You are on page 1of 9

1

TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ

I.Khái niệm
-Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ đặc biệt ở 1 đơn vị ngôn ngữ (từ, câu văn, đoạn văn)
trong 1 ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả trong cách diễn đạt, qua đó tạo ấn
tượng với người đọc về hình ảnh, cảm xúc của tác phẩm.

II. Các biện pháp tu từ


1. Ẩn dụ
a.Khái niệm: Ấn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét
tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Tác dụng của phép ẩn dụ: làm cho cách diễn đạt sinh động, có giá trị biểu cảm cao, tăng tính
hình tượng cho lời văn; gợi những liên tưởng thú vị, sâu sắc.

b. Các kiểu ẩn dụ

Ẩn dụ hình thức

Ẩn dụ cách thức

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Ẩn dụ phẩm chất

*Ẩn dụ hình thức: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hình thức (màu sắc, hình dạng, …) giữa
các sự vât, hiện tượng.
Vd: “Về thăm quê Bác làng Sen.
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.”

Ở đây hình ảnh hàng hoa râm bụt đỏ cùng với ngọn lửa có nét tương đồng với nhau về màu
sắc. Tác giả đã khéo léo vận dụng phép ẩn dụ hình thức tạo nên sự gợi hình, gợi cảm cho câu
chữ.
*Ẩn dụ cách thức: Là ẩn dụ dựa trên các nét tương đồng về cách thức thực hiện hành động
giữa các sự vật, hiện tượng. Ở phép ẩn dụ này người dùng thường đưa hàm ý của mình vào câu
văn.
Ví dụ: -“Uống nước nhớ nguồn”. (nhắc nhở mỗi người khi thừa hưởng thành quả lao động phải
nhớ đến công lao của người khác, có nét tương đồng về cách thức là uống nước tương đồng với
hưởng thành quả lao động.) Uống nước =hưởng thụ thành quả
2

Nhớ nguồn = hành động biết ơn

-Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. (Tục ngữ)


“Kẻ trồng cây” là một hình ảnh ẩn dụ, ám chỉ người lao động tạo ra giá trị bằng chính sức lao
động của mình giống như người trồng cây chờ đơm hoa kết quả,  đồng thời cũng nhắc nhở
chúng ta phải nhớ đến nguồn gốc của những giá trị mà chúng ta đang hưởng thụ ngày hôm nay.
*Ẩn dụ phẩm chất: Ẩn dụ phẩm chất là phép tu từ dựa trên sự tương đồng về phẩm chất để
thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ1:  “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” (Tục ngữ)
Mực có màu đen làm chúng ta liên tưởng đến cái xấu. Tương phản, đèn sáng sẽ làm chúng ta
liên tưởng đến cái hay, cái tốt.

VD2: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng


Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
-Mặt trời nghĩa 1: Hành tinh trong vũ trụ chiếu ság, mang sức sống đến trái đất
-Mặt trời nghĩa 2: CHỉ Bác Hồ. Bác Hồ là người ra đi tìm đường cứu nước- là người mang
ánh sáng cách mạng đến dân tộc vĩ đại
Sử dụng bp so sánh thông thường: Bác Hồ vĩ đại như mặt trời.
”mặt trời” trong câu thơ thứ 2 tượng trưng cho phẩm chất của Bác Hồ, ca ngợi sự dũng cảm,
hy sinh của Bác khi ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.
 *Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:  Là cách thức nhận biết sự vật, hiện tượng bằng giác quan này
nhưng khi miêu tả lại tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng đó lại sử dụng từ ngữ cho giác
quan khác.
Ví dụ:
“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.
(Đêm Côn Sơn, Trần Đăng Khoa)
Thị giác (lá rơi)Thính giác ( nghe được “tiếng”)Xúc giác (chạm vào) “Mỏng”Thị
Giác (nghiêng)
Câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, với sự chuyển đổi từ
thính giác (tiếng rơi) sang xúc giác (mỏng) lẫn thị giác (rơi nghiêng) làm cho câu thơ trở nên
sinh động, khiến người đọc dễ dàng hình dung được tiếng rơi nhẹ nhàng của chiếc lá.
3

Ví dụ: Giọng nói của Bảo rất ngọt ngào. (từ giọng nói được nghe bằng thính giác chuyển qua
ngọt ngào được cảm nhận bằng vị giác.)
 2. Hoán dụ
a.Khái niệm: là cách gọi tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự
vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm
cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
(Tố Hữu)
1.Hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể
2. Hoán dụ lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng
3. Hoán dụ lấy dấu hiệu để gọi sự vật hiện tượng
4.Hoán dụ lấy cụ thể gọi trừu tượng
Trong ví dụ trên, có thể thấy:
– Áo nâu là một trang phục của người nông dân.
– Áo xanh là một loại trang phục của người công nhân.
-> Giữa áo nâu với người nông dân và giữa áo xanh với người công nhân có mối quan hệ gần
gũi giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật mang dấu hiệu.
– Nông thôn chỉ người sống ở nông thôn.
– Thị thành chỉ người sống ở thị thành.
-> Giữa nông thôn với người sống ở nông thôn và thị thành với người sống ở thị thành có mối
quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.
b. Các loại hoán dụ
*Lấy bộ phận để gọi toàn thể:
Vd: Ngày mai đúng sáu giờ, tôi có chân tại rạp phim
Ví dụ:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
-Bộ phận: Bàn tay Toàn thể: Người lao động
– Có thể thấy “bàn tay” giúp liên tưởng đến “người lao động”. Từ “bàn tay” và “người lao
động” là mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể.
1.1.1. *Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Ví dụ:
Hoa không những học giỏi mà còn tốt bụng, cô bé được thầy cô lẫn cả lớp quý mến.
Hôm nay Tuấn cắt kiểu tóc mới. Buổi chiều đi học, cậu vừa bước vào lớp, cả phòng liền ồ lên.
-Hoa + Cả lớp
4

-Tuấn +Cả phòng


“Cả lớp”, “cả phòng” ở đây dùng để chỉ tất cả các thành viên trong lớp học của Hoa và Tuấn.
Đây là phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
1.1.2. *Lấydấu hiệu của sự vật để gọi sự vật Áo dài ( trang phục Việt Nam)Phụ Nữ Việt Nam
Đồng phục quần xanh áo trắng Học sinh
Ví dụ:
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
(Tố Hữu)
– Từ “Huế” gợi liên tưởng đến những người sống ở Huế. Như vậy, giữa “Huế” và “người
sống ở Huế” có mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.
– Từ “đổ máu” giúp liên tưởng đến chiến tranh. Như vậy, giữa “đổ máu” và “chiến tranh” có
mối quan hệ gần gũi của dấu hiệu của sự vật
*Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Một/ Ba: Cụ thể ( số lượng, số đếm)
Trừu tượng: Một:Đơn lẻ, độc lập, cá nhân
Ba: Số nhiều Tập hợp nhiều, số nhiều, tập thể
Hoán dụ ở đây là chỉ ra sự đơn lẻ không đoàn kết, một là chỉ cá nhân, số ít; và 3 là chỉ số lượng
nhiều, chỉ tập thể. Chẳng nên non nghĩa là không làm nên việc gì. Hòn núi cao là chỉ có thể làm
được việc lớn.
Tức là một mình làm sẽ không bằng việc ta đoàn kết lại cùng nhau làm.
3. So sánh
a. Khái niệm:  So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương
đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm
phần sinh động, gây hứng thú với người đọc.
b. Từ nhận diện
-Dạng 1: A là B
Vd:  Người ta là hoa đất
-Dạng 2: A như B
Vd: Trẻ em như búp trên cành
-Dạng 3: Bao nhiêu...bấy nhiêu
Vd: “Mình đi mình lại nhớ mình
5

“Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”


c.Phân loại so sánh
*Phân loại theo mức độ:
-So sánh ngang bằng: Từ nhận diện “như”, “là” Tổ quốc = máu thịt, người thân (cha mẹ, vợ
chồng)
Vd: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng”
-So sánh không ngang bằng:
Vd: “Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm”
*Phân loại theo đối tượng:
-So sánh cùng loại: Vd Cô giáo em đẹp như cô tiên
-So sánh khác loại:
Vd: “Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Lưu ý: So sánh dễ được nhận diện qua mặt nổi (các từ nhận diện,dấu câu)...Còn ẩn dụ
là dạng so sánh ngầm, trong đó 2 chủ thể được so sánh đã bị ẩn đi 1 trong 2.
4. Nhân hóa
a. Khái niệm: Nhân hoá là biện pháp gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,… bằng những từ ngữ
thường được sử dụng để gọi con người, qua đó làm cho các sự vật vô tri vô giác trở nên gần gũi
với con người hơn, đồng thời thể hiện được suy nghĩ, tình cảm như con người. 
b. Các kiểu nhân hóa
*Nhân hoá sử dụng từ ngữ gọi người để gọi vật
Ví dụ:

– Ông mặt trời toả ánh nắng chói chang xuống mặt đất.

– Chị mây hào phóng trao cho mọi người những làn gió mát.

Đại từ “ông” và “chị” vốn dùng để gọi người nay được sử dụng để gọi “mặt trời” và “mây”
khiến câu văn trở nên thú vị, có hồn hơn. 
6

*Nhân hoá sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính
chất của sự vật
Ví dụ: 

“ Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”

Các từ “thân, tay, núi, bọc,…” là những từ được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con người
nhưng được sử dụng cho sự vật. 

*Nhân hoá sử dụng các từ ngữ xưng hô, trò chuyện với vật như người
Ví dụ:

“Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”

Trong ví dụ này, con trâu được xưng hô và gọi “Trâu ơi” như đang trò chuyện, xưng hô với một
người bình thường. 

Bài 1: Hãy tìm phép ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây:
a.“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình”

(Ánh trăng – Nguyễn Duy)

b.“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Hướng dẫn giải

Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” ẩn dụ: trước sau như một, sự chung thủy, vẹn nguyên của
thiên nhiên quê hương.
7

Hình ảnh “mặt trời” trong câu thứ hai là một biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả đã dùng hình ảnh
“mặt trời” để chỉ Bác Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ dân tộc vĩ đại. Bác chính là ánh sáng dẫn lối cho
dân tộc ta, giành lại độc lập và tự do cho Tổ quốc.

Bài 2: Người xưa có câu:


-Nói ngọt lọt đến xương.

-Nói /nặng quá.

Ẩn dụ ở đây thuộc kiểu nào? Một số ví dụ tương tự?

Hướng dẫn giải


– Đây là kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – lấy vị giác để chỉ thính giác.

– Một số ví dụ khác như:

+ giọng chua, giọng ấm,…

+ Nói nhẹ, nói đau,…

+ màu nóng, màu lạnh,…

Bài 3: Các từ “kim cương”, “ngôi sao sáng” trong các câu thơ sau có phải là biện pháp tu từ ẩn
dụ không? Phân tích giá trị?
“Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức

Không! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.”

Hướng dẫn giải


– Những từ “Kim cương”, “ngôi sao sáng” trong đoạn trích là ẩn dụ để biểu thị những cái quý
giá trong nhân phẩm, tính cách con người.
8

Bài 4: Tìm phép hoán dụ và phân tích trong những câu thơ sau:
a.

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

(trích Việt Bắc – Tố Hữu)

b.

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

(trích Giọt mồ hôi – Thanh Tịnh)

Hướng dẫn giải

1. Biện pháp tu từ hoán dụ: áo chàm (y phục) – Vốn là tấm áo của người dân Việt Bắc
với màu sắc mang vẻ mộc mạc, đem lại cảm giác chung thủy của tấm lòng người dân
Việt Bắc.
2. Biện pháp tu từ hoán dụ: mồ hôi (đặc điểm) – để nêu cao sự chăm chỉ lao động của
người dân. Chỉ có lao động mới có thể xây dựng được một Đất nước Việt Nam ấm no,
thịnh vượng như ngày hôm nay.

Bài 5: Cho những câu sau, chỉ ra kiểu hoán dụ được sử dụng trong câu:

1. “Họ là chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.”

(Nguyễn Tuân)

1. “Nhân danh ai – Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài.”

(Emily con – Tố Hữu)

Hướng dẫn giải

1. Biện pháp hoán dụ dùng trong câu là hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể, hình ảnh
“tay sào”, “tay chèo” là chỉ tới người lái đò.
9

2. Biện pháp tu từ hoán dụ sử dụng trong câu là hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để nói về
chính sự vật đó. “Tuổi thanh xuân” là để chỉ tuổi trẻ.

You might also like