You are on page 1of 30

Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

Tiết 1-5: NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT.
THỰC HÀNH SỬA LỖI.
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- T1:
+ Nhận dạng được lỗi sai về hình thức ngữ âm, chữ viết.
+ Sửa được các lỗi sai.
+ Rút kinh nghiệm trong cách dùng ngữ âm, chữ viết để nói, viết được tốt hơn.
- T2:
+ Nhận dạng được các lỗi thường gặp trong phạm vi từ ngữ.
+ Biết cách sửa các lỗi thường gặp.
+ Rút kinh nghiệm khi sử dụng từ ngữ.
- T3:
+ Nhận dạng được các lỗi trong phạm vi câu (các lỗi thường gặp)
+ Cách sửa các lỗi thường gặp
+ Nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Việt, rèn viết câu đúng.
- T4:
+ Hiểu được khái niệm văn bản, bố cục văn bản, các bước xây dựng văn bản.
+ Thực hành sửa lỗi một số bài tập để củng cố, kiến thức đã học.
- T5:
+ Củng cố kiến thức về phong cách ngôn ngữ.
+ Rèn kĩ năng viết đúng phong cách ngôn ngữ văn bản.
+ Nhận dạng được các loại phong cách ngôn ngữ.
B. Nội dung:
I. Ngữ âm, chữ viết:
1. Sử dụng đúng:
- Chuẩn phát âm: Âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu.
- Chuẩn chữ viết:
+ Viết theo phát âm chuẩn của tiếng Việt.
+ Viết theo những qui định hiện hành của chữ quốc ngữ.
2. Lỗi về ngữ âm:
- Dùng sai một bộ phận âm thanh của từ.
VD: Thôn Đoài trong ánh hoàng hôn hiện lên như một bức tranh thủy mạc.
+ Phân tích lỗi: Sai từ “thủy mạc”.
+ Cách sửa: Thay từ “thủy mạc” bằng “thủy mặc”.
VD: Tôi rất thích những bộ phim tình cảm lãng mạng.
+ Phân tích lỗi: Sai từ lãng mạng
+ Cách sửa: Thay lãng mạn.
- Phát âm sai theo tiếng địa phương, vùng.
VD: Vô -> zô (người nam miền Trung)
Anh -> ăn
Gạo -> Gộ (người Quảng Nam)
Về -> dê
Đi làm -> đi nàm ( Người miền Bắc)
- Không phân biệt được một số âm thanh của từ: Ch/tr/x/s/gi/d/r,n/l…
VD: Cô ấy rất xạch xẻ (sạch sẽ).
Trịnh trọng -> Chịnh chọng; Bức tranh-> Bức chanh.
Nồng nàn-> Lồng làn ; dành giật -> giành giật.

1 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

3. Lỗi chữ viết:


- Lỗi do viết tắt một cách tùy tiện:
VD: Vhdg là kho tàng tri thức phòng phú of dt.
Xl tôi ko nhớ anh thật.
- Viết sai do không nắm được quy định chính tả (dấu câu).
VD: Nghành ngề -> Ngành nghề).
Soa tay -> Xoa tay
- Viết sai do phát âm không chuẩn của địa phương.
VD: Giặt quần áo (sai: giặc quần áo).
- Viết sai do không nắm được nguyên tắc viết hoa, viết tắt, tên riêng nước ngoài:
VD: Nguyễn – Thị - Hiền, Xanh – Petecbua, Bộ ngoại giao…
+ Cách sửa: Nguyễn Thị Hiền, Xanh Pê-tec-bua, Bộ Ngoại giao.
* Những lỗi thường gặp trong chính tả
Viết sai Sửa lại Viết sai Sửa lại
chia sẽ chia sẻ giúp đở giúp đỡ
chín mùi chín muồi nghành ngành
chỉnh chu chỉn chu nổ lực rảnh rỗi
có lẻ có lẽ san sẽ san sẻ
cọ sát cọ xát sữa chữa sửa chữa
đường xá đường sá tháo dở tháo dỡ
trao giồi trau dồi trao chuốt trau chuốt

* Bài tập vận dụng:


Câu 1: Chọn những từ viết và gạch ở dưới chân.
1. a. Nhửng người/ b. Những người 5. a. Lảo đảo/ b. Lão đảo
2. a. Đả đảo / b. Đã đảo 6. a. Giử gìn / b. Giữ gìn
3. a. Củng đành/ b. Cũng đành 7. a. Lý lẻ/ b. Lý lẽ
4. a. Vẩn còn / b. Vẫn còn 8. a. Lẽ loi / b. Lẻ loi
9. a. Củ rích/ b. Cũ rích
Câu 2: Phân tích và chữa lỗi chính tả trong các câu sau:
- “Cụ già bé loắc choắc, noạng choạng đi vào ngôi nhà chanh, ngồi suống cái trõng che, vớ
lấy trai nước ở trên lền đất, uống ừn ực, rồi đắp triếu dên ừ ừ”.
-> Sửa lại: Cụ già bé loắt choắt, loạng choạng đi vào ngôi nhà tranh, ngồi xuống cái chõng tre,
vớ lấy chai nước ở trên nền đất, uống ừng ực, rồi đắp chiếu rên hừ hừ.
- “Bác tám đến chụ xở ủy ban, chịnh chọng chình bày í kiến của mình nhằm thiết pục chị em
pụ lữ tham ra phong chào kế hoạch hóa da đình”.
->Sửa lại: Bác tám đến trụ sở ủy ban, trịnh trọng trình bày ý kiến của mình nhằm thuyết phục
chị em phụ nữ tham gia phong trào kế hoạch hóa gia đình.
II. Từ ngữ:
1. Sử dụng đúng:
- Dùng đúng hình thức âm thanh và cấu tạo của từ.
VD: + Chinh phu / Chinh phụ.
+ Nhỏ / Nhỏ nhắn / Nhỏ nhẻ / Nhỏ nhoi / Nho nhỏ / Nhỏ nhe/ Nhỏ bé…
- Dùng đúng ý nghĩa của từ.
VD: Ngoan cố / Ngoan cường.
- Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ.
VD: Tôi cảm ơn các bạn. Tôi tự hào về các bạn.

2 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

2. Lỗi và sửa lỗi:


a. Dùng từ sai do việc lẫn lộn từ đồng âm.
Ví dụ: Anh ấy rất bàng quang.
- Phân tích lỗi: Bàng quang: Một cơ quan trong cơ thể con người.
- Cách sửa: Anh ấy rất bàng quan (kẻ đứng bên ngoài).
b. Dùng sai quan hệ từ:
VD: Qua anh, nó là một người bạn tốt.
- Cách sửa: Với anh, nó là một người bạn tốt.
c. Dùng từ sai do không hiểu nghĩa của từ:
VD:
- Tay chống cằm ông bước vào nhà.
Phân tích lỗi: Cằm: Bộ phận gắn với miệng con người.
Tay không thể chống cằm bước vào nhà được.
- Anh chú ý nghe ngóng lời giảng của thầy giáo và ý kiến phát biểu của các bạn trong lớp.
Cách sửa: Thay từ nghe ngóng bằng từ lắng nghe.
- Trong vấn đề này có nhiều phương tiện khác nhau.
Cách sửa: Thay từ phương tiện bằng từ phương diện.
- Chúng ta sẽ ác chiến với quân thù trong trận này.
Cách sửa: Thay từ ác chiến bằng từ quyết chiến.
- Tôi sẻ hiểu hết những gì anh bộc lộ
Cách sửa: Thay từ bộc lộ bằng từ nói ra
d. Dùng từ sai do không hiểu đúng nghĩa của từ Hán việt:
VD: Mục đích của chúng ta là từ nay đến cuối năm phấn đấu đạt lớp tiên tiến
Phân tích lỗi:
Dùng từ sai: mục đích (do không hiểu nghĩa của từ Hán việt).
- Cách sửa: Thay từ “Mục đích” bằng từ: mục tiêu.
e. Dùng sai trật tự từ
VD: Công nhân với nhân công; yếu điểm với điểm yếu, tình nhân với nhân tình.
f. Nói tắt và viết tắt một cách tùy tiện.
VD: Of, ko, đc, vs, g9, A wen, e bun ngu ch?, Bít rui, Cm...
g. Dùng sai hình thức cấu tạo từ:
VD:
- Chúng em đã khuyên góp được nhiều tiền và vật dụng để ủng hộ đồng bào vùng bị lũ lụt.
Cách sửa: Thay từ khuyên góp bằng từ quyên góp.
- Trình độ tư di của nó còn yếu lắm.
Cách sửa: Thay từ tư di bằng từ tư duy.
- Những kẻ tàn ác rồi sẽ bị trời chu đất diệt cho mà xem.
Cách sửa: Thay từ trời chu đất diệt bằng từ trời tru đất diệt.
h. Lặp từ:
VD: Có thể nói Chí Phèo có thể trở thành người lương thiện nếu xã hội Chí Phèo sống là một xã hội
khác.
Cách sửa: Có thể nói Chí Phèo sẽ trở thành người lương thiện nếu xã hội khi đó là một xã hội khác.
i. Kết hợp từ:
VD: Trong những năm khôi phục kinh tế, mới có ít ngày thôi mà đất nước ta đã thay lòng đổi dạ,
những mái nhà dạ của lùi dần cho ngói mới.
Cách sửa: Thay từ thay lòng đổi dạ, dạ bằng từ thay da đổi thịt, rạ.
* Bài tập vận dụng: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và tìm cách sửa:

3 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

- Anh đi qua mũi súng của giặc mà nét mặt không hề chuyển động.
(nhìn thẳng) thay đổi
- Lúc sinh thời tôi đã gặp anh An.
(Còn nhỏ)
- Chúng đã trấn áp (đàn áp) các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong biển máu.
- Nếu không đoàn kết thì làm sao chống lại được những tên giặc vũ trang bằng vô ngàn vũ khí. (vô
vàn).
- Danh ngôn của các nhà vật lí học nổi tiếng của nhân loại đã xúc tác trí óc em mãnh liệt biết chừng
nào! (tác động, tâm hồn, thêm từ vào).
III. Câu:
1. Chuẩn mực về đặt câu:
- Câu cần cấu tạo đúng về mặt kết cấu ngữ pháp của tiếng Việt.
- Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa.
- Câu cần được đánh dấu câu thích hợp (dấu trong câu, dấu cuối câu).
2. Lỗi và sửa lỗi.
a. Không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ:
VD1: Trong truyện Trạng Quỳnh đã thể hiện tinh thần phản phong, quyết liệt của nhân dân ta.
- Phân tích lỗi: Xác định các thành phần ngữ pháp đã có trong câu sai.
“Trong” kết hợp “Truyện Trạng Quỳnh” làm thành phần trạng ngữ.
- Tìm cách sửa:
+ Cách 1: Biến thành phần trạng ngữ của câu thành chủ ngữ của câu bằng cách bỏ quan hệ từ
“Trong”:
Truyện Trạng Quỳnh đã thể hiện tinh thần phản phong, quyết liệt của nhân dân ta.
+ Cách 2: Thêm chủ ngữ sau thành phần trạng ngữ:
Trong truyện Trạng Quỳnh, tác giả dân gian đã thể hiện tinh thần phản phong, quyết liệt của nhân
dân ta.
+ Cách 3: Biến thành phần trạng ngữ làm sao cho nó vừa có chủ ngữ của câu, vừa có thành phần
trạng ngữ bằng cách thêm dấu phẩy sau từ “Truyện"
Trong truyện, Trạng Quỳnh đã thể hiện tinh thần phản phong, quyết liệt của nhân dân ta.
VD2: Qua nhân vật chị Dậu đã cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó.
-> Bỏ từ qua hoặc từ đã cho, hoặc thêm từ tác giả sau chị Dậu, cùng với dấu phẩy.
VD3: Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn
đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến.
-> Bỏ từ của hoặc thêm từ mình sau của, cùng với dấu phẩy.
b. Không phân định rõ thành phần vị ngữ và chủ ngữ:
VD1: Nghĩa quân/ trong chiến đấu/, với lòng nồng nàn yêu nước của mình.
Qh từ 1 Qh từ 2
- Phân tích lỗi: Câu thiếu Vị ngữ
- Cách sửa:
+ Cách 1: Nghĩa quân trong chiến đấu đã thể hiện lòng nồng nàn yêu nước của mình.
+ Cách 2: Nghĩa quân trong chiến đấu với lòng nồng nàn yêu nước của mình, đã nêu cao khí phách
của một dân tộc không cam chịu làm nô lệ.
VD2: Những tác phẩm đã nói về cuộc chiến đấu dũng cảm một mất một còn giữa ta và địch.
-> Thêm vị ngữ vào “luôn thu hút sự chú ý của mọi người”. Hoặc thêm từ ấy vào trước từ đã.
c. Câu thiếu toàn bộ cấu trúc nòng cốt (C – V):
VD: Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt Nam.
Bước 1: Phân tích lỗi:

4 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

Toàn bộ câu trên làm thành phần trạng ngữ  thiếu C – V


Bước 2: Cách sửa:
+ Cách 1: Bỏ từ “với”, di chuyển các nhóm từ ở trong câu
Đạo lý của người Việt Nam là: “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
+ Cách 2: Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt Nam, Ban
Giám đốc Đại học Huế đã phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa.
d. Câu sai lôgic: Là câu vô nghĩa, câu không hợp lý hay nói một cách khác, một câu được coi là
đúng lôgic phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:
- Phản ánh đúng quan hệ trong thế giới khách quan. Nếu không phản ánh đúng quan hệ trong thế giới
khách quan là câu sai lôgic.
- Quan hệ giữa các thành phần câu, các vế phải hợp lôgic.
- Quan hệ giữa các thành phần đẳng lập phải thể hiện quan hệ đồng loại.
VD: Tất cả xà bông đều làm khô da bạn, riêng lux làm da bạn trắng trẻo mịn màng.
* Phân tích lỗi:
Mâu thuẫn ở chỗ: Tất cả riêng không thể tồn tại   cùng lúc

* Cách sửa: Hầu hết xà bông đều làm khô da bạn, riêng lux làm da bạn trắng trẻo, mịn màng.
*Bài tập vận dụng:
Phân tích các câu sau để tìm ra các lỗi sai và tìm cách sửa :
Câu 1: Qua ba tháng rèn luyện đã nâng cao trình độ của học sinh.
(bỏ từ qua).
Câu 2: Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù yêu nước của dân tộc Việt Nam.
(thêm vị ngữ “đã từng đau nỗi đau dân tộc).
Câu 3: Ngày nay khi khoa học và kỹ thuật đã phát triển.
(thêm vị ngữ).
Câu 4: Năm học vừa qua, những học sinh của trường thi đỗ điểm cao và được cử đi thi học sinh giỏi
toàn quốc.
(thêm vị ngữ “đều được khen thưởng”. Hoặc bỏ từ và, thêm từ đã).
Câu 5: Sống trong cái xã hội đầy bất công như vậy đã giúp ông thấu hiểu nỗi thống khổ của quần
chúng nhân dân.
(Bỏ từ như vậy đã, thêm từ ấy cùng dấu phẩy. Hoặc bỏ từ sống trong, như vậy, thêm từ ấy sau
bất công).
Câu 6: Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi giặc Minh, giành lại nền độc lập cho Tổ
quốc.
(Thay từ giặc Minh bằng giặc Mông – Nguyên).
Câu 7: Mặc dù có việc gì xảy ra nhưng anh cũng cứ yên tâm.
(Thay từ mặc dù bằng từ dù, thay từ nhưng bằng từ thì).
IV. Văn bản:
1. Chuẩn mực về cấu tạo văn bản:
- Các câu liên kết chặt chẽ, kết cấu văn bản mạch lạc.
- Nếu văn bản lớn thì văn bản đó phải được phân chia và sắp xếp thành các phần, các chương, các
mục.
2. Lỗi và sửa lỗi:
a. Văn bản không có tính liên kết về mặt nội dung.
VD: Dê đen và dê trắng cùng đi qua chiếc cầu hẹp. Hôm qua em tới trường. Cảnh Hương Sơn rất
đẹp. Nguyễn Đình chiểu là nhà thơ yêu nước.
- Phân tích lỗi: Đoạn văn trên không phải là một văn bản vì:

5 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

+ Chuỗi câu này chưa có sự thống nhất nghĩa, mỗi câu nói về một đối tượng xa lạ với
nhau, không thể quy về mối liên hệ nghĩa nào.
+ Không thể đặt được đầu đề cho chuỗi câu này mà đầu đề được coi là một trong những
dấu hiệu quan trọng của sự thống nhất nội dung.
- Cách sửa: Chọn một trong những nội dung ở các câu đễ triển khai thành một văn bản khác.
b. Văn bản không có tính trọn vẹn về mặt hình thức.
VD: Hoa Ngọc Hà
Một ngày chủ nhật, mẹ đưa mình đi thăm làng Hoa Ngọc Hà. Làng hoa thật nhiều hoa. Mỗi thứ
làm cho mình một tưởng tượng kỳ lạ.
Hoa lay ơn, giống như chiếc loa kèn màu hồng phấn, màu tuyết trắng.
- Phân tích lỗi: Văn bản chưa hoàn chỉnh hình thức.
- Cách sửa: Viết thêm vào văn bản trên để văn bản trở nên hoàn chỉnh.
*Bài tập vận dụng:
- Viết tiếp vào văn bản ở VD phần b để thành một văn bản hoàn chỉnh.
- Sửa lại VB ở phần a để trở thành văn bản đúng.
V. Phong cách ngôn ngữ:
1. Chuẩn mực về phong cách ngôn ngữ:
- Các phương diện dùng từ, đặt câu, tổ chức văn bản và cả chữ viết, kí hiệu văn tự trong văn
bản đều phải phù hợp với từng phong cách chức năng.
VD:
+ Anh giúp tôi việc này với!
(Đúng với phong cách sinh hoạt hằng ngày).
+ Đề nghị ban lãnh đạo giải quyết việc này cho chúng tôi với!
(Sai vì đó là văn bản hành chính).
+ Văn bản thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, nếu cấu tạo một văn bản hành chính
bằng thơ là sai.
2. Lỗi và sửa lỗi:
a. VB viết không có sự thống nhất về mặt phong cách:
Ví dụ: Khu vực Hà Nội trời lạnh, nhiệt độ thấp  nhất từ 13150, cao nhất từ 15170, anh viết thư
thăm em đây.
- Phân tích lỗi.
“khu vực Hà Nội …….. 170, VB khoa học.  “anh……đây” VB sinh hoạt.
Không có sự thống nhất VB. 
- Cách sửa: Thay cụm từ anh viết thư thăm em đây bằng cụm từ có phong cách phù hợp.
b. Dùng từ diễn đạt không phù hợp với phong cách:
VD: (…..….). Quyết định:
Điều 1: (………)
Điều 2: (……….)
Điều 3: Đề nghị các đồng chí cố gắng giúp đỡ anh An thực hiện quyết định này với.
- Phân tích lỗi: VB trên thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
+ Cụm từ: “Cố gắng giúp đỡ anh  An”, từ “với” từ ngữ biểu cảm không phù hợp.
- Cách sửa: Bỏ các từ ngữ cố gắng, với.
* Bài tập vận dụng:
- Bài tập 1: Xác định lỗi sai trong phong cách văn bản sau và tìm cách sửa:
Đơn xin phép nghỉ học:
Kính gửi…………………………………..
Tên em……………………………………

6 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

HS lớp…………………………………….
Lý do nghỉ học……………………………
Vì vậy em viết đơn này kính mong cô cố gắng tạo điều kiện giúp đỡ em để em có thể
nghỉ buổi học này.
- Bài tập 2: Viết đơn xin phép nghỉ học hoàn chỉnh.
- Bài tập 3: Lời nhận xét ấy có đúng không? Đúng quá đi chứ! Nào bạn hãy cùng tôi đi
phân tích tác phẩm để hiểu rõ vấn đề.
(Lời nhận xét ấy có đúng không? Chúng ta sẽ phân tích tác phẩm để hiểu rõ vấn đề).

Tiết 6-9: NHỮNG LỖI VỀ DIỄN ĐẠT TRONG VIỆC VIẾT BÀI VĂN
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm kĩ năng diễn đạt, một số yêu cầu cơ bản về kĩ năng diễn đạt trong bài viết.
- Phân tích và sửa chữa một số lỗi về diễn đạt.
B. Nội dung:
1. Khái niệm kĩ năng diễn đạt:
Là kĩ năng biểu hiện được nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mình bằng phương tiện ngôn ngữ,
khiến cho người đọc (nghe) lĩnh hội được đầy đủ, chính xác những nội dung đó.
2. Các phương diện kĩ năng diễn đạt:
- Kĩ năng viết chữ và các kí hiệu thuộc về chữ viết.
- Kĩ năng dùng từ, đặt câu.
- Kĩ năng liên kết, tách đoạn.
3. Một số yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài viết:
a. Cần diễn đạt cho trong sáng, gãy gọn.
Muốn đạt được sự trong sáng trong diễn đạt bằng ngôn ngữ thì cần đạt được sự rõ ràng, mạch
lạc trong nhận thức, tư duy. Bởi vì giữa ngôn ngữ và tư duy có mối liên hệ mật thiết. Khi nhận thức
chưa rõ ràng, khi sự suy nghĩ chưa thấu đáo, thì lời diễn đạt bằng ngôn ngữ cũng dễ lủng củng, tối
nghĩa.
b. Cần diễn đạt cho chặt chẽ, nhất quán, không mâu thuẫn.
Yêu cầu này thể hiện ở mối quan hệ về nội dung ý nghĩa của từng câu, giữa các câu với nhau và
hơn nữa là giữa các đoạn, các phần. Muốn thế giữa các câu hay các bộ phận của bài văn cần có sự
liên kết, mạch lạc và sự chuyển ý. Không để cho đứt mạch về ý giữa các câu, các đoạn có những ý
thừa, lặp. Khi lập luận, cần phải thiết lập và thể hiện được quan hệ lập luận giữa luận cứ và kết luận,
hoặc giữa các luận cứ với nhau cho chặt chẽ, tránh mâu thuẫn.
c. Cần diễn đạt ngắn gọn, giản dị, tránh cầu kì, sáo rỗng.
Sự diễn đạt trong bài viết cần hay và hấp dẫn, nhưng không vì thế mà rơi vào tình trạng cầu kì
hay sáo rỗng. Cần tránh những diễn đạt hoa mĩ, đao to, búa lớn nhưng sáo rỗng hoặc không hợp với
điều kiện thể hiện. Tất nhiên, cũng cần tránh lối diễn đạt đơn điệu, nhàm chán, đều đều, không thay
đổi.
d. Cần diễn đạt phù hợp với phong cách ngôn ngữ của bài văn:
Về chữ viết, về dùng từ, đặt câu; về dùng hình ảnh, kết cấu và tổ chức bài văn,… Đặc biệt là cần
tránh viết như nói, nghĩa là không phân biệt ngôn ngữ viết với ngôn ngữ nói.
4. Phân tích và chữa một số loại lỗi về diễn đạt:
a. Diễn đạt tối nghĩa, quan hệ ý nghĩa không rõ ràng, mạch lạc.
- Ví dụ: Trong khi gia đình bị tan nát, bọn sai nha hoành hành, hách dịch đem xử Vương Ông, vơ vét
của cải cho đầy túi tham, Nguyễn Du đã vạch bộ mặt thật của chúng là trên địa vị của đồng tiền có
thể đổi trắng thay đen, đồng tiền tác oai tác phúc hãm hại người dân lương thiện để làm giàu cho lũ
quan nha, thật hết sức vô liêm sỉ.

7 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

- Phân tích lỗi: Diễn đạt ở ví dụ trên mắc nhiều lỗi:


+ Quan hệ ý nghĩa giữa phần trạng ngữ (trong khi gia đình bị tan nát…) và chủ ngữ (Nguyễn Du)
không phù hợp.
+ Phần “trên địa vị của đồng tiền có thể đổi trắng thay đen” rất tối nghĩa.
+ Sai hình thức cấu tạo của cụm từ tác oai tác phúc (phải là tác oai tác quái), dùng sai từ hãm hại.
+ Phần thật hết sức vô liêm sỉ không có quan hệ ý nghĩa rõ ràng với các phần trên.
- Có thể chữa như sau:
Gia đình thúy kiều bị tan nát. Bọn sai nha hoành hành, hách dịch vơ vét của cải và tra khảo vương
Ông. Nguyễn Du đã nhìn thấy bộ mặt thật của bọn sai nha và quan lại là chỉ vì tiền. Tiền tài đã khiến
cho bọn chúng có thể “đổi trắng thay đen”. Tiền tài đã tác oai tác quái trong xã hội, đã gieo bao tai
họa cho người dân lương thiện, trái lại đã làm giàu cho lũ sai nha và quan lại. Vì tiền, bọn quan lại,
sai nha trở nên hết sức vô liêm sỉ.
b. Diễn đạt dài dòng, lủng củng, “dây cà ra dây muống”:
- Ví dụ: Qua cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Trãi cho chúng ta thấy ông có lòng yêu
nước căm thù giặc sâu sắc, với tất cả vì đất nước vì nhân dân ông nghĩ như vậy mà nguyện hết lòng,
hết sức ra sức cứu nước giúp dân với cuộc đời thơ văn của ông là vũ khí sắc bén quân thù đã phải
khiếp sợ và mãi mãi lưu truyền trong lịch sử đất nước chúng ta.
- Phân tích lỗi: + Câu dài lủng củng, lằng nhằng giữa các ý.
+ Phần đầu không phân định rõ ràng trạng ngữ và chủ ngữ.
+ Trật tự sắp xếp trong phần “với tất cả vì nước vì dân ông nghĩ như vậy mà nguyện… cứu nước
giúp dân” không mạch lạc.
+ Từ với dùng hai lần trong câu đều không đúng, làm cho quan hệ ý nghĩa trong câu không được
phân định rõ ràng.
- Có thể chữa bằng cách ngắt thành nhiều câu và chữa những từ ngữ cần thiết như sau:
Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi cho chúng ta thấy ông có lòng yêu nước căm thù
giặc sâu sắc. Ông luôn luôn tâm niệm là phải cống hiến tất cả vì đất nước, vì nhân dân, nên ông hết
lòng, hết sức cứu nước giúp dân. Thơ văn của ông là vũ khí sắc bén khiến quân thù phải khiếp sợ, và
giá trị của nó mãi mãi lưu truyền trong lịch sử đất nước ta.
c. Diễn đạt có mâu thuẫn, không nhất quán:
- Ví dụ: “Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn trời buông xuống. Sóng biển cài then đêm
sụp cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không một tiếng động. Lá cờ đỏ trên đỉnh cột
buồm bay phần phật trước gió. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm. Tiếng sóng
vỗ vào thân thuyền rì rầm nghe như bản nhạc vô tận của biển cả ngân nga bao lời tâm sự. Những
khuôn mặt rám nắng, những cánh tay gân guốc, bắp thịt nổi cuồn cuộn khẩn trương chuẩn bị nhổ
neo lên đường”.
- Phân tích lỗi:
+ Sự triển khai ý có nhiều mâu thuẫn: Câu đầu nói ra khơi, câu cuối lại cho biết mới
chuẩn bị nhổ neo, đêm đã buông xuống mà còn có thể thấy rõ những đường chỉ viền của lá cờ trên
đỉnh cột buồm, thấy rõ những khuôn mặt rám nắng, những cánh tay gân gốc, bắp thịt nổi cuồn cuộn,
vũ trụ đã yên tỉnh, vắng lặng, không một tiếng động, nhưng rồi lại miêu tả tiếng phần phật của lá cờ,
tiếng vỗ sóng,…
+ Sự tưởng tượng của cá nhân người viết không đúng với bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
của Huy Cận.
- Có thể chữa để đoạn văn nhất quán, không mâu thuẫn và phù hợp với cảm hứng trong bài thơ của
Huy Cận bằng cách loại bỏ tất cả những chi tiết tưởng tượng không đúng, và mâu thuẫn với nhau.
(Đoàn thuyền đánh cá ra khơi và đúng lúc màn đêm buông xuống: “sóng đã cài then, đêm sập cửa”).
d. Diễn đạt không đúng quan hệ lập luận:

8 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

- Ví dụ: Quan lại tham nhũng bóc lột nhân dân. Chính vì thế mà tên quan xử kiện đã bắt cha và em
Thúy Kiều sau khi vơ vét của cải nhà Vương Ông.
- Phân tích lỗi:
+ Đoạn văn dùng hình thức thể hiện quan hệ lập luận “chính vì thế”, nhưng quan hệ ý
nghĩa giữa câu trước và câu sau không đúng quan hệ giữa luận cứ và kết luận: Câu đầu không phải
nguyên nhân của kết luận ở câu sau.
+ Phần sau chưa diễn đạt rõ ý.
- Có thể chữa như sau:
Quan lại tham nhũng, bóc lột nhân dân. Điều đó biểu hiện ngay trong sự việc: Sau khi bọn
quan sai vơ vét của cải nhà Vương Ông, thì tên quan xử kiện đã bắt cha và em Thúy Kiều để tra
trấn, đánh đập, và chỉ sau khi có ba trăm lạng trao tay thì cha và em Thúy kiều mới được tha bổng.
e. Diễn đạt rời rạt, đứt mạch, thiếu sự liên kết:
- Ví dụ: Tác phẩm “Sống mòn” của Nam Cao tập trung đi sâu vào cái bi kịch tâm hồn của con
người trong cái xã hội không cho con người sống, có ý thức về sự sống, mà không được sống, bị
nhấn chìm trong cái “chết mòn” không gì cưỡng lại được. Nhà văn Hộ chết mòn với cái mộng văn
chương tha thiết của mình. Thứ phải sống cái lối sống quá ư loài vật, chẳng còn biết một việc gì
ngoài cái kiếm thức ăn đổ vào dạ dày. San sống buông xuôi, nước chảy bèo trôi, không giằng xé,
quằn quại, không mơ ước cao xa. Lão Hạc mòn mỏi với sự chờ đợi đứa con lưu lạc nơi chân trời
gốc bể. Ở Oanh, tình cảm, tâm hồn con người bị vắt kiệt để chỉ còn những tính toán ích kỉ, nhỏ nhen,
keo kiệt.
- Phân tích lỗi:
+ Các ý trong đoạn không mạch lạc, thiếu sự liên kết: Câu đầu giới hạn trong tác phẩm Sống mòn,
nhưng sau đó một số câu lại nói về những nhân vật ở các tác phẩm khác: Lão Hạc, nhà văn Hộ.
+ Ý trong đoạn lộn xộn: Từ tác phẩm này sang tác phẩm khác.
+ Giữa các câu có sự chuyển ý nên thiếu gắn kết với nhau.
- Có thể chữa như sau:
Tác phẩm của Nam Cao tập trung vào bi kịch về tâm hồn con người trong cái xã hội
không cho con người sống, nơi con người có ý thức về sự sống mà không được sống và bị nhấn chìm
trong cái “chết mòn” không gì cưỡng lại được. Trong “Sống mòn”, Thứ phải sống “cái sống quá ư
loài vật, chẳng còn biết một việc gì ngoài cái việc kiếm ăn đổ vào dạ dày”. San thì sống buông xuôi,
nước chảy bèo trôi, không giằng xé quằn quại, không mơ ước cao xa. Còn Oanh lại chết dần mòn
theo kiểu khác. Ở người đàn bà gày đét này, tình cảm, tâm hồn con người bị vắt kiệt để chỉ còn
những tính toán ích kỉ, nhỏ nhen, keo kiệt. Những nhân vật ở những tác phẩm khác thì cũng chẳng
hơn gì: Nhà văn Hộ chết mòn với cái mộng văn chương tha thiết của mình; lão Hạc, một nông dân
nghèo khổ, thì mòn mỏi với sự chờ đợi đứa con lưu lạc nơi chân trời góc bể.
g. Diễn đạt trùng lặp:
- Ví dụ: Mọi vật đều như ngưng đọng trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến. Cảnh
vật phảng phất nỗi buồn man mác. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo cô quạnh. Một ngõ trúc vắng vẻ
đìu hiu. Mọi vật thấm đượm cái buồn cô đơn. Nỗi buồn như tràn vào cảnh vật. Ở chỗ nào cũng chỉ
thấy nỗi buồn ngưng đọng. Chiếc thuyền buồn, ngõ trúc buồn, và cả chiếc lá vàng rơi cũng buồn.
Nỗi buồn ẩn dấu trong mọi sự vật. Mùa thu ở đây buồn hay chính tâm tư của Nguyễn Khuyến buồn?
- Phân tích lỗi: Đoạn văn có 10 câu nhưng ý trùng lặp ở bốn câu: 2,5,6,9.
- Có thể chữa như sau:
Mọi vật đều như ngưng đọng trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến.
Cảnh vật phảng phất nỗi buồn man mác. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo cô quạnh, buồn bã. Một
ngõ trúc vắng vẻ, đìu hiu. Và cả chiếc lá vàng rơi cũng buồn. Nỗi buồn như thấm đậm trong từng
cảnh vật. Mùa thu ở đây buồn hay chính là nỗi buồn trong tâm tư của Nguyễn Khuyến?

9 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

h. Diễn đạt sáo rỗng:


- Ví dụ: Tác giả đã ca ngợi truyền thống yêu nước, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau khi
gặp hoạn nạn khó khăn “lá lành đùm lá rách”, ca ngợi chí khí quật cường và lòng căm thù giặc sâu
sắc thề “không đội trời chung” với quân xâm lược. Tinh thần yêu nước và chí căm thù giặc đã được
thể hiện bằng một nghệ thuật tuyệt vời, qua nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn, để lại
những ấn tượng không thể phai mờ trong lòng người đọc từ trước đến nay và muôn đời sau.
- Phân tích lỗi: Đoạn văn viết theo “điệu sáo”: Đề cập thành công đủ cả hai mặt nội dung và nghệ
thuật, hơn nữa ở mặt nào, người viết cũng dùng những tính từ cấp tuyệt đối quật cường, sâu sắc,
tuyệt vời, độc đáo, hấp dẫn, không thể phai mờ nhưng nội dung quá chung chung, không có gì cụ
thể, không cho người đọc thấy được thành công cụ thể, riêng biệt.
- Việc chữa lại cần xuất phát từ sự đánh giá tác giả cụ thể, cần nêu thành công về nội dung và nghệ
thuật với những nét riêng, thuộc về từng cá thể tác giả.
i. Diễn đạt vụng về , thô thiển:
- Ví dụ: Với truyện “Rừng xà nu”, tác giả Nguyễn Trung Thành còn tạt vào mặt người đọc những
ca nước lạnh làm thức tỉnh, xóa bỏ những suy nghĩ vẩn vơ, bậy bạ mà xoa nhẹ vào tim gan mỗi con
người.
- Phân tích lỗi: Ý của người viết là nói đến tác động của tác phẩm Rừng xà nu – tác phẩm đã thức
tỉnh mọi người, gạt bỏ những tác phẩm không đúng và động viên khích lệ mọi người. Nhưng nười
viết đã vụng về khi dùng những hình ảnh “tạt vào mặt người đọc những ca nước lạnh”, “xoa nhẹ vào
tim gan mỗi người”, hay cụm từ “những suy nghĩ vẩn vơ, bậy bạ”.
- Nên diễn đạt giản dị mà sáng rõ hơn, chẳng hạn:
Với truyện “Rừng xà nu”, tác giả Nguyễn Trung Thành đã làm thức tỉnh mọi người (về
ý chí và tình cảm cách mạng), gạt bỏ những suy nghĩ và nhận thức không đúng, đồng thời khích lệ
và động viên mọi người (trong việc chiến tranh với kẻ thù).
k. Diễn đạt không phù hợp với phong cách ngôn ngữ viết của bài văn:
- Ví dụ: Có thể nói, với tác phẩm ấy đã làm cho tên tuổi của nhà văn bay bổng khắp bốn phương
trời. Tài văn chương của nhà văn được rải khắp các nẽo đường từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây.
Không có nơi nào lại không được nếm mùi vị văn chương vừa sâu sắc vừa ngọt ngào của ông.
- Phân tích lỗi: Đoạn văn diễn đạt theo kiểu bóng bảy, dùng hình ảnh nhưng vụng về và không phù
hợp với phong cách ngôn ngữ viết của bài văn, nhất là các cụm từ bay bổng khắp bốn phương trời,
rải khắp các nẽo đường, nếm mùi vị văn chương ,…
- Cần diễn đạt giản dị và phù hợp với phong cách ngôn ngữ viết hơn, chẳng hạn:
Có thể nói, với tác phẩm ấy, tên tuổi của nhà văn đã trở nên nổi tiếng. Tài nghệ văn chương của nhà
văn đã được mọi người biết đến từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây. Không một nơi nào không
thưởng thức và khâm phục vị sâu sắc và ngọt ngào trong văn chương của ông.
*Bài tập vận dụng:
- Diễn đạt trong câu sau sai về quan hệ từ. Hãy phân tích và chữa lại:
Trong thời gian lưu lạc cùng với những thất vọng lớn, ông đã thấu hiểu với nỗi sống cay đắng, cực
khổ của nhân dân.
- Đọc đoạn văn sau:
Hai vợ chồng Vương viên ngoại có ba người con là Thúy Kiều Thúy Vân và Vương Quan hai
người con gái có nhan sắc vẹn toàn trong lần đi tảo mộ Thúy Kiều gặp Kim Trọng một người bạn
của Vương Quan
Để đoạn văn trên có sự trong sáng cần bao nhiêu dấu phẩy, bao nhiêu dấu chấm?
- Phân tích và chữa lỗi diễn đạt đoạn văn sau:

10 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

Tâm hồn của những người nghệ sĩ là một tâm hồn trong trắng, có một lí tưởng cao cả, đẹp đẽ, đã
dùng ngòi bút sắc sảo của mình đứng lên mạnh mẽ, thẳng thắn đấu tranh với kẻ thù hung bạo, tàn ác
để bảo về Tổ quốc.

Tiết 10-13: MẤY VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
QUA CÁC TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- T1: Nắm được đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian như: Sử thi, truyền thuyết, cổ
tích, truyện cười, ca dao, thần thoại, ngụ ngôn…
- T2:
+ Nắm được giá trị về nội dung, nghệ thuật của văn học dân gian.
+ Nhận thức và đánh giá đúng các tác phẩm văn học dân gian đã học.
- T3:
+ Nhận thức vai trò, tác dụng của văn học dân gian trong đời sống tinh thần của xã hội và trong nền
văn học dân tộc.
+ Trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc.
- T4:
+ Có được phương pháp học, tìm hiểu về văn học dân gian được tốt hơn.
+ Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản văn học dân gian.
B. Nội dung:
I. Những đặc điểm chính của một số thể loại VHDG đã học:
1. Sử thi dân gian:
a. Định nghĩa: Những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây
dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn
ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
b. Đặc điểm cơ bản:
- Nội dung: Qua cuộc đời và những chiến công của người anh hùng, sử thi thể hiện sức mạnh và mọi
khát vọng của cộng đồng và thời đại.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: Ngôn ngữ trang trọng, giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều
phép so sánh và phóng đại đạt hiệu quả thẩm mĩ cao, đậm đà màu sắc dân tộc.
2. Truyền thuyết:
a. Định nghĩa: Những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan
đến lịch sử) theo xu hướng lý tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân
đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư một vùng.
b. Đặc điểm của “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”:
- Là cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc nhằm nêu lên bài học lịch sử về tinh thần
cảnh giác với kẻ thù trong việc giữ nước, và về cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với
cộng đồng.
- Hình tượng nhân vật (An Dương Vương, Rùa Vàng, Mị Châu, Trọng Thủy) mang nhiều chi tiết hư
cấu nhưng vẫn đảm bảo phần cốt lõi lịch sử.
3. Truyện cổ tích:
a. Định nghĩa: Những tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ
định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của
nhân dân lao động.
b. Đặc điểm của truyện cổ tích thần kỳ “Tấm Cám”:
- Nhân vật Tấm trải qua liên tiếp nhiều lần biến hóa đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của
con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Điều đó chứa đựng triết lý dân gian về sự tất thắng của cái

11 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

thiện đối với cái ác. Mâu thuẫn và xung đột trong truyện là sự khúc xạ của mâu thuẫn và xung đột
trong gia đình phụ quyền thời cổ.
- Về nghệ thuật, đặc sắc của truyện thể hiện ở khả năng miêu tả sự chuyển biến của nhân vật Tấm từ
yếu đuối, thụ động đến kiên quyết, chủ động đấu tranh giành lại quyền sống và quyền hưởng hạnh
phúc chính đáng của mình.
4. Truyện cười:
a. Định nghĩa: Những tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về
những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê
phán.
b. Đặc điểm của hai truyện cười đã học:
- Tam đại con gà:
+ Cái xấu bị phê phán trong truyện là sự dốt nát và thói sĩ diện của ông thầy đồ (cái dốt càng
cố che đậy càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ).
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua các tình huống liên tiếp xảy ra, trong quá trình giải
quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần tự lộ ra.
- Nhưng nó phải bằng hai mày:
+ Cái xấu bị phê phán trong truyện là sự tham nhũng thể hiện qua tính hai mặt của quan lại
địa phương khi xử kiện.
+ Nghệ thuật gây cười của truyện chính là ở sự kết hợp cử chỉ với lời nói, trong đó có sử dụng
lối chơi chữ độc đáo của nhân vật.
5. Ca dao:
a. Định nghĩa: Những lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được
sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
b. Đặc điểm của hai chùm ca dao đã học:
- Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa:
+ Nội dung cảm xúc của những bài – câu ca dao là nỗi niềm chua xót, đắng cay khi người
bình dân nghĩ về số phận, cảnh ngộ và những tình cảm yêu thương, chung thủy của họ trong quan hệ
bè bạn, tình yêu và trong mối quan hệ với xóm làng, quê hương, đất nước.
+ Những cảm xúc trên được bộc lộ vừa chân thành vừa tinh tế, kín đáo qua nghệ thuật diễn
đạt giàu hình ảnh, đậm màu sắc dân tộc và dân dã của ca dao (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhiều hình
ảnh mang nghĩa biểu tượng có giá trị biểu cảm cao. Ngoài ra còn là nghệ thuật sử dụng những từ
phiếm chỉ, từ láy, hoặc sự thay đổi vần, nhịp thơ).
- Chùm ca dao hài hước:
+ Nội dung là những tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào hoặc tiếng cười châm biếm, phê
phán, qua đó thể hiện lòng yêu đời, tâ, lí lạc quan, triết lý sống, lành mạnh của những người lao
động.
+ Những cảm xúc trên được bộc lộ bằng những lối diễn đạt thông minh, hóm hỉnh (dùng các
thủ pháp đối lập, thậm xưng để chế giễu hoặc vui đùa).
II. Những giá trị cơ bản của VHDG qua các tác phẩm đã học:
1. Giá trị nội dung:
- Phản ánh chân thực cuộc sống lao động, chiến đấu để dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của nhân dân ta.
- Bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân (lạc quan, yêu đời,…).
- Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của nhân dân về mọi lĩnh vực.
2. Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng mẫu hình nhân vật đẹp, tiêu biểu cho truyền thống quý báu của dân tộc.
- Hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc.

12 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

*Bài tập vận dụng:


Phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện truyền thuyết: An Dương Vương
và Mị Châu – Trọng Thủy.
III. Vai trò và tác dụng của VHDG trong đời sống tinh thần của xã hội và nền VHDT:
1. Vai trò và tác dụng trong đời sống tinh thần xã hội:
- Nêu cao bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích
cực, lành mạnh.
2. Đối với nền văn học dân tộc:
- Nhà văn học tập VHDG để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị.
- VHDG là cơ sở của VH viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu…
IV. Một số lưu ý về phương pháp đọc hiểu VHDG:
- Nắm vững đặc trưng thể loại.
VD: Ca dao: Lời thơ trữ tình dân gian, diễn tả thế giới nội tâm của con người…
- Cần đặt TPVHDG vào trong những văn bản tương quan, thích ứng (về đề tài, thể loại, cách diễn
đạt).
Mục đích: Có sự so sánh - > rút ra đặc điểm chung về thể loại,…
VD: Hình ảnh thuyền ẩn dụ:
+ Chỉ người con trai:
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
+ Chỉ người con gái:
Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết gởi mình nơi nao?
- Tìm hiểu tác phẩm văn học dân gian phải có sự liên hệ thực tiễn văn hóa sinh hoạt của người Việt.
VD: Tìm hiểu truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy cần đặt trong mối quan hệ với lễ
hội ở khu di tích Cổ Loa.
*Bài tập vận dụng:
1. Bài tập 1:
a. Đặc trưng của thể loại truyền thuyết được thể hiện như thế nào qua văn bản: Truyện An Dương
Vương – Mị Châu và Trọng Thủy?
b. Truyện này gợi cho em nhớ đến lễ hội nào của người Việt? Được tổ chức ở đâu? Khi nào?
c. Thảo luận hình ảnh ngọc trai – giếng nước trong truyện.
2. Bài tập 2: Chứng minh câu nói: Mỗi truyện ngụ ngôn là một bài học đắt giá ở đời.
3. Bài tập 3: Trình bày ý kiến của anh (chị) về những đóng góp của VHDG cho nền VHDT trên
phương diện hình thức nghệ thuật (thể loại, nhân vật, ngôn ngữ...).

Tiết 14-18: THỰC HÀNH VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ


VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- T1:
+ Hiểu sâu khái niệm đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết trong chương trình ngữ văn 10
+ Củng cố kỹ năng xác định và phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ nói – ngôn ngữ viết.
- T2:
+ Hiểu rõ được khái niệm, đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

13 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

+ Rèn luyện kỹ năng viết đúng phong cách, xác định và phân tích được các đặc điểm phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt.
- T3:
+ Hiểu được rõ như thế nào là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Đặc trưng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Rèn kĩ năng viết đúng phong cách.
- T4,5:
+ Hiểu được các phép tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối.
+ Làm được các bài tập có liên quan đến các phép từ đó.
+ Phân biệt được các phép tu từ như: Ẩn dụ, hoán dụ.
B. Nội dung:
I. Vấn đề ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
1. Các hình thức sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp:
- Dạng nói: Là hình thức giao tiếp bằng lời nói miệng, trực tiếp.
- Dạng viết: Là hình thức giao tiếp bằng chữ viết (ghi lại lời nói miệng và để vận dụng vào giao tiếp
trong những hoàn cảnh không thể sử dụng được lời nói miệng).
- Phạm vi sử dụng:
+ Hình thức nói là chủ yếu trong sinh hoạt hằng ngày.
+ Hình thức viết là chủ yếu trong giao tiếp hành chính.
+ Hình thức nói và viết dùng trong khoa học, chính luận, báo chí.
2. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
a. Ngôn ngữ nói:
- Định nghĩa: Được dùng để chỉ toàn bộ hệ thống những phương tiện ngôn ngữ đặc thù trong dạng
nói của hoạt động giao tiếp.
- Đặc điểm:
+ Là ngôn ngữ của âm thanh, lời nói trong giao tiếp hàng ngày.
+ Đa dạng về ngữ điệu.
+ Từ ngữ sử dụng: Đa dạng, chứa yếu tố địa phương…
b. Ngôn ngữ viết:
- Định nghĩa: Được dùng chỉ toàn bộ hệ thống những phương tiện ngôn ngữ đặc thù trong dạng viết
của hoạt động giao tiếp.
- Đặc điểm:
+ Được thể hiện bằng chữ viết, bằng văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
+ Có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố: dấu cảm, kí hiệu,…
+ Có tính chính xác.
c. Các trường hợp ngoại lệ:
- Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản.
- Ngôn ngữ viết được trình bày lại bằng miệng.
*Bài tập vận dụng:
1.Tìm và sửa lỗi những chữ chưa được trong văn bản viết sau:
- Mị cắt đứt dây trói cho Phủ, rứa là cả hai vùng chạy khỏi gia đình Thống lý.
(bỏ từ rứa là).
- Trong chúng ta, ai mà chẳng biết “Đại cáo bình Ngô” là áng “thiên cổ vùng văn”.
(bỏ trong chúng ta ai mà chẳng biết).
- Bọn “cuồng Minh” sát hại dân lành mà cũng đòi nêu chiêu bài nhân nghĩa.
(Thay mà cũng đòi bằng nhưng lại thường xuyên).
- Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” chẳng qua để nói “những điều trông thấy” của thời đại mình.

14 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

(Thay chẳng qua để nói bằng là để nói).


- Trong những lúc xa chồng, chẳng mấy khi mà người chinh phụ nguôi nỗi nhớ nhung, sầu muộn.
(Thay chẳng mấy khi mà bằng không lúc nào).
- Ngay như quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến cũng chỉ là một kẻ chẳng ra gì: Lừa dối, háo sắc,
tàn nhẫn.
(Bỏ từ ngay như).
2. Đọc đoạn hội thoại sau được ghi lại từ lời nói hàng ngày:
Lan: Hạnh ơi! Nhanh lên muộn học rồi đấy!
Hà: Người đâu mà lề mề thế không biết!
Lan: Có thế mới là Hạnh chứ!
Hãy phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn hội thoại trên.
3. Yêu cầu HS giao tiếp với nhau trên lớp và sau đó phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói.
4. Yêu cầu HS về nhà viết một bài nghị luận ngắn về đề tài “Tình bạn, tình yêu ở lứa tuổi 16, 17”.
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
1. Định nghĩa: Là ngôn ngữ sử dụng trong phạm vi giao tiếp hàng ngày nhằm trao đổi thông tin,
biểu thị cảm xúc, tạo lập và củng cố các quan hệ trong đời sống.
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là một tập hợp những chuẩn mực chi phối sự lựa chọn và sử dụng
ngôn ngữ thích hợp với mục đích giao tiếp trong phạm vi giao tiếp sinh hoạt hằng ngày.
2. Các dạng biểu hiện:
- Dạng nói: Dạng chủ yếu của ngôn ngữ sinh hoạt (đối thoại, độc thoại).
- Dạng viết: Ít phổ biến hơn (thư từ, nhật kí, tin nhắn).
3. Chức năng:
- Thông báo: Trao đổi thông tin.
- Liên cá nhân: Biểu thị quan hệ giữa người với người.
- Bộc lộ cảm xúc.
4. Đặc điểm:
- Ngữ âm: Xuất hiện biến thể ngữ âm của tất cả địa phương.
- Từ ngữ: Cụ thể, giàu hình tượng, mang cảm xúc rõ rệt.
- Cú pháp: Bốn kiểu câu theo mục đích nói, câu có mục đích nói gián tiếp, câu đặc biệt, kết cấu câu
ngắn, đơn giản, tỉnh lược,…
5. Đặc trưng:
- Tính cụ thể: Thể hiện ở các khía cạnh:
+ Đối tượng tham gia giao tiếp: Có tư cách, quan hệ xác định.
+ Thời gian, không gian.
+ Mục đích.
+ Các yếu tố ngôn ngữ.
- Tính cảm xúc: Thể hiện qua giọng điệu, cách dùng từ ngữ, kiểu câu sinh động, biểu cảm.
- Tính cá thể: Thể hiện trong dấu ấn cá nhân của người nói trong ngôn từ (cách nói, cách lựa chọn
ngôn ngữ, giọng nói).
*Bài tập vận dụng:
1. Đọc kỹ hai bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu của bài tập:
“Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi gánh nước tắm cho con mình”
“Mình về đường ấy bao xa?
Cậy mình làm mối cho ta một người.

15 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

Một người mười tám đôi mươi


Một người vừa đẹp, vừa tươi như mình”.
- Chỉ ra những dấu hiệu của ngôn ngữ sinh hoạt được mô phỏng trong lời ca của bài ca dao này.
- Lời ca giúp anh (chị) hình dung về nhân vật giao tiếp, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp được phản
ánh trong bài ca dao như thế nào?
2. GV treo bảng phụ có một đoạn hội thoại và yêu cầu HS phân tích đặc điểm của phong cách ngôn
ngữ sinh hoạt thể hiện ở đó.
3. Ghi nhật kí cho một tuần hiện tại trong cuộc sống của em.
III. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
1. Định nghĩa:
- Ngôn ngữ nghệ thuật (theo nghĩa hẹp) là ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương, thực
hiện chức năng chủ yếu là chức năng thẩm mĩ: Xây dựng hình tượng nghệ thuật, từ đó tác động tớ
cảm xúc và nhận thức thẩm mĩ của người đọc.
-> Ngôn ngữ nghệ thuật khác với các ngôn ngữ khác (sinh hoạt, giao tiếp chính trị - xã hội, giao tiếp
hành chính, khoa học, báo chí) ở chức năng cơ bản và được tổ chức theo những hình thức, những
kiểu quan hệ đặc biệt nhằm tạo ra những lớp ý nghĩa nghệ thuật phong phú.
VD: Bài Mời trầu của Hồ Xuân Hương.
+ Lớp nghĩa trực tiếp (thông tin sự vật, khái niệm): Miêu tả miếng trầu, cách mời trầu của
HXH.
+ Lớp nghĩa hình tượng – thẩm mĩ (mang tính biểu trưng): Hình tượng miếng trầu và cách
mời trầu bộc lộ cá tính, quan niệm, khát vọng của HXH về tình yêu, về giá trị của con người, khẳng
định bản lĩnh, cá tính của HXH.
2. Đặc trưng:
- Tính hình tượng:
+ Xây dựng từ ngữ, hình ảnh giàu tính tạo hình, giàu các ý nghĩa.
+ Xây dựng các hình tượng nghệ thuật.
- Tính truyền cảm: Ngôn ngữ tác phẩm tác động  đến người đọc người đọc nhận thức, hiểu được
nội dung, hình tượng trong tác phẩm.
- Tính cá thể hóa:
Hiện tượng đời sống qua lăng kính nhà văn tác  phẩm.
Tác phẩm sẽ mang tính cách riêng, phong cách  riêng của tác giả.
*Bài tập vận dụng:
1. Bài tập 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc điểm nào đáng chú ý? Hãy phân tích
đoạn trích sau đây để thấy rõ hơn về những đặc điểm đó.
Nắng lên nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín rất đều, rất gọn nhẹ. Các xã
viên cúi lưng xuống, một tay nắm khóm lúa, một tay cắt giật. Một nắm, hai nắm,… xoèn xoẹt… Lúa
chất lại, dồn lại từng đống. Từng xe cút kít nặng nề chở lúa về làng. Máy tuốt lúa to lù lù đứng giữa
sân kho, kêu tành tạch. Người ta nhét những ôm lúa to vào miệng nó. Nó nhằn nhằn một thoáng rồi
phì rơm ra. Bụi mù mịt. Thóc rào rào rơi xuống gầm máy. (Nguyễn Thị Ngọc Tú)
2. Bài tập 2: Bài thơ Bánh trôi nước của HXH.
- Có mấy lớp nghĩa? Lớp nghĩa nào là chủ yếu?
->Hai lớp nghĩa: Bánh trôi nước. Số phận, vẻ đẹp bên ngoài, bên trong của người phụ nữ (chủ yếu).
- Những từ ngữ nào trong bài thơ vừa gợi hình ảnh bánh trôi nước, vừa có hàm nghĩa về con người?
->Trắng, tròn, bảy nổi ba chìm.
- Những từ ngữ nào trong bài thơ có vai trò định hướng giúp ta hiểu hàm nghĩa mà tác giả muốn biểu
đạt qua ngôn từ?
->Rắn nát mặc dầu, tấm lòng son…

16 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

- Sưu tầm một số bài ca dao “Thân em…”. Ý nghĩa chung của những bài ca dao này là gì?
->Thân phận bất hạnh của người phụ nữ.
3. Bài tập 3: So sánh hình ảnh “kẻ ở - người đi”, “vầng trăng ai xẻ làm đôi” trong Truyện Kiều và
một số câu ca dao:
- Giống nhau: Đều chỉ sự li biệt.
- Khác nhau: Ở Truyện Kiều, vầng trăng thể hiện rất rõ nét và sâu sắc tâm trạng trong từng câu thơ.
V. Các phép tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối:
1. Ẩn dụ:
- Là phép tu từ liên kết mà người ta lấy tên sự vật, sự việc này để gọi tên cho sự vật, sự việc khác
nhưng giữa chúng phải có quan hệ tương đồng.
VD: Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Bánh trôi nước, trắng, tròn, chìm, nổi, rắn, nát, nặn…->Vẻ đẹp trong trắng, trọn vẹn, cảnh ngộ truân
chuyên của người phụ nữ.
- Tác dụng: Thể hiện rõ các lớp nghĩa về đối tượng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các dạng ẩn dụ:
+Dạng 1: Ẩn dụ về mặt hình thức:
VD: Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Ẩn dụ: Người cha – chỉ Bác Hồ
Tác dụng: Thể hiện sự kính trọng, gần gũi và tình cảm yêu mến của anh đội viên đối với Bác Hồ.
+Dạng 2: Ẩn dụ về mặt phẩm chất:
VD: Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
“Mặt trời” ở câu thơ 2 chỉ Bác Hồ.
+Dạng 3: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
VD: Buổi sáng mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho mùi hồi chín chảy qua mặt.
Ẩn dụ: chảy - > mùi thơm chín của hồi.
- Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:
Ẩn dụ từ vựng là ẩn dụ trong phạm vi từ vựng tiếng Việt, không có giá trị tu từ.
VD: Đầu, chân…->Đầu sóng ngọn gió, chân trời…
2. Hoán dụ:
- Hoán dụ là lấy tên sự vật, sự việc này để gọi cho sự vật, sự việc khác, nhưng giữa hai sự vật, sự
việc đó phải có nét tương cận (gần gũi nhau).
- Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các dạng hoán dụ:
+ Dạng 1: Lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng.
VD: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
Hoán dụ:
“Một” số ít
“Ba” số nhiều
+ Dạng 2: Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
VD: Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn
nhịp cảnh làm ăn tập thể.
Hoán dụ: Làng xóm - chỉ người nông dân

17 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

+ Dạng 3: Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự việc.


VD: Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Hoán dụ: Áo rách – Sự nghèo khổ thiếu thốn.
Áo gấm – sự giàu sang.
+ Dạng 4: Lấy cái bộ phận để chỉ cái tổng thể.
VD: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công.
Hoán dụ: Bàn tay – chỉ con người.
- Phân biệt hoán dụ tu từ và hoán dụ từ vựng:
Hoán dụ từ vựng là hoán dụ trong phạm vi từ vựng tiếng Việt, không có giá trị tu từ.
VD: Tay: Bộ phận cơ thể.
->Người chơi một bộ môn thể thao hoặc lao động, làm việc mà hoạt động của tay rất quan trọng. (tay
súng, tay vợt…).
3. Phép điệp (Điệp ngữ):
- Điệp ngữ là một từ ngữ được nhắc lại để diễn đạt làm nói rõ một ý phụ thêm nào đó.(nhấn mạnh,
khẳng định, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc….)
VD: Bánh xe quay trong gió bánh xe quay
Cuốn hồn ta như tỉnh như say
Như lịch sử chạy nhanh trên đường thép. (Tố Hữu)
- Hình thức điệp:
+ Điệp có thể được thực hiện liên tiếp:
VD: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
+ Điệp ngữ có thể được thể hiện cách quãng.
VD: Tre xung phong vào xe tăng, đại bác; tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa
chín. (Thép mới).
4. Phép đối (đối ngữ):
- Là biện pháp sắp đặt theo hình thức sóng đôi hai từ, hai cụm từ, hai câu có mặt ngữ âm, có cấu tạo
ngữ pháp và ý nghĩa xứng đôi với nhau.
- Tác dụng: Nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu.
- Các kiểu phép đối:
+ Kiểu 1: Đối ngữ tương đồng: Là kiểu đối mà các thành phần câu, vế câu dùng trong phép đối với
cơ quan hệ tương đồng về ý nghĩa:
VD: Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Chim có tổ, người có tông.
+ Kiểu 2: Đối ngữ tương phản: Là kiểu đối mà các thành phần câu, vế câu dùng trong phép đối trái
ngược, đối lập về ý nghĩa.
VD: Dòng sông bên lở, bên bồi.
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.
*Bài tập vận dụng:
1. Bài tập 1: Xác định phép tu từ được sử dụng trong những câu sau và chỉ ra tác dụng của chúng:
Câu 1: “Cha lại dắt con đi trên cát
Ánh nắng chảy đầy vai”.
Câu 2: “Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh.
Câu 3: “Áo chàm đưa buổi phân li

18 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

Cầm tay nhau nói biết gì hôm nay”.


Câu 4: Học, học nữa, học mãi.
Câu 5: Tiên học lễ, hậu học văn.
Câu 6: Muối ba năm, muối đang còn mặn
Gừng chín tháng, gừng hãy còn cay.
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi nữa ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
2. Bài tập 2: Xác định các hình ảnh ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ trong bài ca dao “Khăn thương nhớ
ai” và phân tích hiệu quả tu từ của chúng.
- Ẩn dụ tu từ: Khăn, đèn.
- Hoán dụ tu từ: Mắt.
- Phân tích:
+ Khăn -> Nỗi niềm thương nhớ.
+ Đèn -> Lời thề, tình yêu không tắt.
+ Mắt -> Cô gái (nhân vật trữ tình).

Tiết 19-24:LUYỆN TẬP VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT VÀ VẬN DỤNG
TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về phương thức biểu đạt nói chung và về 5 phương
thức biểu đạt cụ thể: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.
- Thấy được sự cần thiết phải vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trên để làm tăng
chất lượng văn bản và hiệu quả giao tiếp.
- Viết được tương đối thành thạo những văn bản thuộc 5 phương thức biểu đạt trên và những
văn bản có sự vận dụng tổng hợp 5 phương thức đó.
B. Nội dung:
I/ Khái quát về biểu đạt và phương thức biểu đạt:
- Biểu đạt là việc tỏ rõ ra ngoài cho mọi người thấy được những tư tưởng và tình cảm của mình.
- Yêu cầu:
+ Có ý nghĩ, tình cảm và niềm khát khao, mong muốn được bày tỏ điều đó với một người nào đó.
+ Nội dung: Chân thực, phong phú…
+ Để việc biểu đạt thành công thì cần có phương pháp biểu đạt (phương thức biểu đạt).
VD: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận…
Để phân biệt các phương thức trên, người ta căn cứ vào mục đích giao tiếp.
II/ Một số phương thức biểu đạt thường gặp:
1. Tự sự: Tự sự là kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo
thành một kết thúc.
- Không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên
những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống).
- Là việc dùng ngôn ngữ kể lại một việc gì đó.
- Yêu cầu:
+ Cốt truyện: Phải chân thực, hợp lí, hấp dẫn.
(5 phần: Mở đầu – giới thiệu hoàn cảnh của câu chuyện; Thắt nút – Nêu sự kiện mở ra mâu thuẫn,
xung đột; Phát triển – Các mâu thuẫn, xung đột…được triển khai và trở nên căng thẳng; Cao trào –
Các mâu thuẫn, xung đột được đẩy lên đến mức cao nhất; Kết thúc – Tình trạng cuối cùng của hoàn

19 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

cảnh, nhân vật, mâu thuẫn, xung đột…, đem lại bất ngờ cho người đọc hoặc khiến họ phải trăn trở,
suy nghĩ).
+ Nhân vật: Thú vị đặc sắc, có cá tính, có nét chung, nét riêng…
+ Chủ đề: Có ý nghĩa, sâu sắc, mới mẻ…
+ Chi tiết: Có khả năng làm rõ nhân vật trong câu chuyện và tư tưởng của người thuật chuyện.
+ Ngôi kể: Chọn ngôi kể thích hợp.
2. Miêu tả:
- Miêu tả là việc dùng ngôn ngữ làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc
hoặc thế giới nội tâm của con người. ( làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật,
hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt).
- Yêu cầu: Miêu tả chính xác, làm nổi bật được nét riêng của đối tượng -> Quan sát kĩ con người và
sự vật, liên tưởng, tưởng tượng -> Tích lũy vốn sống.
3. Biểu cảm:
- Biểu cảm là việc dùng ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc.
- Yêu cầu: Cảm xúc chân thành, quan sát, liên tưởng, tưởng tượng. Văn biểu cảm còn đòi hỏi vẻ đẹp
và sự gợi cảm của ngôn ngữ.
4. Thuyết minh:
- Thuyết minh là việc dùng ngôn ngữ để giới thiệu, giảng giải những tri thức về một sự vật, hiện
tượng nào đó cho những người rất cần biết nhưng còn chưa biết.
- Yêu cầu: + Tính chuẩn xác, hấp dẫn.
-> Tìm đến những đề tài đặc sắc hoặc những chi tiết bất ngờ, đặc sắc của nội dung. Có những so
sánh bất ngờ, thú vị. Lời văn sinh động, gợi cảm.
+ Nắm các hình thức kết cấu và phương pháp thuyết minh.
*Kết cấu: +Theo trình tự thời gian: Năm tháng (ngày tháng), mùa (xuân, hạ, thu, đông), buổi (sáng,
trưa, chiều, tối), lúc (trước, sau).
+Theo trình tự không gian: Trên – dưới, Phải – trái, Trong – ngoài, Giữa – hai bên…
+Theo trình tự nhận thức: Từ xa tới gần, từ ngoài vào trong, từ lạ đến quen, từ hiện tượng đến bản
chất, từ cụ thể đến trừu tượng…
+Theo trình tự tổng hợp, phân tích: Giới thiệu chung
-> Thuyết minh riêng từng mặt, từng góc độ khác nhau.
+Theo trình tự chủ yếu, thứ yếu: Trình bày cái chính trước, cái phụ sau.
*Phương pháp: Định nghĩa, chú thích, nêu số liệu, liệt kê, giải thích nguyên nhân – kết quả…
5. Nghị luận:
- Luaän: Baøn veà söï lí ñeå phaân bieät phaûi traùi.
Nghò: Baøn veà söï lí ñeå ñònh vieäc neân, khoâng neân.
=> Nghị luận là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai, nhằm bộc lộ rõ chủ
kiến, thái độ của người nói, viết.
- Yêu cầu: + Có ý kiến, quan điểm riêng.
+ Xây dựng hệ thống luận điểm (Ý kiến, quan điểm), luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng), luận chứng (cách
lập luận như qui nạp, diễn dịch, nêu phản đề).
Luaän ñieåm phaûi trung thöïc, ñuùng ñaén, roõ raøng, phuø hôïp vôùi ñeà taøi baøn luaän. Luaän
ñieåm ñöôïc laøm roõ khi noù coù caên cöù ôû leõ phaûi vaø söï thaät. Luaän chöùng phaûi chaët
cheõ. Luận cứ phải saéc saûo, huøng hoàn, khoâng theå naøo baùc boû.
Quy naïp: Tröôùc tieân neâu luaän ñieåm -> loaït luaän cöù -> choát laïi luaän ñieåm ñaõ neâu ra.
Dieãn dòch: Nguyeân lí chung -> suy ra luaän ñieåm rieâng.
Neâu phaûn ñeà: Ñưaê ra moät luaän ñieåm ñoái nghòch, luaän chöùng ñeå baùc boû noù, vaø
baèng caùch aáy, khẳng ñònh luaän ñieåm mình muoán neâu leân.

20 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

+ Lập ý, vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận (Phân tích, tổng hợp, bình luận, giải thích, so
sánh, bác bỏ…).
III. Vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt:
- Vieäc tìm hieåu kó muïc ñích, ñaëc tröng vaø taùc duïng cuûa töøng phöông thöùc bieåu ñaït rieâng
reõ laø moät khaâu khoâng theå boû qua trong quaù trình hoïc taäp: Tieán tôùi laøm chuû ñöôïc
coâng vieäc dieãn taû tö töôûng vaø caûm xuùc cuûa mình.
- Người ta thường vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt, nhưng với yêu cầu là phải xác định
phương thức chủ đạo căn cứ vào mục đích giao tiếp, caùc phöông thöùc coøn laïi chæ ñoùng vai troø
cuûa caùc yeáu toá phuï trôï cho phöông thöùc bieåu ñaït ñoù.
- Tự sự: Phương thức chủ đạo.
Phương thức phụ: + Miêu tả: Làm cho cảnh vật và nhân vật sống dậy trước mắt người đọc.
+ Biểu cảm, nghị luận: Giúp diễn tả những suy nghĩ của nhân vật.
+ Thuyết minh: Làm rõ những tri thức về con người, địa điểm, sự vật, hiện tượng để người đọc
(nghe) hiểu rõ hơn về thời đại, nhân vật hoặc cảnh vật.
- Miêu tả: Phương thức chủ đạo.
Phương thức phụ: + Tự sự: Làm đoạn văn miêu tả gần gũi, sinh động và thân thiết hơn.
+ Biểu cảm: Tả cảnh ngụ tình.
+ Thuyết minh: Cung cấp các tri thức cần thiết để người đọc (nghe) hiểu rõ đối tượng miêu tả.
+ Nghị luận: Đáp ứng nhu cầu phẩm bình về cảnh (người) mà người viết miêu tả.
- Biểu cảm: Phương thức chủ đạo.
Phương thức phụ: + Miêu tả, tự sự: Giúp cho người biểu cảm diễn tả những rung động của lòng
mình qua việc người nghe (đọc) nhận ra cảnh tượng, con người hoặc câu chuyện đó.
+ Thuyết minh: Giới thiệu rõ một tri thức nào đó làm con người xúc động.
+ Nghị luận: Tình cảm rất cần có suy nghĩ.
- Thuyết minh: Phương thức chủ đạo.
Phương thức phụ:
+ Miêu tả, tự sự: Được xem là những loại hình thuyết minh chủ yếu.
+ Biểu cảm: Tạo sự hấp dẫn.
IV. Luyện tập:
1. Các đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào? Hãy phân tích.
a. “Tháng năm, như một lời hẹn không đơn sai, phượng đã nở đồng loạt…phượng, hoa của mùa thi
cử”. (Ma Văn Kháng)
b. “Các kim tự tháp Ai Cập thuộc cổ hay Trung vương triều đều là thượng tầng kiến trúc…thường đi
đôi với mặt trời lặn và cái chết”. (Báo điện tử)
Bài 2:
a. Viết đoạn văn bày tỏ cảm xúc của bản thân trước một hiện tượng trong đời sống
b. Viết đoạn văn thuyết minh về trường THPT Tây Giang.
2. Biểu đạt và phương thức biểu đạt:
a/ Bố mẹ đi vắng. Có một người khách của bố mẹ đến chơi. Khi bố mẹ về, để bố mẹ có thể nhận ra
người khách đó là ai mà không cần biết tên tuổi, em phải dùng phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả.
b/ Lớp học tổ chức đi tham quan, nhưng bố mẹ lại không đồng ý, cho rằng việc đó hại sức khỏe và
mất thời gian (đáng lẽ phải dành cho học tập), em phải dùng phương thức biểu đạt nghị luận, nêu ý
kiến đúng của mình để thuyết phục bố mẹ.
c/ Đi tham quan về, em muốn nói lại để bố mẹ có thể hình dung em đã đến một nơi đẹp thế nào, em
phải dùng phương thức biểu đạt miêu tả.

21 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

d/ Bà ngoại xem truyền hình, thấy nói đến hiệu ứng nhà kính, bà không hiểu. Em nói cho bà hiểu thì
phải dùng phương thức biểu đạt thuyết minh.
e/ Bạn thân của em do điều kiện gia đình phải chuyển đi nơi khác. Em được đề nghị viết lưu bút vào
sổ tay của bạn, em phải dùng phương thức biểu đạt biểu cảm.
3. Vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt:
a/ Bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten “Cáo và giàn nho”: Nghị luận.
b/ Đoạn văn “Giá trị con người” của Pa-xcan: Nghị luận.
c/ Đoạn văn trích trong truyện “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân: Tự sự.
d/ Đoạn văn trích trong truyện “Đám cưới không có giấy giá thú” của Ma Văn Kháng: Miêu tả.
e/ Đoạn văn trích trên báo điện tử: Thuyết minh.
Tiết 25-29: NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM QUA CÁC TÁC PHẨM TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
A. Mục tiêu: Giuùp HS:
- Naém ñöôïc nhöõng ñaëc ñieåm lòch söû xaõ hoäi taùc ñoäng ñeán söï phaùt trieån cuûa VHTÑ.
- Naém ñöôïc nhöõng neùt chính veà noäi dung vaø ngheä thuaät cuûa VHTÑ.
- Thấy được ý nghĩa của tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ Văn 10 đối với đời
sống tinh thần và sự phát triển của VHDT. Bieát traân troïng vaø phaùt huy caùc giaù trò vaên hoaù
truyeàn thoáng cuûa daân toäc.
B. Nội dung:
I. Những đặc điểm lịch sử xã hội tác động đến sự phát triển của VHTĐVN:
1. Veà lòch söû daân toäc:
- Ñaát nöôùc giaønh quyeàn ñoäc laäp, töï chuû. Nhân dân tieán haønh nhieàu cuoäc chieán ñaáu
baûo veä TQ.
-> VH: Có nội dung yêu nước, mang âm hưởng chủ đạo là hào hùng, hùng tráng.
VD: + Choáng Toáng: Baøi thô thaàn Soâng nuùi nöôùc Nam cuûa Lyù Thöôøng Kieät
+ Choáng Nguyeân – Moâng: Hòch töôùng só cuûa Traàn Quoác Tuaán.
+ Choáng Minh: Bình Ngoâ ñaïi caùo cuûa Ngueãn Traõi.
+ Choáng Phaùp: Vaên teá nghóa só Caàn Giuoäc cuûa Nguyeãn Ñình Chieåu…
- Nhân dân tieán haønh coâng cuoäc xaây döïng ñaát nöôùc vôùi yù thöùc töï cöôøng daân toäc.
-> VH:ø Nhân dân cũng chú trọng phaùt trieån neàn vaên hoaù daân toäc.
VD: + Chieáu dôøi ñoâ cuûa Lyù Coâng Uaån.
+ Hoàng Ñöùc quoác aâm thi taäp cuûa Leâ Thaùnh Toâng.
+ Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương.
+ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
2. Veà lòch söû cheá ñoä phong kieán:
- Töø theá kæ X – XV: Xaây döïng cheá ñoä phong kieán ñoäc laäp töï chuû vaø phaùt trieån tôùi
ñænh cao vôùi thôøi ñaïi cuûa Leâ Thaùnh Toâng.
->VH: Bên cạnh chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo truyền thống là sự ảnh hưởng của tư tưởng
Phật giáo trong VH thời Lí, Nho giáo từ VH thời Trần, tư tưởng Lão – Trang. VH cũng hướng tới
việc khẳng định, ngợi ca vương triều, minh quân, XH thái bình thịnh trị.
VD: Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
Hình tượng thái sư Trần Thủ Độ trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên.
- Töø theá kæ XVI – hết TK XIX: Cheá ñoä PK töøng böôùc laâm vaøo khuûng hoaûng để rồi ø suy
thoaùi và suy taøn ở đầu TK XX.
->VH: Nội dung thay đổi từ âm hưởng ngợi ca sang âm hưởng phê phán, tố cáo hiện thực xã hội.

22 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

VD: Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương…


Truyện Kiều của Nguyễn Du.
II. Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của VHTĐVN:
1. Nhöõng neùt chính veà noäi dung:
a. Chuû nghóa yeâu nöôùc:
- Laø noäi dung lôùn, xuyeân suoát quaù trình hình thaønh vaø phaùt trieån cuûa VHTÑ Vieät Nam.
- Ñaëc ñieåm: Söï keát hôïp giöõa truyeàn thoáng yeâu nöôùc cuûa daân toäc vaø tö töôûng “trung
quaân aùi quoác”.
- Theå hieän treân 2 boái caûnh lôùn veà lòch söû: Khi ñaát nöôùc coù giaëc ngoaïi xaâm vaø khi
ñaát nöôùc hoaø bình.
Ví duï:
+ Toû loøng cuûa Phaïm Nguõ Laõo: Haøo khí Ñoâng A qua nieàm töï haøo tröôùc söùc maïnh cuûa
con ngöôøi vaø söùc maïnh thôøi ñaïi.
Phuù soâng Baïch Ñaèng cuûa Tröông Haùn Sieâu: Nieàm töï haøo tröôùc truyeàn thoáng yeâu
nöôùc choáng xaâm löôïc vaø truyeàn thoáng ñaïo lí nhaân nghóa cuûa daân toäc.
Ñaïi caùo bình Ngoâ cuûa Nguyeãn Traõi: Áng văn yêu nước (Khẳng định truyền thống yêu nước,
truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; niềm tin tưởng vững chắc
vào nền độc lập của dân tộc).
+ Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương: Ý thức giữ gìn và chấn hưng nền văn hóa dân
tộc.
Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn: Tình yêu thiên nhiên đất nước, sự gắn bó tha thiết với quê
hương.
b. Chuû nghóa nhaân ñaïo:
- Cuõng laø moät noäi dung lôùn, xuyeân suoát quaù trình phaùt trieån cuûa VHTÑVN.
- Đặc điểm: Truyeàn thoáng nhaân ñaïo VN keát hôïp vôùi tö töôûng nhaân vaên tích cöïc voán coù
cuûa Nho giaùo, Phaät giaùo, Laõo – Trang. Đó là sự hợp lưu yếu tố tích cực tôn giáo với nguồn
mạch dân tộc và tinh thần thời đại.
- Noäi dung: Tình yeâu thöông ñoái vôùi con ngöôøi; söï leân aùn, toá caùo nhöõng theá löïc xaáu
xa, taøn baïo; ñeà cao con ngöôøi, quyeàn soáng – haïnh phuùc – coâng lyù, chính nghóa….
Ví duï:
+ Ñộïc Tieåu Thanh kí cuûa Nguyeãn Du
+ Truyeän Kieàu cuûa Nguyeãn Du.
+ Caùo taät thò chuùng cuûa Maõn Giaùc thieàn sö.
+ Ñaïi caùo bình Ngoâ cuûa Nguyeãn Traõi…
+ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm.
+ Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
c. Caûm höùng theá söï:
- Xuaát hieän roõ neùt trong vaên hoïc cuoái thôøi Traàn, khi maø trieàu ñaïi PK nhaø Traàn ñaõ
coù nhöõng bieåu hieän suy thoaùi. Ví duï:
+ Baøi thô laøm thaùng saùu naêm Nhaâm Daàn cuûa Traàn Nguyeân Ñaùn: Ñoù laø taâm söï cuûa
moät con ngöôøi naëng loøng vì nöôùc, vì daân nhöng baát löïc tröôùc thôøi cuoäc.
“ Haïn roài qua luït ñaõ bao phen
Ñau noãi ruoäng ñoàng luùa chaúng leân
Ñoáng saùch hoaù ra choàng giaáy naùt
Baïc ñaàu luoáng nhöõng phuï daân ñen”.
+ Caùc saùng taùc cuûa Nguyeãn Bænh Khieâm.
+ Thöôïng kinh kí söï cuûa Leâ Höõu Traùc.

23 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

2. Nhöõng neùt chính veà ngheä thuaät:


a/ Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm
- Tính quy phạm thể hiện ở nhiều phương diện, từ quan điểm văn học, tư duy NT đến thể loại, ngôn
ngữ NT, hình tượng NT
+ Thể loại: Thơ Đường luật
+ Ngôn ngữ: Nhiều điển cố, thi liệu Hán
+ Hình tượng NT: Người quân tử (tùng, trúc…), thiên nhiên (phong, hoa, tuyết…), tứ quý (ngư, tiều,
canh, mục)
-> VHTĐ thường thiên về ước lệ, tượng trưng
- Sự phá vỡ tính quy phạm: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến…
b. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
- Khuynh hướng trang nhã thể hiện trong cả đề tài, hình tượng NT, ngôn ngữ NT
VD: SGK
- Trong quá trình phát triển, khuynh hướng trang nhã càng về sau càng đi cùng xu hướng bình dị.
VD : SGK
c. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài
- Giai đoạn đầu của VHTĐVN:
+ Ngôn ngữ: Chủ yếu là chữ Hán
+ Thể loại: Chủ yếu là những thể loại VHTQ
+ Về thi liệu: Chủ yếu là những điển cố, thi liệu Hán văn
- Từ TKỉ XV trở đi:
+ Về ngôn ngữ: Chữ Hán và chữ Nôm
+ Thể loại: Xuất hiện những thể loại mới: Thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc song thất lục bát…
+ Thi liệu: Xuất hiện những thi liệu lấy từ VHDG.
III. Vai trò, ý nghĩa của tác phẩm VHTĐ trong chương trình Ngữ Văn 10 đối với đời sống tinh
thần và sự phát triển của VHDT:
1. Đối với đời sống tinh thần dân tộc
- Văn học trung đại đã góp phần vào việc giữ gìn và phát triển những truyền thống văn hoá, tinh thần
của dân tộc VN mà tiêu biểu nhất là truyền thống yêu nước và truyền thống nhân đạo
+ Yêu nước: Tỏ lòng, Phú sông Bạch Đằng, Đại Cáo bình Ngô,…
+ Nhân đạo: Đọc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều,…
- VHTĐ còn góp phần làm phong phú và làm giàu đời sống tinh thần của dân tộc bằng việc tiếp thu
những tinh hoa văn hoá, văn học nước ngoài: Những yếu tố tích cực của đạo Phật, Nho, Lão Trang
đã đem vào đời sống của người Việt tư tưởng nhân đạo và chiều sâu triết lí.
VD: Nhàn, Cáo bệnh bảo mọi người
2. Ñoái vôùi vaên hoïc daân toäc:
- VHTĐ tieáp thu, keá thöøa truyeàn thoáng vaên hoïc DG, ñoàng thôøi keát tinh nhöõng truyeàn
thoáng ñoù baèng nhöõng thaønh töïu ngheä thuaät heát söùc röïc rôõ.
VD: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du…
- VHTĐ làm nên những truyền thống, những thành tựu nghệ thuật lớn cho chính mình.
VD: Có những đỉnh cao nghệ thuật về thơ ca (thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du),
về văn xuôi tự sự chữ Hán (Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ), về truyện thơ (Truyện Kiều của
Nguyễn Du), về văn chính luận (Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi).
- Nhöõng thaønh töïu cuûa VHTÑ ñaõ trôû thaønh kho taøng quyù giaù ñeå vaên hoïc hieän ñaïi
tieáp thu, keá thöøa vaø phaùt trieån.

24 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

Tiết 30-35: NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÀN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10.
A. Mục tiêu: Giuùp HS:
- Hieåu vaø naém baét ñöôïc caùc nội dung chính, ñaëc saéc ngheä thuaät vaø yù nghóa noåi baät
cuûa moät soá nhaân vaät ñieån hình trong phaàn VHNN.
- Bieát caùch ñoïc – hieåu moät taùc phaåm (ñoaïn trích) VHNN vaø phaân tích ñöôïc taùc phaåm
(ñoaïn trích) ñoù.
- Bieát so saùnh vôùi VHVN vaø bieát tieáp thu, tieáp nhaän ñuùng ñaén caùc giaù trò cuûa caùc
taùc phaåm VHNN có trong chương trình.
B. Nội dung:
I. Giới thiệu chung:
- Löïa choïn caùc taùc phaåm VHNN phù hợp với yêu cầu đào tạo, cân đối với phần VHVN, và có
muïc ñích mở roäng taàm hieåu bieát cho HS veà kho taøng tri thöùc nhaân loaïi.
- Trong chöông trình Ngöõ vaên 10 coù: VH coå ñaïi Hi Laïp, coå ñaïi Ấn Ñoä, thô Ñöôøng, thô hai
– cö Nhaät Baûn, tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa.
II. Sử thi:
1. Khaùi quaùt veà söû thi:
- Sử thi là tác phẩm tự sự DG có qui mô lớn; sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp; xây dựng những hình
tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống
cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
->Phaûn aùnh thôøi kì chuyeån giao lịch sử, laø böôùc ngoaët ôû ñoù nhaân loaïi chia tay vôùi quaù
khöù moâng muoäi ñeå böôùc vaøo thôøi ñaïi vaên minh.
- Ñeà taøi: Caùc quan heä thò toäc, caùc cuoäc chieán tranh boä laïc (chieán tranh giaønh giaät ñaát
ñai hoaëc chieán tranh giaønh caùc ngöôøi ñeïp…). Qua ñoù ca ngôïi ngöôøi anh huøng cuûa coäng
ñoàng với lí tưởng hi sinh, phấn đấu, xả thân vì cộng đồng.
- Nghệ thuật: Böùc tranh maø söû thi taïo döïng thöôøng mang tính hoaønh traùng kì vó vôùi caùc
yeáu toá hoang ñöôøng, kì aûo, vôùi söï xuaát hieän cuûa caùc vò thaàn, quyû söù….Giọng điệu
hùng tráng, trang nghiêm. Sử dụng các hình thức ước lệ, định ngữ…
2. Söû thi Hi Laïp:
- Söû thi ñöôïc hoïc laø OÂ-ñi-xeâ (gaén lieàn vôùi thôøi kì di daân môû nöôùc, môû roäng ñòa baøn
cö truù cuûa ngöôøi Hi Laïp).
- Nhaân vaät ñöôïc taäp trung khaéc hoaï vaø mieâu taû laø Uy-lít-xô, bieåu töôïng cuûa con ngöôøi
chinh phuïc khaùm phaù, cho neân phaåm chaát noåi baät cuûa nhaân vaät laø duõng caûm vaø
giaøu naêng löïc trí tueä.
- Ñoaïn trích Uy-lít-xô trôû veà:
+ Nội dung: Keå laïi caâu chuyeän gaëp maët cuûa 2 vôï choàng sau 20 năm xa caùch. Cuoäc taùi
ngoä ñaày nieàm vui hạnh phúc nhöng cuõng trải qua thöû thaùch gay go maø qua ñoù, veû ñeïp
cuûa nhânâ vaät ñöôïc boäc loä ra.
Peâ-neâ-loáp: Kieân trinh chôø choàng, thaän troïng, thoâng minh, saéc saûo.
Uy-lít-xô: Kieân nhaãn ñôïi chôø, giaän doãi, lo aâu vaø caûm thoâng, traân troïng.
Vẻ đẹp trí tuệ thể hiện qua cách thử bí mật chiếc giường.
+ Nghệ thuật: Ngôn ngữ nhân vật, tên nhân vật gắn với các định ngữ chỉ phẩm chất của nhân vật, so
sánh mở rộng, cách kể chậm rãi song rất trang trọng…
3. Söû thi AÁn Độ:
- Söû thi ñöôïc hoïc laø Ra-ma-ya-na, voán ñöôïc coi laø cuoán baùch khoa toaøn thö cuûa ñaát
nöôùc naøy.

25 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

- Ñoaïn trích Rama buoäc toäi keå veà cuoäc taùi ngoä cuûa hai vôï choàng sau côn hoaïn naïn.
Thöû thaùch ñoái vôùi hoï laø raát lôùn bôûi leõ caû hai ñeàu phaûi chöùng minh cho danh döï cuûa
mình trước cộng đồng.
+ Ra-ma: Töø boû vôï
+ Xi-ta: Böôùc leân giaøn hoaû thieâu.
=> Taïo neân kòch tính cuûa taùc phaåm.
4. Bài tập
Câu 1: Nhận định nào sau đây khái quát đúng nội dung đoạn trích Uy-lít-xơ trở về?
A. Kể lại hành trình lênh đênh trên biển của Uy-lít-xơ trong cuộc đi chinh phạt thành Tơ-roa.
B. Kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lit-xơ sau chiến thắng ở thành Tơ-roa.
C. Kể về cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng thú vị của Uy-lít-xơ trên biển.
D. Kể về cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa chàng Uy-lít-xơ thông minh với người vợ xinh đẹp Pê-
nê-lốp.
Câu 2. Văn bản Ô-đi-xê và Đam-săn có điểm nào giống nhau trong những điểm dưới đây?
A. Cùng một dân tộc
B. Cùng một nội dung
C. Cùng một thể loại
D. Cùng một tác giả
Câu 3. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về có sự tham gia của những nhân vât nào?
A. Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp, Tê-lê-mác, Phê-a-ki
B. Uy-lít-xơ, Tê-lê-mác, Ơ-ri-clê, Ca-líp-xô
C. Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp, Tê-lê-mác, Ca-líp-xô
D. Ơ-ri-clê, Pê-nê-lốp, Tê-lê-mác, Uy-lít-xơ.
Câu 4. Nhận định nào trong những nhận định dưới đây nói đúng những phẩm chất của nhân vật
Pê-nê-lốp?
A. Pê-nê-lốp là người thông minh, chung thủy
B. Pê-nê-lốp là người chung thủy, dũng cảm
C. Pê-nê-lốp là người dũng cảm, thông minh
D. Pê-nê-lốp là người dũng cảm, gan dạ.
5. Đáp án nào dưới đây nói đúng những phẩm chất của nhân vật Uy-lít-xơ được thể hiện trong
đoạn trích này?
A. Dũng cảm, cao thượng
B. Dũng cảm, bao dung
C. Cao thượng, ngay thẳng
D. Trí tuệ, thông minh
Câu 6. Xung đột trong đoạn trích Ra-ma buộc tội là xung đột?
A. Giữa quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm
B. Giữa tình yêu và lòng thù hận
C. Giữa lòng chung thủy và sự phản bội
D. Giữa tình cảm với danh dự, bổn phận
Câu 7. Điểm chung giữa các nhân vật Đam-san, Ra-ma, Uy-lít-xơ là:
A. Đều có sức mạnh danh dự, thể xác, tình yêu
B. Đều có sức mạnh trí tuệ, đạo đức, danh dự
C. Đều có sức mạnh thể xác, trí tuệ,tình yêu

26 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

D. Đều có sức mạnh đạo đức, trí tuệ, tình yêu


Câu 8. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa?
A. Ra-ma cũng đang phải chịu đựng một thử thách giữ dội không kém gì Xi-ta
B. Ra-ma cảm thấy tuyệt vọng vì không thể làm gì để giúp được Xi-ta
C. Ra-ma cảm thấy ân hận
D. Ra-ma đau đớn nghĩ mình là một kẻ hèn nhát
III. Thơ trung đại phương Đông:
1. Thô Ñöôøng (Trung Quoác):
- Trong LSTQ, trieàu Ñöôøng (618 – 907) coù vai troø quan troïng vaø laø xaõ hoäi höng thònh
nhaát, ñoàng thôøi cuõng laø ñænh cao cuûa vaên minh nhaân loaïi, ñænh cao cuûa thô ca.
- Thô Ñöôøng laø caùch hieåu chung nhaát duøng ñeå chæ loaïi caän theå (goàm luaät thi – 8 caâu
vaø tuyeät cuù – 4 caâu).
- Thô Ñöôøng raát phong phuù: Khoaûng treân 5 vaïn baøi thô cuûa hôn 2300 nhaø thô.
- Ñeà taøi raát ña daïng: Thieân nhieân,à tình baïn, soá phaän con ngöôøi, ca ngôïi nhöõng tình caûm
trong saùng, laønh maïnh.
- Ñaëc ñieåm: Chuû yeáu laø gôïi taû, gôïi suy nghó, lieân töôûng, theå hieän kín ñaùo qua các mối
quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với sự vật hiện tượng bên ngoài, giữa sự vật
hiện tượng bên ngoài với nhau, sự thống nhất giữa cái hữu hạn và vô hạn.
a. Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ:
- Sáng tác năm 766.
- Nội dung: Bức tranh mùa thu và tâm trạng buồn của tác giả.
Thể hiện qua các quan hệ (con người – vũ trụ, các hiện tượng thiên nhiên, đồng nhất giữa cánh hoa –
giọt lệ, hiện tại – quá khứ, liên tưởng giữa con thuyền – nhà thơ…)
=>Nỗi buồn thương nước, nhớ quê của ĐP.
b. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng – Lí Bạch:
- Nội dung: Tái hiện cuộc đưa tiễn, chia tay giữa LB và MHN – người bạn vong niên hơn ông 12
tuổi. (Thời gian, không gian đưa tiễn và cảm xúc ngậm ngùi, nuối tiếc của nhà thơ).
c. Lầu Hoàng Hạc – Thôi Hiệu:
- Nội dung: Thông qua việc miêu tả cảnh đẹp của lầu Hoàng Hạc, tác giả bộ lộ nỗi niềm thương nhớ
quê hương và thể hiện triết lí về sự còn mất trong chu trình vũ trụ.
d. Nỗi oán của người phòng khuê – Vương Xương Linh:
- Nội dung: Kể lại câu chuyện về người thiếu phụ đâu khổ khi nhận thức được sai lầm của mình.
->Lên án chiến tranh phi nghĩa.
e. Khe chim kêu – Vương Duy:
- Nội dung: Cảm xúc của tác giả trong bối cảnh thiên nhiên tĩnh lặng với vẻ đẹp thanh bình.
2. Thô Hai – cö ( Nhaät Baûn):
- Laø theå thô ñoäc ñaùo cuûa Nhaät Baûn, thuoäc loaïi ngaén nhaát cuûa VH theá giôùi.
- Muoán thöôûng thöùc ñöôïc moät baøi thô Hai – cö caàn tìm hieåu hoaøn caûnh ra ñôøi cuûa baøi
thô vaø ñieån tích laøm neàn cho baøi thô ñoù. Thô Hai – cö khoâng noùi nhieàu vaø thöôøng
khoâng coù tieâu ñeà.
- Hai – cö laø thô ca cuûa kinh nghieäm thöôøng ngaøy, cuûa cảmû thöùc thaåm mó vaø tröïc giaùc
taâm linh.
- Ñaëc ñieåm noåi baät cuûa hai - cö laø söï coâ ñoïng vaø ñi vaøo chieàu saâu, laø khoaûnh khaéc
böøng ngoä cuûa thi nhaân tröôùc ñaát trôøi, söï khaùc laï….ñeå töø ñoù con ngöôøi nhaän ra moät
trieát lí soáng, moät quan ñieåm nhaân sinh.

27 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

- Veà loái ñoái, thô Ñöôøng tuaân thuû söï caân baèng ñoái xöùng, coøn thô Hai – cö nghieâng veà
söï caân baèng baát ñoái xöùng. Sử dụng yếu tố “mùa” như một cách thức xác định không gian, thời
gian.
a. Ñaát khaùch möôøi muøa söông
veà thaêm queâ ngoaûnh laïi
EÂ-ñoâ laø coá höông. (Ba-sô)
- Baøi thô naøy ñöôïc saùng taùc khi Ba – soâ 38 tuoåi, ñoä tuoåi maø taùc giaû ñaõ traûi nghieäm
cuoäc ñôøi qua nhieàu nôi.
- “Mùa sương” là mùa thu. EÂ – ñoâ (thuû ñoâ Toâ-ki-oâ ngaøy nay) là nơi tác giả sống còn Mi-ê là
quê hương. Bài thơ là sự nhận thức một chân lí giản đơn của tác giả.
b. Chim ñoã quyeân hoùt
ở Kinh ñoâ
maø nhôù Kinh ñoâ. (Ba-sô)
- Chim ñoã quyeân chæ keâu khi trôøi saãm toái (vào mùa hè). Tieáng keâu raát naõo nuøng gôïi
leân noãi buoàn da dieát, gôïi yù nieäm veà söï ra ñi maõi maõi cuûa thôøi gian, taïo ra caùi voâ
thöôøng.
- “ÔÛ Kinh ñoâ maø nhôù Kinh ñoâ”: Kinh ñoâ tröôùc maët vaø Kinh ñoâ trong kí öùc cuûa nhaø
thô.
c. Leä traøo noùng hoåi
tan treân tay toùc meï
laøn söông thu. (Ba-sô)
- Sau moät chuyeán du haønh trôû veà, oâng môùi bieát tin meï maát, khi ñoù oâng 40 tuoåi. Ngöôøi
anh trao cho oâng moät di vaät laø moät môù toùc baïc cuûa meï. Caàm môù tóc baïc treân tay, oâng
ñaõ khoùc. Những giọt lệ như sương hòa vào tóc bạc. => Tình cảm sâu sắc giữa tác giả và người mẹ.
Cuộc đời cũng như giọt sương (mong manh, dễ vỡ) song đẹp bởi tình người, tình đời.
- Mùa thu.
d. Tiếng vượn hú não nề
hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc?
Gió mùa thu tái tê. (Ba-sô)
- Hiện thực phũ phàng ở NB thời Mạc phủ: Mùa thu là mùa chuyển đoạn và cũng là mùa đói kém
nên nhiều gia đình đã bỏ con trong rừng sâu.
- Mối quan tâm của tác giả tới mọi người.
e. Mưa đông giăng đầy trời
chú khỉ con thầm ước
có một chiếc áo tơi. (Ba-sô)
- Tấm lòng của tác giả trải rộng muôn nơi, từ vật cho tới người thể hiện sự ưu ái bao la của tác giả.
- Mùa đông.
f. Từ bốn phương trời xa
cánh hoa đào lả tả
gợn sóng hồ Bi-oa. (Ba-sô)
- Nhìn cánh hoa rơi, tác giả cảm nhận được sự tương giao của vạn vật và thể hiện tình cảm của mình.
- Mùa xuân.
g. Vắng lặng, u trầm
thấm sâu vào đá
tiếng ve ngâm. (Ba-sô)
- Sự giao cảm tương liên của vạn vật.
- Mùa hè.

28 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

h. Nằm bệnh giũa cuộc lãng du


mộng hồn còn phiêu bạt
những cánh đồng hoang vu. (Ba-sô)
- Tác giả cảm nhận thời khắc cuối cùng của mình, song vẫn có niềm tin là cuộc đời ông vẫn còn kéo
dài bởi linh hồn bất tử sẽ thay ông tiếp tục cuộc lãng du trên hành trình đi tìm cái đẹp.
- Mùa đông.
IV. Tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa:
- Tieåu thuyeát coå ñieån Trung Quoác – caùch goïi chung caùc tieåu thuyeát töø ñôøi Minh ñeán
ñôøi Thanh – laø thaønh töïu lôùn mang ñaäm daáu aán vaø phong caùch ñoäc ñaùo cuûa VH Trung
Hoa.
- Noäi dung: Toân troïng söï thaät, ñeà cao chính nghóa, leân aùn gian taø, ca ngôïi toâi trung vua
hieàn, pheâ phaùn caùc nònh thaàn vaø khaùt voïng ñöôïc soáng trong hoaø bình hạnh phúc aám no,
höôùng veà nhöõng thôøi kì thònh trò thôøi xa xöa.
- Taùc phaåm tieâu bieåu: Tam quoác dieãn nghóa (La Quaùn Trung), Taây Du Kí (Ngoâ Thöøa
AÂn)…
a. Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa):
- Mang tính kịch, là cuộc tái ngộ giữa hai anh em (Quan Công và Trương Phi) được đặt trong tình
thế đối sánh nhau thể hiện vẻ đẹp của hai nhân vật đó. Hồi trống của TP là hồi trống thách thức,
minh oan và đoàn tụ.
b. Đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích hồi 21 – Tam quốc diễn nghĩa):
- Mang tính kịch, tái hiện một tình huống đặc biệt trong cuộc đời Lưu Bị là được Tào Tháo mời đến
uống rượu để luận bàn về anh hùng nhưng thực chất là nhằm loại bỏ đối thủ của mình.
c.Bài tập
Câu 1. Nhận xét nào dưới đây nêu bật được những đặc trưng phong cách thơ Lí Bạch?
a. Giản dị mà giàu tính triết lí
b. Giản dị, thâm trầm, sâu sắc
c. Hào phóng, tự nhiên, tinh tế và giản dị
d. Nhẹ nhàng, giản dị, sâu sắc
Câu 2. Đâu là cao trào của màn kịch gặp gỡ giữa Trương Phi và Vân Trường?
A. Khi Trương Phi vác mâu chạy lại đâm Vân Trường
B. Khi Sái Dương xuất hiện
C. Khi Trương Phi ra điều kiện Vân Trường phải chém chết Sái Dương trong ba hồi trống
D. Khi Trương Phi thẳng tay giục trống buộc Vân Trường phải xông trận
V. Một số điểm cần lưu ý:
- HS cần có định hướng, so sánh, đối chiếu những TP có quan hệ gần gũi về đề tài, thể loại…giữa
VHVN và VHNN, giữa các nền VHNN với nhau để nhận rõ sự khác biệt về bản sắc dân tộc.
- HS cần học thuộc lòng một số câu văn, câu thơ tiêu biểu.

Chuyên môn Nhóm trưởng

A Lăng Thị Púi

29 Nhóm văn
Tài liệu bám sát Ngữ văn lớp 10 Trường THPT Tây Giang

30 Nhóm văn

You might also like