You are on page 1of 5

SỞ GD & ĐT ..................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023


TRƯỜNG THPT ........... Môn: Ngữ văn - Lớp 10
(Đề gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên học sinh: ………………….. SBD:……………….

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)


Đọc văn bản:

Công danh đã được hợp về nhàn,


Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung liễn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng bài 24 - Nguyễn Trãi)

(Chú thích: trì thanh: Đầm, ao xanh trong; bui: Duy chỉ; liễn: Và, với (có bản chép là lẫn ) ; chăng:
Chẳng)
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do.
B. Thơ thất ngôn.
C. Thơ thất ngôn xen lục ngôn.
D. Thơ thất ngôn bát cú.
Câu 2. Câu thơ thứ nhất hiểu là:
A. Công thành, danh toại, hoàn cảnh hiện tại của Nguyễn Trãi thích hợp với việc về nhàn.
B. Với Nguyễn Trãi, công danh không còn nữa thì lựa chọn tốt nhất là lui về nhàn.
C. Nguyễn Trãi vẫn khao khát lập công danh nhưng thời thế thay đổi buộc phải về nhàn.
D. Công danh không thể vui bằng thú nhàn, Nguyễn Trãi chọn thú nhàn.
Câu 3. Cặp từ trái nghĩa trong câu thơ thứ hai Lành dữ âu chi thế ngợi khen là cặp từ nào?
A. Khen - chê.
B. Lành - khen.
C. Lành - dữ.
D. Lành - dữ và khen - chê.
Câu 4. Trong 2 câu thực: Ao cạn vớt bèo cấy muống - Đìa thanh phát cỏ ương sen, tác giả đã sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì?
A. Đối.
B. Nhân hóa.
C. Ân dụ.
D. Liệt kê.
Câu 5. Trong hai câu luận: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc - Thuyền chở yên hà nặng vạy then, tác giả
đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì?
A. Nhân hóa và so sánh.
B. So sánh và ẩn dụ.
C. Đối và phóng đại.
D. Nhân hóa và đối.
Câu 6. Hai câu thơ kết cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn gì ở nhà thơ Nguyễn Trãi?
A. Tấm lòng trung hiếu (lòng yêu nước, thương dân), kiên trì với lí tưởng yêu nước thương dân...
B. Tâm hồn thanh cao, lối sống thanh nhàn, hòa hợp với tự nhiên.
C. Bất mãn với cuộc sống nghèo khổ ở chốn nông thôn, chán ghét thực tại.
D. Tâm hồn yêu thiên nhiên, muốn sống cuộc đời ẩn dật, thanh cao chốn làng quê.
Câu 7. Từ “phong nguyệt” trong câu thơ Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc được hiểu là gì?
A. Có nghĩa là gió trăng.
C. Có nghĩa là gió mây.
B. Có nghĩa là mây gió.
D. Có nghĩa là trăng sáng.
Câu 8. Hình ảnh hai câu thơ: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc - Thuyền chở yên hà nặng vay then cho
thấy điều gì trong con người Nguyễn Trãi?
A. Một con người gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết.
B. Một người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng.
C. Một người nông dân gắn bó với cuộc sống giản dị nơi làng quê.
D. Vừa là một con người gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết, vừa là một người
nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng.

Thực hiện các yêu cầu:


Câu 9. Nêu suy nghĩ của em về 2 câu thơ đầu của bài thơ:
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Câu 10. Em có đồng tình với quan niệm của Nguyễn Trãi: Công danh đã được hợp về nhàn hay không?
Vì sao?

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn trong mọi việc.

……………………………..Hết………………………………
SỞ GD & ĐT ................ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023
TRƯỜNG THPT ............... ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, lớp 10
(Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

Phần Câ Nội dung Điểm


u
I PHẦN I. ĐỌC HIỂU 6,0
1-8 4,0
Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
Đáp án C A C A C A A D
9 Hai câu thơ đầu bài Thuật hứng 24 đã thể hiện quan niệm sống của tác giả Nguyễn 1,0
Trãi: Khi đã có công danh đầy đủ, khi đã cống hiến cho đất nước, nhân dân, có thể
tìm đến cuộc sống nhàn, tận hưởng cuộc sống, không cần chú ý đến việc đó là lành
hay dữ, không cần chú ý đến miệng lưỡi của thế gian khen hay chê. Đây là một
quan niệm thường thấy của các nhà nho với ảnh hưởng của triết lí nhàn dật. Qua
đó, ta thấy phần nào tâm hồn thanh cao, nhân cách cao cả của nhà thơ khi cáo quan
về ở ẩn tại quê nhà.
10 Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình với quan điểm sống của Nguyễn 1,0
Trãi, miễn là giải thích hợp lí. Có thể triển khai theo các hướng như sau:
- Đồng tình vì đã đạt được công danh, hoàn thành sự nghiệp, ước mơ, lí tưởng,
công hiến được nhiều cho xã hội, con người cũng cần nghỉ ngơi, được tận hưởng
cuộc sống. Đây là một nhu cầu chính đáng mà có nhiều nhà Nho đã cổ vũ như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ.
- Không đồng tình vì: Cuộc sống con người là luôn luôn cố gắng, không dừng lại,
không ngừng nghỉ, không bằng lòng với chính mình, luôn cống hiến hết mình cho
xã hội; cho phép mình nghỉ ngơi sẽ khiến ta lạc hậu, đánh mất giá trị bản thân.
Việc chỉ tìm đến cuộc sống tận hưởng cho bản thân hoàn toàn không hề phù hợp
với thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước bởi đó là lối sống ích kỉ,
không góp phần phát triển và xây dựng đất nước trong thời hiện tại...
II PHẦN II. LÀM VĂN 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn
luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận
thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Thói quen trì hoãn” là một trong những thói quen
không tốt cần phải từ bỏ
2. Thân bài
- Khái niệm trì hoãn trong mọi việc là gì?
+ Trì hoãn: kéo dài, làm gián đoạn tiến độ. Trì hoãn công việc là chần chừ, chậm
trễ trong giải quyết công việc dẫn đến mất rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành
mục tiêu đặt ra ban đầu.
+ Đây là một trong những thói quen không tốt.
- Biểu hiện của thói quen trì hoãn
+ Không thực hiện công việc đã đặt ra theo lộ trình ban đầu.
+ Sẵn sàng gác lại công việc bởi những thứ không liên quan như phim ảnh, game,

+ Có khả năng, điều kiện thực hiện công việc ngay lập tức nhưng thoái thác, chậm
trễ.
+ Thường xuyên chậm tiến độ và có nhiều công việc tích tụ.
- Nguyên nhân dẫn đến việc trì hoãn:
+ Chưa thực sự tập trung và hết mình với công việc: chưa có ý thức sắp xếp,
phân bố thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp lề mề và coi việc
chậm trễ là việc bình thường ...
- Tác hại của thói quen trì hoãn:
+ Gây lãng phí thời gian:
+ Đánh mất nhiều cơ hội:
+ Làm mất niềm tin và sự tôn trọng từ người khác
- Giải pháp khắc phục thói quen trì hoãn:
+ Tổ chức, sắp xếp lại công việc
+ Đặt mục tiêu cụ thể ...
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Trì hoãn là một thói quen xấu và cần được bạn nhận
thức/xóa bỏ để phát triển, cải thiện hay thay đổi bản thân. Đừng để thói quen trì
hoãn trở thành vật cản con đường của hành trình đến với thành công của bạn
- Rút ra bài học cho bản thân: Cần hiểu đúng về thói quen trì hoãn trong mọi việc,
biết loại bỏ những biểu hiện tiêu cực nói trên để quản lí tốt thời gian và hình ảnh
bản thân; cố gắng phấn đấu vươn lên để tự khẳng định những giá trị đích thực, bền
vững… và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi 0,5
chảy.
Tổng điểm 10.0

.......................... Hết ............................

You might also like