You are on page 1of 13

Văn Kiên

bài văn thuyết minh


1. Mở bài
Giới thiệu, dẫn dắt vào đối tượng cần thuyết minh bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
Nêu xuất xứ, lịch sử hình thành, nguồn gốc của đối tượng cần thuyết minh.
Khái quát tầm quan trọng của đối tượng đó đối với cuộc sống ngày nay.
b. Thuyết minh chi tiết
Ở phần này, học sinh tập trung thuyết minh chi tiết cấu tạo, các bộ phận cụ thể của đối tượng trong bài làm
của mình.
Lưu ý: cần cung cấp tri thức đầy đủ, chính xác và hạn chế sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong dạng văn
này.
c. Cách chăm sóc/bảo quản
Đối với đối tượng là đồ vật: thuyết minh cách bảo quản, sử dụng.
Đối với đối tượng là con vật: thuyết minh cách chăm sóc.
d. Công dụng, lợi ích của đối tượng
Ở phần này học sinh nêu lên những lợi ích, ưu điểm cụ thể (vốn có hoặc do quá trình sinh sống hình thành)
của đối tượng.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị, vai trò của đối tượng thuyết minh đồng thời rút ra bài học, liên hệ thực tế.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Câu ca dao là lời nhắc nhở con cháu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - được coi là ngày Quốc giỗ của dân tộc
Việt Nam.

Vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, Lễ hội đền Hùng (hay còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương) sẽ được tổ chức
tại đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Thực chất, trước đó, lễ hội đã được diễn ra với những phong tục như đâm
đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày
10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng đã trở thành ngày
Quốc giỗ.

Lễ hội gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức là lễ rước kiệu vua và lễ dâng
hương. Lễ rước kiệu sẽ có đám rước kiệu với nhiều màu sắc của cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền
thống… được xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương.
Còn lễ dâng hương dành cho những người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm
linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm
của mình với tổ tiên. Phần hội sẽ có nhiều trò chơi dân gian. Những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo) - một
hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ. Hay những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông
Bạch Hạc - nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. Hằng năm, rất nhiều khách thập
phương đổ về đây để tham dự lễ hội.

Lễ hội Đền Hùng là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc ta, thể hiện được truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam. Bởi vậy, Lễ hội đền Hùng cần được duy trì đến muôn đời sau.
Lời nhắc nhở của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn đó: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải
cùng nhau giữ lấy nước”. Mỗi người dân Việt Nam hãy biết trân trọng nét văn hóa truyền thống độc đáo của
dân tộc.

1.Kể về 1 kỉ niệm đáng nhớ

Mỗi chuyến đi không chỉ đem đến những kỉ niệm đáng nhớ, mà còn giúp chúng ta có được những bài học
quý giá. Nghỉ hè năm nay, em đã có một chuyến đi như vậy cùng với gia đình.

Địa điểm du lịch là bãi biển Cửa Lò vô cùng nổi tiếng. Chuyến đi kéo dài ba ngày hai đêm với nhiều trải
nghiệm thú vị. Cùng đi với gia đình em còn có hai gia đình khác, họ là bạn của bố mẹ em. Em cũng đã làm
quen được hai người bạn mới bằng tuổi. Xe xuất phát từ Hà Nội từ sớm, đến chiều mới tới nơi. Đến khách
sạn, các gia đình đến nhận phòng và cất đồ rồi nghỉ ngơi một lúc.Khoảng năm rưỡi chiều, mọi người mới ra
tắm biển. Từ khách sạn đi bộ ra bãi biển mất khoảng mười lăm phút. Thật tuyệt vời biết bao khi em được
đứng trước một bãi biển rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài.
Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Chiều xuống, ông mặt trời cũng đã bớt chói chang hơn.Bãi
cát trắng ven biển bị sóng biển đánh vào ướt sũng. Chúng trở nên đậm màu hơn. Em cũng giống như rất
nhiều bạn nhỏ khác thích thú với việc xây lâu đài cát. Những tòa lâu đài vừa mới xây dựng nên thì lại bị một
con sóng lớn đánh cho sụp đổ. Thế nhưng em không hề thấy giận cơn sóng chút nào. Sóng đánh tan tòa lâu
đài này thì em sẽ xây những tòa lâu đài khác.Đến tối, các gia đình cùng nhau ăn tối ở một nhà hàng hải sản.
Các món ăn ở đây rất ngon. Sau đó, em còn được ra biển dạo chơi nữa. Ngày hôm sau, em còn được bố mẹ
dẫn đi thăm các địa danh nổi tiếng ở Cửa Lò như: đảo Hòn Ngư, chùa Lô Sơn, đảo Lan Châu. Gia đình của
em đã có rất nhiều tấm ảnh đẹp để lưu giữ lại kỉ niệm.

Chuyến du lịch đã kết thúc, nhưng em vẫn cảm thấy thật háo hức. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyến
đi cùng với gia đình hơn nữa

2.Viết bài văn tả lại một giờ ra chơi (hoặc một giờ học) mà em hứng thú

Trường học là nơi lưu giữ thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Bên cạnh những giờ học tập chăm chỉ,
thì những giờ ra chơi cũng rất quan trọng với mỗi học sinh.

Vào mỗi buổi học, chúng em sẽ có mười lăm phút nghỉ giải lao. Khi tiếng trống trường vang lên, cũng là lúc
giờ ra chơi đã đến. Nhiều nhóm học sinh xuống sân trường để vui chơi. Khoảng sân trường trước đó còn yên
tĩnh, giờ trở nên thật nhộn nhịp. Nhóm thì ngồi trên ghế đá trò chuyện. Nhóm thì chơi nhảy dây, đá cầu hay
bịt mắt bắt dê. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, háo hức.

Trong các phòng học, nhiều bạn học sinh ngồi ôn lại bài cũ. Chắc hẳn giờ học sau, các bạn sẽ bài kiểm tra
nên vẫn chăm chỉ học bài. Các dãy hành lang thì nhộn nhịp tiếng bước chân, tiếng trò chuyện. Các bạn ở lớp
này cũng sang lớp khác để hỏi thăm nhau. Thỉnh thoảng, khi các thầy cô đi qua, chúng em đứng lại để chào
hỏi. Còn ở khu vực nhà thể chất, nhiều học sinh đang chơi bóng rổ, bóng chuyền hoặc cầu lông. Hôm nay,
em cùng với các bạn trong nhóm của mình xuống sân để chơi đá cầu. Cả nhóm đang chơi rất vui vẻ thì thấy
Hoàng - giáo viên dạy thể dục của lớp em đi đến. Thầy đề nghị được chơi cùng chúng em. Cả nhóm vui vẻ
đồng ý.

Mười lăm phút trôi qua thật nhanh. Tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ vào lớp. Chúng em tiếc nuối
trở về lớp học. Sân trường chẳng mấy trở lại yên tĩnh. Chỉ còn hàng cây cổ thụ đứng đó dưới buồn bã dưới
ánh nắng vàng. Thỉnh thoảng, tiếng chim ríu rít ngân vang.

Đối với chúng em, giờ ra chơi rất quan trọng. Đó là khoảng thời gian thư giãn sau những tiết học căng thẳng,
cũng như giúp tăng sự gắn kết giữa bạn bè, thầy trò. Bởi vậy, em sẽ trân trọng từng phút giây được học tập
và vui chơi dưới mái trường thân yêu của mình.

3.Em hãy viết một bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm nhất trong nhà trường hiện
nay

Trường học là ngôi nhà thứ hai với biết bao điều đáng để các em quan tâm: tình thầy trò, quan hệ bạn bè,
bạo lực học đường, rác thải, gian lận trong kiểm tra...Và với cá nhân em, vấn đề em quan tâm nhất chính là
gian lận trong kiểm tra thi cử.

Chúng ta đề hiểu kiểm tra, thi cử nhằm đánh giá năng lực học sinh qua việc thực hiện kiểm tra, thường là
kiểm tra viết trong thời gian cố định. Thông qua kiểm tra, thầy cô giáo có thể xác định năng lực học tập thật
sự của học sinh và từ đó có kế hoạch điều chỉnh cũng như phương pháp giáo dục phù hợp. Vì vậy, kiểm tra
đánh giá thật sự quan trọng và cần thiết; việc gian lận trong kiểm tra càng là vấn đề mà chúng ta cần quan
tâm hơn bao giờ hết.

Rất nhiều bạn học sinh thản nhiên cho rằng gian lận trong kiểm tra, thi cử là đương nhiên. Các bạn gian lận
để lấy điểm cao, để đạt kết quả tốt cho bản thân vui sướng, cho cha mẹ tự hào. Việc gian lận với nhiều bạn
là bình thường, đương nhiên và không gian lận mới là bất thường, là không biết điều, là đáng đời nếu bị
điểm kém.

Nguyên nhân các bạn gian lận trong kiểm tra thi cử xuất phát từ nhiều phía. Khách quan, đó là bởi thầy cô
giao lượng kiểm tra quá lớn và vô tình khiến áp lực hoc tập đè nặng lên học sinh. Ngoài ra, cha mẹ luôn luôn
yêu cầu con cái được điểm cao. Những áp lực ấy khiến học sinh phải tìm cách để có điểm tốt mà không cần
học quá nhiều. Nhưng chủ quan, đó là vì các bạn lười biếng, không thật sự nỗ lực, cố gắng, muốn "há miệng
chờ sung", muốn thỏa mãn sĩ diện, hư vinh của bản thân.

Hậu quả của gian lận trong thi cử rất nghiêm trọng. Về nhất thời, nó khiến học sinh thêm phần lười biếng.
Các bạn không trung thực với chính bản thân mình. Các bạn đánh rơi kiến thức, thậm chí đánh rơi đạo đức
do thói quen gian lận. Hiên nay là gian lận trong học tập, tương lai là gian lận trong cuộc sống. Các bạn suy
nghĩ rằng đó là đương nhiên. Điều đó sẽ khiến đời sống các bạn rơi vào bế tắc. Nó còn khiến moi người
xung quanh đánh giá về các bạn. Ý thực học tập kém, lại giỏi ỷ lại, tư tưởng lười biếng, ý thức kém ăn rễ
dần dần khiến các bạn đánh mất chính mình. Xã hội sẽ phát triển thế nào nếu con người ai cũng đi lên từ sự
gian lận, từ ý thức thái độ kém và tinh thần giả dối như vậy.

Nếu chúng ta không sớm đưa ra những biện pháp cụ thể để ngăn chặn gian lận trong thi cử thì xã hội, con
người sẽ ngày một trở nên tệ hại. Trước hết, cần giúp học sinh ý thức được về hậu quả nghiêm trọng của
gian lận trong kiểm tra, thi cử. Ngoài ra, còn cần phải thật sự giúp việc học, kiểm tra đánh giá trong kiểm
tra, thi cử trở nên chặt chẽ, có hệ thống, cụ thể. Thầy cô cần phải giám sát chặt chẽ quá trình kiểm tra, đánh
giá của học sinh. Đồng thời, giúp bạn trung thực với chính lương tâm mình và phát triển, nỗ lực trong học
tập. Hãy học và đứng trên đôi chân của mình thay vì dùng hình thức gian lận.
Tóm lại, gian lận trong kiểm tra, thi cử là điều rất tệ. Bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh phải biết để ý
thức mình. Nếu không thay đổi, không nhận thức thì chúng ta sẽ sai càng sai.
Bài tóm tắt truyện Thánh gióng
Bài tóm tắt
Theo dân gian kể lại đời vua Hùng thứ 6 có cặp vợ chồng nghèo tuy đã lớn tuổi, ăn ở phúc đức nhưng mãi
vẫn chưa có con. Khi ra đồng thấy vết chân lạ, bà vợ ướm thử thì về bỗng nhiên thụ thai, kì lạ thay đến 12
tháng cậu bé mới ra đời. Rất vui mừng hai vợ chồng đặt tên là Gióng, không như các đứa trẻ cùng lứa đến 3
tuổi mà Gióng không nói không cười.Đời vua Hùng thứ 6, giặc ngoại xâm đang xâm chiếm bờ cõi, trước
tình hình nguy cấp, nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi trong nước để đánh đuổi giặc ngoại xâm.Khi
nghe sứ giả rao, Gióng xin được đánh giặc và yêu cầu nhà vua phải trang bị vũ khí để đánh giặc.Nhà vua rất
mừng rỡ và sai người gấp rút làm ngay vũ khí để Gióng đánh giặc. Về phần mình từ khi gặp sứ giả Gióng
lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ. Sứ giả mang vũ khí đến Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ,
mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt giết giặc. Trận chiến ác liệt, roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên
đường dùng làm vũ khí để giết sạch kẻ địch. Sau khi đánh tan giặc ngoại xâm, Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn,
phi về trời.

Để ghi nhớ công lao đánh giặc của Gióng, người dân lập đền thờ và tổ chức lễ hội hàng năm.

Ý nghĩa hình tượng thánh gióng

 Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần
yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức
mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên
nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
 Gióng mang nhiều nguồn sức mạnh:
o Thần linh (vết chân)
o Cộng đồng (nuôi cơm)
o Vũ khí bằng sắt (thành tựu kỹ thuật)
o Thiên nhiên, đất nước (tre làng)
 Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu
nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân
dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, truyền thuyết
cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ấn sâu bên trong những con người kì d
*** đóng vai thánh gióng kể lại câu truyện

Ta là Thánh Gióng nhờ có công đánh đuổi giặc Ân xâm lược nên ta đã được vua phong ân Phù Đổng Thiên
Vương và được dân làng lập đền thờ ở quê nhà. Hôm nay ta sẽ kể lại chiến tích đánh đuổi giặc Ân năm đó.
Năm đó vào đời Hùng Vương thứ sáu, Ngọc Hoàng cử ta xuống giúp dân đánh đuổi quân xâm lược nên đã
cho ta đầu thai vào một gia đình ở làng Gióng, gia đình chỉ có hai vợ chồng ông lão vừa chăm chỉ làm ăn lại
vừa phúc đức. Hai ông bà ao ước có đứa con nhưng mãi không có, Ngọc Hoàng mới ban phép màu tạo ra
bàn chân to lạ thường, khi bà lão đi ra đồng nhìn thấy bàn chân rất to liền đặt bàn chân mình ướm vào, rồi
khi về nhà bà liền có thai, 12 tháng sau thì hạ sinh ra ta. Hai ông bà rất mừng rỡ trước sự khôi ngô tuấn tú
của ta, nhưng buồn thay vì sứ mệnh nên dù đã lên ba tuổi ta cũng không nói, không cười và không đi đứng
gì, cứ đặt ở đâu thì ta nằm ở đấy. Đến một ngày trước sự xâm lược của giặc Ân, nhà vua lo lắng sai sứ giả đi
tìm người tài giỏi cứu nước, đây cũng là lúc ta phải thực hiện sứ mệnh của mình, khi nghe được tiếng rao ta
liền cất tiếng nói, nói với mẹ rằng: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Khi gặp sứ giả ta liền nói với ông ta: "Ông
về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
Ông sứ giả này nghe ta nói vậy kinh hãi hồi lâu nhưng rồi liền mừng rỡ và về tâu lại lời của ta cho vua nghe,
vua nghe được tin liền truyền lệnh cho thợ ngày đêm làm thật nhanh những đồ mà ta đã yêu cầu.
Để chuẩn bị cho sứ mệnh đánh đuổi giặc sắp tới, ta bắt đầu lớn nhanh hơn, ăn mãi không no, cứ đem bao
nhiêu đồ ăn ra cũng hết, vừa ăn vừa lớn đến nỗi áo vừa mặc vào đã căng đứt chỉ. Ta ăn nhiều tới nỗi hai ông
bà lão có làm ra không đủ nuôi ta, phải nhờ cả bà con làng xóm, khi ấy vì sự nghiệp cứu nước, bà con đã rất
vui lòng góp gạo để nuôi ta, ai cũng đặt hy vọng vào ta sẽ giết được giặc, cứu đất nước. Đến một ngày, nhận
được tin giặc đã đến chân núi Trâu, tình thế vô cùng nguy cấp, người dân ai cũng hoảng hốt, khiếp sợ. Hay
thay vừa lúc đó sứ giả đã mang đến cho ta ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt, đã đầy đủ tư trang, ta liền vùng
dậy vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, lúc đó mình ta cao hơn trượng rất oai phong và lẫm liệt. Ngắm
con ngựa sắt rồi ta bước lên vỗ vào mông ngựa, con ngựa hí dài những tiếng vang dội khắp đất trời.
Mặc trên mình áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, ta nhảy lên ngựa, ngựa phun ra lửa rồi phi như bay đến nơi có
giặc. Ta không chờ giặc tấn công mà đến đón đầu và đánh giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, đi qua lớp
nào là giặc nằm chết như ngả rạ. Đang chiến trận bỗng roi sắt của ta gãy, không còn vũ khí, ta nhìn xung
quanh thấy có khóm tre bên đường liền nhổ cả cụm tre lên quật vào đám giặc. Lũ giặc trước sức mạnh của ta
bị đánh cho tan tành, đám quân tan rã, giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn, ta đuổi theo đến tận chân núi Sóc
nhưng vẫn có vài tên giặc trốn vào hẻm núi tìm đường trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù, nhân dân
vui sướng hân hoan, sau khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình, ta một mình một ngựa đứng trên đỉnh núi
Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt rồi cùng ngựa từ từ bay về trời. Vì nhớ đến công ơn của ta nên vua phong cho ta là
Phù Đổng Thiên Vương và còn lập đền thờ của ta ngay tại quê nhà làng Gióng, mỗi năm cứ đến tháng tư cả
làng lại ăn hội rất to.
Là người thực hiện sứ mệnh của Ngọc Hoàng, ta cảm thấy rất vui khi được nhìn con dân sống trong yên
bình, hạnh phúc và ấm no. Chiến công này phần chính vẫn là nhờ vào lòng tin và sức mạnh đoàn kết của
nhân dân

 Đề bài: Em hãy tưởng tượng mình là Sơn Tinh kể chuyện cưới Mị Nương và cuộc chiến Thủy Tinh

Tôi là thần Núi Tản Viên, tên Sơn Tinh, đúng với trọng trách của một vị thần cai quản một vùng núi tôi
mang trong mình sức mạnh phi thường, đó là khả năng dời núi lấp biển. Rất nhiều năm về trước, khi tôi đến
diện kiến vua Hùng xin cưới nàng Mị Nương tôi đã gặp một người có sức mạnh vô cùng đáng nể, đó là
Thủy Tinh, đó chính là người cai quản vùng sông nước, mang trong mình sức mạnh vô biên, đó chính là
điều khiển binh tôm tướng cá, điều khiển dòng nước theo lên xuống theo ý mình. Nhưng chỉ vì đến muộn,
không lấy được Mị Nương mà anh ta mang lòng hận thù, đem theo binh tướng đuổi theo tấn công tôi những
mong cướp nàng Mị Nương trở về. Nhưng hắn ta không được như ý nguyện của mình, bởi tôi đã dốc hết sức
bảo vệ Mị Nương cũng như dân chúng của mình. Với dã tâm thâm độc của mình, hắn ta năm nào cũng dâng
lũ tấn công tôi, vô tình cuốn theo hàng ngàn người dân vô tội vào cuộc chiến này.
Cuộc sống nhiều năm qua tôi luôn sống mẫu mực, hết lòng thực hiện chức trách, nhiệm vụ cuẩ mình với dân
chúng, mang đến cho dân chúng vùng ven núi cuộc sống yên bình, ấm no. Tôi rất hài lòng với cuộc sống của
mình, nhưng tôi cũng đã trưởng thành, đã đến tuổi lập gia đình, vì vậy mà tôi muốn tìm một đối tượng phù
hợp để kết hôn. Thật trùng hợp, đúng thời gian này vua Hùng Vương đang tổ chức kén rể cho nàng Mị
Nương, đó là một cô gái vô cùng xinh đẹp, nết na, có tấm lòng nhân hậu, là một đối tượng lí tưởng để kết
hôn.

Để có thể cưới được nàng Mị Nương, tôi phải trải qua rất nhiều vòng tuyển chọn khắt khe, vượt qua vô vàn
đối thủ, họ đều là những người tuấn tú, những bậc kì tài trong thiên hạ. Nhưng để vào đến vòng tuyển chọn
cuối cùng thì chỉ có tôi và một chàng trai khác, đó chính là Thủy Tinh. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Thủy
Tinh, đó là một chàng trai khỏe khoắn với nước da nâu đồng, thân hình cao lớn lực lượng, khuôn mặt khôi
ngô tuấn tú, ẩn chứa vẻ thâm trầm, sắc sảo. Dù là đối thủ nhưng tôi vô cùng cảm phục Thủy Tinh, không chỉ
bởi diện mạo xuất chúng mà còn bởi tài năng phi thường của anh ta.

Vòng tuyển chọn cuối cùng này do vua Hùng trực tiếp ra đề ứng khảo, khi gặp mặt Người đều vô cùng hài
lòng về tôi và Thủy Tinh, người đã rất kĩ lưỡng đánh giá nhưng cuối cùng không thể phân cao thấp nên đã
đưa ra đề thi là sáng sớm ngày hôm sau, nếu ai mang đầy đủ lễ vật đến thì có thể rước Mị Nương về làm vợ,
và sau nó sẽ có quyền kế thừa ngôi vị của Hùng Vương. Tôi dù không mấy quan tâm đến ngai vàng cao quý
mà vạn người ao ước kia, nhưng cưới được Mị Nương là niềm ước mong của tôi, do đó mà tôi quyết tâm tìm
kiếm được các lễ vật kia mang đến sớm hơn Thủy Tinh để mang Mị Nương về núi Tản Viên.

Lễ vật mà vua Hùng đề ra bao gồm voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, đây là những lễ vật quý
giá, hiếm có thể thấy được trong nhân gian, nhưng tôi sẽ dốc sức tìm kiếm và mang đủ lễ vật đến trước vua
Hùng để tỏ tấm lòng chân thành của mình. Có thể thấy không chỉ có tôi mà Thủy Tinh cũng vô cùng quyết
tâm, thể hiện ở nét mặt tự tin, ở cái cười nhếch mép đặc trưng của anh ta. Đây là cuộc chiến công bằng nên
chỉ cần tôi nỗ lực hết sức thì dù kết quả thắng thua như thế nào tôi cũng sẽ vui vẻ chấp nhận, thành tâm chúc
phúc cho Mị Nương nếu Thủy Tinh là người đến trước.
Những lễ vật mà Vua Hùng đề ra tuy có quý giá, khó kiếm nhưng dù sao đó cũng là những lễ vật có sẵn trên
đất liền. Nên so với Thủy Tinh thì tôi có chút lợi thế hơn, vì dù sao thì Thủy Tinh sống ở vùng sông nước,
dù có tài ba phi thường đến đâu thì cũng khó khăn trong việc tìm kiếm. Sau khi đã chuẩn bị đủ voi chín ngà,
gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, sáng sớm ngày hôm sau tôi mang lễ vật đến trước và rước được Mị
Nương trở về. Đến sau, vì không lấy được vợ mà Thủy Tinh căm phẫn, quyết tâm chặn đường tôi hòng cướp
Mị Nương, hắn ta đã không từ thủ đoạn dâng nước lên cao nhằm nhấn chìm mọi thứ, không hề quan tâm gì
đến sự an nguy của dân chúng.

Trước sự tấn công điên cuồng của Thủy Tinh, tôi nhấc từng quả núi, nâng cao đất đai tránh dòng nước dâng
cao, sau mấy tháng giao chiến ròng rã, cuối cùng sức lực của Thủy Tinh hao kiệt, đành phải ngậm cay đắng
mà rút quân, tôi bình an mang Mị Nương về núi Tản Viên, sống cuộc sống hạnh phúc. Nhưng Thủy Tinh là
một con người nham hiểm, hắn ta không chịu khuất phục mà hàng năm vẫn quay trở lại báo thù.

Dù có điên cuồng đến đâu, nhưng Thủy Tinh liên tiếp thất bại do không được lòng tin của dân chúng, những
hành động dâng lũ làm thiệt hại nặng nề đến cuộc sống của họ. Cuộc giao chiến thường kì hàng năm ấy,
được sự giúp sức, tương trợ của người dân, tôi đã giành được những chiến thắng vẻ vang, buộc Thủy Tinh
phải chấp nhận bao thất bại.

Ai ơi 9-4

Các lễ hội truyền thống chính là một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần tạo
nên một phần giá trị vô giá chứa đựng những hồn cốt, tinh hoa của một quốc gia. Thật vậy, mỗi người dân
đều cần xác định những ý thức, trách nhiệm kế thừa, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa đó của mình,
đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời kỳ hội nhập và phát triển nhanh như hiện nay. Đầu tiên, thế hệ trẻ cần có thái
độ nhận thức đúng đắn nét đẹp, giá trị của những lễ hội truyền thống. Việc nhận thức đúng đắn, hiểu và từ
đó giới trẻ sẽ yêu và càng thêm trân trọng nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của từng lễ hội. Mỗi lễ hội của Việt
Nam đều gắn với một ý nghĩa đặc biệt của đất nước mà chúng ta cần hiểu biết để có niềm tự hào về chúng.
Như lễ hội làng Phù Đổng ra đời nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng có công với dân tộc ta trong
thời vua Hùng. Thứ hai, người trẻ cần có thái độ kế thừa, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa đến từ
những lễ hội. Chúng ta có thể tích cực tham gia lễ hội ở địa phương mình cũng như đọc thêm tài liệu về lễ
hội truyền thống ở các nơi khác. Cuối cùng, người trẻ cần ý thức được sự bảo tồn và phát triển của những lễ
hội truyền thống. Bên cạnh việc truyền bá trong nước thì tiềm lực của thế hệ trẻ hoàn toàn có đủ khả năng để
mang những nét đẹp lễ hội của mình tuyệt vời ấy đi khắp thế giới. Nhờ có vậy, những bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam mới không bị xâm hại, thất truyền và biến mất mà được vinh danh và công nhận rộng rãi hơn
nữa trên toàn cầu. Trên thực tế, bên cạnh những việc làm thể hiện cho sự bảo tồn các giá trị lễ hội vô cùng
tích cực thì không khó gì để nhận thấy sự xâm hại, thất truyền và biến chất của những giá trị tốt đẹp ấy. Tóm
lại, những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc đến từ những lễ hội truyền thống cần được bảo vệ và lưu truyền
đến các thế hệ sau.

Hình tượng nhân vật Gióng có ý nghĩa:

- Biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cộng đồng

- Đại diện tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc

- Hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước
Thuyết minh ngày khai trường

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã
đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí
học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ
niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình
thương của bà tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu
hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng
ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm
nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của
người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố
mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này
lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang
đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn
chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày
mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các
bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều
với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan
trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu
nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi
đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi
giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của
bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi
mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè
nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn
hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây
rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu
vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói
văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu
sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi
trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu.
Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ,
người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó
tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng
với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô
giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của
cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ
hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen
chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở
lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng
nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn
một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.

Kể lại sự kiện thứ 7

Bố tôi công tác cách nhà gần 50 cây số nên cuối tuần mới về và do đó chỉ có chiều thứ bảy thì cả nhà tôi mới
được đông đủ.

Không khí gia đình tôi những ngày cuối tuần thường rộn ràng hơn và nhất là vào ngày thứ bảy, bởi cả ba mẹ
con tôi, ai cũng ngóng bố về, và liên tục nhắc đến bố. Nào là tiếng cái Út nũng nịu hỏi:

– Bố sắp về chưa hả mẹ?

Mẹ âu yếm trả lời:

– Chỉ một lát nữa bố sẽ về nhà. Con ngoan bố về sẽ có quà, còn hư là bố không cho đâu.
Con bé nghe vậy cười tít mắt:: – Con ngoan nhất nhà, mẹ nhỉ.

Quay sang tôi nó tranh:

– Em ngoan hơn chị, bố sẽ cho em nhiều quà hơn.

Tôi mỉm cười ra dáng chị cả:

– Chị sẽ nhường cho em hết. Được chưa. Bây giờ em lên nhà đợi bố để mẹ với chị nấu cơm.

Biết bố thích ăn canh cua, chiều thứ bảy nào mẹ cũng mua cua về để làm món bố thích. Và tôi thường quanh
quẩn bên chân mẹ để phụ giúp. Chiều hôm nay cũng vậy, mẹ chuẩn bị mọi thứ từ sáng, đợi đến lúc bố sắp
về đến nhà, hai mẹ con lại tíu tít chuẩn bị.

Đang mải mê nấu nướng hai mẹ con tôi bỗng nghe thấy Út gọi í ới:

– Mẹ ơi, bố về. Bố về rồi! Tiếng nó lại lảnh lót

– Con chào bố ạ. Bố có mua quà cho con không.

Tôi và mẹ chạy lên nhà, bố đã bế Út và lấy quà cho bé. Con nhỏ sung sướng ôm cổ bố.

Bố quay sang tôi hỏi:

– Con đang nấu cơm hả. Con ngoan lắm.

Bố cất cặp sách vào nhà, mẹ đã kịp mang một chậu nước mát lạnh cho bố rửa mặt, còn tôi chạy đi lấy cho bố
một cốc nước mát.

Một lát sau cả nhà tôi đã quây quần bên mâm cơm nóng hổi, từ lúc bố về Út luôn ngồi cạnh, kể cả lúc ăn
cơm. Nó còn đòi gắp thức ăn cho bố, bố vừa đưa bát ra trao cho nó gắp thức ăn vào thì nó lại đánh rơi ngay
xuống đất, cả nhà được một phen cười. Bố vừa cười vừa nói:

– Con gái bố ngoan lắm! Tuần này con có được phiếu bé ngoan không?

Nhắc đến phiếu bé ngoan, bé vội vàng tụt xuống đất lon ton đi lấy ra khoe với bố. Bố vui sướng nhìn bé rồi
quay sang hỏi tôi:

Thế con được mấy điểm mười?

Tôi tự hào khoe với bố:

– Con vẫn luôn dẫn đầu lớp, tuần này bố phải thưởng cho con một chuyến đi công viên đấy.

Nghe đến công viên, Út vội hét lên:

– Con đi mấy?

– Ừ! Bố sẽ đưa cả nhà đi.


Tôi còn kể cho bố nghe chuyện trường lớp ra sao, chuyện nhà tuân qua ra sao. Bố nhìn chúng tôi đầy yêu
thương, trìu mến.Ăn cơm xong, cả nhà tôi đi dạo phố và ăn kem ở Bờ Hồ, thật vui. Buổi tối thứ bảy đường
phố thật đông đúc, tấp nập. Hai chị em tôi ca hát líu lo. Tôi chỉ mong ngày nào cũng là thứ bảy để cả nhà tôi
được ăn cơm bên nhau.

 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Đêm Giao Thừa

Trong nền văn hóa truyền thống của Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thì

tết âm, hay Tết Nguyên Đán là một dịp lễ đặc biệt quan trọng trong năm, người người nhà nhà cùng gác lại tất cả mọi việc

về sum họp, nghỉ ngơi và chuẩn bị cho một năm mới sung túc đầy đủ. Ở Việt Nam Tết là một phong tục cổ truyền đã có từ

thời các vua Hùng dựng nước và giữ nước, trong đó khoảnh khắc giao thừa được đặc biệt coi trọng trong dịp Tết, đánh dấu

khoảnh khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, đi kèm với một số hoạt động văn hóa đặc sắc.

Giao thừa theo định nghĩa trong Hán việt từ điển giản yếu của Từ Duy Anh thì có nghĩa là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy - Lúc

năm cũ qua, năm mới đến", tức là khoảnh khắc chuyển giao giữa ngày cuối cùng của năm cũ với ngày mùng một đầu năm

mới bắt đầu từ giờ Tý (từ 0h00 ngày mùng một tháng giêng). Đêm giao thừa còn có tên gọi khác là đêm Trừ tịch mà theo

quan niệm của người xưa đây là lúc trời đất có sự giao hòa âm dương, thay đổi sinh khí trời đất, vạn vật được tắm một sức

sống mới trở nên tươi mới để bắt đầu một năm mới đầy hy vọng. Chính vì vậy ở các quốc gia quan trong thuyết âm dương

ngũ hành như Việt Nam, đêm giao thừa là khoảng thời gian linh thiêng và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thậm chí là hơn

cả những ngày đầu năm mới. Không chỉ đánh dấu sự trường thọ của người già và sự trưởng thành của những người trẻ trong

năm mới mà còn có ý nghĩa xua đuổi những tà ma, vận hạn đen đủi, khởi đầu một năm mới hoàn toàn tươi đẹp. Trong Tết

cổ truyền của dân tộc những ngày cuối năm đặc biệt là ngày 30 tết, là ngày tuy bận rộn, tất bật chuẩn bị nhiều thứ nhưng

cũng lại là ngày vui vẻ và nhiều cảm xúc nhất. Khi ấy cả gia đình cùng quây quần bên nhau, mỗi người một việc dọn dẹp

trang hoàng nhà cửa sạch sẽ, trưng hoa đào, hoa mai, lại thêm một cây quất trĩu quả cho không khí thêm phần náo nhiệt, vui

mừng. Người thì gói bánh chưng, thịt gà, chuẩn bị mâm cơm tất niên, với những món ăn truyền thống bao gồm giò chả,

miến, mọc, nhang, đèn,...

Trong buổi tối giao thừa hình ảnh thường thấy của các gia đình Việt Nam ấy là cảnh gia đình sum họp ngồi bên nhau cùng

ăn bữa cơm, ôn lại những câu chuyện buồn vui của cả năm qua, bên ngoài là nồi bánh chưng sôi sùng sục chờ đến giờ vớt

bánh. Trong phong tục truyền thống của Việt Nam đêm giao thừa thường diễn ra một số hoạt động đặc biệt quan trọng,

mang ý nghĩa tâm linh. Đầu tiên phải kể đến việc cúng giao thừa, gia chủ chuẩn bị hai mâm cơm cúng đầy đủ, bao gồm các

món ăn truyền thống không thể thiếu như gà luộc nguyên con, bánh chưng một cặp, măng miến, mọc, giò chả, được sắp xếp

trang trọng tinh tế, cùng với rượu ngon, nhang đèn mới, mâm ngũ quả... Đúng vào thời khắc 0h00 của ngày mùng một

người chủ gia đình sau khi đã tắm rửa sạch sẽ, ăn vận lịch sự chu đáo, sẽ tiến hành cúng bái thắp hương, đọc lời khấn gọi

ông bà tổ tiên và các vị thần thánh về, đồng thời cầu chúc, mong mỏi những điều may mắn sẽ về với nhà mình trong năm

mới. Thông thường lễ cúng sẽ tiến hành ở ngoài trời trước sau đó với đến trong nhà. So với ngày xưa thì phần cúng lễ giao

thừa ngày nay đã được nhân dân tà làm đơn giản hóa đi rất nhiều nhưng vẫn gìn giữ được những nét đẹp trong phong tục

truyền thống, tâm linh của dân tộc. Hoạt động thứ hai cũng diễn ra một cách phổ biến ấy là việc mọi người cùng nhau đi lễ

đình đền, xin lộc đầu năm, kết hợp với việc chọn hướng đi hợp với tuổi của mình để có được nhiều may mắn hơn trong năm

tới, tránh những việc xui rủi. Một phong tục cũng khá thú vị và quan trọng trong khoảnh khắc đầu năm mới ấy là tục xông
nhà hay xông đất đầu năm, sau khi cúng giao thừa xong, trong gia đình có thể chọn ra một người hợp tuổi để tự xông đất

cho nhà mình, hoặc có thể nhờ anh em bạn bè thân thiết đến xông nhà cho mình ngày đầu năm, và người xông nhà có ý

nghĩa mang lại may mắn sự thuận lợi cho gia chủ trong năm mới, đối với một số gia đình hiếu quý, họ còn có thể tặng cho

người xông đất bao lì xì đầu năm coi như là lời cảm ơn, chúc phúc. Bên cạnh đó, các hoạt động đếm ngược từng giây để

chào đón năm mới và tụ tập tại các quảng trường xem pháo hoa ngày đầu năm lại diễn ra khá phổ biến tại các thành phố lớn,

được nhiều các bạn trẻ yêu thích và hưởng ứng mạnh mẽ. Còn một số gia đình khác thì giao thừa lại là lúc mọi người quây

quần với nhau ăn bữa cơm tất niên rũ bỏ hết mọi chuyện vướng bận trong năm cũ, cùng đón xem một chương trình đặc sắc

ví như Táo Quân, Gala cười, các chương trình ca múa nhạc mừng xuân, nghe Chủ tịch nước đọc lời chúc mừng năm mới,...

vừa cắn hạt dưa ăn mứt bánh, tận hưởng khoảnh khắc bình yên vào giây phút thiêng liêng khi nghe mùi nhang vương vấn

quanh quẩn bên nhà.

Đêm giao thừa ngày xưa so với ngày nay có thể đã có nhiều khác biệt, thế nhưng những giá trị mang tính truyền thống,

những vẻ đẹp ý nghĩa tâm linh của thời khắc đặc biệt này vẫn chưa từng bị mai một, mà nó vẫn hiện hữu trong trái tim mỗi

con người Việt Nam. Dù có thể không cỗ bàn thịnh soạn, mai, cúc xum xuê, thế nhưng sự đầm ấm trong không khí sum họp

điền viên vào những ngày cuối năm mới là những thứ đem lại cho con người nhiều xúc cảm, niềm vui trước thềm năm mới

đến.ps://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-dem-giao-thua-58338n.aspx

Dàn Ý Kể Lại Một Buổi Sinh Hoạt Lớp Em

1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về buổi sinh hoạt lớp em: Diễn ra trong hoàn cảnh, không gian, thời gian như thế nào?

2. Thân bài
- Kể lại diễn biến buổi sinh hoạt:
+ Các tổ trưởng, cán bộ lớp báo cáo tình hình học tập, hoạt động của lớp trong tuần qua.
+ Lớp trưởng tổng kết thi đua của tuần và thông báo kế hoạch của tuần tới.
+ Cô giáo chủ nhiệm nhận xét, biểu dương khen ngợi những cá nhân có thành tích tốt, giảng giải và động viên các bạn chưa
tốt rút kinh nghiệm để xây dựng tập thể lớp luôn đoàn kết, vững mạnh.
- Kết thúc buổi sinh hoạt.

3. Kết bài
- Cảm xúc của em về buổi sinh hoạt lớp đó.
- Lời hứa hẹn của bản thân...
Kể lại một buổi sinh hoạt lớp em,

Một tuần học tập của chúng em lại sắp trôi qua, thời gian trôi thật nhanh mới thứ hai đầu tuần ngồi chào cờ dưới sân trường

hôm nay đã là thứ bảy và chúng em lại có buổi sinh hoạt tổng kết. Giờ sinh hoạt cuối tuần cũng là giờ được chờ mong nhất

vì có những trò chơi và luôn ngập tràn tiếng cười. 

Buổi sinh hoạt vào tiết cuối của thứ bảy, sau 4 tiết học tập căng thẳng, tiết sinh hoạt là tiết để chúng em thư giãn, tổng kết

lại các hoạt động nề nếp, học tập, rèn luyện của cả lớp sau một tuần. Đầu tiên cô giáo chủ nhiệm sẽ lên lớp rồi yêu cầu các

bạn tổ trưởng báo cáo tình hình nề nếp, học tập của các thành viên trong tổ. Bạn nào đi học muộn, không quàng khăn đỏ

hoặc nói chuyện trong giờ học hay tất cả các hành vi vi phạm nội quy của trường, lớp đều được ghi lại, bên cạnh đó bạn nào

đạt thành tích tốt, điểm cao, giúp đỡ bạn bè hay làm việc tốt lại được tuyên dương trước lớp. Nhờ bản báo cáo của tổ trưởng
cô giáo sẽ nắm sát được tình hình của từng học sinh trong lớp. Lớp trưởng là người tổng kết mọi hoạt động của lớp, báo cáo

thi đua và đưa ra phương hướng cho tuần tới. Sau cùng cô giáo chủ nhiệm sẽ đưa ra quyết định thưởng - phạt cho từng bạn,

những lỗi nhẹ cô sẽ phạt lên hát hoặc múa một bài, và khi đó là lúc lớp em vui nhộn nhất.

Cũng nhờ những buổi sinh hoạt mà lớp chúng em thêm đoàn kết, gắn bó, thấu hiểu nhau hơn, giúp đỡ nhau nhiều hơn và

cùng nhau cố gắng học tập. Hơn thế còn tìm ra được những tài năng như hát hay, nhảy đẹp, múa dẻo, đối với em giờ sinh

hoạt lớp thật ý nghĩa. 

Thuyết minh về Tết trung thu

Hằng năm, tới ngày rằm tháng tám âm lịch, trẻ con khắp nước ta được người lớn cho rước đèn, ăn bánh nướng, bánh dẻo và

múa lân thật là vui. Ngày ấy chinh là tết Trung thu - cái tết gắn bó với người Việt Nam, trẻ em Việt Nam đã từ lâu.

Tết Trung thu rất gắn bó với người Việt Nam ta nhưng chắc ít ai biếi rằng tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu. Từ thế kỉ VIII

(713 — 755), thời Đường Minh Hoàng đã có tục vui tết Trung thu. Sách xưa chép rằng: nhân một rằm tháng tám, khi cùng

các con ngắm trăng tròn, vua Đường ao ước được lên trên trời một lần. Tết Trung thu rất gắn bó với người Việt Nam ta

nhưng chắc ít ai biếi rằng tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu. Từ thế kỉ VIII (713 — 755), thời Đường Minh Hoàng đã có

tục vui tết Trung thu. Sách xưa chép rằng: nhân một rằm tháng tám, khi cùng các con ngắm trăng tròn, vua Đường ao ước

được lên trên trời một lần. Gạo rang rồi xay hoặc giả nhỏ mịn, nhào với nước đường ngan ngát mùi hoa bưởi. Tất cả các

công đoạn trên đều do tay người thợ “nghệ” đảm nhiệm. Tết Trung thu đã trở thành tập tục văn hóa của người Việt Nam

trong mỗi làng, mỗi xóm, mỗi phường... Nó rất gắn bó với mỗi người Việt Nam ta. Chúng ta cần giữ gìn tập tục văn hóa này

sao cho cả thế giới đều biết đến để Tết Trung thu ngày càng rực rỡ, không bị mai một theo thời gian.Một loại bánh mà

không thể thiếu trong Tết trung thu đó chính là Bánh trung thu. Bột được cho vào khuôn. Dỡ khuôn là chiếc bánh hiện rõ

những hoa văn chìm nổi của bông hồng nở tám cánh hoặc mười cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo, ngọt đậm, thơm dịu. Phần

nhân bánh nhất thiết do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng: rang và ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạnh
nhân, hạt dưa, ướp nhân, tạo hương cho nhân... Mãi về sau này người ta mới phá cách cho lạp xưởng vào. Nhân bánh được

cải tiến với nhiều sáng kiến. Bánh nướng và bánh dẻo cũng có hai loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, hạt sen... ăn rất dịu và

thoảng hương đồng gió nội. Chúng mang hương vị, thanh sắc Việt Nam thanh cao, thanh nhã.Tết Trung thu còn có rất nhiều

trò chơi không chỉ cho trẻ em, mà còn làm cho cả người lớn vui vẻ và thoải mái hơn sau những ngày làm việc vất vả. Trò

múa sư tử, múa lân không thể thiếu được trong những ngày này. Trước đây, tại các tư gia thường treo giải thưởng bằng tiền.

Sau một hồi múa, lân nhảy lên lấy thưởng. Thật là vui nhộn, náo nhiệt. Người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo

đèn kết hoa, nhảy múa ca hát theo nhịp trống. Những cuộc rước đèn với bao loại đèn đặc sắc, rực sáng trong đêm như để

các em vui chơi với chị Hằng: đèn ông sao, đèn lồng, đèn con thỏ, đèn kéo quân rực sáng làm mất đi cái ảm đạm, tăm tối

của ban đêm.Tết Trung thu đã trở thành tập tục văn hóa của người Việt Nam trong mỗi làng, mỗi xóm, mỗi phường... Nó rất

gắn bó với mỗi người Việt Nam ta. Chúng ta cần giữ gìn tập tục văn hóa này sao cho cả thế giới đều biết đến để Tết Trung

thu ngày càng rực rỡ, không bị mai một theo thời gian.

Bạo lực học đường


Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên
người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự
suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. 
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình. Đó là cách cư xử thiếu văn
minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải
quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với
nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu
thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô
dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị.
Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng
muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc
chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt
nghiêm khiến học sinh coi thường.
Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường? Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân
trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong
nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp với các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết
nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?
Bạo lực học đường là hiện tượng không tốt đối và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Việc ngăn
chặn, phòng chống, đấu tranh loại bỏ bạo lực học đường rất thiết thực và cần thiết. Hãy cùng chung tay để
nói không với bạo lực học đường. Xây dựng một môi trường giáo dục văn minh và nhà trường sẽ là nơi để
học, để phát triển nhân cách, kỹ năng trong mỗi cá nhân.

Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20 tháng 11 là một dịp lễ lớn thầy cô giáo. Và em vẫn còn nhớ mãi về buổi lễ kỉ niệm ngày Nhà

giáo Việt Nam đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.

Ngày hôm đó, ngôi trường cấp hai của em dường như khác hẳn so với mọi khi. Sân trường rất sạch sẽ. Những hàng ghế

được xếp ngay ngắn. Ở phía trên khu vực sân khấu treo một tấm băng rôn màu xanh. Dòng chữ màu trắng nằm ở chính giữa

vô cùng nổi bật “LỄ KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11”. Phía bên dưới là tên trường “THCS….”. Hai bên

sân khấu cũng được treo những lá cờ đỏ thắm. Thầy cô đều ăn mặc rất trang trọng. Các thầy mặc quần âu, áo sơ mi. Còn các

cô giáo thì mặc áo dài.Buổi lễ mít tinh được bắt đầu vào đúng bảy giờ ba mươi phút. Một hồi trống giòn giã thay cho lời yêu

cầu học sinh ổn định chỗ ngồi. Những tiết mục văn nghệ do các anh chị học sinh trình bày đã mở đầu cho buổi lễ. Những

bài hát như “Bụi phận”, “Người thầy”... vang lên gợi niềm xúc động dạt dào. Sau đó, thầy hiệu trưởng đã gửi lời tri ân đến

các thầy. Tiếp đến, đại diện cho học sinh toàn trường - chị Nguyễn Phương Thảo - học sinh lớp 5A, cũng đã lên phát biểu

cảm xúc và gửi lời cảm ơn đến toàn bộ cán bộ, nhân viên và thầy cô giáo trong trường. Sau lời phát biểu, những tràng pháo

tay vang lên giòn giã.Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan, phấn khởi của thầy và trò. Nhiều học sinh cũ về thăm lại thầy cô

- những người có công ơn dạy dỗ họ nên người. Tình yêu thương, sự kính trọng và niềm xúc động hiện diện trên khuôn mặt

của cả thầy và trò. Nhà Nhà giáo Việt Nam cũng là dịp để các bậc phụ huynh gửi lời tri ân đến những người đã dạy dỗ con

cái của họ nên người. Sau buổi lễ, chúng em đã đến gặp và gửi tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm.Một ngày lễ thật ý

nghĩa để tôn vinh thầy cô - những người lái đò thầm lặng đã đưa biết bao chuyến đò đến bờ của thành công.
Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa bằng lời Sọ Dừa
Tôi tên là Sọ Dừa. Ngày hôm nay tôi muốn kể cho các bạn nghe về câu chuyện cuộc đời của mình.
Cha mẹ tôi là những người nông dân hiền lành và rất chăm chỉ làm việc, dù cuộc sống nghèo khó nhưng
luôn sống vui vẻ với làng xóm. Tuy nhiên, chỉ có một điều khiến hai người phiền lòng là dù đã tuổi cao
nhưng chưa có một đứa con. Một hôm, mẹ tôi vào rừng lấy củi. Trời nắng to nên mẹ khát nước, nhìn thấy
chiếc sọ dừa bên gốc cây có đựng nước mưa, mẹ đã uống dòng nước mát đó. Và rồi, tôi đã được đầu thai
như thế. Cha mẹ rất vui mừng những ngày mang thai tôi. Ít lâu sau, cha qua đời và mẹ sinh ra tôi, không có
chân tay và người tròn lông lốc như một quả dừa. Mẹ buồn lòng định vứt tôi đi, tôi bỗng lên tiếng: “Mẹ ơi!
Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp”. Tôi nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn
mặt mẹ và mẹ đặt tên cho tôi là Sọ Dừa.
Khi tôi lớn lên và mẹ dần già yếu, tôi bèn xin với mẹ cho đến nhà phú ông chăn bò để kiếm tiền phụ giúp
mẹ. Lúc đầu, phú ông ngần ngại nhưng rồi cũng đồng ý cho tôi làm việc. Hàng ngày, tôi lăn sau đàn bò ra
đồng để chăn, đến tối lại lăn sau lùa chúng về chuồng. Cả đàn bò đều béo tốt khiến phú ông mừng rỡ vô
cùng.
Vào những ngày mùa bận rộn, khi người làm ra đồng làm việc, phú ông đã sai ba cô con gái lần lượt mang
cơm ra cho tôi. Hai người chị gái rất kiêu kì và thường hắt hủi tôi, chỉ có cô út đối đãi với tôi rất tử tế. Đến
hôm cô út mang cơm ra cho tôi, khi đó tôi đã cất tiếng sáo du dương cho đàn bò gặm cỏ. Cô đã ngạc nhiên
khi nhìn thấy tôi trong hình dạng mới: một chàng trai khỏe mạnh bình thường, khuôn mặt tuấn tú đang ngồi
trên chiếc võng đào. Khi biết cô đến, tôi bỗng trở lại hình dạng Sọ Dừa như cũ. Nhiều lần như vậy, cô biết
tôi không phải người thường và yêu mến tôi. Chính tấm lòng nhân hậu của cô út cũng đã khiến tôi đem lòng
yêu thương người con gái ấy.
Cuối mùa ở thuê năm đó, tôi về nhà và giục mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho tôi. Mẹ vô cùng sửng sốt
nhưng thấy tôi năn nỉ, quyết tâm nên bà đã chiều lòng. Thấy mẹ tôi đến, phú ông đã mỉa mai và ra điều kiện
thách cưới: “Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo,
mười vò rượu tăm đem sang đây.” Nhìn mẹ lo âu, tôi đã động viên mẹ yên tâm để tôi lo lắng mọi việc.
Đến ngày cưới, tôi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật và cô út bằng lòng lấy tôi. Cỗ bàn được bày biện linh đình. Lúc
rước dâu, tôi đã hóa thân thành chàng trai khôi ngô tuấn tú bên người vợ xinh đẹp, hiền hậu của mình khiến
mọi người đều ngạc nhiên và mừng rỡ.
Vợ chồng tôi đã sống bên nhau hạnh phúc. Tôi chăm chỉ ngày đêm miệt mài học tập và trong kì thi năm đó,
tôi đỗ trạng nguyên. Triều đình cử tôi đi sứ. Trước lúc lên đường, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con
dao và hai quả trứng gà để phòng thân.
Ganh tị với những thứ vợ tôi có được, hai người chị vợ đã tìm cách hãm hại. Họ rủ vợ tôi chèo thuyền ra
biển rồi đẩy nàng xuống dòng nước sâu. Nàng đã bị cá kình nuốt chửng nhưng may mắn khi cầm theo những
đồ dùng tôi tặng mà thoát chết. Nàng cầm con dao mổ bụng cá, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Hai quả
trứng gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng nàng.
Khi đi sứ trở về, tôi vô cùng tức giận khi biết tin vợ mất tích, Tôi bèn đi thuyền ra đảo thì nghe tiếng gà
trống gáy to: "ò… ó… o... Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về."
Cho thuyền vào đảo thì biết đó chính là vợ tôi. Gặp lại nhau, chúng tôi mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà,
tôi mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế
khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc
xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy em mình thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
Từ đó, vợ chồng tôi và mẹ sống hạnh phúc bên nhau. Sự biến mất hai người chị vợ không rõ tung tích khiến
tôi cũng buồn nhưng đó là bài học cho những kẻ ích kỉ, tham lam và độc ác.

You might also like