You are on page 1of 5

MỘT SỐ KIẾN THỨC BỔ TRỢ ÔN TẬP VĂN 7

I.TIẾNG VIỆT
1. Phó từ
a. Khái niệm: Phó từ là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ và tính từ để
bổ sung nghĩa cho danh từ, động từ và tính từ.
2. Đặc điểm và chức năng phó từ:
a. Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng
cho danh từ, chẳng hạn: những, các, mấy, mọi, mỗi, từng, vài…
- VD : Những chiếc bàng lá còn sót lại trên cành màu đỏ ối.
b. Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ, chẳng hạn: đã,
đang, sẽ, vẫn, còn, cứ, không, chưa, chẳng, rất, quá, lắm…
Các ý nghĩa bổ sung cho Phó từ đứng trước Phó từ đứng sau
động từ, tính từ
Chỉ quan hệ thời gian đã, đang, sắp, sẽ, ...
Chỉ mức độ rất, thật, hơi, quá, ... lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự cũng, vẫn, đều, còn, ...
Chỉ sự phủ định không, chưa, chẳng, ...
Chỉ sự cầu khiến đừng, hãy, chớ, ...
Chỉ kết quả và hướng vào, ra, được…
Chỉ khả năng được, xong
Tần số Thường, thỉnh thoảng, hay,
Tình thái Chợt, đột nhiên, (đổ mưa)
Giới hạn, phạm vi chỉ,

2. Dấu chấm lửng: Công dụng của dấu chấm lửng:


a.- Biểu thị còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết khi đứng
sau dấu phẩy
VD: Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng,
Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
b- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
VD: Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!
c- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị
nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
VD: Cuốn tiểu thuyết được viết trên… bưu thiếp.
d- Biểu thị chỗ âm thanh kéo dài
VD: Tùng…tùng …tùng, chúng tôi bước vào tiết học mới.
e. Biểu thị lời trích dẫn ( đoạn trích dẫn) bị lược bớt […]
3. Phép tu từ:
(1). So sánh
a. Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng
khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
- Gió thổi là chổi trời.
b. Tác dụng của so sánh: So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động, góp
phần thể hiện tình cảm, thái độ của người nói, viết trong thơ văn. Phần lớn các
phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn,
giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
(2). Nhân hoá
a. Khái niệm: Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng
thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho
thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được
những suy nghĩ tình cảm của con người.
Ví dụ:
-Bác giun đào đất suốt ngày
Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà.
b. Tác dụng của phép nhân hoá
Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm
cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn, thể hiện tình
cảm của con người với sự vật.
(3). Ẩn dụ
a. Khái niệm: ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện
khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
b.Tác dụng của ẩn dụ
Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc, lôi cuốn
người đọc người nghe.
(4). Điệp ngữ:
a.Khái niệm: Điệp ngữ là lặp lại từ ngữ, kiểu câu làm nổi bật ý, gây cảm xúc
mạnh.
Ví dụ:
-Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh,
giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre
anh hùng chiến đấu.
b. Tác dụng: Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, tạo cho câu văn câu thơ, đoạn văn,
đoạn thơ giàu âm điệu, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ.
4. Từ láy: long lanh, lung linh, ồn ã, tấp nập...-> Lời thơ/văn sinh động, nhấn mạnh
đặc điểm ...của sự vật, trạng thái, tình cảm ....
II. THƠ:
1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
2. Thơ 5 chữ : chủ yếu ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2
3. Thơ 4 chữ chủ yếu ngắt nhịp 2/2
4. Vần: vần chân, vần lưng
5. Đề tài: Thiên nhiên, tình mẫu tử, tình yêu quê hương đất nước, tình bà cháu, mùa
thu…
6. Chủ đề: Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. (Bài thơ viết về đối tượng
nào, đối tượng có gì nổi bật, thể hiện tình cảm gì của tác giả với đối tượng?)
Ví dụ: Chủ đề bài bài thơ Lời của cây: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân
trọng những mầm xanh thiên nhiên
7. Thông điệp: Là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà văn
bản muốn truyền đến người đọc.
Ví dụ: Thông điệp bài thơ Lời của cây là :
Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống
ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ
bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.
III. TRUYỆN NGỤ NGÔN
1. Khái niệm: Truyện kể ngắn gọn , hàm súc, bằng văn vần hoặc văn xuôi. Truyện
đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống.
- Nội dung: Truyện đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con
người trong cuộc sống.
- Nghệ thuật:
+ Truyện kể ngắn gọn , hàm súc
+ Phép nhân hoá, ẩn dụ ( một số truyện về sự vật …)
+ Kết thúc thường bất ngờ.
+ Lời kể sinh động, hấp dẫn…
2. Đề tài: Vấn đề đạo đức hay cách ứng xử trong cuộc sống.
3. Cốt truyện xoay quanh một sự kiện nhằm đưa ra lời khuyên.
4. Tình huống truyện: Tình thế được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt qua đó
tính cách nhân vật và tư tưởng nhà văn thể hiện rõ nét.
5.Không gian: khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật…-> Phiếm chỉ,
không cụ thể
6.Thời gian : thời điểm, khoảnh khắc…-> Phiếm chỉ, không cụ thể
7. Bài học rút ra từ nhân vật, từ câu chuyện là gì?
8. cách ứng xử: gợi từ truyện: là nhân vật…em sẽ làm gì, suy nghĩ về hành
động…, cách ứng xử thế nào… ?

IV. VIẾT: KỂ SỰ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT, SỰ KIỆN LỊCH SỬ
1.Thể văn bản: Tự sự ( kết hợp với miêu tả, biểu cảm)
2.Cách làm:
Đề: Kể nhân vật lịch sử
a. Mở bài: GIới thiệu nhân vật ( là ai- tên, sống thời nào?), là người có gì đặc biệt ?
( có công chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước…?).
b. Thân bài
- Lai lịch nhân vật ( quê, gia đình…)
- Quá trình trưởng thành
- Kể sự việc liên quan : là việc quan trọng làm nổi bật phẩm chất nhân vật ( việc
làm, suy nghĩ…)
- Ý nghĩa, tác động của nhân vật.
c. Kết bài: Khẳng định vai trò nhân vật. Cảm nhận về nhân vật
Đề: Kể sự kiện lịch sử
a. Mở bài: GIới thiệu sự kiện ( sự kiện nào? Thời nào?)
b. Thân bài
- Hoàn cảnh diễn ra sự việc
- Diễn biến sự việc
-Ý nghĩa, tác động của sự việc
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa sự việc. Cảm nhận về sự việc.
( Viết: chọn câu chuyện có dung lượng vừa phải không quá dài, làm khoảng
60- 50 phút)

You might also like