You are on page 1of 8

CHỦ ĐỀ 9: NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN

VĂN BẢN: LẴNG QUẢ THÔNG


( Pao-tốp-xơ-ki )
I. Tìm hiểu chung (ko viết phần tóm tắt)
1. Tác giả

- Pao-tốp-xơ-ki (1892-1968), tên đầy đủ của ông là Công-xơ-tan-


tin Gi-ô-rơ-gi-e-vich Pao-tốp-xơ-ki (Konstantin Paustovsky)
- Ông sinh tại thành phố Moskva của Đế quốc Nga
- Phong cách nghệ thuật:
+ Các tác phẩm của Pao-tốp-xơ-ki chinh phục người đọc bằng lối
viết nhẹ nhàng, giản dị, giàu chất thơ.
+ Truyện của ông đánh thức trong chúng ta những rung động tinh
tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và tâm hồn nhân hậu
của con người Nga.

-Một số tác phẩm nổi tiếng:

“Bông hồng vàng và bình “Chiếc nhẫn bằng thép” “Bụi quý”
minh mưa”

2. Tác phẩm
a. Thể loại: Truyện ngắn
b. Xuất xứ: Trích “Chiếc nhẫn bằng thép” Nguyễn Thuỵ
Ứng và Vũ Quỳnh dịch, Hà Nội: Nhà xuất bản Kim Đồng
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự
d.Tóm tắt :Đa- ni đi xem buổi hòa nhạc ngoài trời ở công
viên thành phố cùng cô Mac-đa và chú Nin-xơ. Tại đây cô
vô cùng bất ngờ, xúc động, khi được thưởng thức bản nhạc
của nhà soạn nhạc tài ba E-đơ-va Gờ ríc viết tặng mình, là
món quà mà mười năm trước ông hứa sẽ tặng cô. Cô vô
cùng biết ơn và trân trọng món quà này nó đã mở ra cho cô
biết bao điều kì diệu đẹp đẽ giúp cô yêu thương và trân
trọng cuộc sống này nhiều hơn.
e.Bố cục:
Đoạn 1: Đa – ni chuẩn bị đi xem buổi hòa nhạc cùng cô Mac -đa và chú Nin – xơ
Đoạn 2: Đa-ni bất ngờ với món quà nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc tặng mình.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đa-ni chuẩn bị đi xem buổi hòa nhạc
- Hoàn cảnh: Năm 18 tuổi, Đa-ni học xong trung học. Cha cô cho phép cô về chơi với bà Mac –
đa → Bà Mac – đa muốn đưa Đa-ni đi xem hòa nhạc
- Ngoại hình Đa – ni: Khuôn mặt trắng xanh, hai bím tóc dài lấp lánh nổi bật với chiếc áo dài
nhung đen nổi bật
- Cô cùng với bà Mac – đa và ông Nin – xơ đi đến buổi hòa nhạc, đây là lần đầu tiên cô đi nghe
giao hưởng, nên nó tác động đến cô một cách kì lạ
2. Đa-ni bất ngờ với món quà nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc tặng mình
a. Diễn biến tâm trạng của Da-ni:
+ Đó là lần đầu tiên cô nghe nhạc giao hưởng.

+ Giật mình khi nghe người giới thiệu nhắc đến tên cô.

+ Bồn chồn, xúc động khi biết được bản nhạc này chính là món quà nhà soạn nhạc tặng mình:

 Lập tức cau mày.


 Thở một hơi rất dài đến nỗi ngực đau.
 Ngăn nước mắt nghẹn ở cổ họng.
 Cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay.
 Ban đầu không nghe thấy gì vì lòng đang ào ạt cơn bão.
 Quay trở lại thực tại, trấn tĩnh lại để cảm nhận bài nhạc.
+ Nhớ đến những hình ảnh, giống như những giấc mộng. 
+ Cảm động, biết ơn:

 Khóc, không giấu cảm xúc.


 Chạy nhanh ra công viên.
 Tiếc nuối vì không thể nói lời cảm ơn.
+ Hạnh phúc, vui vẻ nhận ra vẻ đẹp của cuộc sống, trân trọng cuộc sống:

 Thì thầm “Hỡi cuộc sống, ta yêu người.”.


 Cười phá lên, mơ to mắt nhìn những ánh đèn trên tàu.
→ Miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp. Đa-ni là người có tâm hồn nhạy cảm, nhân hậu và trân
trọng cuộc sống.

b. Món quà của nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc:

– Bản nhạc đặc biệt: 

+ Hoàn cảnh: Nhà soạn nhạc thiên tài E-đơ-va Gờ-ríc gặp Đa-ni khi cô bé đang nhặt thông và
hứa tặng cô một món quà thú vị sau 10 năm nữa. 

→ Lẵng giỏ thông và Đa-ni chính là nguyên nhân gặp gỡ, cảm hứng sáng tạo của tác giả.

+ Thời gian thực hiện: Trong hơn một tháng mùa đông.

+ Buổi hòa nhạc:

 Bắt đầu với tiếng súng đại bác báo hiệu mặt trời lặn. Không ai thắp đèn ở giá nhạc.
 Được giới thiệu rõ ràng: Là món quà đặc biệt của nhà soạn nhạc dành cho cô bé Đa-ni.
 Tất cả những giai điệu uyển chuyển và những tiếng sấm sét đều gợi những hình ảnh
như những giấc mộng, gợi nhắc hình ảnh quê hương Đa-ni: 
Tiếng tù và mục đồng trầm bổng buổi sáng sớm, hàng trăm âm thanh của đàn nhạc.
Giai điệu lớn dần, ào ào như gió thổi qua những ngọn cây, bứt các lá vàng, lay ngọn
cả, phả vào mặt những làn gió mát rượi.
Những con tàu thủy tinh rẽ sóng sủi bọt. Gió thổi và những dây dợ. Âm thanh ấy
chuyển thành tiếng chuông rừng chen chúc, thành tiếng chim hót, thành tiếng trẻ con,
thành bài hát ca ngợi cô gái,…
  Liệt kê, điệp từ, so sánh.
 Thanh âm  biến hóa diệu kì, như mở ra cả không gian trước mắt người đọc.
3.Ý nghĩa của bản nhạc
+ Là món quà thể hiện sự yêu thương, quý mến, giữ chữ tín của nhà soạn nhạc lừng danh cho
Đa-ni.

+ Là một kiệt tác nghệ thuật thể hiện tài năng của nhà soạn nhạc, đem lại nhiều cảm xúc cho
người nghe.

+ Là động lực khiến Đa-ni khám phá cuộc đời, yêu cuộc đời và sống một cuộc đời không uổng
phí.

→ Một món quà không nhất thiết phải có giá trị vật chất, món quà ý nghĩa là món quà được làm
tận tâm, đem đến cho con người những giá trị tinh thần đích thực.

→ Bản nhạc không chỉ là giai điệu đơn thuần nó còn mở ra cho ta cuộc sống bất tận, giúp ta
biết ơn, trân trọng và hạnh phúc với cuộc sống mà ta đang may mắn có được.

→ Âm nhạc có tác dụng gắn kết con người với nhau, giúp chúng ta biết yêu thương, đồng cảm,
sẻ chia.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn thu hút người đọc
- Lối viết nhẹ nhàng, giàu chất thơ.
- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu phù hợp với đối học sinh
2. Nội dung
- Qua câu chuyện về cách tặng quà và món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc tặng cô bé Đa-ni Pơ-
đơ-xơn, tác giả khẳng định giá trị và ý nghĩa của món quà tinh thần và của âm nhạc đối với tâm
hồn con người.

VĂN BẢN: CON MUỐN LÀM MỘT CÁI CÂY


( Võ Thu Hương )
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả

-Nhà văn Võ Thu Hương sinh năm 1983, quê quán Nghệ An,
hiện nay đang sống tại TP.HCM.
- Nhà văn Võ Thu Hương là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam,
hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
-Phong cách nghệ thuật: Văn học thiếu nhi là đề tài mà Thu Hương theo đuổi lâu dài, bền bỉ
nhất. 
- Tác phẩm chính: “Góc nhỏ yêu thương”; “Cảm ơn một khúc bình yên”; “Qua một khúc
sông”; “Bạn đã bao giờ hôn bố mẹ chưa?”...
2. Tác phẩm (ko viết tóm tắt)
- Thể loại: Truyện ngắn 
- Xuất xứ: In trong tập truyện Góc nhỏ yêu thương, NXB Kim Đồng, 2018. 
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Tóm tắt: 
Câu chuyện về Bum và cây ổi trước nhà. Cây ổi được ông nội trồng trước nhà với mong muốn
sau này Bum có một cái cây để có thể trèo leo như bố nó ngày xưa. Nhưng cây ổi này mãi
chẳng chịu ra quả mấy lần mẹ đã định chặt nó đi. Chắc vì mẹ cằn nhằn nhiều quá nên vào một
ngày nó cũng đã chịu ra quả trái thơm và ngọt lành. Ở cây ổi đó Bum và các bạn thỏa sức trèo
leo, hái và chia nhau, còn ông nội thì bắc ghế ra sân, nghe đài và trông chừng lũ trẻ. Sau này,
khi ông nội mất nhà Bum chuyển từ Sài Gòn về Vũng Tàu, Bum phải chia tay cây ổi và các bạn
trên thành phố. Trong một bài văn viết về điều em mơ ước, Bum đã ước mình được làm một cái
cây, được leo trèo cùng các bạn và được thấy ông ngồi dưới gốc cây ổi hiền lành. Bố mẹ biết
được mong muốn này đã lên kế hoạch trồng cây ổi và mời bạn bè cũ của Bum đến chơi. Bum
toe toét mắt rưng rưng nó nhớ lại kỉ niệm bên bạn bè và ông nội.

- Bố cục: 
Đoạn 1: Kỉ niệm tuổi thơ của Bum với cây ổi trước nhà, với ông nội và bạn bè

Đoạn 2: Ước mơ của Bum được trở về ký ức tuổi thơ đó.

II. Đọc hiểu văn bản


1. Tuổi thơ của Bum và cây ổi

 -Cây ổi do ông nội trồng khi mẹ Bum đang mang bầu,


ông trồng cây vì muốn sau này Bum có cái để leo trèo
giống bố nó ngày xưa.

- Nhưng phụ công chăm sóc của ông mấy năm trời cây
ổi chẳng hề ra quả, mẹ đã có ý định sẽ chặt nó đi vì nó
là cây ổi “điếc”.

-
-Thế rồi một ngày kia cây ổi đã ra trái rất thơm ngon. Bum hào hứng gọi các bạn đến
nhà vừa cùng nhau leo trèo cùng nhau ăn những trái ổi thơm ngon.
→ Cây ổi đã trở thành một kỉ niệm tuổi thơ không thể nào quên với Bum. Ở đó có bạn bè thân
thiết, có ông nội ngồi chiếc ghế đẩu vừa nghe đài vừa canh chừng lũ trẻ.

2. Ước mơ của Bum “muốn làm một cái cây”

- Hoàn cảnh: Gia đình Bum chuyển từ Sài Gòn vào Vũng Tàu để thuận tiện cho việc kinh doanh
du lịch của bố. Ngôi nhà đã được bán đi sau ngày mãn tang ông. Vì vậy mà Bum phải chia xa
nơi này, phải tạm biệt cây ổi và bạn bè.

- Trong một bài viết văn với đề bài “Em hãy nói về ước mơ của mình” Bum đã ước trằng mình
có thể trở thành một cái cây. Muốn bên đám bạn leo trèo khi mùa ổi chín và muốn nhìn thấy
ông cười hiền lành bên gốc ổi

- Cô giáo biết vậy đã nói với mẹ. Bố mẹ ngay lập tức bàn nhau sẽ trong một cây ổi và sẽ rủ các
bạn của Bum về Vũng Tàu chơi.

→ Khi biết được điều này Bum vừa vui, nó gần như sắp khóc. Nó nhớ lại những kỉ niệm không
thể nào quên với bạn bè và nụ cười của ông.

3. Ý nghĩa của hình tượng cây ổi

– Cây ổi là tuổi thơ, được nuôi dưỡng bởi tình yêu:

+ Cây ổi được trồng vì ông nghĩ tới đứa cháu, tới người
con.

+ Cây ổi có vẻ đẹp kì lạ vì cây tỏa nhiều cành cao thấp


vững chãi.

+ Mặc dù nhiều năm không ra quả nhưng vẫn được chăm bẵm.

+ Đến khi ra quả, cây ổi là niềm tự hào của người cháu “Nó tự hào khoe thêm, ngày mới hai, ba
tuổi nó đã biết cùng ông bắt sâu cho cây, vì thế cây mới có thể trưởng thành như vậy”,
“Dĩ nhiên là vì có tao mới có cây ổi đầy trái này cho tụi mày ăn”.

*Người cháu với những kí ức gắn bó bên cây ổi:


+ Cây ổi đã có từ ngay lúc mẹ mang bầu người cháu.

+ Từ hai, ba tuổi, người cháu đã cùng ông  bắt sâu cho cây.

+ Khi lớn lên, cậu bé rất tự hào vì góp công chăm cây ổi, chia sẻ ổi cho mọi người.

+ Bum và bạn bè vui đùa, chuyền từ cành này qua cành khác.

*Cây ổi và người cháu trong thời điểm hiện tại:


– Người ông: Đã mất nhưng vẫn còn trong tim cháu “Con muốn luôn bên đám bạn leo trèo mùa
ổi chín và thấy ông con cười hiền lành bên gốc ổi…”.

– Cây ổi nhà cũ cũng không còn:

+ Cây ổi trong sân nhà cũ đã không còn vì cha mẹ chuyển công tác.

+ Nhưng cây ổi vẫn luôn ở trong kí ức và trái tim của Bum.

+ Cây ổi mới ở cuối bài là minh chứng cho tình yêu của cha mẹ với Bum.

– Người cháu: Nỗi nhớ kỉ niệm tuổi thơ và ước mong thành một cái cây.

+ Sự cô đơn vì bố mẹ đều bận rộn:

 Mẹ nói không thể mang cây ổi theo vì nó đã già.


 Bố không thể đưa con về ghé thăm cây ổi, gặp lại đám bạn vì quá bận bịu.
+ Nỗi nhớ và khát vọng muốn làm cây ổi:

 Nhớ bao năm chẳng thể nói ra.


 Viết trong bài văn của mình “Con muốn làm một cái cây. Con muốn làm cây ổi trong
sân nhà cũ của con. Con muốn luôn bên đám bạn leo trèo mùa ổi chín và thấy ông con
ngồi cười hiền lành bên gốc cây…”.
 Vui vẻ, hạnh phúc khi biết về tin cây ổi mới và gặp lại bạn cũ “cười toe toét mà mắt nó
rưng rưng nước”.
III. Tổng kết

1. Nghệ thuật
-Kết cấu truyện lồng trong truyện, kể kết hợp miêu tả và biểu cảm cùng biện pháp tu từ: so
sánh.

2. Nội dung

–Trong văn bản “Con muốn làm một cái cây”, tác giả đã khắc họa hình ảnh cậu bé Bum hồn
nhiên, sống trong sự quan tâm của mọi người và gửi gắm đến mỗi chúng ta bài học về tình yêu
thương trong gia đình.

-Chỉ viết những phần chị khoanh tròn các bạn nhé.

You might also like