You are on page 1of 4

Họ tên GV: Bùi Thị Thanh Hằng

Trường: THPT Hồng Quang


Thành phố Hải Dương- tỉnh Hải Dương
ĐT: 0906218879

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 LỚP 10

ĐỀ BÀI
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu
NÓI CHÍ MÌNH (Bài 3) *
(Ngôn chí)
An trúc hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến cõi yên hà (1)
Bữa ăn dầu có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là.
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt (2)
Đất cày ngõ ải, rảnh ương hoa (3)
Trong khi hứng động vừa đêm tuyết
Ngâm được câu thần dắng dắng ca (4)
(Thơ văn Nguyễn Trãi, NXBVH, HN, 1980)
* Đây là bài thơ số 3, mục “Ngôn chí” trong tập thơ “Quốc âm thi tập”
(1) Cõi yên hà: Chỉ nơi non nước, suối khe tịch mịch, nơi ở ẩn.
(2) Cả câu ý nói giữ nước ao cho trong để thưởng thức vẻ đẹp của bóng trăng in đáy nước.
(3) Ngõ ải: Chỉ đất cày đã phơi khô. Rảnh: luống đất.
(4) Dắng dắng ca: cất tiếng cao vừa vừa.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ nằm trong tập thơ nào sau đây của Nguyễn Trãi?
A. Phú núi Chí Lính
B. Quốc âm thi tập
C. Ức Trai thi tập
D. Quốc ngữ thi tập
Câu 2. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Lục bát biến thể
D. Thất ngôn xen lục ngôn
Câu 3. Những câu thơ lục ngôn trong bài thơ là:
A. Câu 1 và 2
B. Câu 3 và 4
C. Câu 5 và 6
D. Câu 7 và 8
Câu 4. Câu thơ nào dưới đây gợi lên một không gian yên tĩnh:
A. Ngâm được câu thần dắng dắng ca
B. Thị phi nào đến cõi yên hà
C. Bữa ăn dầu có dưa muối
D. Áo mặc nài chi gấm là
Câu 5. Bài thơ cho ta cảm nhận như thế nào về cuộc sống vật chất của nhân vật trữ
tình?
A. Giản dị, thanh đạm
B. Sung túc, đủ đầy
C. Thiếu thốn, khổ hạnh
D. Đày đọa, khổ ải
Câu 6. Hai câu thơ “Am trúc hiên mai ngày tháng qua/ Thị phi nào đến cõi yên hà”
cho ta biết tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?
A. Buồn bã, đau khổ
B. Mệt mỏi, chán chường
C. Buồn bực, thất vọng
D. Nhàn nhã, thư thái
Câu 7. Thông tin nào dưới đây không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ?
A. Sử dụng từ ngữ giản dị, giàu biểu cảm
B. Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc
C. Hình ảnh giàu sức gợi, hài hòa với cuộc sống
D. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, phép đối độc đáo
Câu 8: Câu 8. Bài thơ thể hiện khía cạnh nào trong tâm hồn Nguyễn Trãi?
A. Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu đời
B. Nỗi lo cho dân, cho nước
C. Niềm vui vì sự no ấm của nhân dân
D. Tấm lòng nhân ái, bao la

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:


Câu 9. Em có ấn tượng nhất với câu thơ nào trong bài thơ? Vì sao?
Câu 10. Hãy viết một đoạn văn (từ 8- 10 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm
hồn Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ.
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Ỷ lại vào người khác là một thói quen xấu của nhiều người hiện nay. Em hãy viết
một bài văn nghị luận để thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0,5
2 D 0,5
3 B 0,5
4 B 0,5
5 A 0,5
6 D 0,5
7 B 0,5
8 A 0,5
9 HS tự lựa chọn một câu thơ. Lí giải có thể theo ý: 1,0
- Về nội dung.
- Về nghệ thuật.
10 HS viết đoạn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình 1,0
được thể hiện qua đoạn thơ. Các ý cơ bản:
- Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
- Vẻ đẹp giản dị, thanh cao.
- Đánh giá về nghệ thuật
II LÀM VĂN 4,0
Ỷ lại vào người khác là một thói quen xấu của nhiều người hiện nay.
Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục mọi người từ bỏ
thói quen này.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái
quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ỷ lại.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các
yêu cầu sau:
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn 0,25
luận.
2. Bàn luận vấn đề
a. Giải thích và nêu biểu hiện 0,5
+ Ỷ lại là tự bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong
cuộc sống mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một
cách thái quá.
+ Thói ỷ lại đang là căn bệnh nguy hiểm đối với con người, đặc biệt là thế
hệ trẻ.
+ Biểu hiện của thói ỷ lại: thờ ơ với cuộc sống, công việc học tập của
chính mình, không suy nghĩ cho tương lai, để mặc bố mẹ sắp đặt mọi
việc, bé thì được mua điểm, lớn thì được chạy việc cho. Hay đơn giản
hơn, từ những việc nhỏ nhất như dọn dẹp phòng ở, giặt giũ,... cũng lười
nhác, để bố mẹ làm; gặp bài tập khó thì nhờ vả bạn bè,...
*. Bàn luận về hậu quả, tác hại của thói quen ỷ lại (nêu lí do để mọi 1,0
người nên từ bỏ thói quen này):
+ Người sống ỷ lại, quen dựa dẫm thường lười lao động, suy nghĩ, tư duy,
thiếu năng lực đưa ra quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết. Từ đó,
họ không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sáng tạo,...
dễ gặp thất bại trong mọi việc.
+ Họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
+ Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp nếu những chủ
nhân tương lai của đất nước đều lười biếng, ỷ lại như vậy. Những kẻ luôn
ỷ lại vào khác sẽ là lực cản cho sự phát triển của tập thể, cộng đồng.

(HS lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh)
* Dự kiến lập luận của những người có thói quen ỷ lại và nêu ý kiến 0,25
phản biện của bản thân:
- Người có thói quen ỷ lại hay đưa ra lí do: đổ tại hoàn cảnh, do công việc
quá khả năng của bản thân, sau này lớn hơn sẽ tự lập…Điều này thực chất
là sự bao biện cho thói quen xấu của mình. Nếu các bạn trẻ không nhận
thức được sai lầm này sẽ ảnh hưởng lớn đến lối sống sau này.
*. Giải pháp: Làm thế nào để từ bỏ thói quen ỷ lại người khác? 0,5
+ Thế hệ trẻ cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình, không được tự
biến mình thành cây tầm gửi trong cuộc sống.
+ Thế hệ trẻ hôm nay cần tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng
sống thật tốt để luôn là người có bản lĩnh, có chính kiến và chủ động đưa
ra những quyết định tỉnh táo, sáng suốt trong mọi việc.
+ Gia đình, nhà trường, xã hội cần thay đổi quan niệm về tình yêu thương
và giáo dục, không nuông chiều hay quá bao bọc, cần hình thành và rèn
luyện tính tự lập cho con em mình.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0.5
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn 0.5
đạt mới mẻ.

You might also like