You are on page 1of 14

Nguyễn Hoàng Linh K16C SPAN

Câu hỏi: Trình bày yêu cầu sử dụng từ, phân tích ví dụ cụ thể?
Có 7 yêu cầu sử dụng từ như sau:
1. Dùng từ phải đúng âm thanh
Từ là đơn vị hai mặt: âm thanh và ý nghĩa. Hai mặt này đều được cộng đồng
nghiên cứu quy ước và chấp nhận. Vì vậy khi sử dụng từ ngữ chúng ta phải đảm
bảo đúng về âm thanh của từ được xã hội công nhận. Viết không ghi lại đúng âm
thanh sẽ làm người đọc không hiểu hoặc hiểu sai nội dung câu nói.
VD: Trong câu: “Bạn Mai là một người luôn tự tin mỗi khi đứng trước đám
đông”, nếu ta phát âm sai tự tin thành tự ti sẽ làm cho người nghe hiểu sai nghĩa.
Tự tin và tự ti là 2 từ có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.
Cần phân biệt:
Bàng quang (một bộ phân cơ thể để bài tiết) và Bàng quan (thái độ thờ ơ đứng
ngoài cuộc)
Khuyến mại (Khuyến khích người bán) và Khuyến mãi (khuyến khích người
mua)
Tuýp (Dạng hình ống) và Típ (kiểu mẫu)
Phong phanh (mặc ít, mong manh, không đủ ấm) và Phong thanh (thoáng
nghe được tiếng gió)
Tinh túy (phần thuần khiết và quý báu nhất) và Tinh tú (sao trên trời)
Đạt (thu được kết quả tốt) và Đoạt (chiếm được, giành được)
Thăm quan (vô nghĩa) và Tham quan (Xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu
biết)
Trìu tượng (vô nghĩa) và Trừu tượng (không cụ thể)
Tri thức (sự hiểu biết) và Trí thức (những người lao động bằng trí óc)
Sáng lạng (vô nghĩa) và Xán lạn (tốt đẹp, rực rỡ)
2. Dùng từ phải đúng ý nghĩa
Ý nghĩa của từ là một trong 2 mặt của từ, được cộng đồng xã hội thừa nhận và
sử dụng trong giao tiếp hằng ngày. Khi sử dụng từ ngữ cần đảm bảo đúng các
mặt sau:
 Chỉ đúng hiện thực khách quan (sự vật, hành động, tính chất) cần nói tới.
Nếu chỉ không đúng hiện thực khách quan có thể dẫn đến bi kịch.
VD: Truyện “Người con gái Nam Xương” hay truyện “Người thiếu phụ
Nam Xương? Phân tích: - Con gái: Người thuộc giới nữ còn ít tuổi, chưa có
chồng. - Thiếu phụ: Phụ nữ có chồng, còn trẻ. Đây là một tác phẩm văn học
được học ở lớp 9. Tuy nhiên nhan đề ta thấy được rằng với chỉ một từ sử dụng
sai khiến người đọc khó hiểu với câu chuyện.
 Biểu thị đúng khái niệm cần diễn đạt
VD: Chúng ta hãy so sánh và phân tích một số từ ngữ mà chủ tịch Hồ Chí
Minh cân nhắc, lực chọn trong bản Di chúc:
Trong bản thảo Bác biết:
“ Tôi có ý định đến ngày đó sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc để thăm hỏi đồng
bào cán bộ, kế đó tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm viếng và cảm ơn các
nước anh em…”
Bản chính thức bác sửa lại:
“ Tôi có ý định đến ngày đó sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc để chúc mừng
đồng bào cán bộ, kế đó tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các
nước anh em…”
Ta thấy Bác đã thay:
Thăm hỏi - Chúc mừng
Thăm viếng - thăm
Nếu dùng từ thăm hỏi thì có hàm ý động viên, an ủi người được thăm hỏi.
Trong câu của Bác, nhân dân ta đã làm nên chiến thắng lẫy lừng, đánh đổ Đế
quốc Mỹ, Bác Nam thống nhất một nhà, đó là niềm vui cần phải chúc mừng
chứ không phải an ủi.
Còn từ ghép thăm viếng lại có yếu tố viếng chỉ các sự kiện liên quan đến
người chết. Trong trường hợp cụ thể này, Bác đến thăm các nước anh em để
cảm ơn nhân dân yêu chuộng hòa bình đã giúp ta trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ. Như vậy Bác dùng từ thăm là chính xác, diễn tả đúng hoạt động
cần nói đến.
 Phản ánh đúng thái độ, tình cảm của người viết, người nói:
VD: Xét các từ xưng hô của chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn (Ngô Tất Tố):
“Chị Dậu xám mặt vội càng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn
(người nhà lý trưởng):
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh dậy được một lúc, ông tha cho.
- Tha này, tha này!
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng chống cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
Cai lệ tác vào mặt chị Dậu một các đánh bốp, rồi cứ thế nhảy vào cạnh anh
Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”
Trong ví dụ trên, ta thấy ba từ xưng hô (cháu, tôi, bà) được dùng để chỉ
ngôi thứ nhất, số ít (chị Dậu). Nhưng với mỗi lần được lựa chọn, từ xưng hô
lại cho thấy những nét nghĩa khác nhau và cho thấy cái tư thế, thái độ rất
khác nhau của người sử dụng.
3. Dùng từ hợp phong cách
 Dùng từ đúng thể loại văn bản:
Mỗi phong cách, chức năng có những yêu cầu riêng trong việc sử dụng
các phương tiên ngôn ngữ.
Trong từ, đại đa số các từ đều là từ đa phong cách (được sử dụng trong
nhiều phong cách) nhưng có một số từ chuyên dụng cho một hoặc một số thể
loại văn bản nhất định.
VD: Những từ hốc, chén, tọng, ngẻo, biết tay,… chỉ dùng trong phong
cách khẩu ngữ.
Trong văn bản hành chính thường có lớp từ ngữ mang tính khuôn mẫu và
trang trọng: căn cứ ban hành, có hiệu lực, trân trọng đề nghị, nghiêm cấm,

Văn bản khoa học lại có yêu cầu dùng nhiều thuật ngữ tương ứng với các
ngành khoa học nhất định.
 Dùng từ phải phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh cụ thể:
Ví dụ:
Không nói Cần nói
+ Vợ cụ có nhà không ạ? + Cụ bà…
+ Phu nhân của bác có nhà không ạ? + Bác gái…
+ Tông thống Bill Clinton và vợ … + … và phu nhân
 Dùng từ đúng tính cánh nhân vật
Truyện Kiều là một mẫu mực. Chẳng hạn, Mã Giám Sinh (sinh viên đại
học) dù đã lưu manh hóa nhưng khi cần lừa đảo vẫn ăn nói theo phong cách
của làng Nho:
“Rằng: Mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Ngôn ngữ của Tú Bà thì không giấu được nghề nghiệp bẩn thỉu của mụ.
Mụ đã mắng gã chồng hờ Mã Giám Sinh khi hắn đã lừa Thúy Kiều để cướp
đi sự trinh trắng của nàng và cũng chính là cái vốn liếng “ba trăm lạng” của
mụ:
“Thôi đà cướp sống của min đi rồi
Bảo rằng đi dạo lấy người
Đem về rước khách kiềm lời mà ăn
Tuồng vô nghĩa, ở bất nhân
Buồn tình trước đã tần mần thử chơi…”
Và mụ cũng đã trút giận dữ xuống đầu Thúy Kiều:
“Con kia đã bán cho ta
Nhập gia cứ phải phép nhà tao đây
Lão kia có giở bài bây
Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe
Cớ sao chịu tốt một bề
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao?”
Lưu ý trong nhiều trường hợp, tác giả cố tình dùng từ lạc phong cách
để tạo ra giá trị tu từ:
VD: Nhân vật người chồng đã nói với vợ con như sau:
“ Về vấn đề bánh chưng Tết nhà ta năm nay, tôi phân công như sau: Mẹ nó
chịu tránh nhiệm phụ trách khâu gạo đỗ. Cái tí chịu trách nhiệm khâu lá,
còn tôi chịu trách nhiệm khâu gói và luộc…”
Lời nói trên có quá nhiều từ thuộc lĩnh vực quân sự hành chính nhưng có
thể chấp nhận được. Tác giả muốn góp phần khắc họa tính cách nhân vật:
ông này tính cách gia trưởng, làm trong quân đội nhiều năm nên mắc bệnh
nghề nghiệp.
4. Tránh dùng từ ngữ quá lời
(Lưu ý: Từ ngữ quá lời khác với biện pháp tu từ ngoa dụ).
VD: “Được học đại học rồi tôi mới thấy những kiến thức đã có của mình là
rỗng tuếch”
Giá như người viết biết kìm nén, dừng lại ở việc thú nhận những kiến thức
đã có của mình là quá ít ỏi, thì đó là biểu hiện của sự khiêm tốn, rất có tác
dụng đề cao kiến thức ở đại học. Thế nhưng nhún nhường đến mức phủ sạch
trơn “rỗng tuếch” thì lại phản tác dụng vì nó quá vô lí.
Chữa lại: “Được học đại học rồi tôi mới thấy những kiến thức đã có của
mình là quá ít ỏi”.
5. Tránh dùng từ ngữ sáo rỗng
VD: Vào trường đại học này, tôi sẽ đi tìm gặp tiếng nói của lương tâm.
Ở đây, có lẽ người viết định diễn đạt ý: Vào trường đại học, tôi sẽ cố gắng
rèn luyện, phấn đấu để trở nên tốt hơn. “Tiếng nói của lương tâm” trong suy
nghĩ của người viết dường như là từ ngữ đẹp, kêu, có thể gây ấn tượng nhưng
lại rất khó gò cho vừa với yêu cầu ngữ nghĩa của câu văn trên. Bởi lẽ, chỉ có
người đánh mất lương tâm mới phải đi tìm tiếng nói của lương tâm. Còn một
sinh viên thì không có lí do gì phải đi tìm cái mà anh ta đang có.
6. Tránh dùng từ ngữ dư thừa và lặp lại
 Lặp từ do nghèo nàn về vốn từ:
VD: Người hướng dẫn viên phải biết động viên, chia sẻ với khách. Trong
mốt số trường hợp, do điều kiện khách quan, đoàn khách có thể buồn chán
bởi gặp điều không may mắn, thuận lợi thì hướng dẫn viên cần động viên,
an ủi khéo, tránh tình trạng hướng dẫn viên lại khơi thêm sự buồn chán,
thất vọng cho đoàn khách. (Bài viết của sinh viên khoa Du lịch).
Viên là người, cụm tự hướng dẫn viên và từ buồn chán được lặp lại đã gây
cảm giác nặng nề.
Chữa: “Trong mốt số trường hợp, do điều kiện khách quan, khách du lịch có
thể buồn chán bởi gặp điều không may mắn thì hướng dẫn viên biết an ủi,
chia sẻ, tránh tình trạng khơi thêm sự thất vọng cho họ.”
 Thừa từ do dùng từ đồng nghĩa thuần Việt và Hán Việt, thuần Việt và
Ấn Âu:
VD:
- Chúc anh lên đường thượng lộ bình an!
- Hôm nay là ngày sinh nhật của tôi.
- Đó là một phương án tối ưu nhất
- Từ ngày lấy chồng vu quy, Liên không làm thơ nữa.
- Triển lãm EXPO 2006
- Hiện nay liên minh châu Âu EU gồm 25 nước.
 Thừa từ do dùng nhiều từ không khác biệt về nội dung:
VD: Từ tình yêu đơn phương không được đáp lại đã ngấm ngầm rực cháy sự
thù tức ấm ức trong Dũng đối với Thủy.
Lưu ý: Cần phân biệt lỗi lặp và phép lặp:
Lỗi lặp thể hiện sự nghèo nàn về vốn từ còn phép lặp là một biện pháp tu
từ, có tác dụng biểu cảm, nhấn mạnh chủ đề gây bất ngờ…
VD:
“Mẹ mình khéo đẻ mình ra
Đẻ mình mười bốn, để ta ngày rằm
Mình đen ta cũng ngăm ngăm
Mình về ta gửi lời thăm mẹ mình”
(Ca dao)
Ba từ ta, sáu từ mình nhưng không phải lỗi lặp. Từ mình được hiểu theo
nhiều nghĩa: mình là bạn (người đang trò chuyện với mình), mình cũng là
chúng ta, chúng mình, hai đứa mình. Chàng trai này thật khéo vơ vào.
7. Dùng từ phải đúng quan hệ kết hợp về ngữ pháp và ngữ nghĩa
Từ là đơn vị tạo câu, khi tham gia vào câu, từ không chỉ có hình thức và ý
nghĩa mà còn có những đặc điểm ngữ pháp nữa. Mỗi loại từ chỉ có khả năng
kết hợp với một số loại nhất định. Đặc biệt trong tiếng Việt, một số từ chỉ có
khả năng kết hợp rất hạn chế với một số từ ngữ nhất định.
VD: Những từ lườm, liếc, trợn, nhắm… thường đi với mắt; vẫy, nắm … chỉ
hành động của tay.
Không nắm được khả năng kết hợp của từ cũng dẫn đến lỗi.
VD: Niềm xót xa của người nông dân trong bài bài dao còn nhức nhối mãi
lòng ta. (Chữa: Nỗi xót xa…)
Từ nỗi thường kết hợp với từ mang ý nghĩa tiêu cực. từ niềm thường kết
hợp với những từ mang ý nghãi tích cực. (nỗi đau đớn >< niềm sung sướng;
nỗi bất hạnh >< niềm hạnh phúc; nỗi thất vọng >< niềm hy vọng; nối buồn
phiền >< niềm sung sướng; nỗi nghi ngờ >< niềm tin tưởng…).
- Lập trường thủy chung  Tấm lòng thủy chung
- Lượng mưa kéo dài  Mùa mưa kéo dài.
* Khi từ A kết hợp với từ B phải tương hợp về nghĩa:
Câu đúng: Minh đang bị ốm
Câu sai: Trời lạnh toát mồ hôi.
* Từ đã, sẽ, chỉ kết hợp với động từ mà không kết hợp với danh từ:
VD câu sai: Thủ môn Trần Văn Minh đã phản xạ kịp thời.
Phản xạ là danh từ có nghĩa là sự đáp lại theo quy luật cơ thể với những
kích thích bên ngoài và bên trong (bị động). Phải thay phản xạ bằng động từ
phản ứng (chủ động) thì câu sẽ đúng.
* Số từ không kết hợp trực tiếp với danh từ tổng hợp:
VD: Bên ta có một thương vong.
Phải chữa: Bên ta thương vong có một người.
Hoặc: Bên ta có một người bị thương.
* Kết hợp sai logic, ngữ nghĩa:
VD: Anh ấy đã chắp cánh cho tài năng của chị nở rộ.
Chữa: Anh ấy đã chắp cánh cho tài năng của chị bay cao.
Hoặc: Anh ấy đã vun trồng cho tài năng của chị nở rộ.
Lưu ý: Có những kết hợp bất thường nhưng lại tạo ra giá trị tu từ:
VD:
- Nỗi sung sướng của thằng bé khốn nạn (Nguyễn Công Hoan)
- Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
- Bi kịch lạc quan (Turgenev)
- Âm thanh im lặng (Vũ Quần Phương)
- Kẻ sát nhân lương thiện (Lại Văn Long)
- Bản đồng ca lặng ngắt (Nguyễn Tuân)
- Ngọt ngào và man trá (Tên phim)
- Tinh yêu hận thù
- Văn minh dã man, hạnh phúc đớn đau…
Đó là biện pháp tu từ nghịch ngữ: gây sự chú ý, tạo ấn tượng mạnh mẽ,
đảo nghĩa của từ trong kết hợp.
Hoặc có những kết hợp bất thường như sau:
“ Đời ý sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra, ở một xó nhà quê, rồi ý sẽ
chết mà chưa làm gì cả. Chết mà chưa sống. Chết ngay trong lúc sống mới
thật nhục nhã.” (Nam Cao)
Sống và chết ở đây không giữ nguyên cái nghĩa vốn có của nó nữa. Vậy
cần phải hiểu từ sống trong kết hợp “Chết mà chưa sống” này như thế nào?
Sống ở đây chỉ là sự tồn tại mà thôi, sống mà như chưa sống hoặc không phải
sống, chỉ có một đời sống thực vật thôi.
Từ chết trong kết hợp từ “chết ngay trong lúc sống” nghĩa là chưa chết mà
như chết rồi. Từ chết và sống không còn là nghĩa biểu vật hay biểu niệm bình
thường của nó nữa mà là quan niệm về cái chết và cái sống trong cuộc đời
con người.
Nội dung 2: Trình bày biện pháp tu từ so sánh, phân tích ví dụ cụ thể.
So sánh
1. Khái niệm:
So sánh hình ảnh là sự đối chiếu 2 sự vật (về tính chất, trạng thái, sự việc) A và
B cùng có 1 dấu hiệu chung nào đấy giống nhau. A là sự vật chưa biết, nhờ qua
B mà người đọc biết A hoặc hiểu thêm A. So sánh hình ảnh là một sự so sánh
không đồng loại, không cùng 1 phạm trù chung, miễn là có một nét tương đồng
nào đấy giữa hai đối tượng.
VD:
+ Mắt em là một dòng sông
Thuyền anh bơi lội trong dòng mắt em

+ Mặt trời là trái tim anh


Mặt trăng vành vạnh là tình của em
2. Các mô hình cấu trúc của so sánh:
a, Công thức đầy đủ:
A + t + tss + B
( A: cái được/bị so sánh; t: tính chất, trạng thái của A được đem ra so sánh; tss:
từ dùng để so sánh; B: cái so sánh đối chiếu với A)
VD: Mặt tươi như hoa
b,
A + tss + B
VD:
Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương
c,
A bao nhiêu + B bấy nhiêu
VD:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu
d,
A là B
VD:
Tình tôi như giọt thủy ngân
Dù nghiền chẳng nát, dù lăn vẫn tròn

Tình cô là đóa hoa đơn


Bình minh nở để hoàng hôn mà tàn
e,
A+B
VD:
Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm
g,
A+t+B
VD:
Người ngồi đó lớn mênh mông
Trời xanh, biển rộng, ruộng đông, nước non

3. Những điều kiện để so sánh có giá trị nghệ thuật:


a, Đặt đối tượng vào hoàn cảnh điển hình để so sánh:
VD:
Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông
Lừ đừ như ông từ vào đền
b, Tìm ra nét giống nhau giữa A và B mà ít người nhận thấy:
VD:
Còn duyên thì gắn như keo
Hết duyên nghễnh ngãng như kèo đục vênh

Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mây


Như con chèo bẻo xa cây măng vòi

c,So sánh phải mang dấu ấn dân tộc


VD:
Đắt như tôm tươi(Việt)
Gầy như cá mắm(Kinh)
Gầy như chão chàng(Tày)

d, So sánh phải mang dấu ấn cá nhân


VD: So sánh của Nguyễn Tuân có những đặc điểm:
-So sánh gắn liền với nhân hoá: “Nước ở đây thở và kêu như cái cửa cống
cái bị sặc”.
4. Dấu hiệu nhận biết phép so sánh trong câu
Phép so sánh trong câu khá dễ nhận ra. Chúng ta có thể nhận biết như sau:
- Có từ so sánh hơn trong câu văn, lời nói. Các từ so sánh thông dụng là: như,
tựa nhưu, giống,… Ví dụ: “Quê hương là chùm khế ngọt” dùng từ so sánh “là”
- Dựa vào nội dung và ý nghĩa diễn đạt trong một câu. Nếu trong câu có khởi
ngữ, so sánh sự giống nhau của hai sự vật, hiện tượng hay một sự vật nào đó thì
đó là biện pháp so sánh.
5. Phân loại các kiểu so sánh và ví dụ cụ thể
5.1. so sánh bình đẳng
So sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có những nét
tương đồng với nhau. Mục đích, ngoài việc tìm ra những điểm giống nhau, còn
nhằm thể hiện hình dung về bộ phận hoặc đặc điểm nào đó của sự vật, giúp
người nghe, người đọc dễ hiểu, dễ hình dung. Ví dụ:
Anh em như tay chân.
Trên trời mây trắng bông
Giữa cánh đồng bông trắng mây
Chậm như rùa
Thẳng như ruột ngựa.
5.2. So sánh không cân bằng
Đó là kiểu ví von so sánh các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ tốt hơn hoặc
xấu hơn để làm nổi bật cái khác.
Những vì sao thức kia
Chẳng phải anh thức vì chúng em.

Bóng Bác Hồ bao la

Nóng hơn lửa đỏ

Ta đã đi trăm núi ngàn khe


Không bằng nỗi đau thấu tim
Ta chinh chiến mười năm
Không bằng sáu mươi năm lao khổ.
6. So sánh thường được sử dụng
- So sánh sự vật này với sự vật khác: đây là cách so sánh phổ biến nhất, là phép
so sánh so sánh sự vật này với sự vật khác dựa trên những điểm giống nhau. Ví
dụ:
Đêm tối đen như mực. Bông lúa to như ngọn hải đăng khổng lồ. - So sánh vật
với người hoặc ngược lại: đây là so sánh dựa trên sự giống nhau về một đặc
tính của vật với phẩm chất của con người. Tác dụng là làm nổi bật phẩm chất
của con người.
Ví dụ:
Trẻ em rất thích những chiếc lá non trên cành. Dù họ có nói gì đi chăng nữa,
trái tim tôi vẫn vững vàng như kiềng ba chân
. - So sánh hoạt động với hoạt động khác: là phép so sánh thường dùng để
phóng đại sự vật, hiện tượng hoặc dùng trong ca dao, tục ngữ.
7. Chức năng so sánh
So sánh được sử dụng để làm nổi bật những khía cạnh nhất định của một sự vật
hoặc sự kiện cụ thể trong các tình huống khác nhau. Hơn nữa, so sánh còn có tác
dụng làm cho hình ảnh, hiện tượng, sự vật trở nên sinh động hơn. So sánh
thường lấy cái cụ thể để so sánh với cái phi cụ thể hoặc cái trừu tượng. Điều này
sẽ giúp cho người đọc, người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc đang nói
đến. Hơn nữa, biện pháp so sánh còn giúp câu văn, từ ngữ trở nên bay bổng,
hấp dẫn hơn. Vì vậy, nhiều nhà văn, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp này trong các
tác phẩm của mình.
8. Những lưu ý khi sử dụng phép so sánh
Khi sử dụng so sánh tu từ và so sánh thông thường cần lưu ý một số điểm sau:
- So sánh thông thường chỉ có giá trị nhận thức, thông tin, không tạo giá trị
biểu cảm.
Ví dụ: Hoa hồng thơm hơn hoa cúc
. - Biện pháp tu từ so sánh làm cho đối tượng miêu tả sinh động, hấp dẫn và
biểu cảm:
Ví dụ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng bóng cây cổ thụ hoa lồng

You might also like