You are on page 1of 5

Thực hành đọc hiểu:

Tầng hai
(Phong Điệp)
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nhà văn Phong Điệp tên thật là Phạm Thị Phong Điệp, sinh năm 1976
- Sinh ra tại Nam Định
a) Phong cách:
- Phong Điệp chủ yếu viết về thể loại truyện ngắn, ít cảm xúc nghệ sĩ, giống với chất đời thực
của bà, luôn quan sát những cái nhìn khách quan bên ngoài cuộc sống.
- Những truyện bà viết hay, dễ hiểu câu văn tinh tế đôi khi đơn giản và ngắn gọn, chủ yếu vào
các vấn đề chính.
b) Sự nghiệp:
- Tác phẩm sâu sắc, tâm hồn lương thiện và giàu lòng nhân ái.
- Tập trung vào việc phân tích con người và xã hội.
- Tâm niệm: “Viết để sống, để yêu và để trân trọng cuộc đời này”.
- Tác phẩm tiêu biểu: “Khi ta hai mươi”; “Ma mèo”; “Người phía bên kia đường”; “Phòng
trọ”;..
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: in trong tập truyện ngắn “Kẻ dự phần” (2008).
- Hoàn cảnh sáng tác:
+) Được viết khoảng những năm 2000.
+) Dựa trên trải nghiệm của chính tác giả Phong Điệp – câu chuyện khi tác giả còn trẻ, đi ở trọ
trong gia đình một người phụ nữ nhân hậu.
a) Nội dung tác phẩm:
Tác phẩm Tầng hai kể về nhân vật Phan - nhân vật xuyên suốt tác phẩm. Phan đang sống ở một
căn phòng cho thuê ở tầng một. Cuộc sống của cô có phần đơn điệu và tẻ nhạt, khiến cô bắt đầu
để ý đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình trên tầng hai. Đó là một gia đình gồm ba
người, người mẹ và người con trai con dâu của mình. Phan chỉ nghe những âm thanh và đoán
xem những người trên đó đang làm gì. Đối với Phan, cô đã rất lâu rồi không nhớ về gia đình
của mình, cô chỉ biết liều mình làm việc để trở nên thật giàu có. Chính vì thế đột nhiên nghe
thấy những âm thanh của cuộc sống vang vọng trên tầng hai, lại làm cho tâm trạng của cô trùng
xuống. Cô càng ngày càng tò mò hơn về cuộc sống của gia đình trên tầng hai, nên cô đã quyết
định lên trên đó xem thử. Khi tận mắt nhìn thấy, Phan lại nhớ đến khung cảnh gia đình của
mình, có hình ảnh của mẹ dậy sớm nấu cơm cho cả nhà, có chị cả đang trêu cô và còn rất nhiều
hình ảnh khác nữa. Đó là những hình ảnh mà rất lâu rồi Phan không nhớ đến và cô chợt nhận ra
đó mới là thứ hạnh phúc giản dị mà cô đã quên.
b) Thể loại: Truyện ngắn
c) Bố cục: 5 Phần:
- Phần 1: Cuộc sống của Phan và những quan sát đầu tiên về cuộc sống của gia đình hàng xóm.
- Phần 2: Niềm vui nho nhỏ và nỗi lo lắng của Phan về cuộc sống.
- Phần 3: Câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ và mong muốn của Phan.
- Phần 4: Chị vợ hàng xóm chuyển dạ và phát hiện về hạnh phúc của Phan.
- Phần 5: Những suy nghĩ về người thân và tâm trạng của Phan.
II. Đọc – hiểu tác phẩm:
1. Nhân vật Phan
a) Hành động và ý nghĩ của nhân vật Phan:
- Chẳng mấy khi động đến bếp.
- Chỉ trở về khi đã cuối ngày, vào buổi tối.
- Tắt xe máy từ ngoài ngõ rồi mới dắt vào.
- Thận trọng mở vòi nước và đưa tay vào để đỡ được tiếng của nước.
→ Ý nghĩ: Sợ ảnh hưởng, làm phiền đến mọi người, gây cho họ những phiền toái.
- Phan định chờ lúc đứa trẻ đầy tháng sẽ lên tầng hai để thăm, nhưng tự nhiên cô tò mò muốn
được trông thấy ngay cảnh sống trên ấy, và được nhìn đứa trẻ.
- Một lần, cô rụt rè đi lên lưng chừng cầu thang rồi lại phân vân trở xuống. Cứ lần khân thế mất
mười phút.
- Ở nhà chỉ muốn nằm thượt trong nhà, không muốn về nhà vì sợ cảnh cãi vã
→ Buồn chán, quyết tâm bám trụ tại đây để cuộc sống tốt đẹp hơn.
b) Ý định của nhân vật Phan:
- Ý định dõi theo cuộc sống của ba con người ở trên tầng hai.
→ nảy ra khi các công việc đã được lập trình một cách rành mạch, Phan không nghĩ đến chúng
nữa mà để cho đầu óc mình được nhàn rỗi.
c) Nhân vật Phan lắng nghe được những âm thanh lúc đêm khuya:
- Phan nghe được tiếng thở dài, tiếng khóc bé, tiếng khóc to kèm theo tiếng hỉ mũi, nức nở,
tiếng người mẹ trách mắng đứa con trai và dỗ đứa con dâu đang mang thai.
d) Tâm trạng của nhân vật Phan:
- Trước sự quan tâm thân thiết của gia đình khác → cảm thấy tủi thân nhớ gia đình mình, nhớ
bố mẹ, cảm thấy chạnh lòng và muốn được trở về với vòng tay của bố mẹ.
2. Gia đình nhà Thắng:
a) Cảnh sinh hoạt ở tầng hai vào buổi sáng sớm:
- Âm thanh: Lúc sớm là tiếng khóa mở cửa, người vợ xách làn đi chợ cùng với tiếng thở đều
của người chồng. Sau đó là tiếng động bát đũa, tiếng ti vi và tiếng anh chồng mong muốn được
ngủ thêm.
- Mùi hương: Mùi thơm từ đồ ăn mà người vợ nấu.
- Câu chuyện: Hai vợ chồng vui vẻ nói chuyện về những đồ mua thêm để sắp xếp cho ngôi nhà
cùng những câu đùa giỡn nhau.
b) Những biểu hiện tình cảm của các thành viên trong gia đình Thắng
- Người mẹ quan tâm, lo lắng cho sự an toàn, sức khỏe, sự êm ấm của cả gia đình.
- Người con trai biết yêu thương, chăm lo cho người mẹ.
- Người con dâu dịu dàng, biết chăm lo cho mẹ chồng.
- Khi người vợ chuyển dạ, anh chồng cuống quýt chở vợ đi, người mẹ lo lắng đợi chờ tin tức.
- Lo lắng cho em bé mới sinh, cho người mẹ có đủ sữa không.
→ Họ rất quan tâm nhau, chăm sóc nhau từng chút một.
c) Lời nói hành động của những thành viên trong gia đình Thắng
- Anh con trai:
+ Làm ở xưởng in.
+ Trẻ tuổi, mới lấy vợ, đang chuẩn bị đón đứa con đầu lòng.
+ Ham chơi, thường bỏ bê vợ nhưng cũng yêu thương, chiều chuộng cô vợ nhỏ
→ Điển hình cho những người đàn ông trẻ tuổi chốn thị thành vừa bước chân vào cuộc sống
hôn nhân. Dù có áp lực song vẫn rất hồn nhiên.
- Chị con dâu:
+ Công nhân của một xí nghiệp đóng giày.
+ Đang mang thai và chuẩn bị đón đứa con đầu lòng
+ Như một cô vợ nhỏ, lúc thì giận dỗi chồng, lúc thì lại yêu thương cười nói nhưng cô rất quan
tâm mẹ của mình.
→ Công việc đơn giản, lương thiện, yêu thương chồng, mẹ chồng và chăm lo cho gia đình nhỏ
d) Nhân vật “bà mẹ" trong gia đình ở Tầng hai
- Ngoài sáu mươi tuổi, chồng vừa mất, sống cùng vợ chồng anh con trai.
- Vốn là cựu thanh niên xung phong, bị bệnh thấp khớp.
- Đôi khi bà sẽ nhớ về quá khứ: "Nhiều lúc, vào giữa đêm khuya, bà ngủ mê - vừa khóc vừa
nói."
- Bà là một người mẹ chồng tâm lí, rất thương con dâu (bà lo lắng, dỗ dành con dâu đang mang
thai khi con khóc vì không biết chồng đi đâu mà tối muộn chưa về; lúc con dâu ngủ cạnh, bà
hỏi han cô có đói, có mỏi người không, bà kéo chăn đắp chăn cho cô con dâu).
- Bà rất yêu con, cháu mình (Bà cười nói vui vẻ khi ngắm nhìn cháu của mình.)
- Bà sống hòa đồng (bà mời Phan lên trên nhà khi phát hiện cô đang rụt rè đứng ở cầu thang).
→ Hiện thân cho những người phụ nữ xưa: tảo tần, vun vén cho gia đình, hết lòng yêu thương
con.
III. Tổng kết:
a) Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế.
- Sử dụng nhịp thơ độc đáo.
- Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng.
- Cốt truyện đời thường, không có cao trào và kịch tính. Các sự việc trong văn bản viết theo
trình tự thời gian. Bố cục chia làm 5 phần rõ ràng.
b) Nội dung:
Truyện xoay quanh câu chuyện về cuộc sống đời thường của cô gái tên Phan. Qua việc miêu tả
được cuộc sống tẻ nhạt, cô đơn của một cô gái tỉnh lẻ lên Hà Nội đối lập hoàn toàn với gia đình
3 người ở tầng trên. Người đọc có thể nhận ra rằng bài học: hạnh phúc vốn chẳng ở đâu xa, mà
ở trong chính gia đình mà mình vẫn thường không quan tâm đến.
c) Cách tìm hiểu truyện ngắn:
- Tìm hiểu tác giả, tác phầm.
- Tóm tắt cốt truyện, xác định đề tài, chủ đề, bố cục.
- Phân tích tình huống, bối cảnh, nhân vật truyện.
- Xác định nội dung, nghệ thuật, thông điệp.

You might also like