You are on page 1of 29

Đề Cương Văn

I .Phần Văn

Tập trung vào các đoạn trích thuộc PTBĐ:TỰ SỰ(PTBĐ Tự sự là chính)
ngoài SGK.

II .Phần Tiếng Việt

1,Các phép tu từ đã học

a. So sánh
Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét
tương đồng

Có các kiểu so sánh sau:

 Phân loại theo mức độ


o So sánh ngang bằng: Ví dụ: Tóc đen như gỗ mun
o So sánh không ngang bằng: Những ngôi sao thức ngoài kia, chẳng bằng
mẹ đã thức vì chúng con.
 Phân loại theo đối tượng
o So sánh các đối tượng cùng loại. Ví dụ:“Cô giáo em hiền như cô Tấm”
o So sánh khác loại. Ví dụ: “Anh đi bộ đội sao trên mũ – Mãi mãi là sao sáng
dẫn đường”
o So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại. Ví dụ: “Trường Sơn: chí
lớn ông cha – Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho
câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”.
Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

Ví dụ:

 Trẻ em như búp trên cành


 Người ta là hoa đất

b. Nhân hóa
Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách,
suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

Phân loại:

 Dùng từ gọi con người để gọi tên sự vật, sự việc. Ví dụ: Chị ong nâu, ông mặt
trời, bác gà trống, nàng gió,…
 Dùng từ vốn để chỉ hành động, tính chất của con người để nói về sự vật / con
vật. Ví dụ: Những sợi cỏ tựa lưng vào nhau, hớn hở đón nắng, gió thì thầm to
nhỏ câu chuyện hôm qua mây hờn dỗi mặt trời nên giờ chẳng thấy tăm hơi.
 Trò chuyện với vật như với người. Ví dụ: “Trâu ơi ta bảo trâu này” – (ca dao Việt
Nam)

Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết
với con người hơn

Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà,
anh, chị,…

Ví dụ:

 Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời

c. Ẩn dụ
Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng
tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

Phân loại:

 Ẩn dụ hình thức – Người nói hoặc người viết cố tình giấu đi một phần ý nghĩa
trong câu. Ví dụ: “Đầu đường lửa lựu lập lòe đơm bông” (Lửa lựu là ẩn dụ hình
ảnh bông hoa cây lựu đỏ như màu lửa)
 Ẩn dụ cách thức – Người nói thể hiện vấn đề bằng nhiều cách, qua đó diễn đạt
được hàm ý nào đó. Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (Quả là ẩn dụ cách thức chỉ
“thành quả” lao động, kẻ trồng cây là ẩn dụ chỉ người đã tạo ra thành quả đó.)
 Ẩn dụ phẩm chất – thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng
phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác trên cơ sở tương đồng. Ví dụ: “Người cha
mái tóc bạc / đốt lửa cho anh nằm”. (Người cha là ẩn dụ để nói về Bác Hồ, thể
hiện ngụ ý về sự ân cần của Bác như người thân và bày tỏ lòng kính yêu với Bác
như cha mẹ sinh thành.)
 Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – từ diễn đạt tính chất, đặc điểm của sự vật được cảm
nhận bằng giác quan này nhưng được dùng để miêu tả cảm nhận trên giác quan
khác. Ví dụ: Giọng nói cô ấy thật ngọt ngào (Giọng nói được nhận biết qua thính
giác (tai) nhưng lại dùng từ miêu tả cảm nhận của vị giác (ngọt ngào) để diễn đạt)

Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: “Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng
người từng người một”

⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh

d. Hoán dụ
Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên
sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi

Phân loại:

 Lấy bộ phận chỉ toàn thể. Ví dụ: “Anh ta nhanh chóng bị hạ gục bởi một tay bắn
súng cừ khôi”. (Tay bắn súng: Hoán dụ lấy “tay” – bộ phận cơ thể để chỉ toàn bộ 1
con người.)
 Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng. Ví dụ: “Vì sao Trái Đất nặng ân tình /
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh” – thơ Tố Hữu. (Trái Đất là vật chứa đựng dùng
để chỉ vật bị chứa đựng chính là dân tộc Việt Nam.)
 Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật. Ví dụ: Mập mờ áo hồng bên hiên lớp /
Bối rối mắt xanh trốn má đào. (Áo hồng và má đào đều là dấu hiệu của một cô gái,
mắt xanh là dấu hiệu của một chàng trai trẻ bối rối khi đứng trước người mình
thích.)
 Lấy cái cụ thể gọi tên cái trừu tượng. Ví dụ: “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây
chụm lại nên hòn núi cao” – (cao dao Việt Nam). (Một cây và Ba cây là hoán dụ để
chỉ số lượng ít và số lượng nhiều.)

Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm

Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanh/ Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”

⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện
cho giai cấp công nhân của thành thị

e. Nói quá
Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật,
hiện tượng

Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng
sức biểu cảm

Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với
thực tế

Ví dụ: “Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.

f. Nói giảm, nói tránh


Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển

Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu
lịch sự

Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó:

Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”
⇒ Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác
đau thương mất mát cho người dân Việt Nam

g. Điệp từ, điệp ngữ


Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ

Phân loại

 Điệp ngữ cách quãng:

Ví dụ

Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu

Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều

(Gửi em, cô gái thanh niên xung phong, Phạm Tiến Duật)

 Điệp ngữ nối tiếp:

Ví dụ

“Mai sau,

Mai sau,

Mai sau…

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”

(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy)


 Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng):

Ví dụ

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi
liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.

Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ

Lưu ý: Phân biệt với lỗi lặp từ

Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” ⇒ Từ “giữ”
được nhắc lại 4 lần nhằm nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc bảo vệ Tổ
quốc.

h. Chơi chữ
Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ

Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị

Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu mưa/ mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”

i. Liệt kê
Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt các cụm từ cùng loại để diễn tả
được đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư
tưởng, tình cảm.
Phân loại

 Phân loại theo cấu tạo:


o Liệt kê theo từng cặp (Ví dụ: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả
tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải…)
o Liệt kê không theo từng cặp (Ví dụ: Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại
khác nhau…)
 Phân loại theo ý nghĩa:
o Liệt kê tăng tiến (Ví dụ: Tiếng Việt … của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng,
làng xóm…)
o Liệt kê không tăng tiến (Ví dụ: Vào giờ ra chơi, từng nhóm học sinh chơi
đá cầu, nhảy dây, đá bóng… rất vui vẻ).

Tác dụng: Diễn tả cụ thể, toàn điện, đầy đủ hoặc để nhấn mạnh nội dung

Ví dụ: “cúc, mai, lan, ly, hồng,… mỗi loài một hương, mỗi loài một sắc”

Lưu ý khi sử dụng biện pháp liệt kê:

 Tất cả các từ liệt kê phải chung một chủ đề hay có 1 nghĩa chung tổng quát nhất
định.
 Với phương pháp tăng tiến, cần xác định đúng thứ tự theo vị trí thấp đến cao.
 Giữa các từ cần cách nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy hoặc các từ kết hợp như “
với, và”.
 Biện pháp này xuất hiện nhiều trong văn xuôi, tiểu thuyết, truyện ngắn… hầu như
hiếm khi xuất hiện trong thơ ca.
 Cần phân tích, kiểm tra nếu các từ có liên quan ngữ nghĩa với nhau thì đó là phép
liệt kê. Ngược lại có thể là biện pháp tu từ khác.

2,Tiếng Việt
a, Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
 Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác:
 - Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm
vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
 - Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao
hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
 - Một từ ngừ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp
đối với một từ ngữ khác.
 Ví dụ:
 Giáo dục:
 + Thầy giáo: Thầy giáo dạy Toán, Thầy giáo dạy Văn…
 + Học sinh: Học sinh giỏi, HS yếu…
 b. Trường từ vựng:
 Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
 Ví dụ:
 Y phục: quần áo, giày dép, mũ nón…
 c. Từ tượng hình - Từ tượng thanh:
 - Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
 -Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
 d. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội:
 - Từ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định
 - Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
 f.Trợ từ:
 Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái
độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
 Ví dụ:
 những, có, chính, đích, ngay…
 e. Thán từ:
 Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
Thán từ gồm có hai loại chính:
 - Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi…
 -Thán từ gọi đáp: này, vâng, dạ, ừ…
 g. Tình thái từ:
 Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán,
và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
 Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý:
 -Tình thái từ nghi vấn
 - Tình thái từ cầu khiến
 - Tình thán từ cảm thán
 -Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm
III. Phần TLV

Dàn ý của một bài văn tự sự


a) Mở bài
Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
(Cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước.)
b) Thân bài
Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. (Trả lời các câu hỏi
: Câu chuyện đã diễn ra ở đâu ? Khi nào ? Với ai ? Như thế nào ? ...)
Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể
hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.\
c) Kết bài
Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện
hay một nhân vật nào đó).

Kể lại một kỉ niệm ấn tượng sâu sắc với em


DÀN Ý
A. Mở bài: Tình huống, hoàn cảnh khiến em nhớ về kỉ niệm mà em nhớ mãi không
quên.
B. Thân bài:
- Kỉ niệm đó xảy ra vào thời gian nào? Ở đâu? Cùng với ai?

- Kể lại toàn bộ câu chuyện một cách chi tiết, theo trình tự rõ ràng (nguyên nhân, diễn
biến, kết thúc).

- Sau khi sự kiện ấy kết thúc, em có những suy nghĩ, cảm xúc gì? Thái độ, hành động,
cuộc sống của em thay đổi ra sao?

- Từ sau sự kiện đó, mối quan hệ của em với mọi người, đặc biệt là nhân vật chính của
sự kiện ra sao?

C. Kết bài:
- Thời gian trôi qua, những suy nghĩ, cảm nhận của em ở hiện tại về kỉ niệm đó.

- Mỗi khi nghĩ về kỉ niệm đó em có cảm xúc gì đặc biệt.

2. Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em


Gia đình có vai trò thật quan trọng, và đối với tôi cũng vậy. Trong gia đình, người mà tôi
yêu thương nhất chính là mẹ.
Mẹ tôi là một người phụ nữ giản dị. Nhưng mẹ đã dành cho tôi những sự hy sinh thật
phi thường. Bố mẹ chia tay khi tôi còn rất nhỏ. Tôi sống cùng với mẹ. Mẹ vừa phải làm
mẹ, vừa phải làm bố. Nhờ có tình yêu thương vô bờ của mẹ đã lấp đầy khoảng trống
tình cảm của bố.
Còn nhớ năm lớp tám, tôi đến nhà Hồng - cô bạn thân cùng lớp chơi. Do quá mải chơi
nên khi về đến nhà thì trời đã tối. Tôi nghĩ thầm trong lòng rằng kiểu gì khi về đến nhà
mẹ cũng mắng. Nhưng khi tôi về đến nơi, bước vào nhà lại thấy thật yên tĩnh, chỉ nhìn
thấy trên bàn là cơm canh nóng hổi, mà không thấy mẹ đâu. Tôi ăn cơm xong mà lòng
đầy lo âu. Tôi lén vào phòng của mẹ, thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Tôi khẽ
gọi: “Mẹ ơi!” nhưng không thấy tiếng trả lời. Cảm thấy lo lắng, tôi chạy đến bên giường,
khi chạm vào người mẹ thì thấy nóng bừng. Có lẽ mẹ đã bị sốt.
Bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ hãi, xen lẫn cả sự ân hận. Tôi tự trách mình mải chơi, trong
khi mẹ thì phải làm việc vất vả, lại bị ốm mà vẫn cố gắng nấu cơm cho tôi. Tự trấn an
bản thân, tôi nhanh chóng chạy đi lấy khăn mặt lạnh đắp lên trán mẹ. Rồi còn nấu một
ít cháo ăn liền và mua thuốc cho mẹ. Một lúc sau, có vẻ đã khá hơn, mẹ tỉnh dậy. Tôi
thuyết phục mẹ ăn cháo và uống thuốc. Mẹ vừa ăn vừa mỉm cười nhìn tôi. Xong xuôi,
tôi nhìn mẹ, rồi ôm lấy mẹ và bật khóc nức nở: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ chỉ ôm tôi vào
lòng rồi nhẹ nhàng nói: “Không sao đâu! Nín đi con!”.
Sáng hôm sau, mẹ đã khỏe hẳn và có thể đi làm bình thường. Nhưng nhờ có trải
nghiệm hôm qua mà tôi mới biết mẹ đã vất vả vì tôi như thế nào. Tôi thầm nhắc nhở
bản thân phải cố gắng học tập hơn, giúp đỡ mẹ nhiều hơn để mẹ khỏi lo lắng, vất vả.
Đối với tôi, mẹ chính là nguồn ánh sáng diệu kỳ. Sau hôm đó, tôi dường như thấu hiểu
thêm công ơn của mẹ, cũng như hiểu được rằng:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”
(Con cò, Chế Lan Viên)
Tưởng tượng sau một thời gian con trai lão Hạc trở về và
có cuộc trò chuyện với ông giáo. Em hãy ghi lại cuộc trò
chuyện ấy?

Dàn ý
1, Mở bài:
Giới thiệu được hoàn cảnh trở về của con trai Lão Hạc .

2, Thân bài:

- Kể về nội dung cuộc trò chuyện: Xoay quanh cuộc sống neo đơn, cô độc của lão Hạc
kể từ sau khi con trai ra đi; kể về nỗi đau đớn, bế tắc của lão…

- Kể về tâm trạng và thái độ của người con trong cuộc gặp gỡ với ông Giáo.

- Kể về nỗi ân hận của bản thân: để lại cha già một mình, phải sống trong cô đơn, buồn
tủi, chịu cái chết đau đớn…

- Rút ra bài học cho mình, lời khuyên…

=> Trong quá trình kể phải kết hợp được các yếu tố MT + BC hợp lí, gây ấn tượng.

3, Kết bài:
Suy nghĩ của mình sau cuộc trò chuyện với ông giáo…

Dàn ý Kể lại cảnh con trai Lão Hạc trở về làng


Dàn ý 1
1. Mở bài:
 Vì không có tiền cưới vợ nên anh con trai lão Hạc bỏ làng đi phu tận Nam Kì.
 Biền biệt suốt mấy năm, giờ đây anh mới trở về làng.
2. Thân bài:
* Những ngày anh con trai lão Hạc về làng:

 Khí thế cách mạng của dân làng đang sôi nổi. Tiếng trống, tiếng mõ vang rền
khắp xóm thôn. Dân chúng kéo nhau đi phá kho thóc của Nhật, theo Việt Minh
giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp.
 Anh ngậm ngùi trước cảnh hoang tàn của căn nhà, mảnh vườn cũ.
 Anh sang thăm ông giáo hàng xóm để hỏi thăm về cha mình.
 Ông giáo kể lại mọi chuyện rồi dẫn anh ra thắp hương trên mộ cha.
 Anh tâm sự với người cha tội nghiệp đã yên nghỉ nơi chín suối rằng trong thời
gian đi phu cao su đất đỏ ở Nam Kì, anh đã được giác ngộ cách mạng.
 Sau mấy ngày thu xếp việc nhà, anh cảm ơn bà con trong xóm đã giúp đỡ cha
mình trong những ngày cuối đời rồi lại ra đi.
3. Kết bài:
 Ông giáo tiễn chân anh.
 Từ phía sân ga, vẳng lại tiếng còi thôi thúc anh lên đường.

Dàn ý 2
1. Mở bài
 Giới thiệu chung
2. Thân bài
 Sau bao năm làm việc ở đồn điền cao su tôi đã quyết định quay trở về
 Làng tôi thay đổi nhiều quá, về đến nhà tôi không còn nhận ra nổi, cây cối um
tùm, không thấy cha tôi đâu
 Tôi tim ông giáo để hỏi
 Ông giáo kể lại cái chết của lão Hạc
 Ông giáo đưa cậu con trai đi viếng mộ lão Hạc
 Cậu con trai trước mộ cha: Khóc, ân hận vì không ở bên chăm sóc cha
3. Kết bài
 Tổng kết lại, rồi hứa sẽ làm lụng chăm chỉ để bảo vệ tài sản cha để lại.

Dàn ý 3
1. Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện (vào vai con trai lão Hạc để kể chuyện): đồn điền cao
su hết việc, bị bóc lột quá nhiều, không đủ sức làm việc và bị bạn lừa hết tiền nên quyết
định về quê sống gắn bó với đồng ruộng và chăm sóc cha.

2. Thân bài
a. Ngày trở về
 Quang cảnh làng xóm: không có gì thay đổi nhiều, mọi thứ vẫn nguyên vẹn; khi
đặt chân vào cửa nhà thấy nhà cửa không thay đổi nhiều nhưng lại xơ xác, vắng
vẻ, đìu hiu.
 Đi khắp sân vườn tìm kiếm nhưng không thấy bố đâu, không thấy cả Cậu Vàng,
nhiều đồ đạc trong nhà bị bám bụi, mạng nhện giăng khắp nhà. → có chút gì đó lo
lắng, bất an.
 Bỏ đồ đạc gọn vào một chỗ rồi đi dọn dẹp xung quanh cho gọn gàng hơn. Dùng
số tiền ít ỏi để đi mua đồ về nấu ăn. Cơm nước thịnh soạn vẫn không thấy bố về
đâm ra lo lắng và quyết định đi sang nhà ông giáo - người bạn thân thiết của bố
để hỏi thăm.
b. Khi sang nhà ông giáo
 Ông giáo khi nhìn thấy tôi rất ngạc nhiên pha chút gì đó buồn bã.
 Tôi gặng hỏi rằng có biết bố mình đi đâu không thì ông giáo ngập ngừng. Tôi linh
cảm có chuyện không lành.
 Ông giáo gọi tôi vào nhà nói chuyện, sau khi tôi ngồi và uống nước, ông giáo từ
từ kể lại những chuyện đã xảy ra với cha tôi. Tôi sững sờ, tất cả mọi thứ như sụp
đổ trong phút chốc, không dám tin vào sự thật là bố mình đã ra đi mãi mãi. Tôi òa
lên khóc nức nở như đứa trẻ con khi ông giáo nói về cái chết đầy thương tâm của
bố tôi.
 Tôi cảm thấy ân hận vì đã bỏ đi làm đồn điền cao su biền biện, không ở bên quan
tâm chăm sóc bố, thậm chí là không biết đến cái chết của bố mình; không biết bố
đã chịu đau khổ như thế nào trong những ngày cuối đời. Tôi tự dằn vặt, trách móc
bản thân.
 Ông giáo khuyên tôi không nên quá buồn bã mà hãy sống tiếp thật tốt để bố dưới
suối vàng được yên lòng.
c. Sau khi ở nhà ông giáo trở về
 Tôi vô cùng buồn bã, đau khổ. Nén nỗi đau vào trong, tôi thu dọn nhà cửa gọn
gàng. Ngày hôm sau nhờ ông giáo dẫn ra mộ bố, thắp cho bố nén nhang, hứa với
bố sống thật tốt.
 Sau khi thăm mộ bố trở về, tôi cố gắng sống tốt hơn, chăm chỉ làm ăn, lao động,
sống chan hòa với làng xóm, thay bố tiếp tục cuộc đời còn lại thật ý nghĩa.
3. Kết bài
Đó là kí ức đau buồn nhất trong cuộc đời tôi, cũng là bài học đắt giá giúp tôi chân trọng
cuộc sống hơn.

Kể lại cảnh con trai Lão Hạc trở về làng - Mẫu 1


Khi còn trẻ, tôi rời bỏ quê hương đi làm ăn nơi xa xứ với mong muốn kiếm được nhiều
tiền để cha bớt khổ, có cái vốn để về quê lập nghiệp an cư. Thế nhưng cũng chuyến đi
ấy cũng khiến tôi đánh mất nhiều thứ quý giá.

Từ lần tôi đòi cha cho lấy vợ nhưng vì nhà nghèo quá chẳng đủ tiền thách cưới nên
không lấy được người mình yêu, tôi chán cho số mình đành lên tỉnh đến sở mộ phu
đưa thẻ cho họ kí giấy đi làm đồn điền cao su. Kể từ giây phút ấy bẵng đi đến nay đã 7
năm tôi mới trở về quê. Lần này về tôi thầm mừng có thể đem về cho cha vài trăm bạc
để ông cơ cực. Về làng tôi thấy nhiều nhà đổi thay, vẫn cái lối mòn nhỏ ấy nhưng lại có
thêm vài nhà nữa mọc lên, bọn trẻ con cũng lớn nhanh như thổi.

Bước đến nhà tôi lớn tiếng gọi cha, tưởng đâu sẽ có tiếng đáp lại nhưng không, tôi chỉ
thấy sân nhà đầy lá, căn nhà lạnh lẽo, vườn tược um tùm cây cối. Tôi chạy sang nhà
ông giáo, ông nhìn thấy tôi thì vui ra mặt, ông nói "Cuối cùng thì cậu cũng về", tôi hỏi
ông giáo cha tôi đâu, không cần ông trả lời, nhìn sâu trong đôi mắt ông tôi đã hiểu ra
rằng cha tôi không còn nữa. Cha mất rồi, mất vì lý do tôi không thể ngờ và cũng đau
đớn đến nỗi tôi không dám tưởng tượng đến.

Tôi ngây người, đứng dại ra trước sân nhà ông giáo, thế là tôi chỉ còn lại một mình trơ
trọi trên thế gian này. Ông giáo dẫn tôi ra trước mộ của cha, tôi quỳ xuống bật khóc như
một đứa trẻ, tôi ôm mộ cha mà đau xót, chỉ biết hỏi cha tại sao lại chọn cách ra đi như
thế. Tôi không cần mảnh vườn, không cần tiền của để ông phải chịu khổ chịu đau đớn
như vậy. Tôi thật tội lỗi, bất hiếu, giá như tôi không bỏ đi đồn điền cao su, sẽ không có
tiền nhưng ít ra không để ông phải khổ như thế.

Sự dằn vặt này có lẽ sẽ theo tôi đến cuối đời, nhưng tôi đã quyết không đi nữa, tôi phải
ở nhà để gìn giữ và chăm bẵm cho cái vườn mà cha tôi bỏ cả tính mạng để giữ lấy.

Kể lại cảnh con trai Lão Hạc trở về làng - Mẫu 2


Vì không đủ tiền để cưới vợ nên tôi đã phẫn chí đi làm đồn điền cao su ở tận trong
Nam. Sáu năm trôi qua quả thật là một quãng thời gian dài đằng đẵng. Sau khi có một
chút vốn riêng, nhớ người cha già của mình ở nhà nên tôi quyết định trở về quê hương
để làm ăn và lập nghiệp cũng như ở bên chăm sóc thầy tôi lúc về già.
Từ ngày tôi rời xa quê hương đi đồn điền cao su đã lâu mà khung cảnh quê hương
trước mắt chẳng hề đổi thay. Nhưng khi tôi bước vào cổng nhà mình thì thấy ngôi nhà
vắng tanh, vườn cỏ mọc um tùm rồi tôi bước vào nhà thì thấy trước mắt là một ban thờ,
tôi có một linh cảm rất xấu là thầy tôi đã mất . Tôi vội chạy ra sau và kêu thật to thầy ơi!
Thầy ơi! Rồi tôi sang nhà ông giáo thì ông bảo:

- Cháu về rồi à.

Tôi vội hỏi.

- Thầy con đâu ạ?

- Con về muộn rồi, thôi vào đây ta nói chuyện.

Ông dẫn tôi vào nhà ngồi trên bàn đưa tôi một bát nước để uống rồi kể lại ngắn gọn
những việc diễn ra trong mấy năm gần đây:

- Từ ngày cậu xa quê hương thì thầy cậu chỉ có một mình côi cút vào ra chỉ có cậu
Vàng làm bạn mà thôi. Lúc đầu thì thầy cậu vẫn sống qua ngày, 3 sào vườn vẫn đủ cho
ông ý ăn uống qua ngày. Nhưng sau bão hoa màu mất hết, không kiếm được việc. lại
thêm ốm nặng một trận, thầy cậu càng ngày càng yếu, lại sợ tiêu vào tiền mà ông để lại
cho cậu.

Nghe tới đây thì nước mắt tôi chẳng thể kìm nổi. Sao thầy tôi lại khổ như vậy? Càng
nghĩ tôi càng ân hận vô cùng. Ông giáo vỗ vai an ủi rồi tiếp tục câu chuyện:

- Sau đó cuộc sống ngày một thiếu thốn và khó khăn hơn, thiếu trước hụt sau. Đến bản
thân thầy cậu còn không tự lo nổi huống chi là con Vàng. Không muốn tiêu hao vào số
tiền mà thầy cậu đã tằn tiện kham khổ, làm việc chăm chỉ, chẳng quản nắng mưa cũng
là để vun vén cho cậu, để góp cho cậu đủ tiền mà lấy vợ và có tí vốn làm ăn, nên tiếc
mãi thầy cậu mới bán con Vàng đi. Lúc đó thầy con đã sang tâm sự với ta, trông đáng
thương làm sao. Rất nhiều lần ta ngỏ ý giúp nhưng thầy cậu từ chối một cách hách
dịch, khiến ta cũng bất lực. Chỉ có thể biết đứng ngoài nhìn. Bán xong, thay cậu gửi ta
giữ hộ 3 sào vườn, 25 đồng bạc thêm 5 đồng bán con Vàng nữa là 30 đồng bạc. Một
phần là dành cho cậu, phần nữa là thầy cậu bảo cất đó, để một khi lão nằm xuống có
tiền lo ma chay, không cần đến sự giúp đỡ của hàng xóm. Nhưng ta cũng không ngờ
rằng, thầy cậu lại làm nên cơ sự tới vậy. Một hôm ta tình cờ đi ngang nhà cậu thì thấy
hàng xóm bu đông. Ta tiến vào trong thấy thầy cậu đang vật vã trên giường, phải nhờ 2
người lực lưỡng trong làng giữ lại. Cái chết vật vã đến hai giờ đồng hồ liền, chỉ có ta và
Binh Tư hiểu. Thầy cậu chết vì ăn bả chó - mà chính thầy cậu đi xin, có lẽ sự ân hận về
việc bán cậu Vàng vẫn canh cánh trong lòng. Cậu nên hiểu cho thầy cậu, thầy cậu hi
sinh quá nhiều cho cậu rồi.

Nghe xong mọi chuyện tôi mới thấy bản thân mình đã sai như thế nào, u mất sớm chỉ
có người cha hết lòng chăm sóc, vừa là mẹ vừa là cha mà tôi sao có thể bỏ rơi thầy mà
đi như vậy. Đau quá! Sao lại ra cơ sự này? Xong ông dẫn tôi ra nghĩa địa đưa tôi đến
một thầy và đưa ba nén lòng nhang để thắp lên mộ và

Tôi thương xót cho thầy tôi và thương cho những số phận cực khổ như gia đình tôi. Xã
hội này đã làm cho thầy tôi và người nông dân ở đây phải sống đau đớn, dồn họ vào
bước đường cùng, tôi căm thù xã hội này. Tôi quyết định đi theo cụ hồ tham gia kháng
chiến, lật đổ chế độ cũ, mang lại hạnh phúc. cơm no, áo ấm cho những người nhân
dân nghèo khổ sau này.

Kể lại cảnh con trai Lão Hạc trở về làng - Mẫu 3


Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về
quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý.

Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi
được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách.

Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra
sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê
cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ
như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh
vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác
lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì
khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân
đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ.
Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu.
Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một
tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận
ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá
muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho
ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình,
quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo.

Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà.
Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính:

- Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về
mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy?

- Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước
đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn
cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói:

- Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời
hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão
có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ?

Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói:

- Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai
để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha
con có thể sống một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá

- Tôi tự dằn vặt bản thân mình.

Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói
chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi
nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân
hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn
bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại
mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên
mảnh vườn khi tôi trở về.
Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chế được nỗi xúc động,
hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn
đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu
óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc
gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy
cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau
khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha
đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút
vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy
ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm
được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ.

Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng
còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc
mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng
bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền
ấy cả.

Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật
nuôi mà em yêu thích
Dàn bài:

 Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.


 Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
o Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông
màu gì? To hay nhỏ?...
o Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua
hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia
đình em?
o Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
o Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao? (Vd nó
cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ
sinh hôi hám... v... v....)
o Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em
không còn ghét nó? (Vd: Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu
vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn
tốt, hoặc nó lập công bắt chuột...)
o Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào? (Nó là vệ sĩ
của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là
em em vậy....)

 Kết bài:
o Suy nghĩ của em về nó.
o Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của
gia đình

Bài mẫu 1: Hãy kể một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật
nuôi mà em yêu thích - Con mèo Xu Xu
Bài làm

Ngày còn nhỏ em vốn là một cậu bé vô cùng yêu quý các loại động vật. Con
vật nào em cũng thích nhưng em yêu nhất là con mèo. Thấy em quý mèo nên
mẹ đã mua cho em một con mèo vô vùng dễ thương. Em đặt tên mèo là Xu
Xu. Em và Xu Xu có một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ, đó là một kỉ niệm suốt đời
em không thể nào quên được.

Mỗi ngày khi em đi học về chú mèo Xu Xu thường ngoáy đuôi vô cùng vui
mừng khi em đi học về. Mỗi tôi khi em ngồi học bài chú mèo Xu Xu thường
ngồi dưới chân của em ngoan ngoãn chờ em học bài. Em có rất nhiều kỉ niệm
vui buồn gắn liền với con mèo thân thiết của mình. Ngày ngày chúng em
thường vui đùa cùng với nhau, em thường cho mèo đi chơi cùng mình,
thường xuyên ra công viên vào ngày chủ nhật rồi chơi trò đuổi bắt hoặc bắt
bóng. Em chăm sóc chú mèo rất chu đáo nên chú mèo Xu Xu của em ngày
càng lớn hơn, mập mạp và dễ thương. Buổi tối, khi đi ngủ em thường ôm Xu
Xu ngủ cùng. Con mèo Xu Xu của em có tài bắt chuôt rất siêu chỉ cần thấy
con chuột ở đầu thì chú mèo Xu Xu liền néo vào tường và nhảy ra vồ một cái
thật nhanh gọm là chú chuột đã nằm gọn trong móng vuốt của con mèo Xu
Xu. Từ ngày có con mèo Xu Xu gia đình em vui vẻ hẳn lên bởi chú mèo rất
đáng yêu, nó làm cho cả nhà em cười mỗi khi nhìn nó đi lại ngoáy ngoáy cái
đuôi, trông thật ngộ nghĩnh.

Kỉ niệm đáng nhớ của em đó là một lần em nhớ mãi. Hôm đó, em và chú mèo
đi ra công viên gần nhà để chơi đuổi bắt như mọi lân. Em thường quăng bóng
đi thật xa rồi Xu Xu đi nhặt về cho em. Khi em đang lùi dần lùi dần để lấy đà
ném bóng thật mạnh, thì không may trượt chân xuống hồ ở ngoài công viên.
Em không biết bơi nên vô cùng hoang mang. Em tìm cách bám víu vào
những gì có thể nhưng xung quanh không có gì để em níu kéo được. Em ú ớ
kêu cứu và hoang mang lo lắng. Trong lúc nguy cấp, con mèo Xu Xu chính là
ân nhân cứu giúp cho em. Khi nó thấy em chấp chới dưới nước, nó liền chạy
đi kêu người xung quanh ở gần đó. Chính vì vậy, ngay lúc đó một bác đi tập
thể dục đã vội vàng cứu em lên bờ an toàn. Sau lần suýt chết đó, em đã vô
cùng biết ơn chú mèo Xu Xu của mình. Đó là một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ
đối với con vật nuôi mà em yêu thích.

Em thầm cảm ơn chú mèo Xu Xu thân yêu của mình. Nhờ có nó mà em mới
có thể thoát được kiếp nạn đó. Em tự hứa với mình sẽ chăm sóc chú mèo Xu
Xu thật tốt để nó có thể mãi mãi là người bạn thân thiết suốt đời em.

Bài mẫu 2: Hãy kể một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật
nuôi mà em yêu thích - Con chó Tí Nị
Bài làm

Bạn mẹ tôi cho nhà tôi một con chó nhỏ chừng vài tháng tuổi lúc tôi lên lớp
bốn. Vì lúc đó tôi còn nhỏ nên chưa có ghi nhớ gì nhiều nhưng cũng có một
câu chuyện làm tôi nhớ mãi đến bây giờ.

Tôi đặt tên nó là Tí Nị. Nó thuộc giống chó Chi-hua-hua nhưng không lớn
được. Nó có bộ lông màu vàng đất trông rất ngộ nghĩnh. Thân hình nó cân
đối: Ngực nở, bụng thon, bốn chân nhỏ, thanh mảnh cái đầu nhỏ cỡ quả banh
lông, cặp tai dựng đứng lên khi cần nghe ngóng. Chiếc mõm ngắn với cái mũi
đánh hơi rất giỏi. Tí Nị nó khôn lắm. Dường như nó có thể hiểu được tiếng
người, hiểu được ý định của người chủ của nó. Ở nhà, tôi không thường cho
Tí Nị ăn nhưng nó vẫn bám víu lấy tôi, đã thế mà nó cũng có cái tính hay
ghen tị nữa. Lúc mẹ với tôi đùa giỡn với nhau thì nó ngồi cạnh bên kêu ư ử
đòi chen vào cuộc vui.
Ban ngày, Tí Nị nằm trong sân mát hay tìm một chỗ êm êm nằm, mõm gác
lên hai chân trước, đôi mắt lim dim. Lúc đó nó chẳng ngủ đâu, mà là đang
trông nhà đấy. Một tiếng động nhẹ hay một bóng người thoáng qua, là nó
ngóc đầu lên, vểnh tai nghe ngóng. Tuy nhỏ nhưng tiếng sủa của Tí Nị vang
xa hình như nhà nào cũng nghe, đôi khi còn mắng yêu nó ồn ào. Khi có người
lạ bước vào nhà thì nó sủa hoài, sau đó thì nằm im nhìn người lạ đó, xem
chừng có ý đồ gì xấu xa không. Tí Nị hung hăng lắm nên khó ai dám vuốt
đầu nó.

Ấy thế mà đối với gia đình tôi nó rất hiền. Nó hay bày tỏ tình cảm bằng cách
ngoáy tít cái đuôi hay nằm im dưới đất rồi ngóc đầu, đôi mắt long lanh chờ
lệnh.
Lúc đầu tôi cũng chưa tin tưởng vào việc trông nhà của Tí Nị lắm, không hẳn
là coi thường nó nhưng tôi cứ thấy lo lo thế nào ấy. Nhưng sau này thì ít có
ăn trộm dám vào nhà tôi nữa. Trước đây nhà tôi có trộm nhiều, nhưng có một
lần Tí Nị thấy trộm thì sủa vang làm ba tôi thức giấc chạy ra. Thấy có người
và chó sủa, tên trộm bỏ lại chiếc A-ti-la và đôi dép để chạy thoát thân. Mỗi khi
tôi đi đâu về thì nó nằm trước cửa, đợi và nghe ngóng tiếng xe quen thuộc.
Và lúc tôi còn chưa thấy mặt mũi Tí Nị đâu thì nó đã thấy tôi rồi. Nó chạy ra
mừng tôi tíu tít. Lúc đó cái đuôi của nó phải gọi là ngoáy tít, hai chân trước
chồm chồm lên như muốn ôm choàng lấy tôi. Miệng thì kêu ư ử, ăng ẳng
sung sướng mừng rỡ. Đã thế đôi mắt còn đầy biểu cảm thiết tha bảo sao tôi
không cảm động. Và cứ thế từng ngày trôi đi, tôi mến nó lúc nào không hay.

Trước đây bốn năm, nó đã rời xa tôi, nó không còn bên cạnh tôi nữa. Tối đó,
tôi ở nhà với ba mẹ. Khi ấy, tôi đang chơi với Tí Nị thì nó bỗng sủa lên một
tiếng rồi chạy ra đường. Tôi cũng lật đật chạy theo thì chứng kiến cảnh... Tí
Nị bị xe cán qua. Lúc đó, tôi đã chới với không tin vào mắt mình thì kẻ chạy
chiếc xe ấy vòng lại cán thêm lần nữa làm Tí Nị cắn đứt lưỡi. Tôi đã không
thể làm gì khi chứng kiến cảnh tượng buồn thương đó. Hắn đã chạy mất hút
còn tôi thì chỉ đứng khóc. Nghe tiếng tôi khóc, ba mẹ chạy ra xem có chuyện
gì, hàng xóm cũng bắt đầu bu lại xem. Lúc đó, dường như tôi mất hết cảm
giác, không còn biết trời trăng gì nữa. Mẹ nói, sau đó mẹ đem nó đi chôn. Tôi
tỉnh dậy không thấy Tí Nị đâu thì tôi lại oà lên khóc, ba mẹ phải vồ về tôi, và
xin cho tôi một con khác.

Tôi cũng khá bất ngờ vì chú chó thứ hai của nhà tôi lại có hình dạng và tính
cách y như Tí Nị. Tôi nghĩ có lẽ linh hồn của Tí Nị đã nhập vào thân xác của
chú chó này. Đúng là một chú chó trung thành, nó muốn ở bên cạnh tôi. Và
sau sự việc trên của Tí Nị, tôi đã nhốt nó ở trong nhà. Nếu nó bị “bắt cóc” hay
có chuyện gì nữa thì... chắc tôi chết mất. Do vậy, tôi chỉ cầu trời cho nó được
sống mãi bên gia đình tôi.

Tôi sẽ chăm sóc nó như đứa em của tôi vậy. Cảm ơn em đã cho chị biết sự
trung thành của loài chó như thế nào, Tí Nị à.

Bài mẫu 3: Hãy kể một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật
nuôi mà em yêu thích - Con chó Phi Phi
Bài làm

Tuổi thơ của ai cũng gắn bó với một loài vật nuôi đáng yêu, đó có thể là chú
rùa, chú chim hay chú mèo... Riêng với tôi, tuổi thơ của tôi gắn với chú chó
Phi Phi dũng cảm.
Phi Phi là chú chó lai béc-giê mà tôi đã nhặt được trong công viên! Chuyện là
thế này: cách đây chừng một năm, vào buổi chiều tôi đi tập thể dục trong
công viên. Đang chạy bộ, tôi chợt nghe tiếng rên yếu ớt trong lùm cây. Tò mò,
tôi rẽ đám lá nhìn vào thì thấy một chú chó nhỏ yếu ớt đang nằm rên trong
chiếc hộp giấy. Thương chú quá, tôi mang về nuôi. Tôi không ngờ, lúc mang
Phi Phi về bố mẹ không những không trách tôi mà còn giục tôi đi lấy sữa cho
chú uống nữa!

Bây giờ thì Phi Phi đã lớn lắm. Lông chú màu đen mượt, bốn chân cao và
chắc. Hai tai lúc nào cũng dựng lên lắng nghe mọi âm thanh xung quanh. Cái
mũi thì lúc nào cũng có vẻ khịt khịt như đánh hơi mọi thứ. Phi Phi rất ngoan
và can đảm. Khi tối trời, chú luôn ra ngoài hiên nằm canh. Có Phi Phi ở ngoài,
cả nhà tôi rất yên tâm đi ngủ. Thế rồi, đến một ngày, có chuyện xảy ra, gia
đình tôi đã cảm nhận được sâu sắc sự dũng cảm và lòng trung thành của Phi
Phi.

Đó là một đêm mùa đông gió rét. Như mọi hôm, Phi Phi vẫn nằm canh ở
ngoài hiên. Cả nhà tôi đang ngủ thì chợt nghe tiếng Phi Phi sủa dữ dội, tiếng
chú giằng dây xích loảng xoảng. Bố vội vàng bật dậy rồi nhẹ nhàng cầm gậy
lách ra ngoài. Cuối góc vườn, một bóng đen khả nghi đang di chuyển. Thấy
động, hắn vội vàng trèo tường hòng thoát ra ngoài. Bố vừa hô hoán hàng
xóm vừa lao theo tên trộm. Phi Phi cũng lồng lộn chồm lên, dây xích bị giằng
co hết mức. Bố đuổi theo tên trộm, bất ngờ, hắn quay lại đạp mạnh vào bố. Bị
lỡ đà, bố ngã xuống. Hắn lợi dụng lúc ấy đè lên người bố, tay phải rút mạnh
con dao ra rồi vung lên. Chính lúc ấy, Phi Phi từ đâu lao đến ngoạm vào tay
cầm dao của hắn rồi mặc cho gã gian phi đẩy, đạp đánh như thế nào cũng
kiên quyết không nhả tay hắn ra. Cuộc vật lộn dừng lại khi các cô bác hàng
xóm ùa đến trói gô tên trộm lại. Mẹ tôi vừa xuýt xoa dìu bố vào nhà vừa nhắc
chị em tôi lấy sữa cho Phi Phi và đưa chú vào nhà.

Sau hôm ấy, Phi Phi nổi tiếng cả khu phố với câu chuyện “cứu chủ”. Kẻ gian
bị bắt sau đó đã khai ra rất nhiều vụ trộm mà hắn nhúng tay vào. Gia đinh tôi
và Phi Phi còn được tuyên dương nữa!

Phi Phi vẫn sống cùng gia đình tôi cho đến bây giờ. Chú luôn được cả nhà
cưng chiều và yêu quý, đặc biệt là tôi. Phi Phi tuy là một chú chó nhưng có
nhiều điều đáng để chúng ta học tập đúng không các bạn!

Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy,cô


giáo buồn
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

- Em cần xác định, lần mắc khuyết điểm ẩy là khuyết điểm gì (bị điểm kém khiến thầy, cô giáo
buồn phiền; quậy phá, chửi thề; đánh bạn, học hành không nghiêm túc,...)?

- Tâm trạng, cảm xúc của thầy, cô giáo khi phát hiện khuyết điểm của em gây hậu quả nghiêm
trọng là cảm xúc gì?

- Tâm trạng, cảm xúc của em lúc đó ra sao?

- Em đã đấu tranh tư tưởng như thế nào đê có thể nói lên lời xin lỗi và lời hứa hẹn sẽ không tái
phạm trực tiếp bằng lời trước thầy, cô giáo?

DÀN Ý CHI TIẾT

Lấy ví dụ là: quay cóp trong giờ kiểm tra.

I. MỞ BÀI

- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm
tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ là mình điểm đã rất cao, tuần trước
mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và
sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

2. Trong giờ kiểm tra

- Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.
- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng
làm lơ mình hết vậy?

- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biết nó ra thế nào.

- Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

- Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

- Tôi đi khoe khắp nơi: bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc
khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.

- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được
tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng
trân trọng.

- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

III. KẾT BÀI

- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

Dàn ý Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo


buồn mẫu 4
Mở bài:
Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện (giờ kiểm tra).
Thân bài:
a. Các lớp đang làm tiết KT
- Đề tương đối dễ, nếu có học và đầu tư.
- Cả lớp tập trung làm bài (miêu tả).
- Em luống cuống vì đề đối với em quá khó (em đã quên không học vì lo chơi cùng các
bạn vào ngày chủ nhật vừa rồi).
b. Hành động của em
- Lén lút lật sách (tập) ra xem.
- Cô phát hiện, nhắc nhở.
- Không xem được tài liệu, lại xem bài của bạn bên cạnh.
- Cô nhắc nhở tiếp tục.
c. Thái độ của em
- Vẫn ngoan cố hỏi bài bạn.
- Bạn không cho, giật bài của bạn để chép vào.
- Cô gọi đứng lên, lại có thái độ nghênh ngang, bất cần, không biết hối lỗi.
- Cô không nói gì nhưng rất buồn vì thái độ của em.
d. Hối hận về việc làm của mình
- Ngồi suy nghĩ và cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ trước việc làm của mình.
- Hết giờ đến xin lỗi cô, nhận khuyết điểm của mình.
- Cô tha thứ, khuyên bảo, hứa với cô.
Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về việc làm của mình.
- Rút ra bài học từ việc làm trên
Nếu là người được chứng kiến cảnh Lão Hạc kể
chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của
Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế
nào?
Dàn ý kể lại câu chuyện lão Hạc kể chuyện bán chó
Dàn ý 1
I. Mở bài: Ngôi kể thứ I (tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc
với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo)
Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông
giáo và người kể.

II. Thân bài:


- Kể: lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo:

 Lúc lão Hạc báo tin bán chó


 Lúc lão Hạc kể lại chuyện bán chó
 Miêu tả: nét mặt đau khổ của lão Hạc
- Biểu cảm: nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo.
- Lão Hạc: chua chát kết thúc việc bán chó.

- Miêu tả: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với
lão Hạc

- Biểu cảm:

 Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện
 Nêu những suy nghĩ về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc)
III. Kết bài: Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh
giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình.
Dàn ý 2
1. Mở bài
 Giới thiệu ngôi kể thứ nhất (tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài
lão Hạc với ông giáo. (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính
là ông giáo.
 Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có
ông giáo và người kể.
2. Thân bài
a. Kể lại diễn biến câu chuyện mà lão Hạc kể lại việc bán chó cho ông giáo
 Vừa gặp ngay đầu cửa, lão nói với ông giáo: “Bán rồi”.
 Ông giáo thắc mắc: “Bán thật rồi à, nó cho bắt à ?”.
 Lão nói với giọng bùi ngùi, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thật ra trong lòng
đau đớn đến tột cùng.
 Lão cười, cười một cách quái dị, lão cười mà cứ như mếu. Trên đôi mắt ngân
ngấn nước, đỏ hoe.
 Lão bắt đầu khóc, lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa từng được
khóc. Nước mắt chan hòa với nỗi đau khiến lòng lão quặn lại, tim đau từng hồi.
 Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực mình, nước mắt cứ thế mà rơi trên
gương mặt xương xương, gầy gầy.
b. Miêu cả biểu cảm của ông giáo và tâm trạng của lão Hạc
 Lão Hạc: nét mặt đau khổ của lão Hạc, nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó,
chua chát kết thúc việc bán chó.
 Ông giáo: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin, thái độ ân cần hỏi han, chia sẻ,
an ủi,…đồng cảm với tâm trạng day dứt của lão Hạc, muốn xoa dịu nỗi đau của
một thân phận khốn khổ kiếp người, tạo niềm lạc quan cho ông bạn già và chính
mình bằng cách pha trò, thấu hiểu nhân cách cao đẹp của lão Hạc bằng tấm lòng
người trí thức nhân hậu.
c. Cảm nghĩ của bản thân
 Suy nghĩ về bản thân về câu chuyện: Xót thay cho những thân phận khốn khổ
trong xã hội, không biết cậu Vàng đi rồi, lão Hạc sẽ sống chuỗi ngày còn lại như
thế nào, ai sẽ quấn quýt bên lão,…
3. Kết bài
 Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá
chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình.
Kỉ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học trò.
( tự sự + miêu tả + Biểu cảm )
 Mở bài: Hoàn cảnh, thời gian khiến em nhớ về kỉ niệm khó quên đó
 Thân bài:
Giới thiệu chung về người bạn của em:

 Người bạn đó là ai?


 Em và bạn đó đã chơi với nhau bao lâu rồi?
 Cả hai có thường xuyên đi chơi, đi học cùng nhau không?
Kể về kỉ niệm đáng nhớ của hai người:

 Kỉ niệm đó diễn ra vào lúc nào? Hôm đó là ngày gì? Có hoạt động gì đặc biệt lúc
đó không?
 Lúc sự kiện đó xảy ra, em và bạn đang làm gì? Cảm xúc, suy nghĩ của hai người?
 Kể lại chi tiết diễn biến sự kiện (mở đầu, tiến trình, kết thúc): trong đó chú ý đến
miêu tả hoạt động, biểu cảm, suy nghĩ của em và bạn mình
Sau khi sự kiện đó kết thúc:

 Em và bạn đã suy nghĩ gì?


 Tình bạn của hai người trở nên như thế nào sau sự kiện đó?
 Kết bài:
 Ý nghĩa của sự kiện lần đó đối với em và tình bạn của em
 Mong muốn của em về tình bạn này

Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng


Dàn ý kể lại một việc làm khiến bố mẹ vui lòng
Dàn ý chi tiết số 1
I. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc
Hôm qua em vừa làm được một việc tốt đó là giúp một bà cụ qua đường. khi về kể cho
ba mẹ nghe thì ba mẹ rất vui và khen em ngoan

Việc làm này cũng khiến em thấy vui và rất tự hào.


II. Thân bài:
1. Hoàn cảnh xảy ra việc:
 Vì tối hôm trước em ngủ muộn vì phải thức khuya học bài nên sáng em dậy muộn
và đi học muộn
 Trên đường đi học, em nhìn thấy mà bà lão già khom khom chuẩn bị qua đường
 Chắc vì bà già nên khi qua đường bà còn rụt rè và lo sợ
 Tôi chấp nhận đi học muộn để giúp bà cụ qua đường
2. Diễn biến sự việc:
 Tôi chạy đến hỏi bà cần tôi giúp đỡ không?
 Bà lão trả lời tôi một cách chậm rãi rằng “bà muốn qua đường nhưng xe đông quá
nên bà sợ”
 Tôi đề nghị giúp bà qua đường
 Thoạt đầu bà còn đắn đo suy nghĩ, nhưng nhìn tôi hồi lâu rồi bà đồng ý
 Tôi cầm tay bà dẫn bà qua đường; tay bà run run nhưng ấm áp vô cùng
 Trong lúc qua đường hai bà cháu nói chuyện hỏi thăm về nhau
 Tôi tới trường thì đã vào giờ học, tôi phải chịu phạt vì đi học muộn
 Tối về tôi vui vẻ kể cho ba mẹ nghe
 Ba mẹ khen tôi ngoan, biết giúp đỡ người khác.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình
 Tôi tự hào về việc làm của tôi
 Tôi sẽ cố gắng để làm nhiều việc khác để ba mẹ vui lòng hơn nữa

Dàn ý chi tiết số 2


Lấy ví dụ là Giúp đỡ bà cụ đi qua đường

I. Mở bài
 Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người
xung quanh.
 Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: Giúp đỡ một bà cụ đi qua
đường.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh
 Hôm ấy, tôi thức dậy muộn nên chạy thật vội để đến trường.
 Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.
 Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không
dám băng qua.
 Tôi đắn đo suy nghĩ: Một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải
lựa chọn một trong hai.
 Tôi quyết định giúp bà lão băng qua đường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ
học.
2. Giúp bà qua đường
 Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không?
 Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không
dám.
 Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.
 Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi
vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua đường để các chú tài xế nhìn thấy mà
nhường cho bà cháu chúng tôi.
 Đưa bà lão qua được bên kia đường lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.
 Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ
trễ giờ.
 Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.
 Về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.
 Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.
III. Kết bài
 Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.
 Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô
vui lòng.

Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học


Dàn ý chi tiết số 1
1. Mở bài
 Giới thiệu vấn đề định kể: Ngày đầu tiên đi học
2. Thân bài
a. Tâm trạng của em khi chuẩn bị đến trường
 Soạn sửa sách vở, quần áo tươm tất chu đáo đợi ngày được đến trường.
 Vui vẻ, háo hức vì sắp được gặp lại bạn bè, thầy cô.
 Suy tư, băn khoăn không biết trong những tháng qua các bạn đã làm gì và thay
đổi như thế nào.
b. Kể về ngày đến trường
 Sáng hôm đó dậy sớm để ăn uống và chuẩn bị đến trường.
 Ngạc nhiên trước sự thay đổi của mọi người và cảnh vật: các bạn ai cũng vui tươi
và trông lớn hơn hẳn sau một mùa hè. Cây phượng đã rụng hết những bông hoa
đỏ của đợt chớm hè…
 Lớp học thơm tho mùi của bàn ghế mới, sách vở mới và những bộ quần áo mới.
 Cô giáo luôn tươi cười và tận tình giảng dạy.
→ Ngày đầu tiên đi học thật vui tươi, hứng khởi.

3. Kết bài
 Nêu cảm xúc về ngày đầu tiên đi học.

You might also like