You are on page 1of 7

NGỮ VĂN

I/ TIẾNG VIỆT
1.Các phương châm hội thoại:
a. Phương châm về lượng:
- Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp
ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Ví dụ:
Mẹ:
- Cô giáo cho con làm bài tập trong sách bài tập nào thế?
Nam:
- Cô giáo cho con làm bài tập trong sách bài tập ạ!
Phân tích: Mẹ hỏi với mục đích muốn biết con được làm bài tập
trong sách bài tập nào (tên sách bài tập cụ thể), trong khi người con
không trả lời cụ thể, chưa đáp ứng được mục đích của người mẹ
=> Nam đã vi phạm phương châm về lượng .
 Câm như hến
 Lắm mồm lắm miệng
b.Phương châm về chất:
- Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay
không có bằng chứng xác thực.
Ví dụ:
Ở lớp có Hải mới bị ngã xe. Hoa ở gần nhà tuy chưa biết tình hình thế
nào nhưng đã nhanh nhảu ra lớp báo với cô giáo và các bạn cùng lớp:
- Thưa cô, em nghe nói hôm qua bố Hải chở bạn ấy đi đá bóng về bị
ngã xe, nghe đâu đó bị khá nặng, hình như bị gãy tay phải vào viện
Hải rồi ấy ạ.
Hoa làm cô giáo và cả lớp hoang mang, lo lắng cho Hải. Cuối giờ cô
giáo có gọi điện hỏi thăm bố mẹ Hải về tình hình của bạn ấy thì được
biết bạn ấy chỉ bị ngã xe xước da một chút, không đến mức nghiêm
trọng như lời Hoa kể.
=> Nhận xét: Trong trường hợp này, Hoa đã vi phạm phương châm
về chất vì đã nói những thông tin không đúng sự thật, thậm chí có
phần phóng đại về tình hình của bạn Hải trong khi mình chưa xác
thực, kiểm tra tính chính xác của thông tin.
 Nói có sách, mách có chứng
 Ăn không nói có
 Ăn ốc nói mò
c. Phương châm quan hệ:
- Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Ví dụ:
– Ông: Này bà, mua giúp tôi một ít thuốc lào đi!
– Bà: Ai bán bắp xào ở đây mà mua?
– Ông: Khổ! Bà đúng là điếc quá!
– Bà: Tiếc gì với ông gói bắp xào? Đã bảo ở đây không có ai bán.
Ông nói thế là đánh giá tôi bủn xỉn phải không?
=> Ta thấy trong cuộc nói chuyện giữa ông và bà có sự hiểu lầm và
câu chuyện sẽ không mang lại hiệu quả. Ông hỏi một đằng thì bà trả
lời một nẻo.
- Đây là trường hợp vi phạm phương châm quan hệ.
 Ông nói gà bà nói vịt
 Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
 Đánh trống lảng
d. Phương châm cách thức:
- Khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ
hồ.
Ví dụ:
Có một anh chàng ngốc nghếch trong làng, vợ anh ta dặn đi đến đâu
cũng phải chào hỏi mọi người. Một hôm, anh ta đi qua cánh đồng gặp
một bác nông dân đang cày ruộng vô cùng vất vả, anh ta lại hỏi:
- Bác đang làm gì đấy ạ?
Bác nông dân lấy làm ngạc nhiên nhưng vẫn trả lời:
- Tôi đang cày ruộng, anh không nhìn thấy hả?
Anh ta bèn đáp:
- Dạ tôi có nhìn thấy. Chúc bác cày ruộng vui vẻ. Tuy công việc này
có mệt nhọc nhưng tôi tin đến mùa thu hoạch bác sẽ có được thành
quả xứng đáng với công sức của mình. Chúc bác sớm hoàn thành và
về ăn cơm đúng giờ nhé!
=>Trong trường hợp này, anh chàng ngốc nghếch đã nói chuyện
không đúng trọng tâm, hỏi han bác nông dân dài dòng, thừa thãi,
không cần thiết.
 Nói có đầu có đũa
 Dây cà ra dây muống
 Nửa úp nửa mở
 Nói nước đôi
e. Phương châm lịch sự:
- Khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.
Ví dụ 1:
Bà lã o lá ng giềng lạ i lậ t đậ t chạ y sang:
- Bá c trai đã khá rồ i chứ ?
- Cả m ơn cụ , nhà chá u đã tỉnh tá o như thườ ng. Nhưng xem ý hã y
cò n lề bề lệt bệt chừ ng như vẫ n mỏ i mệt lắ m.
(Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
=>Trong đoạn hội thoại trên, chị Dậu đã trả lời bà lão hàng xóm vô
cùng lịch sự trước sự quan tâm của bà
Ví dụ 2:
Mẹ nó dặ n, ở nhà có gì cầ n thì gọ i ba giú p cho. Nó khô ng nó i khô ng
rằ ng, cứ lui cui dướ i bếp. Nghe nồ i cơm sô i, nó giở nắ p, lấ y đũ a
bếp sơ qua - nồ i cơm hơi to, nhắ m khô ng thể nhắ c xuố ng để chắ t
nướ c đượ c, đến lú c đó nó mớ i nhìn lên anh Sá u. Tô i nghĩ thầ m,
con bé đang bị dồ n và o thế bí, chắ c nó phả i gọ i ba thô i. Nó nhìn
dá o dá c mộ t lú c rồ i kêu lên:
- Cơm sô i rồ i, chắ t nướ c giù m cá i! - Nó cũ ng lạ i nó i trổ ng.
Tô i lên tiếng mở đườ ng cho nó :
- Chá u phả i gọ i "ba chắ t nướ c giù m con", phả i nó i như vậ y.
Nó như khô ng để ý đến câ u nó i củ a tô i, nó lạ i kêu lên:
- Cơm sô i rồ i, nhã o bâ y giờ !
(Trích truyện ngắn Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
=>Trong trườ ng hợ p nà y, bé Thu đã nó i trố ng khô ng vớ i ba mình,
khô ng tuâ n theo vai vế, dù bị bà nhắ c nhở nhưng bé vẫ n khô ng
chỉnh sử a. Ngườ i ba luô n ở vế trên, phậ n là m con ở vế dướ i.
Nhưng vì tính cá ch ương bướ ng, khô ng nhậ n cha củ a bé nên bé đã
nó i trố ng khô ng vớ i ba mình.
2. Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp:
a/ Cách dẫn trực tiếp:
- Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩa của
người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc ghép.
Ví dụ:
1/ Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét
tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
2/ Hoa nói:
- Hôm nay mình được mẹ mua cho một cái áo len mới đấy!
b. Cách dẫn gián tiếp:
- Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân
vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu
ngoặc kép.
Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi rằng ngày mai có bài kiểm tra.
3. Sự phát triển của từ vựng
- Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không
ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt
là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương
thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
 Có 4 kiểu hoán dụ: Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng
khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm
khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi
cảm cho sự diễn đạt.
1/ Lấy bộ phận chỉ toàn thể:
VD: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
-> Bàn tay ta: chỉ người lao động
2/ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
VD: Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
-> Áo chàm: chỉ người dân Việt Bắc
3/ Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng:
VD: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
-> Một cây: số ít, đơn lẻ
Ba cây: số nhiều, đoàn kết
4/ Lấy vật chưa đựng để đựng vật chứa đựng:
VD: Vì sao Trái Đất nặng ân tình?
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
-> Trái Đất: chỉ con người
 Có 4 kiểu ẩn dụ:
1/ Ẩn dụ hình thức:là kiểu ẩn dụ mà người nói hay người viết
dựa trên điểm tương đồng của hai sự vật, hiện tượng để tạo hình
ảnh ẩn dụ, tuy nhiên trong câu văn, câu thơ lại bị ẩn đi một phần ý
nghĩa
VD 1: Trong tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du có hai
câu thơ:
"Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông"
-> Ở đây, "lửa lựu" được tác giả sử dụng là hình ảnh ẩn dụ, dùng để
diễn đạt cho ý nghĩa rằng "hoa lựu đỏ như màu ngọn lửa".
VD 2:
"Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"
-> Ở đây, phép ẩn dụ được sử dụng là phép ẩn dụ hình thức, theo đó
sự tương đồng là "màu hồng của lửa" với "màu đỏ của hoa râm bụt".
2/ Ẩn dụ cách thức:là hình thức ẩn dụ giúp người nói hay người
viết đa dạng hóa cách diễn đạt và diễn đạt một cách có hàm ý về một
vấn đề nào đó.
VD: Trong câu tục ngữ quen thuộc "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
-> Ở đây, ẩn dụ được thể hiện trong sự tương đồng về cách thức là
"ăn quả" tương đồng với "hưởng thành quả lao động", còn "trồng cây"
tương đồng với "công lao của người tạo ra thành quả".
3/ Ẩn dụ phẩm chất: là ẩn dụ dựa trên nét tương đồng về phẩm
chất, đặc điểm, đặc tính để thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự
vật, hiện tượng khác. 
VD: "Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm"
-> Người cha : so sánh với Bác Hồ (có nét tương đồng về phẩm chất,
đó là tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo, ân cần của Bác đối với
các chiến sĩ)
4/ Ẩn dụ cảm giác:là hình thức ẩn dụ miêu tả đặc tính của sự vật,
hiện tượng được nhận biết rằng giác quan này nhưng lại dùng từ ngữ
cho giác quan khác để cảm nhận sự vật.
VD: “ Cha dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
-> Chảy: chiếu, tỏa
4/ TỪ VỰNG:
1. Từ đơn, từ phức:
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng. Ví dụ: học, ngủ, chơi, chạy…
- Từ phức: là từ gồm hai hay nhiều tiếng. Ví dụ: nhà cửa, học tập,
sách vở…
 Các loại từ phức:
+ Từ ghép là từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với
nhau về nghĩa. Ví dụ: ông bà, cha mẹ, anh chị, bàn ghế…
+ Từ láy: là từ được tạo ra bằng quan hệ láy âm giữa các tiếng. Ví
dụ: róc rách, khúc khích, đo đỏ, xanh xanh…
2. Thành ngữ.
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo ổn định, biểu thị một ý nghĩa
hoàn chỉnh.
Ví dụ:
- Giấu đầu hở đuôi.
- Khôn nhà dại chợ.
- Thua keo này bày keo khác
- Mồm năm miệng mười
- hiền như đất…
Về cấu tạo: Các yếu tố trong thành ngữ có quan hệ chặt chẽ, cố định,
tạo thành một khối vững chắc, khó có thể xen một yếu tố khác từ
ngoài vào.
Về mặt ý nghĩa: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ
nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép
chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, nói quá…
3.Nghĩa của từ:
Nghĩa củ a từ là nộ i dung (sự vậ t, tính chấ t, hoạ t độ ng, quan hệ…)
mà từ biểu thị.
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Từ nhiều nghĩa là từ có hai hay nhiều nghĩa.
- Hiện tượ ng chuyển nghĩa là hiện tượ ng thay đổ i nghĩa củ a từ , tạ o
nhữ ng từ nhiều nghĩa.
5. Từ tượng hình, từ tượng thanh:
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Trên thực tế, phần lớn từ tượng hình là từ láy. Tuy nhiên, vẫn có một
số từ tượng hình không phải từ láy. Ví dụ: chỏng quèo, lom khom, lừ
đừ, thướt tha,…
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con
người. Trong đó, "tượng" tức là mô phỏng và "thanh" là âm thanh.
Phần lớn từ tượng thanh là từ láy. Ví dụ: rào rạt, lao xao, ầm ầm,...
II/ LÀM VĂN:
1. Miêu tả: Là tái hiện sự vật, làm cho sự vật hiện lên sinh động với
những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm
thanh... như nó vốn có trong cuộc sống để người đọc (người nghe)
như được nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đối tượng miêu tả một
cách cụ thể, sinh động.
2. Miêu tả nội tâm: Là tái hiện những ý nghĩa, cảm xúc và diễn biến
tâm trạng của nhân vật.
3. Nghị luận:  Là các cuộc đối thoại, trong đó người viết nêu lên
những nhận xét, phán đoán, lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người
đọc về một vấn đề, một quan điểm, tư tưởng… nào đó.
4. Độc thoại: Là một hình thức thể hiện tâm tư, tình cảm quan trọng
của nhân vật trong các tác phẩm văn bản tự sự. Độc thoại là hình thức
bộc bạch lời lẽ của một nhân vật nào đó thành lời trong tình huống tự
nói chuyện với chính mình hoặc nhân vật là ai đó do bản thân nhân
vật tự tưởng tượng ra (phải trước có dấu ghạch đầu dòng).
5. Độc thoại nội tâm: Là lời độc thoại không cất lên thành lời (không
có dấu ghạch đầu dòng).

You might also like