2. Viết bài văn cảm nhận đoạn trích Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu của
Nguyên Hồng).
Đề bài 3. Từ hiểu biết về đoạn trích, em hãy viết bài văn bày tỏ tình cảm của mình đối với
mẹ của em.
(Hết)

You might also like