You are on page 1of 9

Sản phẩm tham gia dự án ngân hàng đề kiểm tra giữa kì II lớp 10

Họ và tên: Nguyễn Thị Hoa


Trường: THPT Bắc Đông Quan
Huyện: Đông Hưng
Tỉnh: Thái Bình

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)


Đọc văn bản sau:
Ngôn chí - bài 11

(Nguyễn Trãi)

Cỏ xanh cửa dưỡng để lòng nhân(1),


Trúc rợp hiên mai quét tục trần.
Nghiệp cũ thi thư hằng một chức,
Duyên xưa hương hoả tượng ba thân(2).
Nhan Uyên(3) nước chứa bầu còn nguyệt,
Ðỗ Phủ(4) thơ nên bút có thần.
Nợ quân thân chưa báo được,
Hài hoa còn bện (5) dặm thanh vân.
(Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi, NXB Văn học, trang 93, 94)

Chú thích:

(1). Nhân: nhân nghĩa

(2). Ba thân: chữ Kinh Phật, người ta có ba hiện tượng: sắc thân là thân cụ thể, còn
ứng thân (hiện ra) rồi lại hóa thân (biến mất) … Nói một cách khái quát, đó là ba
kiếp làm người (quá khứ, hiện tại, tương lai). Ba kiếp đó, sách Phật nói là: Pháp, báo
và ứng.

(3). Nhan Uyên: tên tục là Hồi, nhà nghèo, học giỏi, thường mang giỏ cơm bầu nước
đi học, được Khổng Tử yêu quý.

(4). Đỗ Phủ: nhà thơ nổi tiếng thời Đường – Trung Quốc
(5). Bện: tức bện cỏ, hoặc gai. Ở đây chữ bện được dùng kiểu ngụ ý, nghĩa là vướng
vít, chưa dứt được con đường làm quan; thanh vân chỉ đường công danh.

Trả lời câu hỏi:


1. Văn bản được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.
C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
D. Bài luật.
2. Cách gieo vần của bài thơ:
A. Gieo vần lưng.
B. Gieo vần chân.
C. Gieo vần liền.
D. Gieo vần cách.
3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong cặp câu 5, 6 là:
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ.
C. Điệp.
D. Đối.
4. Tìm từ khác loại:
A. Cỏ.
B. Xanh.
C. Trúc.
D. Hiên.
5. Bài thơ có mấy câu lục ngôn?
A. 1 câu.
B. 2 câu.
C. 3 câu.
D. 4 câu.
6. Hình ảnh “quân thân” trong bài thơ có thể hiểu là:
A. Vua và cha mẹ
B. Công danh.
C. Tình cảm.
D. Bạn bè.
7. Nội dung chính của hai dòng thơ cuối?
A. Nói lên chí hướng của nhân vật trữ tình.
B. Thể hiện khao khát lập công danh.
C. Muốn ngao du thăm thú cảnh đẹp.
D. Bộc lộ thái độ cọi thường danh lợi.

8. Hai câu thơ “Cỏ xanh cửa dưỡng để lòng nhân,/Trúc rợp hiên mai quét tục trần”
cho thấy điều gì trong con người Nguyễn Trãi?
A. Con người yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên để giữ cốt cách
thanh cao.
B. Con người luôn mong muốn được sống thảnh thơi tránh xa danh lợi.
C. Một người dân sống xa nơi thành thị xô bồ
D. Người nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm.
9. Chỉ ra điểm tương đồng giữa các câu thơ của Nguyễn Trãi:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. (Thuật hứng- bài 5)
Và:
Nợ quân thân chưa báo được,
Hài hoa còn bện dặm thanh vân. (Ngôn chí – bài 11)
10. Qua bài thơ, em cảm nhận như thế nào về tác giả Nguyễn Trãi? Hãy trình
bày bằng 1 đoạn văn khoảng 5-7 câu.

II. VIẾT (4.0 điểm)


Hãy viết bài nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không chịu lắng
nghe những người xung quanh.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM


Năm học: 2022 - 2023
Môn: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
(Đáp án gồm 03 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 6.0
1 B 0.5
2 B 0.5
3 D 0.5
4 B 0.5
5 A 0.5
6 A 0.5
7 A 0.5
8 A 0.5
9 - Về hình thức: đều được viết theo thể thơ thất ngôn 0,25
- Về nội dung: đều đề cập tới tư tưởng trung quân ái quốc 0,75
10 Cảm nhận về tác giả Nguyễn Trãi: 1.0
-Về tâm hồn: có tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với thi ca
-Về nhân cách: thanh cao (coi công danh chỉ là phương tiện để
trả nợ quân thân)
-Về tài năng: là một thi sĩ tài năng (nghệ thuật sử dụng ngôn từ,
những sáng tạo khi sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú…)
Hướng dẫn chấm:
Học sinh có thể nêu ra những cảm nhận khác, với cách diễn
đạt khác, miễn là hợp lí
- Học sinh trả lời được từ 2 ý trở lên, diễn đạt tốt: 1 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý, diễn đạt tốt/ từ 2 ý mà diễn đạt
chưa tốt: 0.5 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0
điểm.
II VIẾT 4.0
Hãy viết bài nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không chịu
lắng nghe những người xung quanh.
a, Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết
bài khái quát được vấn đề.
b, Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thuyết phục người 0.25
khác từ bỏ thói quen không chịu lắng nghe những người
xung quanh
c, Triển khai vấn đề thành các luận điểm
HS có thể triển khai bài theo nhiều cách nhưng cần vận dụng
linh hoạt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giải thích: 0.25
- Lắng nghe: thu nhận thông tin từ người khác với thái độ quan
tâm, tôn trọng và chia sẻ
* Lí giải ngắn gọn tác hại của việc không chịu lắng nghe:
- Dễ gây hiểu lầm, khiến mối quan hệ giữa người với người có
nguy cơ tan rã.
- Không lắng nghe lời góp ý  trở thành kẻ tự cao tự đại hoặc 2,5
không nhận ra sai lầm của mình
- Không tiếp thu được những tư tưởng mới mẻ  khó thúc đẩy
sự tiến bộ của bản thân và xã hội
* Bài học:
- Cần biết đặt mình vào vị trí của người khác để có thể lắng
nghe.
- Biết tôn trọng sự khác biệt trong quá trình lắng nghe.
- Lắng nghe mọi người nhưng cũng cần lắng nghe tiếng nói nội
tâm của chính mình.
d, Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e, Sáng tạo 0.5
Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về
vấn đề nghị luận.
TỔNG 10.0
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LẦN I (2022 – 2023)
BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ
TRƯỜNG THPT BẮC ĐÔNG VĂN 10
QUAN (Gồm 03 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 6.0
1 A 0.5
2 B 0.5
3 A 0.5
4 C 0.5
5 D 0.5
6 B 0.5
7 D 0.5
8 Điểm tương đồng giữa các câu thơ của 2 nhà thơ: 1.0
- ND: cả 2 nhà thơ đều mang tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nước,
thương nhà.
- NT: cả 2 tác giả đều mượn hình tượng tiếng cuốc kêu để bộc
lộ tâm trạng; đều cùng sử dụng phép đối.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1.0 điểm (với điểm
tương đồng về nghệ thuật, chỉ cần 1 trong 2 ý).
- Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý (ND hoặc NT): 0.5 điểm
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0
điểm
9 Hiệu quả của phép đối trong 2 dòng thơ: 1.0
- Về nghệ thuật: Tạo nhịp điệu cân xứng hài hòa và tăng tính
liên kết cho câu thơ.
- Về nội dụng: Nhấn mạnh nỗi băn khoăn day dứt, nhớ nước
thương nhà của tác giả.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1.0 điểm
- Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý: 0.5 điểm
- Học sinh không trả lời: 0.0 điểm
10 HS diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là gợi ý: 0.5
- Đau đớn, xót xa về giai đoạn đầy khổ nhục của dân tộc.
- Cảm thông, chia sẻ với nỗi lòng cha ông.
- Trân trọng, tự hào về cái giá của độc lập, tự do.
- Hành động thiết thực để góp phần xây dựng quê hương…
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp, thuyết phục, diễn đạt
tốt: 0.5 điểm.
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp, thuyết phục, diễn đạt
chưa tốt: 0.25 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0
điểm.
II VIẾT 4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.5
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết
bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0.5
Tinh thần vượt khó là điều cần thiết trong cuộc sống của
mỗi chúng ta.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.25
HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và
dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm
bảo các yêu cầu sau:
* Giải thích: tinh thần vượt khó là tinh thần sẵn sàng vượt qua
bản thân, vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống
với một năng lượng tích cực.
* Bàn luận:
- Khó khăn thử thách luôn xuất hiện như một quy luật tất yếu
trong sự vận động và phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn
xã hội; những khó khăn thử thách ở mỗi người không giống
nhau nhưng đều yêu cầu mỗi người phải có tinh thần vượt qua
nó.
- Sự cần thiết của tinh thần vượt khó:
+ Với bản thân: giúp ta thay đổi được hoàn cảnh, đạt được mục
tiêu; vững vàng, mạnh mẽ, chín chắn, trưởng thành hơn; giúp ta
hoàn thiện và khẳng định được bản thân; nhận được sự tôn
trọng, ngưỡng mộ của mọi người…
+ Với cộng đồng, xã hội: lan tỏa những điều tích cực, góp phần
làm xã hội phát triển tốt đẹp hơn…
- Mở rộng: phê phán những người thiếu tinh thần vượt qua khó
khăn, ỷ lại, thủ động, sợ hãi…trước những thử thách của cuộc
sống.
- Bài học nhận thức, hành động:
+ Sự tồn tại của những khó khăn là điều tất yếu, vì vậy mỗi
người đều cần có tinh thần vượt khó.
+ Học tập, trau dồi tri thức, kĩ năng sống; rèn luyện bản lĩnh, ý
chí, tinh thần…để sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong
cuộc sống.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu
biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng
(2- 2.25 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng
không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (1.25 – 1.75
điểm)
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục, lí lẽ không xác
đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có
dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0.5 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng
phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp 0. 25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc nhiều lỗi
chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0.5
cách diễn đạt mới mẻ; dẫn chứng hay, tiêu biểu.
Hướng dẫn chấm: Huy động được kiến thức và trải nghiệm
của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề;
có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng
điệu, hình ảnh, giàu sức thuyết phục.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0.5 điểm.
Tổng điểm 10.0

You might also like