You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT ĐÀ NẴNG

BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT


TỔ VÕ VOVINAM


TIỂU LUẬN MÔN HỌC

ĐỀ TÀI:

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN VÕ VOVINAM TẠI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT ĐÀ NẴNG

Giảng viên hướng dẫn: HOÀNG NGỌC HÙNG


Sinh viên thực hiện: TRỊNH ANH QUÂN
Mã số sinh viên: DE160213
Lớp: SU1617
Năm học: 2021

Đà Nẵng. Tháng 7 năm 2021


Trịnh Anh Quân – DE160213

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT ĐÀ NẴNG


BỘ GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TỔ VOVINAM

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

ĐỀ TÀI:

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN VÕ VOVINAM TẠI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT ĐÀ NẴNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: HOÀNG NGỌC HÙNG


SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRỊNH ANH QUÂN
LỚP: SU1617
MÃ SỐ SINH VIÊN: DE160213
NĂM HỌC: 2021

Đà Nẵng, tháng 7 năm 2021

2
Trịnh Anh Quân – DE160213

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

………………….,ngày……tháng……năm 2021

Giảng viên
(Ký, ghi rõ họ tên)

3
Trịnh Anh Quân – DE160213

LỜI CẢM ƠN
"Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học FPT đã đưa môn
võ Vovinam vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
giảng viên bộ môn – Thầy Hoàng Ngọc Hùng đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức
quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong suốt thời gian tham gia lớp
võ của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả,
nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể
vững bước sau này.

Bộ môn Vovinam là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm
bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do
vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù
em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu
sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận
của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!"

4
Trịnh Anh Quân – DE160213

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 9
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. .......................................... 9
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
9
3. MỤC ĐÍCH/MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. .......................................................... 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỊCH SỬ VOVINAM ................................. 10
1. VOVINAM LÀ GÌ ? ......................................................................................... 10
2. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH CỦA VOVINAM. .................................... 11
3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VOVINAM. ................... 11
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 13
3.1 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ GIAI ĐOẠN BAN
ĐẦU HÌNH THÀNH VOVINAM ĐẠI HỌC FPT ĐÀ NẴNG............................... 13
3.1.1 Chủ trương từ lãnh đạo tập đoàn FPT: ..................................................... 13
3.1.2 Các văn bản chỉ đạo. ................................................................................ 13
3.1.3 Một số sự kiện trong giai đoạn hình thành Vovinam tại ĐH FPT Đà Nẵng.
14
3.1.4 Một số nhân vật ở giai đoạn hình thành Vovinam. .................................. 19
3.1.4.1 Quý vị giảng viên Vovinam khóa 1................................................... 19
3.1.4.2 Những lớp Vovinam khóa 1. ............................................................. 19
3.1.4.3 Một số sinh viên Vovinam ưu tú. ...................................................... 19
3.2 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
VOVINAM ĐẠI HỌC FPT ĐÀ NẴNG ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2021. ................... 21
3.2.1 Câu lạc bộ Vovinam. ................................................................................ 21
3.2.2 Thành tích thi đấu nổi bật của Sinh viên vovinam Đại học FPT Đà Nẵng.
22
3.2.3 Tổ chức sự kiện liên kết với các trường Đại học khác............................. 23
3.2.4 Giảng Viên Vovinam năm học 2021. ....................................................... 24
3.2.5 Hoạt động dạy và học Vovinam online. ................................................... 27
3.2.6 Các hoạt động khác. ................................................................................. 27
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 28
4.1 KẾT LUẬN CHUNG: .................................................................................... 28
4.1.1 Kết luận về nghiên cứu đề tài. .................................................................. 28
4.1.2 Kết luận chung từ tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc
nghiên cứu và đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ............................... 28

5
Trịnh Anh Quân – DE160213

4.1.2.1 Ý nghĩa khoa học: .............................................................................. 28


4.1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn: .............................................................................. 29
4.2 ĐỀ NGHỊ: ....................................................................................................... 29
4.2.1 Đề nghị với Tổ Vovinam. ........................................................................ 29
4.2.2 Đề nghị với Đại học FPT Đà Nẵng. ......................................................... 29

6
Trịnh Anh Quân – DE160213

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ


1. Vovinam (VVN): Vovinam là 1 môn võ cổ truyền Việt Nam được cố võ sư
sáng tổ Nguyễn Lộc sáng lập năm 1936.
2. Vovinam – Việt Võ Đạo (VVN – VVĐ): Trong Vovinam - Việt Võ Đạo thì
Vovinam là gốc rễ, cội nguồn, còn Việt võ Ðạo là hoa trái của Vovinam sau
quá trình mấy chục năm phát triển.
3. Môn sinh: Những người học võ Vovinam.
4. Võ thuật: Là hệ thống được mã hóa và truyền thống chiến đấu được thực hành
vì một số lý do như tự vệ; ứng dụng quân sự và thực thi pháp luật; cạnh tranh;
phát triển thể chất, tinh thần; giải trí; và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của
một quốc gia.
5. Đại học FPT Đà Nẵng (ĐH FPT ĐN): Trường Đại học FPT trực thuộc tại Đà
Nẵng.
6. Thành phố Đà Nẵng (TP ĐN): Thành phố của Việt Nam.
7. Câu lạc bộ (CLB): là một nhóm các cá nhân tự nguyện tham gia vào một thỏa
thuận hợp pháp vì lợi ích và mục tiêu chung, dựa trên những người có cùng sở
thích thuộc các lĩnh vực khác nhau trong xã hội.
8. Vận động viên (VĐV): Là những người được đào tạo để thi đấu các môn thể
thao đòi hỏi sức bền, sức khỏe và tốc độ. Vận động viên có thể là người thi đấu
thể thao chuyên nghiệp, nghiệp dư hay bán chuyên nghiệp.
9. Huy chương vàng (HCV): là huy chương vinh dự cao nhất dành cho người
chiến thắng. Tên gọi tiếng anh “gold medal” là danh từ chỉ huy chương vàng,
nhưng tấm huy chương vàng ngày nay không được đúc hoàn toàn bằng kim
loại vàng.
10. Huy chương bạc (HCB): là huy chương vinh dự cho người đứng vị trí thứ hai
trong giải đấu. Tên gọi tiếng anh “silver medal". Là loại huy Cùng với huy
chương vàng, đó là bộ ba huy chương vinh quang của người thắng cuộc.
11. Huy chương đồng (HCĐ): là huy chương vinh dự cho người đứng vị trí thứ hai
trong giải đấu. Tên gọi tiếng anh “bronze medal". Là loại huy Cùng với huy
chương vàng, đó là bộ ba huy chương vinh quang của người thắng cuộc.

7
Trịnh Anh Quân – DE160213

DANH SÁCH BẢNG, HÌNH VẼ, ẢNH


Hình 1. Môn sinh luyên tập võ Vovinam
Hình 2. Cố võ sư Nguyễn Lộc – Người sáng lập ra môn võ
Vovinam.
Hình 3. Cố võ sư Chưởng Môn Vovinam Lê Sáng.
Hình 4. Logo Tập đoàn FPT.
Hình 5. Giải Vovinam TP. Đà Nẵng năm 2011.
Hình 6. Các học sinh, sinh viên tham gia Giải Vovinam Đại
học FPT Đà Nẵng.
Hình 7. Các học sinh, sinh viên tham gia Giải Vovinam Đại
học FPT Đà Nẵng.
Hình 8. Các học sinh, sinh viên tham gia Giải Vovinam Đại
học FPT Đà Nẵng.
Hình 9. Các học sinh, sinh viên tham gia Giải Vovinam Đại
học FPT Đà Nẵng.
Hình 10. Giải Vovinam Thành Phố Đà Nẵng lần thứ IV năm
2013.
Hình 11. Giải Vovinam Thành Phố Đà Nẵng lần thứ IV năm
2013.
Hình 12. Giải Vovinam Thành Phố Đà Nẵng lần thứ IV năm
2013.
Hình 13. Giải Vovinam Sinh viên Miền Bắc lần thứ 2 năm
2017.
Hình 14. Giải Vô địch Vovinam sinh viên toàn quốc lần thứ
I năm 2018.
Hình 15. Giải Vô địch Vovinam Sinh viên toàn quốc lần thứ
II năm 2019.
Hình 16. Sinh viên ưu tú Phạm Xuân Diệu.
Hình 17. Sinh viên ưu tú Nguyễn Thị Thùy Trang.
Hình 18. Sinh viên ưu tú Dương Ngọc Minh Tuân.
Hình 19. Sinh viên ưu tú Phan Đức Anh Khoa.
Hình 20. Sinh viên ưu tú Nguyễn Đức Cảnh.
Hình 21. Sinh viên ưu tú Trần Minh Quyền.
Hình 22. Sinh viên Võ Xuân Hoàng vui mừng đạt giải.
Hình 23. Đồng diễn Vovinam FPT toàn quốc flycam tại TP
Đà Nẵng.
Hình 24. Thầy Nguyễn Đức Nam.
Hình 25. Thầy Hoàng Ngọc Hùng.
Hình 26. Cô Nguyễn Thị Thuận.
Hình 27. Thầy Phương Nam.
Hình 28. Thầy Nguyễn Trung Hiếu.
Hình 29. Cô Phạm Thị Nga.
Hình 30. Hoạt động dạy và học Online.
Hình 31. Kì thi thăng đai 2021.

8
Trịnh Anh Quân – DE160213

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU


1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do Cố Võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo tại Hà Nội,
Việt Nam. Ông sinh ngày 24-5-1912 (nhằm mồng tám, tháng tư, năm Nhâm Tý),
nguyên quán ở làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Tỉnh Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hà
Tây). Vào năm 1938, ông đã quyết định giới thiệu môn võ Vovinam đến toàn thể người
dân. Mục đích ban đầu của võ sư Nguyễn Lộc chính là nhà cung cấp cho người dân kỹ
năng tự vệ. Bởi trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc lúc bấy giờ Vovinam thực sự cần
thiết với mỗi người dân. Các kỹ thuật của môn võ này khá dễ học nên đã thu hút nhiều
người tham gia luyện tập. Tuy nhiên, không thể giải quyết tận gốc các loại lạc của đất
nước nhưng VVN đã góp phần ấm ủ tinh thần yêu nước. Sau vài năm giới thiệu võ VVN
đã trở thành môn võ cổ truyền phổ biến nhất của người Việt trong ngày nay và còn là
môn học chính tại trường Đại học FPT nói chung và Đại học FPT Đà Nẵng nói riêng.

Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của môn võ Vovinam tại trường Đại học
FPT Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng đối với tôi, giúp tôi hiểu sâu hơn về môn võ
Vovinam tại trường Đại học FPT trong suốt quá trình học tập tại đây. [1]

2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Võ thuật cổ truyền Việt Nam là di sản văn hóa, chứa đựng tư tưởng và kiến thức
của cha ông ta qua ngàn đời. Việc truyền bá, giảng dạy tinh hoa võ thuật tại trường học
chưa bao giờ là điều dễ dàng và phần lớn mới chỉ dừng lại ở những chương trình ngoại
khóa hoặc không bắt buộc. Còn tại trường ĐH FPT nói chung và ĐH FPT ĐN nói riêng
môn võ VVN đã trở thành một môn học chính để giáo dục thể chất cho sinh viên. Tại
đây, các bạn sinh viên không chỉ được rèn luyện sức khỏe thông qua võ thuật mà còn
được rèn luyện tính khí, đạo đức và nhân cách để trước hết trở thành một người con
ngoan, trò giỏi của gia đình và xã hội. Học võ không phải để giương oai tự đắc mà để
hoàn thiện bản thân và giúp đỡ mọi người. Việc rèn luyện VVN cũng mang lại cho các
bạn sinh viên tinh thần yêu nước, yêu Tổ quốc, có trách nhiệm với chính bản thân, gia
đình và xã hội. Việc đưa môn võ VVN là một quá trình dài để hình thành và phát triển
cho đến ngày nay, vì vậy chúng ta cần phải lưu trữ lại quá trình lịch sử Vovinam tại ĐN
FPT ĐN.

3. MỤC ĐÍCH/MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.


Trong suốt nhiều năm qua, Đại học FPT đã lấy môn võ Vovinam vào chương
trình học chính để giáo dục thể chất cho sinh viên. Nhằm thông qua võ thuật mà giúp
các sinh viên có thể rèn luyện sức khỏe, quan trọng nhất là có thể kiểm soát được tính

9
Trịnh Anh Quân – DE160213

khí của bản thân, rèn luyện đạo đức để trở thành một công dân có trách nhiệm đối với
bản thân, gia đình và xã hội. Vovinam cũng như các môn thể thao khác, mọi quyền pháp
và kĩ thuật của môn võ này đều được dựng trên nền tảng giúp cho con người phát triển
toàn diện, về sức khỏe lẫn tinh thần. Đặc biệt đối với lứa tuổi đang phát triển, việc tập
luyện võ thuật giống như việc tạo ra một sân chơi sau những giờ học căng thẳng, giúp
các sinh viên có thể giải tỏa tâm lý một phần nào đó, cùng với đó việc được đào tạo bài
bản những kỹ năng tự vệ có thể giúp sinh viên phòng tránh được những tai nạn rủi ro
và giúp sinh viên có thể tự tin hơn. [2]

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỊCH SỬ VOVINAM


1. VOVINAM LÀ GÌ ?
Vovinam là một môn võ rất đặc biệt, nó được hình thành trên tất cả các môn phái
võ cổ truyền và tiếp thu được nhiều xu hướng mới. Hiện nay, chúng được phổ biến
mạnh mẽ trên toàn đất nước ta nhưng cũng chưa được xếp vào danh sách quốc võ.
Vovinam được xem như là sự quy tụ của tất cả những linh hồn võ của Việt Nam. Ngoài
ra VVN là tên được quốc tế hóa của từ Võ thuật – Võ đạo Việt Nam giúp nguời học dễ
đọc, dễ nhớ, dễ phân biệt được với các loại võ thuật khác. [3]

Hình 1.

10
Trịnh Anh Quân – DE160213

2. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH CỦA VOVINAM.


Có tất cả 6 giai đoạn:

− Giai đoạn Phôi thai (trước năm 1938)


− Giai đoạn Thành lập và Phát triển (từ 1938 – 1945)
− Giai đoạn Trưởng thành (từ 1945 – 1946)
− Giai đoạn Phân hóa (từ 1946 – 1948)
− Giai đoạn Phục hưng (từ 1948 đến 1975)
− Giai đoạn Phát triển Quốc Tế (từ 1975 cho đến nay) [4]

3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VOVINAM.


Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do Cố Võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo tại Hà Nội,
Việt Nam.

Hình 2. Cố võ sư Nguyễn Lộc – Người sáng lập ra môn võ Vovinam.

Từ nhỏ, ông đã có niềm say mê luyện võ và vật dân tộc. Trưởng thành trong tham
cảnh đất nước bị thực dân Pháp chiếm đóng, ông có ước vọng dùng võ thuật để góp
phần xây dựng một thế hệ thanh niên có tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, khỏe
mạnh và khả năng tự vệ. Thế nên, ngoài việc trau dồi văn hóa, ông còn nghiên cứu thêm
nhiều môn võ khác nhằm hình thành môn võ mới phù hợp với người Việt Nam và đặt
tên là Vovinam.

11
Trịnh Anh Quân – DE160213

Công trình nghiên cứu của ông được hoàn thành vào mùa thu 1938, ông huấn
luyện thử nghiệm cho một số thân hữu. Ngót một năm sau, ông đưa lớp môn sinh nảy
ra mắt quầng chúng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội.

Cuộc biểu tình thành công rực rỡ và lớp tập VVN công khai đầu tiên khai giảng
tại Trường Sư Phạm Hà Nội và mùa xuân 1940. Từ đó, nhiều lớp võ được mở ra ở Hà
Nội và vài tỉnh lân cận như Nam Định, Sơn Tây, Thanh Hóa. Chương trình luyện thời
kỳ này chia thành 3 cấp: (sơ, trung, cao đẳng) chú trọng cả 3 nội dung (võ thuật, võ lực,
võ đạo), nhưng không mấy ai học quá 3 năm, một phần vì thời cuộc, phần thì bận học
hành, mưu sinh.

− Năm 1960 Sáng tổ Nguyễn Lộc qua đời sau khi để lại chưởng môn cho Lê Sáng
kế nghiệp.

Hình 3. Cố võ sư Chưởng Môn Vovinam Lê Sáng.

− Năm 1964: Khôi phục lại Vovinam tại Sài Gòn.


− Năm 1973: Quảng bá sang châu Âu.
− Năm 1978: khôi phục phong trào trong nước.
− Năm 1992: giải vô địch VVN-VVĐ toàn quốc lần thứ nhất.
− Năm 2007: thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF)
− Năm 2008: thành lập Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF)

12
Trịnh Anh Quân – DE160213

− Năm 2009: thành lập Liên đoàn Vovinam châu Á (AVF), giải vô địch Vovinam
thế giới lần 1, VVN-VVĐ trở thành môn võ dân tộc đầu tiên của Việt Nam
được đưa vào thi đấu chính thức tại AIG III.
− Năm 2010: Hội nghị phong trào VVN-VVĐ châu Âu, chuẩn bị thành lập Liên
đoàn Vovinam châu Âu (EVF) vào tháng 9; Vận động đưa VVN-VVĐ vào
chương trình thi đấu SEA Games 26, Giải vô địch Vovinam châu Á (tháng 7).
[4]

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


3.1 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ GIAI ĐOẠN BAN
ĐẦU HÌNH THÀNH VOVINAM ĐẠI HỌC FPT ĐÀ NẴNG
3.1.1 Chủ trương từ lãnh đạo tập đoàn FPT:

Là một tổ chức ra đời từ cốt lõi của doanh nghiệp và là một trong những đơn vị
tiên phong trên con đường tự chủ giáo dục, tập đoàn FPT cũng mang trong mình triết
lý dạy và học mang đầy tính dân tộc. Việc tập đàn FPT đã đưa môn võ cổ truyền
Vovinam vào chương trình giảng dạy chính thức của tất cả học sinh, sinh viên ngay từ
khi thành lập cho thấy điều này. Hơn mười năm tiên phong trên con đường đổi mới giáo
dục cũng là hơn mười năm Tập đoàn FPT góp phần truyền niềm tin và niềm tự hào về
Võ đạo Việt Nam cho thế hệ trẻ Việt Nam. Với sự phát triển của tổ chức, Tập đoàn FPT
cũng cam kết trở thành Võ đường Vovinam lớn nhất Việt Nam.

Hình 4: Logo Tập đoàn FPT.

3.1.2 Các văn bản chỉ đạo.

FPT thành lập theo Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là
đại học đầu tiên ở Việt Nam đưa môn võ Vovinam vào Chương trình Giáo dục Thể chất
là môn học chính cho tất cả sinh viên các ngành. [5]

13
Trịnh Anh Quân – DE160213

3.1.3 Một số sự kiện trong giai đoạn hình thành Vovinam tại ĐH FPT Đà Nẵng.

Giải Vovinam TP. Đà Nẵng khai mạc ngày 15/8/2011 tổ chức tại nhà thi đấu Thọ
Nhơn, đường Phan Châu Trinh Đà Nẵng, Đoàn Vovinam Đại học FPT Đà Nẵng tham
gia 3 VĐV, đạt 2 HCB, 1 HCĐ. [6]

Hình 5.

Giải Vovinam Học sinh-Sinh viên ĐH FPT ĐN mở rộng năm 2012, giải tổ chức
từ ngày 17 -18/11/2012 tại Nhà thi đấu Đà Nẵng Trung tâm Thể thao Đại học Đà Nẵng,
Quy tụ 14 đoàn về tham dự thi đấu đến từ hai tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng Đại học FPT
Đà Nẵng, Cao đẳng FPT Polytechnic Đà Nẵng, Cao đẳng Nghề Đà Nẵng, Cao đẳng
Giao thông Vận tải 2 Đà Nẵng, Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam, Nhà văn hóa thiếu
nhi Đà Nẵng, Nhà văn hóa lao động Đà Nẵng, Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng),
trường THCS Nguyễn Thị Định (Đà Nẵng)…. Đơn vị Đại học FPT Đà Nẵng xếp thứ 2
toàn đoàn với 3 HCV, 2 HCB, 4 HCĐ. [7]

Hình 6.

14
Trịnh Anh Quân – DE160213

Hình 7.

Hình 8.

Hình 9.

15
Trịnh Anh Quân – DE160213

Giải Vovinam Thành Phố Đà Nẵng lần thứ IV năm 2013, tổ chức từ ngày 24-27
tháng 8 năm 2013 tại Nhà thi đấu Cung Thể Thao Tiên Sơn, thành phố Đà Nẵng. Tham
dự giải lần này có 134 Trưởng đoàn, Huấn luyện viên, Vận động viên đến từ 13 Câu lạc
bộ trên địa bàn thành phố: CLB Trường Cao đẳng Nghề, Trường Cao đẳng FPT
Polytechnic Đà Nẵng, Trường Đại học FPT Đà Nẵng, Trường Cao đẳng Giao thông
Vận tải II, Trung tâm GDTC Đại học Đà Nẵng, Nhà Văn hóa Lao động thành phố,
Trường Nguyễn Thị Định, Trường Đại học TDTT, Nhà Văn hóa Thiếu Nhi, Trường
Cao đẳng Hoàng Diệu, Trung tâm Văn hóa Ngũ Hành Sơn, Trường Nguyễn Bĩnh Khiêm
và CLB Chính Gián. Các vận động viên sẽ thi đấu ở 2 nội dung: Thi đấu đối kháng theo
thể thức loại trực tiếp, trong đó cá nhân Nam có 7 hạng cân (42-45kg, 45-48kg, 48-
51kg, 51-54kg, 54-57kg, 57-60kg, 60-63kg) và cá nhân Nữ có 5 hạng cân (dưới 42kg,
42-45kg, 45-48kg, 48-51kg, 51-54kg); Thi đấu Quyền: đơn luyện Nam, Nữ (bài tay
không và bài binh khí), Song luyện Nam (bài song luyện mã tấu) và Đồng đội Nam
(long hổ quyền), đồng đội Nữ (thập tự quyền). Đoàn Vovinam ĐH FPT ĐN đã xuất sắc
đạt thứ 2 toàn đoàn. [8]

Hình 10.

Hình 11.

16
Trịnh Anh Quân – DE160213

Hình 12.

Giải Vovinam Sinh viên Miền Bắc lần thứ 2 năm 2017 tổ chức tại Đại học FPT
Hà Nội, quy tụ 268 vận động viên đến từ 24 tường đại học, học viện và cao đẳng thi
đấu tại hai nội dung: Đối kháng và hội diễn. Giải đấu có tổng số 35 bộ huy chương,
trong đó có 19 huy chương đối kháng và 16 huy chương hội diễn. Năm nay, giải đấu có
các vận động viên đến từ các đơn vị có phong trào luyện tập Vovinam mạnh như: Đại
học FPT, Học viện Ngoại giao, Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic, Đại học Quốc
gia Hà Nội, Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Greenwich Việt Nam, Cao đẳng Công nghệ
cao Hà Nội, Học viện An ninh Nhân dân, Đại học Hàng Hải, Đại học Hùng Vương…
Tại nội dung đối kháng, các vận động viên chia theo 12 hạng cân dành cho nam và 7
hạng cân dành cho nữ. Nội dung hội diễn, các vận động viên thi đấu tại các hạng mục
đơn luyện nữ, đơn luyện nam, đa luyện tay không và binh khí, tự vệ nữ, quyền tập thể
nữ, quyền tập thể nam. Nội dung hội diễn là các bài quyền nổi tiếng của môn võ
Vovinam như: Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp, Nhật nguyệt đại đao, Tứ tượng côn
pháp, Long hổ quyền... nhằm phô diễn kỹ thuật cá nhân và sự phối hợp nhuần nhuyễn
với đồng đội. Đoàn Vovinam Đà Nẵng tham gia 3 VĐV, đạt thành tích 1 HCB, 2 HVĐ.
[9]

Hình 13.

17
Trịnh Anh Quân – DE160213

Giải Vô địch Vovinam sinh viên toàn quốc lần thứ I năm 2018 diễn ra tại Nhà thi
đấu đa năng Trường Đại học Cần Thơ. Từ ngày 9 đến 16-10, Giải Vovinam Sinh viên
toàn quốc lần I - 2018 đã diễn ra vô cùng hấp dẫn, quyết liệt, thu hút gần 500 VĐV là
sinh viên đến từ 38 trường Cao đẳng, Đại học trên toàn quốc. Các VĐV tham gia tranh
tài ở các nội dung quyền và đối kháng với 47 bộ huy chương. Trong đó gồm 26 nội
dung quyền (đơn luyện, song luyện, đa luyện, đồng đội, đòn chân tấn công) và 21 hạng
cân đối kháng (11 hạng cân nam, 10 hạng cân nữ). Đoàn Vovinam ĐH FPT ĐN tham
gia 2 VĐV, với thành tích 1 HCĐ. [10]

Hình 14.

Giải Vô địch Vovinam Sinh viên toàn quốc lần thứ II năm 2019 tổ chức tại Đại
Học Huế. Ngày 9/11, giải Vovinam sinh viên toàn quốc lần thứ II năm 2019 đã khởi
tranh tại Đại học Huế và diễn ra trong 3 ngày. Giải có gần 400 sinh viên đến từ 28
trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc tham dự. Giải Vovinam sinh viên toàn quốc
2019 được xem là ngày hội Vovinam của sinh viên cả nước. Các vận động viên tranh
tài ở 47 bộ huy chương gồm các nội dung thi đấu đối kháng và thi quyền. Trong đó, nội
dung đối kháng tranh tài ở 21 bộ huy chương (11 hạng cân nam, 10 hạng cân nữ), còn
nội dung quyền tranh tài ở 26 bộ huy chương (đơn luyện, song luyện, đa luyện, đồng
đội, đòn chân tấn công). Đoàn Vovinam ĐH FPT ĐN tham gia 2 VĐV, với thành tích
1 HCĐ. [11]

Hình 15.

18
Trịnh Anh Quân – DE160213

Nhiều hoạt động sự kiện liên như: Giải Vovinam Cóc Vương Đại học FPT Đà
Nẵng năm 2018, quy tụ hơn 200 VĐV là sinh viên tham dự giải, Tham gia đồng diễn
xác lập kỷ lục 1200 SV tại Sân vận động Trung tâm thể thao đại học Đà nẵng, tổ chức
các kỳ thi thăng đai, sự kiện nội bộ.

3.1.4 Một số nhân vật ở giai đoạn hình thành Vovinam.

3.1.4.1 Quý vị giảng viên Vovinam khóa 1.

- Giai đoạn năm 2010 – 2012:


+ Thầy Lưu Văn Hùng.
+ Thầy Nguyễn Đức Nam.
+ Thầy Nguyễn Văn Huy.
+ Thầy Nguyễn Văn Hùng.
- Giai đoạn năm 2012 – 2014:
+ Thầy Nguyễn Đức Nam.
- Giai đoạn 2017 – 2021:
+ Thầy Nguyễn Đức Nam.
+ Thầy Trần Phương Nam.
+ Thầy Nguyễn Văn Tấn.
+ Cô Nguyễn Thị Thuận.

3.1.4.2 Những lớp Vovinam khóa 1.

- Khóa K6 năm 2010 – 2014.


- Khóa K7 2011 – 2015.

3.1.4.3 Một số sinh viên Vovinam ưu tú.

Hình 16. Phạm Xuân Diệu.

19
Trịnh Anh Quân – DE160213

Hình 17. Nguyễn Thị Thùy Trang.

Hình 18. Dương Ngọc Minh Tuân.

Hình 19. Phan Đức Anh Khoa (bên trái)

20
Trịnh Anh Quân – DE160213

Hình 20. Nguyễn Đức Cảnh

Hình 21. Trần Minh Quyền.

3.2 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
VOVINAM ĐẠI HỌC FPT ĐÀ NẴNG ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2021.
3.2.1 Câu lạc bộ Vovinam.

Được thành lập từ 30/10/2010 FPT Vovinam Club là một trong những CLB giàu
truyền thống nhất của trường ĐH FPT ĐN. Mỗi thành viên CLB sẽ được trang bị những
kĩ năng tự vệ cần thiết, những bài quyền đặc trưng của môn võ VVN. VVN không chỉ
giúp các bạn rèn luyện thân thể, kỷ cương và tác phong, mà còn là tình yêu nước, lòng
tự hào với văn hóa tinh hoa dân tộc. Đây là nơi tập trung các sinh viên kiên trì, chăm
chỉ, có niềm đam mê với võ thuật và tinh thần không ngừng nỗ lực. Cùng khoác lên
mình bộ áo màu xanh lam, cơ thể như được tiếp thêm sức mạnh để chiến đấu. Dù sau
mỗi buổi tập là tay chân run rẩy không cầm chắc đũa, mồ hôi ướt đẫm cả áo nhưng tinh
thần thượng võ, ý chí sắt đá không chịu khuất phục vẫn được đặt trên hết, tiếp động lực
cho các bạn vững bước vươn lên. Đặc biệt hơn cả là có được những giây phút thư giản

21
Trịnh Anh Quân – DE160213

sau giờ học căng thẳng, cũng như giao lưu và kết bạn với những người yêu thích võ
thuật. [12]

3.2.2 Thành tích thi đấu nổi bật của Sinh viên vovinam Đại học FPT Đà Nẵng.

Giải Vovinam TP. Đà Nẵng khai mạc ngày 15/8/2011 tổ chức tại nhà thi đấu Thọ
Nhơn, đường Phan Châu Trinh Đà Nẵng, Lần đầu tiên góp mặt ở giải Vovinam thành
phố Đà Nẵng, Đại học FPT Đà Nẵng đã xuất sắc giành được HCB ở nội dung đồng đội
nam và Huy chương Đồng ở nội dung đơn nam. 6 thành viên đội tuyển Vovinam Đại
học FPT đã trải qua những giờ phút tranh tài căng thẳng cùng 17 đơn vị thuộc các câu
lạc bộ khu vực thành phố Đà Nẵng trong hai ngày 15 và 16 tháng 8 tại Nhà thi đấu Phan
Châu Trinh, thành phố Đà Nẵng.

Tại giải lần này, các võ sinh tranh tài ở 2 nội dung đối kháng (nam, nữ) và quyền
(đơn luyện, song luyện nam, nữ). Các vận động viên của Đại học FPT Đà Nẵng tham
gia ở hai hạng cân đối kháng 60kg-64 kg và 64 kg-68kg, với 4 nội dung biểu diễn kỹ
thuật: đồng đội nam, đơn nam trường côn, đơn nam quyền và đơn nữ.

Chỉ trong một tháng luyện tập ngắn ngủi, Đại học FPT Đà Nẵng đã xuất sắc giành
được Huy chương Bạc ở nội dung đồng đội nam và Huy chương Đồng ở nội dung biểu
diễn binh khí trường côn. Đặc biệt, bạn Võ Xuân Hoàng, vận động viên giành được
HCĐ cũng chính là một trong ba thành viên của nhóm biểu diễn đồng đội nam.

Ngay sau khi kết thúc giải, nhóm đội tuyển VVN đã có một buổi liên hoan, vừa
ăn mừng chiến thắng, vừa chia tay huấn luyện viên Lưu Văn Hùng chuyển công tác ra
Đại học FPT khu vực Hà Nội. Đây có lẽ sẽ là một tổn thất lớn cho đội tuyển Vovinam
khu vực ĐN ở những mùa giải sau. [13]

Hình 22. Sinh viên Võ Xuân Hoàng.

22
Trịnh Anh Quân – DE160213

3.2.3 Tổ chức sự kiện liên kết với các trường Đại học khác.

Màn đồng diễn Vovinam FPT toàn quốc, chương trình tham gia với 7.000 học
sinh, sinh viên bốn vùng miền (Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ) và đến từ đầy
đủ các đơn vị: Đại học FPT, Đại học Greenwich (Việt Nam), Cao đẳng Thực hành FPT
và Tiểu học, THCS và THPT FPT.

Cùng tại 4 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ màn đồng diễn
võ thuật Vovinam xác lập kỷ lục Việt Nam. Đồng diễn Vovinam còn diễn ra tại Đà
Nẵng vào ngày 18/11/2018 với hơn 1.000 môn sinh tham gia tại Trung tâm Giáo dục
thể chất. Trung tâm Giáo dục thể chất, đường Ngô Sĩ Liên, thành phố Đà Nẵng, được
phủ bởi sắc xanh đồng phục Vovinam của các môn sinh đến từ Đại học FPT Đà Nẵng,
FPT Polytechnic Đà Nẵng, Đại học Greenwich Đà Nẵng,...

Nội dung của màn đồng diễn xác lập kỉ lục gồm các kỹ thuật cơ bản trong môn
Vovinam: Nhập môn quyền, chiến lược và phản đòn, kéo dài 5 phút. “Hào khí Việt
Nam” do Holy Thắng sáng tác được chọn là nhạc nền xuyên suốt màn đồng diễn.

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Tập đoàn FPT,
Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education - FPT Edu) chính thức tổ chức chương trình
đồng diễn kỷ lục VVN vào ngày 18/11. Điều đặc biệt của màn đồng diễn chính là con
số học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn lớn nhất từ trước đến nay, phá vỡ kỷ lục Việt
Nam hiện có về hạng mục này.

Đây cũng là sự kiện đầu tiên tất cả môn sinh Vovinam ở các cơ sở đào tạo trên cả
nước biểu diễn cùng một khung giờ, cùng một kịch bản và cùng live stream trên
Facebook FPT Education. Chương trình đồng diễn mang đậm nét tinh hoa và tinh thần
dân tộc của môn phái Vovinam VVĐ. Đại diện Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã chứng kiến
và xác nhận màn đồng diễn lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam. [14]

Hình 23.

23
Trịnh Anh Quân – DE160213

3.2.4 Giảng Viên Vovinam năm học 2021.

Các giảng viên Vovinam tại ĐH FPT ĐN năm 2021 gồm các thầy, cô tận tụy, hết
lòng với học trò. Và các thầy, cô luôn nhiệt huyết và chu đáo. Các tiết học của luôn tạo
được sự hứng thú đặc biệt cho các môn sinh. Các thầy, cô trong bộ môn Vovinam cũng
luôn truyền lửa cho sinh viên trường F bằng những bài học thực tế.

Nhắc đến Vovinam trường F thì không thể không nhắc đến võ sư Nguyễn Đức
Nam – thầy là đầu tàu cho chương trình Vovinam của trường và cũng là người sáng lập
ra môn phái “Đức Nam nhị khúc côn”.

Hình 24. Thầy Nguyễn Đức Nam.

Với những bài truyền dạy về võ thuật của mình, suốt nhiều năm qua võ sư Hoàng
Ngọc Hùng không chỉ giúp các bạn cải thiện sức khỏe mà còn được học về nhân cách
sống, trau dồi các đức tính của tinh thần võ đạo.

Hình 25. Thầy Hoàng Ngọc Hùng.

24
Trịnh Anh Quân – DE160213

Cô Nguyễn Thị Thuận là một người xinh đẹp, không quản ngại thân nữ nhi, cô
Thuận luôn hoàn thành tốt việc giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa.

Hình 26. Cô Nguyễn Thị Thuận.

Với người thầy trẻ Phương Nam, bằng sự nhiệt huyết và sức trẻ, thầy Phương Nam
luôn cống hiến hết mình, sáng tạo ra nhiều bài học giúp sinh viên được học và biểu diễn
với những bài võ nhạc phá cách hay hóa thân thành các nhân vật trong một vở kịch.

Hình 27. Thầy Phương Nam.

25
Trịnh Anh Quân – DE160213

Thầy Nguyễn Trung Hiếu, mỗi bài giảng của thầy Trung Hiếu đều được đưa ra ví
dụ cụ thể, sinh động từ đời sống hay bằng chính những câu chuyện vui để hút hồn sinh
viên vào môn học. Tiết học vì thế có những giây phút thoải mái, vui vẻ nhất để sẵn sàng
tiếp nhận kiến thức mới.

Hình 28. Thầy Nguyễn Trung Hiếu.

Ngoài cô Thuận là nữ giảng viên tại trường, còn có cô Phạm Thị Nga tuy cô trẻ
tuổi nhưng cô luôn tâm huyết, hết mình đối với sinh viên. Luôn tạo động lực, thúc đẩy
cho các sinh viên có thêm động lực học võ, hoàn thiện bản thân. [15]

Hình 29. Cô Phạm Thị Nga (bên phải)

26
Trịnh Anh Quân – DE160213

3.2.5 Hoạt động dạy và học Vovinam online.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, trường ĐH FPT ĐN đã thực hiện các
giải pháp tổ chức dạy học trực tuyến. Nhằm giúp học sinh duy trì nền nếp học tập, ôn
tập, củng cố kiến thức và tiếp thu kiến thức mới đảm bảo nội dung chương trình học
theo hướng dẫn của ĐH FPT ĐN.

Hình 30. Thầy Hoàng Ngọc Hùng.

Trong đó bộ môn VVN cũng được triển khai học trực tuyến. Tuy học trực tuyến
nhưng giáo viên và học sinh hoàn toàn có thể tương tác trên máy tính hoặc là máy tính
xách tay đều được. Các thầy, cô luôn tạo điều kiện, tận tình chỉ dạy giúp sinh viên luôn
vững vàng kiến thức ngay cả khi học online. Việc học trực tuyến làm tăng tính sáng tạo,
linh hoạt trọng quá trình dạy và học. Ngoài ra, việc học trực tuyến còn giúp cho cả sinh
viên và giáo viên đều có thể truy cập tìm kiếm tài liệu mở rộng mà không bị giới hạn
bên trong giáo trình. Điều này sẽ giúp cho các dẫn chứng trở nên phong phú, tăng khả
năng tư duy và giải quyết vấn đề cho sinh viên.

3.2.6 Các hoạt động khác.

CLB Vovinam truyền thống của ĐH FPT ĐN (FVCĐN) là kỳ thi thăng cấp đai.
Và mới đây vào đêm ngày 8/01/2021, môn sinh dự thi các nội dung; đòn căn bản, khóa
gỡ, chiến lược, quyền, lý thuyết võ đạo… Khóa thi đã diễn ra thành công và mang lại
nhiều trải nghiệm ý nghĩa với các võ sinh lần đầu tham gia một kỳ thi VVN truyền
thống. [16]

27
Trịnh Anh Quân – DE160213

Hình 31.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ


4.1 KẾT LUẬN CHUNG:
4.1.1 Kết luận về nghiên cứu đề tài.

Từ nghiên cứu trên ta có thể thấy để có được một môn võ thuật hay thì các vị
chưởng môn và những người đi trước đã phải ngày đêm tìm hiểu, luyện tập. Những
chiêu cước và quyền, là hình ảnh của cả một quá trình hình thành và phát triển từ lúc sơ
khai cho đến tận ngày nay. Và nó mang rất nhiều ý nghĩa trong môn võ thuật này do đó
mỗi học viên đều phải biết cố gắng nổ lực luyện tập. Vì đó là tâm huyết của cả một thế
hệ đi trước, họ đã phải bỏ công nghiên cứu, xây dựng để có được môn phái Vovinam
hoàn thiện và đa dạng như ngày nay.

4.1.2 Kết luận chung từ tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc
nghiên cứu và đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

4.1.2.1 Ý nghĩa khoa học:

Cho thấy được VVN không chỉ thể hiện qua những đòn đánh, bài quyền mà còn
thể hiện qua lối sống của một học viên Vovinam. Vovinam luôn mang một ý nghĩa
không chỉ về hình thức bên ngoài mà còn mang một giá trị tinh thần một võ thuật của
Việt Nam đã được cả thế giới công nhận. Ngoài ra nó cũng đã góp phần giải đáp cho
các học viên biết thêm về lịch sử, ý nghĩa của tinh hoa võ thuật Vovinam tại trường ĐH
FPT ĐN.

28
Trịnh Anh Quân – DE160213

4.1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đã giúp tôi phần nào giải đáp hết
những câu hỏi, cũng như những thắc mắc về môn võ thuật này. Tôi mong muốn qua bài
tiểu luận này có thể giúp cho những người đang muốn tìm hiểu hoặc những người chưa
biết gì nhiều về Vovinam tại trường ĐH FPT ĐN có thể hiểu rõ hơn về quá trình hình
thành và phát triển của môn võ này và tôi hi vọng họ sẽ có thêm niềm yêu thích, có cái
nhìn khách quan và động lực để có thể dễ dàng tiếp cận, trau dồi thêm về môn võ thuật
này, đóng góp nhiều giá trị bản thân cho một cộng đồng Vovinam ngày càng vững mạnh
và phát triển hơn nữa.

4.2 ĐỀ NGHỊ:
4.2.1 Đề nghị với Tổ Vovinam.

Sau khi hoàn thành bài tiểu luận tôi cảm thấy rất hứng thú với môn võ thuật này,
tôi hy vọng tổ Vovinam nói riêng và trường ĐH FPT ĐN nói chung sẽ tạo nhiều cơ hội
thuận lợi hơn để những học viên có nhu cầu học và được tìm hiểu về lịch sử môn võ
VVN.

Có thể tạo điều kiện giao lưu với các giảng đường võ thuật khác để học viên có
thể tiếp thu thêm nhiều kiến thức khác nhau nhằm cải thiện nâng cao kỹ năng của các
học viên.

Cần phải tuyên truyền những giá trị trong bộ môn này đến rộng rãi với các sinh
viên của trường ĐH FPT ĐN.

Tạo những buổi thảo luận cũng như chia sẻ các kinh nghiệm của VVN thúc đẩy
sự tò mò, khích thích mọi sinh viên đều có mong muốn được tham gia trải nghiệm.

4.2.2 Đề nghị với Đại học FPT Đà Nẵng.

Tổ chức những giải đấu liên quan đến võ thuật VVN như: đấu võ hoặc các bài về
truyền thống, lịch sử của môn võ này để giúp sinh viên có thể tự mình tìm hiểu rõ hơn
về môn võ thuật truyền thống này mà không bị nhàm chán.

Tạo điều kiện cho các học viên của những khóa đàn anh, đàn chị đi trước có thể
gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm của mình với những đàn em khóa dưới.

Mở thêm một phòng VVN mà nơi đó có đầy đủ những tài liệu về bộ môn võ thuật
này, giúp học viên có thể đến đó tham khảo thêm.

29
Trịnh Anh Quân – DE160213

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyen Hoang, 17/4/2021, “Vovinam Việt Võ Đạo lịch sử hình thành”
https://tailieu.vn/doc/vovinam-viet-vo-dao-lich-su-hinh-thanh-551953.html
[2] Nguyễn Lan - Yến Chi, 23/12/2020, “Vovinam, di sản văn hóa Việt đậm chất võ đạo là môn
học chính của Đại học FPT”.
https://uni.fpt.edu.vn/vovinam-di-san-van-hoa-viet-dam-chat-vo-dao-la-mon-hoc-chinh-cua-
dai-hoc-fpt
[3] Trường tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền, 30/10/2018, “Lịch sử hình thành và phát triền của
môn võ Vovinam”
https://thnguyenthanhtuyentanbinh.hcm.edu.vn/the-duc-the-thao/lich-su-hinh-thanh-va-phat-
trien-cua-mon-vo-vovinam-cm74713-
330218.aspx?fbclid=IwAR0yelFZXVFQmLGtE0YKaMM4jWrw53lYfyqYPM_sF_TFkJ5od
ctNNRkPQvw
[4] Vothuydhsptn, 23/12/2010, “SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ
ĐẠO”
https://vovinam.forumvi.com/t15-topic?fbclid=IwAR0g6oVN8rw_Tex--KqKa85W9t-
8TFW8y3SEWXtnj60eDDJi0B8sE4BCitk
[5] Theo Blog “Sinh viên bộ môn Vovinam”
https://vvnsvfpt.blogspot.com/
[6] Phạm Đình Chương, 20/8/2011, “Vovinam Đà Nẵng tưởng niệm Chưởng môn Lê Sáng”
https://venguonblog.wordpress.com/2011/10/08/vovinam-da-n%E1%BA%B5ng-
t%C6%B0%E1%BB%9Fng-ni%E1%BB%87m-ch%C6%B0%E1%BB%9Fng-mon-le-sang/
[7] Khánh Hồng, 19/11/2012, “ Học sinh - sinh viên cùng tranh tài môn võ”
https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/hoc-sinh-sinh-vien-cung-tranh-tai-mon-vo-
1353729284.htm
[8] Theo cst.danang.gov.vn, 26/08/2013, “13 CLB tham dự giải Vovinam các CLB thành phố
Đà Nẵng lần thứ IV – 2013”
https://1022.vn/chi-tiet-tin-tuc?dinhdanh=5691&cat=5
[9] Linh Anh, 03/07/2017, “Sinh viên miền Bắc tranh tài Giải vô địch Vovinam 2017”
https://giaoduc.net.vn/van-hoa/sinh-vien-mien-bac-tranh-tai-giai-vo-dich-vovinam-2017-
post177110.gd
[10] Bình Minh, 12/10/2018, “Vovinam đã có ngày hội sinh viên toàn quốc”
https://thethaovanhoa.vn/the-thao/vovinam-da-co-ngay-hoi-sinh-vien-toan-quoc-
n20181011203411048.htm
[11] H. Nguyên, 09/11/2019, “Ngày hội Vovinam sinh viên toàn quốc lần thứ II năm 2019”
https://thanhuytphcm.vn/tin-tuc/ngay-hoi-vovinam-sinh-vien-toan-quoc-lan-thu-ii-nam-2019-
1491859506
[12]yFanpage Facebook của CLB Vovinam: https://www.facebook.com/fvcdn
[13] Vân Anh, 18/8/2011, “ĐH FPT đoạt nhiều huy chương tại giải Vovinam”
https://chungta.vn/an-choi/bong-1070711.html
[14] Việt Nguyễn, 21/11/2018, “Màn đồng diễn Vovinam tại Đà Nẵng qua góc máy flycam”
https://chungta.vn/nguoi-fpt/man-dong-dien-vovinam-tai-da-nang-qua-goc-may-flycam-
1121669.html

30
Trịnh Anh Quân – DE160213

[15] Lê Thảo, 15/11/2020, “Sinh viên trường F nói gì về những “sư phụ” của bộ môn Vovinam”
https://dnuni.fpt.edu.vn/sinh-vien-truong-f-noi-gi-ve-nhung-su-phu-cua-bo-mon-vovinam/
[16] Fanpage FU Vovinam Club Đà Nẵng (FVC DN), 29/1/2021, “CLB VOVINAM ĐẠI HỌC
FPT ĐÀ NẴNG KỲ THI THĂNG CẤP ĐAI KHÓA I/2021”
https://www.facebook.com/fvcdn/posts/5328706257169858

31
Trịnh Anh Quân – DE160213

PHỤ LỤC
Lịch sử là một bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện
liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá
khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, tổ chức, thu thập, trình bày và thông tin về
những sự kiện này.

Khái niệm lịch sử được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nhiều
nhà nghiên cứu đồng tình hiểu khái niệm này theo 3 ý sau:

- Việc diễn ra trong quá khứ: Những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho đến thời
điểm hiện tại không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính
chất tuyệt đối và tính khách quan.

- Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn
đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối
và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể.

- Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá trình tập
hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối
với hiện tại.

Việc tìm hiểu về lịch sử giúp chúng ta hiểu rõ về sự thay đổi của con người và xã
hội trong quá trình hình thành đến phát triển. Cho ta sự hiểu biết luân lý, cung cấp bản
sắc. Hữu ích trong công việc, cung cấp lượng kiến thức đến mọi người.

32

You might also like