You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIỀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

GIANG
NĂM HỌC 2023 - 2024
TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: NGỮ VĂN- LỚP: 10
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 26/12/2023
Thời gian làm bài: 90 phút
Họ và tên thí sinh: ………………………………………..

Số báo danh: …………………………………………….


------------------------------------------------------------------------------------
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
ĐƯỜNG ĐI HỌC
Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó
Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình
Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ
Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh…

Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược


Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe
Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót
Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe

Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củ


Lén nhìn con cạo rá mẹ thở dài
Bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt
Túc tắc rồi con cũng lớn như ai.

Thêm một tuổi là con thêm một lớp


Bước dài hơn, đi đứng chững chạc hơn
Con đường cũ mở ra nhiều lối mới
Cánh bướm xưa vẫn bay lượn chập chờn.

Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc


Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn
Đường đi học vẫn là đường đẹp nhất
Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con !
(Trích Từ khi có phượng, Nguyễn Ngọc Hưng, 2005)
1
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì ?
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 2. Từ “khúc khuỷu” thuộc từ loại nào ?
Tính từ
Câu 3. Những hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của con đường đi
học ?
Đầy hoa cỏ, những cánh bướm xinh.
Câu 4. Ý nào sau đây không thể hiện đúng hoàn cảnh sống của tác giả
trong bài thơ ?
Cơ cực, thiếu tình thương.
Câu 5. Trong kí ức của tác giả, con đường đi học hiện lên như thế nào?
Khó khăn, thơ mộng.
Câu 6. Câu thơ “Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót” gợi ra hình
ảnh một cậu bé
Hồn nhiên, vô tư.
Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản ?
Kí ức tuổi thơ gian khó gắn với con đường đi học và người mẹ tảo
tần.
Câu 8. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong
câu thơ “Ôi ! Thương quá cái thời cơm cõng củ”.
Hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Ôi!
thương quá cái thời cơm cõng củ”:
- Tạo hình ảnh, cảm xúc cho câu thơ
- Làm nổi bật hoàn cảnh sống nghèo khổ, cơ cực của tác giả
Câu 9. Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi
học thể hiện trong bài thơ.
Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể
hiện trong bài thơ:
- Tình cảm gắn bó, yêu thương .
- Thái độ trân trọng và tự hào.
Câu 10. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về con đường đi học
của mình.
- Con đường đi học xa xôi, gian khó nhưng nó là con đường đẹp,
gắn liền với tuổi thơ.
- Con đường gần gũi, thân thuộc ngay trên chính quê hương
mình.

2
II. VIẾT (4,0 điểm)
Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày vai trò của
quê hương đối với mỗi người.
-----Hết-----
Học sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.

Câu Câu 2 Câu Câu Câu Câu Câu


1(0.5đ) (0.5đ) 3(0.5đ) 4(0.5đ) 5(0.5đ) 6(0.5đ) 7(0.5đ)
C D B C A C B
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của quê hương đối với mỗi
người.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp
tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Vai trò của quê hương đối với mỗi người mang ý nghĩa: quê hương -
nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mảnh đất cho ta sự sống sẽ ghi dấu lại
những kỉ niệm của ta, cho ta những nhận thức căn bản về cuộc đời. Mỗi
người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau
nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong
phú.
b. Phân tích
Con người khi sinh ra và lớn lên chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa của
quê hương, từ đó hình thành nên tính cách, tư duy và suy nghĩ cá nhân,
có thể thấy quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành
nên con người.
Quê hương rộng hơn là đất nước, nơi nhiều nền văn hóa khác nhau cùng
hòa hợp để con người cùng học tập, giữ gìn và phát huy.
Chúng ta được sống trong thời bình như hiện nay là một hạnh phúc lớn
lao mà thế hệ đi trước đã phải hi sinh sương máu, chính vì thế chúng ta
cần trân trọng cuộc sống hiện tại.
c. Liên hệ bản thân
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà
cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và
bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung
quanh,…

3
d. Phản đề
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức được tầm quan trọng
của quê hương, đất nước đối với bản thân mình và sự phát triển của
mình. Lại có những người tuy có nhận thức đúng và đủ về tầm quan
trọng của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mình nhưng lại chưa
có ý thức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp hơn,… những người này
đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: vai trò của quê hương đối với mỗi người;
đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

You might also like