You are on page 1of 7

ÔN TẬP CHUNG VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ

1. BIỆN PHÁP TU TỪ LÀ GÌ?


Biện pháp tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, câu
– ngữ pháp) nhằm giúp diễn đạt lời văn hay, đẹp, biểu cảm và hấp dẫn.
2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ THƯỜNG GẶP
1) SO SÁNH:
- Là đối chiếu sự vật, sự việc với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để nhằm
tăng sức gợi hình, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
- Cấu trúc so sánh thường hay gặp nhất có dạng:
+ A là B (A – sự vật được so sánh; B – sự vật dùng để so sánh; từ ngữ chỉ
phương diện so sánh; từ ngữ chỉ ý so sánh – gọi tắt là từ so sánh)
+ A như B
+ Bao nhiêu ... Bấy nhiêu.
* Lưu ý: Các từ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
- Có 2 loại so sánh thường gặp:
+ So sánh ngang bằng (A như B)
+ So sánh không ngang bằng (A so với B hơn hay kém)
- Tác dụng:
+ Cách nói sinh động, ấn tượng, gợi hình, gợi cảm
+ Tìm sự giống nhau giữa 2 hình ảnh, sự vật A và B
+ Biểu hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết
- Vd:
+ Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.
+ Người ta là hoa đất
2) NHÂN HÓA:
- Là biện pháp dùng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người để gọi
hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên
gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Có ba kiểu nhân hóa thường gặp:
+ Dùng từ ngữ vốn gọi con người để gọi vật
+ Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất
của vật
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
- Tác dụng:
+ làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người
+ biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Vd: Ông trăng; Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh; Trâu ơi, ta bảo trâu
này
3) ẨN DỤ
- Là biện pháp gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có
nét tương đồng (giống nhau) với nó/ nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự
diễn đạt. (Ẩn dụ chính là so sánh ngầm – thiếu đi A, chỉ có B)
- Cấu trúc: (Không A) - B; phải suy ra A từ B dựa trên sự giống nhau giữa A và
B
- Các kiểu ẩn dụ: có 4 kiểu ẩn dụ
+ Ẩn dụ hình thức (diễn tả hình ảnh tương đồng về hình thức)
+ Ẩn dụ cách thức (diễn tả hình ảnh tương đồng về cách thức)
+ Ẩn dụ phẩm chất (ùng hình ảnh ẩn dụ phẩm chất để diễn đạt về những hình
ảnh tương đồng về phẩm chất)
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Dùng hình ảnh ẩn dụ cảm giác: cảm giác của giác
quan này được sử dụng miêu tả cho cảm giác của giác quan khác)
* VD: Về thăm quê Bác làng sen
Có hàng dâm bụt thắp lên lửa hồng
- Tác dụng:
+ Cách nói sinh động, ấn tượng, gợi hình, gợi cảm.
+ Suy ra A nhờ vào sự giống nhau giữa 2 hình ảnh, sự vật A và B
+ Biểu hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết
- Vd: Thuyền về có nhớ bến chăng/Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền; mùa
mía đắng – thị trường nhà đất đóng băng/ Người cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho
anh nằm.
4) HOÁN DỤ
- Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng,
khái niệm khác có quan hệ gần gũi (gần nhau, đi đôi với nhau) nhằm tăng sức
gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Cấu trúc: (Không A) B, phải suy ra A từ B dựa trên sự tương cận/ gần nhau/
đi đôi với nhau giữa A và B
- Các kiểu hoán dụ:
+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể. Vd: Có một gương mặt mới trong lớp chúng ta.
+ Lây vật chứa đựng để gọi vật được chứa đựng. Vd: khát quá, tôi uống 3 liền 3
ly (nước mía).
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng/khái quát. Vd: Một cây làm chẳng nên
non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
+ Lấy dấu hiệu đặc trưng của sự vật để gọi sự vật. Vd: Ô, phượng nở đỏ rực sân
trường.
+ Lấy vật sở thuộc để gọi chủ thể của vật sở thuộc. Vd: Chồng em áo rách em
thương. Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
+ Tên riêng chỉ tính cách, phẩm chất con người. Vd: Đồ Sở Khanh! Nàng ta có
máu Hoạn Thư
- Tác dụng:
+ Cách nói sinh động, ấn tượng, gợi hình, gợi cảm.
+ Suy ra A nhờ vào sự gần gũi, đi đôi với nhau giữa 2 hình ảnh, sự vật A - B
+ Biểu hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết.
- Vd: + Chân sút cừ khôi đến kia rồi!
+ Tôi uống hai li nước mía.
+ Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
+ Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hoàn núi cao
+ Áo nâu liền với áo xanh/ Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
5) ĐIỆP NGỮ:
- Là biện pháp dùng từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi
nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
- Có nhiều dạng điệp ngữ thường gặp:
+ Điệp ngữ cách quãng
+ Điệp nối tiếp
+ Điệp vòng tròn
- Tác dụng:
+ về nội dung: nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
+ về nghệ thuật (ngữ âm): tạo âm điệu, nhịp điệu hoặc trở nên tha thiết,
nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ để khắc sâu được vấn đề người viết
muốn thể hiện/đề cập.
- Vd: Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất
+ Của ong bướm này đây tuần tháng mật/ Này đây hoa của đồng nội xanh rì
6) TƯƠNG PHẢN – ĐỐI LẬP:
- Là biện pháp tu từ dùng từ ngữ biểu thị khái niệm đối lập nhau cùng để xuất
hiện trong một ngữ cảnh, để làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả.
- Tác dụng: nhằm để làm nổi bật, tô đậm, khắc sâu ấn tượng/rõ hơn đặc
điểm(đặc điểm gì thì cần căn cứ vào nội dung cụ thể của câu văn) của đối
tượng được miêu tả về một sự vật, hiện tượng nào đấy.
- Vd: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao
7) CHƠI CHỮ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm
hài hước.
VD: + Da trắng vỗ bì bạch./ Rừng sâu mưa lâm thâm
+ Mang theo một cái phong bì
Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên.
8) NÓI QUÁ: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật,
hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng khen chồng bảo râu rồng/tơ hồng trời cho.
-> nói quá nhắm gây ấn tượng mạnh và tạo nét hài hước, hóm hình.
9. NÓI GIẢM NÓI TRÁNH: là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị,
uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục,
thiếu lịch sự.
VD: Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
-> nói tránh “thôi” – đã mất -> giảm nhẹ nỗi đau mất bạn.
*10) ĐẢO NGỮ:
- Là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh
và làm nổi bật ý cần diễn đạt.
- Tác dụng: nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt.
- Vd: Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay…
*11). CÂU HỎI TU TỪ
- Là đặt câu hỏi nhưng không cần có câu trả lời, giúp người viết bộc lộ cảm xúc,
khẳng định điều người viết muốn bày tỏ.
- Tác dụng:
+ Giúp người viết bộc lộ cảm xúc
+ Khẳng định điều mình muốn bày tỏ/muốn nói
- Vd: Sao anh không về chơi thôn Vĩ
*12. LIỆT KÊ:
- Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ
hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình
cảm.
- Tác dụng: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, phong phú hơn những
khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
- Vd: Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
13. ĐIỆP THANH/ĐIỆP VẦN/ĐIỆP PHỤ ÂM ĐẦU/DÙNG TỪ TƯỢNG
THANH/TƯỢNG HÌNH/TẠO NHỊP ĐIỆU VÀ ÂM HƯỞNG CHO CÂU.
- Dấu huyền và không dấu – thanh bằng
- Dấu sắc, hỏi, ngã, nặng – thanh trắc (Tài cao/phận thấp chí khí uất/Giang hồ
mê chơi quên quê hương)
- Tác dụng:
+ Sử dụng nhiều tanh trắc: gợi ra gập ghềnh, trúc trắc, phẫn uất, không hài
lòng…
+ Sử dụng nhiều thanh bằng: gợi ra bằng phẳng, nhẹ nhàng thư thái…
+ Tô đậm, nhấn mạnh, khắc sâu ấn tượng về sự vật hiện tượng (tạo âm hưởng
và nhịp điệu cho câu – người viết dùng kết hợp nhiều biện pháp: dùng thanh
điệu bằng trắc, điệp ngữ, ngắt nhịp, liệt kê)

BÀI TẬP LUYỆN TẬP


Tìm và phân tích tác dụn của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu/đoạn
sau:
1/ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
2/ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
3/ Không có kính rồi xe không có
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
4/ Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình (Ánh trăng – Nguyễn Duy)
5/ Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn (Nói với con –Y Phương)
6/ Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc ta có bao giờ đẹp thế này chăng? (Tố Hữu)
7/ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa (Bếp lửa – Bằng Việt)
8/ Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (Thăm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa)
9/ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)
10/ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người (Hồ Chí Minh)

You might also like