You are on page 1of 5

ĐỀ THI GIỮA KÌ II LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)


Đọc văn bản:
Thính vũ
Tịch mịch u trai lý,
Chung tiêu thính vũ thanh.
Tiêu hao kinh khách chẩm!
Điểm trích sổ tàn canh.
Cách trúc xao song mật,
Hoà chung nhập mộng thanh.
Ngâm dư hồn bất mị,
Đoạn tục đáo thiên minh.
(Ức Trai thi tập)
Dịch nghĩa: Nghe tiếng mưa
Vắng vẻ trong phòng tối tăm,
Suốt đêm nghe tiếng trời mưa.
Tiếng não nùng làm kinh động gối khách,
Giọt thánh thót suốt mấy canh tàn.
Cách bụi trúc tiếng khua nhặt vào cửa sổ,
Lẫn tiếng chuông vẳng vào giấc mơ nhẹ nhàng.
Ngâm rồi vẫn không ngủ được,
Nghe đứt nối cho đến trời bình minh.
Dịch thơ: Nghe mưa
Vò võ trai phòng vắng,
Suốt đêm nghe tiếng mưa.
Não nùng rung gối khách,
Thánh thót mấy canh dư.
Cách trúc khua song nhặt,
Hoà chuông động giấc mơ.
Ngâm rồi vẫn chẳng ngủ,
Đứt nối đến tờ mờ.
(Đào Duy Anh dịch)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
a. Tự sự
b. Nghị luận \
c. Biểu cảm
d.Miêu tả
Câu 2. Phong cách ngôn ngữ chính của tác phẩm?

1
a. Chính luận
b. Nghệ thuật
c. Sinh hoạt
d. Báo chí
Câu 3: Tác phẩm được viết bằng:
a. Chữ Nôm
b. Chữ Hán
c. Chữ quốc ngữ
d. Chữ Trung Quốc hiện đại
Câu 4. Âm thanh nào vẳng vào giấc mơ?
a. Tiếng mưa
b. Tiếng mưa, tiếng cách trúc
c. Tiếng chuông
d. Tiếng mưa, tiếng cách trúc, tiếng chuông
Câu 5. “Trai phòng” trong bài thơ có nghĩa là gì?
a. Phòng dành cho con trai
b. Phòng dành cho nam giới
c. Phòng đọc sách
d. Phòng dành cho người tu hành
Câu 6. Tiếng mưa mang lại tâm trạng gì?
a. Não nùng
b. Đau khổ
c. Dằn vặt
d. Bình yên
Câu 7. “Đứt nối” được hiểu là:
a. Lúc buồn lúc vui
b. Lúc ngủ lúc thức
c. Lúc có lúc không
d. Luc ẩn lúc hiện
Câu 8: Thể thơ của tác phẩm?
a. Thất ngôn bát cú
b. Thất ngôn xen lục ngôn
c. Ngũ ngôn tứ tuyệt
d. Ngũ ngôn bát cú
Câu 9. Em hãy chỉ ra các từ láy được sử dụng trong bản dịch thơ và nêu tác dụng.
Câu 10. Cảm nhận của em về tâm sự của Nguyễn Trãi trong tác phẩm.
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của bài “Thính vũ” – Nguyễn Trãi
2
ĐÁP ÁN, HDC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Năm học: 2022-2023
Môn: Ngữ văn 10
Đáp án, hướng dẫn chấm gồm: 03 trang

Phần Câu Nội Điể


dung m
ĐỌC HIỂU 6.0
1 C 0.5
2 B 0.5
3 A 0.5
4 D 0.5
5 C 0.5
6 A 0.5
7 C 0.5
8 B 0.5

I 9 - Các từ láy: vò võ, não nùng, thánh thót, tờ mờ 0.5


- Tác dụng:
+ Về nghệ thuật: tạo nhạc tính, sinh động, tăng sức gợi hình,
gợi cảm.
0.25
+ Về nội dung: diễn tả âm thanh đêm mưa và nỗi niềm của thi
nhân.
0.25
10 -Thí sinh trình bày được cảm nhận theo quan điểm cá nhân. 1.0
Một số gợi ý:
Cảm nhận về tâm sự của Nguyễn Trãi: buồn bã, lo âu, ngổn
ngang nhiều suy nghĩ, trăn trở khi chí lớn chưa thành.

II VIẾT 4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết
bài khái quát được vấn đề.

3
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25
Phân tích bài Thính vũ
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.
Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận
dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Dưới đây là một vài gợi ý hướng tới:
- Không gian, thời gian nghe mưa
- Tâm trạng não nùng của khách
- Ẩn chứa nhiều tâm sự sâu kín
- Đặc sắc về nghệ thuật.

Hướng dẫn chấm:


- Lập luận đầy đủ, chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn
chứng tiêu biểu: 2..0-2.5 điểm.
- Lập luận tương đối đầy đủ, chưa chặt chẽ, thuyết phục; dẫn
chứng tiêu biểu: 1.5-1.75 điểm
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; có dẫn
chứng: 0.75 -
1.25 điểm.
-Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm, không có dẫn chứng:
0.25-0.5 điểm
-Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm

4
5

You might also like