You are on page 1of 4

Trường THPT chuyên GV biên soạn đề: Nguyễn Lê Hoàng Trinh

SĐT: 0856495336
Nguyễn Quang Diêu Đơn vị công tác: THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu
TỔ NGỮ VĂN thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Đọc đoạn trích:


TIẾNG VIỆT
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói Một tiếng vườn rợp bóng lá cành
sẫm vươn
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm Tiếng heo may gợi nhớ những con
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre. đường.
[...]
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê. Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.

Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi Người qua đường chung tiếng Việt
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ cùng tôi
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời. Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn
“Ðá cheo leo trâu trèo trâu trượt...” đời.
Ði mòn đàng dứt cỏ đợi người thương
Ðây muối mặn gừng cay lòng khế xót Ai thuở trước nói những lời thứ nhất
Ta như chim trong tiếng Việt như rừng. Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu
Ðiều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Ai người sau nói tiếp những lời yêu?
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển
Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya?
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.
hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Như gió nước không thể nào nắm bắt Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi! tiếng Việt ân tình
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
(Lưu Quang Vũ-Thơ và Đời.
NXB Văn hoá-Thông tin.
H.1999.tr.322-325).
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên.
A. Thể thơ hiện đại B. Thể thơ tự do
C. Thể thơ lục bát D. Thể thơ tám chữ
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là?
A. Biểu cảm B. Tự sự
C. Nghệ thuật D. Văn chương
Câu 3: Dạng thức chủ thể trữ tình xuất hiện trong bốn khổ thơ đầu bài thơ là?
A. Chủ thể trực tiếp, chủ thể ẩn B. Chủ thể nhập vai, chủ thể
trực tiếp
C. Chủ thể trữ tình, chủ thể ẩn, chủ thể trực tiếp D. Chủ thể đồng hiện, chủ thể
ẩn
Câu 4: Xác định cách gieo vần được sử dụng chủ yếu trong bài thơ.
A. Vần lưng B. Vần liền
C. Vần chân D. Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 5: Đâu là câu thơ bộc lộ trực tiếp cảm xúc của chủ thể trữ tình dành cho
tiếng Việt?
A. Ta như chim trong tiếng Việt như rừng B. Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
C. Cùng tôi trong tiếng Việt quay về D. Tiếng Việt ơi! tiếng Việt ân tình
Câu 6: Đâu là nhận định đúng nhất khi nhận xét cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
A. Sự yêu quý trân trọng của chủ thể trữ tình dành cho tiếng Việt
B. Sự ân hận, day dứt của chủ thể trữ tình dành cho tiếng Việt
C. Cảm hứng lãng mạn, trong sáng khi viết về tiếng Việt
D. Quyết tâm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Câu 7: Đâu là những đặc trưng của tiếng Việt được tác giả thể hiện trong hai khổ
thơ in đậm?
A. Đa thanh, giàu giai điệu, gợi hình gợi cảm
B. Nhiều thanh điệu, diễn tả được nhiều cung bậc cảm xúc
C. Giản dị, gần gũi nhưng giàu ý nghĩa
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 8: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ cuối bài thơ? (0.5 điểm)
Câu 9: Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: “ta như chim trong tiếng Việt như
rừng”
(1 điểm)
Câu 10: Anh/chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ
và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? (1 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (4 điểm)
Viết một bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ quan điểm: Trong
tương lai, robot có thể thay thế người giáo viên.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 B 0.5
2 A 0.5
3 A 0.5
4 C 0.5
5 D 0.5
6 A 0.5
7 D 0.5
8 Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối: 0.5
Điệp từ “quên”
Nhân hóa “Tiếng Việt ơi”
*HS chi ra được một trong hai biện pháp tu từ: 0.25 điểm
*HS chỉ nêu tên biện pháp tu từ: 0.25 điểm
9 HS vận dụng kỹ năng lý giải câu thơ 1.0
- Biện pháp tu từ so sánh: “ta như chim”, “tiếng Việt như
rừng”
- Bằng cách nói giàu hình ảnh, câu thơ khẳng định tiếng Việt
như nguồn cội, là căn tính không thể xóa nhòa của mỗi người
dân đất Việt.
HS có nhiều cách trả lời, có thể vận dụng nhiều cách diễn đạt khác
nhau nhưng cần đảm bảo thao tác, kỹ năng phân tích thơ trữ tình.
10 HS trả lời theo trải nghiệm và quan điểm cá nhân nhưng cần bám sát 1.0
nội dung câu hỏi. Một số định hướng trả lời:
● Tôn trọng và giữ gìn giá trị của tiếng Việt
● Cân nhắc trong sử dụng tiếng Việt, không lai tạp tùy tiện
● Thường xuyên rèn luyện sử dụng tiếng Việt
● Sử dụng tiếng Việt một cách chuẩn mực, lịch sự
II LÀM VĂN 4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một 0.5
quan điểm
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: “Thuyết phục người khác từ 0.5
bỏ quan điểm: Trong tương lai robot có thể thay thế người
giáo viên”
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn
đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống
luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết
phục.
Một số định hướng:
- Một số lợi ích của robot:
+ Tiện lợi, sẵn sàng hoạt động liên tục không cần nghỉ ngơi
+ Một quyển bách khoa toàn thư di động
- Robot không thể thay thế người giáo viên bởi:
+ Robot chỉ là những cỗ máy được lập trình, không có cảm xúc,
không thể thấu cảm. Giáo dục không chỉ là dạy HS về tri thức mà
còn giáo dục cả về nhân cách lẫn tâm hồn.
+ Có những vấn đề cần phải có vốn sống, trải nghiệm với cuộc đời
mới có thể lý giải, chia sẻ, đưa ra lời khuyên, nhưng robot dù tân
tiến đến đâu cũng không thể có được điều này.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: 0.5
Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi
chảy.
TỔNG ĐIỂM 10.0

You might also like