You are on page 1of 81

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

THỰC TẾ CHUYÊN MÔN 1

HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ MIỀN TÂY NAM BỘ

Nhóm sinh viên thực hiện:

Lê Hoàng Nhật Minh

Nguyễn Thị Hồng Thiết

Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Bùi Thị Anh Thư

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2022


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................5
2. Ý nghĩa khoa học của chuyến học tập thực tế..........................................6
3. Ý nghĩa thực tiễn của chuyến học tập thực tế..........................................6
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................7
PHẦN 1: VẼ CUNG ĐƯỜNG................................................................................7
PHẦN 2: NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH.....................................................................8
NGÀY 1: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THÀNH PHỐ CÀ MAU.......................8
NGÀY 2: THÀNH PHỐ CÀ MAU – THÀNH PHỐ RẠCH GÍA...........................12
NGÀY 3: THÀNH PHỐ RẠCH GÍA – THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC......................14
NGÀY 4: THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC.....................................................................18
NGÀY 5: THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC – THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC.....................21
NGÀY 6: THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC - THÀNH PHỐ CẦN THƠ........................23
NGÀY 7: THÀNH PHỐ CẦN THƠ - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH....................25
PHẦN 3: GIỚI THIỆU CÁC ĐIỂM DANH THẮNG, DI TÍCH.......................28
3.1. Chùa Som Rong (Sóc Trăng)............................................................................28
3.2. Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu ( Bạc Liêu )..............................................30
3.3. Khu du lịch Mũi Cà Mau ( Cà Mau )................................................................33
3.4. Chùa Hùng Long ( Thành phố Phú Quốc ).......................................................35
3.5. Suối Tranh ( Thành phố Phú Quốc ).................................................................36
3.6. Cơ sở nuôi ong lấy mật - Trang trại mật ong Đảo Ngọc ( Thành phố Phú Quốc )
................................................................................................................................. 38
3.7. Cơ sở sản xuất nước mắm Khải Hoàn ( Thành phố Phú Quốc )........................39
3.8. Chợ đêm Dương Đông ( Thành phố Phú Quốc )...............................................41
3.9. Chùa Hộ Quốc ( TP. Phú Quốc ).......................................................................43
3.10. Nhà tù Phú Quốc (TP. Phú Quốc)...................................................................46
3.11. Bãi Sao (TP. Phú Quốc)..................................................................................48
3.12. Nghề nuôi trai lấy ngọc (TP. Phú Quốc).........................................................49
3.12. Grand World – Thành phố không ngủ (TP. Phú Quốc)...................................52
3.13. Khu di tích lăng Mạc Cửu ( TP. Hà Tiên )......................................................54
3.14. Chùa Phù Dung ( TP. Hà Tiên )......................................................................55
3.15. Khu du lịch Rừng Tràm Trà Sư ( TP. An Giang )...........................................57
3.16. Miếu Bà Chúa Xứ ( Thành phố Châu Đốc )....................................................60
3.17. Lăng Thoại Ngọc Hầu ( Thành phố Châu Đốc ).............................................63
3.18. Chùa Tây An ( Thành phố Châu Đốc )...........................................................66
3.19. Chợ nổi Cái Răng ( TP. Cần Thơ )..................................................................70
3.20. Di tích Đạo Dừa ( TP. Bến Tre ).....................................................................74
3.21. Cù Lao Thới Sơn - Cồn Lân ( TP. Bến Tre )...................................................77
KẾT LUẬN............................................................................................................78
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................80
PHẦN MỞ ĐẦU

Lời đầu tiên, nhóm em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến với nhà
trường và Trung tâm Hỗ trợ sinh viên đã tổ chức cho chúng em một chuyến đi thực
tế vô cùng ý nghĩa, hỗ trợ tụi em hết mình trong lần đi này từ việc sắp xếp lịch trình
cho hợp lí rồi đến tìm quán ăn, nơi ở để chúng em có thể trải nghiệm các dịch vụ
một cách tốt nhất. Ngoài ra nhóm em còn đặc biệt dành lời cảm ơn đến bác Phụng,
người đưa chúng em đi đến nơi về đến chốn và anh Đức người có phần vất vả
không kém trong chuyến thực tế vừa qua vì đã giúp chúng em rất nhiều về việc di
chuyển, sắp xếp hành lí. Lời cảm ơn tiếp theo nhóm xin được gửi đến anh Trường_
một người thầy cũng như là một người anh thân thiết đã mang đến cho toàn thể xe 3
những bài học, những kinh nghiệm thực tế, những lời khuyên bổ ích và cần thiết
làm hành trang cho chúng em sau này. Ngoài ra nhóm còn muốn gửi lời cảm ơn đến
cô Thư, cô Uyển, cô Hạnh và chị Tuyền vì đã dành thời gian để đi cùng với chúng
em trong chuyến hành trình 7 ngày 6 đêm, tận tụy lo cho chúng em mỗi khi đoàn có
bạn bệnh và cố gắng sắp xếp chia nhau ra để chúng em không bị tủi thân trong
chuyến hành trình. Và lời cảm ơn cuối cùng của nhóm, chúng em xin được gửi đến
tất cả các bạn và các anh chị k20 đồng hành trong chuyến đi này đã cùng nhau tạo
ra những tiếng cười và những kỷ niệm thật vui trong hành trình 7 ngày 6 đêm cùng
nhau.

1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh_vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc đã
từng có quan niệm nhắn nhủ đến các thế hệ mai sau rằng “Học đi đôi với hành”.
Quan niệm có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta đến nỗi ta thường quên mất đi hay
bỏ lỡ bước quan trọng nhất sau “Học” là phải “Hành”. Học tập trên sách vở chưa
bao giờ là đủ, chúng ta không thể nào tiếp thu bài giảng trên lớp một cách trọn vẹn
thông qua các hình ảnh hoặc các video clip, chúng ta cũng không thể nào nhớ hết
được những kiến thức, lý thuyết suông trên sách giáo trình. Có đi thực tế, chúng ta
mới có được những kĩ năng cần thiết cho công việc sau này, đây cũng là những
bước đầu tiên mà chúng ta cần phải vững để làm tiền đề phát triển bản thân. Chuyến
đi thực tế chuyên môn 2 cũng là một cơ hội thử sức cho sinh viên tiếp cận với nghề
trước khi ra trường và bắt đầu vào công việc và chúng ta cũng sẽ thiếu mất đi rất
nhiều kiến thức thực tiễn nếu như không có chuyến đi thực tế chuyên môn lần này.
Ngoài ra, chuyến đi học tập thực tế này vừa là một chuyến đi học tập, cũng
vừa là một sân chơi để chúng ta có cơ hội nối chặt sợi dây liên kết lại với nhau. Với
số lượng hơn 120 con người đối với ngành Việt Nam học, nếu chỉ học trên lớp
chúng ta cũng rất ít có cơ hội để làm quen, học tập lẫn nhau nhưng nhờ hành trình đi
thực tế 7 ngày 6 đêm này đã gắn kết những cá thể khác biệt thành một tập thể đặc
biệt. 7 ngày 6 đêm không quá ngắn cũng không quá dài nhưng đủ để chúng ta viết
nên trang nhật kí vui vẻ cùng nhau, những tràn cười không riêng xe 3 mà còn có sự
đồng hành của các xe khác; 7 ngày 6 đêm cũng đủ để chúng ta học tập những điểm
mạnh lẫn nhau, tự nhận thức rằng bản thân có những ưu điểm và hạn chế gì so với
các bạn, từ đó phát huy những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm của bản
thân.
Chính vì nhận thấy được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa “Học” và
“Hành” và những lợi ích to lớn của chuyến đi mang lại nên nhóm chúng em đã
quyết định chọn chuyến đi thực tế chuyên môn 2 lần này để cả nhóm cũng như là
riêng bản thân em có thể trau dồi thêm nhiều kĩ năng, học tập được các kinh nghiệm
từ bạn bè, thầy cô và những người đi trước.
2. Ý nghĩa khoa học của chuyến học tập thực tế
Đề tài cũng cung cấp được một số lượng lớn kiến thức về văn hóa; các loại
hình văn hóa; các điểm di tích, danh thắng, con người, cũng như là các dịch vụ:
khách sạn, nhà hàng, ẩm thực,…
3. Ý nghĩa thực tiễn của chuyến học tập thực tế
Đề tài sẽ là nguồn tài liệu phong phú cho các nhà cung ứng du lịch, các công
ty du lịch và lữ hành nắm bắt được những thế mạnh, tiềm năng của du lịch văn hóa
tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ và những mặt hạn chế và giải pháp khắc phục trong
việc khai thác tiềm năng du lịch tại nơi đây.
PHẦN NỘI DUNG

PHẦN 1: VẼ CUNG ĐƯỜNG

Cung đường hành trình khám phá miền Tây Nam Bộ


PHẦN 2: NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH
2.1. NGÀY 1: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THÀNH PHỐ CÀ MAU
Vào lúc 5g00 sáng ngày 17/10/2022 toàn thể các bạn sinh viên K21 và một
số anh chị K20 bắt đầu tập trung tại điểm hẹn trường Đại học Sài Gòn.
Đến 5g30 các bạn sinh viên bắt đầu tập hợp tại xe của mình để chất vali và
ổn định chỗ ngồi. Sau đó thầy Trường - anh hướng dẫn viên đồng hành cùng xe 3
của nhóm chúng em bắt đầu điểm danh. Sau khi điểm danh đầy đủ, cả 4 xe bắt đầu
lăn bánh bắt đầu chuyến hành trình khám phá miền Tây Nam Bộ trong niềm hứng
khởi và hân hoan của các bạn sinh viên. Trên chuyến xe 03 lần này của chúng em
còn có sự tham gia của các anh chị K20. Nhưng có lẽ vì là ngày đầu nên mọi người
vẫn chưa thể hòa nhập với nhau. Các anh chị K20 và nhiều bạn sinh viên khá trầm
lắng. Riêng nhóm tụi em thì lại cứ liên tục nhốn nháo và vô cùng hào hứng khi
chuyến hành trình bắt đầu. Bầu không khí nhộn nhịp của tụi em bị phá tan bởi tiếng
nói của anh Trường. Anh cất tiếng nói " Halooo 1,2,3 " với giọng điệu rất nhẹ
nhàng. Và từ đó đây cũng là câu quen thuộc được anh dùng để đánh thức tụi em
thức dậy trong suốt chuyến hành trình 7 ngày 6 đêm này. Anh bắt đầu giới thiệu về
bản thân và các thành viên đồng hành cùng với xe 03 như bác Phụng tài xế, anh
Đức phụ xe, chị Tuyền, cô Hạnh. Sau phần giới thiệu anh bắt đầu giao lưu với các
bạn sinh viên và chia sẻ các kỹ năng cơ bản của một hướng dẫn viên từ những thứ
nhỏ nhặt nhất như cách đứng trên xe; cách cầm micro; phát nón, nước cho khách;
lúc cầm nón, nước phát cho khách phải cầm thế nào cho chuyên nghiệp;… Anh còn
cho từng bạn lên làm thử để dễ dàng nắm được các kỹ năng hơn. Việc đó khiến tụi
em cảm thấy dễ hiểu hơn rất nhiều. Kế tiếp đó là anh Trường nói về một số các vấn
đề, các kinh nghiệm thực nghiệm của anh đối với công việc hướng dẫn viên. Anh kể
ra rất nhiều các trường hợp thường gặp khi đi tour và song song đó cũng đưa ra
nhiều giải pháp giải quyết. Nghe qua những gì anh chia sẻ, em cảm thấy rất ngưỡng
mộ anh cũng như những anh/chị đang theo làm ngành nghề này. Bởi đây là ngành
nghề đòi hỏi rất nhiều về kỹ năng giải quyết tình huống song song đó còn là kiến
thức và nhiều thứ bổ trợ khác nữa. Được nghe anh chia sẻ về những trải nghiệm
thực nghiệm của anh càng khiến tụi em vững chắc hơn những kiến thức cũng như
những kĩ năng cần thiết để trang bị cho bản thân trong tương lai. Sau khoảng 1 tiếng
đồng hồ giao lưu trò chuyện cùng mọi người. Anh cho các bạn sinh viên được chợp
mắt một tí.
Đến 7g30 sáng xe 03 đến điểm ăn sáng Mekong Rest Stop - Long An, anh
Trường đánh thức cả xe dậy và mọi người tiến vào nhà hàng để ăn sáng. Thực đơn
buổi sáng hôm đó có 3 món: Hủ tiếu hải sản, cơm tấm và bánh canh. Đa số các bạn
chọn hủ tiếu và cơm tấm là nhiều. Mọi người ai cũng cảm thấy rất hài lòng về bữa
ăn. Bên cạnh đó, không gian của nhà hàng cũng rất rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát.
Nhân viên phục vụ thì rất tận tình chu đáo luôn hỗ trợ tụi em ngay khi tụi em cần gì
đó hoặc cần giúp đỡ. Tụi em thật sự rất vui khi có thể được trải nghiệm những dịch
vụ tốt đến như vậy. Sau khi ăn xong, các bạn tranh thủ đi vệ sinh và trở lại xe và
tiếp tục hành trình tiến đến mảnh đất Cà Mau.
Trên đường tiến về Cà Mau, anh Trường bắt đầu cho các bạn tiến hành
thuyết minh trên xe. Sau mỗi phần thuyết minh anh đều góp ý cũng như bổ sung
những phần các bạn còn yếu và thiếu giúp các bạn có thể chỉnh sửa để hoàn thiện
hơn về các kỹ năng và kiến thức để thuyết minh trên xe. Sau khoảng 2 tiếng thuyết
minh anh Trường thấy các bạn sinh viên có dấu hiện buồn ngủ nên cho các bạn nghỉ
ngơi để lấy sức tham quan điểm đến đầu tiên của chuyến hành trình là chùa Som
Rong.
Gần đến chùa Som Rong anh Trường đánh thức các bạn dậy bằng câu nói
quen thuộc “ halooo, 1,2,3, dậy thôi các bạn ơi”. Trước khi đến điểm tham quan đầu
tiên, anh Trường bắt đầu giới thiệu cho tụi em những thông tin cơ bản của ngôi chùa
và các kiến thức và Phật giáo phái Nam Tông và Phật giáo phái Bắc Tông. Nhờ anh
mà em và các bạn đã có thể phân biệt được đâu là Phật giáo Nam Tông đâu là Phật
giáo Bắc Tông và cùng nhiều kiến thức, câu chuyện bổ ích khác về ngôi chùa và
Phật Giáo. Đến với điểm đến đầu tiên mở màng cho chuyến hành trình 7 ngày 6
đêm này là chùa Som Rong tại tỉnh Sóc Trăng. Ấn tượng đầu tiên của em về ngôi
chùa này ngay khi còn ngồi trên xe là bức tượng Phật nằm khổng lồ. Sau khi xuống
xe cái chào đón chúng em đầu tiên là cái nắng chói chang ở nơi đây, tiếp theo là
những kiến trúc độc đáo của chùa với rất nhiều màu sắc khác nhau, có nhiều cảm
xúc xen lẫn nhau bất ngờ có, tò mò có lẫn vào đó là nhiều sự thích thú. Khi đến đây
đầu tiên cả xe 3 sẽ tập hợp tại một góc chùa, nghe bạn thuyết trình về chùa sau đó
anh Trường sẽ có những góp ý và bổ sung thêm nhiều điều mà bạn còn thiếu, sau đó
chúng em được tự do tham quan chùa, trời nắng gắt nhưng chúng em thích thú
nhiều hơn là mệt mỏi, cùng nhau chụp hình, chụp từng chi tiết nhỏ nhất, sau đó là
chụp hình nhóm, đi xung quanh chùa tận mắt nhìn nhắm những nét đẹp của ngôi
chùa, cùng nhau di chuyển lên tượng Phật nằm đến gần chúng em mới thật sự cảm
nhận được sự to lớn và tinh xảo, phía sau tượng là một cánh đồng ngập nước gió
thổi nhẹ, sau đó chúng em về lại xe 3 và tiếp tục hành trình về với Bạc Liêu. Hôm
ấy may mắn chúng em còn bắt gặp được một cặp đôi thuộc dân tộc Khơ - me đang
chụp ảnh cưới. Đó cũng là một cơ hội được tiếp xúc và trải nghiệm đầy mới mẻ với
tụi em.
Đến khoảng 12g30, sau khi tham quan xong địa điểm đầu tiên, cả 4 xe bắt
đầu di chuyển đến địa điểm ăn trưa tại nhà hàng - khách sạn Quê Tôi - Sóc Trăng.
Thức ăn tại đây rất đậm đà và hợp vị với đa số các bạn. Thức ăn đã ngon còn được
ăn cùng các bạn nên càng khiến bữa ăn vui vẻ hơn rất nhiều. Ăn xong các bạn sinh
viên tiếp tục di chuyển ra xe và hướng tới địa điểm tiếp theo đó là Khu lưu niệm
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
Trên đường di chuyển tới địa điểm tham, anh Trường đã cho mời bạn Lê
Hoàng Nhật Minh lên thuyết minh về chủ đề Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử
Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Bạn đã cung cấp cho cả đoàn xe những thông tin,
kiến thức về Khu lưu niệm, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và đặc biệt đó là cố
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Cuối phần thuyết minh bạn còn hát một đoạn bài hát Dạ Cổ
Hoài Lang. Khiến cả xe vô cùng thích thú, tạo ra một bầu không khí vô cùng vui vẻ.
Sau phần thuyết minh anh Trường tiếp tục chia sẻ thêm những kiến thức về nghệ
thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.
Đến khoảng 14g30, xe dừng tại địa điểm Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca
tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Khi mới bước vào cổng đã thấy được tượng
đài ống tre hiện ra sừng sững nằm ngay chính giữa khu lưu niệm. Tượng đài này
chính là chiếc đàn kìm biểu tượng của Đờn ca tài tử Nam Bộ gắn liền với hình ảnh
nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Tại đây 4 xe chia thành 2 nhóm để theo chân 2 chị thuyết
minh viên tại điểm và lắng nghe những thông tin mà chị chia sẻ. Chúng em lần lượt
được tham quan các khu lưu niệm và thắp hương cho vợ chồng cố Nhạc sĩ Cao Văn
Lầu. Sau khi thắp hương chúng em được tiến vào khán phòng để được lắng nghe và
xem phần trình diễn Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ. Đây là phần khiến em cảm
thấy hứng thú nhất khi đến đây. Tuy đã được xem và nghe qua loại hình này nhiều
lần trên các trang mạng nhưng khi được xem tận mắt nó đã đem lại cho em một cảm
giác hoàn toàn khác so với xem trên mạng. Khi giọng hát của các nghệ sĩ cất lên thì
da gà của bọn em cũng nổi lên theo. Từng câu từ, lời hát được trau chuốt gây cảm
giác rất da diết đối với người nghe. Đây thật sự là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời
của chúng em. Chúng em cảm thấy rất biết ơn nhà trường và trung tâm tổ chức sự
kiện của trường vì đã cho tụi em được tận hưởng những giây phút hay ho ấy. Sau
phần trình diễn của các nghệ sĩ là phần hát giao lưu của các thầy cô và các anh
hướng dẫn. Chị Tuyền là người lên hát đầu tiên, kế tiếp chị Tuyền là cô Thư, anh
Thống lên trình diễn. Phần trình diễn của ai cũng rất tuyệt vời. Sau khoảng 1 tiếng
đồng hồ thì phần trình diễn cũng kết thúc. Sau khi thưởng thức văn nghệ xong đoàn
chúng em cùng nhau di chuyển đến phía ngoài chụp hình lưu niệm, cùng quay video
kỉ niệm rồi di chuyển lên xe tiếp tục hành trình. Trên đường di chuyển tới khách sạn
Ánh Nguyệt tại Cà Mau, anh Trường tiếp tục chia sẻ thêm những kiến thức về nơi
đây và đặc biệt anh còn xem chỉ tay cho các bạn. Ai nấy cũng đều thích thú và đưa
tay cho anh xem. Nhờ đó mà đã làm giảm bớt cơn buồn ngủ của tụi em.
Tới khách sạn Ánh Nguyệt tại Cà Mau, anh Trường bắt đầu cho các bạn sinh
viên nhận phòng và dặn dò về thời gian tập hợp để ăn tối. Sau khi nhận thẻ phòng
chúng em bắt đầu tiến lên phòng của mình với một tâm trạng vô cùng háo hức.
Phòng có 2 chiếc giường lớn vừa vặn đủ cho cả 4 bạn nhóm chúng em. Nhận phòng
xong các bạn ai ai cũng tất bật gọi điện về cho gia đình mình để thông báo và chia
sẻ những điều thú vị trong chuyến đi ngày hôm nay. Gọi điện xong cũng đã đến giờ
ăn tối. Mọi người bắt đầu tranh thủ tiến xuống sảnh để kịp giờ ăn tối cùng đoàn.
18g00 tối chúng em bắt đầu ăn tối. Bữa tối hôm ấy có rất nhiều món ăn đa
dạng và phong phú. Thức ăn được nêm nếm rất vừa vị, phần trang trí cũng rất đẹp
và sặc sỡ. Có đầy đủ các món từ rau đến thịt và hải sản. Nhưng các bạn cảm thấy
thích nhất đó là món gỏi. Món gỏi có vị chua ngọt vừa đủ, ăn kết hợp với bánh
phồng rất hợp miệng. Bữa tối hôm ấy nhóm chúng em ai cũng ăn rất nhiều và cảm
thấy rất hài lòng với bữa ăn.
Sau khi dùng bữa tối chúng em trở lại phòng để tắm rửa và quyết định sẽ đi
lòng vòng khu này chơi. Chúng em dạo quanh khu vực gần khách sạn tìm kiếm đặc
sản nơi đây. Nhưng có lẽ vì cũng đã trễ nên không còn nhiều hàng quán mở nữa.
Chúng em đã tấp vào một quán trà sữa với tên gọi “ trà sữa Sài Gòn” đi Cà Mau mà
uống trà sữa Sài Gòn, thật không biết nói sao. Sau khoảng 1 tiếng vui chơi, chúng
em trở về phòng khách sạn tụi em đã không nghỉ ngơi ngay mà ngồi tụm với nhau
để ăn uống quay các clip tiktok hài hước để làm kỉ niệm.
Đến khoảng 22g00 chúng em cũng đã kiệt sức và buồn ngủ. Mọi người đánh
răng rửa mặt và bắt đầu nghỉ ngơi sau một ngày dài học tập.

2.2. NGÀY 2: THÀNH PHỐ CÀ MAU – THÀNH PHỐ RẠCH GÍA


Nhóm chúng em bắt đầu thức dậy vào lúc 4g30 để chuẩn bị cho hành trình
tiếp theo. Ngày hôm ấy chúng em được mặc đồng phục của khoa Văn hóa và Du
lịch. Bộ đồng phục với điểm nhấn chiếc nơ đỏ xinh được các bạn sinh viên yêu
thích.
Đến 6g00 chúng em tiến xuống sảnh lễ tân để trả phòng và tiến vào nhà hàng
để ăn sáng. Bữa sáng hôm ấy tụi em được ăn buffet với đa dạng các món ăn từ món
khô đến món nước, ngoài ra còn có các món xào, hầm, chiên… Thức ăn rất vừa vị
với nhóm chúng em. Sau khi ăn xong mọi người tiến ra ngoài xe để chất hành lí và
tiến tới địa điểm tiếp theo đó là Đất Mũi Cà Mau.
7g30, xe bắt đầu xuất phát, đoạn đường để tới điểm tiếp theo khá là xa
khoảng 100km và đường rất gập ghềnh. Tuy vậy nhưng anh Trường vẫn luôn đứng
bên trên cầm micro liên tục chia sẻ cho chúng em những kiến thức về cuộc sống,
con người tại nơi đây. Sau khoảng 30 phút, anh Trường bắt đầu cho các bạn chơi trò
chơi đó là trò truyền nón và hát. Nón dừng ở người nào thì người đó phải lên hát
cho cả xe nghe. Nhờ trò chơi của anh mà mọi người trên xe bắt đầu cởi mở và hòa
đồng cùng nhau hơn. Mọi người cùng nhau chơi, cùng nhau nhún nhảy theo các bài
nhạc. Điều đó đã gắn kết các bạn lại với nhau và xóa nhòa đi những khoảng cách vô
hình từ lúc đầu. Khoảng sau 1 tiếng đồng hồ, để tránh các bạn chơi quá sức nên anh
Trường đã cho các bạn ngủ nghỉ để có sức tham quan điểm đến đầu tiên của ngày
hôm nay.
Đến 10g30, xe tới điểm Đất Mũi Cà Mau, mọi người lần lượt xuống xe để đi
theo anh Trường tiến vào tham quan. Trên đường đi bộ tiến ra cột mốc tọa độ thì
phía bên phải là các hồ ao có nhiều cá thòi lòi sinh sống. Đây là lần đầu tiên em
được nhìn thấy loại cá kì lạ này. Khi đến pano biểu tượng Mũi Cà Mau mọi người ai
nấy cũng đều háo hức chụp hình check in để làm kỉ niệm. Bầu không khí vô cùng
náo nhiệt. Tại đây nhóm chúng em đã được chụp cùng với cả toàn thể các bạn sinh
viên trên xe 03 và anh Trường. Ngoài ra, còn được chụp với toàn thể các bạn sinh
viên của 3 xe còn lại. Sau khi chụp hình mọi người tiếp tục đi bộ khoảng một đoạn
nữa để đến với cột mốc tọa độ GPS 001, được đứng chụp hình tại mốc tọa đồ này là
một điều mà em đã không thể ngờ được. Bởi cứ nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ có cơ
hội, nhưng nhờ trường đã tạo điều kiện mà nhóm chúng em đã làm được điều ấy.
Chúng em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Sau khi check in với cột mốc tọa độ
chúng em lại tiếp tục men theo con đường để đến với cột cờ Hà Nội. Vừa đến nơi,
đập vào mắt chúng em đó là một không gian vô cùng rộng lỡn. Xung quanh là biển
và rừng, ở giữa là công trình cột cờ Hà Nội. Mọi người bắt đầu chạy ào vào để chụp
hình tư liệu và check in. Sau khoảng 30 phút tham quan mọi người bắt đầu di
chuyển ra xe. Thời tiết hôm ấy khá nóng bức, khi đi bộ trở lại xe ai nấy cũng đều
rệu rã nhưng mọi người vẫn luôn cố gắng tươi cười và đùa giỡn với nhau để cùng
nhau quên đi sự mệt mỏi ấy.
11g30, Chúng em trở về xe, xe 03 chúng em bắt đầu quay đầu trở lại để tiến
về thành phố Rạch Gía. Nhưng trước khi về thành phố Rạch Gía, mọi người sẽ được
dùng cơm trưa tai nhà hàng – khách sạn Ozon. Bữa trưa hôm ấy tụi em được ăn
nhiều món đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ như cá suối nướng, bông điên điển xào,
canh cải chua… Các món ăn ở đây được nêm nếm rất vừa vị với chúng em. Sau khi
tham quan địa điểm đầu tiên moi người khá mệt mỏi nhưng nhờ bữa ăn ấy mà
chúng em đã được tiếp thêm năng lượng rất nhiều. Dùng cơm trưa xong mọi người
tiếp tục tiến ra xe để đi đến khách sạn Đại Lượng – Rạch Gía. Để đến được đó phải
mất khoảng 5 tiếng đi xe và đường rất gập ghềnh. Nên đây là một chuyến đi khá
mệt với nhiều bạn.
Trước khi về Khách sạn để nhận phòng, tụi em được dùng cơm tối tại một
nhà hàng gần bên khách sạn. Các món ăn ở đây nhìn chung cũng khá giống buổi
trưa với canh cải chua,bông điên điển xào, thịt kho… được nấu vừa vị với các bạn
sinh viên. Sau khoảng 30 phút ăn cơm, mọi người tiến về khách sạn để nhận phòng
nghỉ ngơi. Nhận thẻ phòng khách sạn từ anh Trường, mọi người tiến vào thang máy
để lên nhận phòng. Chúng em rất bất ngờ với chất lượng phòng tại nơi đây. Phòng
rất rộng rãi, cơ sở vật chất thì khang trang mởi mẻ… Đây là 1 trong 2 khách sạn mà
tụi em ưng ý nhất trong chuyến đi lần này. Nhận phòng xong thì mọi người vẫn như
hôm qua đó là gọi điện về thông báo với gia đình. Ai cũng háo hức kể cho ba mẹ
mình nghe những câu chuyện trong chuyến hành trình hôm nay. Sau khi gọi điện
mọi người tiến hành tắm rửa và lên đồ để đi khám phá thành phố Rạch Gía về đêm.
Chúng em tiến ra ngoài khách sạn để đi tham quan thành phố. Thành phố
Rạch Gía buổi tối rất nhộn nhịp. Rất nhiều hàng quán trà sữa và ăn vặt xung quanh.
Chúng em đi bộ dọc xung quanh và đã tấp vào uống trà sữa Phúc Long. Cùng uống
cùng trò chuyện với nhau và quay về khách sạn khoảng 1 tiếng sau đó để nghỉ ngơi
lấy sức cho chuyến hành trình ngày mai.

2.3. NGÀY 3: THÀNH PHỐ RẠCH GÍA – THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC
Vào 4g00 sáng, nhóm chúng em thức dậy và bắt đầu chuẩn bị hành lí để tiến
ra đảo Phú Quốc. Trả phòng xong mọi người đi bộ ra bên ngoài đi khoảng 2p là tới
địa điểm ăn sáng. Sáng ngày hôm ấy thực đơn ăn sáng của chúng em có 3 món: Bún
cá, cơm tấm, hủ tiếu. Nhóm chúng em đều chọn hủ tiếu. Mọi người ăn rất ngon
miệng. Thức uống là các món trà đá và nước ngọt các loại. Nhóm em chọn nước
ngọt và chỉ uống một chai còn lại thì đem lên xe để dành sang Phú Quốc uống.
Sau khi dùng điểm tâm bắt đầu di chuyển ra xe để đến bến tàu. Đến bến tàu
các bạn sinh viên di chuyển lên tàu. Sau khi ổn định chỗ ngồi, chờ khoảng 30 phút
thì tàu khởi hành. Dự định của chúng em là sẽ chờ gần đến đảo Phú Quốc thì sẽ đi
ra mũi tàu để chụp ảnh làm kỉ niệm thế nhưng bọn em đã ngủ li bì và bị say sóng
suốt quãng đường di chuyển từ bến tới đảo Phú Quốc. Vậy nên chẳng có đứa nào có
ảnh làm kỉ niệm cả. Đây là một trong những điều tiếc nuối của bọn em trong chuyến
hành trình này.
Sau khoảng 2 tiếng 30 phút đi tàu, các bạn sinh viên đặt những bước chân
đầu tiên tại hòn đảo Phú Quốc. Tuy vẫn còn mệt do bị say sóng, nhưng bọn em ai
cũng vui vẻ và hào hứng khi cuối cùng cũng đến được hòn đảo mà ai cũng trông
mong được đến này. Sau khi xuống tàu thì mọi người chờ lấy hành lí. Lấy xong
hành lí thì cả đoàn phải đi bộ khoảng 10 phút để có thể ra được bến xe. Lên xe và
ổn định chỗ ngồi bọn em được anh Trường giới thiệu về bác tài và anh phụ xe sẽ
đồng hành cùng chúng em trong chuyến hành trình trên hòn đảo này và sau đó cả
đoàn thẳng tiến tới địa điểm tham quan đầu tiên của ngày đó là Suối Tranh.
Đến Suối Tranh, các bạn tiến hành tham quan điểm đầu tiên của ngày. Không
khí nơi đây rất thoáng mát vì được bao phủ rất nhiều cây xanh. Xung quanh còn
được trang trí nhiều góc sống ảo lung linh gây thích thú với du khách và các bạn
sinh viên. Chúng em phải đi bộ leo lên trên núi một khoảng khá xa để có thể đến
được thác. Đường đi khá gập ghềnh nên leo lên rất mệt. Chúng em luôn phải liên
tục động viên nhau cố lên và quyết tâm cùng nhau leo lên được thác. Sau khoảng 20
phút leo thì tụi em cũng có mặt tại thác. Công sức tụi em bỏ ra quả thật rất xứng
đáng với cảnh đẹp thiên nhiên nơi đây. Bao phủ lấy ngọn thác là các khu rừng rậm
rạp rộng lớn khiến cho khung cảnh ấy càng thêm sự hùng vĩ. Vừa thấy thác chúng
em đã ngay lập tức lội xuống bên dưới suối để ngâm chân cho mát và giải toả đi
những cái nóng bức của thời tiết. Vui chơi tại đây khoảng 15 phút, tụi em bắt đầu
quay về trở lại xe để đi đến điểm tiếp theo đó là Chùa Hùng Long ( chùa Sư Muôn )
Tới chùa, mọi người lần lượt xuống xe và đi vào chùa tham quan. Tại đây
anh Trường cho các bạn sinh viên tiến hành thuyết minh tại điểm với chủ đề Chùa
Hùng Long ( chùa Sư Muôn ). Sau khi nghe thuyết minh, anh Trường đã tận tình chỉ
bảo chúng em những kỹ năng như chọn chỗ đứng sao phù hợp, thuyết minh sao cho
tự tin, ngôn ngữ hình thể… Ngoài ra anh còn bổ sung thêm cho chúng em thêm
nhiều thông tin về ngôi chùa này. Sau khoảng 15 phút học tập từ anh, anh cho các
bạn thêm 15 phút để đi tham quan chùa và chụp ảnh tư liệu. Chúng em đã tiến vào
dâng hương và đi chụp ảnh tư liệu ngôi chùa này. Không gian của chùa rất thanh
tịnh và mát mẻ. Bao phủ chùa có rất nhiều cây xanh. Các kiến trúc được điêu khắc
trên cổng tam quan hay mái chùa cũng rất tinh xảo và đẹp mắt. Khi tham quan xong
tụi em bắt gặp được một chị bán sâm rong biển dưới cổng chùa. Chị còn cho tụi em
được dùng thử. Giữa thời tiết oi bức được làm một li sâm rong biển thật sự khiến tụi
em cảm thấy rất sảng khoải và như được hồi phục năng lượng. Nó thật sự rất ngon.
Chúng em rất bất ngờ với hương vị mà nó đem lại. Sau khi uống thử, các bạn cũng
mua về để làm quà tặng cho bạn bè, người thân rất nhiều. Mua xong thì cũng đã đến
lúc phải quay trở về xe để đi ăn trưa.
Đến điểm ăn trưa. Buổi trưa hôm ấy rất thịnh soạn với nhiều món hải sản như
mực xào, lẩu tôm mực, ngoài ra còn có các món rau xào, gà, thịt… Bàn chúng em ai
cũng ăn rất nhiều. Vừa được đặt chân tới đảo Phú Quốc đã được ăn hải sản nên ai
cũng thích thú. Hải sản thì rất tươi các món ăn khác cũng được nêm nếm vừa vị với
mọi người. Sau khi ăn mọi người tranh thủ thời gian đi vệ sinh và tiến ra xe để tiếp
tục hành trình.
Điểm tiếp theo của hành trình ngày hôm ấy đó là tham quan cơ sở nuôi ong
lấy mật. Đến đây anh Trường tiếp tục cho các bạn thuyết minh tại điểm và cũng
chỉnh sửa bổ sung thêm các kiến thức còn thiếu của các bạn và sau đó là tiến hành
tham quan. Tại đây chúng em đã được chị thuyết minh viên tại điểm cung cấp rất
nhiều các kiến thức về nghề nuôi ong lấy mật này. Nhờ đó mà chúng em đã biết
nhiều hơn về loại hình nuôi ong lấy mật này. Sau khi nghe thuyết minh tụi em còn
được chụp cùng với tổ ong. Nhưng chúng em không ai dám thử hết vì đứa nào cũng
sợ ong. Nên chỉ đứng nhìn và sau đó là tiến ra tham quan và còn được dùng thử các
mặt hàng được bán tại đây như mật ong, viên tinh bột nghệ, sữa ong chúa,… Ở đó
còn có bán kem tươi mật ong. Chúng em có dùng thử và hương vị rất ngon. Tuy
nhiên, giá cả lại khá cao. 20 ngàn đồng cho một hủ kem bé tí. Tham quan xong
chúng em lại tiến ra xe để đến với điểm tham quan tiếp theo.
Địa điểm tiếp theo đó là cơ sở sản xuất nước mắm. Sau khi cho thuyết minh
tại điểm anh Trường dẫn các bạn tham quan khu làm nước mắm Phú Quốc. Các
thùng nước mắm tại đây rất lớn có thể nói là khổng lồ. Chúng em đã không nghĩ nó
lại to đến thế. Anh vừa cho các bạn tham quan và phân biệt cách làm nước mắm của
Phú Quốc và Phan Thiết khác nhau như thế nào. Và sau đó là cho các bạn khoảng
15 phút để chụp ảnh tư liệu và dùng thử các loại nước mắm và tự do mua sắm các
mặt hàng được bán tại đây. Đây cũng là điểm tham quan cuối của ngày hôm ấy. Sau
khoảng 15 phút các bạn bắt đầu di chuyển ra xe để về nhận phòng khách sạn và nghỉ
ngơi.
Sau khi nhận thẻ phòng từ anh Trường chúng em bắt đầu đi lên nhận phòng.
Vì được ở Resort 4 sao nên cơ sở vật chất ở đây rất hiện đại. Phòng ốc thì vô cùng
sạch sẽ. Ngoài ra, còn có ban công với chiếc view hướng ra bên ngoài khu vườn của
khách sạn vô cùng xịn xò. Ở resort còn có hồ bơi, nhưng vì quá mệt nên chỉ có một
số bạn ra tắm còn lại thì ngủ vùi trong chăn của khách sạn. Đến tầm khoảng 17g00,
thì các bạn bắt đầu tắm rửa thay đồ để xuống dùng cơm tối và đi khám phá thành
phố Phú Quốc về đêm.
Bữa tối hôm ấy đặc biệt có món gỏi cá sống bóp chanh. Tuy ban đầu nhiều
bạn nghe là cá sống nên sợ tanh nhưng khi ăn vào thì các bạn lại gật gù khen ngon
bởi không hề nghe một tí mùi tanh nào từ cá cả. Món cá sống khi được ăn cùng với
rau sống, bánh tráng, bún và chấm cùng với nước mắm chua ngọt đã đem lại một
hương vị ngon khó tả. Ai nấy cũng đều thích món ăn này. Sau khoảng 30 phút dùng
bữa tối thì chúng em tiến ra bên ngoài khách sạn để bắt xe điện đi chợ đêm chơi.
Tụi em bắt xe điện đi bao gồm 8 người và anh lái xe lấy giá 10 nghìn đồng/ 1
người. Chúng em đã không biết rằng xe điện tại đây được tính theo km nên không
biết mình đã bị lừa mà cứ thế mà đi. Đến với chợ đêm Phú Quốc, tụi em hoà mình
vào không khí náo nhiệt tại nơi đây. Dọc con đường chợ đêm có rất nhiều các hàng
quán từ quán nước, quán ăn, quần áo, đồ lưu niệm, đặc sản… Tiếng hò reo của mọi
người cứ vang bên tai chúng em liên hồi. Đi được một đoạn thì chúng em bắt gặp
được tiệm bán móc khoá lưu niệm có khắc tên với giá khá hợp lí. Tụi em đã tấp vào
và mua đồ lưu niệm về tặng bạn bè. Đi thêm một đoạn nữa vì đã khá mỏi chân nên
mọi người quyết định tấp vào một quán nước và dùng thử kem dừa sáp thốt nốt và
chè thốt nốt nước dừa. Giá khá cao khoảng 50 nghìn đồng cho một phần. Nhưng bù
lại thì đồ uống và kem rất ngon. Sau đó thì tụi em có đi bộ khoảng 5 phút để đến với
Mũi Dinh Cậu. Không khí nơi đây cũng náo nhiệt không kém chợ đêm. Với rất
nhiều quán nước bên lề và các trò chơi vui chơi giải trí. Khung cảnh Mũi Dinh Cậu
về đêm cũng rất đẹp. Các con thuyền được lắp đèn tạo ra một không gian rất huyền
ảo.
Chơi tại đây khoảng 15 phút, tụi em bắt xe điện để về lại khách sạn nghỉ
ngơi. Lúc này tụi em mới biết xe điện được tính giá theo km đường đi. Tụi em đi từ
Mũi Dinh Cậu về lại khách sạn với 8 người chỉ rơi vào khoảng 45 ngàn đồng.
Nhưng lúc nãy tụi em đã phải trả tới 80 nghìn đồng cho 8 người. Tuy không là bao
nhiêu nhưng hành vi cố tình lừa khách du lịch như vậy khiến tụi em khá bức xúc.
Anh lái xe lúc đưa tụi em về có hướng dẫn tụi em cách khiếu nại về vấn đề đó bên
bộ phận hỗ trợ khách hàng của công ty nên tụi em có gọi và trao đổi. Em mong rằng
tình trạng này sẽ không còn xảy ra đối với khách du lịch trên đảo nữa. Và mong các
chính quyền, địa phương, và đặc biệt là công ty xe điện City Tour trên đảo Phú
Quốc sẽ có giải pháp quản lí chặt chẽ hơn về tình trạng này.
Đến khách sạn, chúng em tiến hành vệ sinh cá nhân và nghỉ ngơi kết thúc
ngày đầu tiên trên hòn đảo xinh đẹp này.

2.4. NGÀY 4: THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC


Do tối hôm trước chúng em được anh Trường thông báo 6h30 sáng ăn sáng,
nên chúng em đã dậy rất sớm để chuẩn bị vì không muốn làm trễ giờ ảnh hưởng đến
mọi người. Đến 6h20 chúng em có mặt tại nhà ăn của resort cùng với 4 phiếu ăn và
bắt đầu ăn sáng, đến 7h15 chúng em ăn sáng xong kiểm tra lại hành lí và lên xe chờ
mọi người ăn sáng. 7h30 xe 3 bắt đầu lăn bánh, đầu tiên chúng em sẽ trao đổi với
mọi người về trải nghiệm của chúng em tối qua ở chợ đêm Phú Quốc, anh Trường
hướng dẫn sẽ hỏi thăm mọi người trên xe về trải nghiệm đêm qua những lời hỏi
thăm về bữa sáng cùng với những dặn dò cho hành trình hôm nay.
Điểm đến đầu tiên mở đầu cho ngày thứ hai tại đảo ngọc là chùa Hộ Quốc,
sau một đoạn đèo ngắn, cả xe đến với chùa Hộ Quốc – ngôi chùa mang kiến trúc
thời Lý – Trần. Đầu tiên sau khi xuống xe là cả xe sẽ chụp hình trước cổng chùa,
men theo cổng chùa là khoảng sân rộng, cả xe sẽ tập hợp lạ nghe bạn thuyết trình về
chùa sau đó vẫn là những nhận xét, góp ý và bổ sung những gì mà bạn còn thiếu,
chúng em được tự do tham quan quanh chùa. Đi từ cổng nhóm em đến gần quan sát
tượng Phật bằng Cẩm Thạch, men theo bậc thang là bức phù điêu ở giữa, sau đó là
chánh điện của Chùa. Quả thật nhìn từ trên cao, ngắm nhìn toàn cảnh ngôi chùa phía
xa là biển rộng mênh mông, không khí trong lành thanh tịnh, chúng em ở đây ước
chừng khoảng 30 phút sau đó về lại xe 3 và tiếp tục hành trình đến với nhà tù Phú
Quốc.
Đến với nhà tù Phú Quốc đây là điểm đến mà các thành viên trong nhóm rất
mong chờ, vì trước đây chúng em chỉ nhìn thấy thông qua Youtube, chúng em mog
chờ muốn nhìn thấy “địa ngục trần gian” muốn nhìn di tích lịch sử hào hùng của
ông cha. Sau khi xuống xe, cả xe 3 tập trung nghe bạn thuyết trình, em cảm giác
thấy mọi người tập trung hơn lắng nghe bạn thuyết trình hơn so với những địa điểm
mà cả xe đã đi qua những con số về nhà tù này được bạn tìm hiểu cùng với những
thông tin anh Trường bổ sung khiến ai cũng bất ngờ. Đầu tiên cả xe sẽ vào tham
quan khu trưng bày, vào đây không gian nhỏ và tối, nhìn vào những bức hình chụp,
những hiện vật còn lại được trưng bày trong tủ kính như tái hiện lại một phần những
khung cảnh ngày đó, vốn dĩ cả đoàn có dịp xem đoạn phim tài liệu về nhà tù, mọi
người ai cũng tự lấy ghế xếp chỗ ngồi, tuy nhiên hơi tiếc là vì lí do cúp điện nên
không thể xem được. Sau khi rời khỏi khu trưng bày, chúng em xếp hàng dâng
hương cho những người anh người cha người ông đã ngã xuống nơi đây, thật may
mắn vì bốn chúng em đều nằm trong những người đại diện cả đoàn để dâng hương,
cầm nén hương trong tay lòng thầm biết ơn vì sự hi sinh của thế hệ ngày trước để
ngày nay chúng em có mặt ở nơi đây. Chúng em theo chị thuyết minh viên đi qua
đoạn đường bên trái là đoạn hàng rào kẽm gai, đến với những hình thức tra tấn khác
nhau rồi kết thúc chuyến tham quan tại đây là đoạn đường hầm vượt ngục, chúng
em lần lượt di chuyển ra xe, xe 3 tiếp tục hành trình đến với Bãi Sao xinh đẹp.
Bãi Sao Phú Quốc có cái nắng chói chang, đến đây vào khoảng 11h, cả đoàn
sẽ ăn cơm trưa và tắm biển tại đây. Đầu tiên, nhóm em sẽ chọn bàn ăn sau đó là ra
ngắm nhìn biển cùng nhau chụp hình quay video với nước biển xanh trong và bờ cát
trắng trải dài, sau đó quay về điểm ăn trưa, ăn trưa xong ra lại xe và sẽ quay về
resort để chúng em có thời gian nghỉ ngơi và chuẩn bị cho một buổi chiều đầy mong
đợi ở “thành phố không ngủ”.
Có lẽ trong buổi họp online trước ngày đi thực tế, được các thầy cô khuyến
khích tự do ăn diện vì vậy mà đến buổi chiều hôm đi Grand World, ai ai cũng tràn
đầy sức sống, ai ai cũng thật xinh đẹp. Vừa bước chân lên xe 3, không khí tươi tắn
tràn ngập cả xe. Hình như ai cũng mong chờ, nhóm chúng em có câu nói vui với
nhau là “ sáng đi tu, trưa đi tù rồi tối đi quẩy” để nói về lịch trình ngày hôm ấy. Trên
xe, anh Trường sẽ cung cấp cho cả xe rất nhiều thông tin bổ ích liên quan đến Grand
World, Vin Group, sân bay Phú Quốc… sau khoảng thời gian ngắn luyên thuyên
với nhau, xe 3 có mặt ở trước cổng Grand World, để diễn tả nơi này chỉ có thể nói
từ đẹp đến rất đẹp. Đầu tiên, cả 4 xe sẽ chụp hình chung với nhau trước cổng tre, rồi
cùng nhau quay video cùng cười thật tươi cùng tạo dáng và cùng nhau hô “ K21
Việt Nam học xin chào Grand World”, sau đó mỗi xe sẽ cùng chụp hình với nhau
cùng nhau quay video riêng, không chỉ chụp ở cổng tre mà cả xe 3 còn cùng chụp
trước cổng Tinh Hoa Việt Nam, cả đoàn cùng nhau di chuyển vào bên trong nhà
hàng do vội vã về thời gian nên suốt đoạn đường từ cổng đến nhà hàng chúng em
chưa có dịp quan sát kĩ và chụp hình với nhau. Di chuyển đến nhà hàng The
Mekong Connect, cả đoàn sẽ ăn cơm tối ở đây, sau khi ổn định chỗ ngồi chờ món
ăn chúng em được anh Trường chụp hình, trò chuyện với nhau và cùng ăn tối. Đáng
tiếc là ăn tối xong thì trời cũng đã nhá nhem tối chúng em chưa được chụp hình
nhiều, sau đó cùng tập hợp lại với nhau tiếp tục di chuyển vào sâu bên trong Grand
World, dọc đường đi là đủ loại màu sắc, đủ các mặt hàng, đoàn người tấp nập. Đi
được một đoạn khá xa, anh Trường thông báo cho mọi người địa điểm giờ tập hợp
về lại xe, 9h30 sẽ diễn ra nhạc nước, cùng với nhiều lời dặn dò. Thêm một tiếc nuối
khác là chúng em không mua được vé vào xem show Tinh Hoa Việt Nam, nhưng bù
lại thì chúng em trải nghiệm thuê xe điện với giá 50 ngàn cho 2 người trong thời
gian 1 tiếng, khoảng từ 7h30 tối đến 8h30 tối chúng em di chuyển bằng xe điện tự
do khám phá sự nhộn nhịp của Thành phố không ngủ, cùng nhau qua lướt qua cổng,
lượn qua bảo tàng Gấu Teddy, tháp đồng hồ, xuyên qua khu chợ đêm sầm uất và
đến với sự bình yên của Bãi Dài, do buổi tối hạn chế về ánh sáng không thể nhìn
ngắm hết sự xinh đẹp ở đây nhưng vẫn có thể cảm nhận được cát trắng mịn, gió
biển lành lạnh. Suốt khoảng thời gian một tiếng, đôi lúc chúng em đi 2 người có khi
là 8 người có khi hòa vào đoàn xe vài chục người, điều dễ nhận biết vào buổi tối
ngày hôm ấy, nếu thấy một đoàn xe trên mười chiếc xe điện chạy với nhau thì đó
đều là sinh viên Việt Nam học chúng em. Sau thời gian tham quan bằng xe điện, trả
xe chúng em tập hợp về quảng trường trước hồ để đợi xem nhạc nước, trong thời
gian chờ đợi, chúng em trò chuyện vui đùa, chụp hình chung với nhau. Đúng 9h30
điều mong chờ nhất đã diễn ra, buổi nhạc nước bắt đầu, không chỉ riêng chúng em,
những vị khách du lịch khi đến đây cũng đều hòa mình vào buổi nhạc nước, tiếng
nhạc ánh sáng những điệu múa uyển chuyển hòa cùng những tiếng cười tiếng vỗ tay
sự trầm trồ thán phục, suốt 30 phút diễn ra buổi nhạc nước hầu như không ai bỏ sót
một phút giây nào, có bạn sẽ quyết định quay phim lại, nhưng với em, em chọn cách
buông điện thoại xuống và ngắm nhìn buổi biểu diễn thật kĩ. Đến khi buổi biểu diễn
kết thúc, có một điều bản thân em cảm thấy rất vui và tự hào là lúc mọi người đứng
dậy sẽ tự cầm theo ly nước, rác mà bản thân đem đến, không những thế em cùng các
bạn khác nhặt rác trả lại nét đẹp ở đây như lúc đầu. Sau đó cả xe 3 cùng nhau tập
hợp lại và quay trở về xe, người ta hay nói “bữa tiệc nào rồi cũng tàn” nhưng với xe
3 chúng em thì vẫn chưa tàn, mặc dù cả một ngày dài di chuyển khắp nơi, lúc lên xe
cũng đã hơn 10h tối nhưng các bạn trên xe vẫn rất nhiệt tình, cùng nhau hát cùng
nhảy suốt đoạn đường từ Grand World về đến resort, đến nơi xuống xe và mọi
người ai về phòng nấy, suốt đoạn đường về phòng cả nhóm luyên thuyên không
ngừng về buổi tối đó. Về đến phòng, điều mà chúng em thấy đầu tiên là sự mệt mỏi
nhưng cùng với đó là rất nhiều niềm vui và những kỉ niệm đẹp ở Đảo Ngọc này.

2.5. NGÀY 5: TP. PHÚ QUỐC – TP. CHÂU ĐỐC


Mỗi buổi sáng, khi nghe thấy tiếng chuông báo thức reo inh ỏi thì đấy chính
là dấu hiệu để chúng em biết rằng ngày mới đã đến và đã đến lúc phải dậy. Sau khi
thức dậy, cả nhóm vệ sinh cá nhân, dọn đồ vào vali và rời phòng, men theo con
đường nhỏ, tiếng nói chuyện lẫn tiếng kéo vali kéo dài đến nhà ăn của resort, trả
phòng sau đó chúng em vào nhà ăn và ăn sáng, giống như mọi hôm thì hôm nay
chúng em vẫn ăn sáng dưới hình thức là ăn buffet, sau khi ăn sáng xong thì cả nhóm
di chuyển ra xe để đến với bến tàu cao tốc về lại Hà Tiên, kết thúc hành trình tại hòn
đảo xinh đẹp này.
Ra lại bến tàu, lượt đến là cảm giác mới mẻ, háo hức mong chờ thì ở lượt về
này là cảm giác mang mác buồn, có chút tiếc nuối và hoài niệm, nhưng hành trình
về miền Tây vẫn còn vẫn có nhiều điều mới mẻ khác đang chờ. Lượt về, về bến tàu
Hà Tiên đoạn đường gần hơn nên chỉ mất khoảng 1h30p để về đến đất liền. Xuống
tàu, tìm vali và di chuyển ra khỏi bến tàu, tìm lại chiếc xe 3 với dòng chữ “Đại học
Sài Gòn” gặp lại bác Phụng anh Đức, ngồi lại vị trí quen thuộc và đến với điểm đến
đầu tiên của ngày 5 là lăng mộ nhà họ Mạc.
Đến với lăng mộ nhà họ Mạc ở Hà Tiên, như mọi lần cả xe sẽ tập hợp lại với
nhau cùng nghe bạn thuyết trình về Mạc Cửu và lăng mộ dòng họ Mạc tại đây, anh
Trường vẫn sẽ góp ý bổ sung những ý bạn còn thiếu, sau đó là tự do chụp hình, tiếp
tục theo anh Trường di chuyển lên khu lăng mộ. Tham quan khu lăng mộ xong, cả
xe di chuyển theo anh Trường men theo đường núi đến với đền thờ Mạc Mi Cô (Bà
Cô Năm). Sau đó lại theo anh Trường đến với chùa Phù Dung. Trước khi được tự
do tham quan thì cả xe vẫn sẽ tập trung nghe bạn thuyết trình, nghe bạn kể về sự
tích bà Phù Dung, kiến trúc của chùa… vẫn như mọi khi là những góp ý bổ sung
của anh Trường, nghe anh nói về đền, đình, chùa … Và mọi người được tự do tham
quan chụp hình và về lại xe. Xe 3 sẽ di chuyển đến điểm ăn trưa và tiếp tục di
chuyển đến điểm đến tiếp theo.
Và để chốt hạ địa điểm cuối cùng của lịch trình ngày thứ 5 trong chuyến
hành trình 7 ngày 6 đêm này là khu du lịch Rừng tràm Trà Sư, đúng như tên gọi
trong suốt đoạn đường di chuyển đến khu du lịch thì xung quanh hai bên đường là
những dãy cây tràm bạc ngàn. Xuống xe mọi người theo chân anh Trường di
chuyển vào bên trong, đi qua khu vực cổng là con đường hoa đủ màu sắc, cả xe di
chuyển vào bến thuyền. Cả nhóm được xếp bốn bạn lên một chiếc xuồng cùng với
một chú chèo xuồng. Ngay từ giây phút bước lên xuồng, dòng nước dập dìu, chú
chèo đưa bốn chúng em men theo dòng nước, càng sâu vào bên trong khí hậu trong
lành, mát mẻ. Xung quanh là xanh mướt một mảng bèo, phía xa là bạc ngàn những
câu tràm cùng với rất nhiều chú chim đang về tổ, chú chèo thuyền chia sẻ cho chúng
em rất nhiều thông tin hay về cây tràm về những loài chim, theo như chú chia sẻ thì
mực nước sâu khoảng hơn 2m và đang ở mùa nước nổi. Ngồi trên thuyền, đầu đội
nón lá, ngắm nhìn khung cảnh xanh mát xong quanh thời gian như trôi chậm lại đối
lập hoàn toàn với thành thị, chiếc xuồng nhẹ nhẹ di chuyển, âm thanh của những
chú chim hòa cùng tiếng nước tiếng cười nói quên bẫng đi thời gian. Sau khi đi
xuồng chèo tay nhẹ nhàng, thì cả nhóm đến với một trải nghiệm mạnh mẽ ồn ào hơn
là đi xuồng máy. Trái ngược hoàn toàn với sự chậm rãi ban nảy thì bây giờ là trải
nghiệm về tốc độ len lỏi vào rừng cây, xuồng đi đến đâu là hàng bèo hai bên như
đang nhường đường dạt ra hai bên, tiếng máy lấn át đi tiếng cười nói như thể đi đến
đâu khu rừng tràm rộn ràng đến đó. Tại đây các thành viên chụp hình kỉ niệm với
nhau, nhìn vào bức ảnh chính giữa là chiếc xuồng màu xanh biển trên xuồng đủ màu
sắc (màu áo) cùng với những nụ cười thật tươi, hai bên là hàng bèo hàng tràm xanh
mướt. Niềm vui và hân hoan kéo dài được khoảng 5 phút thì một cơn mưa rào đón
chào chúng em, rất may là di chuyển bằng xuồng máy nên tốc độ rất nhanh, sau khi
hết mưa thì chúng em lại quay lại xuồng để về lại bến thuyền, sau khi mưa không
khí ẩm ướt, gió lành lạnh, hai bên là những chú chim về tổ. Trải nghiệm xong hai
loại hình này cũng là lúc mọi người quay về xe 3 và tiếp tục hành trình về TP. Châu
Đốc.
Tầm khoảng 5h cả xe có mặt tại khách sạn Phong Lan, trời mưa đường trơn
ẩm ướt, chúng em di chuyển vào bên trong sảnh và bắt đầu nhận phòng. Khi về đến
phòng, chúng em khá bất ngờ với kiến trúc không gian phòng, mùi hương ẩm móc
nhưng vẫn ở mức có thể chấp nhận, tại đây có rất nhiều điều không được như mong
đợi tuy nhiên vẫn ở mức có thể ở và có thể chấp nhận được. Tầm 6h30 cả nhóm có
mặt tại nhà ăn của khách sạn, chọn bàn và bắt đầu ăn cơm tối. Vì ngày hôm sau diễn
ra Gala Dinner nên sau khi ăn cơm tối xong, cả xe tập trung ở phía sau nhà ăn và bắt
đầu tập dợt cho tiết mục hát của xe vào ngày mai. Em nhận thấy có một điều mà xe
3 là độc nhất các xe khác không có là xe 3 có sự đồng hành của 6 anh chị K20, suốt
buổi tập các anh chị rất phối hợp không những thế các anh chị còn đưa ra những ý
kiến góp ý cho tiết mục được tốt hơn. Thường buổi tối mọi người sẽ được tự do,
hôm nay khác là phải ở lại luyện tập hơn 2 tiếng đồng hồ, thật may là mọi người có
mặt đầy đủ, phối hợp với nhau với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau” vì
thế tiết mục của xe 3 là cả xe cùng hát cùng nhảy với nhau. Kết thúc buổi tập thì
mọi người về phòng nghỉ ngơi và tự do khám phá TP. Châu Đốc.

2.6. NGÀY 6: THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC - THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Một ngày mới lại bắt đầu vào lúc 5h sáng, chúng em đánh thức nhau dậy như
những ngày trước và cùng nhau sửa soạn lên đồ trả phòng và đi ăn sáng. Sáng ngày
thứ 6 sẽ ăn buffet ở khách sạn Phong Lan, với những món ăn ở đây thì chúng em
thấy tạm được có vài món hợp vài món không những vẫn chấp nhận được. Sau khi
ăn xong sẽ tập trung trước xe 3 để di chuyển tới địa điểm đầu tiên của ngày thứ 6
Địa điểm đầu tiên mở đầu cho ngày thứ 6 là Miếu bà chúa xứ, khi bước vào
sẽ cảm thấy được sự linh thiêng và tôn nghiêm của Miếu bà, có rất nhiều khách du
lịch và người dân đến thăm quan và cúng viếng. Anh Tường đã giới thiệu sơ lượt
cho chúng em biết nhiều thứ về Miếu Bà, sau đó mọi người sẽ có thời gian thăm
quan tự do tại đây, nhóm chung em đã đi vào chính điện thăm quan và cầu phúc còn
xin thêm Lộc Bà để về tặng cho người thân. Chúng em còn rủ nhau ra hứng hoa rớt
ở sân miếu mà không hoa nào rớt cả. Thăm quan xong thì đoàn của chúng em di
chuyển tới địa điểm thứ hai đó là Lăng Thoại Ngọc Hầu. Nơi đây mang vẻ đẹp cổ
kính và uy nghiêm, sau khi nghe bạn thuyết trình và anh Trường nói thêm thì chúng
em đã được mở mang tầm mắt về nơi đây, nhưng có một điều mà hơi không trọn
vẹn khi thăm quan ở đây đó là nơi trưng bày những kỉ vật xưa không mở cửa cho
vào trong khi ở ngoài ghi là mở của vào lúc 7h sáng kể cả thứ bảy và chủ nhật,
chúng em đã phải nhòm qua khe cửa để nhìn vào trong để chiêm ngưỡng những
hiện vật đó, nếu có dịp quay lại chắc chắn chúng em sẽ quay lại nơi đây và ngắm
nhìn cận cảnh những hiện vật đó mà không phải qua khe cửa nữa.
Điểm đến tiếp theo đó là chùa Tây An , ba địa điểm sáng giờ đi nằm rất gần
nhau đi bộ một chút là tới. Nơi đây thu hút chúng em bởi vẻ đẹp kiến trúc của nó,
đặc biệt là hai chú voi đặt ở khuôn viên chùa chúng em đã cùng nhau vuốt ve chú
voi rồi vuốt lên đầu cầu may mắn. Sau khi thăm quan xong ba điểm thì cả đoàn sẽ di
chuyển về khách sạn và lên xe để đi đến Cần Thơ.
Đoạn đường đi về Cần Thơ chúng em ăn trưa tại nhà hàng Đông Xuyên quê
của anh Trường chúng em rất thích cách tiếp đón của nhà hàng, ngay thang máy có
bảng đại học Sài Gòn sẽ ăn ở lầu mấy và từng bàn sẽ có tấm bảng ghi số xe để các
thành viên của xe sẽ biết mình ngồi ở đâu. Sau khi ăn xong sẽ di chuyển khá dài
nhưng khi đến nơi thì rất là vui, vì được ở khách sạn 4 sao lại còn là khách sạn hàng
đầu Cần Thơ nữa. Lấy thẻ nhận phòng xong bước vào phòng ta nói nó đẹp làm sao,
có đủ thứ đặc biết là cái cân điện tử chúng em thi nhau lên cân, khi cân xong thì
đứa vui đứa buồn, chụp ảnh, ngắm đi ngắm lại rồi bốn đứa lăn lên gường ngủ. Bốn
đứa một cái giường nằm tới 4h rồi đi xuống duyệt văn nghệ để tổ chức cho đêm
gala dinner tối nay, tập duyệt xong mọi thứ thì cùng nhau lên phòng tắm rửa sửa
soạn lên đồ cho đêm cuối cùng của chuyến đi này.
Tới 18h30 xuống ăn uống trước rồi đến với đêm gala dinner đầy náo nhiệt và
sôi động với nhiều cảm xúc, từng tiết mục của từng xe được trình diễn và đặc biệt
với tiết mục của xe 3 chúng em vô cùng sôi động, đoàn kết, cùng nắm tay nhau hát
vang bài hát “ Như ngày hôm qua” chúng em đã quẩy hết mình, cháy hết mình ở
đêm cuối này. Những lời chia sẻ của thầy cô cũng như các anh hướng dẫn luôn
được chúng em khắc ghi trong tâm trí của chúng em, những lời chia sẻ của trưởng
xe của chúng em đầy cảm động và yêu thương. Bên cạnh đó có môt vị khách đặc
biệt không ngại xa xôi đã đến chung vui với chúng em đó là thầy Tiến, sự có mặt
của thầy đã làm cho bầu không khí thêm trọn vẹn. Sau những giây phút đó chúng
em tiếp tục nhảy theo điệu nhạc, chụp hình, nhận giải. Đây là đêm vui buồn lẫn lộn
đầy cảm xúc và chúng em sẽ nhớ mãi không quên, kết thúc gala dinner vào lúc 9h
rưỡi nhóm chúng em quyết định đi chơi chợ đêm. Nhưng đời không như là mơ, mới
đi được 500 mét thì mưa chúng em phải trú mưa tại một quán nước chờ cả tiếng mà
không tạnh mưa, làm cho tinh thần quyết tâm đi chợ đêm của tụi em lụi tàn, và thế
là khi trời mưa nhẹ đi chúng em đã chạy thiệt nhanh về khách sạn thay đồ nghỉ
ngơi.
Thay đồ xong hết thì trời tạnh mưa, ông trời như đang trêu đùa lòng người vậy đó
chán gì đâu, sau đó chúng em đặt đồ ăn và cùng nhau ăn uống nhảy múa, hát ca
trong điệu nhạc, là đêm cuối ở với nhau chúng em đã tính không ngủ tới sáng nhưng
mà không chịu nỗi và sau đó cùng nhau chìm vào giấc ngủ kết thúc ngày thứ sáu
thân yêu này.

2.7. NGÀY 7: THÀNH PHỐ CẦN THƠ - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đã là ngày cuối cùng của chuyến đi 7 ngày 6 đêm rồi sao mà nhanh quá. Vẫn
như những ngày trước tiếng chuông đồng hồ réo gọi nhưng hôm nay là ngày dậy
sớm nhất 4h đã dậy để chuẩn bị đi chợ nổi Cái Răng vào 5h sáng. Ai cũng buồn ngủ
nhưng vẫn xuống sảnh đúng giờ để đi, không khí buổi sáng ở Cần Thơ rất là mát mẻ
và yên bình. Đến với chợ nổi thì chúng em cảm thấy không giống trong tưởng tượng
cho lắm khá là vắng vẻ các hàng quán khá ít , khách du lịch thì nhiều, những ghe
bán đồ ăn nóng như bún, coffe,.. thì chúng em hoàn toàn không thấy đa phần ở đây
là các loại trái cây, rau củ là chính. Sau đó chúng em di chuyển về khách sạn ăn
sáng, phải nói đây là bữa sáng ngon nhất của chuyến hành trình này cái gì cũng
ngon không có điểm gì để chê. Ăn xong trả phòng tiếp tục lên đường đến với những
địa điểm cuối cùng.
Điểm đến tiếp theo là Tiền Giang, đi tới Cồn Phụng thăm quan di tích Đạo
dừa với những di tích còn sót lại được nghe kể và giới thiệu chi tiết về nơi đây thì
chúng em được thăm quan tự do và dùng cơm trưa tại nơi đây. Sau khi dùng bữa
xong chúng em di chuyển lên tàu và đi đến nơi buôn bán mật ong và các sản phẩm
làm từ mật ong , phấn ong, được thưởng thức trà mật ong khá là ngon rồi lại đi đến
một địa điểm gần đó thưởng thức trái cây ngọt mát, nghe đờn ca tài tử. Các cô các
chú hát rất hay và đầy sâu lắng, thầy Tiến đã lên hát tặng đoàn chúng em hai bài hát
rất hay, sau đó đoàn lại di chuyển lên thuyền nhỏ. Mỗi thuyền 5 bạn ngồi và có hai
bác chèo thuyền vô cùng dễ thương hòa đồng đã đưa chúng em đến với nơi làm kẹo
dừa. Ở đây rất đa dạng các vị kẹo dừa nào là sầu riêng, ca cao, chuối...
Sau khi thăm quan và mua quà thì chúng em di chuyển lên thuyền để đi về,
khi lên thuyền chúng em đã được chị Trang hướng dẫn viên tặng mỗi người một trái
dừa ngọt mát tiếp thêm năng lượng cho chuyến đi dài vừa rồi. Khi về đến bến cũng
là lúc nói lời chào với chị hướng dẫn tạm biệt và hẹn gặp lại chị, cảm ơn chị đã
truyền đạt những kiến thức bổ ích đến chúng em. Đây là địa điểm cuối cùng của
chuyến hành trình 7 ngày 6 đêm này rồi, nhanh quá đi thôi, chúng em quay qua nói
với nhau là “ muốn đi tiếp cơ” không muốn về chút nào. Khi lên xe ngồi vào vị trí
của mình để đi về Sài Gòn, dù không muốn nhưng vẫn phải về thôi kết thúc chuyến
đi rồi. Khi chiếc xe 03 tiến dần vào địa phận TP.HCM là trong lòng em có chút gì
mang mác buồn lẫn những nuối tiếc, khi chỉ còn vài km nữa là ai về nhà nấy không
đi cùng nhau, ngủ cùng nhau, ăn cùng nhau nữa, không còn đánh thức nhau dậy mỗi
sáng nữa, buồn quá trời, anh Tường đã có những chia sẽ cuối cùng đầy bổ ích đối
với chúng em. Đối với chúng em anh Trường không chỉ là người anh anh luôn hỗ
trợ chúng em rất nhiều từ bữa ăn (khi chúng em phải ghép bàn anh luôn sẽ là người
nhấc ghế, mang chén đũa ly nước tận nơi) đến giất ngủ (khi nhận phòng khách sạn
có phòng thì thiếu ly, có người muốn xin thêm mền tất cả đều báo với anh), người
hướng dẫn mà còn là người thầy đã chắp cánh dìu dắt chúng em đến với những kiến
thức, kinh nghiệm bổ ích để sau này vững bước trên đường đời. Cảm ơn anh
Trường rất là nhiều, chúng em sẽ không bao giờ quên anh. Sau những lời chia sẻ
của anh Trường thì các bạn trong xe cũng có những lời chia sẻ vừa gây hài vừa xúc
động. Cảm ơn bác Phụng lái xe, anh Đức phụ xe, anh tài xế đã chở chúng em trong
hai ngày rong ruổi Phú Quốc. Cám ơn các anh chị K20 có lẽ đây thật sự là một cái
duyên mà chỉ có xe 03 có vì chỉ có xe 03 là có các anh chị đồng hành. Cám ơn trung
tâm Tổ Chức Sự Kiện và Du Lịch SGU đã tạo ra chuyến thực ý nghĩa này. Và cám
ơn các thành viên của xe 03 rất nhiều, các bạn mỗi người sẽ có một tính cách riêng,
nhưng cám ơn các bạn đã luôn đoàn kết với nhau, cảm ơn vì đã cùng ăn cùng ngủ
tập thể trên xe với nhau, cùng nhau hát cùng nhau nhảy, cùng nhau suốt 7 ngày 6
đêm. Chúng em mong rằng năm sau vẫn cùng một nhóm, cùng một xe luôn đồng
hành cùng nhau như vậy. Mãi yêu nhóm mình, mãi yêu các thành viên trên xe 3.
Trong đoạn đường về lại Sài Gòn thì đột nhiên xe gặp trục trặc tại Long An, có lẽ
đến chiếc xe cũng không muốn chúng em về, sửa xong thì phải đi về thôi. Khi cánh
cổng trường Đại Học Sài Gòn mở ra chính là lúc chuyến đi 7 ngày 6 đêm đã kết
thúc với những lời nói tạm biệt mọi người, tạm biệt bác tài, tạm biệt anh Trường,
tạm biệt xe 3. Có lẽ lúc chúng em thực hiện bài tiểu luận này thì Bác Phụng, Anh
Đức, Anh Trường các thầy cô đồng hành cùng chúng em trong chuyến đi đã quay
lại cuộc sống hàng ngày, những riêng chúng em có lẽ phải mất một khoảng thời
gian khá dài nữa để quay trở lại cuộc sống bình thường hàng ngày vì chuyến đi này
tạo ra cho chúng em rất nhiều thói quen như thói quen ăn sáng, ăn đầy đủ 3 bữa 1
ngày, thói quen quan sát…cùng với những thói quen ấy là rất nhiều kỉ niệm đẹp khó
quên và càng mong chờ cho chuyến đi tiếp theo. Có lẽ cả cuộc đời chúng em chỉ có
3 chuyến đi trong đời, sau này có lẽ mọi người sẽ vẫn có những chuyến đi khác
nhưng những chuyến đi ấy không còn với đầy đủ những người bạn thời sinh viên
như bây giờ, chúng em đã đi hết 2 chuyến đi và chỉ còn 1 chuyến đi nữa thôi. Hẹn
gặp lại tại chuyến Thực Tế Chuyên Môn 3.
PHẦN 3: GIỚI THIỆU CÁC ĐIỂM DANH THẮNG, DI TÍCH
3.1. Chùa Som Rong (Sóc Trăng)
Chùa tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng phường 5 TP. Sóc Trăng tỉnh Sóc
Trăng
Theo như các vị sư tại chùa thì chùa được xây dựng năm 1785, đã trải qua 12
đời trụ trì. Ban đầu chùa được xây tạm bợ, sau nhiều lần trùng tu thì mới được
khang trang như hiện nay. Tên Som Rong là do trước đây thì vùng đất này có nhiều
cây dại tên là Som Rong mọc quanh chùa, kể từ đó chùa mang tên này, hiện nay
chùa chỉ còn 2 cây Som Rong.
Cổng chùa được trang trí hoa văn với những biểu tượng văn hóa Kmer như
rắn thần Naga, chim thần Krud… vào khoảng 100m là đến sân chùa. Chùa Som
Rong cũng được xây dựng theo kiến trúc giống như các chùa Kmer khác bao gồm:
chánh điện, sala… Chánh điện là nơi thờ Phật chính, được nâng đỡ bởi 6 hàng cột,
tầng mái với kết cấu đặc biệt, mỗi góc được trang trí hình tượng nữ thần Keynor và
chim thần Krud. Trên vách tường và trần nhà là những bức bích họa mô tả về cuộc
đời của Đức Phật Thích Ca. Khuôn viên chùa chia thành nhiều khu vực, nổi bật là
bảo tháp màu xám, lối dẫn được trang trí hình tượng rắn thần Naga và nhiều hoa
văn tinh xảo khác. Đặc biệt hơn hết là Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn với kích
thước dài 63m, cao 22,5m, cao 28m so với mặt đất.
Ngoài không gian sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của bà con đồng bào Kmer,
ngôi chùa còn là điểm đến không thể bỏ qua của du khách thập phương trong hành
trình khám phá vùng đất miền Tây Nam Bộ.
3.2. Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu ( Bạc Liêu )

Nhắc đến Đờn ca tài tử Nam Bộ, bản “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao
Văn Lầu có lẽ là ca khúc nổi tiếng nhất. Vượt qua bao thăng trầm của cuộc sống,
nhiều biến cố lịch sử bản nhạc vẫn sống trong lòng cuộc đời. Trong chuyến du lịch
miền Tây, nếu có dịp dừng chân trên mảnh đất Bạc Liêu bạn đừng quên dành thời
gian thăm khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu để nghe những câu chuyện về sự ra
đời của bản nhạc.
Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu
thuộc phường 2, TP. Bạc Liêu. Được biệt, khu lưu niệm trước đây là khu mộ của gia
đình nhạc sĩ, sau được tu bổ và xây dựng thêm các công trình nhằm mục đích tổ
chức các sự kiện quan trọng, đồng thời làm nơi tiếp đón du khách phương xa.
Với tổng diện tích hơn 12.000 m2, khu lưu niệm Nhạc sĩ Cao Văn Lầu đuợc
xem là điểm du lịch Bạc Liêu thú vị, nơi khẳng định vị thế của bản Dạ cổ Hoài lang
và tôn vinh tài hoa của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã
được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn
hoá phi vật thể quốc gia năm 2012.
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (hay Sáu Lầu), sinh ngày 22/12/1892 tại xóm Cái Cui,
làng Chí Mỹ, quận Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình ông
trôi dạt nhiều nơi trước khi dừng chân tại Bạc Liêu. Với sự hướng dẫn những bước
đi đầu tiên của nhạc sĩ cổ nhạc Lê Tài Khị, tài năng của một người nhạc sĩ lớn trong
ông đã được phát triển.
Khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu bao gồm nhiều công trình như khu mộ
nhạc sĩ Cao Văn Lầu cùng những người thân, tượng bán thân nhạc sĩ Cao Văn Lầu,
khu trưng bày hình ảnh, hiện vật của các ông tổ của nền cải lương Nam Bộ, khu vực
biểu tượng cây đàn kìm, sân khấu ngoài trời,…
Khi vừa đi qua cổng chính, du khách sẽ bắt gặp tượng đài ống tre hiện ra
sừng sững nằm ngay chính giữa khu lưu niệm, phía sau đài phun nước. Tượng đài
này chính là chiếc đàn kìm – biểu tượng của Đờn ca tài tử Nam Bộ – gắn liền với
hình ảnh nhạc sĩ Cao Văn Lầu – người con của tỉnh Bạc Liêu. Đàn kìm được cách
điệu từ đốt tre, phần đàn kìm được đục lõm tạo sự huyền bí, thiêng liêng, gợi lên sự
hoài niệm và tưởng nhớ về những người đã khuất. Đây cũng là nơi du khách thắp
hương tưởng niệm. Điểm nổi bật tại đây để tạo thêm tính thiêng liêng, huyền bí là
các bậc thang lên đài ống tre được bố trí các số bậc: 2,4,8,16,32 và 64, tượng trưng
cho cung bậc, nhịp phách của ca cổ cải lương tương ứng với từng nghệ nhân sáng
tác. Đó là: nhịp 2 của Cao Văn Lầu, nhịp 4 của Trịnh Thiên Tư, nhịp 8 của Lư Hòa
Nghĩa, nhịp 16 của Mộng Vân, nhịp 32 của Trần Tấn Hưng và nhịp 64 của Lý Khi.
Dẫn lên đài tre là lan can cầu thang bằng đá xanh Thanh Hóa được khắc họa hình
dáng rồng hướng lên theo bậc thang kết hợp với vân mây tạo nên sự sinh động hài
hòa vì Bạc Liêu được ví như là cái nôi đờn ca tài tử, phát triển mạnh nhất của Nam
bộ, sức mạnh này được ví như rồng.
Xung quanh tượng đài ống tre được khắc họa trên đá 20 bài tổ như 3 bản
Nam, 6 bản Bắc, 4 bản Oán, 7 bản Bắc lớn. Đằng sau biểu tượng chiếc đàn Kìm là
tượng đài nhạc sĩ Cao Văn Lầu với nhạc phẩm “Dạ cổ hoài lang” được khắc ngay
phía sau.
Sau biểu tượng đàn kìm là khu công viên với các biểu tượng các loại nhạc cụ
trong nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ , như sáo, đàn cò, đàn tranh, đàn bầu, ghuitar
phím lõm, … Điểm khác biệt của vườn nhạc cụ này là các nhạc cụ hoàn toàn được
tạc bằng đá xanh, nhìn rất vững chắc và có hồn. Bên trái là nhà trưng bày lưu niệm
cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu; bên phải là các khối phục vụ; phía cuối của dự án là khối
nhà biểu diễn loại hình đờn ca tài tử bố trí nằm trên hồ sen
Nếu muốn chiêm ngưỡng những tư liệu quý về nghệ thuật đờn ca tài tử hay
ngắm nhìn hình ảnh của các nghệ sĩ, nghệ nhân cải lương tiêu biểu của Bạc Liêu thì
khu trưng bày là nơi du khách nhất định phải tham quan. Tại đây, phục trang sân
khấu của nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, những cảnh phục dựng đờn ca tài tử
bằng sáp hay những nhạc cụ cổ của các nghệ nhân đều có mặt. Du khách sẽ được
tìm hiểu về một thời hưng thịnh của nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương Việt Nam
cũng như tìm hiểu đôi chút về hoản cảnh lịch sử của bản “Dạ Cổ Hoài Lang”. Dạ
Cổ Hoài Lang (Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng). Bản nhạc được ông viết khi ông
và vợ buộc phải xa cách sau 3 năm chung sống mà không có con. Trong thời gian
này vì nhớ thương vợ, đêm đêm ông ôm đàn ra gảy, những giai điệu những ca từ
đều nói lên tiếng lòng của ông dành cho người vợ của mình. Và ông tin rằng là một
người phụ nữ, vợ còn nhớ thương ông hơn nữa nên ông mới đặt tên cho bản nhạc
lòng này là Hoài Lang. Sau hơn 100 năm từ khi ra đời, bản tình ca bất hủ Dạ cổ hoài
lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu đến giờ vẫn làm rung động hàng triệu con tim người
Việt vì chứa đựng những tình cảm, nghĩa phu thê sâu đậm. Song cùng với nhiều
hạng mục kể trên, một trong những nơi tại khu lưu niệm cố nhạc sĩ không thể không
nhắc tới, đó chính là khu mộ của gia đình cố nhạc sĩ. Khu mộ là nơi nằm cạnh nhau
của thân sinh, thân mẫu và người vợ đoan trang của cố nhạc sĩ. Đến viếng ngôi mộ
điệu nhạc nhẹ buồn, không gian như làm cho người ta thấy yêu và khâm phục hơn
trước tài đức của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
3.3. Khu du lịch Mũi Cà Mau ( Cà Mau )
Khu du lịch Mũi Cà Mau tọa lạc tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển cách trung
tâm Thành phố Cà Mau khoảng 110 km là vùng đất địa đầu phần cực Nam Tổ quốc.
Nơi đây được bao bọc bởi biển Đông và vịnh Thái Lan là tọa độ duy nhất tại
nước ta có thể đồng thời ngắm mặt trời mọc tại hướng Đông và lặn ở hướng Tây.
Khu du lịch Mũi Cà Mau không chỉ là địa điểm nghỉ dưỡng, tham quan được nhiều
tín đồ du lịch tìm đến, mà nó còn phục vụ cho việc nghiên cứu sinh thái với vai trò
là Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, được UNESCO công nhận vào năm
2009.
Đây là nơi tập trung các công trình tiêu biểu phục vụ cho các hoạt động du
lịch tại địa phương. Đến đây, bạn không thể nào bỏ qua việc check-in tại cột mốc
tọa độ Quốc gia GPS 0001, km 2436 điểm cuối cùng của con đường Hồ Chí Minh
hay ngắm bình minh và hoàng hôn trên vùng biển cực Nam Tổ quốc. Ngoài ra,
trong Khu du lịch Mũi Cà Mau còn có Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ Âu
Cơ được đặt hướng về biển Đông, là công trình mang ý nghĩa thể hiện đạo lý “Uống
nước nhớ nguồn” của nhân dân ta, nhằm nhắc nhở thế hệ mai sau về quyết tâm bảo
vệ chủ quyền dân tộc và tri ân tổ tiên đã “lên rừng, xuống biển” mở mang bờ
cõi. Khi đến với Khu du lịch Mũi Cà Mau, bạn cũng có thể tham quan biểu tượng
cột cờ Hà Nội, đây là công trình mang ý nghĩa lịch sử, giáo dục to lớn do Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội trao tặng cho địa phương. Bên cạnh đó, ở
Khu du lịch Mũi Cà Mau bạn còn có thể thưởng thức nhiều món ăn đặc sản được
chế biến từ tôm, cua, cá, mực vô cùng hấp dẫn
3.4. Chùa Hùng Long ( Thành phố Phú Quốc )
Chùa Sư Muôn Phú Quốc nằm tại xã Dương Tơ, thị trấn Dương Đông, huyện
Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Chùa Sư Môn được xây dựng vào năm 1932 bởi một vị sư có tên Nguyễn
Kim Môn. Ban đầu ông vốn là một doanh nhân, sau khi ngộ đạo ông đã đi tu hành
và truyền đạo ở nhiều địa điểm như đảo Hòn Thơm, đảo Thổ Chu… Cuối cùng, ông
dừng chân ở đảo ngọc và bắt đầu lập nên ngôi chùa này. Cho đến nay, chùa Sư
Muôn (Hùng Long Tự Phú Quốc) đã phải trải qua rất nhiều đợt tu sửa, nhưng không
vì thế mà làm mất đi vẻ đẹp cổ kính, lâu đời của mình.
Chùa Sư Muôn ở Phú Quốc được xây dựng theo phong cách kiến trúc dân
gian truyền thống. Trải qua 60 bậc thang tới sân trước, du khách sẽ bắt gặp tượng
Quán Thế Âm Bồ Tát tọa trên tòa sen nổi bật. Hai bên là hai khối đá tự nhiên được
khắc theo hình rồng và hổ. Người dân thường gọi là “rồng chầu, hổ phục”. Đi sâu
vào trong là chánh điện, được xây trên nền đá cao tầm 3m. Trong chánh điện tuy chỉ
được bài trí đơn giản nhưng vẫn làm toát lên vẻ tôn nghiêm, trang trọng của chùa.
Nơi đây chỉ thờ Phật lớn và các chư vị Bồ Tát. Tất cả đều được chạm khắc vô cùng
tinh xảo, tỉ mẩn từng chi tiết. Từ chánh điện nhìn xuôi theo triền núi hiện lên bức
tranh thiên nhiên với thảm cỏ xanh mướt, những vườn tiêu thẳng tít tắp nối đuôi
nhau, xa xa là mái nhà lúc ẩn lúc hiện lập lờ trong làn khói. Tản bộ ra sau chùa, vẫn
hàng cây cổ thụ cao to ôm trọn ngôi chùa quen thuộc đó nhưng được điểm xuyết
thêm nguồn nước chảy róc rách từ khe đá len lỏi qua rặng tre chảy xuống tận chân
chùa.

3.5. Suối Tranh ( Thành phố Phú Quốc )


Suối Tranh, Phú Quốc (còn được biết dưới tên gọi Khu Du Lịch Suối Tranh)
nằm ở phía Nam đảo Phú Quốc, cách thị trấn Dương Đông tầm 9km. Khu Du Lịch
Suối Tranh là địa điểm tham quan khá nổi tiếng ở Phú Quốc - chỉ xếp sau Dinh Cậu.
Suối Tranh có chiều dài khoảng 15km, chảy qua nhiều nơi địa hình hiểm trở tạo nên
hệ thống ghềnh thác, khe suối len lỏi giữa rừng xanh rậm rạp trông cực kỳ bí ẩn và
lạ mắt.
Suối Tranh đảo Phú Quốc là điểm đến du lịch tự nhiên thu hút người tham
quan. Mặc dù không phải là một thác nước lớn, tuy nhiên, sự hòa quyện giữa núi
non, nước suối tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, hấp dẫn du khách ngay từ lần đầu
ghé thăm. Đến với khu du lịch suối Tranh Phú Quốc, bạn sẽ phải băng qua những
con đường rừng với hàng cây tỏa bóng mát, cao vút. Điều ấn tượng là những loại
cây này đa phần đều là cây nhiệt đới, sinh sống trong những khu rừng rậm. Sau khi
chinh phục quãng đường đi bộ (trekking) mất tầm 30 phút, du khách sẽ đến được
điểm cuối cùng là một thác nước tự nhiên cao 2m, cuồn cuộn đổ nước tung bọt
trắng xoá xuống hồ sâu khoảng 1.5m.
3.6. Cơ sở nuôi ong lấy mật - Trang trại mật ong Đảo Ngọc ( Thành phố Phú
Quốc )
Trang trại mật ong Đảo Ngọc thuộc Công ty cổ phần mật ong Trường Thọ
Phú Quốc, là trang trại sinh thái sạch được đầu tư tại Ấp Suối Mây - Xã Dương Tơ -
Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang.
Đây là trang trại sinh thái nuôi giữ ong mật tại đảo ngọc Phú Quốc. Đây cũng
là một điểm tham quan trải nghiệm sinh thái chuyên về ong mật. Tại đây, du khách
được tham quan, nghe giới thiệu về trang trại sinh thái ong mật, được cung cấp
nhiều thông tin hữu ích về giá trị của loài ong mật, hiểu được tại sao con người cần
thiết phải bảo vệ sức khỏe của các loài thụ phấn đặc biệt là ong mật. Đến với trang
trại trang trại mật ong Đảo Ngọc du khách còn được thưởng thức tại chỗ những món
giải khát bổ dưỡng được chế biến từ mật ong của trang trại.
3.7. Cơ sở sản xuất nước mắm Khải Hoàn ( Thành phố Phú Quốc )
Nước mắm Phú Quốc từ lâu đã nổi tiếng cả trong và ngoài nước không chỉ
nhờ độ đạm cao, có vị thơm ngon đặc trưng mà còn bởi truyền thống làm nước mắm
lâu đời của người dân nơi đây. Trong số hơn 100 cở sở sản xuất nước mắm tại Phú
Quốc, Khải Hoàn là một trong những cơ sở có truyền thống làm nước mắm “cha
truyền con nối”. Ra đời năm 1978, đến nay, Khải Hoàn đã trải qua 3 thế hệ sản xuất
và kinh doanh nước mắm và là thương hiệu nước mắm nổi tiếng tại đảo ngọc.
Nước mắm Khải Hoàn được sản xuất trong dây chuyền khép kín – Từ khâu
đánh bắt - Ủ chượp truyền thống – Sản xuất đóng chai – Thương hiệu Khải Hoàn.
Nước mắm Khải Hoàn luôn sản xuất ra thị trường nước mắm ngon nhất. Sản phẩm
được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Kiên Giang cấp
chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Nước mắm Phú Quốc là đặc
sản ẩm thực của đảo ngọc, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Năm 2012 nước mắm Phú Quốc đã được liên minh Châu Âu công nhận là
sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam, được UBND tỉnh Kiên Giang
ban hành quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho nước mắm. Từ
đó, nước mắm Phú Quốc nói chung, nước mắm Khải Hoàn nói riêng, đã trở thành
sản phẩm ưa thích của du khách mọi miền, góp phần rất lớn trong sự tăng trưởng
kinh tế của huyện nhà.
3.8. Chợ đêm Dương Đông ( Thành phố Phú Quốc )
Toạ lại tại 6 Bạch Đằng, Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang. Nằm
ở ngay khu trung tâm của đảo nên du khách có thể tìm thấy rất dễ dàng chợ đêm.
Chợ được mở từ khá sớm, khoảng 17h chiều đến 2h sáng ngày hôm sau với nhiều
hoạt động nhộn nhịp, tấp nập.
Đây là khu chợ lớn được sáp nhập giữa chợ đêm Dinh Cậu và chợ đêm Bạch
Đằng cũ. Chợ đêm này cũng chính là trung tâm của đảo ngọc, điểm vui chơi, ăn
uống và mua sắm sầm uất bậc nhất tại Phú Quốc mỗi khi về đêm. Chợ đêm Phú
Quốc được chia thành 2 khu vực với hơn 100 gian hàng khác nhau:
- Khu 1 ở đầu chợ: tập trung nhiều gian hàng ăn uống, hải sản, đặc sản khô làm quà
( nước mắm, hải sản khô, rượu sim,…)
- Khu 2 ở phía cuối chợ: tập trung các gian hàng quà lưu niệm, đồ thủ công mỹ
nghệ, đồ trang sức, ngọc trai Phú Quốc,…
Hải sản ở chợ đêm được đánh bắt tại địa phương nên rất tươi và ngon, giá lại
rất phải chăng và được niêm yết rõ ràng. Mỗi loại hải sản như tôm, mực, ghẹ, ốc,...
được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau như nướng mỡ hành, sa tế, muối ớt,... Bên
cạnh hải sản, những món ăn vặt tại chợ đêm Phú Quốc cũng cực kỳ phong phú với
đủ các món mặn ngọt như: Bánh khéo, kẹo chỉ, bánh bò thốt nốt, kem cuộn, dừa sáp
thốt nốt… Đến với chợ đêm Phú Quốc, ngoài việc thả ga ăn những món hải sản tươi
ngon, du khách còn có thể mua quà lưu niệm mang về cho bạn bè và người thân.
Những món quà lưu niệm đặc trưng tại Phú Quốc có thể kế đến là:
- Rượu sim rừng: Đây là loại rượu đặc biệt chỉ có tại đảo Phú Quốc.
- Nấm tràm: Loại nấm có hương thơm đặc trưng và nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Nước mắm: Đặc sản nổi tiếng lâu đời của Phú Quốc với độ đạm cao và hương vị
thơm ngon.
- Các món quà lưu niệm từ vỏ ốc, vỏ sò cũng là một loại quà lưu niệm phổ biến tại
chợ đêm Phú Quốc.
3.9. Chùa Hộ Quốc ( TP. Phú Quốc )
Chùa Hộ Quốc tọa lạc tại ấp Suối Lớn, địa phận xã Dương Tơ, Phú Quốc,
Kiên Giang, cách sân bay Phú Quốc chỉ 10km và cách trung tâm thị trấn Dương
Đông khoảng 20 km
Chùa Hộ Quốc hay còn có tên gọi chính thức là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ
Quốc – ngôi chùa Phật giáo lớn nhất Phú Quốc. Theo lí giải của trụ trì thì cái tên
“Hộ Quốc” mang ý nghĩa trấn giữ bờ cõi giang sơn, bảo vệ lạnh thổ Việt Nam và
vùng biển đảo ở cực Nam Tổ Quốc.
Ngôi chùa có vị trí “tựa sơn hướng thủy”, sử dụng kiến trúc cổ thời Lý –
Trần với cổng Tam Quan, ngói đỏ tường gạch… Cả hệ thống chùa bao gồm: Điện
Tam Bảo, Nhà thờ Tổ, Tháp Chuông, Tháp Trống, Cổng Tam Quan, Nhà hòa
thượng, nhà Tăng và Nhà ăn. Ngay từ lối vào chùa sẽ nhìn thấy tượng Phật ngọc
lớn, ngồi ngự trước 70 bậc thang rồng đá với bức phù điêu ở giữa được chế tác công
phu. Khi mà đi hết 70 bậc thang là đến khu chánh điện, quanh chánh điện là bức
tượng bằng đá của 18 vị La Hán, hai bên chánh điện là tháp chuông và tháp trống,
khuôn viên chùa rất rộng. Điều đặt biệt là các gian chùa được xây dựng hoàn toàn
bằng cột gỗ lim, nên chiều cao của những gian sẽ khác nhau tùy thuộc vào chiều cao
của cột gỗ. Đứng từ trên cao nhìn xuống, phía trước là Biển Đông mênh mông, phía
sau là núi non hùng vĩ, không khí trong lành mát mẻ, thanh tịnh.
3.10. Nhà tù Phú Quốc (TP. Phú Quốc)
Nhà tù Phú Quốc tọa lạc tại 350 Nguyễn Văn Cừ, xã An Thới, Phú Quốc,
Kiên Giang. Nằm trên tỉnh lộ 46 cách trung tâm thị trấn Dương Đông về phía Nam
khoảng 28 km.
Trước đây nhà tù này có tên là Nhà lao Cây Dừa. Năm 1946, thực dân Pháp
chiếm đóng Phú Quốc và cho xây dựng nhà tù lớn nhất Đông Nam Á, lúc này có
diện tích khoảng 40 ha, sau này được xây dựng thêm 4 ha nữa, từng giam giữ
khoảng 40.000 tù binh.
Trong thời chiến, các tù binh tại đây đã phải chịu những hình phạt, tra tấn dã
man như đóng đinh vào người, ném vào chảo nước sôi, chuồng cọp kẽm gai đặt
ngoài trời, ngoài ra còn có những hình thức tra tấn khác như đục răng, roi cá đuối,
lộn trên vỉ sắt…
Ở đây bao quanh là hàng rào dây thép gai chằng chịt, phía trên là dây điện và
đèn chiếu sáng, cửa bằng tôn thiết, nền phòng giam tráng xi măng để tránh tù nhân
đào hầm trốn thoát. Bao gồm khu trưng bày hiện vật trong nhà và ngoài trời, nhà
giam, nhà ăn, nhà bếp và hai nhà canh giữ, các đường hầm vượt ngục, hàng rào kẽm
gai, chòi canh, đài tưởng niệm….
Nhà tù Phú Quốc chính là bằng chứng sống cho sự tàn độc của kẻ thù và ý
chí kiên cường của các chiến sĩ quân ta
3.11. Bãi Sao (Phú Quốc)
Bãi Sao địa chỉ ở ấp Bãi Sao, thị trấn An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang. Cách
thị trấn Dương Đông khoảng 25km, nằm giữa mũi Hang và mũi Bãi Khem ở phía
Nam của Đảo Ngọc. Từ đây có thể dễ dàng di chuyển đến các nơi vui chơi khác hấp
dẫn ở Phú Quốc như Phú Quốc United Center, VinWonder, Vinpearl Safari…
Nguồn gốc của tên gọi Bãi Sao: theo người dân nơi đây kể lại, thì ngày trước
mỗi khi hoàng hôn buông xuống, bóng tối bao trùm thì ở đây xuất hiện rất nhiều sao
biển tràn vào gần bờ nên người ta gọi là Bãi Sao.
Bãi Sao Phú Quốc sở hữu đường bờ biển dài 7km với bờ cát mịn, nước biển
xanh trong, cùng với hàng dừa chạy dọc bờ biển. Đây là lợi thế giúp Bãi Sao phát
triển hoạt động du lịch cùng với nhiều trải nghiệm hấp dẫn: tắm biển phơi nắng, lặn
biển ngắm san hô, chèo thuyền kayak, dù lượn, moto nước, ván lướt sóng hay phao
chuối…
Cùng với những ưu thế về địa hình cùng với nhiều dịch vụ du lịch phát triển,
Bãi Sao trở thành địa điểm du lịch lí tưởng để nghỉ ngơi, thư giãn và khám phá hệ
sinh thái đầy màu sắc của Phú Quốc.
3.12. Nghề nuôi trai lấy ngọc (Phú Quốc)
Điều kiện tự nhiên thuận lợi với nước biển trong sạch của vùng biển Phú
Quốc rất phù hợp với nghề nuôi trai lấy ngọc. Trước thế kỷ 20, mò ngọc trai là cách
phổ biến nhất để thu hoạch ngọc trai. Sau này chuyển sang nuôi trai.
Để phục vụ việc nuôi trai, đầu tiên người dân phải đầu tư dàn phao và lồng
lưới. Sau đó, trai mẹ được chọn lọc rất kỹ ngay từ đầu và nuôi trong các lồng, Việc
cấy nhân chỉ được thực hiện khi trai đạt tiêu chuẩn về kích thước, thời gian và tình
trạng của tuyến sinh dục. Nếu khi cấy nhân mà tuyến sinh dục của trai đang ở giai
đoạn thành thục thì trai dễ bị chết hay bị rơi nhân, hoặc ngọc được tạo thành không
đạt chất lượng. Kinh nghiệm của người nuôi trai ở Phú Quốc là chọn trai mẹ có
tuyến sinh dục không thành thục để cấy nhân. Thời gian nuôi cấy dao động từ 6
tháng đến 8 năm hoặc lâu hơn.
Ngọc trai đạt tiêu chuẩn cần đáp ứng bảy yếu tố sau: Kích thước, hình dáng,
màu sắc, độ bóng, độ nhẵn của bề mặt, chất lượng xà cừ, sự tương thích của các hạt
trai khi kết hợp với nhau
Ngọc trai Phú Quốc có giá trị cao vì đáp ứng được đầy đủ cả bảy yêu cầu
trên. Tùy theo màu sắc, hình dạng và chất lượng của từng viên ngọc trai mà giá của
từng viên sẽ khác nhau. Ngọc trai thường có màu trắng, đôi khi có màu kem hoặc
phớt hồng và có thể nhuốm màu vàng, xanh lá cây, nâu, tím hoặc đen. Sản phẩm
ngọc trai ở đây có nhiều màu sắc, với độ bóng, sáng và độ tròn hoàn hảo, đẹp mắt;
nhất là ngọc trai đen, xanh nước biển hầu như chỉ có tại Phú Quốc.
Ngọc trai Ngọc Hiền: là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nuôi cấy ngọc trai
biển tại đảo Phú Quốc. Ra đời 1994, đến nay đã và đang khẳng định vị thế thương
hiệu trang sức ngọc trai thời thượng hàng đầu.
Ngọc trai Phú Quốc là một trong những loại ngọc sở hữu nét đẹp vượt thời
gian và có giá trị bậc nhất.
3.12. Grand World – Thành phố không ngủ (TP. Phú Quốc)
Vị trí: Bãi Dài, Gành Dầu, Phú Quốc, Kiên Giang, cách thị trấn Dương Đông
25 km và cách sân bay Phú Quốc 31 km. Thuộc Phú Quốc United Center, đươc tập
đoàn VinGroup xây dựng.
Lấy cảm hứng dựa theo các thành phố Châu Âu, Grand World sở hữu lối
kiến trúc tinh tế và sang trọng. Với quy mô 85 ha, Grand World sở hữu nhiều công
trình kiến trúc lộng lẫy, tráng lệ với dãy phố thương mại sầm uất. Hàng trăm lễ hội,
tiệc tùng, loạt tâm điểm vui chơi náo nhiệt hoạt động không ngừng nghỉ suốt
24h/ngày và 365 ngày/năm. Thưởng lãm công nghệ giải trí đỉnh cao với show diễn
hoành tráng Tinh Hoa Việt Nam (Tinh Hoa Việt Nam là show diễn đỉnh cao nhằm
tái hiện lại một Việt Nam thời xưa với sự hào hùng, kiên cường bất khuất); Huyền
thoại Tre – Bamboo Legend (kiệt tác được xây dựng bởi 32.000 cây tre, kết hợp
hoàn hảo các biểu tượng văn hóa dân tộc Việt Nam như cây tre, trống đồng Đông
Sơn, hoa sen); bảo tàng gấu Teddy Bear (sử dụng kiến trúc tòa nhà theo hình Donut
là khu phức hợp mua sắm vui chơi giải trí, lấy cảm hứng từ bộ phim Indiana Jones,
bảo tàng chia thành 5 khu riêng biệt tái hiện lại những nơi mà gấu Teddy Jones đã
đi qua như: tượng thần rắn Medusa, tượng nhà vua Ai Cập…); kênh đào mang màu
sắc Vencie, ngắm tháp đồng hồ Vencie cổ kính; công viên nghệ thuật đương đại
Urban Park (sở hữu 55 công trình nghệ thuật khác nhau với các tác phẩm nghệ thuật
độc đáo như Tượng Đất Mẹ, Nguồn Sống, suối tóc…)
3.13. Khu di tích lăng Mạc Cửu ( TP. Hà Tiên )
Khu di tích thuộc quần thể di tích Bình San nằm trên đường Mạc Cửu dưới
chân núi Bình San, thuộc phường Bình San, TP.Hà Tiên, Kiên Giang.
Mạc Cửu là người có công khai phá mảnh đất Hà Tiên hơn 300 năm trước,
Mạc Cửu là người Quảng Đông (Trung Quốc) vì không chịu để tóc và theo một số
tập tục của nhà Thanh nên đã rời bỏ đất nước đưa gia đình lên thuyền xuôi về phía
Nam. Năm 1680 khi đến Hà Tiên ông đã ở lại đây và xây dựng phát triển mảnh đất
này. Trải qua 7 đời, nhà họ Mạc đã biến vùng đất Hà Tiên hoang sơ thành một trong
những địa điểm mua bán sầm uất nhất trong khu vực.
Khu di tích lăng Mạc Cửu gồm đền thờ, lăng Mạc Cửu cùng với 59 ngôi mộ
lớn nhỏ khác là những người gắn với sự nghiệp của nhà họ Mạc. Lăng và đền thờ
Mạc Cửu do con trai trưởng của ông là Mạc Thiên Tích thiết kế, xây dựng từ 1735.
Trước đền thờ là 2 ao lớn, trước kia do Mạc Cửu cho đào để lấy nước ngọt cho dân
vào mùa hạn. Lăng được xây dựng theo kiến trúc ba gian với cổng Tam Quan phía
trước, bên trong cổng là khoảng sân rộng, bên phải đền thờ là nhà tiền hiền thờ, bên
phải là nhà hậu hiền thờ. Ngay chánh điện đền có biển thờ với bốn đại tự “Khai trấn
trụ quốc”, trên vách tường còn có 10 bài thơ nổi tiếng của Mạc Thiên Tứ “Hà Tiên
thập vịnh”, bàn thờ ở giữa thờ ngai vị ông Mạc Cửu và các hậu duệ của ông, bên
phải là bàn thờ quan văn quan võ, bên trái là bàn thờ các phu nhân của dòng họ. Từ
điện thờ đi ra, bên trái sẽ là hướng lên mộ Mạc Cửu và dòng họ Mạc. Các ngôi mộ
chia thành 4 khu: khu 1 là lăng mộ các tiểu vương dòng họ Mạc, khu 2 lăng mộ các
phu nhân, khu 3 là lăng mộ các quan, khu 4 là lăng mộ các thành viên khác của
dòng họ Mạc. Ngôi mộ lớn nhất của Mạc Cửu được xây dựng theo lối kiến trúc
Trung Hoa, hình bán nguyệt khoét sâu vào núi, hai bên tả hữu là hai vị tướng, quanh
mộ xây hai con rồng quấn vào nhau. Bậc thềm cẩn bằng đá xanh Quảng Tây, nhiều
tảng đá dài hơn 3m.
Tuy trải qua gần 300 năm, nhưng đền thờ, lăng mộ dòng họ Mạc vẫn giữ
được nguyên vẹn những nét kiến trúc của thời kỳ đầu.
3.14. Chùa Phù Dung ( TP. Hà Tiên )
Chùa Phù Dung còn có tên gọi khác là chùa Phù Cừ, nằm dưới chân núi Bình
San, thuộc phường Bình San, TP. Hà Tiên, Kiên Giang, cách di tích lăng Mạc Cửu
không xa.
Chùa Phù Dung gắn liền với sự tích của người nằm trong ngôi mộ cổ đó là bà
Phù Dung, mà sau này người đời còn đặt cho một cái tên khác nữa, là bà Dì Tự, vị
sư nữ đầu tiên trụ trì ở chùa.
Chùa trước đây do Tổng trấn Hà Tiên là Mạc Thiên Tích xây dựng vào năm
1750 cho người vợ thứ là bà Thứ Cơ làm nơi tu hành, thế danh Nguyễn Thị Xuân ở
tu đến năm 1761 thì bà qua đời. Trải qua bao người trụ trì, giờ đây hiện nay ngôi
chùa khang trang này được hoàn chỉnh với sân và hai phần thờ tách biệt.
Trước sân chùa là một đài cao trên có pho tượng Phật Quan Thế Âm cao
chừng 4 m bằng xi măng, sơn trắng. Kế đến là chính điện được bài trí trang nghiêm:
chính giữa là tượng Thích ca Mâu ni, hai bên là hai đại đệ tử Anan và Ca diếp. Sau
lưng ngôi chính điện, qua một khoảng sân nhỏ, du khách sẽ gặp một tòa lầu gác cao
hai tầng có tên gọi “Ngọc Hoàng bửu điện”, nơi đây thờ Ngọc Hoàng thượng đế
cùng hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu. Phía bên trái chùa Phù Dung có một lối nhỏ men
theo triền núi. Đi khoảng 20 m sẽ gặp một ngôi mộ cổ nằm tựa lưng vào vách núi,
trên bia mộ có nhiều dòng chữ Hán, bên cạnh mộ, có một tấm bia đá khắc chữ Việt
ghi: Lăng bà Phù Dung – Từ Thành Thục Nhơn – Nguyễn Thị Xuân (1720-1761) –
viên tịch rằm tháng 2 Âl – Hiệu Phù Cừ.
3.15. Khu du lịch Rừng Tràm Trà Sư ( TP. An Giang )
Rừng tràm Trà Sư là khu du lịch sinh thái nằm trên địa bàn xã Văn Giáo,
huyện Tịnh Biên, An Giang. Tên gọi Trà Sư có người cho rằng nghĩa là ông thầy tu.
Trong đó “Trà” là biến âm của “tà” – trong tiếng Khmer có nghĩa là ông; còn “Sư”
được hiểu theo nghĩa Hán Việt là ông thầy tu. Thậm chí có ý kiến cho rằng “Trà
Sư” có ý nghĩa là một ông sư tên Trà. Rừng tràm Trà Sư cách Châu Đốc khoảng 30
km, cách khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia chỉ khoảng 10 km, được trồng
theo mô hình hệ sinh thái điển hình vùng ngập nước phía Tây sông Hậu.
Với diện tích 845 ha, phần lớn loài cây ở rừng tràm Trà Sư là cây tràm.
Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật, không chỉ phong
phú về động vật (có 70 loài chim có 2 loài chim quý hiếm được ghi trong Sách đỏ
Việt Nam là giang sen và điêng điểng phương Đông, 11 loài thú, 25 loài bò sát ếch
nhái, 10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện mùa lũ) mà còn là nơi
tụ họp của nhiều loài thực vật (140 loài trong đó có 78 loài thuốc, 22 loài cây
cảnh…). Khi đến đây có thể trải nghiệm đi xuồng vào sâu bên trong rừng tràm suốt
chuyến đi có thể ngắm cảnh, thoải mái ngồi ở đầu xuồng để cảm nhận sự mát mẻ,
thư thái, quan sát các loài chim muông (một số loài định cư, có thể thấy quanh năm
nơi đây có thể kể đến: le le, cò, cồng cọc, bìm bịp...) và thủy sinh vật đa dạng nơi
đây, trải nghiệm không gian rừng ngập nước.
Với bầu không khí trong lành tràn ngập tiếng chim kêu, Trà Sư thích hợp với
du khách muốn trốn khỏi thành phố ồn ào, bụi bặm để tìm về với thiên nhiên.
3.16. Miếu Bà Chúa Xứ ( Thành phố Châu Đốc )
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ở
miền Tây Nam Bộ. Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi
Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ có rất nhiều truyền thuyết
huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Trước thế kỷ XVIII, tượng Bà được dân địa phương phát hiện và
khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bởi 9 cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của Bà qua
miệng "cô đồng", nên người dân đã lập miếu để tôn thờ, không xác định được thực
hư tuy nhiên sự ra đời của ngôi mếu cùng với con kênh Vĩnh Tế đã giúp ích rất
nhiều cho người dân nơi đây.
Năm 1972 đến 1976, miếu Bà được tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện
nay. Miếu Bà có bố cục kiểu chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam
cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang
lướt sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía
trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung
bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi
lộng lẫy. Đặc biệt, bức tượng phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh
điện gần như được giữ nguyên như cũ. Tượng Bà được người dân đặt ở giữa chính
điện, xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền
thì đặt hai bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao
khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ,…
Về nguồn gốc tượng Bà Chúa Xứ có nhiều truyền thuyết khác nhau. Theo lời truyền
miệng dân gian thì vào những năm 1820 – 1825, quân Xiêm sang quấy phá nước ta
và đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Bọn chúng ra sức khiêng bức
tượng nhưng không nhấc nổi, một tên trong số đó đã làm tức giận làm gãy tay Bà và
ngay lập tức hắn bị trừng phạt. Từ đó người dân gọi là Bà Chúa Xứ và lập miếu thờ
để cho Bà Chúa phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc
cướp, thoát khỏi dịch bệnh. Còn theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret nghiên
cứu vào năm 1941 cho biết tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần
Vishnu (nam thần). Tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có
giá trị nghệ thuật cao. Bức tượng được tạc vào cuối thế kỷ 6 và rất có thể đây một
trong số hiện vật cổ còn sót lại của nền văn hóa Óc Eo xưa. Miếu Bà chúa xứ Núi
Sam thể hiện rõ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ chính thức diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 4
âm lịch hàng năm, trong đó có ngày vía chính là ngày 25.
Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến Miếu Bà hàng
năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, đặc biệt vào mỗi dịp
Tết đến, Xuân về góp phần phát triển ngành du lịch An Giang.
3.17. Lăng Thoại Ngọc Hầu ( Thành phố Châu Đốc )
Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng thuộc phường Núi Sam, TP.
Châu Đốc, An Giang. Sơn Lăng nằm dưới chân núi Sam, bên cạnh vô vàn các di
tích khác, nhưng kỳ lạ thay lại không bao giờ ồn ào náo nhiệt như các lăng miếu
khác ở đây mà luôn có một không khí lặng lẽ, trang nghiêm, thành kính. Lăng vừa
là lăng mộ, vừa bao gồm đền thờ, thờ Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu, một
vị quan triều Nguyễn, được triều đình cử vào khai phá và trấn giữ An Giang. Theo
như sử chép lại ông sinh ngày 25/11/1761 tại huyện Diên Phước – tỉnh Quảng Nam,
mất ngày 06/6/1829.
Kể về công lao của Thoại Ngọc Hầu đối với vùng đất An Giang cũng như
của cả vùng Nam bộ thì vô cùng to lớn. Ông đã tập hợp lưu dân, khai sơn khẩn đất,
phát triển nông nghiệp. Dưới sự cai quản của ông, những vùng hoang hóa, rừng rậm
không người lui tới trở thành những vùng ruộng đất tốt tươi, con người tập trung
sinh sống hòa bình, sung túc. Đặc biệt, công lao to lớn nhất của ông đối với miền
Nam là đã tổ chức đào hai con kênh chiến lược là kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế,
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giao thông, thương mại thời bấy giờ.
Lối vào lăng qua chín bậc đá ong hết sức uy nghiêm. Lăng Thoại Ngọc Hầu
xây dựng trên nền đá xanh, nằm kề trên Quốc lộ 91, mặt hướng về phía bắc đối diện
miếu Bà Chúa Xứ, lưng tựa vào vách đá núi Sam do đích thân Thoại Ngọc Hầu
đứng ra chỉ huy xây dựng vào cuối những năm 20 của thế kỷ XIX. Toàn khu sơn
lăng là một khối kiến trúc hài hòa. Xung quanh lăng được bao bọc bằng vách tường
đúc dày vững vàng cao hơn đầu người, phía trước là 2 cửa lớn hình bán nguyệt theo
kiểu kiến trúc của lăng tẩm xưa, 2 bên có 2 hàng liễn đối. Để vào lăng, phải qua 9
bậc đá ong được vận chuyển từ miền Đông. Phía trước lăng là khoảng sân rộng nổi
bật với long đình, bên trong có bản sao bia Thoại Sơn. Khu chính giữa là lăng mộ
và đền thờ, 2 bên là 2 dãy mộ vô danh. Ở giữa trong khuôn viên lăng chính là mộ
của ông Thoại Ngọc Hầu, bên phải là mộ của bà chính thất Nhất phẩm phu nhân
Châu Thị Tế, bên trái là ngôi mộ khiêm nhường hơn của bà thứ thất Diệc phẩm phu
nhân Trương Thị Miệt. Ngoài ra, ở 2 bên khuôn viên lăng còn có những ngôi mộ có
nhiều hình dạng khác nhau: hình bầu dục, hình voi phục, hình quả đào, cái nón…
Đây đều là những ngôi mộ vô danh của các cận thần, thân tộc và những người dân
phu, dân binh đã chết khi tham gia đào kênh Vĩnh Tế. Tiếp theo là đền thờ ông được
xây dựng vô cùng uy nghiêm, lộng lẫy, lưng tựa vào vách núi trập trùng, tạo dáng
đền vô cùng hùng vĩ và uy nghi, cổ kính. Trong đền trang trí vô cùng tinh xảo, giữa
đền là tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu cao 2m với đủ cân đai áo mão như lúc
đương triều, mắt dõi ra kênh Vĩnh Tế. Trong đền còn có vô số những bảo vật có giá
trị khác như những bức hoành phi, liễn đối, văn bia, văn tế, những áng văn thơ hùng
tráng, ca ngợi công đức những bậc tiền nhân, gợi lên một thời oanh liệt của ông cha
ta những năm tháng đi khai hoang mở mang bờ cõi, để lại cho con cháu muôn đời
sau. Ngay cạnh đền thờ ông phía cạnh là nhà trưng bày với những giai thoại gắn liền
với ông.
Lăng Thoại Ngọc Hầu, một trong những thắng cảnh đẹp ở núi Sam. Lăng
Thoại Ngọc Hầu là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà
Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, rất có
giá trị về văn hóa, lịch sử và kiến trúc.
3.18. Chùa Tây An ( Thành phố Châu Đốc )
Xứ Châu Đốc – An Giang nổi tiếng là vùng đất có nhiều ngôi chùa đẹp và
linh thiêng. Trong đó không thể không nhắc đến Chùa Tây An. Chùa Tây An còn
được gọi là Tây An Cổ Tự – là một ngôi chùa Phật giáo, thuộc phái Bắc Tông tọa
lạc tại ngã ba, dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh
An Giang. Đặc biệt hơn, chùa còn là biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc
giữa Việt Nam và Ấn Độ. Có nhiều ý kiến khác nhau để giải thích về tên “Tây An”.
Có ý kiến cho rằng Tây An là ngôi chùa ở phía Tây thành An Giang. Một số khác
cho rằng Tây An là thể hiện các yếu tố tạo nên chùa như vật liệu từ Trấn tây, Tây
Thành và xây dựng trên đất An Giang hoặc Tây An là cầu mong bình an cho miền
Tây Nam đất nước, với ước muốn vùng đất mới được khai phá từ nay sẽ an cư lạc
nghiệp lâu dài.
Chùa Tây An là ngôi chùa do một vị quan triều Nguyễn (tổng đốc Doãn Ẩn)
xây dựng. Chuyện kể rằng khi ông được triều đình phái đi Cao Miên thì ông đã
khấn, nếu chuyến đi thành công thì ông sẽ xây dựng một ngôi chùa dưới chân núi
Sam để tạ ân. Chùa được xây dựng năm 1847 dưới đời vua Minh Mạng.
Chùa Tây An được xây dựng trên nền cao, thoáng rộng trong khuôn viên có diện
tích 15.000m2 . Tổng thể công trình kiến trúc chùa Tây An được xây dựng theo lối
kiến trúc nghệ thuật cổ xưa của Việt Nam kết hợp cùng với kiến trúc độc đáo của
Ấn Độ theo phong cách Nam Bộ. Toàn bộ chùa được xây dựng bằng gạch ngói và
xi măng. Điểm nhấn ấn tượng nhất của chùa là 3 ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành,
màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa. Giống như hầu hết các ngôi chùa, công trình kiến
trúc đầu tiên chính là khu vực cổng tam quan. Cổng tam quan được chia làm 3 cửa,
cửa ở giữa của cổng tam quan là nơi thờ tụng tượng phật Quan Âm Thị Kính bồng
con của Thị Mầu, 2 bên là 2 biển ghi tên của chùa là “Tây An cổ tự”.
Khuôn viên của chùa được xây dựng rất rộng rãi và thoáng mát với nhiều cây
xanh. Trong sân chùa có 1 cột cờ cao 16m, cùng với đó là hình ảnh 2 chú voi, 1 chú
voi trắng 6 ngà và một chú voi đen 2 ngà. Voi trắng chính là điềm báo hạ sinh thái
tử Sĩ Đạt Ta (chính là đức phật Thích Ca), voi đen là chú voi ngự có tên gọi là Ô
Long – có công giúp triều đình đánh đuổi giặc ngoại xâm. Ngay bậc thang chùa có
đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng
lưỡi liềm, hai bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Phía sau của khuôn
viên chùa được xây dựng rất nhiều mộ tháp với kiến trúc vô cùng độc đáo. Được
chú ý nhất là khu mộ của ngài Minh Huyên – ngài chính là Phật thầy Tây An. Hàng
năm, cứ vào ngày 12/08 âm lịch, hàng ngàn người dân và các tăng ni phật tử trong
và ngoài vùng lại đến đây khấn bái rất đông. Khu vực chánh điện là khu nhà rộng và
được xây dựng ở chính giữa trong thửa đất của chùa. Ngôi chính điện được xây
dựng lớn với 2 tầng mái cong vút. Khác với những ngôi chùa cổ ở miền Bắc, phần
mái ngói lợp bằng ngói vảy cá, mái ngói của chùa Tây An được lợp là ngói đại ống.
Toàn bộ những cột chống được làm bằng những cột gỗ lớn, sàn nhà được lát bằng
gạch đá hoa. Hai bên của khu vực chánh điện là khu lầu chiêng và khu lầu trống
được thiết kế theo lối kiến trúc hình tứ giác. Trên đỉnh của điện được trang trí hình
ảnh tứ linh: long, lân, quy, phượng vô cùng độc đáo. Từ trên cao, có thể thấy toàn
cảnh khu di tích chùa Tây An như một con chim phượng hoàng đang vỗ cánh tung
bay.
Chùa theo phái Đại thừa, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ đặt khắp nơi trong
chùa. Đa số các tượng này đều được làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ
thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào TK XIX. Bên cạnh đó, chùa
còn có nhiều hoành phi và câu đối có màu sắc rực rỡ. Từ khu vực chính điện, các
bạn có thể sang tham quan Đại Hồng chung ở khu vực lầu chuông, Chiếc Đại Hồng
chung này được tạc vào năm thứ 32 đời vua Tự Đức (năm 1879).
Tây An Cổ Tự chính là một trong những điểm du lịch Châu Đốc nổi tiếng mà bất cứ
ai đến Châu Đốc đều đã nghe nói đến. Nơi đây khung cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp
và hữu tình, khiến khách chiêm bái không khỏi thích thú và cảm thấy thư thái. Chùa
Tây An , không chỉ có giá trị về nghệ thuật kiến trúc cổ xưa độc đáo mà còn là nơi
lưu giữ nhiều giá trị văn hóa – tín ngưỡng tốt đẹp, gắn liền với việc khai hoang, lập
ấp của người dân An Giang xưa.
3.19. Chợ nổi Cái Răng ( TP. Cần Thơ )
Chợ nổi Cái Răng được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ 20, trước
khi xuất hiện các chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng). Chợ nằm
trên trục đường thủy sông Cần Thơ - kênh xáng Xà No nên rất thuận tiện cho việc
giao thương, buôn bán với các tỉnh lân cận và cả vùng Đồng bằng sông cửu long.
Đây là lý do chợ nổi Cái Răng có quy mô lớn và sầm uất nhất so với các chợ nổi
trong vùng. Chợ nổi Cái Răng nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu chảy qua
quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Theo truyền thuyết, tên gọi “ Cái Răng” xuất
phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang có con cá sấu rất lớn dạt vào đây, răng
của nó cắm vào miệng đất này. Trong cuốn "Tự vị tiếng nói miền Nam”, tác giả
Vương Hồng Sển cho biết: Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer “karan” nghĩa là
“cà ràng” (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) chuyên làm nồi
đất và “karan” chất đầy mui ghe lớn rồi thả theo sông cái đến đậu ghe nơi chỗ chợ
Cái Răng ngày nay để bán, năm này qua năm nọ. Lâu dần, mọi người phát âm karan
thành "Cái Răng", rồi trở nên địa danh thiệt của chỗ này.
Chợ nổi Cái Răng có hàng trăm ghe thuyền tụ hội mua bán hàng hóa rất tấp
nập: ghe hàng của người Việt bán trái cây, rau củ; ghe buồm của đồng bào Khmer
chở bán cà ràng (bếp bằng đất nung); nhà bè của người Hoa bán tạp hóa... Các ghe
chở hàng gia dụng, gốm sứ từ Biên Hòa, Sài Gòn, Lái Thiêu; các ghe chở lá lợp
nhà, chiếu, than đước, thủy sản từ Cà Mau, Rạch Giá cũng lên tụ họp buôn bán làm
cho chợ nổi Cái Răng ngày thêm sung túc, phong phú. Hàng hóa được bày bán ở
chợ nổi rất phong phú, gồm nhóm hàng nông sản; nhóm hàng thủ công, gia dụng;
nhóm hàng thực phẩm chưa chế biến và chế biến sẵn; hàng gia dụng thiết yếu hằng
ngày…
Hình thức chào hàng khá độc đáo ở chợ nổi Cái Răng là sử dụng cây bẹo.
Người bán loại hàng nông sản nào thì treo loại hàng đó lên một cây sào trên ghe để
chào hàng. Những loại hàng hóa được bày bán trên ghe, thường thì mỗi ghe sẽ
chuyên bán một loại mặt hàng.
Và đây là những điểm đặc trưng đặc sắc của chợ nổi Cái Răng mà người ta
thường gọi là “4 treo”. Treo thứ nhất, hẳn nhiều người biết là lối rao hàng độc đáo,
treo những thứ ghe thuyền có bán trên cây tre dài khoảng 3-5m gọi là cây bẹo.
Người Cần Thơ gọi đó là “treo gì bán nấy”. Treo thứ hai, “treo mà không bán”. Đây
cũng là điều khác lạ, hấp dẫn du khách đến với chợ nổi Cái Răng vì khi đến nơi này,
họ được quan sát, tìm hiểu sinh hoạt, có khi đến vài thế hệ của những thương hồ
sống trên ghe. Chỉ những gia đình với ghe thuyền chính là nhà mới có treo quần áo
của trẻ con, người lớn như vậy. Treo thứ ba, chợ nổi có đồ “không treo mà bán”. Do
chợ hoạt động từ nửa đêm về sáng nên người đi chợ không chỉ tìm mua trái cây,
nông sản. Những chiếc thuyền nhỏ len lỏi phục vụ khách đi chợ và tham quan chở
các mặt hàng ăn nhẹ, giải khát như bánh, phở, hủ tiếu, cà phê… góp phần tạo sự gần
gũi và náo nức hơn cho khu chợ. Treo thứ tư, là hình thức “treo cái này nhưng bán
cái khác” hay còn gọi là “bẹo lá bán ghe”. Nếu nhìn thấy trên cây bẹo không treo
nông sản, trái cây mà treo một tấm lá lợp nhà hoặc tàu lá dừa thì người ta có thể
mặc định hiểu ngay rằng chính chiếc ghe, xuồng có cắm cây bẹo là thứ mà chủ nhân
muốn bán…
Chợ nổi Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến
khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Ngày xưa, người dân thường dùng xuồng ba lá, xuồng năm
lá, ghe tam bản để về họp chợ nổi. Bây giờ có cả tắc ráng, ghe máy. Người đi mua
cũng đến chợ bằng xuồng, ghe. Người miền Nam vốn chân chất, dân thương hồ trên
sông nước miền Tây còn chân chất và đáng yêu hơn. Bởi họ phải vất vả mưu sinh
trên sông nước hàng ngày, nên họ sống với nhau bằng cái tình của sông, của nước
mênh mông và cởi mở. Không cố gắng tranh giành phần thắng, mà lựa nhau, nhìn
nhau mà đi, lựa nhau mà bán, nhường nhịn, giúp đỡ, chia sẻ nhau mà sống. Đó là
văn hóa tình người, điều làm nên sự đặc sắc của văn hóa chợ nổi Cái Răng. Chợ
đông nhất là vào khoảng 7- 8 sáng. Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các
ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm
lịch).
Sức hút của chợ nổi Cái Răng đối với thập khách chính là giữ gìn và phát
huy được nét đặc trưng vùng sông nước và sự tươi ngon của hàng hóa nơi đây, thấy
tâm hồn mình rộng mở và khoáng đạt hơn, cảm nhận được sự khác biệt của cuộc
sống nơi đây, thấy được sự chân thành, giản dị và hiếu khách hiếm có của những
con người vùng sông nước miền Tây nói chung. Không chỉ giữ gìn được nét đẹp
văn hóa vùng sông nước, ngày nay chợ nổi như một điểm du lịch hấp dẫn mà du
khách, đặc biệt là du khách nước ngoài rất thích khám phá và trải nghiệm. Cứ năm
chiếc xuồng vào chợ thì có đến bốn chiếc chở người ngoại quốc, họ tỏ ra hiếu kì và
thích thú từ khung cảnh đến con người miền sông nước, thậm chí đến cả câu rao
hàng ngọt như “ mía lùi” của những cô gái Tây Đô.
Không gian chợ nổi Cái Răng còn là điểm đến hấp dẫn, mang sắc thái địa
phương, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội cho địa phương. Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát
triển rộng khắp nhưng Chợ nổi Cái Răng vẫn tồn tại và phát triển. Địa điểm họp chợ
nằm trên tuyến giao thông đi các tỉnh ở phía tây sông Hậu như Cà Mau - Rạch Giá.
Đồng thời, nơi này không xa dòng sông Hậu, con đường giao thông thủy liên vùng
và quốc tế, cho nên Chợ nổi Cái Răng là nơi hội tụ của dân thương hồ khắp nơi đổ
về, tạo nên sắc màu văn hóa đa dạng trên chợ nổi. Không gian văn hóa chợ nổi Cái
Răng tích hợp nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể: tập quán xã hội và tín
ngưỡng, tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian (đờn ca tài tử)… và những
di sản này vẫn đang được gìn giữ và lưu truyền. Mặc dù có sự tiếp biến nhưng nhìn
chung vẫn còn khả năng duy trì và phát triển.
3.20. Di tích Đạo Dừa ( Bến Tre )
Kể từ năm 1945 trở về sau, tên gọi “Đạo Dừa” thường được mọi người nhắc
đến. Bởi vì trong thời gian tu đạo của mình, Cậu Hai chỉ toàn ăn trái cây và uống
nước dừa xiêm. Nguyễn Thành Nam cũng từng nói rằng: “25 năm bần đạo không
uống nước sống, nước mưa, chỉ uống nước dừa xiêm và nước mía”. Thậm chí ông
còn dùng nước dừa để rữa hoa quả ăn, “Đài bát quái” mà Cậu Hai dựng đầu tiên cao
14 mét ở xã Phước Thạnh cũng toàn bằng dừa. Người đời thường gọi “Đạo Dừa” từ
thuở đó.Sau thời gian tu tập trên núi, ông trở về và bắt đầu truyền bá cách hành đạo
của mình. Năm 1948, tại Định Tường (Tiền Giang) ông ngồi thiền ở nhiều nơi từ bờ
sông cho đến trước mái hiên nhà…mặc cho mọi người qua lại dòm ngó. Những năm
1950, người ta thường thấy Cậu Hai chỉ khoát trên mình một manh áo mỏng, đêm
ngày ngồi tịnh khẩu hành đạo trên “Đài bát quái” và mỗi năm chỉ tắm một lần vào
ngày Phật đản (8-4 AL). Ông còn mua cả xà lan loại nhỏ, hai tàu chở khách để
thuận tiện cho việc hành đạo cũng như đưa rước các tín đồ. Vì biến động của thời
cuộc, vào năm 1963, Cậu Hai dời toàn bộ cơ sở về mũi phía đông Cồn Phụng (thuộc
xã Tân Thạch-Châu Thành) gần bến phà Rạch Miễu cũ. Tại đây ông cho xây dựng
chùa Nam Quốc Phật – có cả Cửu Đỉnh, sân Rồng, phi thuyền Apollo, bản đồ hình
chữ S, Tháp Chuông Hòa Bình, khu vực Thất Sơn…Ông còn mua thêm xà lan lớn 3
tầng, trên đó có cả tháp đài, nhà khách, vườn hoa…Và từ đây, Giáo chủ Nguyễn
Thành Nam bắt đầu những tháng ngày truyền bá tư tưởng đạo pháp của mình.
Một điểm chung mà tư tưởng hành đạo của ông giống với các tôn giáo khác
chính là luôn hướng con người đạt đến những giá trị tốt đẹp, khuyến khích họ biết
yêu thương, tôn trọng lễ nghĩa và cư xử với nhau cho tốt đời đẹp đạo. Tuy nhiên, về
phương pháp tu tập của mình thì lại khác xa. Cách tu đạo của ông là: không cần
tụng kinh, gõ mỏ, chỉ cần ngồi thiền tịnh khẩu, tưởng niệm và chỉ uống nước dừa
mà không động đến các thực phẩm khác của trần gian. Như thế, điều đó là rất khó
khăn cho những ai mới bước đầu tu đạo theo cách của ông.Có thể nhìn nhận ở ông
Đạo Nguyễn Thành Nam là một người luôn yêu chuộng hòa bình. Cậu Hai khuyến
khích các tín đồ mỗi ngày bỏ ra 5 phút cầu nguyện để cho thế giới được hòa
bình.Để chứng minh cho chân lý của mình là đúng, ông đã thử nghiệm bằng cách
cho mèo và chuột sống chung trong một lồng, từ đó ngụ ý với mọi người rằng hai kẻ
thù không đội trời chung như mèo và chuột vẫn có thể chung sống hòa bình với
nhau. Giáo chủ Đạo Dừa còn cho tín đồ của mình chia thành hai phe Việt Cộng và
lính Ngụy, hai bên chém giết lẫn nhau thế nhưng khi Cậu Hai từ từ trên đài tháp
xuống thì tất cả lập tức buông vũ khí hòa giản. Cũng từ cách nghỉ đó, ông Đạo Dừa
còn đi đến một quyết định lớn lao hơn đó là ứng cử Tổng thống miền Nam vào năm
1971. Đạo Dừa” hoạt động rất “tích cực” trong những năm 1945 đến năm 1975. Tuy
nhiên kể từ sau khi hòa bình lập lại (1975) thì Đạo Dừa bị cấm hoạt động. Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụp đỗ của Đạo này, nhưng chung quy lại chúng ta
có thể nhận thấy rõ là Đạo Dừa không có một đường lối, giáo lí rõ ràng, thậm chí có
phần hài hước . Chỉ là kế thừa và rút tỉa tinh hoa từ những Tôn giáo khác, vả lại ông
đề ra rất nhiều quy luật quá khắc khe cho các tín đồ, trái với khoa học. Vì vậy , Đạo
Dừa không được sự thừa nhận của Hội đồng Tôn giáo Việt Nam.Thứ hai: Sau
những năm 1975, cùng với những hoạt động bất hợp pháp của mình, Đạo Dừa bị
chính quyền cấm hành đạo. Sau đó ông Đạo Nguyễn Thành Nam được đưa đi cải
tạo sau khi bị bắt trở lại trong quá trình vượt biên, nhưng được người thân bảo lãnh
về sống tại Phú An Hòa do tuổi cao sức yếu.Trong khoảng thời gian này, người ta
nhận thấy ở Cậu Hai đã có những thay đổi đáng kể như trong việc vận động người
dân sửa cầu, đường ở quê nhà. Đó như là một nghĩa cữ tri ân đến nơi chôn nhau cắt
rốn của mình. Thế nhưng không lâu sau đó, vì thấy những tín đồ vẫn còn tin tưởng
mình thế nên Đạo Dừa hoạt động trở lại. “Đạo Dừa” vận động nhiều tín đồ góp tiền
vàng xây dựng chùa, am, mua sắm ghe thuyền làm nơi truyền “Đạo bất tạo con” mà
Cậu Hai đã có ý định từ trước đó. Nguyễn Thành Nam cho thành lập một đài phát
thanh trên ghe và hàng ngày cho phát thanh tuyên truyền “Đạo bất tạo con”-“Nhất
nam cửu nữ”. Đạo này Nam-Nữ sống chung nhưng không sinh ra con cái. Nhận
thấy sự hoạt động này trái với thuần phong mỹ tục người Việt và có tính chất mê tín
dị đoan nên chính quyền đã nhiều lần nhắc nhỡ và kiểm điểm ông. Sau nhiều lần
hoạt động lén lút cho đến năm 1990, “Đạo Dừa” đã qua đời trong một tai nạn ngã từ
trên gác cao xuống nền nhà (tại Phường 5-Thành Phố Mỹ Tho). Kể từ thời gian đó
các tín đồ cũng không còn ai theo đạo này nữa. “Đạo Dừa” hay “Đạo bất tạo con”
cũng kết thúc từ đó.
Tham quan khu di tích Đạo Dừa trên diện tích khoảng 1.500m². Hiện di tích
này được bảo tồn nguyên kiến trúc được xây dựng từ thời giáo chủ Đạo Dừa –
Nguyễn Thành Nam (1909-1990) với khu sân có 9 con rồng;tháp Hòa Bình (cửu
trùng đài), nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo. Tòa tháp
có kiến trúc huyền bí bằng những mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằng
những mảnh vỡ của bát đĩa, ấm chén và một đỉnh lớn cao chót vót. Trong nhà trưng
bày của ông Đạo Dừa còn ghi lại những bức ảnh của ông lúc sinh thời, đến khi ông
qua đời…
3.21. Cù Lao Thới Sơn - Cồn Lân ( Bến Tre )
Thuộc xã Thới Sơn, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Đây là cồn có diện tích lớn
nhất trong 4 cồn (khoảng 50 ha và được phù sa bồi tụ hàng năm), dân cư sống chủ
yếu bằng nghề trồng cây ăn quả, nuôi ong, đánh bắt và nuôi hải sản.
Đoàn tham quan cơ sở nuôi ong lấy mật (chủ yếu là chắc mật từ hoa nhãn)
cùng với uống trà mật ong hoa nhãn và thưởng thức chuối sên mật ong, lò làm kẹo
dừa; du khách thưởng thức các loại trái cây theo mùa, giao lưu đờn ca tài tử cải
lương Nam Bộ, đi xuồng chèo trong các con rạch nhỏ, khám phá cuộc sống nơi
sông nước miệt vườn.
KẾT LUẬN
Chuyến đi thực tế chuyên môn 2 lần này đã phần nào hoàn thiện chúng ta hơn
so với lần đi trước do số ngày nhiều hơn lên đến 7 ngày 6 đêm, chúng ta được học
thêm một số bài liên quan đến kĩ năng thuyết trình, cách đứng trên xe, cách hoạt náo
mà trên sách vở chưa nói đến và cả những kĩ năng lãnh đạo, làm việc nhóm thông
qua những buổi tập luyện cho đêm Gala dinner đã mang đến rất nhiều tiếng cười
xua tan đi mệt mỏi khi phải ngồi trên xe suốt ngày dài. Không chỉ có mỗi học tập
mà chúng ta còn được thỏa sức hoạt động và rèn luyện sức khỏe từ những buổi đi
bộ, leo suối giữa trưa mà phải nói là “Tuy mệt nhưng vui”.
“Đi một ngày đàng học một sàn khôn” câu tục ngữ này vô cùng đúng đắn khi
nói về chuyến hành trình 7 ngày 6 đêm lần này. Tuổi trẻ của chúng ta là những
chuyến đi, nhưng chuyến đi này lại rất đặc biệt. Nếu như ở chuyến đi thực tế chuyên
môn 1 bài học đầu tiên mà chúng ta nhận được đó là trách nhiệm khi rời xa vòng tay
gia đình thì đối với chuyến đi thực tế chuyên môn 2 chúng ta lại có thêm một bài
học mới đó là sự đoàn kết. Sự đoàn kết thể hiện rõ nhất và xúc động nhất tại đêm
Gala diễn ra ở khách sạn Ninh Kiều Riverside – Cần Thơ. Tưởng chừng chúng ta là
những cá thể riêng biệt hay chúng ta là những thành viên từ các xe khác nhau thì
không thể hòa nhập với nhau để làm nên một chương trình mà chưa lần nào được
chạy duyệt từ trước nhưng nhờ sự đoàn kết đã giúp chúng ta hoàn thành xuất sắc
một đêm Gala có tiếng cười và cả những giọt nước mắt mà ngay cả bản thân mình
khi được trở về nhà, được ngủ trên chiếc giường thân thuộc nhưng vẫn muốn một
lần nữa đắm chìm trong chuỗi ngày vất vả được đồng hành cùng các bạn, các anh
chị k20 và cùng gia đình nhỏ xe 3.
“Bữa tiệc nào rồi cũng có lúc tàn” cuộc vui nào rồi cũng có lúc phải kết thúc,
khép lại chuyến hành trình 7 ngày 6 đêm bản thân mình mong rằng chúng ta sẽ học
được những bài học quý giá cũng như là cách chúng ta biết yêu thương, chia sẽ
cùng nhau trên mỗi chặng đường. Hẹn gặp lại các bạn ở chuyến hành trình tiếp theo
và cảm ơn chữ “Duyên” đã đưa anh chị k20 đến với xe 3.
KIẾN NGHỊ
Nhìn chung trong suốt toàn bộ chuyến đi chúng ta đã được tham quan vô số
những di tích, danh thắng nổi tiếng. Con người tại nơi đây cũng vô cùng hiếu khách,
thân thiện. Các dịch vụ về ăn uống cho sinh viên cũng khá hợp lí với năm buổi ăn
sáng buffet, về nơi nghỉ ngơi cũng hoàn toàn là khách sạn hoặc resort 2 sao, 3 sao
hoặc 4 sao. Tuy nhiên, trong chuyến đi thực tế chuyên môn này vẫn còn tồn tại một
số điểm hạn chế nhất định tại các điểm như sau:
Thứ nhất, tình trạng chèo kéo khách du lịch vẫn còn diễn ra rất nhiều mà hầu
như điểm nào đi qua chúng ta cũng đều thấy. Cụ thể là đêm nghỉ ngơi tại An Giang,
các nhóm xe lôi liên tục chạy theo các bạn, trong đó có cả nhóm em mặc dù chúng
em đã từ chối không đi rất nhiều lần. Ngoài điểm du lịch tại An Giang còn có một
số nơi khác cũng xảy ra tình trạng tương tự như vậy, thậm chí là chạy theo chúng
em cả đoạn chỉ để mời chúng em mua đồ. Hay khác hơn là tại điểm du lịch Cồn
Thới Sơn xuất hiện thêm một tình trạng là những người chèo đò kể khổ về cuộc
sống của mình để du khách trả thêm tiền cho họ.
Thứ hai, bên cạnh vấn nạn chèo kéo còn có vấn nạn “chặt chém” giá cả đối với
khách du lịch. Tại chợ đêm Phú Quốc các món ăn như hải sản, kem dừa, thốt nốt,..
được bán với giá rất cao so với khu vực bên ngoài chợ.
Thứ ba, dù ở thực tế chuyên môn 1 hay thực tế chuyên môn 2 thì nhóm chúng
em đều bị một tình trạng duy nhất về việc sử dụng loại hình dịch vụ di chuyển bằng
xe. Lần đi trước, chúng em bị xe taxi lừa cố tình chạy đường vòng. Rút kinh
nghiệm, ở lần đi này nhóm chúng em lựa chọn xe điện để di chuyển tuy nhiên nhóm
em lại bị lừa lấy giá tiền trên đầu người, cụ thể 10k/người mặc dù những người chạy
xe điện ở đây đều tính giá tiền trên đồng hồ.
Thứ tư, một điều đáng lo ngại đối với du lịch đó là môi trường. Những năm
trước đây Phú Quốc là nơi có bãi biển đẹp, cát trắng, nước trong xanh nhưng trong
lần đi này bằng trải nghiệm thực tế thì bản thân em cũng nhận thấy rằng biển Phú
Quốc đã bắt dầu xuất hiện những hình ảnh của chai nhựa, bọc nilong trôi nổi trên
mặt biển. Phú Quốc chỉ mới phát triển những năm gần đây nhưng đã bắt đầu xuất
hiện những hình ảnh như thế, vậy liệu trong vài năm tới biển Phú Quốc sẽ như thế
nào nếu như chúng ta không có giải pháp?
Cuối cùng, để du lịch phát triển thì ý thức của mỗi người là rất quan trọng,
không riêng gì vấn đề bảo vệ môi trường mà chúng ta còn cần bảo vệ điểm di tích.
Một thực trạng đáng buồn là tại cột mốc cuối cùng cực Nam của Tổ quốc lại xuất
hiện những vết tích vẽ bậy, ghi bậy. Những hành vi thiếu ý thức này vô tình làm xấu
đi bộ mặt của du lịch nước nhà nói chung và du lịch tại điểm nói riêng.
Mong rằng trong những bất cập mà nhóm nhận thấy trong chuyến đi lần này sẽ
được chúng ta cùng nhau khắc phục, có thể chúng ta không thể sửa đổi được hoàn
toàn nhưng những vấn đề về ý thức bảo vệ môi trường chung cũng như là bảo vệ
điểm du lịch thì mỗi người chúng ta có thể làm được đặc biệt là đối với những
người học về văn hóa, về du lịch như chúng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. GrandWorld, "Grand World Phú Quốc".
http://grandworldphuquoc.vn/
2. Klook Blog, "Suối Tranh Phú Quốc - Góc Thiên Nhiên Rực Rỡ Ở Đảo Ngọc”,
(2020).
https://www.klook.com/vi/blog/suoi-tranh-phu-quoc/
3. Khải Hoàn Phú Quốc, "Nước mắm Khải Hoàn Phú Quốc – Truyền thống là danh
dự".
https://khaihoanphuquoc.com.vn/
4. Mekong Delta Explorer, "Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam - Điểm du lịch tâm linh nổi
tiếng của An Giang".
https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/mieu-ba-chua-xu-nui-
sam-chau-doc-an-giang.html
5. Mekong Delta Explorer, "Vãn cảnh Chùa Tây An (Tây An Cổ Tự) ở Núi Sam -
Châu Đốc - An Giang".
https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/chua-tay-di-tich-kien-
truc-nghe-thuat-cap-quoc-gia.html
6. Nhu Nguyễn, "Khám phá Khu du lịch Mũi Cà Mau tại vùng cực Nam Tổ quốc",
(2022).
https://mia.vn/cam-nang-du-lich/kham-pha-khu-du-lich-mui-ca-mau-tai-vung-cuc-
nam-to-quoc-9623.
7. Sites.google, "MẬT ONG ĐẢO NGỌC".
https://mustgo.vn/cam-nang/cho-dem-duong-dong
8. Traveloka, "Về rừng tràm Trà Sư, đắm chìm trong không gian “xanh mướt
mắt””, (2022)
https://www.traveloka.com/vi-vn/explore/destination/dam-chim-trong-khong-gian-
xanh-muot-mat-cua-rung-tram-tra-su/58338
9. Vinwonders, "Chùa Sư Muôn Phú Quốc - Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng",
(2022).
https://vinwonders.com/vi/bai-viet-du-lich/chua-su-muon-hung-long-tu-phu-quoc-
chon-linh-thieng-noi-dao-ngoc/
10. Vietgoing, “Khu di tích Đạo Dừa Bến Tre”,
https://vietgoing.com/destination/324-khu-di-tich-dao-dua-ben-tre.html
11. Vntrip, "Chùa Hộ Quốc- ngôi chùa "không thể bỏ qua" khi đến Phú Quốc".
https://www.vntrip.vn/cam-nang/chua-ho-quoc-phu-quoc-67356
12. Vinwonders, "Bãi Sao Phú Quốc: TOP 7 trải nghiệm không thể bỏ lỡ 2022",
(2022),
https://vinwonders.com/vi/bai-viet-du-lich/review-bai-sao-phu-quoc-bai-bien-dep-
noi-tieng-hut-khach-2022/
13. Vntrip, "Khu di tích lăng Mạc Cửu - Địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hà Tiên".
https://www.vntrip.vn/cam-nang/khu-di-tich-lang-mac-cuu-61253
14. Wikipedia, "Nhà tù Phú Quốc", (2022).
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_t%C3%B9_Ph%C3%BA_Qu%E1%BB
%91c

- HẾT -

You might also like