You are on page 1of 4

PHÒNG GD & ĐT NINH GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

----------o0o--------- Năm học 2023 - 2024


Môn Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
BỨC TRANH TUYỆT VỜI
Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị
giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần
gian là niềm tin vì niềm tin nâng cao giá trị con người”.
Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cô gái và được trả lời: “Tình yêu là
điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến
nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ
nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.
Cuối cùng họa sĩ gặp người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính
trả lời: “Hòa bình là thứ đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình nơi đó có cái đẹp”.
Và họa sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ được cùng lúc niềm tin, hòa bình
và tình yêu ???”
Khi trở về nhà, ông thấy các con ùa ra chào đón mình và người vợ thì tựa cửa
chờ chồng, nụ cười lấp lánh trên môi. Giây phút đó, ông nhận ra niềm tin trong mắt
các con, tình yêu trong nụ cười của người vợ. Chính lúc ấy tâm hồn ông ngập tràn
trong thanh thản, hạnh phúc và bình yên. Họa sĩ chợt hiểu thế nào là điều đẹp nhất
trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”.
(Theo Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, 2004)
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản?
A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C. Tùy bút D. Tản văn
Câu 2. Xác định ngôi kể của văn bản.
A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ nhất D. Có sự chuyển đổi ngôi kể
Câu 3. Cốt truyện của văn bản “Bức tranh tuyệt vời” thuộc loại nào sau đây?
A. Cốt truyện đơn tuyến B. Cốt truyện đa tuyến
C. Không có cốt truyện D. Không thể xác định.
Câu 4. Câu văn nào sau đây có trợ từ?
A. Khi trở về nhà, ông thấy các con ùa ra chào đón mình và người vợ thì tựa cửa
chờ chồng, nụ cười lấp lánh trên môi.
B. Giây phút đó, ông nhận ra niềm tin trong mắt các con, tình yêu trong nụ cười
của người vợ.
C. Chính lúc ấy tâm hồn ông ngập tràn trong thanh thản, hạnh phúc và bình yên.
D. Họa sĩ chợt hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian.
Câu 5. Vì sao vị giáo sĩ cho rằng: “Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin”.
A. Vì niềm tin giúp con người sống lạc quan
B. Vì niềm tin giúp con người thực hiện được mục tiêu
C. Vì niềm tin giúp con người mở mang tri thức, hiểu biết.
D. Vì niềm tin nâng cao giá trị con người.
Câu 6. Vì sao người lính lại cho rằng "Hòa bình là thứ đẹp nhất trần gian, ở đâu có
hòa bình nơi đó có cái đẹp" ?
A. Vì người lính vừa trải qua chiến tranh sinh tử, cái chết gần trong gang tấc
và phải chứng kiến sự hi sinh của con người nên anh trân trọng hòa bình.
B. Vì hòa bình con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc yên ổn, phát triển bản
thân mà không phải lo lắng về những nguy hiểm từ chiến tranh.
C. Vì hòa bình con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc yên ổn, cảm thấy thoải
mái về đời sống vật chất và tinh thần, được phát triển bản thân.
D. Hòa bình cho phép con người thoải mái theo đuổi đam mê của mình,
được sống trong tình yêu thương, không phải chịu nỗi đau chia cắt.
Câu 7. Lời tự hỏi:“Làm sao tôi có thể vẽ được cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình
yêu ???” thể hiện tâm trạng gì của người họa sĩ?
A. Háo hức, phấn khởi B. Băn khoăn, trăn trở
C. Buồn bã, thất vọng D. Sợ hãi, lo lắng
Câu 8. Tình cảm, thái độ nào của người họa sĩ được gợi ra từ câu văn: “Giây phút
đó, ông nhận ra niềm tin trong mắt các con, tình yêu trong nụ cười của người vợ”?
A. Tin tưởng vào tài năng của mình B. Tin tưởng người thân của mình
C. Yêu thương, trân trọng gia đình D. Yêu quý, trân trọng cuộc sống
Câu 9. Tại sao khi hoàn thành tác phẩm của mình, họa sĩ lại đặt tên cho bức tranh là
“Gia đình”? Em hãy đặt một nhan đề khác cho câu chuyện. Vì sao em chọn nhan đề
đó?
Câu 10. Qua văn bản, em rút ra được bài học gì cho bản thân? ( Viết thành đoạn
văn)
Phần II: Viết (4.0 điểm).
Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em thích nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn lớp 8

Phần Câu Nội dung Điểm


1 A 0,5
2 A 0,5
3 A 0,5
4 C 0,5
5 D 0,5
6 A 0,5
7 B 0,5
8 C 0,5
Học sinh có thể hướng đến các nội dung sau:
- Người họa sĩ đặt tên bức tranh là "Gia đình" vì: 1,0
Đối với ông gia đình mới là nơi quan trọng nhất bởi ông nhận
thấy điều đó qua hành động ùa ra của các con và đứng chờ ở
9
cửa của vợ. (0.5)
- Nhan đề: Gia đình; Gia đình - điều tuyệt vời nhất trần gian...
(0.25)
- HS lí giải thuyết phục lí do chọn nhan đề.(0.25)
I. Đọc Bài học: 1,0
hiểu - Mỗi người phải hiểu được vai trò, ý nghĩa vô cùng to lớn của
gia đình, nhận ra những giá trị bình dị, đích thực mà bền vững
của gia đình ngay trong những điều nhỏ bé nhất…

- Không nên theo đuổi những điều viển vông, phù phiếm, xa
vời mà đánh mất điều trân quý giản dị nằm trong chính chúng
ta, trong mỗi gia đình.

10 - Biết trân trọng, giữ gìn và vun đắp mái ấm gia đình, yêu
thương những người thân trong gia đình.
- Ra sức học tập để tích lũy tri thức, tu dưỡng đạo đức, rèn
luyện sức khỏe và kĩ năng sống đồng thời không ngừng nỗ lực,
cố gắng vươn lên… để tạo dựng cho mình một cuộc sống, một
tương lai tốt đẹp, làm rạng rỡ thêm truyền thống của gia đình,
đem đến niềm tự hào cho cha mẹ và những người thân yêu…

*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục,
diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.(Mỗi ý
0.25)
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài phân tích tác phẩm văn học
- Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Hiểu được cách trình bày luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài 0,25
văn nghị luận văn học.
- Trình bày, phân tích rõ các khía cạnh của vấn đề
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25
c. - Vận dụng được các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận để viết
bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học.
0,5
- Trình bày được quan điểm, ý kiến của người viết về giá trị đặc
sắc của TPVH.
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. nêu ý kiến khái quát về
tác phẩm.
2. Thân bài - Nêu nội dung chính của tác phẩm.
- Nêu chủ đề của tác phẩm. 2.5
- Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc
sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của tác phẩm.
d. Chính tả, ngữ pháp
0,25
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: - Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. Thể
0,25
hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề; có cách diễn đạt mới mẻ.
Lưu ý: HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau. Vì vậy giáo viên cần linh hoạt
đánh giá và ghi điểm theo thực tế bài làm của HS

You might also like