You are on page 1of 4

TÀI LIỆU TƯ DUY ĐỊNH TÍNH

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2022 ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI


BIÊN SOẠN: TS. ĐẶNG NGỌC KHƯƠNG

Bài 8
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I. CÁC LỖI DÙNG TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
1. Lỗi lặp từ
Ví dụ:
1. Truyện dân gian thường có những chi tiết kì ảo nên em rất thích đọc
truyện dân gian.
2. Công Phượng là một cậu thủ xuất sắc nên phần đông người hâm mộ
rất thích Công Phượng
Ví dụ:
1. Truyện dân gian thường có những chi tiết kì ảo nên em rất thích đọc
truyện dân gian.
2. Công Phượng là một cậu thủ xuất sắc nên phần đông người hâm mộ
rất thích Công Phượng.
Ví dụ:
1. Truyện dân gian thường có những chi tiết kì ảo nên em rất thích đọc.
2. Công Phượng là một cậu thủ xuất sắc nên phần đông người hâm mộ
rất thích anh ấy.
2. Lẫn lộn các từ gần âm
Ví dụ
1. Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan viện bảo tàng của tỉnh.
2. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
Ví dụ
1. Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan viện bảo tàng của tỉnh.
2. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
Ví dụ
1. Ngày mai, chúng em sẽ đi tham quan viện bảo tàng của tỉnh.
2. Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộc.
Phân tích
- Trường hợp này người sử dụng lẫn 2 từ “thăm quan” và “tham quan”, trong
tiếng Việt không có từ “thăm quan”. “Tham quan” có nghĩa là tận mắt xem xét để mở
rộng hiểu biết hay thưởng thức.
- Phân biệt hai từ “nhấp nháy” và “mấp máy”: “Nhấp nháy” - mở ra lại
nhắm lại liên tiếp, hoặc chỉ ánh sáng lúc loé lên, lúc tắt liên tục; “mấp máy” chỉ

Lớp luyện thi ĐGNL 2022- QGHN/Đăng ký học l/h thầy Văn Hoa – 096.896.4334 or Face: Thầy Văn Hoa
Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)
chuyển động khẽ, liên tiếp. Như vậy ở đây phải dùng “mấp máy” thay
cho “nhấp nháy”.
3. Dùng từ không đúng nghĩa
Ví dụ
- Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với trận đấu trước, trận đấu
này đội tuyển Việt Nam đã tiến bộ hơn.
- Trong cuộc họp chi bộ, các đảng viên đều nhất trí đề bạt đồng chí Nam
làm bí thư.
- Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa
nát của những người nông dân.
Ví dụ
- Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với trận đấu trước, trận đấu
này đội tuyển Việt Nam đã tiến bộ hơn.
- Trong cuộc họp chi bộ, các đảng viên đều nhất trí đề bạt đồng chí Nam
làm bí thư.
- Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa
nát của những người nông dân.
Ví dụ
- Mặc dù còn một số yếu điểm (nhược điểm/ điểm yếu), nhưng so với
trận đấu trước, trận đấu này đội tuyển Việt Nam đã tiến bộ hơn.
- Trong cuộc họp chi bộ, các đảng viên đều nhất trí đề bạt (bầu) đồng
chí Nam làm bí thư.
- Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực (chứng kiến) cảnh
nhà tan cửa nát của những người nông dân.
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em,
nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?
a. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

b. Có một số bạn còn bàng quang với lớp.

c. Vùng này còn khá nhiều thủ tục: ma chay, cưới xin đều có cỗ bàn linh đình; ốm
không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,...
Bài 1: Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em,
nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?
a. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

b. Có một số bạn còn bàng quang với lớp.

c. Vùng này còn khá nhiều thủ tục: ma chay, cưới xin đều có cỗ bàn linh đình; ốm
không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,...
Bài 1: Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em,
nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?

Lớp luyện thi ĐGNL 2022- QGHN/Đăng ký học l/h thầy Văn Hoa – 096.896.4334 or Face: Thầy Văn Hoa
Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)
a. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
=> Sữa lỗi:
Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
• linh động: nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc
một cách cứng nhắc.
• sinh động: nghĩa là có khả năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng
vẻ khác nhau như cuộc sống thực.
Bài 1: Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em,
nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?

b. Có một số bạn còn bàng quang với lớp.


=> Sữa lỗi:
Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
• Bàng quang: bọng chứa nước tiểu.
• Bàng quan: là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không
có quan hệ đến mình.
Bài 1: Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em,
nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?

c. Vùng này còn khá nhiều thủ tục này: ma chay, cưới xin đều có cỗ bàn linh đình; ốm
không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,...
 Sữa lỗi
Vùng này còn khá nhiều hủ tục này: ma chay, cưới xin đều có cỗ bàn linh đình; ốm
không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,...
• Thủ tục: Những qui định hành chính cần phải tuân theo.
Hủ tục: Những thói quen lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh cần bài trừ
Bài 2:
Chọn từ thích hợp để điển vào chỗ trống:
a. khinh khỉnh, khinh bạc
... : tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc
với mình.

b. khẩn thiết, khẩn trương.


...: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.
c. bâng khuâng, băn khoăn.
...: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.
Bài 2:
Chọn từ thích hợp để điển vào chỗ trống:
a. Khinh khỉnh: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang
tiếp xúc với mình.
(Khinh bạc: chẳng coi ra gì, không có biểu hiện chút tình cảm nào)

Lớp luyện thi ĐGNL 2022- QGHN/Đăng ký học l/h thầy Văn Hoa – 096.896.4334 or Face: Thầy Văn Hoa
Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)
b. Khẩn trương: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.
(Khẩn thiết: có tính chất rất tha thiết, yêu cầu có ngay sự đáp ứng)

c. Băn khoăn: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.
(Bâng khuâng: có những cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau, gây ra trạng
thái như hơi ngẩn ngơ)
Bài 3
Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a. Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.
b. Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.
c. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.
Bài 3
Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a. Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.
b. Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.
c. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộcBài 3
Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a. Thay “cú đá” = “cú đấm”, từ “tống” = “tung”
=> Hắn quát lên một tiếng rồi tung một cú đấm vào bụng ông Hoạt.
b.Thực thà = thành khẩn, Bao biện = ngụy biện
=> Làm sai thì cần thành khẩn nhận lỗi, không nên ngụy biện.
c. Tinh tú = tinh hoa.
=> Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh hoa của văn hóa dân tộc.

Lớp luyện thi ĐGNL 2022- QGHN/Đăng ký học l/h thầy Văn Hoa – 096.896.4334 or Face: Thầy Văn Hoa
Tham gia group: LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QGHN 2022 (NHÓM CHÍNH THỨC)

You might also like