You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 8 GIỮA HK 2

Phần 1: Đọc hiểu văn bản


1. Nội dung sơ lược
- Xác định tên tác giả, tác phẩm.
- Xác định phương thức biểu đạt.
- Nhận diện hình ảnh, sự việc, chi tiết, từ loại … trong văn bản.
- Xác định nội dung của văn bản.
- Giải thích chi tiết, nội dung (từ, ngữ), nhận định… có trong văn bản.
- Xác định chủ đề của văn bản.
- Phân tích vai trò, ý nghĩa của một yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật trong việc thể hiện ý
nghĩa, tư tưởng của văn bản.
- Liên hệ một nội dung, biện pháp nghệ thuật, chi tiết… tương đồng với một văn bản văn
học khác có trong chương trình Ngữ văn THCS.
2. Các văn bản có trong nội dung thi
2.1. Văn bản Thơ mới
- Nhớ rừng
- Ông đồ
- Quê hương
2..2. Văn bản thơ Cách mạng
- Khi con tu hú
2.3. Thơ Hồ Chí Minh
- Tức cảnh Pác Bó
- Ngắm trăng
- Đi đường
Phần 2: Tiếng Việt
1. Nội dung sơ lược
- Nhận diện biện pháp tu từ.
- Nhận biết được các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
- Nêu được tác dụng biện pháp tu từ.
- Phân tích được hiệu quả biểu đạt.
-Viết đúng kiểu câu phân loại theo mục đích nói (thể hiện trong đoạn nghị luận văn học.
2. Nội dung chi tiết
2.1. Biện pháp tu từ
a. Các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, liệt kê,...
b. Tác dụng:
- Tăng sức gựi hình gọi cảm trong diễn đạt cho câu thơ/câu văn.
- Khắc họa/diễn tả hình ảnh, sự vật, sự việc + tính chất trong đoạn trích
VD: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” -> Khắc họa hình ảnh cánh buồm đẹp
đẽ, ấn tượng, mang vẻ đẹp đặc trưng, tiêu biểu cho bức tranh lao động của người dân làng
chài.
2.2. Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
- Câu nghi vấn:
+ Là câu có những từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu…hoặc có từ hay ( nối các vế
có quan hệ lựa chọn)
+ Chức năng chính: dùng để hỏi
+ Kết thúc bằng dấu chấm than
VD:
Ai là người đã lấy quyển sách?
“Người thuê viết nay đâu?” (Ông đồ - Vũ Đình Liên)
- Câu cầu khiến:
+ Là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề
nghị, khuyên bảo,…
+ Thường kết thúc bằng dấu chấm than. Khi yêu cầu không được nhấn mạnh có thể kết
thúc bằng dấu chấm.
VD: “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
- Câu cảm thán:
+ Là câu có sử dụng các từ cảm thán, dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói,
người viết. Thường kết thúc bằng dấu chấm than.
- Câu trần thuật:
+ Không có đặc điểm hình thức như những kiểu câu khác, dùng để kể, thông báo, nhận
định, miêu tả, yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc.
+ Thường kết thúc bằng dấu chấm, là kiểu câu phổ biên nhât.
- Câu phủ định:
+ Là câu có các từ ngữ phủ định như: Không, chẳng, chả, chưa, không phải,…
+ Dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc.
+ Tác dụng: Phản bác một ý kiến, nhận định.
VD: Nam Cao không phải là một nhà văn lãng mạn chủ nghĩa mà chỉ là một nhà văn
hiện thực phê phán suất sắc.
(Lưu ý: Xem lại ghi nhớ các kiểu câu phân theo mục đích nói)
Phần 3: Tập làm văn
3.1. Đoạn văn nghị luận văn học
- Là các văn bản được học trong chương trình Ngữ văn 8 THCS học kì 2
- Hình thức: 100% là các văn bản thơ
- Lưu ý:
+ Xác định được câu chủ đề đã cho.
+ Xác định được cách trình bày nội dung đoạn văn (diễn dịch hay quy nạp, tổng phân
hợp).
+ Phân tích thơ cần chú ý tới các đặc điểm thi pháp:
- Cuộc đời tác giả.
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Thể thơ: lục bát, tự do, thơ 5 chữ,…
- Hình ảnh thơ: Hình ảnh thường xuất hiện trong thơ Hồ Chí Minh là hình ảnh người
chiến sĩ cách mạng, ánh trăng
- Giọng điệu: gồm có giọng hào hùng, nhẹ nhàng, xót thương, bi lụy, triết lí…
- Vần (nhịp) thơ.
- Ngôn ngữ thơ: Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ (từ láy, câu đặc biệt, thành ngữ,
tục ngữ, dấu ?, dấu !... => tất cả đều có dụng ý của tác giả).
- Bố cục: Đây là phần quan trọng nhất để các em tìm ý cho bài cảm nhận của mình. Có
thể chia theo khổ, chia theo đoạn, câu…
3.2. Văn bản văn nghị luận xã hội
- Vấn đề thảo luận được rút ra từ các văn bản thơ đã học
Cấu trúc văn bản:
 Giới thiệu vấn đề nghị luận
 Giải thích vấn đề
 Phân tích vấn đề:
 Chứng minh (Dẫn chứng)
 Phản đề (mở rộng vấn đề)
 Bài học nhận thức và hành động
- Một số vấn đề liên quan:
 Tình yêu quê hương, đất nước
 Các giá trị văn hóa của dân tộc
 Lí tưởng sống của người trẻ
 Tình yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên
 Khát vọng cuộc sống tự do

You might also like