You are on page 1of 218

Thank 44TH1-114!

Covid2021-XH

1
LÊ PHƯƠNG NGA

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI


TIẾNG VIỆT
Ở TIỂU HỌC

Thank 44TH1-114! Covid2021-XH

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

2
Mục lục
Trang
Lời nói đầu.........................................................................................................................5
Chương I
Khái quát về bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học.........................................7
1. Ý nghĩa, sự cần thiết của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt..........7
2. Những định hướng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt............9
3. Nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh môn Tiếng Việt..................................11
Hướng dẫn học...........................................................................................................12
I. Các nhiệm vụ cần thực hiện............................................................................12
II. Câu hỏi, bài tập đánh giá................................................................................12
III. Gợi ý trả lời câu hỏi, làm bài tập và thực hành............................................12
IV. Các thông tin cần tham khảo........................................................................13
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
1. Đổi mới giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế đầu thế kỉ XXI...................................................................13
2. Những vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới...................................15
3. Dạy học tự chọn............................................................................................16
Tài liệu tham khảo....................................................................................................24
Chương II
Bồi dưỡng hứng thú học tập và vốn sống cho học sinh giỏi Tiếng Việt..........................25
1. Phát hiện ra những học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu Tiếng Việt.25
2. Bồi dưỡng hứng thú học tập Tiếng Việt cho học sinh...................................28
3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh..................................................................32
Hướng dẫn học.........................................................................................................35
I. Các nhiệm vụ cần thực hiện............................................................................35
II. Câu hỏi, bài tập đánh giá................................................................................35
III. Gợi ý trả lời câu hỏi, làm bài tập và thực hành............................................36
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................39

3
Chương III
Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh giỏi.............................................41
1. Ngữ âm – chữ viết – chính tả - kĩ năng phân tích cấu tạo tiếng và viết đúng chính
tả..............................................................................................................................41
2. Đơn vị từ, câu – kĩ năng xác định đơn vị từ, câu, phân cách ranh giới từ và tách
đoạn thành câu.........................................................................................................45
3. Làm giàu vốn từ - kĩ năng nắm nghĩa, mở rộng vốn từ và sử dụng từ....................49
4. Các lớp từ vựng – kĩ năng nhận diện, nắm nghĩa và sử dụng từ theo các lớp từ
vựng.........................................................................................................................54
5. Cấu tạo từ - kĩ năng nhận diện, nắm nghĩa, tạo từ và sử dụng từ theo kiểu cấu tạo56
6. Biện pháp tu từ - kĩ năng nhận diện, sử dụng biện pháp tu từ................................59
7. Từ loại – kĩ năng nhận diện, sử dụng từ theo đúng từ loại, tiểu loại......................61
8. Câu phân loại theo chức năng của vị ngữ - kĩ năng nhận diện, sử dụng đúng kiểu
câu theo chức năng của vị ngữ................................................................................63
9. Câu phân loại theo mục đích nói – kĩ năng nhận diện, sử dụng đúng kiểu câu theo
mục đích nói............................................................................................................65
10. Câu phân loại theo cấu tạo – kĩ năng nhận diện, sử dụng đúng kiểu câu theo cấu
tạo............................................................................................................................67
11. Thành phần câu (cấu tạo câu) – kĩ năng nhận diện thành phần câu, viết câu đúng
cấu tạo.....................................................................................................................70
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
12. Dấu câu – kĩ năng sử dụng dấu câu.........................................................................72
13. Liên kết câu – kĩ năng nhận diện kiểu liên kết, liên kết câu....................................74
14. Giao tiếp – nghi thức lời nói – kĩ năng giao tiếp có văn hóa...................................77
15. Cảm thụ văn học – rèn kĩ năng đọc hiểu, cảm thụ văn học.....................................78
16. Làm văn – rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn.........................................................84
Hướng dẫn học.................................................................................................................92
I. Các nhiệm vụ cần thực hiện............................................................................92
II. Câu hỏi, bài tập đánh giá................................................................................95
III. Gợi ý trả lời câu hỏi, làm bài tập và thực hành............................................96
IV. Các thông tin cần tham khảo......................................................................117
1. Các mạch kiến thức và kĩ năng của Chương trình Tiếng Việt tiểu học......117
2. Các kiểu, dạng bài tập dạy học Tiếng Việt.................................................118
3. Các căn cứ để xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt.................................123
4. Các yêu cầu của bài tập Tiếng Việt và các bước để soạn thảo...................124
5. Một số bài tập Tiếng Việt nâng cao............................................................125
6. Một số bài tập Luyện từ và câu nâng cao và gợi ý, hướng dẫn giải bài tập138
7. Một số đề thi HSG Tiếng Việt....................................................................152
4
8. Một số trò chơi vui học Tiếng Việt.............................................................171
9. Một số cuộc thi vui học Tiếng Việt trên truyền hình..................................177
10. Một số trích đoạn giờ dạy bồi dưỡng HSG.................................................186
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................199

Lời nói đầu


Bồi dưỡng HSG Tiếng Việt là giáo trình chuyên đề của chương trình đào tạo giáo viên
tiểu học hệ Đại học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm.
Chuyên đề nhằm cung cấp cho người học những căn cứ, cơ sở khoa học của việc bồi
dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt, giúp cho người học có hiểu biết về nội dung và phương
pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học.
Cụ thể chuyên đề đã giới thiệu những biện pháp bồi dưỡng hứng thú và vốn sống cho học
sinh, các phạm vi kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt cần bồi dưỡng cho học sinh giỏi, những
cách xây dựng bài tập Tiếng Việt và tổ chức thực hiện các bài tập Tiếng Việt bổ trợ, nâng
cao, các đề thi học sinh giỏi và trò chơi Tiếng Việt.
Hi vọng đay cũng là một tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên, các bậc phụ huynh và
những ai quan tâm đến dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Nhân dịp cuốn sách ra đời, chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Hữu Tỉnh, TS.
Nguyễn Thế Lịch đã đóng góp rất nhiều ý kiến quý báu để cuốn sách được tốt hơn. Xin
trân trọng cảm ơn nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã tạo điều kiện để sách được ra mắt
bạn đọc.
Lần đầu tiên xuất bản, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất monh
nhận được ý kiến đóng góp của anh chị em sinh viên và bạn đọc gần xa để lần tái bản sau,
sách được hoàn thiện hơn.
Tác giả

5
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH

6
Trang 7
CHƯƠNG I.

KHÁI QUÁT VỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

1. Ý nghĩa, sự cần thiết của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt
1.1. Theo “Chiến lược con người” mà Đảng đã vạch ra đường hướng rất đúng đắn là:
“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, nhà trường của chúng ta hướng
đến phát triển tối đa những năng lực còn tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Ở nhiều trường tiểu
học, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học, việc chăm lo phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước được xem là một nhiệm vụ
cần thiết và quan trọng.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy số HS được xem là phát triển (có năng lực nhận
thức, tư duy, vốn sống... nổi trội hơn các em khác) chiếm từ 5 - 10% trong tổng số HS đến
trường. Đồng thời, những con số thống kê cũng cho thấy, các tài năng phát triển từ rất
sớm, hơn 1/3 những người được xem là có tài năng đã là những thần đồng khi chưa đầy
10 tuổi. Vì vậy, trên thế giới, người ta luôn quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng
nhân tài ngayThank 44TH1-114!
từ những năm tháng đứa trẻ còn Covid2021-XH
nhỏ tuổi.
Ở nước ta, từ nhiều năm nay, vấn đề này cũng đã được quan tâm. Bên cạnh bộ sách
giáo khoa ở tiểu học, chúng ta còn có các bộ sách nâng cao, sách bồi dưỡng HS giỏi và
trước đây, đồng thời với kì thi tốt nghiệp tiểu học còn có những kì thi HS giỏi từ cấp cơ
sở đến cấp quốc gia. Các Sở GD - ĐT đều có các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi nói
chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt nói riêng và hiện nay nhiều tỉnh, thành
phố vẫn duy trì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố. Các kì thi liên tỉnh cũng đang được
khuyến khích tổ chức. Gần đây có thêm cả những hình thức thi mới tạo một sân chơi cho
HS có năng lực, đó là các hội thi - giao lưu diễn ra trong các trường, quận, huyện, tỉnh,
thành phố, giữa các thành phố, các tỉnh như cuộc thi trong chương trình "Tuổi thơ khám
phá", “Thần đồng đất Việt”.
1.2. Bồi dưỡng HS giỏi Tiếng Việt là nhiệm vụ nhằm bảo đảm sự công bằng trong giáo
dục, thực hiện tư tưởng chiến lược của giáo dục "Thực hiện công bằng xã hội trong giáo
dục - đào tạo. Tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Người nghèo và những người
thuộc các diện chính sách được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập. Bảo đảm điều
kiện để những người học giỏi phát triển tài năng".

7
Trang 8

1.3 Bồi dưỡng HS giỏi là một hướng dạy học tự chọn ở tiểu học nhằm thực hiện giáo dục
phổ thông theo định hướng phân hoá, phát huy cá tính và sáng tạo của học sinh.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương thi học sinh giỏi toàn quốc ở
tiểu học nhưng việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi trong các môn học ở tiểu học
vẫn rất quan trọng, nhằm thực hiện chủ trương dạy - học phân hoá từ cấp Tiểu học. Việc
làm này còn góp phần khắc phục một trong những hạn chế trong giáo dục hiện nay là dạy
học sinh theo một khuôn, một mầu nhất định. thủ tiêu tính tích cực và cá tính sáng tạo của
học sinh.
Chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện nền giáo dục nói chung và giáo dục phổ
thông nói riêng. Một trong số các mục tiêu đổi mới là giáo dục - đào tạo lớp người ngày
càng đáp ứng được tốt hơn yêu cầu về dân trí, nhân lực và nhân tài của xã hội, đáp ứng
nhu cầu phát triển cá nhân và hứng thú của người học. Để đạt được những mục tiêu nêu
trên, giáo dục phổ thông cần phải đề xuất những định hướng mới về chương trình, phương
pháp dạy học (PPDH), học liệu, cơ chế đảm bảo chất lượng dạy học...; mặt khác, cần phải
đề xuất chiến lược dạy học đáp ứng với nhu cầu rất đa dạng của người học nhằm phát
triển từng cá thể HS.
Tiếng Việt là một môn học có vị trí quan trọng trong chương trình tiểu học. Đây là
môn học vừaThank 44TH1-114!
có vai trò trang bị cho HS côngCovid2021-XH
cụ ngôn ngữ, vừa là môn học thuộc Khoa
học Xã hội và Nhân văn có nhiệm vụ trang bị cho HS những kiến thức khoa học về tiếng
Việt, những kĩ năng sử dụng tiếng Việt để HS tự hoàn thiện nhân cách của mình ở
phương diện ngôn ngữ và văn hoá. Với nhiệm vụ của môn học công cụ, HS cần học tốt
môn học này để có cơ sở học tốt những môn học khác. Mặt khác, với nhiệm vụ của một
môn khoa học, HS theo nguyện vọng và khả năng riêng, có thể chọn để học sâu nhằm học
giỏi môn học này. Do đó cần bồi dưỡng HS giỏi tiếng Việt nhằm hiện thực hoá chiến lược
giáo dục phổ thông theo định hướng phân hoá.
1.4. Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước,
việc bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt còn có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua học
tốt, dạy tốt. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi có tác dụng tích cực trở lại đối với giáo viên. Để
có thể bồi dưỡng học sinh, người giáo viên luôn phải học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để
nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cũng như phải nâng cao lòng yêu
nghề, tinh thần tận tâm với công việc.
Nhìn chung, nhiều năm nay, chúng ta đã chú ý bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng chưa tạo
cho công việc này những điều kiện đầy đủ. Trên thực tế, việc giải quyết mối quan hệ giữa
giáo dục toàn diện và bồi dưỡng học sinh giỏi còn

8
Trang 9
nhiều lúng túng. Đặc biệt việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt càng gặp nhiều
khó khăn hơn bởi nhiều lí do. Khá nhiều HS không yêu thích môn học Tiếng Việt. Kiến
thức tiếng Việt và khả năng tư duy nghệ thuật của nhiều giáo viên còn hạn chế. Số giáo
viên có kinh nghiệm bồi dưỡng HS giỏi Tiếng Việt còn ít. Thêm nữa, do đặc trưng môn
học nên kết quả học tập môn Tiếng Việt, đặc biệt phần cảm thụ văn học và viết văn phụ
thuộc rất nhiều vào năng khiếu của cá nhân học sinh. Các em lại cần có quá trình bồi
dưỡng, tích luỹ lâu dài nên nhiều giáo viên cho rằng việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Tiếng Việt “không chắc ăn” và không có hiệu quả như bồi dưỡng HS giỏi môn Toán. Do
đó, nói chung, giáo viên không có hứng thú bồi dưỡng HS giỏi Tiếng Việt. Ở những nơi
có tổ chức bồi dưỡng thì nhiều khi lại tiến hành không có kế hoạch, không có nội dung và
phương pháp cụ thể. Chuyên đề này đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ đáp ứng những đòi hỏi
trên.
2. Những định hướng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt
Việc xây dựng các nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt
phải tuân thủ các nguyên tắc xây dựng chương trình và tài liệu dạy học (SGK) Tiếng Việt
ở tiểu học như nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc tích hợp, nguyên tắc tích cực hoá hoạt
động học tập của học sinh... Trong quá trình bồi dưỡng HS giỏi Tiếng Việt, những nguyên
tắc này sẽ được cụ thể hoá, nhấn mạnh thêm. Để công việc có hiệu quả, cần xác định
Thank
những định hướng 44TH1-114!
tạm gọi Covid2021-XH
là các nguyên tắc sau:
2.1.Bám sát mục tiêu chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học
Chương trình tiểu học mới (ban hành theo Quyết định ngày 9/11/2001 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo) xác định mục tiêu như sau:
“Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm:
1) Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc,
viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
2) Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ
giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
3) Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp
của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

9
Trang 10

Mục tiêu quan trọng nhất của môn học Tiếng Việt là trang bị cho Hs, công cụ giao tiếp
bằng tiếng Việt. Nguyên tắc này nhấn mạnh tính lợi ích chương trình đào tạo, đòi hỏi việc
bồi dưỡng HS giỏi phải rất thiết thực nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho HS.
Nguyên tắc bám sát mục tiêu, chương trình Tiếng Việt ở tiểu học cũng đòi hỏi việc bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt nhằm giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn những
kiến thức tiếng Việt, thực hành thành thục hơn những kĩ năng tiếng Việt mà chương trình
đã đề ra chứ không cung cấp, không dạy thêm những kiến thức mới, không dạy trước
những nội dung dạy học của lớp trên. Nguyên tắc này cũng chú trọng đến tính toàn diện
của chương trình, đòi hỏi tranh kiều dạy học "tủ" để thi “đấu gà chọi" trong bồi dưỡng
học sinh giỏi.
2.2. Đề cao sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh
“ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, Thank
hứng thú học tập cho học sinh” (Luật
44TH1-114! Giáo dục, Điều 24.2). Có thể nói, cốt
Covid2021-XH
lõi của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt là đào tạo những con người sáng tạo,
chủ động, tích cực. Nội dụng và phương pháp dạy học sinh giỏi môn Tiếng Việt phải tạo
điều kiện và phát huy được tính năng động và sáng tạo của học sinh, làm cho các em trở
thành những người thông minh hơn, năng động, tích cực hơn.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức dạy học phải được xây dựng thành hệ thống việc làm
cho học sinh để các em tự chiếm lĩnh kiến thức và hình phát triển được những kĩ năng cần
thiết.
Theo quan điểm của phương pháp dạy học mới, hệ thống bài tập không phải chỉ là
phương tiện để thực hành lí thuyết như trước đây người ta quan niệm mà là con đường,
cách thức tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ dậy niệm mà chính là con đường, cách thức
ta. học tiếng Việt. Quan niệm này cho rằng cần phải tổ chức toàn bộ quá trình dạy học
Tiếng Việt dưới dạng thực hành như tổ chức hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Đây
chính là mục tiêu cơ bản của sự vận động chuyển mình từ chương trình dạy học tiếng
Việt cũ sang chương trình dạy học mới - dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao
tiếp.Chính vì vậy, để tổ chức hoạt động dạy học tiếng Việt, chúng ta phải xây dựng các
nhiệm vụ dạy học dưới dạng các bài tập. Bài tập là phương tiện để tổ chức các hành động
tiếng Việt, tích cực hóa các hoạt động của học sinh để hình thành,

10
Trang 11
phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, thực hiện mục tiêu dạy học tiếng Việt ở trường
tiểu học. Xây dựng được một hệ thống bài tập tiếng Việt tốt và tổ chức thực hiện chúng
một cách hiệu quả có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học tiếng Việt.
2.3.Nguyên tắc tích hợp
Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt phải tích hợp
được một cách tổng hợp các mạch kiến thức tiếng Việt và các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết,
tích hợp được "tiếng" và "văn", tích hợp được tiếng Việt và các kĩ năng sống, tích hợp
được tiếng Việt và các kiến thức, kĩ năng của các môn học khác.
2.4. Nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh tiểu học
Nguyên tắc này đòi hỏi có sự phân biệt giữa Việt ngữ học và nội dung dạy học tiếng Việt
ở tiểu học. Mặc dù có năng khiếu tiếng Việt, HS tiểu học vẫn là những HS nhỏ mà trình
độ nhận thức nói chung, trình độ tiếng Việt và văn chương nói riêng còn thấp. Do đó khi
bồi dưỡng học sinh giỏi vẫn phải chú trọng đến việc chuyển hoá những nội dung của Việt
ngữ học thành nội dung dạy học phù hợp với lứa tuổi các em. Ngay cả những sự thú vị
của đối tượng tiếng Việt được tập trung khai thác nhiều trong quá trình bồi dưỡng HS giỏi
cũng phải có sự "chuyển hoá" thích hợp, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu
học.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi phải có một chiến lược dạy học lạc quan, nhấn mạnh vào
Thank
mặt thành công 44TH1-114!
của HS và Covid2021-XH
bảo đảm sự thành công của các em trong quá trình dạy học.
2.5. Nguyên tắc bảo đảm tính hấp dẫn
Nằm trong chương trình dạy học tự chọn mà nguyên tắc cơ bản là tự nguyện nên việc bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt đặc biệt đề cao nguyên tắc đảm bảo tính hấp dẫn.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức dạy học phải gây được hứng thú học tập cho học sinh
bằng cách khai thác triệt để tính hấp dẫn của tiếng Việt - nội dung dạy học, sử dụng
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, đa dạng, vui và thú vị, thiết lập được
những quan hệ tốt đẹp, tích cực giữa thầy - trò, trò - trò.
3. Nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi TiếngViệt
Mục tiêu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt không phải để tạo ra các nhà văn,
nhà ngôn ngữ học mặc dù trên thực tế trong số học sinh giỏi này, sẽ có những em trở
thành những tài năng văn học và ngôn ngữ học. Mục tiêu của công việc này cũng không
phải để luyện đội tuyển tham gia các kì thi HS giỏi Tiếng

11
Trang 12
Việt nhằm lấy giải. Mục tiêu chính của việc bồi dưỡng HSG Tiếng Việt là bồi dưỡng lẽ
sống, tâm hồn, hứng thú với tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng năng lực tư duy và khả năng ngôn
ngữ, cảm thụ văn chương cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó, việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt đặt
ra những nhiệm vụ sau:
1, Phát hiện những học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu tiếng Việt.
2, Bồi dưỡng hứng thú tiếng Việt cho học sinh.
3, Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.
4, Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tiếng Việt cho học sinh.
HƯỚNG DẪN HỌC
I. CÁC NHIỆM VỤ CẦN THỰC HIỆN
1. Đọc tài liệu, thảo luận nhóm để nêu ý nghĩa của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng
Việt.
2. Đọc tài liệu, thảo luận nhóm để xác lập các định hướng của việc bồi dưỡng học sinh
giỏi Tiếng Việt
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
3. Thảo luận nhóm nhằm nêu nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt.
II. CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ
1. Phân tích ý nghĩa, sự cần thiết của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở tiểu
học
2. Thử nêu và phân tích các định hướng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt
ở tiểu học.
3. Nêu mục tiêu và nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt ở tiểu học
III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, LÀM BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH
Câu 1: ý nghĩa, sự cần thiết của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt
Xem mục 1 của chương
1, Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài trong chiến lược con người mà Đảng ta đã đề
ra.
2, Thực hiện tư tưởng chiến lược của giáo dục đảm bảo sự công bằng trong xã hội, đảm
bảo điều kiện để những người học giỏi phát triển tài năng.

12
Trang 13
3, Thực hiện tinh thần dạy học phân hóa trong dạy học tự chọn nhằm phát huy cá tính và
sự sáng tạo của học sinh, thỏa mãn sự phát triển từng cá nhân học sinh.
4) Thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt học tốt, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực
sư phạm cho giáo viên.
Câu 2: Các định hướng bôi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt
Xem mục 2 của chương.
Nêu tên các định hướng và phân tích yêu câu của mỗi định hướng.
1) Bám sát mục tiêu, chương trình Tiếng Việt ở tiểu học
2) Đề cao sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh
3) Bảo đảm tính tích hợp.
4) Nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phải phù hợp với đặc điểm của học
sinh tiểu học.
5) Bảo đảm tính hấp dẫn
Câu 3: Mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt
Xem mục 3 của chương.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Mục tiêu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn,
hứng thú với tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng năng lực tư duy và khả năng ngôn ngữ, cảm thụ văn
chương cho học sinh, góp phân hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.
Nhiệm vụ của việc bỏi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở tiểu học:
1) Phát hiện những học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu tiếng Việt
2) Bồi dưỡng hứng thú tiếng Việt cho học sinh.
3) Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.
4) Bồi dưỡng kiến thức, Kĩ năng tiếng Việt cho học sinh.
IV. CÁC THÔNG TÌN CẦN THAM KHẢO
Các căn cứ để xác định sự cần thiết, những định hướng và nhiệm vụ bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở tiểu học
Thông tin 1: Đổi mới giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội
nhập quốc tế đầu thế kỉ XXI
1. Mục tiêu chiến lược của giáo dục là: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nền giáo dục xã hội
chủ nghĩa mang tính nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại. Thực hiện giáo dục toàn

13
diện (đức, trí, thể, mĩ) ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng
Trang 14
giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành.
Trên cơ sở giáo dục nhân cách, thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài.
2. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải
chuẩn bị lớp người lao động mới.
Đất nước ta đang chuyển sang thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế. Đến năm 2020, về cơ bản, Việt Nam phải trở thành một nước công nghiệp, hội
nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt
Nam lần thứ VIII (6/1996) đã nhấn mạnh: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn
lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, đồng thời với chăm lo tăng trưởng kinh tế, phải chăm lo
phát triển nguồn lực con người, chuẩn bị lớp người lao động có một hệ thống giá trị phù
hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kì mới. Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của
GD là nhằm xây dựng “Những con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lí tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đ/ức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn
Thank
hóa của dân tộc, có năng44TH1-114!
lực tiếp thu văn hóa Covid2021-XH
nhân loại, phát huy các giá trị văn hóa dân
tộc, có năng lực tiếp thu văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người
Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức
khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, kế thừa sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ”
(Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH TƯ khóa VIII)
3. Một trong những tư tưởng chiến lược của giáo dục là “Thực hiện công bằng xã hội
trong giáo dục – đào tạo. Tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Người nghèo và những
người thuộc các diện chính sách được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập. Bảo
đảm điều kiện để những người học giỏi phát triển tài năng”
(Dẫn theo Phạm Minh Hạc – Tài liệu tham khảo 1)

14
Trang 15
Thông tin 2: Những vấn đề cơ bản của Chương trình tiểu học mới
1. Quan điểm chỉ đạo soạn thảo Chương trình tiểu học mới
Quan điểm chỉ đạo soạn thảo Chương trình giáo dục tiểu học là quan điểm đổi mới giáo
dục của Đảng và Nhà nước, thể hiện tập trung nhất trong nghị quyết Hội nghị lần thứ hai
BCH TW Đảng Cộng sản VN (1996) và Nghị quyết số 40/2000 /QH-10 ngày 9/12/2000
của Quốc hội về chương trình giáo dục phổ thông
Để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của kinh tế công nghiệp, kinh tế tri
thức và xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỉ XXI, nhiều quốc gia
trong đó có Việt Nam đã rà soát và đổi mới chương trình giáo dục theo bốn cột trụ của
giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO đề xướng là: Học để biết, học để làm, học để cùng
chung sống, học để tự khẳng định mình. Các chương trình học tập mới xây dựng cuối thế
kỉ XX đầu thế kỉ XXI đều coi trọng thực hành, vận dụng, nội dung chương trình thường
tinh giản, tập trung vào các kiến thức, kĩ năng cơ bản và thiết thực, tích hợp được nhiều
mặt giáo dục.
2. Những định hướng đổi mới Chương trình tiểu học
Chương trình giáo dục tiểu học được soạn thảo theo 5 định hướng đổi mới chương trình
giáo dục phổ Thank
thông là: 44TH1-114! Covid2021-XH
1) Giáo dục toàn diện
2) Nội dung chương trình phải cơ bản, hiện đại, tinh giản, thiết thực, cập nhật, tăng cường
thực hành, chú trọng tích hợp.
3) Góp phần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, giúp HS biết cách tự học và hợp
tác trong học tập, tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để tự
chiếm lĩnh tri thức mới, giúp học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân, chú ý tăng
cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp với nội dung và hình thức đa dạng.
4) Chương trình tạo cơ hội và điều kiện học tập cho mọi trẻ em, phát triển năng lực của
từng đối tượng học sinh, góp phần phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng lực
đặc biệt.
5) Chương trình thực sự là một kế hoặc hành động sư phạm kết nối mục tiêu giáo dục với
các lĩnh vực nội dung, phương pháp giáo dục, phương tiện dạy học và cách thức đánh giá
kết quả học tập của học sinh.
(Chính phủ. Tờ trình Quốc hội về chủ trương đổi mới chương trình sách giáo khoa của
giáo dục phổ thông số 1004/CP-QH ngày 3/11/2000)

15
Trang 16
3. Các nguyên tắc xây dựng Chương trình giáo dục tiểu học
Chương trình giáo dục tiểu học được xây dựng theo 5 nguyên tắc, đó là:
3.1. Quán triệt mục tiêu giáo dục, trong đó nhấn mạnh các kĩ năng mới như hợp tác, giao
tiếp, phát hiện và giải quyết vấn đề; và các phẩm chất như có tư duy độc lập, chủ động,
sáng tạo…
3.2. Đảm bảo tính khoa học sư phạm
3.3. Đảm bảo tính thống nhất
3.4. Đảm bảo tính khả thi
3.5. Đặc biệt chương trình được xây dựng theo nguyên tắc đáp ứng yêu cầu phát triển của
từng đối tượng học sinh.
Chương trình tiểu học phải ứng với “vùng phát triển gần nhất” của từng đối tượng học
sinh. Muốn vậy cần chuyển từ chương trình “tĩnh” thành chương trình “động”, nghĩa là
ngoài việc bảo đảm trình độ chuẩn của chương trình còn tạo điều kiện để phát triển năng
lực, sở trường của từng học sinh, góp phần phát hiện và bồi dưỡng các tài năng tương lai
của đất nước. Chương trình tiểu học không chủ trương dạy học theo kiểu “chống chất
kiến thức”, “bình
Thankquân”, 44TH1-114!
“máy móc”, mà chủ trương tập trung vào dạy cách học để từ các
Covid2021-XH
nội dung cơ bản và tinh giản, mỗi học sinh sẽ học tập theo tốc độ và mức độ (rộng và sâu)
của bản thân, giúp học sinh chủ động và sáng tạo trong học hành. Để chuẩn bị chuyển dần
dạy học ở tiểu học theo hai buổi/ngày, trong chương trình tiểu học, ngoài các nội dung bắt
buộc còn có các nội dung tự chọn (không bắt buộc) để phát triển năng lực của học sinh ở
những nơi có điều kiện. Trong phần giải thích chương trình từng môn học đều nhấn mạnh
đến dạy học cá nhân và dạy học hợp tác để khuyến khích phát triển năng lực của học sinh
ngay trong quá trình dạy học.
4. Đổi mới phương pháp giáo dục trong Chương trình tiểu học
4.1. Đổi mới phương pháp giáo dục trong Chương trình tiểu học tập trung vào dạy cách
học, đặc biệt là giúp học sinh biết cách và có nhu cầu tự học
4.2. Chương trình tiểu học coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học
tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
(Dẫn theo Đỗ Đinhg Hoan – Tài liệu tham khảo 2)
Thông tin 3. Dạy học tự chọn

16
Chương trình tiểu học khuyến khích tổ chức dạy học tự chọn ở tiểu học để phát triển năng
lực học tập của cá nhân học sinh.
Trang 17
1. Sự cần thiết của dạy học tự chọn
Những nghiên cứu về sự phát triển của học sinh trong quá trình giáo dục đã xác nhận
rằng:
Mỗi học sinh là một cá nhân, có nhu cầu và năng lực phát triển, có cách học và tốc độ
học không hoàn toàn giống nhau, do đó có sự phân hoá về trình độ và hứng thú học tập
của học sinh trong suốt quá trình dạy học.
Mọi năng lực cá nhân của học sinh đều có thể phát hiện và phát triển trong môi trường
giáo dục thích hợp.
Môi trường giáo dục thích hợp cho sự phát triển năng lực cá nhân của học sinh tiểu
học, trước hết là môi trường giáo dục toàn diện của nhà trường với sự định hướng đúng
đắn của chiến lược bồi dưỡng nhân tài xuyên suốt mọi cấp học.
Khả năng thực hiện giáo dục toàn diện ở tiểu học và nhu cầu dạy học các môn học
không bắt buộc ở tiểu học để phát triển năng lực cá nhân học sinh ngày càng tăng.
Nhờ thựcThank
hiện giáo dục toàn diện mà các năng
44TH1-114! lực cá nhân của học sinh có điều kiện
Covid2021-XH
bộc lộ và phát triển. Nhiều học sinh không thỏa mãn với mức độ và phạm vi của dạy học
nội khóa nên nhu cầu được bồi dưỡng để phát triển tài năng ở mọi lĩnh vực chuyên môn
cụ thể (Tiếng Việt, Toán, Nghệ thuật, Thể dục thể thao...) ngày càng trở nên cấp thiết.
Trong nhiều năm qua, ở số đông các trường tiểu học tuy chưa có điều kiện dạy đủ số
môn học nhưng vẫn phải chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt, Toán... vì vừa phải
đáp ứng nhu cầu phát triển của học sinh, vừa phải ứng phó với các kì thi trong đó có thi
học sinh giỏi.
Để phát hiện và phát triển các năng lực cá nhân của HS thì chương trình giáo dục phổ
thông thường phải có hai loại nội dung:
- Loại nội dung bắt buộc: Chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản, phổ thông cần
thiết cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của lớp người lao động mới, góp
phần vào đào tạo nguồn nhân lực của đất nước và là cơ sở để phát hiện và phát triển năng
lực cá nhân HS.
- Loại nội dung không bắt buộc với mọi HS do người học tự chọn để phát triển năng
lực cá nhân, gọi chung là nội dung dạy học tự chọn.
- Khả năng thực hiện giáo dục toàn diện ở tiểu học đang trở thành hiện thực và nhu
cầu dạy học tự chọn ở tiểu học ngày càng cấp thiết

17
Từ năm học 1996 – 1997 Bộ GD - ĐT đã chính thức triển khai dạy đủ số môn học,
khuyến khích tăng thời lượng dạy học để thực hiện giáo dục toàn diện ở tiểu học. Nhờ
Trang 18
dạy học đủ số môn học mà các năng lực cá nhân của học sinh có điều kiện bộc lộ và phát
triển. Ở những nơi có điều kiện, nhiều HS không thoả mãn với mức độ và phạm vi của nội
dung dạy học các môn học bắt buộc. Do tăng thời lượng dạy học, ngày càng nhiều các
trường tiểu học chuyển sang dạy học 2 buổi/ngày. Nhu cầu dạy học từ chọn để đáp ứng sự
phát triển và hứng thú học tập của HS ngày càng trở lên cấp thiết. Không ít các trường
tiểu học, các Phòng Giáo dục, các Sở Giáo dục - Đào tạo đã có nhiều sáng kiến và cố
gắng tổ chức dạy học tự chọn ở tiểu học, nhưng nguyện vọng chung của các cấp quản lí
giáo dục là sớm có những định hướng và chỉ đạo ở mức thích hợp của Bộ GD – ĐT, tạo
những điều kiện về chuyên môn và pháp lí để việc giáo dục tự chọn ở tiểu học ngày càng
có hiệu quả. Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục (nay là Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam) đã tổ chức nghiên cứu về dạy học tự chọn ở tiểu học liên tục từ năm 1996 đến
nay, nên bước đầu đã có những đóng góp nhất định.
2. Quan niệm về dạy học tự chọn ở tiểu học
- Tên gọi dạy học tự chọn xuất hiện lần đầu trong “Mục tiêu, kế hoạch giáo dục tiểu
học” do Bộ GD - ĐT ban hành ngày 14/10/1994. Văn bản trên đã ghi rõ:
+ “Các môn học ở tiểu học bao gồm các môn học bắt buộc và các món học tự chọn”.
+ Các mônThank 44TH1-114!
học tự chọn Covid2021-XH
gồm: “1. Tiếng nước ngoài; 2. Tin học; 3. Kinh tế gia đình; 4.
Nội dung năng cao của các món học bắt buộc”.
“Các trường có điều kiện dạy học nhiều hơn 6 buổi trong tuần lễ có thể tổ chức cho
HS tự chọn học thêm: Tiếng nước ngoài, Tin học, Kinh tế gia đình; Nội dụng năng cao
của các môn học Tiếng Việt, tiếng dân tộc, Toán, âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục – thể thao,
Khoa học v.v...”
- Khi ban hành chương trình tiểu học áp dụng thông nhất trong cả nước. Bộ GD - ĐT
tiếp tục khẳng định việc khuyến khích dạy học tự chọn từ lớp 3 đến lớp 5 ở tiểu học và
dạy học tự chọn là dạy học tự chọn không bắt buộc.
- Trong giai đoạn hiện nay, dạy học tự chọn chỉ nên thực hiện ở những lớp, những
trường tiểu học có các điều kiện tối thiểu như sau:
+ Học sinh đã được học đủ số món học bắt buộc (tức là đã đảm bảo được những yêu
cầu tối thiểu để thực hiện giáo dục toàn diện) và có một số hoặc toàn bộ học sinh tự
nguyện tham gia học tập tự chọn.
+ Thực hiện chương trình dạy học tự chọn do Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định, theo sự
chỉ đạo của cơ quan giáo dục địa phương.

18
Trang 19
+ Có đủ giáo viên (trong biên chế hoặc hợp đồng) với trình độ đào tạo thích hợp do
nhà trường tuyển chọn.
+ Có đủ tài liệu cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết để tổ chức dạy học ngoài thời gian
quy định cho các môn bắt buộc.
+ Có sự thoả thuận giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh về tổ chức và các
điều kiện dạy học tự chọn.
3. Các hình thức dạy học tự chọn
Trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) ban
hành ngày 5/5/2006 có hai hình thức dạy học tự chọn:
 Tự chọn bắt buộc: HS được giáo viên nhà trường hướng dẫn để căn cứ vào nhu cầu
năng lực, điều kiện cụ thể của bản thân mà lựa chọn học tập một (hoặc một số) môn học
(hoặc nội dung giáo dục) do nhà trường quy định và tạo điều kiện học tập theo chương
trình dạy học tự chọn bắt buộc nếu trong chương trình trong chương t giáo dục ở lớp
(hoặc ở cấp) học.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Ví dụ: Trong chương trình cấp Trung học cơ sở đã quy định, mỗi tuần lễ có 2 tiết dạy
học tự chọn và “Thời lượng dạy học tự chọn phải được sử dụng để dạy học một số chủ đề
tự chọn, tiếng dân tộc, tin học”.
 * Tự chọn không bắt buộc:
HS được giáo viên, nhà trường hướng dẫn để căn cứ vào nhu cầu, năng lực, điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể của bản thân mà lựa chọn hoặc không lựa chọn một (hoặc một số)
môn học (hoặc nội dung giáo dục) do nhà trường tổ chức dạy học theo phương thức tự
nguyện, phù hợp với các quy định của cấp quản lí giáo dục.
Ví dụ: Dạy học tự chọn ở tiểu học là dạy học tự chọn không bắt buộc về Chương trình
tiểu học do Bộ GD - ĐT ban hành ngày 9/11/2001 đã nêu như sau: “Đối với của trường
lớp đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về giáo viên, về cơ sở vật chất và thiết bị và được sự
thoả thuận của gia đình học sinh có thể tổ chức dạy học tiếng nước ngoài và tin học, tổ
chức bồi dưỡng năng lực học tập và hoạt động giáo dục theo chương trình dạy học tự
chọn (không bắt buộc) do Bộ GD-ĐT quy định”.
Chương trình cấp Tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục – Đào
tạo ban hành ngày 5/5/2006 lại nêu rõ: “Bắt đầu từ lớp ba, thời lượng tự chọn dùng để dạy
học các nội dung tự chọn và hai môn học tự chọn: Ngoại ngữ, Tin học, có thể hoặc không

19
thể chọn các nội dung và hai môn học trên. Các trường lớp dạy học hai buổi/ngày hoặc
nhiều hơn 5 buổi trên tuần và đã có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, được sự thoả
thuận của gia đình học sinh, có thể tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, nội dung tự chọn
của các môn học”.
Trang 20
4. Một số đề xuất về dạy học tự chọn (không bắt buộc) ở tiểu học
Theo quan niệm về thực tế triển khai dạy học tự chọn ở tiểu học (như đã nêu ở trên),
Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục đề xuất về dạy học tự (không bắt buộc) ở tiểu
học trong giai đoạn hiện nay như sau:
4.1. Mục tiêu dạy học tự chọn ở tiểu học
Dạy học tự chọn ở tiểu học nhằm giúp học sinh:
- Phát triển năng lực của cá nhân trong một số lĩnh vực học tập.
- Góp phần bồi dưỡng tài năng theo đặc điểm của cấp Tiểu học và của địa phương.
- Đạt được mục tiêu của giáo dục tiểu học.
4.2. Nguyên tắc chung của dạy học tự chọn ở tiểu học
- Chương trình dạy học tự chọn là sự phát triển theo chiều sâu của các kiến thức, kĩ năng
cơ bản trongThank
chương trình tiểu học hiện hànhCovid2021-XH
44TH1-114! ở các lớp 3, 4, 5 (trừ môn Tiếng Anh và
môn Tin học có chương trình độc lập).
- Tăng cường khả năng vận dụng, thực hành các kiến thức kĩ năng cơ bản đế giải quyết
các vấn đề kinh tế xã hội... gần gũi trong đời sống HS.
- Tài liệu dạy học tự chọn biên soạn theo chương trình dạy học tự chọn, được thẩm định
và ban hành theo quy định của Bộ GD - ĐT và do hiệu trưởng trường tiểu học lựa chọn...
Để tăng khả năng lựa chọn tài liệu học tập theo đặc điểm cá nhân, nên khuyến khích
có nhiều tài liệu của cùng một chương trình tự chọn.
- Phương pháp dạy học tự chọn phải phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo tư duy
phê phán, tinh thần tự học của HS.
- Phát huy thế mạnh truyền thống của địa phương trình độ giáo dục tiểu học của các quốc
gia phát triển trong khu vưc, trên thế giới.
4.3. Định hướng nội dung dạy học tự chọn ở tiểu học
- Môn Tiếng Việt và môn Toán:
+ Hỗ trợ các HS có hoàn cảnh khó khăn đạt chuẩn kiến đoạn các lớp 1, 2, 3 (tập trung ở
lớp 3) và của giai đoạn các lớp 4, 5

20
+ Phát triển các kiến thức, kĩ năng cơ bản theo chiều sâu và rộng, đạt trình độ giỏi của
quốc gia và quốc tế.

Trang 21
4.4. Kế hoạch dạy học tự chọn
- Thời lượng học tự chọn của mỗi HS tối đa là 4 tiết mỗi tuần và một HS có thể chọn tối
đa 2 hoặc 3 môn học (hoặc nội dung) tự chọn.
Ngay trong nội dung tự chọn của một môn học, học sinh có thể lựa chọn một chủ đề,
môđun... thích hợp ở từng lớp. Các trường hợp ngoại lệ do hiệu trưởng cho phép trên cơ
sở đề nghị của gia đình HS và giáo viên chủ nhiệm.
- Kế hoạch dạy học tự chọn trong chương trình dạy học tự chọn của từng môn học.
Ví dụ:

Môn học hoặc lĩnh vực học tập Số tiết học mỗi tuần lễ Tổng cộng (3 năm học)

Tiếng Việt Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5


Thank 44TH1-114!
Đạt chuẩn 2 2
Covid2021-XH
2 6 x 35 = 210 (tiết)
Nâng cao 2 2 2 6 x 35 = 210 (tiết)

- Hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng nhà trường, từng lớp, có thể lựa chọn
từ 2 đến nhiều môn học (hoặc lĩnh vực học tập) tự chọn.
(Đỗ Đình Hoan - Tài liệu tham khảo 3)
5. Dạy học tự chọn môn Tiếng Việt ở tiểu học
a. Dạy học tự chọn môn Tiếng Việt ở tiểu học là thực hiện chiến lược giáo dục phổ
thông theo định hướng phân hoá.
b. Cách tiếp cận chủ yếu để thực hiện dạy học tự chọn môn Tiếng Việt theo chiến lược
dạy học phân hoá ở tiểu học
Có nhiều cách tiếp cận để thực hiện dạy học phân hoá. Có thể tham khảo 3 cách tiếp
cận chủ yếu sau để lựa chọn cách tiếp cận cho vấn đề dạy học tự chọn môn Tiếng Việt ở
tiểu học

21
- Thực hiện phân hoá toàn diện, triệt để. Theo cách này, HS được phân hoá theo các
trường lớp khác nhau; đào tạo những mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học khác
nhau. Đầu ra có một chất lượng khác nhau về cả trình độ và bằng cấp.
- Thực hiện phân hoá trung gian: Cách phân hoá này dựa trên sự thống nhất mục tiêu dạy
học chung cho tất cả đối tượng HS, việc phân hoá chỉ diễn ra ở một phần của chương
trình. Sau khi đã học đủ phần nội dung cốt lõi, hạt nhân, HS được chọn môn học hoặc lĩnh
vực học tập mình ưa thích hoặc có sở trường để học chuyên sâu theo phân chương trình
và tài liệu riêng bên cạnh phần chương trình và tài liệu chung. Cách này tạo ra những
phương án dạy học khác nhau, nhưng sự khác biệt giữa các phương án không quá lớn.
Đầu ra không khác xa nhau về chất lượng chỉ có sự khác biệt thể hiện trên nhu cầu và sở
trường của HS.
Trang 22
- Thực hiện phân hoá bộ phận: Cách phân hoá này chỉ diễn ra ở cấp độ hoạt động dạy học.
HS học chung một chương trình và một tài liệu giáo khoa. Trên tài liệu chung đó, GV
bằng phương pháp dạy học tích cực, tạo cơ hội để cho các cá thể HS được học tập với
nhịp độ phát triển của cá nhân nhằm đạt hiệu quả học tập cao nhất. Đầu ra không khác xa
nhau về chất lượng, chỉ có sự khác biệt về học lực của HS.
Ở nước ta hiện nay, bậc Tiểu học là một bậc học phổ cập bắt buộc, vì vậy không thể
vận dụng cáchThank 44TH1-114!
tiếp cận thứ Covid2021-XH
nhất. Vả lại, chúng ta đang thực hiện bình đẳng trong giáo
dục, với ý nghĩa là mọi trẻ em đều được bình đẳng về cơ hội học tập. Như vậy, cách tiếp
cận thứ nhất sẽ phá vỡ ý nghĩa đó
Có thể thấy cách tiếp cận cần được lựa chọn để thực hiện dạy học phân hoá ở bậc Tiểu
học nói chung và ở môn Tiếng Việt trong bậc học này nói riêng là phối hợp cách tiếp cận
thứ hai và cách tiếp cận thứ ba.
c. Những vấn đề cần giải quyết để thực hiện dạy học tự chọn môn Tiếng Việt tiểu học
- Biên soạn chương trình môn học mang tính phân hoá. Trong những chương trình này có
chương trình bồi dưỡng năng lực đặc biệt về Tiếng Việt cho HS giỏi.
- Phát triển học liệu mang tính phân hoá.
Trên cơ sở chương trình hạt nhân của môn Tiếng Việt, Bộ GD - ĐT tổ chức biên soạn
sách giáo khoa Tiếng Việt, sách hướng dẫn GV tổ chức các hoạt động ở bậc Tiểu học và
dùng thiết bị dạy học kèm theo sách. Đây chính là phần bắt buộc để giáo dục mọi HS tiểu
học. Trên cơ sở những nội dung phân hoá, Bộ cũng chí đạo biên soạn các tài liệu học tập
và giảng dạy tự chọn tiếng Việt, trong đó có loại tài liệu tăng cường tiếng Việt để HS có
nhu cầu học tập cao về lĩnh vực này lựa chọn và học tập, có loại tài liệu dành cho việc bồi
dưỡng những HS giỏi. Kèm theo mỗi tài liệu nói trên có thể có những thiết bị dạy học (sổ

22
tay kiến thức, từ điển, bằng hình và bằng cát-sét, phần mềm dành cho việc học một số nội
dung cụ thể...) và có những tài liệu hướng dẫn GV dạy học theo mỗi tài liệu đó.
- Thực hiện dạy học phân hoá theo phương pháp tích cực.
HS khi tham gia chương trình học tập phân hoá về tiếng Việt đã có những kiến thức, kĩ
năng cơ bản khá chắc chắn thuộc môn học này. Do đó, việc dạy học phải tuân thủ quan
điểm tích cực hoá người học, nghĩa là phải triệt để sử dụng những kiến thức, Kĩ năng các
em đã có khi học chương trình cơ bản để dạy học chương trình phân hoa. Phải làm sao
cho việc học của HS ở chương trình phân hoá là việc học tập tiếp tục
Trang 23
chương trình cơ bản theo hướng tăng cường và chuyên sâu. Khi dạy chương trình và tài
liệu phân hoá, GV cần tổ chức cho HS hoạt động để tự chiếm lĩnh kiến thức và hình
thành, phát triển các kĩ năng về tiếng Việt. Các hoạt động: tìm tới và phát hiện kiến thức,
phân tích và lí giải để thấy được mối quan hệ giữa các kiến thức, giữa kiến thức và kỹ
năng, thực hành đọc, viết, nghe, nói trong các tình huống giao tiếp cụ thể và đi dung giải
quyết vấn đề đặt ra trong việc sử dụng tiếng Việt vào mục đích giao tiếp hữu ích cho đời
sống của HS được gọi là những lựa chọn chính. Hình thức tổ chức cho HS làm việc cá
nhân và học tập hợp tác theo nhóm nhỏ cần được coi trọng và sử dụng thường xuyên
trong dạy học.Thank
Việc phối44TH1-114!
hợp tính giá kết quảCovid2021-XH
học tập của GV và tư chính giá của HS
cũng được coi là một trong những biểu hiện cơ bản của phương pháp chạy học nhằm tích
cực hoá hoạt đông người học khi dạy học phân hoá ở món Tiếng Việt. Trong hoạt động
đánh giá kết quả học tập phần hoá, cần thực hiện phối hợp các công cụ đánh giá trác
nghiệm khách quan và tự luận để đánh gi chính xác và (xin diện những kết quả học tập
tiếng Việt HS đạt được và có đủ thông tin phản hồi về quá trình dạy học. Qua những
thông tin phản hồi từ phía HS, các nhà quản lí chuyển môn có cơ sở để điều chỉnh nội
dung, phương pháp và học liệu dạy học.
- Thực hiện cơ chế đảm bảo chất lượng dạy học phân hoá.
Để đảm bảo chất lượng dạy học phần hoi ở một món học, cần có những điều kiện sau:
người học theo mỗi phần chương trình phân hóa phải đúng đối tượng nổi dung, phương
pháp dạy học phải được kiểm định theo tiêu chuẩn chất lượng kết quả học tập của HS
phải được đánh giá cả quá trình và đầu ra theo chuẩn
(Nguyền Thị Hạnh – Tài liệu tham khảo)
Thông tin 4: Quan niệm về "Bài tập tiếng Việt"

23
Trong nghĩa bao quát nhất, phương pháp chính là “ ý thức về hình thức của sự tự vận
động bên trong của chính nội dung" (Hêghen). Việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng
Việt chính là việc ngày càng tìm ra cách đi vào bản chất của quá trình dạy học tiếng Việt,
tìm ra những quy luật chi phối sự vận động của quá trình này. Như Vay phương pháp dạy
học tiếng Việt chỉ có hiệu quả khi nó phản ánh đúng đặc trưng của quá trình dạy học tiếng
Việt. Gần đây, nhiều tác giả đã thống nhất rằng mục đích của dạy tiếng không phải là
cung cấp cho học sinh những tri thức lí thuyết ngôn ngữ một cách bị đồng (những quy
luật về kết cấu của nội bộ ngôn ngữ âm vị, từ, câu…) Trong quá trình dạy tiếng có cung
cấp những tri thức này nhưng đó không phải là mục đích cuối cùng. Mục đích cuối cùng
là hình thành ở học sinh những kĩ năng hoạt động giao tiếp ngôn ngữ - người học sử dụng
được ngôn ngữ như một ngôn ngữ thông tin giao tiếp. Những thành tựu về lí thuyết hoạt
động lời nói chỉ cho phép nút ra kết luận:
đơn vị của việc dạy và học tiếng là các hành động lời nói chứ không phải là các đơn vị
ngôn ngữ đã trừu tượng hóa. Hành động nói năng tạo ra đặc trung của quá trình dạy và
học tiếng. Muốn tối ưu hóa quá trình dạy học tiếng Việt phải tối ưu hóa hoat động nói
năng của học sinh. Ở trường tiểu học, dạy tiếng Việt là tổ chức hoạt đông lời nói. Đối với
học sinh, có thể xem việc giải bài tập tiếng Việt là hình thức chủ yếu của hoạt động tiếng
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Việt. Các bài tập tiếng Việt là một phương tiện vật có hiệu quả và không thể thay thế
được trong việc giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ, phát triển tư duy .Hoạt động giải bài
tập tiếng Việt là điều kiện để thực hiện tốt các mục đích dạy học tiếng Việt. Vì vậy, tổ
chức thực hiện có hiệu quả các bài tập tiếng Việt có vai trò quyết định đối với chất lượng
dạy học tiếng Việt.
Điều làm cho phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ có sự phát triển về chất là sự ra đời
của lí thuyết hoạt động lời nói, ở đó người ta quan niệm về sự hình thành, phát triển ngôn
ngữ như là hình thành phát triển một hoạt động. Hệ quả kéo theo là việc dạy tiếng không
phải cung cấp một kho trí thức thụ động về ngôn ngữ. Muốn hình thành, phát triển hành
động nói năng phải thông qua một hệ thống bài tập. Quan điểm hoạt động khi nói chẽ đưa
hệ thống bài tập dạy tiếng lên hàng ưu tiên. Bản thân hoạt động nói năng (đưa người học
vào một hoạt đông nói năng có tính chất tâm lí hiện thic) đi bao hàm tính chức thực hành.
Hệ thống bài tập cần được xây dựng sao cho có khả năng giúp học sinh thực hiện đến
mức thành thục các thao tác nói năng. Nó phải phản ánh được một cách hao quát cơ chế
lĩnh hội và sản sinh lời nói.
(Lê Phương Nga - Phang pháp dạy học tiếng Việt 1 – NXB ĐHSP, 2005)
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG I
1. Phum Minh Học. Gia chục Việt Nam trước ngưỡng của thế kỉ XI. NXB Chính trị Quốc
gia, 2001, tr. 287 – 290
2 Đỗ Đỉnh Hoan. Một số vấn đề cơ bản của Chương trình tiểu học mới, Giáo dục, 2002.
NXB
3. Đỗ Đình Hoan. Bảo của thự thảo xây dựng chương trình dạy học tự chọn ở tiểu học
Ngày 4/1/2007.
4. Nguyễn Thị Hạnh Về dạy học tự chọn môn Tiếng Việt ở tiểu học. TCGD, số 12/20
5. Lê Phương Nga Chương VII – Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt – Phương pháp
dạy
học Tiếng Việt tập 2. Giáo trình đào tạo GVTH hệ CĐSP và SP 12+2 NXBGD), 2001.

Trang 25
6. Lê Phương Nga (Chủ biên), Lê A, Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Tháo. Giáo trình Phương
Thank
pháp chạy học. 44TH1-114!
Việt 1, NXB Đại học Sư phạm,Covid2021-XH
2009.
7. Lê Phuong Nga. Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt 2. NXB Đại bá Sư pham,
2009.

CHƯƠNG II
BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP
VÀ VỐN SỐNG CHO HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT
Trước khi đi vào bàn về việc bồi dưỡng hứng thú học tập tiếng Việt và bối dưỡng vốn
sống cho học sinh giỏi, chúng ta cần phải xác định các đối tượng học sinh được bồi
dưỡng tức là chúng ta cần phải phát hiện học sinh giỏi tiếng Việt. Thực ra cách gọi "học
sinh giỏi tiếng Việt là cách nói để gọi những học sinh có năng khiếu và hứng thú với tiếng
Việt
1. Phát hiện những học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu tiếng Việt Chương
trình tiếng Việt không có môn Văn nhưng vẫn hưởng đến hình thành năng lực văn. Mục

25
đích này được thực hiện tích hợp qua dạy tiếng mẹ đẻ (tiếng Viêt), vì vậy ở tiểu học, nói
giỏi môn Tiếng Việt cũng có nghĩa là có năng lực tiếng Việt và văn học.
Để phát hiện những học sinh có hứng thú và năng khiếu môn Tiếng Việt. cần trả lời
được câu hỏi thế nào là học sinh có năng khiếu tiếng Việt Thuật ngữ năng khiếu" được
dùng ở đây không định chỉ một khả năng gì đặc biệt, mà nhằm chỉ đặc điểm của một số
HS có thiên hướng và năng lực hơn các em khác về một lĩnh vực nào đó. Những học sinh
có năng khiếu tiếng Việt có những biểu hiện sau:
- Các em có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngón tử, các em yêu
thích thơ ca, ham mê đọc sách báo, thích nghe kể chuyện. Có những em có ước mơ trở
thành nhà vẫn còn nói chung, biểu hiện có hứng thú và năng khiếu tiếng Việt ở phần lớn
các em là thích thủ quan sát, quan tâm đến mọi người và mọi vật ở xung quanh, không hồ
hững trước vẻ đẹp của ngôn từ văn chương, thích đọc, ghi nhớ và ghi chép những câu
văn, thơ hay.
- Các em có những phẩm chất tư duy cần cho sự phát triển năng lực tiếng Việt và văn
học. Đây là những phẩm chất tư duy có tính thống nhất nhưng không đồng nhất, tư duy
phân loại, phân tích, trừu tượng hoá, khái quát hoá... rất cần có để học tốt tiếng Việt và tư
Thank
duy hình tượng, cụ thể rất44TH1-114!
cần để học giỏi văn.Covid2021-XH
Năng lực tư duy tiếng Việt và văn học thể hiện ở năng lực quan sát, nhận xét ngôn
ngữ của mọi người và ngôn ngữ của chính mình. Khả năng này xuất hiện từ rất sớm, có
những em bé ngay từ những ngày đầu tiên đến trường đã có những nhận xét về ngôn ngữ.
"Người ta nói mặc áo mà không nói mặc tất, mẹ nhỉ?"; "Nói ăn cơm và là sai phải không
mẹ?", "Cô con hay nói "coi như là "Bạn Hùng không nói châu ăn no rồi mà nói cháu ăn lo
rồi mẹ ạ”, “Mẹ đừng nói giọng như thế (lên giọng gắt, mắng), con không thích đâu”. Ở
lớp Một, một số em đã phát hiện ra âm a ngắn, ơ ngắn khi nhận xét: "Đáng lẽ sách phải
viết ău, ăi, ớ (ơ có dấu á ở trên) -nờ thì mới đúng là ân". Nhiều em đã biết sử dụng hàm
ngôn... Bên cạnh khả năng quan sát ngôn ngữ, những HS có năng khiếu về môn Tiếng
Việt còn biết quan sát thực tế, biết liên tưởng, tưởng tượng, biết tư duy nghệ thuật - cụ
thể, giàu cảm xúc. Có những em ngay từ lứa tuổi mẫu giáo khi nhìn trăng bị mây che đã
nói: "Trăng đắp chăn"; còn trăng trong thơ của cậu bé Trần Đăng Khoa thì "Trăng tròn
như mắt cá / Không bao giờ chớp mi".
Có khả năng tư duy nghệ thuật cũng có nghĩa là biết tiếp nhận văn chương theo cách
riêng của nó, khác với lôgic thông tục của đời thường. Đó là khả năng nghe được, đọc
được những gì ẩn dưới những chuỗi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ. Ví dụ, những em
26
học sinh có năng lực tư duy nghệ thuật khi đọc hai câu thơ: “Con xót lòng mẹ hái trái
bưởi đào / Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế" (Mẹ - Bằng Việt) sẽ hiểu được rằng hai
câu thơ này đã nói một cách vừa hình ảnh, cụ thể, vừa khái quát một điều: Mẹ lúc nào
cũng sẵn sàng chăm sóc con, lo lắng cho con, sẵn sàng làm tất cả những gì mà con cần.
Trong khi đó, một số em học sinh khác không có khả năng tư duy nghệ thuật, chỉ biết
hiểu "thật thà", theo lối đời thường, không hiểu nội dung hai câu thơ này lại thắc mắc: Tại
sao xót lòng, mẹ lại cho ăn bưởi? Như thế thì mẹ chỉ làm cho con xót lòng thêm.
Từ đó chúng ta hiểu rằng biết tư duy nghệ thuật nghĩa là có khả năng tiếp nhận vẻ
đẹp của ngôn từ, cách nói của văn chương, phát hiện được tín hiệu nghệ thuật của ngôn từ
và đánh giá được chúng trong việc biểu đạt nội dung.
Năng lực tiếng Việt còn được thể hiện rõ ở khả năng sử dụng ngôn ngữ. Trước hết
đó là khả năng sử dụng từ. Trong nói, viết, những học sinh giỏi tiếng Việt thường sử dụng
nhiều tính từ, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình, sử dụng những câu có nhiều thành phần
phụ như định ngữ, bổ ngữ. Câu văn của các em sáng sủa, rõ ý. Các em ít viết những câu
khô khan, không có cảm xúc, tức là những câu chỉ có nghĩa sự vật, mà thường viết những
câu văn giàu cảm xúc, bộc lộ được sự đánh giá, tình cảm của mình với hiện thực được nói
tới, những câu văn có nghĩa liên cá nhân và nhiều khi còn có cả cức năng thẩm mĩ.
Chúng ta thử so sánh hai cách diễn đạt của 1 học sinh trung bình và một học sinh khá
tiếng Việt.
Thank
- Chúng em đã đến thăm44TH1-114! Covid2021-XH
Quảng trường Ba Đình, Quảng trường này rất có ý nghĩa vì tại
đây Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn Độc lập. Cũng vì thế, lăng Bác được dựng ở đây.
– Thế là chúng em đã được đến Quảng trường Ba Đình lịch sử. Nơi đây Bác Hồ đã
đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam. Cũng chính nơi đây, toàn dân ta đã
chung sức xây lên nơi an nghỉ cuối cùng của Người.
Bài viết trung bình chỉ nêu sự kiện, thuyết phục trí tuệ. Đoạn viết khá thì không chỉ
nêu sự kiện mà còn bộc lộ thái độ, sự bình giá, cảm xúc của người viết. Vì vậy, nó không
chỉ tác động vào lí trí mà còn tác động vào tình cảm của người đọc.
Tóm lại, có những biểu hiện khá rõ ở học sinh có năng khiếu tiếng Việt - văn học:
say mê đọc sách, thích quan sát cuộc sống, nhạy bén với ngôn từ nghệ thuật, biết tiếp
nhận hình tượng và phần nào biết sử dụng lớp ngôn từ và cách diễn đạt thuộc phong cách
văn chương. Những định hướng để xác định năng lực tiếng Việt - văn học cho ta thấy khả
năng này xuất hiện ở trẻ em rất sớm. Vậy cần đặt vấn đề phải phát hiện những học sinh có
năng khiếu tiếng Việt từ lúc nào? Và kèm theo đó là nên tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi
tiếng Việt từ lớp nào? Trên thực tế, có nhiều trường khi chuẩn bị thi học sinh giỏi mới tập
trung một số buổi để ôn luyện, nhiều trường bắt đầu bồi dưỡng từ lớp 4, có trường bắt đầu
bởi dưỡng từ lớp 2. Có thể nói, việc bồi dưỡng học sinh giỏi càng bắt đầu sớm bao nhiều
càng có hiệu quả bấy nhiêu, nhưng trong điều kiện hiện nay, theo định hướng dạy học tự

27
chọn sẽ bắt đầu từ lớp 3, việc bồi dưỡng HS giỏi Tiếng Việt cũng bắt đầu từ lớp 3, việc
bồi dưỡng HS giỏi TV cũng bắt đầu từ lớp 3.
Để phát hiện những học sinh có năng khiếu tiếng Việt – văn học Lần có sự điều tra
bằng các phép đo nhằm khảo sát, tìm hiểu về hứng thú, khả năng tư duy và ngôn ngữ của
các em. Khi học sinh đi học, người giáo viên có nhiệm vụ theo dõi để nắm quá trình học
tập của học sinh, phát hiện những biểu hiện đáng chú ý về năng lực tiếng Việt - văn học
của các em, tìm hiểu hứng thú của các em qua số lượng, nội dung sách các em đọc... Để
tìm hiểu, thử thách năng lực tiếng Việt và văn học của học sinh, nên đưa ra những bài tập
luyện từ và câu cho các em làm, đưa những tác phẩm văn thơ cho các em đọc. Giáo viên
cần xác định các em đã giải bài tập ra sao, các em đã tiếp nhận tác phẩm như thế nào.
Những phản ứng cụ thể của các em đối với từng bài tập, từng tác phẩm văn học sẽ giúp
giáo viên sớm phát hiện năng lực của chúng. Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày
miệng một vấn đề hoặc viết đoạn văn để xác định vốn sống, vốn văn học của các em như
thế nào, các em có cảm xúc ra sao, vốn từ có phong phú không, sử dụng từ có chính xác
không, đặt câu, viết đoạn, bài như thế nào.
Những nội dung tìm hiểu này cần được lập thành phiếu điều tra cho từng em Phiếu điều
tra thường có các nội dung cụ thể sau:
- Hoàn cảnh gia đình và bản thân học sinh: nơi sống, quan hệ trong gia đình, nghề
nghiệp của bố mẹ, mức sống chung của gia đình. Học sinh: sức khỏe học tập, lao động,
vốn sống, vốnThank
đọc, hứng 44TH1-114!
thú như thế nào. Covid2021-XH
- Bài tập luyện từ và câu, kiểm tra từ, kiểm tra các kiến thức kĩ năng về câu
- Đề bài yêu cầu học sinh viết đoạn văn ngắn miêu tả hay kể chuyện để kiểm tra khả
năng tưởng tượng, cảm xúc và năng lực diễn đạt của các em.
Khi lập phiếu điều tra cần chọn những bài tập ngoài chương trình. Nếu sử dụng các
bài tập trong sách bài tập nâng cao cũng cần có sự điều chỉnh để tính khách quan của phép
đo được bảo đảm.
2. Bồi dưỡng hứng thú học tập tiếng Việt cho học sinh
Hứng thủ có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người
ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M. Gorki từng nói: "Thiên tài nảy nở từ
tình yêu đối với công việc”. Vì vậy, bồi dưỡng hứng thú học tập rất quan trọng. Hứng thủ
không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị
mất đi.
Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho HS ý thức được lợi ích
của việc học để tạo động cơ học tập. Ngay từ những ngày HS mới đến trường, chúng ta
cần làm cho các em nhận thức về lợi ích của việc học một cách tích cực và thiết thực với
các em: "Con mà biết chữ thì thật là thú vị. Cô có thể viết cho con lời nhắn, con có thể

28
đọc truyện...", "Con làm được một đồ chơi đẹp, vẽ được một bức tranh đẹp, làm thế nào
để mẹ và cô biết là của con. Hãy học để viết tên lên đồ chơi và tranh nhé!", "Và đây là căn
nhà đẩy đồ chơi. Chìa khóa để mở có ghi một chữ, ai biết đọc sẽ mở được ngay", "Còn
đây là một vương quốc thật dễ kì dành cho những người biết đọc, biết viết"...
Với mỗi bài học cụ thể, giáo viên cần giúp cho học sinh nhận ra tính lợi íc của một
nội dung nào đó. Chẳng hạn, sự cần thiết của dấu phẩy sẽ được làm rõ khi chỉ ra sự khác
nhau về nghĩa của hai câu: "Đêm hôm, qua cầu gãy" và "Đêm hôm qua, cầu gãy". Tính
lợi ích của một nội dung dạy học cũng được thể hiện rõ khi chúng ta đặt ra sự đối lập giữa
"có nó" và "không có nó", ví dụ: Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta không có chữ viết?
Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta không có những từ đồng nghĩa, không có câu ghép?...
Chẳng hạn, để thấy rõ lợi ích của phép thế đồng nghĩa, sách giáo khoa đã đưa ra hai đoạn
văn: một đoạn bị lặp từ vì chỉ dùng Hưng Đạo Vương để gọi Trần Hưng Đạo.

Trang 29
“Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư
sinh họ Trương thấy Hưng Đạo Vương luôn điểm tĩnh. Không điều gì khiến Hưng Đạo
Vương có thể rối trí. Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm
nên chiến thắng là phải có kết lòng người. Chuyến này Hưng Đạo Vương lai kinh cùng
nhà vua dự Hội Hồng. Từ đấy, HưngCovid2021-XH
nghị Diên44TH1-114!
Thank Đạo Vương sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào
chốn gian nguy, trước vận nước ngắn cần treo sợi tóc mà Hưng Đạo Vương vẫn bình
thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.”
Đặt trong thể đối lập với một đoạn văn đã dùng các cách gọi rất khác nhau để nói
về Trần Hưng Đạo khiến cho đoạn văn này không những không bị lặp từ mà còn tăng
thêm nội dung thông báo:
“Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ
Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí.
Vị chủ tưởng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là
phải cố kết lòng người. Chuyển này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị
Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước
ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.”
(Theo Lê Vân - Tiếng Việt 5, Tập 2, trang 76)
Không có con đường nào khác để làm nảy sinh và duy trì hứng thú của học sinh
với tiếng Việt và văn học ngoài cách giúp các em thấy được sự thú vị, vẻ đẹp và khả năng
kì diệu của chính đối tượng học tập – tiếng Việt, văn chương.
Từng giờ, từng phút trong giờ tiếng Việt, người giáo viên đều hướng đến hình
thành và duy trì hứng thú cho học sinh. Đó có thể là một lời vào bài hấp dẫn cho giờ tập

29
đọc: “Đây là một con chim sẻ rất nhỏ bé. Thế nhưng nhà văn Tuốc-ghê-nhép đã kính cẩn
nghiêng mình thán phục trước nó, vì sao vậy? Chúng ta hãy cùng nhau đọc bài Con sẻ để
trả lời câu hỏi này”. đó có thể là việc lựa chọn ngữ liệu thú vị cho giờ Luyện từ và câu:
Dạy đồng âm mà chọn những câu “Hổ mang bỏ vào rừng”, “Con ngựa đá đá con ngựa đã,
con ngựa đã không đã con ngựa”, “Hoa mua ở bên đường”, “Con ruổi đậu mâm xôi đậu”
chắc chắn thú vị hơn chọn hai câu “Em thích ăn xôi đậu”, “Con chim đậu trên cảnh”. Bài
tập về từ loại mà chọn các từ đa từ loại chứa hiện tượng chuyển loại của từ tiếng Việt như
“hay”, “kén”, “cân”... chắc chắn là thú vị hơn chọn các từ “học tập”, “nhà cửa”.
Hứng thú của học sinh cũng được khơi dậy từ việc chỉ ra vẻ đẹp của một từ, cái
hay của một tình tiết truyện, chẳng hạn: Tiếng hót của chim chiến chiến không phải “ríu
rít”, “thánh thót” mà “ngọt ngào”, “long lanh”, “chan chứa” thì mới gây ấn tượng. Hoa
sầu riêng nở “tim ngất” chứ không phải chỉ “tím ngắt”
Trang 30
hay “ngan ngát”. Như thế thì mới có cả màu hoa, hương hoa chỉ trong một từ. Tinh tiết
người mẹ cho hồ nước đôi mắt của mình để tìm đường đến chỗ Thần Chết đòi trả lại con
trong chuyện Người mẹ của An-đéc-xen đến nay còn lay động tâm can biết bao người...
Ngay cả những vấn đề lí thuyết ngữ pháp khô khan cũng đều có thể gây hứng thú
cho HS nếu chúng ta biết khai thác những đặc điểm thú vị của tiếng Việt, chẳng hạn đó là
giữa kiểu nghĩa
mối quan hệ Thank và cấu tạo từ, giáCovid2021-XH
44TH1-114! trị gợi tả gợi cảm của lớp từ lây, quy luật
chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa khả năng tạo những “định danh nghệ thuật”, “đồng nghĩa
kép” của hiện tượng đồng nghĩa, sự bất ngờ thú vị của hiện tượng đồng âm v.v...
Ví dụ để thấy được tính đa dạng của nghĩa từ láy, giáo viên có thể cho học sinh tạo
ra các từ lây từ tiếng “nhỏ”, tiếng “xấu” và yêu cầu các em xem xét về nghĩa của “nho
nhỏ”, “nhỏ nhắn”, “nhỏ nhen” có gì khác nhau, nghĩa của “xấu xa”, “xấu xí” có gì khác
nhau.
Những kiến thức ngữ pháp nên được xem xét dưới góc độ của người sử dụng ngôn
ngữ sẽ gây được hứng thủ. Ví dụ, dạy bài “Danh từ riêng” có thể bắt đầu bằng cách nhận
xét về cách đặt tên của người Việt. Khi dạy “Đại từ nhân xưng”, có thể cho học sinh nhận
xét về văn hoá của người Việt trong cách xưng hô. Học sinh chưa hiểu hết được sự tế nhị
trong cách xưng hô của người Việt và không phải em nào cũng biết xưng hô với bạn bè,
cha mẹ, người thân một cách có văn hoá nên phát hiện này đối với các em cũng là điều
thú vị...
Không có cách gì tạo ra hứng thú với tiếng mẹ đẻ và văn chương ngoài con đường
cho trẻ tiếp xúc trực tiếp, càng nhiều càng tốt với những tác phẩm văn chương, những
mẫu hình sử dụng ngôn ngữ mẫu mực vì “Không làm thân với văn thơ thì không nghe
thấy được tiếng lòng chân thật của nó”. (Lê Trí Viễn).

30
Hứng thủ với tiếng Việt - văn chương còn được tạo ra bằng cách sử dụng các thông
tin bên lề giờ học (Ví dụ: Dạy bài Hạt gạo làng ta, giáo viên sẽ kể cho học sinh nghe một
vài giai thoại về thi sĩ thần đồng Trần Đăng Khoa) và những hoạt động ngoài giờ lên lớp
(kể cho các em nghe về cuộc đời riêng của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, và nếu có thể
cho các em gặp gỡ các tác giả, tổ chức những cuộc nói chuyện thơ văn cũng như các hình
thức ngoại khoá tiếng Việt khác…).
Ngoài việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học - bản thân đối tượng
tiếng Việt, hứng thú của HS còn được hình thành và phát triển nhờ các thủ pháp dạy học,
hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức dạy
học dưới dạng các trò thị đồ, các trò chơi
Trang 31
Bên cạnh đó việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và
trò, giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học háp dân
cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ lao ra sự hứng thú cho cả
thầy và trò. Bởi vì, học là hạnh phúc không chỉ vì những ởi ích mà nó mang lại, mà hạnh
phúc còn nằm ngay trong chính sự học. Cần hiểu điều này như hiểu câu nói của Mác:
“Hạnh phúc là đấu tranh” không chỉ bởi những thành quả đấu tranh mang lại mà còn bởi
chính trong đấu tranh có hạnh phúc. Chính vì vậy, bên cạnh việc giáo dục tính mục đích,
tính kỉ luật, ý thức về trách nhiệm v.v... cho học sinh, chúng ta phải tổ chức cuộc sống ở
trường thật hấpThank 44TH1-114!
dẫn, tạo niềm Covid2021-XH
vui, phải phần đấu sao cho “Mỗi ngày các em đến trường là
một ngày vui”. Mỗi HS mong muốn và phải là người được hạnh phúc ngay ngày hôm
nay, còn chúng ta sẽ là người kém cỏi nếu mỗi giây phút tiếp xúc với chúng ta, các em
không được vui sướng, hạnh phúc. Bởi vậy, chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu HS
muốn việc học diễn ra như thế nào, cái gì làm các em thích, cái gì làm các em không thích
để có thể tổ chức quá trình dạy học như các em mong đợi.
Để tạo hứng thú cho học sinh, người giáo viên tiểu học cần biết tổ chức quá trình
dạy học theo một chiến lược lạc quan: chú trọng vào mặt thành công của trẻ. Chúng ta cần
tập cho mình có một cách nhìn: học sinh tiểu học em nào cũng ngoan, em nào cũng giỏi,
em nào cũng cố gắng. Chỉ có em này ngoan, giỏi, cố gắng nhiều hơn, em kia ngoan, giỏi,
cố gắng ít hơn mà thôi. Giáo viên tiểu học phải có một phẩm chất đặc biệt, biết cách cư
xử đặc biệt với học sinh. Đó là thái độ năng đỡ, khích lệ, thông cảm, chú trọng vào mặt
thành công của các em. Đó là khả năng biết tự kiềm chế, khả năng đồng cảm với học sinh,
khả năng làm việc kiên trì tỉ mỉ. Đó là khả năng biết tổ chức quá trình dạy học một cách
nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng cho học sinh. Chúng ta phải có sự hiểu biết về
học sinh, hình dung thấy hết những khó khăn mà các em gặp phải trong học tập để bình
tĩnh trước những sai sót của các em và có biện pháp phòng ngừa
Chú trọng vào mặt thành công, chúng ta phải đề cao tính sáng tạo của học sinh.
Cần phải biết tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng, cần phải tôn trọng những sáng tạo của học sinh,

31
dù rất nhỏ. Đứng tỏ ra rằng thấy luôn luôn đúng, chỉ có thấy là người năm chân II. Thầy
giáo cũng cần làm cho học sinh hiểu rằng thầy cũng có thể sai lầm và cần được các em
giúp đỡ. Lúc này lỗi của thầy sẽ kéo theo sự chuyển động tư duy của học sinh. Các em sẽ
sung sướng vì được làm người đầu tiên tìm ra chân II. Việc chú trọng vào mặt thành công
của trẻ đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các

Trang 32
Nhiệm vụ dạy học sao cho đảm bảo để các em có những thành công chắc chắn đầu tiên
chứ không phải là những thất bại cay đắng đầu tiên.
Điều cuối cùng chúng ta cần chú ý là cách kiểm tra đánh giá. Việc đòi hỏi dạy học phải
nghiêm khắc và đặt ra yêu cầu cao với học sinh không có nghĩa là cho phép chúng ta khắt
khe trong đánh giá và chặt chẽ khi cho điểm. Một trong những nguyên nhân khiến học
sinh không thích học Tiếng Việt bằng toán học là do cách cho điểm của chúng ta. Đọc,
viết như thế nào, giáo viên cũng có thể tìm ra chỗ “ có thể chê được”. Còn về điểm số thì
các em dễ dàng cố gắng để được điểm 9, điểm 10 toán hơn, còn đọc, viết được điểm 8 là
tốt quá rồi(!). Chúng ta cần phải tự đặt ra câu hỏi: “ Ta có thể đặt ra yêu cầu gì với học
sinh tiểu học để đánh giá cho điểm hợp lý đặng khuyến khích , kích thích học sinh học tốt
hơn?. Đạt được thành công trong học tập sẽ tạo ra hứng thú và niềm say mê trong học tập
ở học sinh. Chỉ có thành công, niềm tự hào về thành công, cảm giác xúc động khi thành
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
công mới là nguồn gốc thực sự của ham muốn học hỏi.

3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh


Hiện nay, trong trường học chúng ta dạy tập làm văn nói chung và bồi dưỡng tập làm văn
cho học sinh giỏi nói riêng thường thiên về các kĩ thuật làm bài mà không cung cấp chất
liệu sống, cái tạo nên nội dung bài viết. Thường giáo viên ra một đề tài và hướng dẫn kĩ
thuật làm bài. Còn học sinh gắng đọc nhiều bài văn mẫu, xào xáo lại, thậm trí còn có em
bê y nguyên bài văn mẫu của người khác vào bài làm của mình. Em nào xào xáo khéo,
nghĩa là không “ Râu ông nọ cắm cằm bà kia” thì được xem là viết văn khá, nghĩa là giỏi
chép văn. Khi thấy một em học sinh ngồi trước đề văn tầm 15-20 phút chưa viết được,
thầy cô giáo thường cho rằng các em không nắm vũng lí thuyết viết thể văn nọ, thể văn
kia mà không hiểu rằng các em không có hứng thú viết vì đã không tạo được quan hệ thiết
thân giữa bản thân và đề tài- đối tượng của miêu tả, kể,…, nghĩa là các em không có nội
dung, không có gì để nói, để viết về cái đó. Nguyên nhân không có gì đê viết là do học
sinh thiếu hụt vốn sống, vốn cảm xúc. Cũng như vậy, có rất nhiều bài tập tiếng Việt học
sinh không làm được vì thiếu vốn sống. Ví dụ nhiều học sinh không điền được bộ phận
chỉ “ Ai” vào chỗ trống: “…là thành phố hoa phượng đỏ”vì các em không biết thành phố
nào là thành phố hoa phượng đỏ.

32
Chính vì vậy phải đặt vấn đề bồi dưỡng vốn sống cho học sinh. Trước hết đó là vốn sống
trực tiếp: giáo viên cho các em quan sát, trải nhiệm những gì sẽ phải nói, viết. Ví dụ,
chúng ta hướng dẫn các em quan sát con đường từ nhà tới trường
Trang 33
trước khi yêu cầu tả nó, tổ chức cho các em tham quan một danh lam thắng cảnh của địa
phương trước khi yêu cầu các em giới thiệu về một cảnh đẹp của địa phương mình. Tất
nhiên chúng ta cần làm cho vốn sống thực này không cản trở trí tưởng tượng phong phú
của học sinh. Nhưng trí tưởng tượng dù bay bổng đến đâu vẫn phải có cơ sở, bắt nguồn từ
đời sống thực. Một em học sinh ở vùng rừng núi xa xôi chưa từng thấy một chiếc cặp
không thể tả đúng chiếc cặp và có cảm xúc với nó; cũng như không thể tả “ cây chuối
đang trổ buồng”, “cây bàng đang thay lá” khi chưa hề nhìn thấy chúng lần nào. Các em
cũng không thể gây xúc động cho ai khi phải tả “con lợn nhà em” trong khi nhà chưa bao
giờ nuôi lợn. Cần tổ chức tốt quá trình quan sát, tham quan thực tế của học sinh. Khi các
em tham quan, thầy giáo cần đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy
suy nghĩ trong các em. Sau khi các em đã quan sát, làm quen với đối tượng cần phải viết
những bài cụ thể về những gì đã quan sát được.

Bên cạnh việcThank 44TH1-114!


tổ chức cho HS tham quan, cầnCovid2021-XH
tổ chức những buổi ngoại khóa tiếng Việt -
văn học, nghe nói chuyện về các nhà văn, nhà thơ, các anh hùng, các chiến sĩ cách mạng,
về những người có công với nước, về những gương người tốt, việc tốt. Ngoài ra chúng ta
còn cần tổ chức các cuộc thi ngâm thơ, nói chuyện thơ, thi đọc diễn cảm, thi kể chuyện,
sưu tầm văn học dân gian., tổ chức thảo luận về các tác phẩm đã đọc, thi các trò chơi
tiếng Việt, hái hoa văn hoa học v.v...

Vốn sống cũng được bồi dưỡng một cách gián tiếp qua sách vở bởi vì rất nhiều kinh
nghiệm của đời sống, những thành tựu văn học, khoa học, tư tưởng tình cảm của các thế
hệ trước và của cả những người đương thời đã được ghi lại trong sách vở và gần đây có cả
những thông tin trên mạng. Nếu không chịu đọc thì học sinh không thể tiếp thụ nền văn
minh của loài người. Nhờ đọc nhiều, các em được tăng khả năng tiếp nhận lên nhiều lần.
Từ đây các em biết tìm hiểu , đánh giá cuộc sống, nhận thức các mốiquan hệ tự nhiên, xã
hội, biết giao tiếp với thế giới bên trong của người khác, hiểu tư tưởng, tình cảm của
người khác. Đặc biệt khi đọc tác phẩm vănchương, các em không chỉ được thức tỉnh về
nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ươc mơ tốt đẹp, được khơi dậy
năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Đọc chính là
tự học, học nữa , học mãi. Chúng ta cần xây dựng cho học sinh hứng thú và thói quen đọc
sách. Phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích cho các

33
em suốt cả cuộc đời , thấy được đó là một trong nhưng con đường đặc biệt để tạo cho
mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.Sacgs báo sẽ giúp học sinh vốn sống, tầm
nhìn,hiểu biết rộng hơn,
Trang 34
giúp các em có khả năng phát triển sức sáng tạo …như người xưa nói “ trong bụng không
có ba vạn quyển sách, trong mắt chưa có núi sông kì lạ của thiên hạ thì chưa học được
văn”.
Thầy giáo cần định hướng cho học sinh lựa chọn sách báo để học. Đọc nhiều không có
nghĩa đọc một cách không chọn lọc. Cần chọn sách báo như thế nào? Sách báo phải đạt cả
về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, đồng thời đó phải là những quyển sách phù hợp với
đặc điểm tâm lí và trình độ hiểu biết của hcoj sinh, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của các
em. Đó có thể là tác phẩm văn học dân gian, truyện tranh, những tác phẩm viết về thiếu
nhi, tác phẩm lịch sử , danh nhân, khoa học,…Đặc biệt, cần để cho các em tiếp xúc với
những áng văn hay. Bởi vì trong các áng văn hay có đầy đủ các hiện tượng ngôn ngữ thể
hiện cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của tiếng Việt.
Thầy giáo cần giáo dục thái độ đọc cho các em: kiên trì, chịu khó, không chỉ đọc để giải
trí, mà đọc phải có suy nghĩ liên hệ rút ra những bài học bổ ích. Cần hướng dẫn các em
phương pháp đọc sách – phuowg pháp làm việc với văn bản, với sách. Đầu tiên cần tìm
hiểu sơ bộ từng cuốn sách44TH1-114!
Thank để định hướng cho việc đọc: sách viết về cái gì, nhằm mục đích
Covid2021-XH
gì. Có thể đọc lướt qua bằng cách đọc lời giới thiệu, lời tóm tắt, xem chương mục hoặc có
thể đọc giở lướt đi một lượt. Nhưng có những cuốn sách cần phải đọc kĩ, đọc chậm, có
suy nghĩ, ghi chép, thu hoạch về nội dung, về nghệ thuật, về những điểm nổi bật, gây ấn
tượng còn đọng lại. Với những cuốn sách tham khảo quan trọng, cần định hườn trước khi
HS đọc bằng những câu hỏi nêu vấn đề gợi mở để các em suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc hơn
giá trị của sách. Đọc và ghi chép sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn và làm cho các em thể hiện
kịp thời những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Hiện nay, một số HS có thể sử dụng internet
để tìm thông tin. Giáo viên cần khuyến khích các em sử dụng nguồn thông tin này nhưng
phải có những chỉ dẫn cần thiết để các em thu thập được những nội dunh thiết thực bổ ích.

Học sinh khá, giỏi còn biết ghi chép sổ tay văn học. ghi chép nội dung, nghệ thuật của
mỗi cuốn sách sau khi đã đọc. các em có thể chia cuốn sổ ra từng phần để ghi chép tiện
cho tra cứu: những từ ngữ, câu văn hay, cách miêu tả dồ vật, loài vật, cây cối, phong
cảnh, người, cảnh sinh hoạt. với những học sinh có điều kiện, giáo viên có thể khuyến
khích các em sử dụng những tiện ích của máy vi tínhđể tích lũy vốn ngôn ngữ và văn
chương. Học sinh cần biết cách tóm tắt truyện, nhận xét về nhân vật, cốt truyện, lời
kể…Sau khi học sinh đọc xong, thầy giáo nên tổ chức trao đổi về cuốn sách, các thông tin
đã đọc được.

34
Trang 35
HƯỚNG DẪN ĐỌC

I. CÁC NHIỆM VỤ CẦN THỰC HIỆN


1. Đọc tài liệu, quan sát học sinh, thảo luận nhóm, phân tích những biểu hiện của học
sinh có hứng thú học tập và năng khiếu tiếng Việt.
2. Cá nhân thiết kế các phiếu thăm dò, đánh giá hứng thú, khả năng học tập tiếng Việt
của học sinh.
3. Hoạt động nhóm, phân tích các phiếu thăm dò thu được để đánh giá hứng thú, khả
năng học tập tiếng Việt của học sinh.
4. Thảo luận nhóm, xác định những cách thức bồi dưỡng hứng thú học tập tiếng Việt
cho học sinh.
5. Cá nhân thực hành soạn thảo những nội dung dạy học tạo hứng thú học tập tiếng
Việt cho học sinh.
6. Trình bày trước nhóm, trình bày trước lớp các trích đoạn giờ dạy tạo hứng thú học
tập cho học sinh.
7. Thảo luận nhóm, xác định những phạm vi nội dung và cách thức tổ chức bồi dưỡng
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
vốn sống cho học sinh.
8. Cá nhân thực hành soạn thảo các chương trình hoạt động để bồi dưỡng vốn sống
cho học sinh.
9. Trình bày trước nhóm, trình bày trước lớp những cách thức và nội dung bồi dưỡng
vốn sống cho học sinh, có ví dụ minh họa.

II. CÂU HỎI BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ


1. Nêu và phân tích những biểu hiện của học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu
tiếng Việt.
2. Thiết kế các phiếu thăm dò đánh giá hứng thú, khả năng học tập tiếng Việt của học
sinh một khối lớp nào đó.
3. Trình bày và phân tích các kết luận sư phạm về hứng thú và khả năng tiếng Việt
của học sinh theo kết quả quan sát và phiếu thăm dò đã thu được.
4. Nêu và phân tích các cách thức bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh.
5. Soạn thảo những nội dung dạy học tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho học sinh
theo một bài học được chọn.
6. Thực hiện các trích đoạn dạy học tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho học sinh
trước nhóm, trước lớp.
35
Trang 36
7. Nêu và phân tích những nội dung và cách thức tổ chức bồi dưỡng vốn sống cho
học sinh.
8. Lập chương trình hoạt động để bồi dưỡng vốn sống cho học sinh theo một nội
dung, theo một hình thức được chọn.

III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI LÀM BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH
Câu 1: Xem mục 1 của chương.
Những biểu hiện của học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu tiếng Việt:
1) Có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ.
2) Có những phẩm chất tư duy cần cho sự phát triển năng lực tiếng Việt và văn học
3) Biết quan sát, nhận xét ngôn ngữ của mọi người và ngôn ngữ của chính mình.
4) Biết tiếp nhận văn chương theo cách riêng của nó.
Điều này có nghĩa là học sinh có khả năng tiếp nhận vẻ đẹp của ngôn từ, cách nói của văn
chương, phát hiện được tín hiệu nghệ thuật của ngôn từ và đánh giá được chúng trong
việc biểu đạt nội dung.
5) Bước Thank
đầu biết sử 44TH1-114!
dụng ngôn từ, đặc biệt
Covid2021-XH
là ngôn ngữ nghệ thuật, những cách diễn
đạt thuộc phong cách văn chương.
Tóm lại, có những biểu hiện khá rõ ở học sinh có năng khiếu tiếng Việt - văn học: say mê
đọc sách, thích quan sát cuộc sống, nhạy bén với ngôn từ nghệ thuật, biết tiếp nhận hình
tượng và phần nào biết sử dụng lớp ngôn từ và cách diễn đạt thuộc phong cách trong
chương.
Câu 2: Xem phần cuối mục 1 của chương.
Hoạt động nhóm, thảo luận và soạn thảo:
- 1 phiếu thăm dò đánh giá hứng thú học tập tiếng Việt của học sinh một khối lớp
nào đó.
Chú ý khi đánh giá hứng thú không chỉ sử dụng phương pháp phỏng vấn chủ quan mà
phải có cả những đo nghiệm khách quan.
- 1 phiếu thăm dò khả năng học tập tiếng Việt của học sinh một khối lớp nào đó. Ví
dụ phiếu thăm dò khả năng học tập của học sinh thời gian cuối lớp 3, đầu lớp 4.

Trang 37

36
Phiếu đo nghiệm
Câu 1 (2 điểm)
Tìm 3 trường hợp biết với “l”, không viết với “n”.
Tìm 3 trường hợp viết với “ch”, không biết với “tr”.
Câu 2 (1 điểm)
Tìm 5 từ chỉ phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ.
Câu 3 (2 điểm)
Tìm ba nhóm từ chỉ sự vật, chỉ đặc điểm tính chất, chỉ hoạt động trạng thái có
trong đoạn thơ sau:
“Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói Sông Lô, hò ô tiếng hát
Thank
Chuyến 44TH1-114!
phà dào dạt bến nước Bình Covid2021-XH
Ca”
(Tố Hữu)
Câu 4 (2 điểm)
Tìm 3 từ láy, 3 từ ghép và đặt câu với mỗi từ đó.
Câu 5 (3 điểm)
Đoạn thơ:
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Găng tay đón gió, gật đầu Gọi Trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao.
(Trần Đăng Khoa)
có những hình ảnh nào đẹp? Nghệ thuật gì đã làm nên vẻ đẹp đó?

37
Câu 3:
Thực hành hoạt động nhóm.
Thu thập các phiếu đã đo được, thống kê, thảo luận nhóm để cho các kết luận sư phạm về
hứng thú và khả năng tiếng Việt của học sinh.
Câu 4: Xem mục 2 của chương.
Gọi tên và phân tích các cách thức bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh:
1) Làm cho HS ý thức được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập.
Trang 38
2) Giúp học sinh thấy được sự thú vị, vẻ đẹp và khả năng kỳ diệu của chính đối tượng học
tập - tiếng Việt, văn chương.
3) Cho học sinh tiếp xúc trực tiếp nhiều với những tác phẩm văn chương, những mẫu hình
sử dụng ngôn ngữ mẫu mực
4) Sử dụng các thông tin bên lề giờ học.
5) Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
6) Sử dụng các thủ pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của học sinh
tiểu học, đặc Thank
biệt sử dụng44TH1-114! Covid2021-XH
các trò chơi, trò thi đố
7) Thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa trò và trò.
Đó là việc tổ chức dạy học theo một chiến lược lạc quan, nhấn mạnh vào mặt thành công
ở học sinh
8) Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo một chiến lược lạc quan, bảo đảm công
bằng, nhấn mạnh mặt thành công, kích thích sáng tạo của học sinh.

Câu 5: Xem mục 2 của chương:


Theo những cách thức bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh đã nêu ở câu 4, soạn thảo
những nội dung dạy học theo những gợi ý sau:
Chọn một bài học cụ thể hoặc một mạch kiến thức kĩ năng Tiếng Việt và làm một trong
những công việc sau:
- Chỉ ra lợi ích của việc học.
- Nêu cách vào bài hấp dẫn.
- Lựa chọn ngữ liệu thú vị.

38
- Chỉ ra vẻ đẹp của từ, cái hay của tình tiết truyện, khai thác điểm thú vị của từng mạch
kiến thức kĩ năng tiếng Việt.
- Chuẩn bị thông tin thú vị có liên quan đến nội dung học tập để kể cho học sinh.
- Chuyển bài tập thành trò thi đố, trò chơi.
- Tổ chức một nội dung ngoại khóa liên quan đến bài học hoặc mạch kiến thức kỹ năng đã
chọn.
Câu 6: Thực hành theo nhóm thực hiện các trích đoạn dạy học tạo hứng thú học tập tiếng
Việt cho học sinh.
Ví dụ:
- Xem băng hình dạy học “Dạy cách sử dụng từ đồng nghĩa làm tăng hiệu quả lời nói”
(Lê Phương Nga, Hoàng Thu Hà, Dự án Phát triển Giáo viên tiểu học
Trang 39
- Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, 2007) thảo luận để bình giá việc khai thác
tính lợi ích của và tính thú vị của nội dung dạy học từ đồng nghĩa đã được thực hiện như
thế nào.
- Xem băng hình dạy học “Tổ chức trò chơi hội thi Vui học tiếng Việt” (Lê Phương Nga,
Hoàng Thu Hà,Thank 44TH1-114!
Dự án Phát Covid2021-XH
triển Giáo viên tiểu học - Hãng phim Tài liệu và Khoa học
Trung ương, 2007), thảo luận để bình giá việc tổ chức hình thức dạy học tạo hứng thú
bằng trò chơi thi đố, hội thi được thực hiện như thế nào.
Câu 7: Xem mục 3 của chương
Thảo luận nhóm, phân tích những nội dung và cách thức tổ chức bồi dưỡng vốn sống cho
học sinh
1) Bồi dưỡng vốn sống trực tiếp:
- Giúp học sinh quan sát, trải nghiệm những gì sẽ nói, viết.
- Tổ chức cho học sinh tham quan
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa: cho học sinh tiếp xúc với các nhà văn, nhà thơ, những
tấm gương người tốt việc tốt.
2) Bồi dưỡng vốn sống gián tiếp:
Thực hành:
- Tổ chức cho học sinh đọc sách báo, lấy thông tin trên mạng.
- Hướng dẫn học sinh ghi chép sổ tay văn học.

39
Câu 8:
Hoạt động nhóm, lập chương trình hoạt động để bồi dưỡng vốn sống cho học sinh theo
một nội dung, một hình thức được chọn đã nêu ở câu 7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Hòa Bình. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh tiểu học có năng khiếu tiếng
Việt. NCGD số 6 - 1999, tr.15,16,18.
2. Nguyễn Kế Hào. Phát hiện và bồi dưỡng trẻ em có năng khiếu trong tiểu môđun
1 “Tâm lý học đại cương” thuộc Giáo trình - môđun “Tâm lý học lứa tuổi tiểu học
và sư phạm” - Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Kế Hào - Phan Thị Hạnh Mai.
3. Vũ Thị Lan. Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học tiếng Việt ở tiểu học. Luận án Tiến sĩ 2008.

Trang 40
4. Lê Phương Nga. Bảo đảm sự thành công cho học sinh tiểu học trong giờ học Tiếng
Thank
Việt những 44TH1-114!
ngày đầu Covid2021-XH
đến trường. Tạp chí Tâm lý học 2/ 2004.
5. Lê Xuân Thại. “Bồi dưỡng hứng thú của học sinh với môn Tiếng Việt” trong Nghĩ
và viết. NXB Khoa học Xã hội, 2000.
6. G.I. Sukina. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học
tập. Matxcơva. NXB Giáo dục, 1979. (Bản tiếng Nga).
(Chương IV- Hứng thú nhận thức như một nhân tố phát triển tính tích cực và độc lập
của học sinh.
+ Hứng thú nhận thức là gì?
+ Đánh giá hứng thú nhận thức trong quá trình học tập.
+ Kỹ năng hình thành phát triển hứng thú học tập của học sinh.
+ Điều kiện hình thành hứng thú nhận thức.
+ Một số biện pháp hình thành hứng thú nhận thức cho học sinh trong quá trình
học tập).

40
Trang 41
CHƯƠNG ||| BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC , KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC
SINH GIỎI
Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt là một việc làm lâu dài và đồng bộ trong
giờ chỉnh khoả và giờ học tự chọn , trong tất cả các phân môn Tiếng Việt.
Dựa vào mục tiêu và nội dung dạy học tiếng Việt , ta có thể chia phạm vi kiến thức
và kĩ năng tiếng Việt cần bồi dưỡng cho học sinh thành 16 mạch . Vì các nội dụng bồi
dưỡng học sinh giỏi được xây dựng theo nguyên tắc thực hành , chúng được thiết kế
thành hệ thống bài tập nên chúng ta sẽ đi vào xác định các kiến thức và kĩ năng cơ bản
theo từng mạch kiến thức , kĩ năng cần bồi dưỡng cho học sinh , mô tả , phân tích các
kiểu dạng bài tập theo từng mạch kiến thức , kĩ năng này . Đặc biệt , chúng ta sẽ tập trung
chỉ ra những điểm tạo ra sự thú vị cuả từng kiểu dạng bài tập , chỉ ra những phạm vi kiến
thức và kĩ năng cần phải có để giải từng kiểu dạng bài tập , chỉ ra những điểm cần lưu ý
khi hướng dẫn học sinh thực hiện những bài tập này .
1. Ngữ âm - chữ viết - chính tả - kĩ năng phân tích cấu tạo tiếng và viết đúng
chính tả

Các kiến thức liên quan đến ngữ âm , chữ viết , chính tả gồm : cấu tạo âm tiết , quy
tắc chính tả ( quy tắc lựa chọn chữ ghi âm và quy tắc viết hoa ) . Mạch kiến thức , kĩ năng
này gồm các Thank
dạng bài tập44TH1-114!
sau : Covid2021-XH
1.1 . Phân tích cấu tạo tiếng ( âm tiết )
- Phân tích cấu tạo âm tiết là một kĩ năng cần có để đọc đúng , đọc trơn " tiếng "
và ghi lại đúng " tiếng " - viết đúng chính tả các " chữ " .
- Phân tích cấu tạo âm tiết gồm các kiểu bài tập :
1.1.1 . Tách tiếng thành các bộ phận : phụ âm đầu , vần , thanh

- Ở những bài tập yêu cầu tách tiếng thành phụ âm đầu và vần , học sinh sẽ gặp khó
khăn trong những trường hợp có sự bất hợp lí của chữ viết tiếng Việt . Đó là khi mà
âm và kí tự không có quan hệ 1-1 , ví dụ trường hợp phụ âm đầu được viết bằng “ gi ”
mà vần lại bắt đầu bằng “i” như “ gi ” , “ giếng ” , “ giết ” là trường hợp đặc | biệt
khó .
- Ví dụ bài tập sau : Âm đầu của các tiếng được ghi bằng chữ in đậm dưới đây là âm gì ?
Chúng được viết bằng những con chữ nào ? “ làm gì , giữ gìn , giặc”.

41
Trang 42
Âm đầu của tất cả các tiếng được ghi bằng chữ in đậm ở trên đều là âm “dờ” . Nó
được ghi là " gi " trong các trường hợp : giữ giặc , giã , gia , khi vẫn bắt đầu 7 , âm “ dờ "
được ghi bằng con chữ “ g " như trong các trường hợp : gi , gin , giết , giêng , giống . Lúc
này một mình con chữ “ g” đại diện cho cả âm “ dờ " ( cũng là đại diện cho cả chữ “
gi”). Đây cũng là một điểm tạo ra sự thú vị.
1.1.2 . Tìm các tiếng có cùng vần

Những bài tập nâng cao cũng sẽ chọn ngữ liệu là các trường hợp có sự bất hợp lí
của chữ viết Tiếng Việt chúng ta , cần lưu ý để học sinh không bị chữ viết đánh lừa
trong các trường hợp như “ cua / qua " , hoa / qua ” ( xem BT 2 thông tin 5 ) .
Một kiểu bài tập khá thú vị là tìm các tiếng được gieo vần ở trong đoạn thơ .
Ngoài ra , dựa vào cách gieo vần có thể tạo trò chơi vui nói câu có vần tự giới thiệu về
mình , ví dụ “ Em tên là Hoa , em thích ăn quà " . Ai phản ứng chậm không nói được
ngay một câu có nghĩa thì bị xem là thua cuộc .
1.1.3 . Giải đổ chữ

Giải đố chữ là bài tập yêu cầu học sinh tìm được từ ( chữ ) phù hợp với câu đố .
Ví dụ :
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Còn sắc thì để nấu canh
Đến khi mất sắc theo anh học trò .
Là những gì ?
Đây là một kiểu bài tập thú vị và tích hợp được cả kiến thức về chữ viết ghi âm
và sự hiểu biết về nghĩa của từ . Những cách gọi đầu ( phụ âm đầu ) , đuôi ( vần hoặc
âm cuối ) , nặng , huyền , sắc ... tạo ra những đồng âm thú vị . 1.2 . Viết đúng chính tả
Liên quan đến chính tả có các kiểu bài tập :
1.2.1 . Dựa vào quy tắc để viết
Khi viết hoa tên người , tên địa lí nước ngoài , tên cơ quan đoàn thể , tên các danh
vị hơn khi chúng ta chọn được những ngữ liệu có tần hiệu huân chương , huy chương
phải theo quy tắc “ viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên” . Việc thực hiện
quy tắc này bị xem là khó vì học sinh khó tách được tên thành các bộ phận để viết hoa
chữ cái đầu mỗi bộ phận . Những bài tập kiểu này sẽ thú vị khi chúng ta chọ được
những ngữ liệu có tần số chính tả cao ( các từ ngữ cần viết hoa xuất hiện nhiều trong
ngữ liệu ) . Ví dụ bài tập sau được xem là khó và thú vị:

42
Những chữ nào cần viết hoa trong các cụm từ in nghiêng dưới đây ? Vì sao ? Bác
Hồ nói : “ Non sông gấm vóc của chúng ta do phụ nữ ta, trẻ cũng như già góp phần
thêu dệt nên”. Tiếp nối truyền thống của Hai Bà Trưng và Bà Triệu , ngày nay , phụ
nữ đã có những đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Tiêu
biểu cho những anh hùng của thời đại mới là 214 cô bác được nhận các danh hiệu cao
quý : anh hùng lao động , anh hùng lực lượng vũ trang . Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam là một trong những chức quần chúng lớn mạnh của nước ta . Hội đã được Nhà
nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như : huân chương sao vàng ( 1985 ) , huân
chương độc lập hạng ba ( 199), huân chương lao động hạng nhất ( 1998 ) , huân
chương độc lập hạng nhất (2000 ) .
( Theo Những người phụ nữ xuất sắc - SGK Tiếng Việt 5 )
( Bài tập chính tả trên có trường hợp ngoại lệ : " hạng Nhất ” , “ hạng Ba ")
1.2.2 . Dựa vào nghĩa để viết đúng
Đây là những bài tập chính tả ngữ nghĩa . Để chọn đúng dạng thức chữ viết cho
những trường hợp này cần có sự hiểu biết về nghĩa từ . Để có những bài tập thú vị có
hai cách : lựa chọn ngữ liệu có tần số chính tả cao , ví dụ bài tập :
Ở từng chỗ trống dưới đây , có thể điền chữ ( tiếng ) gì bắt đầu bằng d , gi hoặc r.
a ) Nam sinh một ... đình có truyềnCovid2021-XH
... trong 44TH1-114!
Thank thống hiếu học .
b ) Bố mẹ ... mãi , Nam mới chịu dậy tập thể .
c ) Ông ấy nuôi chó ... để ... nhà .
d ) Tớ vừa ... tờ báo ra , đang đọc ... thì có khách .
e ) Đôi ... này đế rất ...
g ) Khi làm bài , không được ... sách ra xem , làm thế ... lắm .
- Để viết đúng l/ n , ngữ liệu sau được xem là hay :

Tôi làm làm nghề chở đò là đã năm năm nay. Với chiếc thuyền nan lênh đênh mặt
nước , ngày này qua tháng khác , tôi chăm lo đưa khách qua lại trên khúc sông này .
Tôi thuộc lòng nơi nào lòng sông nông sâu , nơi nào nước thường chảy xiết .
- Để viết đúng d/g/l , những ngữ liệu sau được xem là hay:
Lũ nhỏ trò chuyện ríu ran
Róc rách nước chảy miên man suốt ngày
Người cười rúc rích vui thay
Rinh rích tiếng dế đêm nay ngoài vườn
Ríu ra ríu rít đến trường
Râm ran cười nói trên đường vui sao .
43
Tiếng vỗ tay nghe rào rào
Rộn ràng tiếng trống xôn xao trong đầu

Trang 44
Tiếng sáo réo rắt nơi đâu
Ra rả tiếng chú ve sầu ngân vang.
(Theo Toán Tuổi thơ)
Hoặc xây dựng bài tập chính tả dưới dạng đố vui - cầu để tìm những từ có hiện tượng
chính tả. Những bài tập chính tả như tìm các từ láy được bắt đầu bằng “n" hoặc “l” được
tổ chức bằng hình thức thi tìm nhanh, thi đặt câu với những từ chứa hiện tượng chính tả
hay mắc lỗi như chữa viết lần g/r cho học sinh miền Tây Nam Bộ sẽ có các cầu: "Bắt con
cá rô bỏ vào rổ, nó kêu rột rẹt. "... chữa lỗi lẫn l/n cho học sinh phương ngữ Bắc Bộ sẽ có
các câu:

- Năm nay non nước nơi nơi

Thank 44TH1-114! Covid2021-XH


Ấm đẹp lòng người lúa lổ (trổ) lung linh

- Lờ/ nờ lo lắng nấu nung

Luyện lưỡi lanh lợi là lòng lâng lâng

- Anh nuôi làm lụng bên bếp lửa, vừa nấu vừa nếm hết nửa nồi.

Có một dạng bài tập nâng cao yêu cầu tìm tiếng không có khả năng tạo từ, tức là tìm
những tiếng không có ở trong từ tiếng Việt như:

Những tiếng nào sau đây không có trong từ tiếng Việt?

44
rữ - dữ - giữ run - dun - giun rân - dân – giân

rễ - dễ - giễ rung-dung-giung rỗ - dỗ - giỗ

rãi - dãi - giãi rứt – dứt – giứt rác – dác – giác

rò- dò -giò rā - dā - giã

(Đáp án: rữ, giễ, giân, giung, giứt)

Đây là một bài tập khó vì để làm được bài tập này, học sinh cần có vốn từ nhiều,
đồng thời phải nắm chắc dạng thức chính tả của từ.
1.2.3. Kiểu bài tập chữa lỗi chính tả
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Dạng bài tập này cho sẵn những từ, câu, đoạn viết sai chính tả, yêu cầu HS chữa lại
cho đúng. Bài tập sẽ được tăng độ khó khi có tần số lỗi cao, ví dụ bài tập:
Đoạn văn sau đã bỏ đi các dấu câu và viết sai các tên riêng nước ngoài. Hãy viết lại đoạn
văn cho đúng chính tả:
Đỉnh ê vợ rét trong dãy hi ma lay a là đỉnh núi cao nhất thế giới những người đầu tiên
chinh phục được độ cao 8.848m này là ét man hi la ri (người niu di lân) và ten sing no rơ
gay (một thổ dân vùng hi ma lay a) ngày nóc nhà thế giới này bị chinh phục là 29/5/1953,

(Theo Tân Từ điển Bách khoa toàn thư)

Trang 45
Đặc biệt có loại bài chính tả chữa lỗi dưới dạng bài tập vui, kết hợp chữa các lỗi về lôgic
chúng sẽ trở thành các ngữ liệu để tổ chức các trò chơi vui học tiếng. Ví dụ:
Mời các bạn nghiên cứu để xem ngoài lỗi chính tả còn những lỗi gì nữa? Hãy chữa
lại cho đúng:

45
"Dũng dật mình troàng tỉnh rấc... Đúng núc đó, đồng hồ quả lắc treo trên tường
cũng đổ truông 1h40'. Bên ngoài, giữa màn đêm tĩnh mịch, vẳng nại tiếng gà mái nhảy ổ:
"ò, ó, o, o..."

Dũng nại đứng bên cửa xổ nhìn ra xân. Ngoài trời tối đen như mực, khiến tro Dũng
không nhìn thấy dì cả. Trên bầu chời đen kịt không có nấy một gợn mây. Ở góc sân, trú
mèo đang nằm cạnh gốc cây cau, nghếch đầu nên ngắm chăng. Bất chợt, Dũng thấy nành
lạnh. "Trắc hẳn nà dó mùa đông bắc chàn về rồi đây!” – Dũng thẩm nghĩ. Dũng quay
chở lại dường và ngủ tiếp. Xáng mai Dũng còn phải giậy xớm để đi nao động hè nữa cơ
mà. "Thế mà đã gần một dưỡi sáng rồi cơ đấy! Nhanh thật…”

(Theo Dương Đức Kiên (Toán Tuổi thơ)

Có 27 chữ viết sai chính tả cần sửa lại là: giật mình, choàng tỉnh giấc, đúng lúc đó, đổ
chuông, vẳng lại, Dũng lại đứng, cửa sổ, nhìn ra sân, khiến cho, không nhìn thấy gì, bầu
trời, không có lấy, chú mèo, nghếch đầu lên, ngắm trăng, lành lạnh, chắc hẳn là gió mùa
đông bắc tràn về, quay trở lại giường, sáng mai, dậy sớm, lao động, một rưỡi.
Lỗi về lôgic: Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
- Đồng hồ quả lắc không đổ chuông vào lúc 1h40'.
- Gà mái không nhảy ổ vào ban đêm.
- Chỉ gà trống mới gáy ò ó o.
- Trời đã tối đen như mực thì không thấy mây, không thấy chú mèo và không có trăng
được.
- Gió mùa đông bắc không thổi vào mùa hè.
- Dũng thức giấc là 1h40' nhưng ngủ lại lúc 1h30' là vô lí.
2. Đơn vị từ, câu – kĩ năng xác định đơn vị từ câu, phân cắt ranh giới từ và tách
đoạn thành câu
2.1. Khái niệm từ - phân cắt ranh giới từ
Trong chương trình tiểu học, không có bài lí thuyết về khái niệm từ. Như chúng ta đã biết,
nhận diện từ trong câu là một vấn đề rất khó của tiếng Việt. Định nghĩa về từ
Trang 46

46
không thể giải thích được triệt để các trường hợp. Vì vậy, không phải với bất kì tổ hợp
nào cũng có thể yêu cầu học sinh tiểu học xác định đó là một từ hay hai từ, không phải bất
kì câu nào cũng có thể đưa ra yêu cầu các em phân cắt đơn vị từ. Vì vậy, trước hết, chúng
ta phải chọn các từ tiêu biểu, dễ dàng được các nhà Việt Ngữ học cho rằng đó là một từ.
Tốt nhất là đưa ra các đoạn văn không có những tổ hợp Trung gian, khó xác định là một
hay nhiều từ. Các từ đưa ra ở đây được chọn lọc thuộc trường hợp dễ xác định đường ranh
giới khi chúng ở trong câu. Đó là trường hợp từ láy, ví dụ: long lanh, xinh xắn, từ ghép
ngẫu hợp, ví dụ: tắc kè, mồ hóng. Đó là trường hợp từ ghép điển hình, bao gồm từ ghép
có ít nhất một hình vị không độc lập nhữ xanh lè, đỏ ối, thẳng tắp, từ ghép biệt lập kiểu
như: tai hồng (ốc xe), chân vịt (của tàu thủy), cánh gà (hai bên sân khấu), đầu ruồi (một
bộ phận của súng), (quạt) tai voi (cổ) lá sen, từ ghép hợp nghĩa cá thể, kiểu như: cơm
nước, nhà cửa, thuyền bè, chợ búa, từ ghép phân nghĩa một chiều gồm các hình vị tự do
có nghĩa tạo nên những hình thức cấu tạo chặt chẽ như: máy bay, máy tiện, nhà máy, xe
đạp,... các từ ghép Hán Việt kiểu như: chính quyền, học sinh, giáo viên,...

Trên thực tế, ít có bài tập chỉ có một yêu cầu tách câu thành từ nhưng để thực hiện những
bài tập thuộc các mạch kiến thức - kĩ năng khác, ví dụ tìm các từ trong câu theo kiểu cấu
tạo đã cho, theo từ loại đã cho, trước hết HS cần phải phân cắt đúng đường ranh giới từ.
Ví dụ, do phân cắt ranh giới từ sai, cho quả xôi, bánh chưng, bánh dày là hai từ nên nhiều
học sinh không tìm được44TH1-114!
Thank các từ ghép trong haiCovid2021-XH
câu thơ: Dân dâng một quả xôi đầy. Bánh
chưng mấy cặp, bánh dày mấy đôi (xem Thông tin 5 - Một số đề thi học sinh giỏi Tiếng
Việt).
Bài tập về khái niệm từ và phân cắt ranh giới từ dành cho HS giỏi về nội dung này thường
có hai dạng sau:
2.1.1. Xác định một tổ hợp hai tiếng nào đó là một từ hay hai từ
Ví dụ bài tập nâng cao số 8 thông tin 5. Bộ phận in đậm trong những câu nào là một từ, vì
sao? (126)
a) Cánh én dài hơn cánh chim sẻ.
b) Mùa xuân đến, những cánh én lại bay về.
c) Cánh gà rất ngon.
d) Một chị đứng lấp ló sau cánh gà để xem.
e) Tay người có ngón dài ngón ngắn.
g) Những vùng đất hoang đang chờ tay người đến khai phá.
Hai tiếng đã cho bao giờ cũng là hai tiếng có quan hệ chính phụ. Đó là trường hợp khó
phân định là một từ hay hai từ nhất trong tiếng Việt. Để giúp HS xác định
47
Trang 47

tổ hợp hai tiếng này là một từ hay hai từ, chúng ta cần dựa vào tính chặt chẽ của từ về mặt
cấu tạo, nghĩa và trọng âm. Để xác định tính chặt chẽ về cấu tạo, chúng ta dùng thao tác
chêm xen, ví dụ cánh gà là hai từ khi nói về một bộ phận của con gà nên nó có thể thêm
của để thành cánh của gà. Khi là một từ, cánh gà chỉ hai bên màn sân khấu, lúc này nó có
kết cấu chặt chẽ, không thể thêm yếu tố nào vào giữa cách và gà. Để xác định tính chất
chặt chẽ về nghĩa, chúng ta thử xác định có yếu tố (tiếng) nào trong tổ hợp này mờ nghĩa
hoặc cả tổ hợp có sự chuyển nghĩa không. Ví dụ, trong tổ hợp tay người với tư cách là
một từ, tay đã mở nghĩa không còn chỉ một bộ phận của người mà mang nghĩa là người;
trong tổ hợp bánh dẻo với tư cách là một từ, dẻo đã mờ nghĩa, gắn rất chặt với bánh để
gọi tên một loại bánh nên mới có thể nói được Bánh dẻo này để lâu, cứng như vậy thì còn
ăn làm sao được. Để xác định tính chặt chẽ về mặt ngữ âm, chúng ta xác định tổ hợp này
có một hay hai trọng âm. Ví dụ cánh gà lúc là một từ được phát âm gần như là canh gà vì
lúc này chỉ có gà có trọng âm, cánh không có trọng âm.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
2.1.2. Ghép các tiếng đã cho để tạo từ

Ví dụ: cho 3 tiếng thân, thương, mến, hãy tạo thành các từ có hai tiếng.

Kiểu bài tập này có thể dùng để tổ chức trò chơi thi tìm nhanh, tìm nhiều từ có các
tiếng đã cho, nếu ta chọn được ngữ liệu các tiếng có khả năng tạo từ lớn. Về lí thuyết, với
số lượng tiếng là n, khả năng tạo số lượng từ hai tiếng tối đa sẽ là n(n-1). Ví dụ, với ba
tiếng sẽ tạo được nhiều nhất là 6 từ. Chẳng hạn như ví dụ trên sẽ tạo được 6 từ: thân,
thương, thân mến, thương thân, thương mến, mến thương, mến thân.

2.2. Khái niệm câu- xác định đơn vị câu

Chương trình tiếng Việt mới không đưa ra định nghĩa về câu. Câu là một đơn vị
được mặc nhiên thừa nhận như một tiên đề trong dạy học tiếng Việt. Bản chất của câu là
diễn đạt một ý trọn vẹn. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất của khái niệm câu. Câu ứng với
một kiểu cấu tạo nhất định, một ngữu điệu nhất định(trên chữ viết, câu có dấu hiệu hình
thức là mở đầu bằng một chữ viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm câu). Bài tập xác định
đơn vị câu có dạng phổ biến là:

2.2.1. Tách đoạn thành câu, điền dấu, viết hoa


48
Loại bài tập này thường được dùng nhiều để viết đúng dấu câu, ít được sử dụng
trong các đề tiếng Việt nâng cao. Muốn xây dựng các bài tập dành cho học sinh giỏi, cần
tìm được các ngữ liệu là đoạn văn có thể tách thành câu theo nhiều cách khác nhau, ví dụ:

Trang 48

Hãy cùng nhau chấm tách đoạn lời sau thành 3 câu theo hai cách khác nhau và viết
hoa cho đúng:

Linh với Minh là một đôi bạn thân từ nhỏ hai bạn học chung một lớp từ lớp 1 đến
lớp 5 hai bạn đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Về đơn vị câu, bài tập dành cho HS giỏi thường có các kiểu sau:

2.2.2. Bài tập yêu cầu nhận diện một đoạn lời là câu hay không là câu

Thực tế cho thấy HS thường nhầm trạng ngữ là câu, nhầm ngữ danh từ là câu do
không phân biệt được định ngữ và vị ngữ. Lại có trương hợp HS không nắm được có
những động từ nhất thiết phải có bổ ngữ nên khi viết các em đã sản sinh ra những câu
thiếu thành phần. Vì vậy, về nội dung, các đoạn lời đưa ra để xét là câu hay chưa thường
tập trung dự phòng vào các lỗi này.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Ví dụ: Những đoạn lời nào sau đây có thể thêm dấu chấm để thành câu? Vì sao?

-Mặt nước loang loáng như gương

-Trên mặt nước loang loáng như gương

-Những bông hoa giẻ thơm ngát ấy

-Những bông hoa giẻ thơm ngát ấy được dành để tặng cô giáo

-Những cô bé ngày nào nay đã trở thành

-Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành

Về phương pháp khi luyện tập nên để các đoạn lời là câu, không là câu ở cạnh nhau
theo từng cặp để học sinh dễ phát hiện ra những điểm khác nhau, nhưng khi đưa vào đề
thi, để tăng độ khó, thường người ta khôngđể các cặp đối lập cạnh nhau.

2.2.3. Sắp xếp từ, cụm từ thành câu

49
Loại bài tập này chỉ trở nên thú vị khi các bộ ohaajn đưa ra để sắp xếp sẽ tạo ra được
nhiều câu khác nhau (ngữ liệu đa trị), ví dụ bài tập:

Ghép các bộ phận sau thành câu theo các cách có thể: trên cành, chim, líu lo, hót.

1.Trên cành, chim hót líu lo . 6. Chim trên cành hót líu lo.

2.Trên cành, líu lo chim hót. 7. Chim líu lo hót trên cành.

3.Trên cành, chim líu lo hót. 8.Chim trên cành líu lo hót.

4.Chim líu lo hót trên cành. 9.Líu lo trên cành chim hót.

5.Chim hót trên cành líu lo. 10.Líu lo chim hót trên cành

Trang 49

2.2.4. Chữa câu sai thành câu đúng

Cũng trên nguyên tắc dự phòng các lỗi câu, người ta xây dựng các bà tập chữa câu
sai ngữ pháp. Sự thú vị của bài tập nâng cao là ở chỗ nhờ những ngữ liệu đa trị, ta có thể
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
chữa thành câu theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ:

-Hãy chữa câu sai sau đây thành câu đúng bằng hai cách khác nhau: khi em nhìn
thấy ánh mắt trìu mến, thương yêu của Bác.

-Dòng sau chưa thành câu, hãy chữa lại để thành câu theo ba cách khác nhau: Những
bạn học sinh giỏi đứng ở hàng đầu tiên ấy.

Ở ví dụ thứ hai, ta có thể chữa dòng đã cho thành câu theo ba cách: cách thứ nhất bỏ
“ấy”, cách thứ hai xem đoạn lời đã có chủ ngữ, them vị ngữ để tạo thành câu, ví dụ thêm
“là những bạn đã đạt giải thưởng trong kì thu học sinh giỏi thành phố”, cách thứ ba đưa
“ấy” chuyển ra trước, đứng vào sau “Những bạn học sinh giỏi” để có câu “Những bạn học
sinh giỏi ấy đứng ở hàng đầu tiên”.

Để tăng độ thú vị của các dạng bài tập về câu, có thể thêm yêu cầu nêu nghĩa và tác
dụng của câu: Câu nói này có tác dụng gì? Câu này nhằm hỏi (yêu cầu, kể…) về điều gì?
Đây là dạng bài tập mới của chương trình tiếng Việt 2000. Để làm được những bài tập

50
này, HS phải dịch câu đã có thành một câu đồng nghĩa với một từ chỉ hoạt động nói năng:
“Câu này nhằm kể (tả, khẳng định, giới thiệu, mời, nhờ, hour, nói lên…)”.

3. Làm giàu vốn từ-kĩ năng nắm nghĩa, mở rộng vốn từ và sử dụng từ

Làm giàu vốn từ là mục đích của các bài học mở rộng vốn từ theo chủ đề và tất cả các bài
học liên quan đến từ. Đó là những bài học theo mạch các lớp từ vựng, mạch cấu tạo từ và
mạch từ loại. Các bài tập làm giàu vốn từ rất phong phú, tựu trung được sắp xếp thành ba
nhóm sau:

3.1. Nhóm bài tập dạy nghĩa

3.1.1. Bài tập yêu cầu chỉ ra nghĩa của các yếu tố mang nghĩa (tiếng, từ, cụm từ, thành
ngữ, tục ngữ, quán ngữ)

Những bài tập này yêu cầu giải nghĩa các từ ngữ cụ thể, nhất là các thành ngữ. Ví
dụ:

-Em hiểu “lao dộng trí óc” nghĩa là gì?

-Em hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào:
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
a, Cầu được ước thấy

b, Ước sao được vậy

Trang 50

c) Ước của trái mùa


d) Đứng núi này trông núi nọ
Tục ngữ trở thành một ngữ liệu để dạy nghĩ. Ví dụ:
Mỗi câu tục ngữ sau đây khuyên người ta điều gì?
a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức
b) Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
c) Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho

51
Bài tập dạy nghĩa rất thú vị. Giải nghĩ từ có thể trở thành một yêu cầu bổ sung cho bất
kì một bài tập nào liên quan đến từ. Nó tạo sự mới mẻ không lặp lại cho những bài tập về
từ. Chẳng hạn, sau khi yêu câuf HS tìm các từ có tiếng “mới” cho một bài tập cấu tạo từ,
chúng ta yêu cầu các em phân biệt nghĩa và cách dùng của hai từ “mới tinh” và “mới mẻ”
hoặc sau khi HS tìm được các từ láy có tiếng “nhỏ” (nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhen), chúng
ta yêu cầu các em phân biệt nghĩa của chúng thì những bài tập này sẽ trở nên thú vị hơn.
Ngữ liệu nâng cao cho kiểu bài tập này là lớp từ được dùng theo nghĩ bóng, lớp từ đa
nghĩa, lớp từ Hán Việt, đặc biệt là các thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ.
Ví dụ:
- Nêu nghĩ của nhà trong nhà rộng, nhà có năm người, đời nhà Trần, nhà văn, nhà tôi đi
vắng
- Tìm các nghĩa khác nhau của từ đánh
- Tham quan nghĩa là gì?
- Thiên trong thiên phú, thiên biến vạn hóa, thiên vị có những nghĩa gì?
3.2.1. Chỉ ra các thế đối lập về nghĩa của các yếu tố mang nghĩa (tiếng, từ, cụm từ, thành
ngữ, tục ngữ, quán ngữ)
Ngữ liệu nâng cao của các
Thank bài tập này có thể là
44TH1-114! những từ có cùng yếu tố cấu tạo, cũng là
Covid2021-XH
lớp từ đồng nghĩa ví dụ phân biệt nghĩa của cần cù, cần kiệm, phân biệt nghĩa của kết quả,
thành quả, hậu quả. Đó cũng có thể là những từ đa nghĩa, ví dụ ‘Nghĩa của từ quả trong từ
quả ổi, quả cam, quả bưởi có gì khác so với quả trong qảu tim, quả đồi, quả đất?”. đó
cũng có thể là những từ đồng nghĩa, gần nghĩa. Ví dụ: phân biệt nghĩa của từ chết, từ trần,
hi sinh.
Trang 51

3.2. Bài tập hệ thống hóa vốn từ (mở rộng vốn từ)
Đây là dạng bài tập để phát triển vốn từ cho HS, cũng là dạng để đo sự phong phú về
vốn từ và tính hệ thống của vốn từ của HS. Chúng gồm các kiểu sau:
3.2.1. Bài tập tìm từ
Những bài tập này yêu cầu HS kể ra những từ thuộc một trường liên tưởng nào đó.
Trước hết đó là những từ cùng chủ đề. Ví dụ, kể tên những đồ dùng học tập, kể ra những
đức tính tốt của người học sinh. Đây là dạng bài tập đặc trưng của nhóm mở rộng vốn từ
theo chủ đề. Ngoài ra, những bài tập này cũng yêu cầu tìm những từ cùng lớp từ vựng
(tìm từ đồng ngĩa, từ trái nghĩa, tìm từ cùng từ loại, tiểu loại, tìm từ có cùng đặc điểm cấu
tạo, tìm các thành ngữ, tục ngữ có nội dung nào đó) Ví dụ: “tìm các từ có tiếng nhân có
nghĩa là người”. Những bài tập này là những bài tập mở, rất thuận lợi để tổ chức thực hiện
52
dưới dạng các trò chơi khi chúng ta chọn các ngữ liệu là những từ ngữ có tính “năng sản”
cao, ví dụ: tìm từ có tiếng ăn, tìm từ có tiếng sáng, tìm thành ngữ tả gương mặt, tìm các
thành ngữ chỉ các kiểu chạy, tìm các thanhfn gữ có từ mèo...
3.2.2. Bài tập phân loại từ
Bài tập phân loại từ là những bài tập có sẵn các từ, yêu cầu HS phân loại theo một căn
cứ nào đó. Bài tập có thể cho sẵn từ rời, cũng có thể để các từ ở trong câu, đoạn.
Dựa vào căn cứ để phân loại, cũng chính là các căn cứ để tìm từ, các bài tập phân loại
có thê chia thành những bài tập phân loại theo chủ đề, theo các nhóm nghĩa, phân loại
theo các lớp từ vựng, theo từ loại, tiểu loại của từ, phân loại dựa vào cấu tạo.
Các bài tập phân loại từ có thể có các kiểu:
Cho từ rời, phân nhóm, ví dụ:
- Cho một số từ sau: vạm vỡ, trung thực, đôn hậu, tầm thước, mảnh mai, béo, thấp, trung
thành, gầy, phản bội, khỏe, cao, yếu, hiền, cứng rắn, giả dối.
Dựa vào nghĩa, xếp các từ trên vào hai nhóm và đặt tên cho từng nhóm.
- Cho các từ: bánh dẻo, bánh nướng, bánh cốm, bánh nếp, bánh rán, bánh ngọt, bánh mặn,
bánh cuốn, bánh gai.
Thank
Hãy chia các 44TH1-114!
từ trên thành ba nhóm và chỉ raCovid2021-XH
những căn cứ dùng để chia
Cũng có thể cho từ trong câu, đoạn, yêu cầu dựa vào nghĩa phân nhóm.
Trang 52

Ví dụ, yêu cầu HS tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn
Đặc biệt, trong các tài liệu nâng cao thường có những bài tập yêu cầu loại bỏ từ lạc ra
khỏi nhóm.
Ví dụ:
Gạch bỏ từ không cùng nghĩa với từ còn lại trong dãy từ sau:
a) Tổ quốc, đất nước, giang sơn, dân tộc, sông núi, nước nhà, non sông, nước non.
b) Quê hương, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, nơi chôn rau cắt rốn, quê
hương xứ sở.
3.3. Bài tập tích cực hóa vốn từ (dạy sử dụng từ)
Dạng bài tập để luyện kĩ năng sử dụng từ cũng là để đo năng lực, khả năng, sử dungj từ
của HS giỏi gồm các kiểu sau:
3.3.1. Bài tập yêu cầu thay thế từ, điền từ
53
Bài tập điền thế có thể cho trước từ cần điền, thế hoặc yêu cầu HS tự tìm từ trong vốn
của mình. Tính thú vị của bài tập này sẽ được nâng lên khi yêu cầu HS lựa chọn giữa
những từ cùng yếu tố cấu tạo, những từ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ nào dùng chính xác
nhất, có hiệu quả giao tiếp nhất.
Ví dụ: Thay từ gạch dưới bằng một từ láy để các câu văn sau gợi tả hơn:
Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều. Từng đàn cò bay nhanh trong mây.
Loại bài tập điền từ thường dùng cho học sinh giỏi yêu cầu học sinh nhận ra được sự
khác nhau về nghĩa và cách dùng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, ví dụ:
Chọn tự lập hay tự lực để điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp:
Anh ấy sống ... từ bé
Chúng ta phải ... làm bài
Để nâng cao có thể đưa thêm yêu cầu giải thích vì sao lựa chọn một từ nào đó. Nếu từ
được chọn là một từ có giá trị nghệ thuật thì thực chất bài tập đã yêu cầu HS đánh giá giá
trị của từ như một dạng để cảm thụ văn học.
3.3.2 Bài tập tạo ngữ
Đây là những bài tập yêu cầu học sinh đưa ra những kết hợp từ đúng. Ví dụ: nối náo
nức với nhữngThank
từ có thể44TH1-114! Covid2021-XH
kết hợp được: đến trường , học bài, đón Tết, trả lời, chuẩn bị
biểu diễn, nghe giảng. Để có những bài tập dành cho học sinh giỏi cần chọn những ngữ
liệu là những từ học sinh khó giải nghĩa bằng định nghĩa hoặc là những từ có giá trị gợi tả,
gợi cảm. Ví dụ: Những từ ngữ nào có thể kết hợp được với từ nhấp nhô?
3.3.3. Bài tập đặt câu với từ
Ví dụ: Đặt câu với từng từ tả hoạt động của thú rừng: rình, rượt, vồ, quắp.
Bài tập đặt câu với từ là một bài tập mở. Những bài tập đặt câu với từ dành cho HS
giỏi thường chọn những từ có khả năng kết hợp thấp. Đặc biệt, những bài tập này sẽ trở
nên thú vị hơn khi đề bài có thêm một yêu cầu nào đó: hoặc quy định chức vụ ngữ pháp
của từ được dùng để đặt câu, ví dụ: “ Đặt ba câu với từ năm nay sao cho chúng giữ chức
vụ trạng ngữ, chủ ngữ, nằm ở bộ phận vị ngữ, hoặc yêu cầu đặt câu có quy định về mục
đích nói, tức là quy định về nghĩa. Đây là loại bài tập xây dựng những tình huống để HS
đặt mình vào hoàn cảnh nói năng sản sinh ra những câu đã được dự tính trước. Những bài
tập này có thể được thực hiện bằng hình thức trò chơi đóng vai. Đây là nội dung để xây
dựng loại trò chơi học tập các hình thức thi “Ai tài đối đáp”.
3.3.4. Bài tập viết đoạn văn với từ
Những bài tập này yêu cầu học sinh viết đoạn văn với những từ đã cho. Ví dụ: “ Em
hãy viết bốn câu về người bạn của em, cố gắng sử dụng những từ sau ... "
54
Dạng bài tập đặt câu, viết đoạn với từ dành cho học sinh giỏi là những bài tập yêu
cầu học sinh luyện viết câu, đoạn hay, yêu cầu các em tự tìm những từ ngữ và cách diễn
đạt để từ những câu chưa gợi tả, gợi cảm, viết thành những câu gợi tả, gợi cảm từ những
câu chỉ có nội dung sự việc đến những câu có tình cảm, cảm xúc. Đây là những bài tập có
tính chất tổng hợp từ ngữ - ngữ pháp – luyện viết văn. Ví dụ từ câu có nội dung sự việc
“Chúng em đã đến thăm quảng trường Ba Đình, lăng Bác được dựng ở đây” trở thành
câu có nội dung liên cá nhân, có cảm xúc như: “Thế là chúng em đã được đến thăm quảng
trường Ba Đình lịch sử . Chính nơi đây, toàn dân ta đã chung sức xây nên nơi an nghỉ
cuối cùng của Người ”.
3.3.5. Bài tập chữa lỗi dùng từ
Đây là những bài tập yêu cầu học sinh chữa lỗi dùng từ sai.
Bài tập chữa lỗi dùng từ cũng là một dạng bài tập thú vị. Chúng sẽ càng thú vị hơn
khi chúng ta sử dụng các lỗi dùng từ phổ biến ở học sinh. Đó là các loại lỗi dùng từ sai do
nhầm các từ gần âm, gần nghĩa, do không nắm khả năng kết hợp
Trang 54

của từ … ví dụ bài tập: “Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng: Trong học
kì I vừa qua, bạn Cường có một số yếu điểm cần phải khắc phục”. Bài tập chữa lỗi dùng
từ cũng sẽ trở nên thú vị hơn khi chúng ta đưa thêm yêu cầu giải thích vì sao dùng từ như
Thank
thế lại sai. Chẳng hạn bài44TH1-114!
tập chỉ ra từ dùng saiCovid2021-XH
trong câu sau và chữa lại cho đúng: “ Bạn
Hùng chay bon bon" có thể là bài tập cho HS lớp 2-3 nhưng nếu thêm yêu cầu giải thích
vì sao dùng từ như thế bị xem là sai thì sẽ trở thành bài tập dành cho HS giỏi cả ở lớp 4, 5.
Có thể đưa vào nhóm bài tập nâng cao của mạch làm giàu vốn từ dạng bài tập yêu cầu
HS đánh giá giá trị của việc sử dụng từ. Đây cũng là một dạng bài tập quan trọng của
mạch "Cảm thụ văn học” nên sẽ được trình bày sau.
4. Các lớp từ vựng - kĩ năng nhận diện, nắm nghĩa và sử dụng từ theo các lớp từ
vựng
Các lớp từ vựng là tên tạm gọi để nói về mạch kiến thức, kĩ năng liên quan đến các vấn
đề lí thuyết về từ mà phân môn Luyện từ và câu hình thành cho HS. Đó là các lớp từ đồng
nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, đa nghĩa.
Cũng như mạch kiến thức, kĩ năng làm giàu vốn từ, các bài tập theo mạch các lớp từ
vựng cũng có hai nhóm: bài tập hệ thống hoá vốn từ và bài tập tích cực hoá vốn từ. Chúng
có các dạng sau:
4.1. Bài tập cho sẵn từ, yêu cầu xác định lớp từ từ theo từng lớp từ
Những bài tập này đưa ra các từ rời hoặc một câu, đoạn, yêu cầu HS tìm các từ theo
từng lớp từ. Ví dụ:
55
- Xếp các từ sau theo từng nhóm từ đồng nghĩa: trái, quả, chết, hi sinh, toi mạng, quy
tiên, tàu hoả, xe hoả, xe lửa, máy bay, phi cơ, tàu bay, vùng trời, ăn, xơi, không phận, hải
phận, vùng biển, mời, tọng, đớp, ngốn, xinh, bé; kháu khỉnh, đẹp, nhỏ, loắt choắt, rộng,
rộng rãi, bao la, bát ngát, vui vẻ, mênh mông, phấn khởi, đàn bà, phụ nữ.
- Tìm từ đồng âm khác nghĩa trong câu sau:
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
- Trong câu tục ngữ “Chết trong còn hơn sống đục” có những cặp từ nào trái nghĩa?
4.2. Cho từ, yêu cầu tìm từ khác cùng lớp từ vựng
Những bài tập này cho săn một từ, yêu cầu học sinh tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
hoặc đồng âm với nó. Ví dụ:
Trang 55

- Tìm từ đồng nghĩa ( hoặc trái nghĩa ) với từ lễ phép.


- Đặt hai câu để có từ đường đồng âm. UBND Về lí thuyết , chúng ta cần phân biệt các
từ đồng âm với một từ nhiều nghĩa: trừ kiểu đồng âm khác từ loại như bàn ( trong cái bàn
) và bàn ( trong bàn công việc ); cày ( trong cải cày ) và cày ( trong cày ruộng ), là những
từ đồng âm đặc biệt, có quan hệ về nghĩa. Nghĩa của các từ đồng âm không có quan hệ
Thank
với nhau, ví dụ: đường ( 44TH1-114!
để đi ) và đường ( cóCovid2021-XH
vị ngọt để ăn ) không có quan hệ về nghĩa.
Chúng là những từ đồng âm. Trong khi đó, các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có quan hệ với
nhau và chúng ta có thể chỉ ra quy luật chuyển nghĩa của chúng.
Ví dụ từ đường 1: từ nghĩa “nơi để người, xe cộ đi lại” đến nghĩa “nơi chuyển tải dòng
điện” ( trong đường điện ) và " hướng mà sự vật phát triển ” ( trong đường cách mạng ) có
quy luật chuyển nghĩa.
Từ đường 2: từ nghĩa “chất có vị ngọt, vị người ta thích” đến nghĩa “lời nói phỉnh nịnh,
dễ ưa, dễ làm người khác xiêu lòng” ( trong lời đường mật ) có quy luật chuyển nghĩa.
Ngữ liệu thú vị cho dạng bài tập này là những từ đa nghĩa tạo cho bài tập có nhiều đáp
án, tạo điều kiện có thể tổ chức các trò thi để tìm nhanh, tìm nhiều từ. Ví dụ: Tìm các từ
đồng nghĩa với từ tươi , tìm các từ trái nghĩa với từ tươi.
Mục đích dạy các lớp từ vựng cho HS không chỉ giúp các em nhận diện ra các lớp từ
này mà điều quan trọng là giúp các em sử dụng từ đúng, tiến tới sử dụng từ hay.
Vì vậy, ứng dụng kiến thức về các lớp từ vựng, chúng ta có thể xây dựng thành hai
nhóm bài tập để bồi dưỡng cho học sinh giỏi:
4.2.1. Bài tập giúp HS cảm nhận được cái hay của việc dùng từ
Ví dụ: Từ tím ngát trong câu “Hoa sầu riêng nở tím ngát" có gì hay?
56
Sở dĩ ví dụ này được xem là bài tập thuộc mạch "Các lớp từ vựng" vì để chỉ ra cái hay
của tím ngát phải đặt nó trong thế đối lập với tím ngắt và ngan ngát là những từ gần nghĩa
với nó.
4.2.2. Những bài tập giúp lựa chọn sử dụng từ hay
Ví dụ: Chọn 1 trong 3 từ mọc, nhô, ngoi điền vào chỗ trống để có câu văn miêu tả:
- Mặt trời… lên.
Thay từ được gạch dưới bằng một từ láy để các câu văn trở nên gợi tả hơn:
- Những giọt sương đêm nằm trên những ngọn cỏ.
Trang 56

- Đêm ấy, trăng sáng lắm.


Dưới trăng dòng sông trông như dát bạc.
Bài tập có thể kèm thêm yêu cầu giải thích vì sao dùng từ như thế lại hay, ví dụ:
Chọn 1 trong 3 từ rơi, rụng, rắc em cho là hay nhất để điền vào chỗ trong câu thơ sau và
giải thích vì sao em chọn từ đó:
Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
... trắng vườn nhà những cánh hoa vương.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Khi kèm thêm yêu cầu giải thích vì sao dùng từ như thế lại hay thì đó cũng một dạng bài
tập cảm thụ văn học - cảm thụ cái hay của việc dùng từ.
5. Cấu tạo từ - kĩ năng nhận diện, nắm nghĩa, tạo từ và sử dụng thì theo kiểu cấu tạo
- Về mặt lí thuyết, để phân loại, nhận diện từ theo cấu tạo, phải nắm chắc các kiến thức
sau: Xét về cấu tạo, dựa vào số lượng tiếng, người ta chia từ ra thành từ có một tiếng (từ
đơn) và nhóm từ có hai tiếng trở lên (từ đa âm, ở tiểu học gọi là từ phức). Để phân loại
nhóm từ đa âm, phải dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng ở trong từ: Nếu các tiếng trong
từ có quan hệ về nghĩa thì đó là từ ghép, nếu các tiếng trong từ chỉ có quan hệ về âm (có
một bộ phận âm đầu, vẫn hay cả khuôn tiếng (âm đầu và vần), cả tiếng giống nhau) thì đó
là từ láy. Như vậy, mối quan hệ giữa các tiếng trong từ là căn cứ để phân biệt từ ghép và
từ láy.
Ngoài những trường hợp rất tiêu biểu cho từ ghép như nhà cửa, sách vở, xe đạp, học
sinh,... tiêu biểu cho từ láy như xanh xao, đẹp đẽ, nhỏ nhắn..., trong thực tế, khi phân loại
một từ nào đó theo cấu tạo, có các trường hợp không nằm ở phần tâm của bảng phân loại,
thường được xem là trường hợp trung gian không tiêu biểu cho mỗi loại, khiến cho HS
gặp nhiều khó khăn, dễ mắc sai lầm khi phân loại nên cần lưu ý như sau:
- Có những từ mà các tiếng vừa có quan hệ về nghĩa vừa có quan hệ về âm như tươi tốt,
thủng mủng, đi đứng,... thì xếp vào từ ghép theo nguyên tắc ưu tiên về nghĩa, lúc này sự
giống nhau về âm được xem là một sự trùng hợp ngẫu nhiên

57
- Có những từ đứng trên quan điểm lịch đại thì cả hai tiếng đều có nghĩa nhưng theo quan
điểm đồng đại thì có một tiếng mất nghĩa. Những từ này được chia làm hai nhóm. Nhóm
thứ nhất giữa hai tiếng có quan hệ về âm như chùa chiền, chim chóc, đất đai... thì được
xếp vào từ láy. Nhóm thứ hai là những từ có một tiếng mất nghĩa nhưng giữa hai tiếng
không có quan hệ về âm thì lại được xếp vào từ ghép như tre pheo, bếp núc, xe cộ...
Trang 57

- Ở tiểu học không nên đặt vấn đề phân loại đối với các từ thuần Việt như tắc kè, đi hội,
bồ kết... hay từ vay mượn như mì chính, xà phòng, mít tinh... là những từ mà cả hai tiếng
trong từ dù xét theo quan điểm đồng đại hay lịch đại đều không có quan hệ cả về nghĩa
lẫn về âm. Vì vậy, những từ này sẽ không được dùng làm ngữ liệu để ra bài tập khi ôn
luyện lí thuyết cấu tạo từ. Nếu học sinh chủ đa các từ này ra và yêu cầu phân loại thi giáo
viên cần giải thích cho các em rằng những từ đó là một loại từ ghép đặc biệt, các em sẽ
được học sau.
- Các kiểu từ như ồn ào, ầm ĩ, ọc ạch, ỏn ẻn... đều được xem là từ láy và được giải thích
là các tiếng trong từ giống nhau ở chỗ vắng khuyết phụ âm đầu. Ngoài ra, khi xét từ láy,
lưu ý không bỏ qua trường hợp các từ láy phụ âm đầu nhưng trên dạng thức chữ viết lại
được viết bằng các con chữ khác nhau như cong queo, cuống quýt, kinh coong....
Cuối cùng, cần lưu ý không xếp nhầm các trường hợp như cần mẫn, chuyên chính... vào
từ láy vì tuy giữa các tiếng có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng đây là những từ Hán
Thank
Việt, mỗi tiếng 44TH1-114!
đều có nghĩa và giữa các tiếngCovid2021-XH
trong từ có quan hệ về nghĩa. Vì vậy, mặc
dù chưa nắm nghĩa của từng tiếng nhưng nếu biết đó là từ Hán Việt thì phải thận trọng khi
phân loại.
- Dựa vào tính chất quan hệ về nghĩa giữa các tiếng, từ ghép lại được chia thành từ ghép
tổng hợp và từ ghép phân loại. Trong từ ghép tổng hợp, các tiếng có quan hệ đẳng lập,
trong từ ghép phân loại; các tiếng có quan hệ chính phụ. Nghĩa của từ ghép tổng hợp
mang tính khái quát, tổng hợp, còn trong từ ghép phân loại có một yếu tố cụ thể hoá, cá
thể hoá nghĩa cho các yếu tố còn lại. Khi phân loại cụ thể các kiểu từ ghép nên lưu ý
trường hợp đồng âm (một hình thức ngữ âm) ứng với hai nghĩa khác nhau như bút mực,
sáng trong... Ví dụ sáng trong là từ ghép tổng hợp trong câu: Người chiến sĩ ấy có tấm
lòng sáng trong như ngọc, lúc này sáng trong cũng có thế đổi thành trong sáng. Sáng
trong là từ ghép phân loại trong những câu như Nhớ mua bóng đèn sáng trong, đừng mua
bóng sáng đục (sáng mờ).
Những trường hợp cần lưu ý đã nêu ở trên là ngữ liệu nâng cao yêu cầu nhận diện kiểu từ
theo cấu tạo. Để phù hợp với đối tượng HS tiểu học, khi đưa những trường hợp này và
yêu cầu xếp loại từ theo cấu tạo, chúng ta nên “cảnh báo”, chi dân để học sinh lưu ý. Ví
dụ ở bài tập “Gạch bỏ từ không thuộc nhóm cấu tạo với các từ còn lại trong dãy từ sau:
“nắng nôi, nóng nảy, nứt nẻ, nồng nàn, nơm nớp”. Việc trong dãy từ có một từ không
phải là từ láy đã được báo trước trong lệnh bài tập.
58
Ngữ liệu tạo được sự thú vị của bài tập nhận diện lớp từ theo cấu tạo là những trường hợp
đồng âm - cấu tạo từ như cánh chim (có khả năng là một từ ghép
Trang 58

hoặc là hai từ đơn), may máy (có khả năng là một từ ghép hoặc một từ láy), bút mực, nhà
đất (có khả năng là một từ ghép tổng hợp hoặc một từ ghép phân loại).
Bài tập nhận diện, phân loại từ đơn, từ ghép (phân loại, tổng hợp), từ láy gồm các dạng
sau:
1) Cho sẵn từ rời, yêu cầu xếp loại, ví dụ:
Hãy sắp xếp các từ thật thà, bạn bè, hư hỏng, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường,
ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn vào ba nhóm:
- Từ ghép tổng hợp
- Từ ghép phân loại
- Từ láy
2) Cho sẵn một đoạn, một câu, yêu cầu học sinh tìm một hoặc một số kiểu từ theo cấu
tạo có trong đoạn, câu đó, ví dụ:
Tìm từ láy có trong ba câu sau:
Dáng tre Thank 44TH1-114!
vươn mộc mạc,màu tre tươi nhũnCovid2021-XH
nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai,
vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
(Thép Mới)
Với những bài tập này, trước khi đi vào phân loại từ theo cấu tạo, học sinh phải vạch
ra được đúng ranh giới từ. Nhiều lúc, vấn đề mấu chốt lại là vấn đề phân cắt các đơn
vị từ.
3) Cho sẵn một yếu tố cấu tạo từ (một tiếng), yêu cầu học sinh tìm từ có tiếng gốc đó
theo những kiểu cấu tạo khác nhau. Ví dụ:
- Tìm những từ có thể kết hợp với từ sáng để tạo thành từ ghép (tổng hợp, phân loại)
và từ láy.
- Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
Các từ ghép Các từ láy
mềm… mềm…
xanh… xanh …
khỏe… khỏe …
lạnh… lạnh …

59
vui… vui …
Những bài tập yêu cầu học sinh từ một tiếng đã cho tạo từ theo kiểu cấu tạo nào đó sẽ
tăng độ thú vị khi chúng ta tìm được những tiếng (cũng là một từ đơn) có khả năng tạo
môt từ lớn, ví dụ, bài tập “Tìm các từ có tiếng mờ sao cho được nhiều
Trang 59

kiểu cấu tạo nhất” là một trò thi đố thú vị vì học sinh sẽ tìm được nhiều từ có các kiểu
cấu tạo khác nhau, ví dụ: mờ (từ đơn), mờ nhạt (từ ghép tổng hợp), mờ mắt (từ ghép phân
loại), mờ mịt (láy phụ âm đầu), lờ mờ (láy vần), mờ mờ (láy tiếng), mập mà mập mờ (láy
tư).
Ngoài dạng bài tập nhận diện, phân loại từ theo cấu tạo, những dạng bài tập được xem
là hay thường được dùng nhiều cho học sinh giỏi gồm:
1) Bài tập yêu cầu chỉ ra sự khác nhau về nghĩa giữa các từ phức có cùng yếu tố cấu
tạp, sự khác nhau về nghĩa giữa một từ ghép và các tiếng cũng là những từ đơn tạo nên từ
ghép đó.
2) Bài tập chỉ ra cái hay của việc dùng từ, đặc biệt là từ láy.
3) Bài tập yêu cầu lựa chọn, sử dụng từ, đặc biệt là từ láy, có hiệu quả.
Những dạng bài tập này đã được bàn đến ở mạch “Làm giàu vốn từ”.
6. Biện phápThank 44TH1-114!
tu từ - kĩ năng Covid2021-XH
nhận diện, sử dụng biện pháp tu từ
6.1. Nhận diện biện pháp tu từ
Đây là những bài tập yêu cầu HS nhận ra biện pháp tu tư (so sánh, nhân hóa) trong
đoạn văn, đoạn thơ. Bài tập cũng có thể yêu cầu HS chỉ ra từng bộ phận cấu tạo nên từng
biện pháp tu từ.
Đề thi học sinh giỏi ít khi chỉ có yêu cầu nhận diện biện pháp tu từ.
6.2. Bài tập cấu trúc yêu cầu tạo lập biện pháp tu từ
Thuộc dạng bài tập này là những bài tập yêu cầu HS lắp ghép hoặc thêm bộ phận
thiếu để tạp biện pháp tu từ. Những bài tập được xem là thú vị trong nhóm này là những
bài tập dùng hình ảnh hoặc từ ngữ để gợi ra các mối quan hệ so sánh, ví dụ bài tập sau:
Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh
các sự vật trong tranh (xem mục Một số bài tập tiếng Việt nâng cao, bài 25).
Ta đã biết mục đích của so sánh là làm cho đối tượng được so sánh trở nên gần gũi,
sinh động và có đặc điểm được đánh giá, nhận định trở nên thuyết phục hơn. Đối tượng
đưa ra làm chuẩn để so sánh phải được thừa nhận đạt chuẩn nào đó. Vì quả bóng cụ thể
hơn trăng, chữ S cụ thể hơn hình dánh đất nước Việt Nam nên trong bài tập này, bức
tranh 1 chỉ có thể nói “Trăng tròn như quả bóng” mà không nói “Quả bóng tròn như
60
trăng”. Ở bức tranh 4 chỉ có thể nói “Nước Việt Nam như hình chữ S” mà không nói
“Chữ S giống hình nước Việt Nam”. Ở hình 2, hoa đạt hai chuẩn: tươi và đẹp nên hai so
sánh được tạp ra là “Mặt đẹp như hoa”,
Trang 60

“Mặt tươi như hoa” không thể nói “Hoa như mặt người”. Đặc biệt thú vị là bức
tranh số 3, vì đèn có chức năng soi sáng, trăng sao đạt chuẩn về vẻ đẹp nên trên thực tế sẽ
tạo được nhiều so sánh đúng: “Những ngòn đèn như những ngôi sao” và “Vầng trăng
(ngôi sao) như ngọn đèn soi đường cho chúng ta đi”.
Khi dạy biện pháp tư từ, chúng ta cần làm cho học sinh hiểu được mục đích, giá trị
của biện pháp tư từ chứ không chỉ hình thức của chúng. Vì không chú ý đến mục đích của
so sánh nên nhiều học sinh khu giải bài tập trong đề thi học sinh giỏi yêu cầu viết câu có
hình ảnh so sánh từ các cặp từ ngữ chiếc đĩa bạc – vầng trăng, tấm thảm vàng – cánh
đồng lúa chín đã tạo ra những câu không rõ mục đích so sánh để làm gì như Chiếc đĩa
bạc như vầng trăng, Tấm thảm vàng như cánh đồng lúa chín.
6.3. Bài tập yêu cầu phân tích, đánh giá giá trị của biện pháp tư từ
Bản thân biện pháp tu từ là thú vị, nó tạo nên giá trị nghệ thuật của ngôn ngữ văn
chương. Vì vậy dạng bài tập này xuất hiện nhiều trong đề thi học sinh giỏi. Ví dụ:

Thank
Chỉ ra biện 44TH1-114!
pháp tu từ được sử dụng trongCovid2021-XH
hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện
pháp tu từ đó:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
(Nguyễn Khoa Điềm)
Yêu cầu phân tích, đánh giá giá trị của biện pháp tu từ chính là một kiểu bài tập cảm
thụ văn học, vì vậy chúng sẽ được bàn kĩ khi nói về mạch kiến thức kĩ năng 15 – Cảm thụ
văn học, rèn kĩ năng đọc hiểu.
6.4. Bài tập sáng tạo – yêu cầu HS sử dụng biện pháp tu từ để luyện viết câu văn có
hình ảnh, có cảm xúc
Ví dụ:
Viết ba câu văn có hình ảnh nhân hóa để tả:
- Giọt nắng sớm
- Cánh cổng trường
- Lá cờ giữa sân trường

61
Những bài tập này là những bài tập sáng tạo, yêu cầu học sinh sử dụng biện pháp tu
từ để luyện viết câu văn có hình ảnh, có cảm xúc, chúng được sử dụng nhiều khi luyện
viết văn. Vì vậy, những bài tập này được sử dụng nhiều ở mạch kiến thức, kĩ năng 16 –
Làm văn – rèn kĩ năng viết đoạn, bài văn.
Trang 61

7. Từ loại – kĩ năng nhận diện, sử dụng từ theo đúng từ loại, tiểu loại
Bài tập về từ loại gồm các dạng sau:
7.1. Cho từ rời, yêu cầu xác định từ loại, tiểu loại
Dạng bài tập, này trở thành thú vị khi chúng ta chọn ngữ liệu là những từ đồng âm, đa
nghĩa, có hiện tượng chuyển từ loại, ví dụ bài tập yêu cầu xác định từ loại của các từ: cân,
hay kén, bò, sơn,… Khi giải bài tập này, cần lưu ý HS đưa từ vào tất cả những ngữ cảnh
có thể để không bỏ sót nghĩa và khả năng hiện thực hóa từ loại của từ. Nhiều khi khả năng
đa từ loại đã được chỉ dẫn trong lệnh bài tập, ví dụ “Từ trẻ con có thể là một tính từ, lúc
đó nghĩa của nó là gì? Hãy đặt câu có từ trẻ con với nghĩa đó”.
Nhận diện các tiểu loại từ như danh từ chỉ đơn vị, danh từ chỉ khái niệm là khó đối
với học sinh tiểu học. Vì vậy dẫu là bài tập dành cho học sinh giỏi, cần phải lựa chọn các
ngữ liệu điển hình, dễ nhận diện khi xây dựng các bài tập yêu cầu học sinh phân biệt các
Thank
tiểu loại từ này. 44TH1-114!
Chẳng hạn Covid2021-XH
để luyện tập về danh từ chỉ khái niệm, chúng ta chỉ nên chọn
ngữ liệu là ba trường hợp sau: 1) Có thể đối lập về nghĩa cụ thể và nghĩa bóng (trừu
tượng), ví dụ: lòng (trong cháo lòng) là bộ phận nằm trong khoang bụng của người, động
vật là lòng (trong lòng mẹ) chỉ tình cảm, tình yêu; tim (quả tim cơ học) và tim (tình yêu,
tình cảm), 2) Hiện tượng đồng âm của những danh từ trừu tượng có khả năng chuyển từ
loại thành động, tính từ như suy nghĩ, khó khăn, nhận thức... 3) Hiện tượng cấu tạo từ có
sự, cuộc, nỗi, niềm đứng trước các động từ, tính từ để tạo thành một danh từ chỉ khái niệm
như cuộc đấu tranh, nỗi buồn, niềm vui.
7.2. Cho từ trong câu, đoạn, yêu cầu xác định từ loại
Đây là những bài tập yêu cầu HS tìm danh từ, động từ, tính từ… trong đoạn thơ, văn.
Lúc này, vấn đề đặt ra cho học sinh là phải phân định đúng ranh giới từ mà học sinh đã
xác định sai từ loại. Ví dụ nhiều học sinh cho non cao, nắng chang, xoài biếc, cam vàng,
dừa nghiêng, cau thẳng là một từ nên không xem cao, chang, biếc, vàng, nghiêng, thẳng
là tính từ khi giải bài tập theo đề bài sau:
Tìm các tính từ trong khổ thơ sau:
Việt Nam đẹp khắp trăm miền
Bốm mùa một sắc trời riêng đất này
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây.
62
Non cao gió dựng sông đầy nắng chang
Trang 62

Sum sê xoài biếc cam vàng


Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.
Khi xác định từ loại, học sinh hay gặp khó khăn trong những trường hợp từ có nghĩa
và dấu hiệu hình thức không điển hình cho từ loại. Ví dụ như các em rất dễ nhầm động từ
với tính từ, danh từ với tính từ khi xác định từ loại của mòn, ngược, xuôi, riêng, đầy trong
các câu “Nước chảy đá mòn”, “Đi ngược về xuôi”, “Bốn mùa một sắc trời riêng đất này”,
“Non cao gió dựng sông đầy nắng chang”. Những từ có cùng yếu tố cấu tạo cũng dễ gây
cho học sinh sự nhầm lẫn về từ loại, ví dụ: tình yêu, yêu thương, đáng yêu. Các động từ
chỉ cảm xúc kết hợp được với phụ từ chỉ mức độ như vui, buồn, giận cũng hay bị học sinh
cho là tính từ.
7.3. Bài tập yêu cầu sử dụng từ theo lớp từ loại
Những bài tập này là những bài tập tích cực hóa vốn từ mà ngữ liệu là những từ cùng
từ loại. Bài tập sẽ trở nên thú vị nếu chúng ta lựa chọn được các ngữ liệu điển hình sử
dụng nhiều từ cùng từ loại, từ đồng nghĩa như bài tập sau:
- Chọn một tính từ chỉ màu trắng trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống trong bài
Thank
thơ sau cho thích hợp: 44TH1-114! Covid2021-XH
(trắng phau, trắng hồng, trắng bạc, trắng ngần, trắng đục, trắng trẻo, trắng xóa, trắng
bệch, trắng nõn, trắng tinh, trắng muốt, trắng bóng).
Tuyết rơi ……………… một màu
Vườn chim chiều xế ……………. cánh cò
Da …..…….……………. ốm o
Bé khỏe đôi má non tơ…………………
Sợi len ……………… như bông
Làn mây ….…….. bồng bềnh tròi xanh
………… đồng muối nắng hanh
Ngó sen ở dưới bùn tanh……………..
Lay ơn ……………. tuyệt trần
Sương mù …….. không gian nhật nhòa
Gạch men …………. nền nhà
63
Trẻ em ..……… hiền hòa dễ thương.
Trang 63
7.4. Bài tập chữa lỗi sử dụng sai từ loại, tiểu loại
Ví dụ 1:
- Hãy tìm từ dùng sai trong câu sau:
Em thân thương bạn Linh.
Từ dùng sai là danh từ, động từ hay tính từ ? Hãy đặt một câu với từ đó.
Câu trên có lỗi dùng từ vì đã dùng một tính từ như một động từ.
Ví dụ 2:
- Tìm chỗ sai trong các câu dưới đây và sửa lại cho đúng:
a, Bạn Vân đang nấu cơm nước.
b, Bác nông dân đang cày ruộng nương.
c, Mẹ cháu vừa đi chợ búa.
d, Em có một người bạn bè rất thân.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Bài tập này có thể xếp vào bài tập sử dụng từ sai cấu tạo, cũng có thể xếp vào bài
tập sử dụng từ sai theo tiểu loại từ.
Ba câu đầu ở bài tập này bị sai vì đã sử dụng những danh từ tổng hợp kết hợp với
một động từ cụ thể. Câu 4 sai vì danh từ tổng hợp bạn bè không kết hợp được với danh từ
chỉ đơn vị “người”.
8. Câu phân loại theo chức năng của vị ngữ - kỹ năng nhận diện, sử dụng đúng kiểu
câu theo chức năng của vị ngữ
Đây là tên gọi tạm đặt cho cách phân loại câu thành ba kiểu “Ai – là gì?”, “Ai –
làm gì?”, “Ai – thế nào?” – Một cách phân loại câu mới của chương trình Tiếng Việt
2000. Nội dung loại câu này gồm 3 dạng bài tập sau:
8.1. Xác định kiểu câu theo chức năng của vị ngữ
Các bài tập nâng cao thuộc dạng bài tập này sẽ chọn những ngườiữ liệu có động từ
làm vị ngữ trung tâm là từ đa nghĩa hoặc có hiện tượng đồng âm trong bộ phận vị ngữ. Ví
dụ:
- Trong hai câu sau, chỉ có câu “Thỏ chạy nhanh” ở câu a thuộc kiểu câu kể “Ai –
thế nào?”. Vì sao?

64
a, Thỏ chạy nhanh. (Còn rùa chạy chậm).
b, Thỏ chạy nhanh. (Nó cố sức băng qua cánh cổng để đuổi kịp rùa).
Chỉ có câu a đánh giá về khả năng chạy của Thỏ, có vị ngữ trả lời cho câu
Trang 64
hỏi “Thỏ thế nào?” còn câu b kể về hành động của Thỏ, vị ngữ trả lời cho câu hỏi
“Thỏ làm gì?”.
- Trong 2 câu sau, chỉ có 1 câu thuộc kiểu câu kể “Ai thế nào?”. Vì sao?
a, Hôm nay Thanh mặc một chiếc áo khoác đen.
b, Nghe tiếng chuông reo, Thanh mặc vội chiếc áo khoác đen rồi đi ra mở cửa.
Trong 2 câu trên, chỉ có câu a, từ mặc chỉ trạng thái nên vị ngườiữ của câu này trả
lời cho câu hỏi “Ai – thế nào?” còn ở câu b, mặc chỉ hoạt động, trả lời cho câu hỏi “Làm
gì?” nên câu này thuộc kiểu câu kể “Ai – làm gì?”.
Bài tập sẽ tăng độ khó và thú vị khi ta thêm yêu cầu nêu nghĩa của câu, ví dụ:
- Trong 2 câu sau, chỉ có 1 câu thuộc kiểu “Ai – là gì?”. Vì sao? Nghĩa của 2 câu
đó khác nhau như thế nào?
a, AnhThank
ấy là người44TH1-114!
nói hay. Covid2021-XH
b, Anh ấy nói là hay.
Nhìn qua, học sinh có thể bị nhầm câu b theo mẫu “Ai – là gì?” nhưng cả chủ ngữ
và vị ngữ của chúng không được cấu tạo như bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của kiểu câu “Ai
– là gì?”. Về nghĩa, câu a giới thiệu, nhận định về khả năng nói của “Anh ấy” còn câu b
nhận định rằng tư cách phát biểu (nói) của “Anh ấy” là thích hợp.
8.2. Đặt câu theo mẫu
Những bài tập đặt câu theo mẫu thường quy định cả hình thức mẫu câu và nội dung
câu
Ví dụ:
Đặt 1 câu theo mẫu “Ai – thế nào?”, 1 câu theo mẫu “Ai – là gì?” có cùng nội dung
khen bạn Minh học toán giỏi.
Hai câu đáp án của bài tập là Minh học toán giỏi, Minh là người học toán giỏi
(hoặc Minh là một cây toán của lớp em). Chúng là những câu đồng nghĩa. Đây là 1 dạng
bài tập nâng cao thú vị.
8.3. Chuyển đổi kiểu câu theo chức năng của vị ngữ

65
Có thể đưa thêm dạng bài tập yêu cầu chuyển đổi kiểu câu theo chức năng của vị
ngữ. Các câu sau khi được chuyển đổi phải có cùng nội dung, đồng nghĩa với câu gốc.
Trang 65
Ví dụ:
- Chuyển câu Hùng vẽ giỏi thành một câu có mẫu “Ai – là gì?”
- Những câu nào không thuộc kiểu câu “Ai – là gì?”? Hãy chuyển chúng thành câu
kiểu “Ai – là gì?”
a, Nha Trang có bãi biển rất nổi tiếng và thơ mộng.
b, Nha Trang là thành phố biển nổi tiếng của Việt Nam.
c, Nha Trang được nhiều người xem là thành phố biển thợ mộng nhất của nước ta.
Để giải được bài tập này, học sinh cần hiểu rằng chuyển kiểu câu tức là tạo ra 1
câu mới theo kiểu cấu tạo đã cho nhưng phải đồng nghĩa với câu đã có. Nha Trang là tên
một thành phố nên muốn chuyển những câu không thuộc kiểu câu “Ai – là gì?” như câu a
và câu c ở trên thành câu kiểu “Ai – là gì?” đồng nghĩa với nó, cần phải thêm vào vị ngữ
của những câu này bộ phận “là gì”, ví dụ “là thành phố”, “là nơi”. Câu a và câu c sẽ được
chuyển thành “Nha Trang là thành phố có bãi biển rất nổi tiếng và thơ mộng và Nha
Trang là nơi Thank
được nhiều 44TH1-114!
người xem là thành phố biển thơ mộng nhất của nước ta.
Covid2021-XH
9. Câu phân loại theo mục đích nói – kỹ năng nhận diện, sử dụng đúng kiểu câu theo
mục đích nói
Các bài tập nhận diện, cấu trúc thuộc mạch phân loại theo mục đích nói có dạng
yêu cầu xác định kiểu câu, yêu cầu đặt câu theo mẫu, chuyển đổi câu theo mục đích nói
hoặc cho một lỗi chủ ngữ - vị ngữ, yêu cầu học sinh tạo thành các kiểu câu kể, hỏi, cảm,
cầu khiến.
Cụ thể, chúng gồm các dạng bài tập sau:
9.1. Xác định kiểu câu theo mục đích nói
Để kiểm tra kiến thức, kỹ năng phân loại câu theo mục đích nói, có dạng bài tập
yêu cầu xác định kiểu câu theo mục đích nói cho những câu cụ thể. Học sinh hay nhầm
câu kể có câu hỏi gián tiếp như: “Cô giáo hỏi tôi ở nhà bạn Cúc có học bài không” là câu
hỏi; nhầm câu cầu khiến chỉ sự mời mọc, đề nghị, yêu cầu như “Mời anh vào nhà tôi
chơi” là câu kể. Đây cũng chính là ngườiữ liệu thú vị cho dạng bài tập nhận diện câu theo
mục đích nói.
Ví dụ:
Xác định kiểu câu theo mục đích nói cho những câu sau:

66
a, Bạn Lan đã đến chưa?
Trang 66
b) Hãy nói cho cô biết bạn Lan đã đến chưa.

c) Em không biết bạn Lan đã đến chưa.

d) A, Bạn Lan đã đến rồi!

Có thể xây dựng những bài tập nâng cao từ ngữ liệu là một câu nói như phụ thuộc
vào việc câu đó được ai nói và nói với ai, nó sẽ thuộc vào những kiểu câu có mục đích nói
khác nhau.

Ví dụ:

Câu "Lan mời Huệ vào nhà chơi" là câu kể trong những trường hợp nào dưới đây? |a)
Lan nói với Huệ.

b) Lan nói với Hồng.

c) Hồng nói với Huê.

Trong 3 câu trên có một câu


Thank đề nghị bạn vào nhà
44TH1-114! mình chơi không phải là câu kể.
Covid2021-XH
- Câu "Em mong cô giáo đến nhà em chơi" chỉ nói với ai thì mới là câu khiến? Vì sao?

Câu trên chỉ nói với người có thể thực hiện hành động đến chơi, ở đây là cô giáo
thì mới trở thành câu khiến. Nói với những người khác, đó sẽ là câu kể.

9.2. Đặt câu theo mục đích nói đã cho

- Dạng bài tập nâng cao sẽ yêu cầu đặt những câu được sử dụng theo lối gián

tiếp. Ví dụ

Hãy đặt một câu hỏi để yêu cầu bạn cho mình mượn cuốn sách

9.3. Chuyển đổi kiểu câu theo mục đích nói

Ví dụ:

- Chuyển các câu sau thành câu hỏi bằng cách thêm các từ để hỏi.

a) Linh được giải Nhất học sinh giỏi thành phố.

67
b) Cô của bạn Phước là bác sĩ. Chà

- Hãy chuyển các câu kể sau thành câu cảm:

a) Tủ rất mê sách.

b) Trời sáng.

c) Đường lên dốc rất trơn.

d) Nước về đồng rồi.

Trang 67
9.4. Cho trước chủ - vị, đặt câu theo mục đích nói khác nhau
- Ví dụ:
Từ ý hoa đep. viết thành câu có các kiểu: câu hỏi, câu kể, câu cầu khiển, câu cảm.
 Viết thành câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến từ nòng cốt chủ vị sau:
a) Trời nắng.
b) Lan học bài.
c) Bé ngoan.
d) Mę về
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
9.5. Bài tập sử dụng câu theo mục đích nói
Trong mạch câu phân loại theo mục đích nói có những bài tập yêu cầu viết đoạn
hội thoại sử dụng các kiểu câu theo mục đích nói khác nhau, những bài tập yêu cầu lựa
chọn câu nói lịch sự, lễ phép, phù hợp với hoàn cảnh và vai giao tiếp
9.6. Bài tập chữa lỗi câu
Bài tập chữa lỗi câu gồm hai kiểu: chữa lỗi sử dụng sai dấu câu do nhầm mục đích
nói và chữa lỗi câu dùng không lịch sự, không lễ phép, vi phạm quy tắc hội thoại. Ví dụ
bài tập số 40 mục Thông tin cần tham khảo - Một số bài tập tiếng Việt nâng cao.

10. Câu phân loại theo cấu tạo - kĩ năng nhận diện, sử dụng đúng
Nội dung phân loại câu theo cấu tạo có các dạng bài tập:
10.1. Xác định kiểu câu theo cấu tạo
Dựa vào đặc điểm cấu tạo, cậu có thể chia thành câu đơn, câu ghép, câu ghép đẳng
lập và câu ghép chính phụ. Để xác định kiểu câu theo cấu tạo, học sinh phải có khả năng
phân tích các thành phần câu.
Để phân biệt câu đơn, câu ghép, phải dựa vào số lượng vế câu có trong câu.

68
Câu ghép là câu có nhiều vế câu nhưng cần lưu ý trường hợp về câu nọ nằm trong
về câu kia thì cũng không được xem là câu ghép mà phải xếp vào câu đơn. Vì không được
lưu ý như vậy, học sinh nhiều khi đã nhầm các kiểu câu đơn như: "Vì những điều mà nó
đã hứa với cô giáo, nó quyết tâm học giỏi” là câu
Trang 68
ghép. Ngoài ra, khi phân biệt câu đơn, câu ghép, học sinh còn nhân nhiều chủ ngữ,
vị ngữ (nhưng vẫn chỉ có một vế câu) như: “Lưng con cào cào đôi cánh lụa mỏng manh
của nó tô màu tía, nom đẹp lạ” là câu ghép.
Các ngữ liệu được xem là khó và thú vị cho dạng bài tập này là những câu nhìn
qua có vẻ giống nhau nhưng thuộc hai kiểu cấu tạo cầu khác nhau, ví dụ:
- Dựa vào thành phần cấu tạo, phân loại hai câu sau:
a) Vì những mong ước của nó đã được thực hiện nên nó rất vui.
b) Vì những điều mà nó đã hứa với cô giáo, nó quyết tâm học tốt.
- Mỗi câu sau là câu đơn hay câu ghép?
a) Sóng nhè nhẹ liếm vào bờ cát, tung bọt trắng xóa.
b) Sóng nhè nhẹ liếm vào bờ cát, bọt tung trắng xóa.
10.2. Đặt câu theo mẫu cấu tạo, chuyển đổi kiểu câu theo cấu tạo
Các bài tập cấu trúc liên quan đến mạch phân loại câu theo cấu tạo có thể có các
Thank
dạng như: Chuyển 44TH1-114!
hai câu đơn thành một câuCovid2021-XH
ghép, điền tiếp vế câu còn thiếu để tạo
thành câu ghép. Ví dụ: “Tìm vế câu thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép”:
- Vì Huệ học giỏi nên...
- Nếu Huệ học giỏi thì...
- Tuy Huệ học giỏi nhưng...
- Chẳng những Huệ học giỏi mà...

Bài tập dạng này có thể sử dụng để tổ chức trò chơi thì tạo câu khá lý thú khi vế
câu có khả năng kết hợp cao, tạo ra nhiều câu mới, ví dụ:
Cho một vế câu “Trời nắng”, hãy thêm quan hệ từ hoặc từ hô ứng và một vế câu
để tạo câu ghép.
Đây là một bài tập mở có rất nhiều đáp án, ví dụ, những nhà yêu cầu của đề bài:
- Nếu trời nắng thì tôi sẽ đi chơi.
- Vì trời nắng nên em phải đối mũ
- Tuy trời nắng nhưng chúng em vẫn lao động hăng say
- Mặc dầu trời nắng nhưng bạn Linh vẫn không chịu đội mũ.
- Nhờ trời nắng mà tóc mau khô.
Trang 69
69
- Tại trời nắng nên đám rau khô héo hết.
- Trời càng nắng không khí càng oi bức.
- Trời vừa nắng bà em đem thóc ra phơi.
- Trời mới nắng tôi đã cảm thấy khó chịu.
- Trời chưa nắng cỏ cây đã héo khô.
- Trời đã nắng đường lại không còn một bóng cay.
- Trời nắng bao nhiêu, nước cạn bấy nhiêu.
- Trời nắng ở đâu, cây chết ở đấy.
- Hễ trời nắng, mẹ em lại đem chiếu ra phơi.
- Hễ chuồn chuồn bay cao thì trời nắng.
10.3. Chữa câu sai không tương hợp vế câu.
Những bài tập dạng này có thể yêu cầu chữa các câu sai thành câu đúng theo
những cách khác nhau, ví dụ:
Hãy chữa các câu sau thành câu đúng theo hai cách khác nhau:
Vì thờiThank
tiết xấu nên44TH1-114! Covid2021-XH
cuộc quan gia của lớp không hoãn lại.
Tuy nhà rất gần trường nhưng bạn Oanh không bao giờ đến lớp muộn.
Các câu trên sai vì không có sự tương hợp giữa nội dung và hình thức của các vế
câu và cặp quan hệ từ nên có thể chữa lại bằng hai cách: hoặc thay cặp quan hệ từ hoặc
sửa lại nội dung vế câu.
Ngoài ra còn có dạng bài tập nâng cao khá khó và thú vị. Đó là ạng bài tập yêu cầu
chỉ ra nghĩa đích thực của các quan hệ từ, ví dụ bài tập:
Điền từ vào chỗ trống để chỉ ra ý nghĩa khác nhau của các từ nhỉ quan hệ trong các
câu sau:
Nếu Linh học giỏi toán thì Minh lại học giỏi văn.
- “nếu...thì” chỉ quan hệ...........................................................................................
Nếu Hoa chăm học thì nó thi đỗ.
- “nếu...thì” chỉ quan hệ...........................................................................................
Nếu Hoa chăm học thì nó đã thi đỗ.
- “nếu...thì” chỉ quan hệ điều kiện kết quả nhưng điều kiện đó đã.........................

70
Câu này có đã nên là câu............................. ý nói Hoa .............................................
Trang 70
11. Thành phần câu (cấu tạo câu) – kĩ năng nhận diện thành phần câu, viết câu đúng
cấu tạo.
Dạy học các thành phần câu ở tiểu học nhằm cung cấp cho học sinh các kiến thức
về cấu tạo ngữ pháp của câu và giúp các em có kĩ năng phân tích các thành phần câu, viết
câu đầy đủ các thành phần và đảm bảo sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu.
Các bài tập để luyện về cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành phần câu gồm có các
dạng sau:
11.1. Bài tập yêu cầu học sinh chỉ ra các thành phần câu
- Đề có thể cho sẵn một câu, yêu cầu học sinh chỉ ra các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ,
trạng ngữ của câu. Ví dụ: “Tìm các bộ phận chính chủ (chủ ngữ, vị ngữ) và bộ phận phụ
trạng ngữ trong câu sau đây:
Trong bóng nước láng trong mặt cát như gương, những con chim bông biển trong
suốt như thủy tinh lăn tròn trên những con sóng.
- Đề có thể vạch sẵn ranh giới các thành phần câu, yêu cầu học sinh gọi tên từng
phành phần. Ví dụ: “Hãy44TH1-114!
Thank gọi tên từng bộ phận Covid2021-XH
được dánh dấu trong câu sau: Vào một đêm
cuối mùa xuân năm 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ
chân ở một nhà bên đường.
Cần lưu ý khi nhận diện các thành phần câu cũng như khi viết câu, học sinh hay
nhầm trạng ngữ với chủ ngữ. Ví dụ: “Có những em cho hôm nay và mùa xuân trong các
câu: “Hôm nay trời đẹp”, “Mùa xuân em đi trồng cây” là chủ ngữ; nhầm định ngữ với vị
ngữ. Ví dụ: Nhiều em cho trong suốt như thủy tinh trong câu đã dẫn ở trên là vị ngữ.
Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần
câu. Lúc này nên đặt các câu trong thế đối lập để nhận diện. Ví dụ: Nhiều học sinh cho
rằng chủ ngữ trong câu “Tiếng suối chảy róc rách là tiếng suối nên cần đặt câu này cạnh
câu Suối chảy róc rách để các em nhận ra chỉ có suối mới chảy còn tiếng-chảy là không
phù hợp về nghĩa.
Bài tập nhận diện thành phần câu sẽ rất thú vị khi có thêm yêu cầu chỉ ra sự tương
hợp giữa hình thức ngữ pháp và nghĩa câu. Ví dụ:
Chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của hai câu sau và nêu sự khác nhau về
nghĩa giữa chúng:
- Con gà to ngon
- Con gà to, ngon.
71
Trang 71
11.2. Bài tập yêu cầu kết hợp các từ ngữ, phành phần câu để tạo câu.
Cũng như dạng bài tập đặt câu với các từ ngữ đã cho, dạng bài tập này sẽ thú vị khi
chúng ta tìm được các ngữ liệu đa trị, lúc này các từ ngữ, thành phần câu đã cho có thể kết
hợp theo nhiều cach để tạo câu.
11.3. Bài tập yêu cầu thêm các thành phần câu hoặc quan hệ từ để tạo câu.
Hai dạng bài tập này yêu cầu học sinh kết hợp các thành phần câu, thêm các thành
phần câu để tạo câu.
Để giải được các bài tập dạng này, học sinh phải xác lập được sự tương hợp giữa
chủ ngữ với vị ngữ, trạng ngữ với vế câu; định ngữ, bổ ngữ với danh từ, động từ, tính từ
trong câu.
Ví dụ: đề bài yêu cầu ghép từng bô phận có chủ ngữ ở bên trái với bộ phận vị ngữ
ở bên phải để tạo thành câu; ghép từng trạng ngữ ở bên trái với vế câu thích hợp ở bên
phải.

Các bài tập dạng này sẽ được tăng độ khó và thú vị khi tích hợp với những kiến
thức về xã hội, lịch sử, địa
Thank hiểu nguyên nhân của việc Anh-xtanh được
lí. Chẳng hạn, phải Covid2021-XH
44TH1-114!
nhận giải Nô ben và nguyên Cô-pec-nich bị giáo hội kết tội mới giải thích được bài tập
sau:
Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho hai vế câu sau:
a)............. An-be Anh-xtanh được nhận giải Nô-ben.
b)............ Ga-li-lê và Cô-pec-nich bị giáo hội kết tội.
Ngữ liệu đã trị sẽ giúp tạo cá trò chơi thi đố thú vị. Ví dụ: với bài tập “Cho vế thứ
nhất Trời mưa, tìm các cặp từ hô ứng và vế câu thứ hai để tạo thành các câu ghép khác
nhau, học sinh có thể tạo được các câu như sau:
- Trời càng mưa, nước sông càng lên cao
- Trời mưa bao nhiêu, lúa bị ngập bấy nhiêu.
- Trời mới mưa, đường đã ngập đầy nước.
- Trời chưa mưa, nó đã đem thùng ra hứng nước”
11.4. Bài tập yêu cầu đặt câu với từ, cụm từ giữ chức vụ ngữ pháp đã cho
Những bài tập yêu cầu đặt câu với từ, cụm từ là những bài tập mở, có nhiều đáp án,
có thể dùng để chơi các trò chơi thi đặt câu nhanh. Để tăng độ và cũng là độ thú vị của bài
72
tập, thường trpng đề thi học sinh giỏi người ta thêm yêu cầu quy định giữ chức vụ ngữ
pháp của từ, cụm từ để đặt câu.
Trang 72
Ví dụ: Đặt 3 câu: một câu có từ thật thà làm chủ ngữ, một câu có thật thà làm vị
ngữ, một câu có thật thà làm trạng ngữ. Cấu tạo ngữ pháp trở thành đối tượng nhận thức
thú vị khi chúng ta chỉ ra mối quan hệ của chúng với nghĩa của câu một hình thức nào đó
dùng để biểu đạt nội dung gì. Và khi muốn thể hiện một nội dung nào đó nên chọn hình
thức ngữ pháp nào. Chính vì vậy có thể đưa thêm dạng bài tập yêu cầu giải thích về nghĩa
của câu gắn với thành phần câu như sau:
11.5. Bài tập yêu cầu học sinh nêu sự khác biệt về ý nghĩa của câu khi đổi vị trí của các
từ ngữ ở trong câu
Ví dụ: Nghĩa của từng cặp câu sau khác nhau như thế nào?
a1) Nhà vua chọn người để nối ngôi như thế nào?
a2) Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
b1) Bao giờ chị Hòa đi Hải Dương?
b2) Chị Hòa đi Hải Dương bao giờ?
c1) ỞThank 44TH1-114!
Vinh, tôi được nghỉ hè. Covid2021-XH
c2) Tôi được nghỉ hè ở Vinh.
Ngoài ra có thể đưa thêm dạng bài tập yêu cầu đánh giá giá trị biểu đạt của việc
đảo các thành phần câu - một biện pháp tu từ cú pháp. Đây cũng là nguyên liệu được sử
dụng để xây dựng bài tập cho cảm thụ văn học.
11.6. Bài tập chữa câu sai do thiếu thành phần hoặc không tương hợp thành phần câu
Điển hình cho dạng bài tập này là những bài tập như:
- Các câu sau sai vì không có sự phù hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ. Với mỗi câu, hãy
viết lại thành hai câu đúng khác nhau:
Hình ảnh mẹ luôn chăm sóc em.
Lòng em xúc động nhìn theo lá quốc kỳ.
12. Dấu câu - kĩ năng sử dụng dấu câu
Kiến thức về dấu câu và kỹ năng sử dụng dấu câu được luyện tập và đánh giá bằng
các dạng bài tập sau:
12.1. Điền dấu vào ô trống

73
Đây là những bài tập cho sẵn các vị trí cần đánh dấu, yêu cầu học sinh chọn dấu
thích hợp để điền vào.
Trang 73
Ví dụ: Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm câu vào các ô trống
sao cho thích hợp:
Sân ga ổn ào ☐ nhộn nhịp ☐ đoàn tàu đã đến ☐

☐ Bố ơi ☐ bố đã nhìn thấy mẹ chưa ☐

☐ Đi lại gần tí nữa đi ☐ con ☐

☐ A ☐ mẹ đã xuống kia rồi ☐


Bài tập trên khá thú vị vì có ngữ liệu là một đoạn ngắn nhưng sử dụng nhiều dấu
câu khác nhau.
12.2. Tách đoạn, tách câu, điền dấu
Dạng bài tập này đưa ra một đoạn lời không có dấu, yêu cầu học sinh tự đánh dấu.
Ví dụ: Tách đoạn văn sau thành nhiều câu đơn; hoặc chép lại đoạn văn sau, điền dấu
chấm, dấu hai chấm, dấu hỏi, dấu gạch ngang thích hợp, viết hoa và xuống dòng cho
đúng: Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
“Một con dê trắng vào rừng tìm lá non bỗng gặp sói sói quát dê kia mi đi đâu dê
Trắng run rẩy tôi đi tìm lá non trên đầu mi có cái gì thế đầu tôi có sừng tim mi thế nào
tim tôi đang run sợ”.
Dạng bài tập về nêu cũng sẽ tăng độ thú vị khi chúng ta chọn được một đoạn văn
tương đối ngắn và sử dụng nhiều dấu câu khác nhau hoặc có những trường hợp có khả
năng sử dụng các kiểu câu khác nhau.
Đặc biệt, bài tập sẽ hay hơn khi chúng ta chỉ ra mối quan hệ giữa nghĩa câu và các
dấu câu được sử dụng hoặc chỉ ra ý nghĩa, giá trị tu từ của việc sử dụng dấu câu,
- Ví dụ 1:
a) Sử dụng dấu “ , ” hoặc dấu “ : ” để nối hai vế câu sau thành câu ghép:
trăng đã lên
mặt biển sáng hẳn ra
b) Nghĩa của hai câu văn tạo được có gì khác nhau?
- Ví dụ 2:
Trong câu sau có hai từ nào có thể điền dấu ngoặc kép? Vì sao?
74
Con trai thì miệng đâu có tía lia như tép nhảy, con trai thì làm gì có vinh dự thường
xuyên được ghi trong sổ đầu bài ở cột thành tích nói chuyện riêng.
- Ví dụ 3:
Cho đoạn văn sau:
“Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là
vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch!
Trang 74
Em hãy cho biết vì sao tác giả dùng dấu chấm cảm để kết thúc câu thứ hai (sách
vở…chiến trường!) Nếu dùng dấu chấm để kết thúc câu này thì ý nghĩa của câu có gì
khác?
13. Liên kết - kỹ năng nhận diện kiểu liên kết, kiểu kết câu
Liên kết câu là một nội dung mới được đưa vào dạy học trong chương trình tiểu
học. Chương trình Tiếng Việt tiểu học cung cấp cho học sinh ba kiểu liên kết câu: liên kết
câu bằng cách lặp từ ngữ; liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ và liên kết câu bằng cách
nối. Kiến thức và kỹ năng liên kết câu được thể hiện trong các dạng bài tập sau:
13.1. Nhận diện kiểu liên kết
Ví dụ:Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
- Tìm từ được lập lại để liên kết câu:
Bé thích làm kỹ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ. Lại có lúc bé thích làm
bác sĩ để chữa bệnh cho ông ngoại, làm phóng viên cho báo Nhi Đồng. Mặc dù thích làm
đủ nghề như thế nhưng mà eo ơi, Bé rất lười học. Bé chỉ thích được như bố, như mẹ mà
khỏi phải học.
(Theo Nguyễn Thị Thanh Hà)
13.2 Điền thế tạo liên kết
Đây là những bài tập yêu cầu học sinh điền từ và hoặc thay thế từ để tạo sự liên
kết.
Ví dụ:
- Tìm từ ngữ thích hợp (trong ngoặc đơn, ở cuối bài) để điền vào chỗ trống trong
đoạn trích sau:
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi phúc đều
có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới… bỗng thay chiếc áo màu xanh hàng ngày
thành giả lụa đào ửng hồng cả phố phường.

75
Những đêm trăng sang… là một đường trăng lung linh dát vàng… là một đặc
ân của thiên nhiên dành cho Huế.
(dòng sông, sông Hương, Hương Giang)
Những bài tập này có hình thức giống như những bài tập điền từ để dạy sử dụng
từ. Điều khác biệt là những từ cần điền vào mỗi chỗ trống sẽ là một từ đồng nghĩa hoặc
đồng nghĩa văn cảnh để tạo sự liên kết câu bằng phép thế. Bài tập này thú vị vì dựa vào
câu trước hay dựa vào câu đứng sau câu mà mỗi chỗ
Trang 75
Trống trong câu đã cho chỉ có thể điền được một trong các từ đã đưa ra. Nếu xét
đọc lập thì chỗ trống trong câu 2 có thể điền một trong hai từ sông Hương, Hương Giang.
Nhưng vì câu thứ nhất đã có từ sông Hương nên ở đây cần điền từ Hương Giang để tránh
lặp từ. Chỗ trống ở câu thứ 3 có thể điền dòng sông hay sông Hương đều được, những vì
chỗ trống ở câu thứ 4 chỉ có thể điền từ sông Hương nên ở đây chỉ có thể điền từ dòng
sông

13.3 Chuyển đổi kiểu liên kết

Ví dụ: Bài tập yêu cầu chuyển từ ghép lặp thành ghép thế. Đây là dạng bài tập yêu
cầu HS tìm từ trùng lặp trong một đoạn văn và thay chúng bằng những đại từ hoặc những
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
từ đồng nghĩa. Để có những từ ngữ đồng nghĩa gọi tên cùng một đối tượng, học sinh
không những cần có vốn từ đồng nghĩa phong phú mà còn phải có vốn sống, có những
hiểu biết về đối tượng để có khả năng định danh tạo ra những tên gọi đúng và tiến tới tạo
ra những tên gọi hay. Ví dụ, biết gọi cô giáo bằng “ người mẹ ở trường”, “người mẹ thứ
hai”, gọi anh hùng Núp bằng “người anh hùng Tây Nguyên”, “người con của dân Ba-
na”…

Những ví dụ khác:

- Để tránh lặp từ Tôn-xtôi cho đoạn văn: “Thời trẻ, Lép Tôn-xtôi hay có những
hành động bộc phát. Có lúc Tôn-xtôi treo mình lên cây bằng một nửa mái tóc. Sau đó
Tôn-xtôi lại cạo sạch lông mày. Tôn-xtôi muốn tìm hiểu xem đối với những hành động
như vậy, mọi người phản ứng thế nào. Có hôm, Tôn-xtôi muốn mình cũng bay được như
chim. Thế là Tôn-xtôi trèo lên gác, chui qua của sổ lao xuống sân với đôi cánh tay dang
rộng như cánh chim. Khi mọi người chạy đến, thấy Tôn-xtôi nằm ngát lịm ở giữa sân”.
(Theo Truyện kể về thần đồng thế giới), học sinh cần có những từ ngữ như câu, cậu ta,
chú bé nghịch ngợm, nhà văn tương lai để có đoạn văn không bị lặp từ.

- Triệu Thị Trinh đã được thay thế bằng Người thiếu nữ họ Triệu, nàng, người con
gái vùng đất Quan Yên, Bà, để có đoạn văn: “Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan
76
Yên(Thanh Hóa), Người thiếu nữ họ Triệu xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ.
Nàng bắn cung rất giỏi, thường xuyên theo các phường săn đi săn thú. Có lần nàng đã bắn
hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai trang trong vùng.
- Hằng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đạp, cướp bóc, Triệu Thị
Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù nhà, đến nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi
bờ cõi. Năm 248, người con gái vùng núi Quan Yên cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo
cuộc khởi nghĩa chóng quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm
gương anh dũng của Bà sáng mãi với non sông đất nước”. (Theo Tiếng Việt 5, tập 2,
trang 87)
Trang 76
- Cụ Võ An Ninh được thay bằng nhà nhiếp ảnh này, người nghệ sĩ tài ba ấy để
có đoạn văn: “ Năm 23 tuổi, cụ Võ An Ninh đã có những bức ảnh đầu tiên dùng
trên báo. Từ đó đến nay, nhà nhiếp ảnh này đã đi khắp nước, say mê ghi lại hình ảnh quê
hương với một tình yêu tha thiết. Ảnh phong cảnh giàu chất thơ của người nghệ sĩ tài ba
ấy đã rất quen thuộc với mọi người”

Những bài tập chuyển đổi kiểu liên kết sẽ trở nên rất thú vị nếu trong đề bài chúng
ta đặt ra yêu cầu để HS tìm được những từ ngữ đồng nghĩa có giá trị thông báo thêm, tạo
ra những định danh nghệ thuật.

Thank
13.4 Dạng bài 44TH1-114!
tập yêu cầu chỉ ra tác dụng củaCovid2021-XH
liên kết

Ví dụ:

- Tìm từ ngữ chỉ tên cướp biển trong đoạn trích của bài Khuất phục tên cướp biển
và cho biết việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy ( các từ ngữ cùng chỉ một
đối tượng là tên cướp biển) có tác dụng gì?

- Những từ ngữ nào được thay thế cho nhau để liên kết các câu thơ sau?
Người tác dụng liên kết, những từ này còn cho biết thêm điều gì vè Bác Hồ và tình cảm
của người dân Việ Bắc với Bác?

Mình về với Bác đường xuôi


Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Các từ được dùng để gọi Bác Hồ trong đoạn thơ này là Bác, Người, Ông Cụ.
Gọi Bác thể hiện sự gần gũi, thân thiết, gọi Người thể hiện sự kính trọng, suy tôn, gọi
Ông Cụ là nói về Bác như một con người bình thường giản dị

77
- Khổ thơ sau cũng là một ngữ liệu thú vị về phép thế vị ngoài giá trị liên kết,
những cụm từ đồng nghĩa ở đây còn cung cấp thêm thông tin về “ anh giảo phóng quân”
bằng những định danh nghệ thuật:

Hoan hô Anh Giải phóng quân


Kính chào Anh, con người đẹp nhất
Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất
Sống hiên ngang bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi
(Tố Hữu)
Trang 77
Dạng bài tập yêu cầu chỉ ra tác dụng của những yếu tố liên kết là một dạng bài tập
nâng cao thú vị trong phần liên kết câu. Để có ngữ liệu cho những bài tập dành cho HS
giỏi chúng ta cần tìm những đoạn văn và đoạn thơ có những từ ngữ không chỉ được lặp để
liên kết mà còn tạo ra biên pháp điệp để nhấn mạnh, không chỉ có những từ ngữ được
thay thế để liên kết mà chúng còn cung cấp thêm nhiều thông tin mới cho đối tượng, tạo
được biện pháp định danh nghệ thuật.

13.5. Viết đoạn văn có sử dụng kiểu liên kết đã cho

Ví dụ: Thank 44TH1-114! Covid2021-XH


- Viết đoạn văn nói về người bạn thân của em, trong đoạn văn đó có dùng
đại từ hoặc từ ngữ đồng nghãi để thay thế từ ngữ dùng ở câu đứng trước ( Viết xong gạch
dưới các từ ngữ dùng để thay thế đó)

Như đã nói ở dạng bài tập về chuyển đổi kiểu liên kết, những bài tập viết
đoạn văn có sử dụng kiểu liên kết đã cho sẽ trở nên thú vị hơn nếu chúng tạo điều kiện để
HS tạo ra được những định danh nghệ thuật

14. Giao tiếp – nghi thức lời nói – kĩ năng giao tiếp có văn hóa

Giao tiếp – nghi thức lời nói là tên gọi tạm đặt cho mạch kiến thức liên quan đến
hội thoại, quy tắc hội thoại làm cơ sở cho việc rèn luyện hoạt động nghe – nói của học
sinh. Đây là mạch kiến thức – kĩ năng mới được đưa vào chương trình Tiếng Việt tiểu học
sau năm 2020 thể hiện quan điểm chú trọng rèn kĩ năng nói của chương trình mới. Việc
hướng dẫn học sinh nắm các nghi thức lời nói, tạo kĩ năng giao tiếp có văn hóa được thực
hiện bằng những bài tập lời nói miệng, đặc biệt có hiệu quả trong việc tổ chức chơi các
trò chơi đóng vai và trong các “ Hội thi Tiếng Việt”. Mạch kiến thức – kĩ năng này
thường có hai dạng bài tập cơ bản sau:

14.1 Chọn câu nói phù hợp


78
Từ phù hớp ở đây có ý nói yêu cầu văn hóa của lời – những câu nói lịch sự, lễ phép.
Đây là dạng bài tập đã có từ lớp 2. HS phải lựa chọn trong những câu đã cho câu nào thể
hiện đúng hoàn cảnh, vai giao tiếp nhất, hoặc chỉ ra những câu nói thiếu lễ phép, thiếu
lịch sự

Ví dụ: Đánh dấu X vào những câu hỏi thiếu lễ phép, lịch sự trong đoạn hội thoại sau:
Mai, Hùng, Hiệp tiến lại gần cô Mai hỏi:

a, ☐ - Ngày mai lớp mình có đi lao động không?

- Không đâu, chiều thứ bảy lớp ta mới lao động

Trang 78
Hùng hỏi tiếp:
b) - Chúng em phải mang những dụng cụ gì đi lao động?
- Các em gặp bạn lớp trưởng để biết nhé!
Hiệp tiếp lời cô giáo:
c) - Thưa cô, mấy giờ thì lớp ta bắt đầu làm ạ?
Bài tập cũng có thể yêu cầu học sinh nói (viết) những câu lịch sự, lễ phép. Ví dụ:
Trong các tình huống sau các câu hỏi chưa giữ đúng phép lịch sự. Em hãy chữa lại cho
đúng.
a) Vào quầy hàng sách, Tuấn đề nghị cô bán hàng:
Thank
Cháu xem quyển truyện 44TH1-114!
này có được không? Covid2021-XH
b) gặp cô hàng xóm, Tú Liền hỏi: “Đi chơi à?”
c) Gặp cụ già đang chần chừ bên vệ đường, Nam liền chạy đến hỏi:
- Cụ làm sao thế?
14.2. Thi tài đối đáp
Đây là dạng bài tập chuyên dùng cho hình thức trò chơi đóng vai để luyện tập và
đánh giá kỹ năng nghe - nói của học sinh.
Bài tập sẽ đưa ra một chủ đề hội thoại, từng cặp chơi sẽ tham gia cặp nào duy trì và phát
triển được cuộc thoại một cách liền mạch, đi đến đích, thể hiện ứng xử bằng lời nhanh sẽ
chiến thắng. Cũng có thể chơi ngay trong từng cặp, ai vi phạm vào quy tắc hội thoại sẽ bị
xem là thua cuộc.
14 mạch kiến thức và kỹ năng nêu trên chủ yếu thuộc nội dung dạy học luyện từ và câu.
15. Cảm thụ văn học - rèn kỹ năng đọc hiểu, cảm thụ văn học
Cảm thụ học là một năng lực bắt buộc phải có ở những học sinh giỏi Tiếng
Việt. Chính vì vậy cùng với luyện từ và câu và tập làm văn, Nó là một trong ba nội dung
cấu tạo nên một đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt. Vì vậy, tuy được đánh số thứ tự như một
mạch kiến thức kĩ năng, nó có một vị trí đặc biệt quan trọng. Mạch kiến thức, kỹ năng
này chủ yếu được hình thành trong phân môn tập đọc.
Cảm thụ văn học, hay nói chính xác hơn, tiếp nhận văn học là một quá trình hoạt
động nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo. những tính chất này
do đối tượng nhận thức trực - tác phẩm văn học - quy định. ảnh quá trình cảm thụ văn

79
học là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ - hệ thống tín
hiệu thứ hai của loài người. Quá trình này mang tính chất
Trang 79
chủ quan vì nó phụ thuộc vào vốn sống, vốn kinh nghiệm, hiểu biết riêng của người
cảm thụ văn học. Nói một cách đơn giản, cảm thụ văn học là tiếp nhận, hiểu và cảm
được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật,
đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương.
Cảm thụ văn học phụ thuộc rất nhiều vào vốn sống của học sinh nên bồi dưỡng năng
lực cảm thụ văn học trước hết là bồi dưỡng vốn sống cho các em. Có vốn sống, các em
mới có khả năng liên tưởng để tiếp nhận tác phẩm. Tiếp đến, cần tạo điều kiện để các
em tiếp xúc với tác phẩm văn học một cách có hiệu quả, kích thích được hứng thú thẩm
mỹ và năng lực thẩm mỹ của các em. Cần để cho cho học sinh trực tiếp tiếp xúc với tác
phẩm văn học, chúng ta không được cảm thụ hộ bộ biến học sinh thành những kẻ minh
họa cho mình. Thầy giáo lúc này phải là người gợi mở, dẫn dắt cho sự tiếp xúc của học
sinh với tác phẩm được tốt. Hoạt động của giáo viên chỉ có tác động hỗ trợ cho cảm xúc
thẩm mỹ nảy sinh. Cần tôn trọng những suy nghĩ cảm xúc thật ngây thơ của trẻ em và
nâng chúng lên ở chất lượng cao hơn.
Đồng thời với việc bồi dưỡng vốn sống và tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc
với tác phẩm, cần trang bị cho các em một số kiến thức về văn học như hình ảnh, chi tiết,
kết cấu tác phẩm, các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, một số biện pháp tu từ,... Muốn
cảm thụ văn học phải có tri thức Nếu không đọc văn cũng như “đàn gảy tai trâu”.
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học học là một quá trình hình rất lâu dài và công phu.
Phân môn tậpThank 44TH1-114!
đọc, kể chuyện góp phần nhiều Covid2021-XH
nhất để hình thành năng lực này. Một trong
những biện pháp có hiệu quả để bồi dưỡng cảm thụ văn học là đọc diễn cảm có sáng tạo.
Nó giúp học sinh nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mĩ và kích thích các em khám phá ra
cái hay, cái đẹp của văn chương. Đọc diễn cảm là hình thức tái sản sinh tác phẩm nghệ
thuật, là khám phá ra những gì ẩn dưới dòng chữ để cho chúng được vang lên. Cần phải
hướng dẫn học sinh đọc văn bằng hệ thống câu hỏi, bài tập đi kèm bài đọc. Đó là những
câu hỏi bài tập nhằm xác định kỹ thuật đọc thành tiếng bài đọc ( giọng đọc chung của bài,
đoạn, ngắt giọng, tốc độ, cao độ, chỗ nhấn, cường độ,...) đó là những câu hỏi bài tập yêu
cầu tái hiện bài đọc (từ ngữ, chi tiết, hình ảnh quan trọng mà học sinh phải nhớ), đó là
những câu hỏi bài tập gợi liên tưởng tưởng tượng, đó là những câu hỏi về ý nghĩa tác
phẩm giúp học sinh học hiểu được đích thông báo của văn bản, đó là câu hỏi bài tập đánh
giá nhân vật đánh giá thái độ tình cảm tư tưởng của tác giả, đó là những câu hỏi bài tập
đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Trang 80
Các đề cảm thụ văn học thường đưa ra đoạn văn, đoạn thơ, tình tiết truyện yêu cầu học
sinh phát hiện các tín hiệu nghệ thuật đánh giá chúng trong việc biểu đạt nội dung, hoặc
yêu cầu học sinh bình giá được giá trị nội dung phân tích ý nghĩa của đoạn văn, đoạn thơ
tình tiết truyện được đưa ra.
Những tín hiệu nghệ thuật này có thể là những từ dùng “đắt”, chính xác, đa nghĩa những
lớp từ gợi tả gợi cảm những cách kết hợp bất thường. Đó còn có thể là những hình ảnh
thẩm mỹ, những cấu tứ hay, những nhân vật có tính điển hình những biện pháp tu từ,...
các nội dung và ý nghĩa của đoạn, bài có thể biểu hiện trên ngôn từ, có thể là hàm ẩn.
80
Sau đây là một số dạng đề cảm thụ văn học:
15.1. Để yêu cầu phát hiện những từ dùng đắt và đánh giá giá trị của chúng trong việc
biểu đạt nội dung.
Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Nhờ chất ngôn ngữ mà chất nhân văn, tính
hình tượng, tính Cảm Xúc chúc và độc đáo của văn chương còn có những sắc thái riêng
mà các nghệ thuật khác không có. Ngôn ngữ văn chương phải trau chuốt, cô đọng, hàm
súc, có tính biểu cảm, tính hình ảnh. Nếu không, nghĩa, tình, lý của văn chương sẽ chỉ là
nắm xương khô. Một tác phẩm văn học có giá trị phải là sự hài hòa của nội dung và hình
thức, tình ý chứa văn bản văn chương còn phải cho học sinh tiếp nhận được vẻ đẹp của
ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương. Các từ ngữ trở thành ngữ liệu trong các bài tập
dạng này phải mang tính gợi tả, gợi cảm chúng “đi lại”, “nhảy nhót” trong tác phẩm. Đó
là lớp từ láy, tượng hình, tượng thanh đó là các tính từ tuyệt đối, đó là lớp từ đa nghĩa…
Các bài tập dạng này có thể yêu cầu chỉ ra cái hay của một từ đơn lẻ, ví dụ:
- Hãy chỉ ra từ mà em cho là hay nhất trong câu cuối của khổ thơ sau và giải thích tại
sao sao:
“... Tôi muốn ngày nào lớp cũng đông vui
Dẫu tháng 3 còn đi qua năm học
Mỗi khoảng trống trên bàn - có em vắng mặt
Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi…”
(Trích Tháng 3 đến lớp - Thanh Ứng)
(Chú thích: tháng 3 là tháng Giáp hạt hát, là khoảng thời gian mà lương thực Vũ
trước đã cạn nhưng chưa đến vụ thu hoạch mới)
Trang 81 Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
- Chỉ ra cái hay của từ tím ngát trong câu Hoa sầu riêng nở tím ngát (Mai Văn Tạo)
- Từ “chơi vơi” trong bài thơ " Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” có gì hay? Nó gợi
cho em cảm xúc gì?
- Chọn từ mà em cho là hay nhất để điền vào chỗ trống trong câu văn sau, giải thích vì sao
em chọn từ đó.
Trưa nắng bốc hương hoa tràm thơm... (sực nức, ngây ngất, thoang thoảng)
(Theo Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi)
- Đọc đoạn thơ sau:
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Gọi bông lúa chín về thôn
Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
81
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hòa tiếng chim...
(Định Hải).
Trong số các từ ngữ gợi tả tiếng chim buổi sáng nói trên, em thích nhất từ ngữ nào?
Vì sao?
Các bài tập dạng này có thể yêu cầu chỉ ra cái hay của một trường từ, ví dụ:
- Cách sử dụng các từ ngữ trong các đoạn văn sau có gì hay?
a) Những cơn gió sớm đẫm mùi hòi, từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào
cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc,
Chi Lăng.
(Rừng hồi xứ Lạng - Tô Hoài).
b) Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi đưa hương
thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San.
(Mùa thảo quả - Ma Văn Kháng)
- Trong đoạn văn dưới đây, tác giả dùng những từ ngữ nào để gợi tả hình dáng con chim
gáy? Cách dùng từ ngữ như
Thank vậy đã giúp em hình
44TH1-114! dung được con Chim gáy như thế nào?
Covid2021-XH
Con chim gáy hiền lành béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng
mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm biêng biếc. Chàng chim
gáy nào giọng càng trong, càng dai thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
(Tô Hoài)
Trang 82
15.2. Để yêu cầu phát hiện biện pháp tu từ và đánh giá giá trị của nó trong việc biểu đạt
nội dung
Ví dụ:
- Hãy chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ sau và cho biết tác dụng của
nó.
Hạt gạo làng ta cho
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm

82
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay
(Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa)
- Hãy chỉ ra hình ảnh so sánh có trong hai câu thơ sau và nêu rõ hình ảnh đó gợi cho em
cảm nghĩ gì.
“Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà”
(Mẹ vắng nhà ngày bão - Đặng Hiển)
15.3. Để yêu cầu học sinh chỉ ra các hình ảnh đẹp của văn thơ và đánh giá
Đây là dạng bài tập có lệnh yêu cầu học sinh chỉ ra hình ảnh hay nhất trong câu thơ,
đoạn văn và đánh giá giá trị của hình ảnh đó. Thuật ngữ "hình ảnh” được dùng theo nghĩa
rộng. Đó có thể là tên gọi thay cho tên gọi một biện pháp tu từ mà ở tiểu học không gọi
tên. Ví dụ, để phân tích cái hay của biện pháptu từ ẩn dụ, hòa hợp, có các đề bài sau:
- Chỉ ra cái hay của hình ảnh thơ trong hai câu sau và nói rõ ý nghĩa của nó:
Thank
Ôi thân dừa đã 44TH1-114!
hai lần máu chảy Covid2021-XH
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn
(Dừa ơi - Lê Anh Xuân)
Trang 83
- Trong khổ thơ sau em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Đồng chiêm phả nắng lên không


Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
(Tiếng hát mùa gặt – Nguyễn Duy)
Nhiều khi thuật ngữ hình ảnh cũng dùng để chỉ những cách sử dụng từ, đặt câu hay. Ví
dụ để cảm thụ văn học bài Mùa thu có thể nêu: "Mỗi đoạn trong bài văn đều gợi ra hình
ảnh rất đẹp, đáng yêu của mùa thu. Em thích nhất đoạn văn nào và nói rõ vì sao em thích
đoạn văn đó"
15.4. Bài tập yêu cầu phát hiện và đánh giá cái hay của tứ thơ
83
Những bài tập này yêu cầu cắt nghĩa và đánh giá giá trị của những cách nói hàm ẩn
những tứ thơ hay như “Ngày hôm qua ở lại”, “Chỉ còn tiếng hót làm xanh da trời, “Nếu
chúng mình có phép lạ”, “Ước gì em hoá đám mây / Em che cho mẹ suốt ngày bóng
râm”. "Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay”. Lênh bài tập của
dạng đề này thường yêu cầu giải thích về "cách nói", ví dụ:
- Trần Đăng Khoa đã giải thích lí do mẹ ốm trong bài Mẹ ốm bằng hai câu thơ:

Nắng mưa từ những ngày xưa


Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Cách giải thích như thế có gì hay?
15.5. Bài tập yêu cầu phát hiện và đánh giá các nhân vật trong truyện
Đây là những bài tập yêu cầu học sinh bình giá về tính cách của các nhân vật trong
truyện, đó có thể là câu bé Chôm trung thực, dũng cảm trong truyện Những hạt thóc
giống, là chú Dế Mèn nghĩa hiệp trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, là anh thương binh quên
mình cứu người bị nạn trong Tiếng rao đêm, là cậu bé Ma-ri-ô sẵn sàng nhường sự sống
của mình cho bạn trong Một vụ đắm tàu...
15.6. Bài tập yêu cầu phát hiện, đánh giá cái hay của tình tiết truyện
- Đây là những
Thank 44TH1-114!
bài tập yêu cầu học sinh phát Covid2021-XH
hiện, bình giá những tình tiết truyện hay, ví
dụ yêu cầu học sinh bình giá hành động: người mẹ hi sinh đôi mắt của mình cho hồ nước
để tìm đường cứu con trong truyện Người mẹ, là chi tiết điển hình của tình mẫu tử, đó là
tình tiết vượn mẹ khi đã bị mũi tên bắn vào tim vẫn nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm
bùi nhùi gối lên đầu con, rồi

Trang 84
Nó hái cái lá to, vắt sữa vào và cho lên miệng con nó “và sau đó nó mới “ nghiến rang,
giật phắt mũi tên ra , hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống”( người đi săn và con vượn-
Lep Tôn-xtoi) . Đó là những chi tiết thần kì trong truyện cổ: chi tiết quả đào nở ra ddaayd
trái vàng, bạc thể hiện niềm mơ ước của những người nghèo tốt bụng được đổi đời . Tình
tiết người bà đã chết sống lại tươi cười ôm hai cháu vào lòng – điển hình của tình yêu
thương quý hơn vàng bạc .( Truyện Bà cháu). Đó là ước muốn của vua Mi – đát ( trong
điều ước của vua Mi Đát) mong biến mọi thứ tay mình chạm vào thành vàng – điển hình
cho lòng tham . Đó là tình tiết những người dân Ê ti ô pi a( trong đất quý đất yêu) cạo đế
giày không cho khách mang theo dù chỉ một hạt cát của quê hương là diển hình của lòng
yêu quý mảnh đất quê hương…
Việc bình giá giá trị giá trị nội dung và nghệ thuật của văn chương trong cảm thụ văn
học phải được thể hiện dưới dạng văn bản mạch lạc , có hình ảnh và cảm xúc. Vì vậy cảm
84
thụ văn học không thể tách rời với luyện viết ddonanj văn cảm thụ, do đó cungc không
thể tách rời với tập làm văn

16. Làm văn- rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn


Làm văn là nơi thử thách học sinh các kỹ năng Tiếng việt , vốn sống , vốn văn học ,
năng lực cảm thụ văn học một cách tổng hợp . Vì vậy nó có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt . Ở đây học sinh phải tỏ ra có khả năng thể
hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình bằng ngôn ngữ nói và viết . Chúng ta tạm giới
hạn ở việc bồi dưỡng làm văn viết và viết văn bản nghệ thuật . Kĩ năng viết văn chủ yếu
được hình thành ở phân môn Tập làm văn
Nội dung bồi dưỡng làm văn nhằm trau dồi vốn sống và vốn văn chương của học sinh
để nâng cao năng lực cảm nhận và diễn tả của học sinh . Học sinh được luyện viết theo
các thể loại, kiểu bài đã học, rèn cách nghĩ , cảm nhận chân thật, sáng tạo , luyện cách
diễn tả chính xác, sinh động , hồn nhiên và tiến tới có nét riêng độc đáo .
Ở tiểu học phân môn Tập làm văn sẽ thử thách học simh các kiến thức kỹ năng viết
đoạn văn, bài văn, biết nhận diện các kiểu bài như miêu tả ( đồ vật , cây cối, loài vật, tả
cảnh, tả người), thuật chuyện , kể chuyện, viết thư. Rèn luyện làm văn không chỉ ôn lại lý
thuyết mà chủ yếu là luyện tập thực hành trên những đề bài cụ thể. Vì vậy giáo viên
không thuyếtThank 44TH1-114!
giảng mà phải Covid2021-XH
gợi mở , tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực độc lập
suy nghĩ làm việc để tự mình học được cách suy nghĩ, cách cảm, cách nói , cách viết .
Trước hết để luyện tập , cần có những đề bài tốt. Giáo viên phải biết lựa chọn đề và biết
tự ra đề tập làm văn để
Trang 85
rèn luyện cho học sinh viết. Ra để tập làm văn cho học sinh giỏi không phải là một sự
đánh đố học sinh viết những điều xa lạ với các em bởi vì người ta chỉ có thể viết hay khi
viết về những gì đã là máu thịt…Đề bài phải kích thích đượchứng thú viết văn của học
sinh. Muốn vậy, phải yêu câu viết về những gì gần gũi quen thuộc , có quan hệ thân thiết
với các em. Đồng thời đề cũng không phải cái gì nhàm chán gò bó mà phải tạo điều kiện
cho các em suy nghĩ, cảm xúc diễn đạt theo cách riêng của mình. Vì vậy không nên bắt
buộc học sinh ở vùng núi xa xôi tả chiếc căp mới trong khi các em chưa từng có chiếc cặp
nào;không nên yêu cầu một em học sinh ở Hà Nội tả con lợn nhà em trong khi nhà các em
chưa bao giờ nuôi lợn; hoăc không bao giờ yêu cầu học sinh tả cây bang đang thay lá, tả
cây chuối trổ buồng trong lúc bản thân các em chưa từng thấy cây này. Đề bài không nên
quá bó hệp đề bài miêu tả , ví dụ thay đề yêu câu tả cô giáo em có thể mở rộng phạm vi đề
tài thành hãy tả một người mà em yêu mến, thay đề yêu cầu tả con lợn nhà em có thể yêu
cầu tả con vật mà em yêu thích…

85
Để mở ra chân trời sáng tạo cho học sinh, các đề thi học sinh giỏi thường gợi mở tình
hống để các em tự tưởng tượng và viết về những điều mình đã hình dung. Ví dụ
-“ Một buổi sáng đến trường, em bỗng nghe thấy tiếng ve râm ran hoặc bỗng nhìn thấy
những chùm hoa phượng nở đỏ . Em hãy tả lại cảnh đó và nêu lên cảm xúc của em khi
mùa hè đến”.
- Mỗi khi họa mi cất tiếng hót , trời đất như bừng sáng, vạn vật có sự thay đổi kì diệu .
Em hãy viết một đoạn văn tả về tiếng hót chim họa mi và cảm xúc của em khi nghe
tiếng chim hót trong sự liên tưởng đến biến đổi mà tiếng chim hót mang kaij cho mọi vật
xung quanh.
- Đọc đoạn văn sau:
Yêu sao cái màu vàng nhạt của những cánh hoa li ti. Chúng tôi thường lượm những
cánh hoa to , dung để làm dây chuyền… Khi thì gắn lên đầu, khi thì thắt quanh áo. Chơi
chán, tôi và nó ngồi ăn đậu phộng, cười ròn tan… Thế rồi đùng một cái, gia đình tôi
chuyển lên đăk Lawk . Riêng tôi , tôi buồn vì phải xa cái xứ Bình Định đầy nóng bỏng
tay, nơi này cất giấu những kỉ niệm thiêng liêng buồn vui của tôi. Nơi có những cây dừa
với những bông hoa màu vàng nhạt đầy thân thương.
(Nguyễn Bá Lê Trinh)
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH

Trang 86
Đoạn văn trên có sự kết hợp giũa miêu tả và kể truyện. Em hãy viết đoạn văn thân bài
tả một cái cây gắn bó với em có kết hợp tình tiết kể truyện như vậy.
Để sự sáng tạo trong nghệ thuật được thể hiện, để Tập làm văn cho học sinh giỏi còn yêu
cầu chuyển thể bài thơ thành câu truyện , ví dụ:
- Dựa vào bài thơ dưới đây, em hãy kể lại bằng văn xuôi câu truyện về tình bạn giữa Bê
Vàng và Dê Trắng
GỌI BẠN
Tự xa xưa thủa nào
Trong rừng xanh sâu thẳm
Đôi bạn sống bên nhau
Bê Vàng và Dê Trắng

86
Một nam trời hạn hán
Suối cạn, cỏ héo thêm
Lấy gì nuôi đôi bsnj
Chờ mưa đến bao giờ

Bê Vàng đi tìm cỏ
Lang thang quên đường về
Dê Trắng thương bạn quá
Chạy khắp nẻo tìm Bê
Đến bây giờ Dê Trắng
Vẫn gọi hoài:”Bê!Bê”
(Định Hải)
Để có thể dựa vào đoạn thơ để vieetd đoạn văn miêu tả, ví dụ:
-Em hãy viết đoạn văn để miêu tả một thứ quả được miêu tả trong đoạn thơ sau:
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè
Qủa cà chua như đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm áp những đêm thâu
Qủa ớt như ngọn đèn dầu
Chạm đầu lưỡi – chạm vào sức nóng
Mạch đất ta dồi dào sức sống
(Phạm Tiến Duật)
Trang 87
Đề có thể yêu cầu học sinh chuyển vai nói, Ví dụ:
-Nhiều năm tháng đã trôi qua nhưng mãi mãi Giu-li-ét-ta không bao giờ quên Ma-ri-ô,
không bao giờ quên câu chuyện về người bạn đã nhường sự sống cho minh trong một vụ
đắm tàu khủng khiếp. Thay lời Gu-li-ét-ta, em hãy kể lại câu chuyện Một vụ đắm tàu như
một hồi tưởng.

87
Để kích thích các em viết có cảm xúc và hình ảnh, các đề Tập làm văn nâng cao còn được
diễn đạt giàu hình ảnh và cảm xúc. Ví dụ các đề bài diễn đạt giàu hình ảnh và cảm xúc
hơn đề bài gốc “Hãy viết đoạn văn tả một cảnh đẹp của quê hương”:
-“Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Dựa vào hình ảnh trong đoạn thơ trên, em hãy chọn để tả một trong ba cảnh đẹp của quê
hương.
+ Cánh đồng quê vào một buổi chiều hè với những cánh diều biếc lơ lửng trên nền trời
xahh.
+ Dòng sông hiền hoàn với những con đò khua nước em trôi.
+ Con đườngThank
rợp bóng 44TH1-114! Covid2021-XH
hang cây vớ những cánh bướm rập rờn theo bước chân em tới
trường.”
- Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp quê hương. Cánh đồng xanh mướt thẳng
cánh cò bay. Cánh đồng lúa chin như một biển vàng nhấp nhô gợn sống. Con đường làng
thân thuộc in dấu chân quen. Đêm trăng đẹp với những điêu hò…
Em hãy tả lại một trong những cảnh đẹp đó.
Đề bài “Cảnh bình minh nơi đâu cũng đẹp. Đó là khi mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn
núi, những tia nắng dịu dàng đã bắt đầu xuyên thủng màn sương bao phủ núi đồi. Đó là
buổi hửng đông với những tia nắng hồng nhảy nhót trên mặt biển. Đó là khi tầng tầng lớp
lớp bụi hồng ánh sang đã tràn khắp phố phường… Và gần gũi, thân tiết hơn cả là cảnh
bình minh nơi em ở. Hãy tả lại cảnh một buổi bình minh trên quê em” diễn đạt giàu hình
ảnh và cảm xúc hơn đề “Hãy tả lại một buổi trong ngày”.
Trang 88
Ngay cả khi gợi tìm ý cho bài văn, giáo viên cũng nên diễn đạt có hình ảnh.
Ví dụ, lời chỉ dẫn tìm ý cho đề bài “Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những vẻ đẹp
riêng. Hãy miêu tả một cảnh đẹp của nơi em ở vào một mùa trong năm” được diễn đạt
như sau

88
Đề bài thuộc kiểu bài tả cảnh, đối tượng là quan cảnh thiên nhiên nơi em sống vào
một mùa trong năm (mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông). Em yêu mùa nào nhất? Hãy
quan sát quang cảnh thiên nhiên nơi em sống để phát hiện ra vẻ đẹp riêng của nó vào một
thời điểm đó và dung lời văn của mình để vẽ lại. Em có thể chọn thời điểm mùa xuân, khi
cây cối đâm chồi nảy lộc, khi những hạt mưa xuân lất phất buông trên những mần non
mới nhú. Có thể chọn mùa hạ với những chùm vĩ đốt lửa một góc trời xa, với những cành
bằng lăng tím màu mực thân thương, bới những cơn mưa rào mang theo hương thơm của
đất, với những tiếng ve kêu râm ran trên tán cây báo hiệu mùa thi sắp đến, với những quả
chin thơm đầy cành; cũng có thể chọn mùa thu với những cơn gió heo may thơm mùi
hương cốm mới, với những bông hoa cúc vàng tươi, hay mùa đông lạnh giá khiến ai cũng
muốn suýt xoa…
Bài làm của em cần thể hiện tình cảm yêu mến, gắp bó cua em với quang cảnh đó
để mọi người khi đọc lên đều yêu mến nơi đó như em.”
Trên những đề bài cụ thể, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu,
phân tích đề (xác định được yêu cầu, giới hạn đề bài quy định tư tưởng cơ bản của bài
làm), kĩ năng quan sát, lập dàn ý, kĩ năng diễn đạt, viết đoạn, theo bài các phong cách
khác nhau, kĩ năng hoàn thiện bài viết (kĩ năng chữa bài).
Khi luyện kĩ năng phân tích, giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời được những câu
hỏi: Bài viết theo thể loại gì? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết cho ai? Thái độ cần được
bộc lộ qua bàiThank 44TH1-114!
viết như thế nào? Trên thực thế,Covid2021-XH
học sinh rất hay lạc vai và không bám chắc
đích của bài viết. Ví dụ với đề bài: “Em hãy viết thư thăm hỏi thầy (cô) giáo cũ và kể lại
một kỉ niệm về sự chăm sóc của thầy cô đối với các em”, hầu như học sinh không xác
định được rằng đích của bài văn là ở chỗ thông qua việc kể lại kỉ niệm về sự chăm sóc của
thầy cô đối với mình, học sinh thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo cũ, mà cho rằng đích của
bức thư là thông báo cho thầy (cô) giáo cũ về kỉ niệm trong khi chính thầy cô cũng là một
nhân vật (!) Vì vậy bài làm của học sinh chỉ dừng lại ở việc kể một cách khô khan, lạnh
lùng một câu chuyện. Đặc biệt, các em không xác định đúng và không nắm chắc thái độ
cần khi tả, kể, nên khi tả, kể về những người mà mình nhớ nhất, mà mình yêu mếm, bài
viết lại có những chi tiết phản ánh một thái độ không ưa hoặc thiếu tôn trọng với đối
tượng miêu tả.
trang 89
Tiếp theo là luyện kĩ năng quan sát, tìm ý. Muốn quan sát có hiệu quả, quan sát
phải có tính mục đích, người quan sát phải có cách nghĩ, cách cảm của riêng mình. Quan
sát để làm văn nhằm phản ánh nội dung một đối tượng cụ thể, vừa chi tiết, vừa có tính
khái quát. Qua chi tiết, người đọc phải thấy được bản chất của sự vật. Vì vậy. quan sát
phải có lựa chọn. Nó yêu cầu các cho tiết cụ thể những đó không phải là những chi tiết rời
rạc, tản mạn, mang tính chất liệt kê. Chi tiết không cần nhiều mà phải chọn lọc, phải tình.
Đó là những chi tiết lột được cái thần của người và vật. Khi quan sát cần sử dụng đồng

89
thời nhiều giác quan và điều quan trọng là phải quan sát bằng tấm lòng. Mục đích quan
sát sẽ quy định đối tượng và phương pháp quan sát. Để tả người cần quan sát hình dáng
bên ngoài và hành động, cử chỉ bộc lộ được tính nết, phẩm chất bên trong.
Quan sát phải luôn gắng với việc tìm ý và tìm từ ngữ để diễn tả. Để giúp quan sát
và tình ý, với mỗi đề bài cần có một hệ thống câu hỏi gợi ý các nội dung quan sát và các ý
cần xác lập.
Sau khi đã quan sát, tìm ý, phairluyeenj kĩ năng lập dàn ý, sắp xếp ý. Ví dụ: Đề bài
nâng cao yêu cầu sắp xếp ý:
Khi luyện tập tả cảnh với đề bài “Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (buổi trưa,
chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)”,
bạn Linh đã chuẩn bị tả cảnh một buổi sang nhưng cứ băn khoăn lựa chọn cảnh trong
công viên hay cánh đồng. Bạn đã từng theo mẹ vào công viên tập thể dục buổi sang tinh
mơ, cũng từng theo bà về quê đứng ngắm cánh đồng vào một buổi sang đẹp trời. Bạn đã
từng nghĩ ra được một số ý, chọn được một số bộ phận của cảnh vật để tả như:
- Giới thiệu bao quát cảnh công viên vào một buổi sớm bình minh.
- Giới thiệu bao quát cảnh đồng lúa vào một buổi sớm tinh sương.
- Những hạt sương còn đọng long lanh trên nhũng ngọn lúa.
- NhữngThank
làn gió mát44TH1-114!
từ mặt hồ đưa lên. Covid2021-XH
- Mặt trời từ từ nhô lên sau dãy núi, cố ngoi lên khỏi lũy tre đầu làng.
- Con đường lát đá vào công viên sạch sẽ, cây cối hai bên đường mới mẻ, tinh khôi.
- Không khí buổi sớm trong lành, mát mẻ.
- Những hang lúa xanh rì rào trong gió.
- Tiếng chim hót ríu rít.
- Xa xa, lác đác có mấy bác nông dân đi thăm đồng.
Trang 90
- Em rất thích công viên vào những buổi sớm mai.
- Mùi thơm dịu ngọt của lúa mới trổ bông thoang thoảng đưa lên.
- Thỉnh thoảng, một vài con sẻ bay vụt lên từ đồng lúa.
- Các khu vui chơi trong công viên vắng lặng.
- Những người đi tập thể dục càng lúc càng đông hơn.
- Em rất thích ngắm đồng lúa vào những buổi bình minh.
90
Em hãy giúp Linh chọn một trong hai cảnh, sắp xếp lại các ý của mỗi cảnh để có được
một dàn ý theo đề bài trên.
Việc làm này nhằm giúp học sinh diễn tả nội dung bài viết một cách đầy đủ, mạch lạc,
biết triển khai các ý cụ thể một cách logic và sinh động. Khi lập dàn ý phải xác định được
ý chủ đạo và sắp xếp ý theo một trình tự nhất định. Đó có thể là trình tự không gian, trình
tự thời gian, trình tự tâm lý. Việc triển khai bố cục ba phần của bài văn cần được thực
hiện một cách sinh động, sáng tạo, tự nhiên, không gò bó, khuôn sáo.
Dạng bài tập lập dàn ý có thể cho trước một bài văn hoàn chỉnh, yêu cầu học sinh thiết
lập lại dàn ý của nó hoặc đặt tên cho đoạn, bài hoặc chọn tên cho đoạn, bài bài tập có thể
cho trước một dàn ý chưa phù hợp, không logic và yêu cầu học sinh chữa lại. Ví dụ “Một
bạn đã lập dàn ý phần thân bài văn tả cảnh đẹp của một buổi trong ngày. Em thấy điểm
nào chưa hợp lý, hãy nêu lý do và sắp xếp lại cho phù hợp.”
Sau khi đã có dàn ý, cần chuyển sang bước luyện cho học sinh viết văn, mục đích để bồi
dưỡng kỹ năng diễn đạt cho các em. Dạng bài tập bao trùm là từ dàn ý, yêu cầu học sinh
viết thành đoạn, bài. Có rất nhiều kiểu bài tập cụ thể để luyện viết:
Bài tập dùng từ luyện viết câu. Ví dụ “Chữa lại những từ dùng sai trong đoạn văn
sau”. Bài tập này có thể yêu cầu viết câu sử dụng biện pháp tu từ. Dạng bài này nhắn với
nội dung cảm thụ văn học nhưng để cảm thụ văn học thường yêu cầu phát hiện các biện
pháp tu từ vàThank
chỉ ra giá trị của nó; còn phần làm
44TH1-114! văn yêu cầu sử dụng các biện pháp tu từ
Covid2021-XH
trong bài viết của mình. Ví dụ “Sử dụng biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, đảo ngữ) để
diễn đạt những câu văn dưới đây cho sinh động gợi cảm.
So sánh:
- Dòng sông quanh co chảy qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.
- Đường làng đẹp, những cây phượng đã nở hoa đỏ.
- Bác nông dân ấy khỏe, nước da rám nắng
Trang 91
Nhân hóa:
- Mấy con chim đang hót líu lo trên vòm cây.
- Mặt trời mọc từ phía đông, chiếu những tia nắng xuống cánh đồng xanh rờn.
- Vườn trường xanh um cây lá.
Đảo ngữ:
- Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng đỏ rực hai bên bờ.

91
- Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò du dương
trầm bổng vang lên từ một con đò đang xuôi dòng.”
Bài tập có thể yêu cầu tạo ra những hình thức so sánh như “Điền vào chỗ trống những
từ ngữ so sánh sao cho thích hợp: Da trắng như…, mắt đen như…, miệng cười như…,
tiếng nói sang sản như…, tính nóng như…, hoặc quy định cả nội dung đoạn và biện pháp
tu từ cần sử dụng như: “Dùng phương pháp so sánh để viết một đoạn văn tả cảnh một
ngày nắng đẹp”. Để cũng có thể yêu cầu chữa những cách dùng các biện pháp tu từ sai.
Khi luyện viết văn, người ta còn hay sử dụng dạng bài tập yêu cầu mở rộng thành phần
câu để cách diễn đạt trở nên sinh động, gợi cảm, gợi tả hơn. Ví dụ:” Thêm vào các nòng
cốt câu để:
Nói về ngày nắng đẹp: Mây Trôi.
Nói về mùi hương hoa giẻ: Hoa giẻ tỏa hương.
Nói về những học sinh chăm ngoan: Học sinh học.
Cuối cùng là các dạng bài tập yêu cầu viết thành đoạn, bài.
Đây là dạng bài tập quan trọng nhất thể hiện mục đích cuối cùng của dạy Tập làm văn.
Trong các đề thi học sinh giỏi, người ta thường chỉ dùng dạng đề này để kiểm tra, đánh
giá năng lực viết văn bản của học sinh. Những bài tập tập các dạng trên là những đề tài để
Thank
luyện tập, ít dùng để kiểm44TH1-114!
tra, đánh giá. Vì vậy,Covid2021-XH
khi trình bày yêu cầu của đề Tập làm văn,
chúng ta đồng thời cũng đã chỉ ra các dạng đề yêu cầu viết thành đoạn, bài cho học sinh
giỏi.
Đề bài có thể cho trước câu mở đầu như: “Dựa vào câu mở đầu dưới đây để tạo một
đoạn văn: “Chú Miu con của tôi quả là đẹp”; có thể yêu cầu viết một đoạn nói để thay thế
đoạn văn viết chưa hay; có thể cho sẵn một bài thơ có cốt truyện, yêu cầu mở rộng chi
tiết, sáng tạo để tạo thành câu chuyện bằng văn xuôi như đề: “Dựa vào bài thơ Gọi bạn,
em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện tình bạn cảm động của Dê trắng và Bê vàng”;
có thể cho sẵn nhân vật, một vài chi tiết, yêu cầu học sinh tưởng tượng và viết thành một
câu chuyện trọn vẹn như
Trang 92
“Suốt đêm mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con chim lớn giũ giũ
lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ con
chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn còn khô nguyên. Chuyện gì đã xảy ra với hai con
chim trong đêm qua? Em hãy tưởng tượng và kể lại”.
Trong việc luyện làm văn, khấu đánh giá, sửa chữa rất quan trọng. Giáo viên cần
chấm,chữa bài cho từng em thật kỹ lưỡng, nên chấm bài tay đôi một thầy, một trò, thầy

92
gợi mở, cùng trò trao đổi, thấy trò thấy được ưu, nhược điểm của bài viết của mình, tự rút
kinh nghiệm và sửa chữa. Nên tạo không khí trao đổi, tranh luận khi chữa bài.
HƯỚNG DẪN HỌC

I. CÁC NHIỆM VỤ CẦN THỰC HIỆN


1. Đọc tài liệu, thảo luận nhóm, xác định những phạm vi kiến thức, kĩ năng tiếng Việt
cần bồi dưỡng cho học sinh.
2. Xác lập các kiểu dạng bài tập theo từng mạch kiến thức, kĩ năng tiếng Việt cần bồi
dưỡng cho học sinh.
Lớp chia thành 16 nhóm, mỗi nhóm đọc tài liệu để xác lập các kiểu dạng bài tập theo
một trong 16 mạch kiến thức, kỹ năng đã nêu ở mục thông tin 1.
3. Xác định những điểm tạo nên sự thú vị của một bài tập Tiếng Việt nâng cao.
a) Lớp chia thành 16 nhóm như ở nhiệm vụ 2 và tiến hành các công việc sau:
a.1) Mỗi cá nhân chọn một bài tập nâng cao (xem phần Một số bài tập Tiếng Việt nâng
cao (thông tin 5- một số bài tập nâng cao và đề bài trong thông tin 6- Một số bài tập
Luyện từ & câu và đáp án), xem SGK, sách Tiếng Việt nâng cao, sách bồi dưỡng học sinh
Thank
giỏi, các đề thi học sinh 44TH1-114! Covid2021-XH
giỏi của các tỉnh, thành phố, sách trò chơi tiếng Việt, mục Sang
chơi nhà văn, các câu đố vui trong Toán tuổi thơ, Tiếng Việt tuổi thơ, các trò chơi, cuộc
thi trên các phương tiện thông tin đại chúng) mà mình cho là hay, thích hợp. Phân tích cơ
sở khoa học (ngôn ngữ học, văn học, sư phạm hojccuar bài tập). giải thích vì sao bài tập
đó được xem là bài tập thú vị.
chọn một bài tập tiêu biểu và thảo luận theo những nội dung ở mục a một nhóm xác định
những đặc điểm của một bài tập Tiếng Việt nâng cao được xem là thú vị.
a.2) Nhóm chọn một vài bài tập tiêu biểu và thảo luận theo những nội dung ở mục a.1.
a.3) Nhóm xác định những đặc điểm của một bài tập Tiếng Việt nâng cao được xưm là
thú vị.

Trang 93

b) Cả lớp thảo luận, xác định những đặc điểm của một bài tập Tiếng Việt thú vị dành cho
học sinh giỏi và đề xuất các biện pháp tạo độ thú vị của một bài tập.

4. Hướng dẫn giải bài tập Tiếng Việt nâng cao - Tổ chức thực hiện các bài tập

93
Tiếng Việt.

a) Hoạt động nhóm đối: Mỗi cá nhân đưa bài tập mình đã chọn cho người cùng nhóm để
tiến hành giải bài tập xác lập các bước cần tiến hành để giải bài tập và dự tính những chỗ
học sinh sẽ gặp khó khăn, dễ mắc sai phạm và cách phòng ngừa.

b) Xem hai trích đoạn băng hình dạy học (nếu có thể). Nhận xét, đánh giá, rút ra những
điều cần lưu ý khi tiến hành hướng dẫn học sinh thực hiện giải bài tập Tiếng Việt.

5. Thiết kế bài tập Tiếng Việt nâng cao.

Thực hành soạn thảo các bài tập nâng cao theo các bước: Cá nhân soạn, nhóm

điều chỉnh, các nhóm lựa chọn các bài tập hay để trình bày trước lớp.

Theo từng mạch kiến thức, kĩ năng, soạn thảo bài tập theo những cách sau:

Cách 1: Xây dựng một bài tập mới dựa vào bài tập gốc của SGK hoặc các sách Tiếng
Việt nâng cao.

Từ bài tập Thank 44TH1-114!


gốc có thể xây Covid2021-XH
dựng một bài tập mới bằng một trong những cách sau:

a) Dựa vào bài tập gốc được xem là có ngữ liệu thú vị, tìm ngữ liệu tương tự để thay thế.

Để có nhiều ngữ liệu thay thế, cần xây dựng ngân hàng ngữ liệu. Các ngữ liệu được
xem là thú vị phản ánh sự thú vị của tiếng Việt: đặc điểm thú vị của tiếng Việt với tư cách
là một ngôn ngữ đơn lập, hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, đa nghĩa, đa từ loại, từ có mối
quan hệ chặt chẽ giữa kiểu cấu tạo và kiểu nghĩa v.v...

Chúng bao gồm:

- Với nhóm bài tập nhận diện, phân tích, ngữ liệu thú vị có thể là những trường hợp
sau:

+ Các ngữ liệu có tính trung gian. Đó là những trường hợp ngữ liệu không điển hình
nằm ở phần biến của bảng phân loại một kiểu loại đơn vị ngôn ngữ

nào đó mà việc xác định kiểu loại của chúng cần có sự biện luận. Lúc này, bên cạnh yêu
cầu nhận diện, phân tích, xếp loại, bài tập cần thêm yêu cầu giải thích vì sao lại xếp loại
94
như vậy. Đó cũng có thể là những ngữ liệu có tính “lưỡng phân" mang dấu hiệu hình thức
của cả hai loại đơn vị ngôn ngữ khiến cho khó xác định.

Trang 94

+Các ngữ liệu “đa trị” có chứa hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, đồng âm cú pháp. - Với
nhóm bài tập cấu trúc là các ngữ liệu đa trị. Đó là các trường hợp ngữ liệu có khả năng
sản sinh cao, có nhiều khả năng kết hợp. Với học sinh giỏi, có thể yêu cầu các em tìm hết
các đáp án.

- Với nhóm bài tập sáng tạo, lựa chọn ngữ liệu tạo điều kiện để học sinh chuyển từ nói,
viết đúng đến nói, viết hay.

- Với nhóm bài tập hồi đáp, đánh giá, cần có các ngữ liệu có “văn” thể hiện việc sử dụng
tiếng Việt một cách nghệ thuật, có hiệu quả.

b) Bổ sung thêm yêu cầu mới cho lệnh của bài tập gốc.

Có một số cách bổ sung thêm yêu cầu mới cho bài tập gốc để tăng tính thú vị của bài
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
tập như sau:

- Thêm yêu cầu giải thích vì sao. Đây chính là yêu cầu chỉ ra các cơ sở của bài tập, ví dụ
vì sao xếp một đơn vị, yếu tố ngôn ngữ nào đó vào loại nọ hoặc loại

kia, vì sao có thể hoặc không thể sử dụng như thế, vì sao lại mang nghĩa nào đó.

- Thêm yêu cầu nêu nghĩa hoặc cách dùng cho các đơn vị ngôn ngữ đã tìm được.

- Thêm yêu cầu chỉ ra sự tương hợp về nghĩa và các hình thức ngữ pháp.

- Thêm yêu cầu chỉ dẫn cách sử dụng các đơn vị ngôn ngữ. Với bài tập sử dụng (sáng tạo)
cần thêm vào phần lệnh một yêu cầu nào đó để học sinh từ chỗ sử dụng tiếng Việt đúng
tiến tới sử dụng tiếng Việt hay, có hiệu quả.

– Riêng để bài Tập làm văn cần điều chỉnh theo các hướng: tăng lượng tin cho

đề để gợi được nội dung cần viết cho học sinh; tạo nhiều khả năng lựa chọn cho học sinh,
chuyển đổi vai nói (viết) hoặc vai tiếp nhận thể hiện rõ hơn quan hệ thiết thân của học
95
sinh với đối tượng được tả, kể; điều chỉnh cách diễn đạt để lời văn trong đề có hình ảnh,
cảm xúc hơn.

c) Giữ nguyên ngữ liệu thú vị của bài tập gốc, thay lệnh bài tập để có kiểu dạng bài tập
mới.

Cách 2: Xây dựng bài tập không dựa vào bài tập gốc.

Với một ngữ liệu có sẵn từ ngân hàng ngữ liệu, lựa chọn kiểu dạng bài tập phù

hợp và xây dựng một bài tập hoàn toàn mới.

Lưu ý: Sau khi xây dựng được bài tập, cần giải thử bài tập và điều chỉnh cho thích hợp.

6. Thiết kế trò chơi tiếng Việt cho học sinh giỏi.

Trang 95

Tìm các ngữ liệu thích hợp, lựa chọn trò chơi, tìm hiểu luật chơi và thiết kế trò

chơi tiếng Việt cho học sinh giỏi.


Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
7. Thiết kế các đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt và làm biểu điểm, đáp án.

a) Thiết kế đề và làm biểu điểm, đáp án cho đề thi viết.

b) Xây dựng nội dung và lập chương trình tổ chức các cuộc thi dưới hình thức trò chơi
tiếng Việt và tổ chức thực hiện trong nhóm.

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ

1. Nêu các mạch kiến thức - kĩ năng tiếng Việt cần bồi dưỡng cho học sinh giỏi.

2. Trình bày một số kiểu dạng bài tập tiếng Việt thường được sử dụng cho học sinh giỏi
theo từng mạch kiến thức - kĩ năng đã nêu.

3. Chỉ ra mục đích (tính lợi ích), phân tích cơ sở khoa học của một bài tập tiếng Việt nâng
cao cụ thể.

4. Phân tích tính thú vị của một bài tập tiếng Việt nâng cao cụ thể.

96
5. Giải thích vì sao một bài tập cụ thể nào đó được xem là bài tập nâng cao.

6. Giải mẫu và làm đáp án cho một số bài tập nâng cao. Nêu các bước cần thực hiện để
giải một bài tập cụ thể nào đó.

7. Dự tính những khó khăn và sai phạm học sinh hay mắc phải khi giải một số bài tập
tiếng Việt nâng cao cụ thể và đề xuất cách khắc phục.

8. Làm đáp án cho một đề thi học sinh giỏi cụ thể và nêu những điểm cần lưu ý để hướng
dẫn học sinh thực hiện đề thi đó.

9. Xây dựng một bài tập tiếng Việt nâng cao theo những cách sau:

a. Cho sẵn một bài tập gốc (là một bài tập dành cho học sinh đại trà), tăng độ

khó, độ thú vị để có một bài tập nâng cao.

b. Cho một bài tập tiếng Việt nâng cao, xây dựng một bài tập tương tự.

c. Cho sẵn mục đích và ngữ liệu của bài tập, xây dựng bài tập.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
d. Cho sẵn mục đích, kiểu dạng bài tập nâng cao, xây dựng bài tập.

e. Cho sẵn một ngữ liệu thú vị. Khai thác tính thú vị của ngữ liệu để xây dựng bài tập
nâng cao theo các kiểu dạng có thể.

10. Lập ngân hàng ngữ liệu cho các bài tập nâng cao theo từng kiểu dạng bài tập của từng
mạch kiến thức - kĩ năng đã được xác định ở câu 2.

11. Cho một đề thi học sinh giỏi tiếng Việt. Bình giá đề thi đó.

Trang 96

12. Thực hành xây dựng ngân hàng đề thi:

a. Thu thập các đề thi học sinh giỏi tiếng Việt.

b. Lập ngân hàng đề thi dưới dạng các bài tập theo từng mạch kiến thức- kĩ năng cụ thể đã
nêu ở câu 2

97
13. Xây dựng một dể thi học sinh giỏi tiếng Việt cuối cấp Tiểu học phù với những điều
kiện và yêu cầu sau:

a. Có ngân hàng để dưới dạng các đề thi học sinh giỏi tiếng Việt cụ thể. xây dựng một đề
thi tương tự.

b. Có ngân hàng đề dưới dạng các bài tập tiếng Việt nâng cao cụ đề theo hai yêu cầu:

b1. Dùng nguyên bài tập trong ngân hàng đề để xây dựng đề thi.

b2. Điều chỉnh các bài tập trong ngân hàng đề để xây dựng để thi.

c. Chưa có ngân hàng để. Xây dưng để thị hoàn toàn mới.

14. Làm đáp án, biểu điểm cho một số để thi đã xây dựng được ở câu 13.

15. Xây dựng một số trò chơi tiếng Việt cho học sinh giỏi.

a. Xây dựng các trò chơi để thực hiện trong giờ học trên nhóm học sinh hoặc cả lớp.

b. Xây dựng trò chơi trên máy vi tính cho cá nhân.


Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
16. Lập chương trình và nội dung cho một "Hội thi tiếng Việt" và tổ chức thực hiện.

17. Dựa vào tính tiện ích, tính vừa sức, tính thú vị..., nhận xét về nội dung và hình thức tổ
chức của một trò chơi tiếng Việt, một hội thi tiếng Việt.

II. GƠI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, LÀM BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH.

Câu 1: Xác định các mạch kiến thức - ki năng tiếng Việt cẩn bồi dưỡng cho học sinh.

Xem toàn chương

Goi tên 16 mạch kiến thức - kĩ năng tiếng Việt cân bối dưỡng cho học sinh.

Cầu 2: Xác định kiểu dạng bài tập thường được sử dụng cho học sinh giỏi.

Xem toàn chương.

Theo từng mạch kiến thức- Kĩ năng, gọi tên, mô tả từng kiểu dạng bài tập thường được sử
dụng cho học sinh giỏi tiếng Việt.

98
Lập bảng thống kê, phân loại bài tập( có cột dọc là tên mạch kiến thức- kĩ năng, cột ngang
là tên kiểu dạng bài tập và đưa ra bài cụ thể đã được đánh số vào ô thích hợp).

Trang 97

Câu 3: Xác định mục đích, tính lợi ích và phân tích cơ sở khoa học của một bài tập
năng cao cụ thể

Xem thông tin 5, 6, 7 để chọn một bài tập,

Đọc thêm thông tin 3- Căn cứ xây dựng một bài tập và mục 1 của thông tin 4 - Yêu cầu
của một bài tập

- Xác định mục đích, tính lợi ích của một bài tập,

Xác dịnh mục đích, tính lợi ích của một bài tập là nói rõ bài tập đó dùng để bình thành
cho học sinh kĩ năng nào trong việc sử dụng tiếng Việt. Để xác định mục đích của bài
Thank
tập, không những 44TH1-114!
phải dựa Covid2021-XH
vào phần lệnh để nấm yêu cầu của bài tàp mà còn phải đặt bài
tập trong hệ thống toàn môn học, phân môn, mạch kiến thức, kĩ năng và kiểu dạng bài tập.

Ví dụ, chúng ta phân tích mục đích của bài tập sau:

Hãy chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có câu văn miêu tả:

Mặt trời... lên. (mọc, nhô, ngoi)

Bài tập này nhằm giúp cho học sinh nắm được thế đối lập về nghĩa của các từ đổng nghĩa,
biết lựa chọn sử dụng các từ đồng nghĩa, cụ thểở đây là ba từ nhỏ, ngoi để viết văn miêu
tả.

Một ví du khác:

Bài tập:

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có thể thay thế từ trong ngoặc đơn cho từ được gạch
dưới:

99
a1. Nhà em có năm người.

a2. Nhà em ở bên đường.

(gia đình)

b1. Trường em ở trên đổi cao.

b2. Trường quy định tất cả học sinh phải mặc đồng phục.

(nhà trường)

Bài tập trên dạy cho học sinh phân biệt, sử dụng lớp từ đồng nghĩa. (cụ thể ở đây là
nhà/gia đình, trường/ nhà trường) và lớp từ đa nghĩa( nhà, trường)

Khi bình giá về lợi ích của một bài tập, cần phải trả lời được câu hỏi bài tập đó có cần
thiết hay không. Ví dụ, với học sinh lớp 2, 3 và nhiều lúc cả với học sinh lớp 4, 5 việc xác
định đống rơm,con chim, dòng sông là một từ hay hai từ không cần thiết, vì với tư cách là
đơn vị nào nào chúng cũng đều mang một nghĩa như nhau sau.Vì vậy khi tranh cãi về tư
cách đơn vị ngữ
Thank
pháp của44TH1-114! Covid2021-XH
chúng không có lợi ích gì

Chi phối đến nghĩa và cũng từ đó chi phối cách sử dụng những tổ hợp hai tiếng là
những trường hợp có hiện tượng đồng âm, ví dụ: mái nhà nhà ( hai từ chỉ phần trên của
nhà như trong câu Mái nhà có mấy chỗ bị dột và một từ chỉ cả ngôi nhà ở trong câu Ở đó
dân cư thưa thớt chỉ lác đã có mấy mái nhà); xe đạp từ chỉ một loại xe như trong câu Nó
đã mua một chiếc xe đạp rất đẹp và hai từ: nói về việc làm (sử dụng) chiếc xe đó như câu
Xe đạp nặng quá, khó đi lắm năm, phải tra dầu vào

Trang 98

Bút vẽ là một từ hay hai từ sẽ chi phối cách hiểu câu Nó cầm bút vẽ lên tay như thế
nào.

Yêu cầu về tính lợi ích của bài tập sẽ hướng chúng ta tăng cường những bài tập dạy
nghĩa, tăng cường những bài tập phòng ngừa lỗi, giảm những bài tập chỉ có yêu cầu nhận

100
diện, phân loại đơn thuẩn. Đồng thời, tính lợi ích của bài tập cũng đòi hỏi chúng ta phải
chú ý để mỗi bài tập hình thành được một thao tác ngôn ngữ nào đó. Ví dụ thao tác hiện
thực hoá nghĩa từ bằng ngữ cảnh: tạo cụm từ, đặt câu với từ, thao tác suy nghĩa của từ từ
trong ngữ cảnh; thao tác nắm các thế đối lập về nghĩa của từ bằng cách tìm ra những
trường hợp dùng được từ này mà không dùng được từ kia.

- Phân tích các cơ sở khoa học của bài tập.

Phân tích các cơ sở khoa học của bài tập có thể được cụ thể hoá thành phân tích Cơ sở
ngôn ngữ học, văn học, sư phạm học (tính giáo dục, tính vừa sức) của bài tập.

Phân tích các cơ sở khoa học của một bài tập là lí giải vì sao có thể xây dựng được bài
tập đó, trả lời được câu hỏi vì sao bài tập được xây dựng như vậy, Cơ sở khoa học của bài
tập cũng là căn cứ để giải thích vì sao một bài tập giải như thế này được xem là đúng, như
thế khác bị xem là sai. Vi dụ với bài tập 1 ở trên không thể điển vào chỗ trống từ ngoi vì
trong tiếng Việt (căn cứ ngôn ngữ học), ngoi, nhô, mọc đều chỉ hoạt động chuyển động từ
dưới lên nhưng ngoi thể hiện một hành động phải lên khỏi một cái gì đó chắn ngang (Ví
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
dụ:mặt trời ngọi lên khỏi rặng núi, ngoi lên khỏi lũy tre, ai đó ngoi lên khói mặt nước).
Nhưng ngữ cảnh ở đây không cho phép dùng từ ngoi. Như vậy nhờ hiểu biết tiếng Việt
(căn cứngôn ngữ học mà ta loại bỏ được từ ngoi.Cả mọc và nhô đều có thể dùng được
trong ngữ cảnh này nhưng chỉ cần tạo ra câu văn miêu tả thì từ nhô cụ thể, gợi tả hơn từ
mọc. Như vậy căn cứ văn học quy định việc phải lựa chọn từ nhô

Trang 99

Với bài tập thứ hai đã nêu ở trên , chỉ trường hợp câu Nhà em có 5 người có thể thay từ
nhà bằng từ gia đình vì trong câu này , nhà chỉ những người có cùng huyết thống sống
chung một nhà tức cũng chính là gia đình . Ở câu nhà em ở bên đường không thể thay thế
từ gia đình cho từ nhà vì nhà trong trường hợp này chỉ nơi đểở , không mang nghĩa gia
đình

Bình giá tính khoa học của bài tập có thể nói về tính vừa sức – chỉ ra những căn cứ để
giải thích vì sao một bài tập được xem là vừa sức hay quá khó , quá dễ với một đối tượng

101
nào đó . Nhờ vậy , chúng ta có thể chủ động tang hoặc giảm độ khó của một bài tập . ví
dụ bài tập “chỉ ra từ dung sai trong câu sau : bạn Hùng chạy bon bon có thể dung cho học
sinh lớp 2 , them yêu cầu hãy chữa lại cho đúng có thể là bài tập cho học sinh lớp 3 ,
nhưng nếu thêm yêu cầu hãy giải thích vì sao dung từ như thế bị xem là sai sẽ là phần
nâng cao của bài tập và nó được xem là một bài tập dành cho học sinh giỏi lớp 4,5.

Câu 4 : Phân tích tính thú vị của một bài tập .

Xem thông tin 5,6,7 , chọn bài tập thú vị để phân tích .

Xét một cách đơn giản nhất , một bài tập có hai bộ phân chính : phần lệnh và ngữ liệu .
Sự thú vị ( nhiều khi cũng là chỗ khó ) của một bài tập có thể nằm ở phần lệch ( yêu cầu
của bài tập ) hoặc ở phần ngữ liệu .

Trong bài tập luyện từ và câu , sự thú vị của phần lệnh thường được thể hiện ở yêu cầu
giải thích , yêu cầu nêu nghĩa , chỉ ra các thế đối lập về nghĩa , yêu cầu chỉ ra trường hợp
giữa hình thức ngữ pháp và nghĩa .

Ngữ liệu thú Thank 44TH1-114!


vị cho bài tập luyện từ và câu làCovid2021-XH
những trường hợp phản ánh sự thú vị của
ngôn ngữ : tính võ đoán , tính có lí , tính năng sản , sự thú vị của tiếng Việt : tính đơn lập ,
hiện tượng đồng âm , đồng nghĩa , đa từ loại , đồng âm cú pháp .

Để chỉ ra tính thú vị của bài tập , cần đặt nó trong thế đối lập với một bài tập khác .

Tính thú vị của phần lệnh của đề bài cảm thụ văn học và tập làm văn thể hiện ở cách
diễn đạt giàu tình cảm và cảm xúc , khơi gợi được vốn sống , cảm xúc của học sinh , tạo
điều kiện cho các em nói , viết sang tạo .

Ngữ liệu của một bài tập cảm thụ văn học được xem là thú vị là những đoạn văn thơ có từ
dung mang đặc trưng văn thơ nổi bật là các biện pháp tu từ mang lại hiệu quả diễn đạt cao
. Ngữ liệu của một đề bài tập làm văn thường là mảng vốn sống , vốn văn học được đề bài
đề cập tới , nó phải vừa gần gữi với cuộc sống thực của học sinh lại phải mang tính điển
hình .

102
Trang 100

Câu 5 : giải thích vì sao một bài tập cụ thể nào đó được xem là bài tập nâng cao .

Việc giải thích vì sao một bài tập cụ thể nào đó được xem là bài tập nâng cao cần được
thực hiện bằng cách đặt bài tập đang xét trong thế đối lập với một bài tập khác . Cần chỉ
rõ phần nào trong bài tập đã tạp nên độ thú vị , độ khó của bài tập .

Ví dụ ở bài tập tập tìm 6 từ có tiếng mờ thuộc 6 kiểu cấu tạo khác nhau , cái khó nằm ở
chỗ học sinh có thể chưa hiểu thuật ngữ “ kiểu cấu tạo” , các em quen cách diễn đạt cụ thể
“từ nào là từ đơn , từ nào là từ ghép” . Tiếp theo , tìm 6 từ theo 6 kiểu cấu tạo là khó . Học
sinh chỉ thường tạo được từ cụ thể mà chưa biết lập kế hoạch , gọi tên kiểu cấu tạo trước
khi tìm từ nên khó đưa ra đủ từ cho 6 kiểu cấu tạo khác nhau .

Câu 6 : Giải mẫu bài tập nâng cao .

Xem thêm thông tin 6- Một số bài tập luyện từ và câu nâng cao gợi ý cách giải và phần 1
của thông tin 7 – các đề thi và đáp án .
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Việc giải những bài tập khó có thể được thực hiện theo nhiều bước và nhiều khi từng
bước lại không đúng như tuần tự mà lệnh bài tập đã hướng dẫn .

Ví dụ , để thực hiện bài tập đã dẫn ra ở câu 5 , học sinh phải nêu được bảng phân loại từ
theo kiểu cấu tạo như sau :

Từ đơn :

Từ ghép :

- Từ ghép :
+ phân loại
+ tổng hợp
- Các kiểu từ láy :
+ phụ âm đầu
+ vần
+ phụ âm đầu và vần
103
+ tiếng
- Có thể thêm các dạng từ láy :
+ láy ba
+ láy tư

Như vậy , với một tiếng có khả năng cấu tạo tối đa thành 9 kiểu từ . Tiếp đó , học sinh sẽ
lần theo từng kiểu cấu tạo để tìm từ , ví dụ tìm được (1) mờ (2) mờ sang (3)phai mờ , (4)
mờ mịt , (5) lờ mờ ,(6) mờ mờ, (7) lờ tờ mờ ,(8)mập mà mập mờ . Có 8 kiểu cấu

tạo , không có kiểu (6) . Học sinh sẽ chọn 6 từ thuộc 6 kiểu cấu tạo trong 8 từ đã tìm được
.

Trang 101

Câu 7 : dự tính được khó khan sai phạm của học sinh khi giải một bài tập cụ thể và
khắc phục .

Để dự tính được những khó khăn , sai phạm học sinh hay mắc phải khi giải một bài tập
Thank
cụ thể , chúng ta phải tự44TH1-114!
giải bài tập .Việc tựCovid2021-XH
giải bài tập không xem trước phần hướng
dẫn gợi ý , đáp án sẽ giúp cho chúng ta trải nghiệm để có thể hình dung ra khó khăn học
sinh gặp phải khi giải bài tập . Kết hợp với sự hiểu biết của mình về học sinh , chúng ta sẽ
dự tính được khó khăn , sai phạm của các em và tìm nguyên nhân của những khó khăn ,
sai phạm đó để khắc phục .

Trên thực tế , những khó khăn sai phạm của học sinh trung thường do mấy lí do sau :

- Không hiểu phần lệnh , tức là không hiểu yêu cầu của bài tập .
- Không nắm chắc kiến thức và chưa có kỹ năng ngôn ngữ cần thiết . Có nhiều khái
niệm ngôn ngữ học sinh chưa hiểu rõ , các em cũng chưa có những kĩ năng “mẹo”
cần thiết .
- Thiếu hụt vốn sống . Ví dụ , vì thiếu vốn sống , các em không biết nhờ đâu , An –
be Anh –xtanh được giải Nô-ben không điền được phần trạng ngữ chỉ nguyên nhân
cho câu “;……An-be Anh-xtanh được nhận giải thưởng Nô-ben.” Vì không biết

104
thành phố nào là thành phố hoa phượng đỏ nên học sinh không điền được bộ phận
chủ ngữ cho tương hợp với bộ phận vị ngữ “….là thành phố hoa phượng đỏ.”

Câu 8 : Làm đáp án cho một đề thi học sinh giỏi .

Tham khảo mục 1 của thông tin 7 .

Những điểm cần lưu ý khi thực hiện một đề thi :

Đọc toàn bộ đề để phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu , xác định độ khó của từng câu
để lựa chọn trình tự làm bài , đọc kỹ từng câu trong đề để xác định đúng yêu cầu của đề .

Câu 9 : Xây dựng bài tập nâng cao . a.


Chọn một bài tập trong sách giáo khoa làm bài tập gốc , tạo ra bài tập nâng cao từ một bài
tập gốc bằng một trong hai cách : bổ sung phần lệnh hoặc điều chỉnh , thay thế ngữ liệu
của bài tập .

b. Chọn một bài tập nâng cao trong thông tin 5,6,7 để xây dựng một bài tập tương tự .

Một bài tập tương


Thanktự là một
44TH1-114! phần lệnh của bài tập đã cho , có ngữ liệu
bài tập giữ nguyênCovid2021-XH
khác những tương tự như ngữ liệu của bài tập đã cho . Ví dụ , tương tự như bài tập ở câu
7 , ta có các từ là : mơ , mới , sang ,… Ngữ liệu tương tự câu Tiếng suối chảy róc rách là
Tiếng ve kêu rộn rã , Tiếng cá quẫy tũng toẵng .

Trang 102

c, Cho sẵn mục đích bài tập và ngữ liệu, ví dụ: Cho hình vị nhân, hãy xây dựng một bài
tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4, lớp 5 theo chủ đề Nhân ái. Ta biết bài tập mở rộng
vốn từ với một hình vị đã cho gồm hai dạng :tìm từ có tiếng mang nghĩa nào đó và dựa
vào nghĩa của hình vị (tiếng) để phân loại từ.

Nhân Hán Việt có những nghĩa: người,lòng thương người, cái sinh ra một kết quả nào
đó. Trong ba nghĩa này, chỉ có hai nghĩa đầu thuộc chủ đề Nhân ái. Phối hợp cả

yêu cầu về mục đích bài tập và ngữ liệu, những bài tập cụ thể sau đuwọc xem, là đáp án
của yêu cầu trên.

105
- Tìm từ có tiếng nhân với nghĩa là “người”
- Tìm từ có tiếng nhân với nghĩa là “ lòng thương người”
- Dựa vào nghĩa của từ nhân ,hãy chia các từ sau thành hai nhóm :…
- Trong dãy từ sau, từ nào có tiếng nhân không cùng nhóm với tiếng nhân
trong các từ còn lại ( Bài tập 8- thông tin 6)
- Cho sẵn mục đích, kiểu dạng bài tập nâng cao, xây dựng bài tập
Khi cho sẵn mục đích bài tập, kiểu dạng bài tập, để xây dựng bài tập cần tìm được
ngữ liệu thú vị rồi tiến hành như mục c ở trên

e) Cho sẵn ngữ liệu thú vị, xây dựng bài tập.

Khi có sẵn ngữ liệu thú vị, ví dụ như ngữ liệu câu mơ hồ, đồng âm cú pháp Hoa mua ở
bên đường, có thể khai thác để xây dựng bài tập yêu cầu tách câu thành từ theo hai cách
khác nhau, yêu cầu xác định kiểu cấu tạo của các từ trong câu theo hai cách khác nhau và
yêu cầu tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu theo hai cách khác nhau.

Thank 44TH1-114! Covid2021-XH


Câu 10: Lập ngân hàng ngữ liệu cho các bài tập nâng cao

Ví dụ: Ngữ liệu có hiện tượng đồng âm cú pháp:

Đồng âm một từ/hai từ : cách én, bún chả, máy nổ, khoai nướng, xe bò, bút vẽ, hay ho,..

Đòng âm một từ ghép/từ láy :may máy

Đồng âm một từ ghép phân loại/một từ ghép tổng hợp :bút mực, nhà đất, bàn tính,…

Câu có hiện tượng đồng âm chơi chữ : Vôi tôi tôi tôi, trứng bác bác bác

Câu mơ hồ : Anh nói thì hay.Tôi có người bạn học ở Huế. Ccá bạn học sinh đang múa hát
rất hay,..

Các trường hợp từ đa từ loại : hay ,cân, thế, eo, sao, sơn, bò ,kén,..

Trang 103
106
Câu 11: Bình giá đề thi

Xem thông tin 7, chọn một đề thi và bình giá

Bình giá đề thi đã cho theo các gợi ý sau :

- Dựa vào yêu cầu về tính thú vị của từng câu trong đề thi
- Dựa vào yêu cầu về tính giáo dục,tính vừa sức của từng câu trong đề thi
- Dựa vào yêu cầu về tính toàn diện của kiến thức- kĩ năng của toàn bộ đề thi
- Dựa vào yêu cầu về tính đa dạng của kiểu dạng bài tập trong đề thi
- Dựa vào yêu cầu về tính tiết kiệm và tích hợp của ngữ liệu trong đề thi.

Câu 12: Thực hành xây dựng ngân hàng đề thi

Tham khảo thêm mục thông tin 5,6,7

Câu 13: Xây dựng một đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt cuối cấp Tiểu học
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Xem thông tin 7

Ví dụ, một số đề thi được soạn như sau:

ĐỀ 1

Môn :Tiếng Việt

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (1 điểm) : Tìm 5 tính từ có tiếng “đẹp” trong đó có 1 từ đơn, 2 từ láy, 1 từ ghép
tổng hợp và một từ ghép phân loại.

Câu 2 (1 điểm) : Nêu rõ từ loại của các từ sau : mưa, đá, kỉ niệm, bồ, sơn.

Câu 3 (2 điểm) : Chữa lại hai dòng sau dây thành câu theo nhiều cách khác nhau :

Những bông hoa giẻ toả hương thơm ngát ấy ( chữa lại bằng 3 cách)

107
Trên cánh đồng rộng mênh mông ( chữa lại bằng 2 cách)

Câu 4 (2 điểm) : Tìm những từ ngữ để gọi Bác Hồ trong đoạn thơ sau và nói rõi ý nghĩa
của những cách gọi này.

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc khong nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sang ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.

(Việt Bắc -Tố Hữu)

Trang 104

Câu 5 (4 điểm): Một con sẻ non mép hãy còn vàng óng, trên đầu chỉ có một nhím long tơ
rơi từ trên tổ xuống đất. Con chó săn tiến lại gần. Bỗng sẻ mẹ từ một ngọn cây gần đó lao
xuống, lấy than mình phủ kín sẻ con. Cả người sẻ mẹ run lên vì khiếp sợ ,tê dịa đi vì hãi
Thank 44TH1-114!
hung, lo lắng……Nhưng rồi giọng sẻ mẹ trở Covid2021-XH
nên khản đặc và hung dữ ,long xù ra , mắt
long lên giận dữ, nhìn thẳng vào kẻ địch …. Con cho săn bối rối, dừng lại rồi quay đầu,
bỏ chạy. Nguy hiểm đã qua.

Em hãy đặt mình trong vai sẻ con để kể lại câu chuyện trên và nói lên cảm nghĩ của
mình khi được bảo vệ bằng đôi cánh yêu thương và long dũng cảm của mẹ.

ĐỀ 2

Môn : Tiếng Việt

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (3 điểm) :Thay những từ được gạch chân dưới bằng một từ láy để các câu sau trở
nên gợi tả hơn:

- Những giọt sương đêm nằm trên những cành lá

108
- Đêm trung thu ,trắng sang lắm.Dưới trăng, dòng sông trông như dát bạc.
- Gió thổi mạnh. Lá cây rơi nhiều.
- Trên nền trời, những cánh cò đang bay

Câu 2 (3 điểm): Em hãy đặt bốn câu có từ “sao”, sao cho thoả mãn hai yêu cầu sau:

a, Bốn từ “sao” mang bốn nghĩa khác nhau

b, Có đủ bốn kiểu câu chia theo mục đích nói: câu kể,câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến

Câu 3 (4 điểm) :

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là cánh diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ


Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Êm đềm khu nước ven sông
( Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Dựa vào những hình ảnh trong các câu thơ trên, em hãy chọn để tả một trong ba
cảnh đẹp quê hương:

a) Con đường rợp bóng hàng cây với những cánh bướm rập rờn theo bước chân em
đến trường

b) Cánh đồng quê vào một buổi chiều hè với những cánh diều biếc lơ lửng trên nền
trời.

c) Dòng sông hiền hòa với những con đò khua nước êm trôi

Trang 105

ĐỀ 3

Môn: Tiếng Việt


109
Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1: ( 2 điểm ) Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát.
Trận này mưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu
nước, trời hút hết đổ xuống đất liền.

a) Đoạn thơ trên có những từ láy nào ?

b) Trong đoạn thơ trên có những thành ngữ nào, nghĩa của chúng là gì ?

c) Ba câu đầu trong đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ gì ? Hãy nêu tác dụng của các
biện pháp tu từ đó.

d) Từ nào trong câu cuối giúp em nhận ra tác giả đã liên tưởng, tưởng tượng như vậy
có tác dụng gì ?

Câu 2:( 2 điểm )


Thank
a) Tìm một từ trong44TH1-114! Covid2021-XH
mỗi nhóm đồng nghĩa ở cột B có thể dùng để tả đối tượng được
nêu ở cột A có nhân hóa. Giải thích vì sao em chọn từ đó.

A B

Những cánh cò Chấp chới, chập chờn, phân vân

Giọt mưa xuân Nhẹ nhàng, nhè nhẹ, dịu dàng

Hoa cỏ may Quấn quýt, mắc vào, vướng vào

b) Với mỗi từ tìm được, viết một câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa để tả đối
tượng được nêu ở cột A

110
Câu 3: (2 điểm)

Cho hai câu sau:

- Lan đi Điện Biên bao giờ ?

- Bao giờ Lan đi điện biên ?

a) Câu thứ nhất có thể được hiểu theo hai cách: câu hỏi đích thực và câu hỏi gián tiếp
dùng để phủ định. Nghĩa của câu hỏi này trong mỗi trường hợp đó là gì?

b) Khi dùng để hỏi, nghĩa của câu thứ nhất khác nghĩa của câu thứ hai như thế nào?

Câu 4:

Mỗi khi họa mi cất tiếng hót, trời đất như bừng sáng, vạn vật có sự thay đổi kỳ diệu.

Em hãy viết một đoạn văn miêu tả tiếng hót của chim họa mi và cảm xúc của em khi
nghe tiếng chim hót trong sự liên tưởng, tưởng tượng đến những biến đổi mà tiếng chim
hót đem lại cho mọi vật xung quanh.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Trang 106

ĐỀ 4

Môn: Tiếng Việt

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (2 điểm):

Từ "gia đình" có thể thay thế cho cụm từ "nhà" của câu nào trong hai câu thơ sau ?

Tại sao từ "gia đình" có thể thay thế cho từ "nhà" của câu đó mà không thể thay thế cho
từ "nhà" của câu còn lại.

Nhà em có bốn người

Nhà cô Hoa rất đẹp

Câu 2 (2 điểm)

111
Tìm bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của mỗi câu sau và chỉ ra sự khác nhau về
nghĩa của hai câu thơ này:

Những con dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ

Những con dế bị sặc nước, bò ra khỏi tổ.

Câu 3 (2 điểm)

Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi câu của đoạn
văn sau:

Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm
những màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm; từ màu tím sẫm
đổi ra màu hồng; rồi từ màu hồng lần lần đổi ra màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời
chễm chệ ngự trên chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó

Thank 44TH1-114!
(Thẩm Tuệ Hà)Covid2021-XH

Câu 4 (4 điểm)

Mùa xuân mát mẻ với chồi biếc và hoa thơm, mùa hè rực rỡ, chói chang, mùa thu
dịu dàng, trong trẻo, mùa đông bâph bùng ánh lửa, ấp ủ mầm xanh. Mỗi mùa có một vẻ
đẹp riêng.

Hãy tả cảnh một mùa mà em thích.

Trang 107

Câu 14: Làm đáp án, biểu điểm cho một số đề thi đã xây dựng được ở câu 13.

Xem thông tin 6 và phần 1 của thông tin 7

Ví dụ: Đáp án và biểu điểm 4 đề thi ở câu 13 như sau:

112
ĐỀ 1

Câu 1 (1 điểm): Tìm đúng một từ đúng được 0,2 điểm

Các từ cần tìm:

- Từ đơn: đẹp

- Từ láy: đèm đẹp, đẹp đẽ

- Từ ghép tổng hợp: một trong các từ, ví dụ: xinh đẹp, đẹp tươi, tốt đẹp,xấu đẹp,...

- Từ ghép phân loại: một trong các từ, ví dụ: đẹp trai, đẹp nết, đẹp mắt, đẹp người,...

Câu 2 (1 điểm): Xác định đúng từ loại của mỗi từ được 0,2 điểm. Nếu xác định thiếu một
từ loại của mỗi từ thì sẽ bị trừ 0,1 điểm

Lưu ý các từ đã cho là những từ đồng âm đa từ loại

+ mưa: có thể là danh từ (VD: cơn mưa), có thể là động từ (VD: trời mưa)

+ đá: cóThank
thể là danh44TH1-114! Covid2021-XH
từ (VD: hòn đá), có thể là tính từ (VD thằng ấy đá lắm)

có thể là một từ đồng âm có nghĩa động từ (VD: đá bóng)

+ kỉ niệm: có thể là danh từ (VD: những kỉ niệm ấy), có thể là động từ (VD: tới kỉ
niệm cho bạn một cái bút)

+ bò: có thể là danh từ (VD: con bò), có thể là động từ (VD: kiến bò)

+ sơn: có thể là danh từ (VD: cây sơn hoặc sơn này tốt), có thể là động từ (VD: họ
sơn cửa)

Câu 3 (2 điểm): Chữa được mỗi dòng thành câu theo đủ các cách được 1 điểm.

Dòng 1 chữa thành:

+ Bỏ "ấy": Những bông hoa giẻ tỏa hương thơm ngát

+ Đổi "ấy" lên trước: Những bông hoa giẻ ấy tỏa hương thơm ngát

Trang 108
113
+ Thêm bộ phận vị ngữ, ví dụ: Những bông hoa giẻ thơm ngát ấy được dành tặng cô
giáo.
Dòng 2 chữa thành:
+ Bỏ “trên”: Cánh đồng rộng mênh mông.
+ Thêm bộ phận chủ ngữ và vị ngữ, ví dụ: Trên cánh đồng rộng mênh mông, bà con nông
dân đang tấp nập gặt hái.
Câu 4 (2 điểm)
Tìm đúng 3 từ được 0,5 điểm: Bác, Người, Ông Cụ.
Nêu được ý nghĩa của 3 cách gọi được 1,5 điểm (mỗi từ được 0,5 điểm):
- Gọi Bác nói lên được tình cảm gần gũi, thân thiết, coi lãnh tụ như người thân trong gia
đình, như họ hàng của người Việt Bắc.
- Gọi Người nói lên sự kính trọng của đồng bào Việt Bắc đối với lãnh tụ.
- Gọi Ông Cụ nhấn mạnh sự giản dị, mộc mạc, hoà mình với quần chúng của Bác.
Câu 5 (4 điểm)
Bài được điểm tối đa khi học sinh biết trình bày một văn bản theo thể loại kể chuyện xen
phát biểu cảmThank
tưởng: 44TH1-114! Covid2021-XH
- Học sinh biết tưởng tượng, xây dựng được cốt chuyện, nhân vật, tình tiết hợp lí, sinh
động, biết kết hợp kể và tả làm nổi bật chủ đề câu chuyện: tình yêu con chiến thắng cả nỗi
sợ hãi, chiến thắng cả kẻ thù ghê gớm và cái chết.
- Phát biểu cảm tưởng phải nói lên được lòng kính phục, biết ơn của đứa con trước tình
yêu, sự hi sinh, lòng dũng cảm của người mẹ.
- Hình thức: bài viết có bố cục mạch lạc, dùng từ đúng, câu viết đúng ngữ pháp, chữ viết
rõ ràng, không sai lỗi chính tả, văn viết có hình ảnh, cảm xúc.
ĐỀ 2
Câu 1( 3 điểm ): Thay đúng 6 từ, mỗi từ được 0,5 điểm.
- Từ nằm thay bằng long lanh (lấp lánh).
- Từ lắm thay bằng vằng vặc.
- Từ trông thay bằng lấp lánh (lấp loá, lấp loáng).
- Từ manh thay bằng ào ào.
- Từ nhiều thay bằng lả tả.

114
- Cụm từ đang bay thay bằng chấp chới (rập rờn, dập dờn).
Trang 109
Câu 2 (3 điểm): Đặt 4 câu thỏa mãn 1 yêu cầu được 1 điểm.
a) Đặt 4 câu có từ “sao” xuất hiện với bốn trong các nghĩa:
- Thiên thể nhìn thấy vào ban đêm.
- Vật có hình 5 cánh.
- Một tổ chức nhi đồng.
- Người nổi tiếng trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, chơi thể thao.
- Váng dầu, mỡ.
- Chỉ một loại cây.
- Làm cho khô (sao chế thuốc).
- Chép lại, nhân văn bản.
- Từ dùng để hỏi nguyên nhân.
- Từ dùng biểu thị cảm xúc ngạc nhiên, thán phục.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Mỗi câu có “sao” dùng lặp lại nghĩa bị trừ 0,25 điểm.
b) Đặt 4 câu kể, hỏi, cảm, cầu khiến. Thiếu một kiểu câu trừ 0,25 điểm. Một ví dụ
bài làm được điểm tối đa:
4 câu được đặt là:
- Màn đêm buông xuống, trời đầy sao (Sao với nghĩa thứ nhất ở trên, câu kể).
- Sao bạn không đến nhà tôi chơi? (Sao với nghĩa đại từ để hỏi, câu hỏi).
- Đáng yêu sao dòng sông quê ta! (Sao với nghĩa chỉ cảm xúc, câu cảm).
- Bạn hãy gắn ngôi sao này lên mũ hộ tôi! (Sao với nghĩa thứ hai ở trên, câu cầu
khiến).
Câu 3 (4 điểm)
Bài thi được điểm tối đa khi học sinh viết được một bài văn tả một trong ba cảnh
đẹp của quê hương: con đường đi học, cánh đồng quê với những cánh diều, dòng sông với
những con đò.
Văn viết có hình ảnh, cảm xúc, không có lỗi lớn về dùng từ, đặt câu, viết đúng
chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sáng sủa.

115
ĐỀ 3
Câu 1 (2 điểm)
Mỗi ý a,b,c,d được 0,5 điểm
a) Những từ láy có trong đoạn văn: rả rích, tối tăm, ráo riết.
Đưa thiếu một từ trừ 0,25 điểm.
Trang 110
b) Những thành ngữ có trong đoạn văn: "tối tăm mặt mũi”, “ thối đất thối cát”.
“Tối tăm mặt mũi” nghĩa là rất mạnh, rất dữ, là không còn nhìn thấy gì.
“Thối đất thối cát” nghĩa là rất mạnh, rất dữ, có sức tàn phá đất đai lớn.
Cả hai thành ngữ trên đều nói lên mưa rất mạnh, dữ dội.
Tìm được hai thành ngữ: 0,3 điểm
Nêu đúng nghĩa của 2 thành ngữ: 0,2 điểm.
c) Ba câu đầu trong đoạn văn sử dụng biện pháp điệp từ. Từ “mưa” nhắc lại nhiều lần có
tác dụng nhấn mạnh mưa nhiều, dữ dội.
Nêu đúng tênThank 44TH1-114!
biện pháp tu Covid2021-XH
từ (điệp, điệp từ, điệp ngữ) được 0,3 điểm.
Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ được 0,2 điểm.
d) Từ “tưởng như” cho thấy tác giả đã liên tưởng, tưởng tượng để miêu tả (0,3 điểm).
Việc sử dụng liên tưởng, tưởng tượng trời đã hút hết tất cả nước biển có để đổ xuống đất
liền tạo ra một hình ảnh sinh động, gợi tả để nói mưa rất nhiều, rất to, dữ dội. (0,2 điểm)
Câu 2 (2 điểm)
Mỗi ý a, b được 1 điểm.
a) Ba từ có khả năng dùng để tả đối tượng được nêu có nhân hoá trong mỗi nhóm đồng
nghĩa là: phân vân, dịu dàng, quấn quýt (0,25 điểm).
- Lí do chọn 3 từ đó là vì:
+ Trong các từ chấp chới, phân vân, rập rờn chỉ có từ phân vân là từ dùng để chỉ tâm
trạng do dự, chưa dứt khoát của con người nên nó có khả năng tả những cánh cò có nhân
hoá (0.25 điểm).
+ Trong các từ nhẹ nhàng, nhè nhẹ, dịu dàng chỉ có từ dịu dàng chuyên dùng để tả
cử chỉ, tính tình nhẹ nhàng của con người nên nó có khả năng tả mưa xuân có nhân hóa
(0,25 điểm).
116
+ Trong các từ quấn quýt, mắc vào, vướng vào, chỉ có từ quấn quýt tả hành động,
tâm trạng không muốn rời xa của con người nên nó có khả năng tả cỏ may có nhân hóa
(0,25 điểm).
b) Đặt được câu đúng, có hình ảnh nhân hóa nói về những con cò, giọt mưa xuân,
hoa cỏ may. Ví dụ:
- Những cánh cò đang phân vân bên ruộng lúa.
- Giọt mưa xuân dịu dàng, mơn man trên mái nhà em.
- Hoa cỏ may quấn quýt theo bước chân em tới trường.
Đặt được một câu 0,5 điểm, hai câu 0,75 điểm, ba câu 1 điểm.
Trang 111
Câu 3 (2 điểm)
a.(1 điểm)
Câu Lan đi Điện Biên bao giờ?khi dùng để hỏi thì dùng để hỏi về thời điểm đi
Điện Biên của Lan. Câu Lan đi Điện Biên đến bao giờ? Khi là câu hỏi được dùng theo
mục địch gián tiếp thì dùng để phủ định, ý nói Lan không hề đi Điện Biên ( chủ ý khi nói,
câu này sẽ được nói với ngữ điệu lên giọng).
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
b.(1 điểm)
Khi dùng để hỏi, nghĩa của câu hỏi a khác nghĩa với câu hỏi b ở chỗ: câu a hỏi về
hành động đã diễn ra ( Lan đã đi Điện Biên rồi), câu b hỏi về một hành động chưa diễn ra
( Lan chưa đi Điện Biên).
Câu 4 (4 điểm)
Bài được điểm tối đa khi về nội dung, học sinh tả được tiếng chim họa mihots và
cảm xúc của mình trong sự liên tưởng, tưởng tượng đến những biến đổi mà tiếng chim hót
đem lại cho mọi vật xung quanh. Cần tả tiếng chim hót và tưởng tượng đất trời, cây cỏ,
dòng suối, … biến đổi trở nên đẹp đẽ hơn như thế nào, mình cảm thấy sự vật trở nên đáng
yêu hơn ra sao.
Về hình thức, bài viết không có những lỗi lớn về chính tả, dùng từ, đặt câu. Văn
viết có hình ảnh, giàu cảm xúc. Chữ viết rõ ràng, bài viết sạch sẽ.

ĐỀ 4
Câu 1( 2 điểm ):
- Ý a: 0,5 điểm
117
Nêu đúng từ gia đình có thể thay thế cho từ nhà của câu “Nhà em có bốn người”
- Ý b: 1,5 điểm:
Giải thích đúng: nhà có nhiều nghĩa. Ở câu thứ nhất, nhà chỉ gia đình – những người có
cùng huyết thống sống trong một mái nhà nên từ gia đình có thể thay thế được cho nó.
Ở câu thứ hai, nhà chỉ nơi để ở nên từ gia đình không thay thế được cho nó.
Câu 2: ( 2 điểm)
- Tìm đúng bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của hai câu văn: 1 điểm.
Những con dế bị sặc nước // bò ra khỏi tổ.
BPCN BPVN
Trang 112
Những con dế // bị sặc nước, bò ra khỏi tổ.
BPCN BPVN
- Nếu đúng sự khác nhau về nghĩa của hai câu văn: 1 điểm
“ Bị sặc nước” ở câu thứ nhất làm rõ những con dế nào sẽ bò ra khỏi tổ. Câu này có ý chỉ
những con dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Câu thứ hai có ý nói rằng tất cả những con dế được nói đến đều bị sặc nước và bò ra khỏi
tổ.
Câu 3 (2 điểm)
- Tìm được đúng các biện pháp tu từ: 1 điểm.
Ở câu thứ nhất có biện pháp nhân hóa nói về mặt trời thể hiện ở hai từ: bẽn lẽn, núp.
Ở câu thứ hai có biện pháp điệp từ ngữ: “ từ màu….đổi ra màu…” được điệp 3 lần.
Ở câu thứ ba có biện pháp nhân hóa thể hiện ở hai từ chễm chệ, ngự trị nói về mặt trời.
- Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ: 1 điểm.
Biện pháp nhân hóa ở câu thứ nhất giúp cho việc miêu tả vẻ hiền dịu, e ấp của mặt
trời, gợi cho thấy hình ảnh mặt trời lúc sáng sớm như một cô gái hiền dịu, e ấp. Hình ảnh
mặt trời và ánh sáng buổi bình minh nhờ thế trở nên cụ thể, sinh động hơn.
Biện pháp điệp ở câu hai có tác dụng nhấn mạnh sự biến đổi phong phú, nhanh
chóng của màu sắc ngọn núi vùng này vào buổi sáng.

118
Biện pháp nhân hóa ở câu 3 giúp tả mặt trời rất sinh động. Nó gợi ra hình ảnh mặt
trời lúc chính trưa: ngồi ở đỉnh cao, oai phong đường bệ, soi sáng cho hòn núi trở lại đúng
màu xanh biếc tự nhiên của nó.
Câu 4(4 điểm)
Bài được điểm tối đa khi thí sinh viết được đoạn văn tả vẻ đẹp của một mùa mà mình
yêu thích. Bài viết có bố cục hợp lí, nội dung có những ý hay, văn viết có hình ảnh và
cảm xúc. Bài không có những lỗi lớn về dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả. Chữ viết dễ đọc,
trình bày sạch sẽ.
Ví dụ một bài làm sẽ được điểm tối đa:
Mỗi năm có bốn mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng. Em yêu nhất là mùa xuân vì sức
sống tràn trề của nó.
Mùa xuân, khu vườn đầy lộc biếc lung linh như những ánh nến trong xanh.
Trang 113
Hoa chanh, hoa bưởi tỏa hương ngan ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy mảnh
sân nhỏ trước nhà.
Mùa xuân, mặt nước dịu dàng như hơi thở. Hoa sung tím mơ màng bên những khóm
lục bình xanhThank đàn cá bơi lội tung tăng,
biếc. Từng44TH1-114! hớn hở đón mùa xuân.
Covid2021-XH
Mùa xuân, thời tiết ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn lên đón ánh nắng
tươi ấm của mặt trời.

Câu 15: Xây dựng một số trò chơi tiếng Việt cho học sinh giỏi.
a. Xây dựng các trò chơi để thực hiện trong giờ học trên nhóm học sinh hoặc cả lớp.
Xem lại toàn chương, tìm những bài tập thuận lợi cho việc tổ chức trò chơi, xây dựng trò
chơi để thực hiện trong giờ học theo nhóm học sinh hoặc cả lớp.
b. Xây dựng trò chơi trên máy vi tính cho cá nhân.
Xem thêm thông tin 9 – Luật chơi và đề thi “Thần đồng đất Việt”.
Sau đây là một ví dụ trò chơi trên máy tính cá nhân.

Cuộc phiêu lưu của chàng hoàng tử


( Dạng điền khuyết)
1. Mục đích của trò chơi

119
Trò chơi giúp người chơi củng cố kĩ năng lựa chọn và sử dụng từ đúng ngữ cảnh, tăng
thêm hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh.
2. Tổng quan trò chơi
Trò chơi dựa trên cấu trúc câu chuyện cổ tích Nàng công chúa ngủ trong rừng. Hoàng tử
phải vượt qua các thử thách để cứu công chúa.
- Để đến được lâu đài cứu công chúa thì hoàng tử phải vượt qua 8 thử thách, đó
chính là 8 màn chơi của trò chơi.
- Mỗi thử thách là một màn chơi mà ở đó người chơi phải giải quyết bài tập Tiếng
Việt dạng điền khuyết.
- Mỗi bài tập gồm 8 câu văn, đó là các câu nói của thần Mặt Trời và 10 từ cần điền
do các thiên thần
Trang 114
3. Cách chơi
- Ở trang nền của trò chơi, nhấn chuột vào biểu tượng “Bắt đầu” để vào trò chơi.
- Ngay sau đó 10 thiên thần bay ra mang theo 10 từ cần điền xung quanh. Hoàng tử đọc 1
câu của thần Mặt Trời. Câu văn hiện ra và còn thiếu 1 từ. Người chơi nhấp chuột chọn từ
Thank
điền đc vào chỗ 44TH1-114!
thiếu (thiên thần sẽ mang từ Covid2021-XH
đó lắp vào câu). Nếu đúng thì câu văn thứ
nhất sẽ mất đi, nếu sai thì câu văn xoay tròn 1 vòng và trở về chỗ cũ, người chơi lại phải
chọn từ khác cho đến khi đúng.
- Người chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết 8 câu thì qua được một thử thách và
sang thử thách tiếp theo.
4. Minh họa một màn chơi
Thử thách thứ nhất – màn 1
- Nhạc nền: Capricio Italien.
- Đoạn đọc: Vượt qua bao nhiêu là khu rừng tăm tối, chiến đấu với không biết bao nhiêu
thú dữ, chàng hoàng tử mới tới đc nơi này. Chàng gặp phải một bức tường thành bằng
những cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi. Chàng không thể đi tiếp, chú ngựa của chàng sốt
ruột cứ tung vó hí lên từng hồi. Các thiên thần ơi, hãy ra tay giúp đỡ hoàng tử nào!
- Trên màn hình xuất hiện hình ảnh một chàng hoàng tử cưỡi ngựa trong khu rừng rậm.
Phía trước là một bức tường thành gồm những cây to và cành lá đan kín vào nhau.
Phía trên bên trái là thần Mặt Trời và dòng chữ ghi câu nói của thần Mặt Trời, được viết
trên một đám mây. Các câu nói đó lần lượt là các câu a, b, c, d, e, g, h I trong bài tập 1.

120
Phía trên hoàng tử là những thiên thần mang những từ ngữ bay quanh. Các từ ngữ đó là:
trắng muốt, trắng bóng, trắng tinh, trắng phau, trắng trẻo, trắng xanh, trắng xóa, trắng bạc,
trắng hồng, trắng nõn.
- Hình ảnh xuất hiện trên màn hình:

Trang 115

Thank 44TH1-114! Covid2021-XH

- Bài tập 1:
a. Xế chiều, khu vườn …………… những cánh cò bay về.
b. Từng làn mây ………… bồng bềnh trôi trên nền trời xanh thắm.
c. Hoa ban nở ………… cả khu rừng yên tĩnh.

121
d. Em bé khỏe mạnh có làn da ………, trông thật đáng yêu.
e. Chị ấy ốm nên làn da cứ …….., trông thật tội nghiệp.
g. Những cánh hoa huệ …… dưới ánh nắng dịu dàng mùa xuân.
h. Những cánh tuyết ……… khẽ khàng bay trong đêm mùa đông.
i. Chiếc áo đồng phục của các em học sinh thường được may bằng vải phin ………
Những từ có thể điền: trắng muốt, trắng bóng, trắng tinh, trắng phau, trắng trẻo, trắng
xanh, trắng xóa, trắng bạc, trắng hồng, trắng nõn.
- Đáp án:
a. trắng phau b. trắng bạc c. trắng xóa d. trắng hồng
e. trắng xanh g. trắng muốt h. trắng tinh i. trắng nõn

Trang 116
- Sau khi điền đúng các câu trên, trên màn hình sẽ xuất hiện tranh vẽ: tấm rèm cây được
các thiên thần vén ra và hoàng tử cưỡi ngựa đang đi vào trong. Thần Mặt Trời cười vẫy
tay chào.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
- Trên màn hình xuất hiện hình ảnh sau:

122
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH

- Nhạc nền: Samba de Minerva.


Tương tự như vậy, sau khi học sinh vượt qua một màn chơi, các màn chơi lần lượt xuất
hiện theo thứ tự từ 1 đến 8:
- Thử thách thứ nhất (màn 1)
- Thử thách thứ hai (màn 2)
- Thử thách thứ ba (màn 3)
- Thử thách thứ tư ( màn 4)
- Thử thách thứ năm (màn 5)
- Thử thách thứ sáu ( màn 6)
- Thử thách thứ bảy (màn 7)
- Thử thách thứ tám ( màn 8).

123
Trang 117
Câu 16: Lập chương trình và nội dung cho một “Hội thi Tiếng Việt” và tổ chức thực hiện.
Xem thông tin 9, 10 và bang hình dạy học.
Hoạt động nhóm Lập chương trình và nội dung cho một “Hội thi tiếng Việt” và tổ
chức thực hiện.
Câu 17: Nhận xét về nội dung và hình thức của một trò chơi, một “Hội thi tiếng Việt”.
Xem thông tin 9, 10 và bang hình dạy học.
Hoạt động nhóm, đóng vai, chơi một trò chơi và bình giá, nhận xét.
Cá nhân hoặc nhóm xem trích đoạn các chương trình truyền hình (Thần đồng đất
Việt, Tuổi thơ khám phá, Đuổi hình bắt chữ, Tam sao thất bản…) trong nhóm, trong lớp.
Theo các căn cứ vào tính tiện ích, tính vừa sức, tính thứ vị… bình giá, nhận xét về nội
dung và hình thức tổ chức của các trò chơi và hội thi trên.
IV. CÁC THÔNG TIN CẦN THAM KHẢO
Thông tin 1: Các mạch kiến thức và kĩ năng của Chương trình Tiếng Việt tiểu học
A. Các mạch kiến thức kĩ năng tiếng Việt
1. NgữThank 44TH1-114!
âm – chữ viết (cấu tạo âm tiết – Covid2021-XH
các quy tắc chính tả)
2. Đơn vị từ - Phân cách ranh giới từ
Đơn vị câu - Tách câu trong đoạn
3. Làm giàu vốn từ (theo chủ điểm)
4. Các lớp từ vựng
5. Cấu tạo từ
6 Biện pháp tu từ
7. Từ loại
8. Phân loại câu theo chức năng của vị ngữ
9. Phân loại câu theo mục đích nói
10. Phân loại câu theo cấu tạo
11. Thành phần câu (cấu tạo câu)
12. Dấu câu
13. Liên kết câu
124
14. Quy tắc giao tiếp
Trang 118
B.(15) Đọc hiểu – Cảm thụ văn học
C.(16) Làm văn
( Lê Phương Nga – Bài giảng chuyên đề ‘Rèn kĩ năng hướng dẫn giải bài tập Tiếng Việt
cho học sinh tiểu học’ – 2002,2003,2004)
Thông tin 2: Các kiểu, dạng bài tập dạy học Tiếng Việt
1. Các kiểu dạng bài tập dạy học tập đọc
1.1. Bài tập luyện đọc thành tiếng
a) Bài tập luyện chính âm
b) Bài tập luyện đọc đúng ngữ điệu
b.1) Bài tập kí mã
b.2) Bài tập giải mã
b.3) Bài tập giải thích giọng đọc
Thank
1.2. Các 44TH1-114!
dạng bài tập dạy đọc hiểu Covid2021-XH
a) Nhóm bài tập có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản
a.2) Bài tập yêu cầu HS xác định đề tài của bài.
a.3) Bài tập yêu cầu HS phát hiện ra các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh của bài.
a.4) Bài tập yêu cầu HS nhận diện đoạn.
b) Nhóm bài tập làm rõ nghĩa của ngôn ngữ văn bản.
b.1) Bài tập yêu cầu giải thích nghĩa từ ngữ.
b.2) Bài tập yêu cầu làm rõ nghĩa, ý của các câu, khổ thơ, đoạn văn, chi tiết, hình
ảnh của bài.
b.3) Bài tập tìm đại ý, nội dung chính của bài
c) Nhóm bài tập hồi đáp
Đây là nhóm bài tập đọc hiểu yêu cầu tính độc lập làm việc của HS cao nhất.
Những bài tập này yêu cầu HS nêu nhận xét, đánh giá, bình giá của mình về nội dung,
nghệ thuật của văn bản. Những bài tập hồi đáp cũng cho thấy văn bản được đọc đã tác

125
động đến HS như thế nào, các em học tập được những gì từ nội dung và hình thức nghệ
thuật của văn bản. Những bài tập hồi đáp bao gồm:
c.1) Bài tập bình giá về nội dung văn bản.
Trang 119
Những bài tập này nhằm làm rõ mục đích của văn bản, yêu cầu HS nêu lên được
những bài học bổ ích sau khi đọc văn bản, tự liên hệ với bản thân mình để có thái độ,
hành động, tình cảm đúng đắn.
c.2) Bài tập yêu cầu bình giá về nghệ thuật của văn bản.
Những yếu tố nghệ thuật được bình giá có thể là từ, biện pháp tu từ, hình ảnh thơ
văn, tình tiết truyện, cách kể chuyện.
c.3) Những bài tập yêu cầu HS dựa vào mẫu của văn bản của bài tập đọc để nói,
viết một văn bản tương tự.
2. Các kiểu dạng bài tập Luyện từ và câu
2.1. Bài tập làm giàu vốn từ
a) Bài tập dạy nghĩa từ
a.1) Giải nghĩa bằng
Thank trực quan.
44TH1-114! Covid2021-XH
a.2) Giải nghĩa bằng ngữ cảnh.
a.3) Giải nghĩa bằng cách đối chiếu, so sánh với từ khác.
a.4) Giải nghĩa bằng cách phân tích từ thành các thành tố (tiếng) và giải nghĩa từng
thành tố này.
a.5) Giải nghĩa bằng định nghĩa.
b) Bài tập hệ thống hóa vốn từ
b.1) Nhóm bài tập tìm từ: Dựa vào suy luật liên tưởng, người ta chia nhóm bài tập
tìm từ thành:
- Bài tập tìm từ có cùng chủ đề;
- Bài tập tìm từ cùng lớp từ vựng;
- Bài tập tìm cùng từ loại, tiểu loại;
- Bài tập tìm từ có cùng đặc điểm cấu tạo, phổ biến nhất là bài tập tìm từ có tiếng
đã cho.
b.2) Nhóm bài tập phân loại từ

126
- Bài tập yêu cầu HS dựa vào nghĩa của từ phân nhóm từ;
- Bài tập yêu cầu HS dựa vào chủ nghĩa của tiếng có ở trong từ để phân loại từ.
c) Bài tập sử dụng từ ( tích cực hóa vốn từ)
c.1) Bài tập điền từ
- Điền từ vớ các từ cho trước;
- HS tự tìm trong vốn từ của mình những từ dùng để điền từ.
Trang 120
c.2) Bài tập thay thế từ
Cũng như bài tập điền từ, các từ dùng để thay thế cũng có thể được cho sẵn hoặc
HS phải tự tìm. Có khi bài tập còn yêu cầu giải thích vì sao từ đó có thể hoặc không thể
thay thế từ đã cho.
c.3) Bài tập tạo ngữ
Bài tập này có hai mức độ, mức độ thứ nhất cho sẵn hai dãy yếu tố, yêu cầu học
sinh chọn từng yếu tố của dãy này ghép với một hoặc một số yếu tố của dãy kia sao cho
thích hợp. Mức độ thứ hai yêu cầu học sinh tự tìm them từ mới có khả năng kết hợp với
các từ đã cho.Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
c.4) Bài tập dùng từ đặt câu
c.5) Bài tập viết đoạn văn
c.6) Bài tập chữa lỗi dùng từ
2.2.bài tập theo các mạch kiến thức, kĩ năng về từ và câu
*Dựa vào phạm vi kiến thức, có thể chia các bài tập theo các mạch kiến thức, kĩ
năng về từ và câu thành những nhóm:
a, Các bài tập theo mạch kiến thức, kĩ năng về từ
Các bài tập theo mạch kiến thức, kĩ năng về từ bao gồm các nội dung: khái niệm
từ, cấu tạo từ, từ loại, biện pháp tu từ, các lớp từ có quan hệ về nghĩa: từ đa nghĩa, đồng
nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, chơi chữ.
b, Các bài tập theo mạch kiến thức, kĩ năng về câu
Các bài tập theo mạch kiến thức, kĩ năng về câu bao gồm các nội dung: khái niệm
câu, các kiểu câu, thành phần câu, các kiểu liên kết câu, dấu câu.
Ngoài ra trong bài tập luyện từ và câu (LT&C) còn đưa them kiến thức về ngữ âm-
chữ viết nên có thể kể đến nhóm:
127
c, Các bài tập theo mạch kiến thức, kĩ năng về ngữ âm – chữ viết
Các bài tập theo mạch kiến thức, kĩ năng về ngữ âm – chữ viết bao gồm cấu tạo
tiếng và quy tắc chính tả.
*Dựa vào đặc điểm hoạt động của học sinh, có thể chia bài tập luyện từ và câu
thành hai loại: Những bài tập có tính chất nhận diện, phân tích, phân loại và những bài tập
có tính chất xây dựng tổng hợp.
a, Bài tập nhận diện, phân loại, phân tích.
Bài tập nhận diện, phân loại, phân tích yêu cầu học sinh cụ thể hóa các kiến thức
về từ, câu trên những ngữ liệu mới. Dạng này luyện cho học sinh kĩ năng nhận ra các hiện
tượng, các đơn vị ngôn ngữ đã được hoc.
Trang 121
Về từ, có các bài tập yêu cầu học sinh nhận diện từ, phân cắt ranh giới từ trong
câu, nhận diện các lớp từ theo cấu tạo (từ phức, từ ghép, từ láy, các kiểu từ ghép, từ láy),
nhận diện từ loại (danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ) và các tiểu loại của từ (danh từ
chung, danh từ riêng, danh từ chỉ khái niệm, danh từ chỉ đơn vị…), nhận diện và đánh giá
được giá trị của biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa), nhận diện các lớp từ có quan hệ về
nghĩa (từ đa nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm, giá trị chơi chữ của đồng âm).
Thank
Về câu, có các bài44TH1-114!
tập yêu cầu học sinhCovid2021-XH
nhận diện, phân cắt được câu trong đoạn,
nhận diện, xác định được các kiểu câu ( kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, câu kể,
câu hỏi, câu cầu khiến (câu khiến), câu cảm, câu đơn, câu ghép), nhận diện được các
thành phần câu ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ), nhận diện được các phép liên kết câu (phép
lặp, phép thế, thay thế từ ngữ, phép nối).
Về ngữ âm – chữ viết, có các bài tập yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo âm tiết,
nhận diện các tiếng được gieo vần.
b, Bài tập xây dựng, tổng hợp (bài tập tạo lập, bài tập lời nói)
Bài tập xây dựng tổng hợp là những bài tập dạy sử dụng từ, câu. Mục đích dạy học
LT&C là để giúp học sinh thể hiện ý nghĩa trong một cấu trúc cú pháp đúng đắn. Những
bài tập tổng hợp hướng tới mục đích này.
Dựa vào tính độc lập của học sinh khi thực hiện bài tập, có thể chia bài tập xây
dựng, tổng hợp thành ba nhóm: Bài tập theo mẫu, bài tập cấu trúc, bài tập sáng tạo. Một
số tác giả gọi bài tập theo mẫu và bài tập cấu trúc là bài tập lời nói ước lệ, bài tập sáng
tạo là bài tập lời nói đích thực.
b.1) bài tập theo mẫu
b.2) Bài tập cấu trúc – sửa chữa

128
- Bài tập yêu cầu tìm theo tiếng để tạo từ.
- Bài tập yêu cầu sắp xếp các từ để tạo câu, bài tập biến đổi các kiểu câu.
- Bài tập yêu cầu điền them bộ phận còn thiếu cho thành câu.
- Bài tập cho trước một đoạn lời đã được bỏ dấu chấm câu, yêu cầu tách ra thành
câu rồi chép lại cho đúng chính tả.
- Bài tập cho sẵn các danh từ riêng không viết hoa, yêu câu học sinh viết hoa cho
đúng.
- Bài tập nối các câu đơn thành một câu ghép.
- Bài tập xây dựng câu theo cấu trúc đã cho.
- Có thể kể vào bài tập cấu trúc, sửa chữa những bài tập chữa lỗi chính tả, lỗi dùng
từ, lỗi ngữ pháp.
Trang 122
b.3) Bài tập sáng tạo: Bài tập sáng tạo là bài tập không bị quy định bởi mẫu câu
hay cấu trúc câu cho sẵn. Các bài tập đặt câu, viết đoạn là những bài tập sáng tạo, chúng
bao gồm:
- Bài tập cho trước44TH1-114!
Thank đề tài nội dung câu, Covid2021-XH
yêu cầu đặt câu.
- Bài tập yêu câu dựa vào tranh, đặt câu.
- Bài tập yêu cầu đặt câu với từ cho sẵn.
- Bài tập yêu cầu viết đoạn văn với những từ đã cho.
3. Hệ thống bài tập Tập làm văn
3.1. Bài tập luyện nói
a, Bài tập hội thoại
a.1) Nhắc lại lời nhân vật trong bài học (văn bản viết).
a.2) Nói theo mẫu câu đã cho.
a.3) Nói theo các nghi thức (giới thiệu, chào, mời, cảm ơn, xin lỗi…).
a.4) Nói theo chủ đề.
a.5) Trao đổi ý kiến thảo luận.
b, Bài tập độc thoại: Trong chương trình TLV, luyện độc thoại có các dạng bài:
Giới thiệu về bản thân, trường học, quê hương; thuật lại việc đã chứng kiến, tham gia, kể

129
chuyện (kể ngắn theo tranh, kể lại chuyện đã học, đã nghe); kể lại chuyện đã được chứng
kiến, tham gia; miêu tả ngắn (đồ vật, loài vật, cây, cảnh, người).
3.2. Bài tập luyện viết
a, Viết lời hội thoại
b, Viết thành đoạn bài
b.1) Viết văn bản nhật dụng
b.2) viết văn bản nghệ thuật
- Kể chuyện
- Miêu tả: tả đồ vật, câu cối, con vật, tả người, tả cảnh
- Các bài tập luyện viết văn bản nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở quy trình sản
sinh ngôn bản và chứa đựng trong nó nhiều bài tập hình thành những kĩ năng bộ phận
gồm :
- Nhóm bài tập tiền tập sản sinh ngôn bản :phân tích đề bài ,xác định nội dung
viết,tìm ý .
- Nhóm bài tập sản sinh ngôn bản :
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH

(Trang 123)
+ Bài tập viết đoạn: đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp), đoạn thân bài, đoạn kết bài
(mở rộng, không mở rộng).
+ Bài tập bồi dưỡng kĩ năng diễn đạt: với các từ cho sẵn, viết thành câu; luyện
dùng từ bằng cách sửa lỗi dùng từ, từ ý đã cho viết thành câu gợi tả, gợi cảm, viết có sử
dụng biện pháp tu từ theo yêu cầu; làm các bài tập mở rộng thành phần câu... để diễn tả
được sinh động, gợi tả, gợi cảm hơn.
+ Bài tập viết bài văn
- Nhóm bài tập kiểm tra điều chỉnh.
(Lê Phương Nga - Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 - TLTK số 7)
Thông tin 3. Các căn cứ để xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt
Các căn cứ để xây dựng hệ thống bài tập cũng là căn cứ để mô tả hệ thống bài tập.
Các bài tập Tiếng Việt có chức năng tổ chức quá trình dạy học tiếng Việt. Chúng được
xây dựng trước hết dựa vào mục tiêu dạy học tiếng Việt. Trong chương trình mới, hướng
130
cơ bản chuyển từ mục tiêu nhận diện, mô tả, phân loại các đơn vị ngôn ngữ thành mục
tiêu sử dụng tiếng Việt như một công cụ giao tiếp, hình thành và phát triển các kĩ năng
tiếng Việt trên cả hai bình diện sản sinh (nói, viết) và lĩnh hội (nghe, đọc) lời nói.
1. Những mục tiêu dạy học tiếng Việt ở tiểu học là căn cứ để xây dựng hệ thống
bài tập cho từng phân môn Tiếng Việt (Quy định mục tiêu của hệ thống bài tập, của từng
bài tập, trả lời câu hỏi "Bài tập dung để làm gì?").
2. Các nội dung dạy học tiếng Việt là căn cứ để xây dựng nhóm bài tập của từng
phân môn Tiếng Việt (Đây chính là những mạch kiến thức, kĩ năng tiếng Việt cần xác
định để trả lời câu hỏi "Nội dung của bài tập là gì? Bài tập về cái gì?").
3. Các hình thức thực hiện bài tập – căn cứ để xây dựng bài tập theo các nhóm.
3.1. Bài tập dùng lời nói miệng và bài tập dùng kí tự. HO THE DUC HOI
3.2. Bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan. ITU LUIDL.
3.3. Bài tập cho từng cá nhân và bài tập thực hiện theo nhóm
4. Các hình thức kiểm tra đánh giá - căn cứ tổ chức hình thức thi học sinh giỏi
Tiếng Việt.
4.1. Kiểm tra viết.
Thank
4.2. Hội thi Tiếng 44TH1-114!
Việt. Covid2021-XH
(Theo Lê Phương Nga – Bài giảng chuyên để rèn kĩ năng hướng dẫn giải bài tập
Tiếng Việt cho học sinh tiểu học, 2002, 2003, 2004)

(Trang 124)
Thông tin 4. Các yêu cầu của bài tập Tiếng Việt và các bước để soạn thảo
1. Yêu cầu của một bài tập Tiếng Việt
1.1. Bảo đảm tính mục đích phù hợp với các mục tiêu và nội dung dạy học
- Bảo đảm mục tiêu sử dụng tiếng Việt như một công cụ giao tiếp (tính lợi ích của bài
tập).
1.2. Bảo đảm tính khoa học của bài tập.
1.2.1. Có những cơ sở Việt ngữ học, văn học chắc chắn.
1.2.2. “Phân lệnh” của bài tập phải đúng đắn, không mơ hồ (tức là phân lệnh phải
rõ và không tạo ra nhiều cách hiểu không rõ hoặc có thể hiểu nhiều cách), không thiếu và
không thừa dữ kiện

131
1.2.3. Ngôn ngữ “lệnh” bài tập không sai văn phạm.
1.2.4. Ngữ liệu của bài tập phải là những đơn vị ngôn ngữ đúng.
1.2.5. Ngữ liệu của bài tập phải phản ánh đúng hiện thực.
1.2.6. Ngữ liệu của bài tập và lệnh phải tương hợp.
1.2.7.a. Ngữ liệu và lí thuyết phải tương hợp.
1.2.7.b. Ngữ liệu bài tập phải đa dạng.
1.2.8. Ngữ liệu bài tập phải điển hình, không trung gian khi hình thành khái niệm,
khi luyện tập cho học sinh chưa đạt chuẩn. Khi dùng cho học sinh khá giỏi có thể dùng
các ngữ liệu có tính chất trung gian nhưng cần có sự cảnh báo, chỉ dẫn.
1.3. Bảo đảm tính sư phạm của bài tập.
1.3.1. Bài tập phải mang tính giáo dục.
1.3.2. Bài tập phải vừa sức.
1.3.3. Bài tập phải thú vị.
2. Các bước cần thực hiện để xây dựng một bài tập
2.1. Xác định mục tiêu của bài tập.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
2.2. Xác định kiểu, loại, hình thức bài tập.
2.3. Lựa chọn ngữ liệu.
2.4. Xây dựng lệnh bài tập.
2.5. Điều chỉnh bài tập cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học:
Bài tập hình thành kiến thức, kĩ năng mới / Bài tập luyện tập, bài kiểm tra đánh giá | Bài
tập dành cho học sinh khá giỏi | Bài tập dành cho học sinh dưới chuẩn.

(Trang 125)
2.6. Tạo tổ hợp bài tập dùng để luyện tập cho một giờ học, cho một đề thi, để kiểm tra,
đánh giá.
(Theo Lê Phương Nga. Những sai phạm cần tránh khi xây dựng bài tập Tiếng Việt
cho học sinh tiểu học. TCGD số 2/2004)
Thông tin 5. Một số bài tập Tiếng Việt nâng cao
1. Âm đầu của các tiếng được ghi bằng chữ in đậm dưới đây là âm gì? Chúng được
viết bằng con chữ nào?
132
làm gì, giữ gìn, giặc giã, giết giặc, tháng giêng, giếng khơi, gia đình
2. Khoanh tròn những tiếng có phần vần giống nhau trong các dòng sau:
a) hoa, cua, quả, òa
b) củi, múi, thủy, túi
c) quan, hoan, oan, huân
d) mua, qua, hua, ùa
3. Ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau. So sánh các cặp tiếng
ấy xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn
toàn:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
4. Giải câu đố sau:
Bớt đầu thì bé nhất nhà
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Đầu đuôi bỏ hết hoá ra béo tròn
Để nguyên, mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường
(Là chữ gì?)
5. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã lên trên chữ in nghiêng:
- Đến nga ba, mỗi người đi một nga.
- Mưa ra rich, ròng ra mây ngày đêm.
- Sắp đến thị xa thì mưa xối xa.

(Trang 126)
- Đang đói la lại đi uống nước la.
- Cực chẳng đa mới đa động đến vấn đề này.
- Kể mâu chuyện vui ở lớp mâu giáo.

133
- Nặng đến nôi bốn người khiêng không nôi.
(Theo Hoàng Phê)
6. Điền vào chỗ trống tiếng chứa “r”, “d”, hoặc “gi” để hoàn chỉnh đoạn văn:
Sau ngày 24 tháng chạp, chợ Bưởi mới... thật đông vui... Người ta chen nhau vào chợ ...
súc, .... cầm. Ai cũng muốn mua... ba con gà, ít... thì cũng phải có lấy một chú trống choai
để cúng... thừa.
(Theo Vũ Văn Luân)
7. Hai câu sau đã viết thiếu các dấu câu, sai nhiều lỗi chính tả. Em hãy viết lại cho đúng:
“Hội liên hiệp phụ nữ việt nam là một trong những tổ chức quần trúng lớn mạnh của
nước ta hội đã được nhà nước chao tặng nhiều phần thưởng cao quý như huân chương
xao vàng (1985) huân chương độc lập hạng ba (1997) huân chương lao động hạng nhất
(1998) huân chương độc lập hạng nhất (2000)”.
8. Bộ phận in đậm trong những câu nào là một từ? Vì sao?
a) Cánh én dài hơn cánh chim sẻ.
b) Mùa xuân đến, những cánh én lại bay về.
c) Cánh gà rất ngon.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
d) Một chị đứng lấp ló sau cánh gà để xem.
e) Tay người có ngón dài ngón ngắn.
g) Những vùng đất hoang đang chờ tay người đến khai phá.
9. Dòng sau đã là câu hay chưa? Nếu chưa là câu, hãy chữa lại thành câu.
Những bông hoa giẻ toả hương thơm ngát ấy
10. Ghép các bộ phận sau thành câu theo các cách có thể:
trên cành, chim, líu lo, hót.
11. a) Phân biệt nghĩa và cách dùng của các từ: đoàn kết, câu kết, liên kết.
b) Chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của các từ kết quả, hậu quả, thành quả.
12. Gạch bỏ từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:
công nhân, nông dân, doanh nhân, quân nhân, trí thức, học sinh, sáng tác, nhà khoa học

(Trang 127)

134
13. Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau, giải thích vì sao dùng từ như thế là sai và chữa lại
cho đúng:
Bạn Hùng chạy bon bon.
14. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có thể thay thế từ trong ngoặc đơn cho từ được
gạch dưới:
a.1) Nhà em có năm người.
b.2) Nhà em ở bên đường.
(gia đình)
b.1) Trường em ở trên đồi cao.
b.2) Trường quy định tất cả học sinh phải mặc đồng phục.
(nhà trường)
15. Thay từ được gạch dưới bằng một từ láy để các câu sau gợi tả hơn:
Gió thổi mạnh. Lá cây rơi nhiều. Từng đàn cò bay nhanh trong mây.
16. Đặt câu có từ thật thà làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
17. Nêu nghĩa và kiểu cấu tạo của các từ nhà đất, bút mực.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
18. Tìm ba từ ghép tổng hợp, ba từ ghép phân loại, ba từ láy có tiếng vui.
19. Đọc câu dưới đây và trả lời câu hỏi:
Hổ mang bò lên núi.
a) Có thể hiểu câu trên theo những cách nào?
b) Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vây?
20. Ghi lại các bộ phận đồng âm trong câu chuyện vui sau và nêu ý nghĩa của chúng.
Ngày xưa, có anh chàng mượn của người hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta
trả lại cho hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã mất nên đền hai con cò này. Người hàng
xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa:
“Bẩm quan, con đã đền cho anh ta con cò”.
- Nhưng vạc của con là vạc thật.
- Dễ cò của tôi là cò giả phỏng? – Anh chàng trả lời.
- Bẩm quan vạc của con là vạc đồng.
- Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?
135
21. Viết lại cho rõ nội dung từng câu dưới đây (có thể cho thêm một vài từ)
- Đầu gối đầu gối.
- Vôi tôi tôi tôi.
- Trứng bác bác bác.
(Trang 128)
22. Đố vui:
Hai ta tên thật giống nhau
Bạn bay trong gió ngắm màu trời xanh
Tôi quanh quẩn giữa chiếc bàn.
Giúp người giải trí luyện rèn thông minh.
(Là những cái gì?)
23. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây. Các sự vật này
(trong từng cặp so sánh) có điểm gì giống nhau?
a) Sương trắng viền quanh núi
Thank
Như một chiếc 44TH1-114!
khăn bông. Covid2021-XH
(Thanh Hào)
b) Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.
(Trần Đăng Khoa)
c) Bà em ở làng quê
Lưng còng như dấu hỏi.
(Phạm Đông Hưng)
24. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về cây bàng
trong từng câu dưới đây:
a) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như...
b) Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như...

136
c) Cành bàng trụi lá trông giống...
d) Tán bàng xoè ra giống....
25. Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các
sự vật trong tranh:
(Trang 129)
26. Hãy sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh
động, gợi cảm:
a. Mặt trời chiếu những tia nắng oi bức xuống cánh đồng khô cạn.
b. Mỗi khi có gió thổi, cây bạch đàn ở sân trường em lại xào xạc lá.
c. Kim giờ, kim phút (đồng hồ) chạy chậm, kim giây chạy.thật nhanh.
27. Đọc bài thơ sau:
HẠT MƯA
(trích)
Hạt mưa tinh nghịch lắm
Thi cùng với ông Sấm
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Gõ thùng với trẻ con
Ào ào trên mái tôn.
Rào vào một lúc thôi
Khi trời đã tạnh hẳn
Sấm chớp chuôn đâu mất
Ao đỏ ngầu màu đất
Như là khóc thương ai:
Chị mây đi gánh nước
Đứt quang ngủ sóng soài.
(Lê Hồng Thiện)
a) Trong bài thơ trên, những vật nào được nhân hoá? Những từ ngữ nào giúp em nhận ra
điều đó?
b) Biện pháp nhân hoá đã giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thi sinh động, gần gũi
như thế nào?
137
28. Tìm các hình ảnh so sánh trong khổ thơ, câu văn dưới đây. Các hình so sánh này đã
góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm như thế nào?
(Trang 130)
a) Nắng vàng tươi rải nhẹ
Bưởi tròn mọng trĩu cành
Hồng chín như đèn đỏ
Thắp trong lùm cây xanh.
(Tập đọc lớp 5/1980)
b) Về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ,
lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
(Nguyễn Quỳnh)
29. Sử dụng biện pháp so sánh để tạo những câu văn sinh động, gợi cảm để tả:
a) Mặt trời mọc
b) Con sông uốn khúc
c) Biển phẳng lặng, rộng
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
d) Tiếng mưa rơi
30. Em hãy viết từ 3 - 4 câu đê tả một con vật mà em yêu thích trong đó có sử dụng biện
pháp nhân hoá.
31. Từ trẻ con có thể mang những nghĩa gì? Hãy đặt 2 câu để từ trẻ con có hai nghĩa và là
hai từ loại khác nhau.
32. Nêu nghĩa của mỗi từ "cân" trong câu sau và nói rõ nó là danh từ, động từ hay tính từ.
Cái cân này cân không đúng vì để không cân.
33. Cho câu: Xe con hỏng rồi.
Nếu “xe con” không phải là tên gọi một loại xe thì câu trên có thể của ai với ai?
Từ “con” là danh từ hay đại từ xưng hô? Từ “con” có thể chỉ ai? Là đại từ ngôi thứ mấy?
Hãy điền vào các chỗ trống để trả lời:
a) Đây có thể là câu nói của .................... hoặc ....................... nói với nhau. “con” sẽ
là........................... chỉ ......................... ...của họ.
(Trang 131)

138
b) Đây có thể là câu nói của ............................ hoặc.................................. nói với
................................................................................................................................Lúc này
“con” sẽ là.......................................... chỉ..................................... Đó là đại từ ngôi
thứ.....................................
c) Đây có thể là câu nói của..............................................................................
với............................ hoặc............................................................ mình, lúc này “con” sẽ
là............................. chỉ ..................................................... Đó là đại từ ngôi thứ
......................................................
34. Đặt câu có từ đồng âm:
a) Câu có bó là danh từ.
b) Câu có bó là động từ.
c) Câu Có bào là danh từ.
d) Câu có bào là động từ.
35. Chọn từ thích hợp trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống: hoà nhã, hoà thuận,
hoà giải, hoà hợp, hoà mình.
- Gia đình...
- Nói năng ...Thank
. 44TH1-114! Covid2021-XH
- ... với xung quanh
- Tính tình ... với nhau
- ... những vụ xích mích
36. Điền vế câu thích hợp vào ô trống:
a) Tôi về nhà và ......................................................................................................
b) Tôi về nhà rồi .....................................................................................................
c) Tôi về nhà còn ....................................................................................................
d) Tôi về nhà nhưng ...............................................................................................
e) Tôi về nhà mà .....................................................................................................
f) Tôi về nhà hoặc ...................................................................................................
(Trang 132)
37. Vì sao câu sau bị xem là sai? Chữa lại thành câu đúng theo hai cách khác nhau:
Tuy thời tiết xấu nhưng cuộc tham quan phải hoãn lại.
139
38. Đặt câu hỏi có các từ để hỏi sau:
a) Ai (cái gì)
b) Thế nào
c) Có ... không (đã ... chưa)
d) Bao giờ
39. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm
hỏi:
a) Ở nhà, Hằng có học bài không?
b) Cô giáo hỏi Hằng ở nhà có học bài không?
c) Hằng hãy nói cho cô biết ở nhà em có học bài không?
d) Em đi chơi ở đâu?
e) Em đâu có đi chơi?
40. a) Đọc mẩu chuyện vui sau:
Một câu bé bước vào gian hàng đồ chơi. Cầu chỉ vào cái xe tăng nhựa và hỏi cô bán
hàng:
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
- Bao nhiêu tiền cái xe tăng?
Cô bán hàng từ tốn trả lời:
- Bảy ngàn một cái.
Cậu bé hỏi lại:
- Bảy ngàn à?
Cô bán hàng hơi ngạc nhiên không trả lời và hỏi cậu bé:
- Cháu đã đi học chưa?
- Đi học rồi chứ.
Nói xong, cậu bé lấy tiền đưua cho cô bán hàng. Cậu cầm cái xe tăng, đi vội ra cửa, quên
cả lấy tiền thừa.
- Còn tiền thừa, cháu ơi! - Cô bán hàng gọi.
Cậu bé quay lại:
- Cô bảo gì cơ?

140
Cô bán hàng trả tiền thừa cho cậu bé. Mặt cô thoáng nét không vui.
(Trang 133)
Điền tiếp để có câu trả lời:
Cô bán hàng cảm thấy không vui vì ..........................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
b) Gạch dưới các câu hỏi thiếu lịch sự của cậu bé và chữa lại:
Câu 1: ..........................................................................................................................
Câu 2: ..........................................................................................................................
Câu 3: ..........................................................................................................................
41. Chọn một trong bà từ rơi, rắc, rụng em cho là hay nhất để điền vào chỗ trống trong
câu thờ sau và giải thích vì sao dùng từ như vậy lại hay:
Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
............. trắngThank 44TH1-114!
vườn nhà những Covid2021-XH
cánh hoa vương.
42. Nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi cây tre trong bài Tre Việt Nam như sau:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên gợi cho em nghĩ đến những phẩm chất gì tốt đẹp của
con người Việt Nam?
43. Đọc đoạn thơ dưới đây trong bài Khi mẹ vắng nhà của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em
có những suy nghĩ gì về câu trả lời của tác giả đối với mẹ?
Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!
- Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu!
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc

141
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan!
44. Em được phân công giới thiệu về Đội cho các em nhỏ ở Sao Nhi đồng. Em đã có các
thông tin sau:
a) Ngày thành lập Đội: 15/5/1941
(Trang 134)
b) Nơi thành lập Đội: thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
c) Số lần đổi tên của Đội: Đội Nhi đồng Cứu quốc (15/5/1941), Đội Thiếu nhi tháng Tám
(15/5/1951), Đội Thiếu niên Tiền phong (11/1956), Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh (30/1/1970).
d) Những đội viên đầu tiên của Đội: Đội trưởng Nông Văn Dền (Kim Đồng), bốn đội
viên: Nông Văn Thàn (bí danh: Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (bí danh: Thanh Minh), Lý Thị Nì
(bí danh: Thanh Thủy), Lý Thị Xậu (bí danh: Thủy Tiên).
e) Một số đội viên thiếu niên anh hùng của Đội đã trở thành gương sáng cho các thể hệ
thiếu nhi Việt Nam noi theo: Kim Đồng, Vừ A Dính, Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa,
Hồ Văn Mên, Kơ pa Kơ lơn, Trần Văn Chẩn, Nguyễn Bá Ngọc.
Thank
f) Một số phong trào của44TH1-114! Covid2021-XH
Đội: Công tác Trần Quốc Toản (phát động 1948), Kế hoạch nhỏ
(phát động 1960), Thiếu nhi làm nghìn việc tốt (phát động 1981).
Hãy chọn một số thông tin ở trên và tập nói (viết).
45. " Từ hôm nay em được mang chiếc khăn thắm màu cờ nước, khăn đẹp bay trong gió
tưng bừng..."
Hãy tưởng tượng em là bạn nhỏ trong bài hát và viết một đoạn văn nói lên niềm sung
sướng của em khi được gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
46.
"Hôm qua em đến trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp.
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xòe ô che nắng
142
Râm mát đường em đi..."
(Minh Chính)
Hãy tưởng tượng em là bạn nhỏ trong bài hát và kể lại buổi đầu đi học không có mẹ đi
cùng ấy.
47. Hãy cùng một bạn chơi trò chơi phỏng vấn về trường và hoạt động của trường em.
Ghi lại nội dung cuộc phỏng vấn đó.
(Trang 135)
48. Hãy viết đoạn văn có câu mở đầu sau:
"Bạn thử tưởng tượng về trái đất thân yêu của chúng ta sẽ rất cao nếu không có mặt trời."
49. Ngày xửa ngày xưa có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phức Một hôm, người mẹ
bị ống nắng và chỉ khao khát được ăn quả táo thơm ngon). Người xôi đã ra đi và cuối
cùng, anh mang được quả táo và biếu mẹ.
Dựa vào lời tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đi tìm quả lo của
người con hiếu thảo.
50. Em hãy viết tiếp bài văn của bạn Nga được mở đầu như sau:
Trong hộp bút một chiếc bú đã cũ,Covid2021-XH
của em có44TH1-114!
Thank không còn dùng được nữa nhung em luôn
đem theo bên mình và gi gìn cẩn thận. Đó là cáy bút cô giáo đã cho em trong một lần em
để quên bán ở nhà. Cây bút luôn nhắc em nhớ lại một a niệm đẹp về cô giáo cũ của mình.
Chuyện là thế này...
51. Em hãy kể lại một câu chuyện có nhân vật chính nhờ có lòng tự tin hoặc nhờ giữ được
lòng tin vào cuộc sống mà đã chiến thắng.
52. Nhiều năm tháng đã trôi qua nhưng mãi mãi Giu-li-ét-ta không bao giờ quên Ma-ri-ô,
không bao giờ quên câu chuyện về người bạn đã nhường sự sống cho mình trong một vụ
đắm tàu khủng khiếp. Thay lời Giu-li-ét-ta, em hãy kể lại câu chuyện Một vụ đắm tàu như
một hồi tưởng.
53. Mối đồ vật trong nhà đều có ích, nó như một người bạn gắn bó với chúng ta. Hãy tả
một đồ dùng trong nhà đã găn bó với em.
54. Có những đồ vật đã trở thành kỉ vật, nó luôn nhắc về những câu chuyện cảm động,
những tháng ngày khó quên. Em hãy tả một đồ vật như thế với mở bài gián tiếp,
55. Hãy viết bài văn tả một món quà em đã tặng người thân và nói rõ em kết bài theo cách
nào.

143
56. Hãy viết bài văn theo chế bài sau với phần mở bài gián tiếp:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Dựa vào bài ca dao trên, em hãy tả vẻ đẹp của cây hoa sen và nêu cảm xúc của mình về
loài hoa thanh cao đó.
(Trang 136)
57. Đọc đoạn văn sau:
Chắc không phải chỉ là tự nhiên mà tác giả vô danh của truyện “Tấm Cám”cho cô Tấm
từ trong quả thị chui ra. Người cô gái ấy chắc phải thơm lắm, vì quả thị có màu đẹp thế,
da thị căng thế, hương thị thơm thế. Hương thị thơm xa, thơm ngát, thơm như một loài
hoa... cứ phảng phất mơ hố suốt bao nhiêu năm tháng trong mùa thị và cả khi hết mùa
quả chín. Câu chuyện được kể lên thì hương thị cứ thơm, thơm như cổ tích, thơm như ước
muốn của nỗi lòng người mong cho cô gái kia sung sương, mong cho hoàng tử gặp được
nàng con gái têm trầu cánh phượng, có giọng nói như chim vàng anh, mà con chim vàng
anh thì có màu giống da 44TH1-114!
Thank quả thị lắm. Covid2021-XH
(Theo Băng Sơn)

Đoạn văn tả hương thị ở trên có sử dụng nhiều liên tưởng. Em hãy kết mốt đoạn văn miêu
tả một loài cây trong sự liên tưởng tương tự.
58. Nhiều cái cây đã đi vào trong những áng thơ văn mà em đã được học trong chương
trình hoặc được dọc trong sách báo. Tên gọi của nó gợi cho em biết bao liên tưởng: một
truyện cổ khó quên, một bài văn đầy ấn tượng, một bài thơ xúc động lòng người. Em hãy
tả một trong những cây đó, có sự liên tưởng với những tác phẩm viết về nó mà em biết.
59. Đọc đoạn thơ sau:
Mười qua trứng tròn
Mẹ gà ấp ủ
Mười chú gà con
Hôm nay ra đủ
Lòng trắng lòng đỏ

144
Thành mỏ thành chân
Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời...

(Phạm Hổ)
Dựa vào những câu thơ trên, em hãy tả đàn gà con mới nở dưới mắt nhìn của gà mẹ.
60. Mỗi khi hoa mi cất tiếng hót, trời đất như bừng sáng. Vạn vật như có sự đối thay kì
diệu.
(Trang 137)
Em hãy viết một đoạn văn miêu tả tiếng hát của chim họa mi và cảm xúc của em khi nghe
tiếng chim hót trong sự liên tưởng tưởng tượng đến những biến đổi mà tiếng chim hót
đem lại cho mọi vật xung quanh.
61. Nhiều con vật đã trở thành nhân vật chính rất đáng yêu của các phim truyện, phim
hoạt hình. EmThank 44TH1-114!
hãy tả lại một Covid2021-XH
trong những con vật đó.
62.
Nghé hôm nay đi thi
Cũng dạy từ gà gáy
Người dắt trâu mẹ đi
Nghé vừa đi vừa nhảy....

(Thi nghé - Huy Cận)

Mượn lời chú Nghé con đáng yêu trong bài thơ trên, em hãy tả lại quang cảnh buổi sáng
hôm Nghé dậy sớm lên đường đi thi cùng tâm trạng vui mừng, hớn hở của Nghé.
63. Lần đầu tiên em cắp sách tới trường, đầy bỡ ngỡ và xúc động. Ngôi trường thật lạ,
không giống trường mẫu giáo của em. Nơi đây chắc chắn có bao nhiêu điều thú vị đang
chờ em khám phá.
Hãy tả lại ngôi trường với tâm trạng ngạc nhiên và xúc động của ngày đầu tiên ấy.
145
64. Mới ngày nào em còn là một học sinh lớp 1 bỡ ngỡ, rụt rè, khóc thút thít theo mẹ đến
trường. Thế mà hôm nay, giờ phút chia tay mái trường tiểu học thun chươI1g đã đến.
Năm năm qua, mỗi góc sân, hàng cây, mỗi chỗ ngồi, nồi chiec bảng đen, Ô cửa số nơi đây
đều gắn bó với em cùng biết bao kỉ niệm vui buồn. Em ngắm nhìn tất cả, lòng tràn ngập
bâng khuâng, xao xuyến.
Hãy tả lại trường em trong giờ phút chia tay lưu luyen ay.
65. Một buổi đến trường, có bỗng nghe thấy tiếng ve râm ran và thấy những chùm hoa
phượng nở đỏ. Hãy tả lại cảnh đó và cảm xúc của em khi mùa hè đến
66. Dựa vào nội dung đoạn văn sau, em hãy hình dung và viết một đoạn văn tả ngoại hình
của ông cụ đang ngồi câu cá.
“Một cảnh hồ sen bát ngát, một cụ già ung dung ngồi câu cá. Cụ bận chiếc áo màu thanh
niên. Râu tóc đều bạc trắng như cước nhưng da mặt vẫn hồng hào, nhất là đôi mắt rất
sáng và cái miệng luôn mỉm cười, làm tôn thêm vẻ quắc thước, yêu đời của cụ. Xa xa, về
phía chân trời, sau lũy tre, mặt trời nhô lên, đỏ ửng cả một phương.”
(Bức tranh cụ già ngồi câu cá – 1995)
Trang 138
67. Em đã đọc truyện Nàng Lọ Lem. Hãy tưởng tượng và tả lại nàng Lọ Lem lộng lẫy,
Thank
xinh đẹp trong 44TH1-114!
bữa tiệc hoàng cung. Covid2021-XH
68. Mọi nghề nghiệp trong xã hội đều đáng quý trọng. Mỗi hoạt động nghề nghiệp đều có
vẻ đẹp riêng: thầy cô giáo đang dạy học, bác sĩ đang khám, chữa bệnh, cô gái đang bán
hàng, bác nông dân đang gặt lúa, cô ca sĩ đang hát, cô lao công đang quét dọn đường phố,
chú công nhân đang lái máy cày...
Em hãy viết một đoạn văn tả một trong những hoạt động đó.
69. Sống trong chảnh cô đơn, tủi cực, cô Tấm coi cá bống như một người bạn thân. Hàng
ngày, bớt phần cơm ít ỏi cuat mình dành cho cá bống.
Em hãy tả niềm vui của cô Tấm cùng cá bống khi gặp nhau và nỗi đau xót của cô Tấm khi
mất người bạn thân ấy.
70.
Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch

146
Sau trân mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng.
( Hoàng Trung Thông)
Dựa vào những gợi ý của những hình ảnh trong bài thơ trên, em hãy tưởng tượng và tả lại
bãi biển vào một buổi sáng đẹp trời với tâm trạng vui sướng của người con lần đầu tiên
được cha cho đi nghỉ ở biển.
Thông tin 6. Một số bài tập Luyện từ & câu nâng cao và gợi ý, hướng dẫn giải bài
tập.
1. Trong những chữ ghi tiếng gì, gìn, giếng con chữ “g” dùng để ghi âm gì? Những tiếng
này được đánh vần như thế nào?
(Gợi ý: Cần tự đánh vần trước để phát hiện ra điều thú vị là con chữ g ở đây không ghi âm
“ gờ” mà ghi âm “dờ” ( được đọc theo chữ đánh vần là “di”)
2. Tiếng hoa và tiếng quả có vần giống nhau không? Tiếng mua và tiếng qua có vần giống
nhau không?
(Gợi ý: cần để ý để không bị chữ viết đanh lừa trong những trường hợp này)
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Trang 139
3. Viết hoa tên 4 thành phố được xem là thành phố vì hòa bình, thành phố hoa phượng đỏ,
thành phố đỏ, thành phố viên ngọc của viễn đông.
4. Viết đúng tên đầy đủ (tên, phụ danh, họ) của người lãnh đạo Cách mạng tháng Mười
Nga, tên đầy đủ của lãnh tụ nổi tiếng người Cu- ba, tên thành phố “sương mù”, tên thành
phố có những đêm trắng.
(Gợi ý: Một thành phố là thủ đô của nước Anh, một thành phố mang tên Lê- nin của Liên
Xô cũ)
5. “ Tay người” trong câu nào là hai từ đơn, trong câu nào là một từ phức?
a. Tay người có ngón dài ngón ngắn
b. Những vùng đất hoang đang chờ tay người đến khai phá.
( Gợi ý: Ở câu nào “tay người” chỉ tay của người thì chúng là hai từ đơn, ở câu nào chúng
chuyển nghĩa chỉ cả “ người” thì chúng là một từ phức.
6. Tách câu sau thành từ theo hai cách hiểu khác nhau: “Xe bò lên đèo”

147
(Gợi ý: chú ý hiện tượng đồng âm trong cau này.)
7. Chữa lại dòng sau thành 3 câu theo 3 cách khác nhau:
Những bông hoa giẻ tỏa hương thơn ngát ấy
(Gợi ý: thêm vị ngữ cho bộ phận chủ ngữ đã có sẵn hoặc bỏ từ “ấy” hoaawcj chuyển vị trí
của từ “ ấy”)
8. Mỗi dòng sau có một từ chứa tiếng nhân không cùng nhóm với tiếng “nhân” của các từ
còn lại. Vì sao?
a. Nhân vật, nhân hậu, nhân phẩm, nhân tài.
b. Nhân dân, nhân loại, nhân đức, nhân gian.
c. Nhân sự, nhân lực, nhân quả, nhân công.
(Gợi ý: Tiếng nhân trong 3 dòng trên có các nghĩa chỉ người, lòng thương người, cái tạo
ra một kết quả.)
9. Nghĩa của hậu trong những từ nào có nghĩa là tốt đẹp?
Phúc hậu, lạc hậu, hậu hĩnh, nhân hậu, có hậu.
(Gợi ý: cần loại bỏ 2 từ có tiếng hậu với nghĩa sau, cuối)
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
10. Mỗi chỗ trống trong hai câu sau chỉ có thể điền một từ tự lập hoặc tự lực vì sao?

Trang 140
a. Anh ấy sống... từ bé.
b. Chúng ta phải... làm bài tập.
(Gợi ý: tự lập: sống tự mình làm chủ và nuôi được bản thân không phải nhờ cậy, phụ
thuộc vào người khác. Tự lực: làm với sức lực, nỗ lực của bản thân không ỉ lại vào người
khác)
11. Trong dãy từ sau, có một từ không đồng nghĩa với các từ còn lại, đó là từ nào?
Ước muốn, ước mong, ước nguyện, ước lượng, ước vọng.
(Gợi ý: từ đó đồng nghĩa với từ áng chừng)
12. Từ nào có tiếng chí không cùng nhóm với tiếng chí của các từ còn lại?
Ý chí, chí lí, chí hướng, chí khí, quyết chí.
(Gợi ý: từ đó mang nghĩa “rất có lí”)

148
13. Tìm 5 từ có nghĩa là khó khăn, nguy hiểm, có tiếng gian.
14. Cách đặt tên trò chơi nào trong dãy tên sau khác với cách đặt đên của các trò chơi còn
lại? Vì sao?
Nhảy dây, đá cầu, kéo co, cầu trượt, đá bóng, đánh đáo.
(Gợi ý: Chú ý đến từ loại của từ đặt tên trò chơi)
15. Câu tực ngữ nào đồng nghĩa với “Chơi dao có ngày đứt tay”?
(Gợi ý: Trong câu tục ngữ có từ “đi đêm” nói về sự liều lĩnh, mạo hiểm)
16. Từ nào có tiếng tài không cùng nhóm với tiếng tài của các từ còn lại?
Tài giỏi, tài ba, tài đức, tài trí, tài nghệ, nhân tài, tài sản, thiên tài, tài hoa, tài tử.
(Gợi ý: đó là từ có nghĩa là “của cải”)
17. Trong dãy từ sau, từ nào không thuộc nhóm từ chỉ hình dáng bên ngoài của một cơ thể
khỏe mạnh? Nó mang nghĩa gì?
Rắn rỏi, săn chắc, vạm vỡ, cứng cáp, cứng rắn, cường tráng, cân đối.
( Gợi ý: đó là từ nói về phẩm chất tinh thần vững vàng không gì lay chuyển được)
18. Từ ngữ nào trong dãy từ sau không tả vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, phong cảnh?
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Hùng vĩ, non xanh nước biếc, non nước hữu tình, sừng sững, kì vĩ, huy hoàng, yểu điệu,
nên thơ.
(Gợi ý: đó là từ tả dáng người)

Trang 141
19. Nêu ý nghĩa của các từ đẹp đôi, đẹp mắt, đẹp mặt.
(Gợi ý: chúng có các nghĩa: Đôi trai gái đẹp – giỏi, xứng đáng với nhau; đẹp ưa nhìn;
đáng để tự hào, được hài lòng)
20. Tìm 6 từ có tiếng dũng.
21. Những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm? Nghĩa của chúng có gì khác nhau?
a. Dãi nắng dầm mưa
b. Gió táp mưa sa
c. Gan vàng dạ sắt
d. Đững mũi chịu sào
(Gợi ý: - Loại trừ những thành ngữ nói về nỗi vất vả và khó khăn nguy hiểm.

149
- Một thành ngữ nói về sự không nao núng, một thành ngữ nói về việc dám đi đầu,
dám đứng ra đảm nhiệm việc lớn)
22. Từ nào có tiếng du không có nghĩa là đi chơi?
Du khách, du lịch, du cư, du ngoạn, du xuân
(Gợi ý: Đó là từ chỉ cuộc sống nay đây mai đó)
23. Chọn các từ có tiếng “lạc” để điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
a. Bài văn bị điểm kém vì đã viết ....................................................
b. Từ khi có điện thoại, chúng ta .................................................... với nhau thật dễ dàng.
c. Cần phải đấu tranh chống các tập quán ....................................................
d. Cần phải giữ gìn cẩn thận, không để hồ sơ ....................................................
e. Chị ấy sống rất .................................................... yêu đời.
24. Từ nào không thuộc nhóm nghĩa trong mỗi dãy từ sau:
a. Tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà , núi non, nước non.
b. Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, nông thôn, quê hương xứ
sở, nơi chôn nhau cắt rốn.
25. Dựa vào nghĩa của tiếng hòa, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của từ hòa
trong mỗi nhóm: hòa bình, hòa tấu, hòa tan, hòa thuận, hòa giải, hòa mình.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
(Gợi ý: hòa thứ nhất mang nghĩa “không có chiến tranh, yên ổn”, hòa thứ hai mang nghĩa
“trộn lẫn, tan vào nhau”)

Trang 142
26. Tìm từ có tiếng hữu điền vào chỗ trống:
a. Tình .................................................... giai cấp
b. Không hiểu anh ta làm việc đó là vô tình hay ....................................................
c. Trở thành người ....................................................
(Gợi ý: các từ cần điền: hữu ái, hữu ý, hữu dụng)
27. Tìm hai từ có tiếng thiên nghĩa là “trời” điền vào ô trống:
Mô-da là một .................................................... âm nhạc.
Hà có một chiếc áo màu ....................................................
Làm mẹ là .................................................... của người phụ nữ.
Làm thế không sợ .................................................... cười à?
(Gợi ý: Các từ cần điền: thiên hạ, thiên tài, thiên thanh, thiên chức)

150
28. Từ nào trong dãy sau có tiếng bảo không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại? Vì
sao?
Bảo vệ, bảo tồn, bảo trợ, bảo kiếm, bảo lưu
(Gợi ý: bảo có nghĩa là “giữ gìn” và bảo có nghĩa là “quý”)
29. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau của 3 thành ngữ: “Thức khuya dậy sớm”, “Hai
sương một nắng”, “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”
(Gợi ý: Ba câu thành ngữ đều nói về nỗi vất vả nói chung, nỗi vất vả của người lao động
chân tay, nỗi vất vả của người nông dân cấy lúa)
30. Gạch bỏ từ có tiếng công không mang nghĩa “thuộc về nhà nước, chung cho mọi
người”: công an, công cộng, công quỹ, công sở, công ti, công nghiệp, công viên, công
chúng.
(Gợi ý: Đó là tên gọi một ngành của nền kinh tế quốc dân)
31. Nêu sự khác nhau về nghĩa của hai cụm từ “Danh dự công dân” và “Công dân danh
dự”.
(Gợi ý: Đạo đức tốt đẹp của một người công dân và một danh hiệu do xã hội tôn vinh cho
một người không phải là công dân chính thức của một nước)
32. Dựa vào nghĩa của từ “an” hãy gạch bỏ một từ không thuộc nhóm trong dãy từ sau:
an khang, an nhàn, an ninh, an phận, an tâm, an toàn, an-bum, an cư lạc nghiệp.
Thank
33. Dựa vào nghĩa 44TH1-114!
của “bảo”, hãy gạch bỏ mộtCovid2021-XH
từ không thuộc nhóm trong dãy từ sau và
giải thích vì sao em gạch bỏ từ đó: bảo an, bảo dưỡng, bảo đảm, bảo hành, bảo ngọc, bảo
hiểm, bảo lãnh, bảo quản, bảo thủ.

Trang 143
(Gợi ý: Tìm từ có tiếng “bảo” không mang nghĩa giữ gìn, chịu trách nhiệm, từ đó là một
danh từ)
34. Tìm 3 câu tục ngữ đồng nghĩa nói về tinh thần kiên cường, giữ vững phẩm chất tốt
đẹp của cha ông ta biết rằng chúng có sự dụng biện pháp so sánh.
(Gợi ý: 3 câu tục ngữ đó vừa sử dụng so sánh hơn kém vừa chứa 3 cặp từ trái nghĩa)
35. Có những câu thành ngữ, tục ngữ nào có từ nam – nữ, trai – gái? Hãy nêu nghĩa của
chúng.
36. Tìm 4 tiếng có thể đứng sau tiếng “nam” và tiếng “nữ” để tạo từ 2 tiếng. Nêu nghĩa
của chúng.
(Gợi ý: Ví dụ 4 tiếng: “nhi, sinh, giới, tính”)
37. Từ nào không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại? quyền binh, quyền hành, quyền
thế, quyền lợi, quyền hạn.
(Gợi ý: Đó là từ nói về quyền được hưởng những lợi ích về vật chất, tinh thần của xã hội)
151
38. Hãy sắp xếp các từ dưới đây thành 6 nhóm đồng nghĩa:
Chết, hi sinh, tàu hỏa, xe lửa, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy
tiên, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.
39. Hãy chọn một từ đồng nghĩa trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu văn nói
về sức quyến rũ mạnh mẽ của hương thơm và giải thích tại sao lại chọn từ đó.
a. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín .................. qua mặt (phả, bay, chảy)
(Gợi ý: Chọn từ cho thấy mùi hương như nén lại thành dòng nước, cho thấy sự tác động
vô cùng mạnh mẽ của hương hồi)
b. Nắng bốc hương tràm thơm .................. (sực nức, ngất ngây, thoang thoảng)
(Gợi ý: Cần chọn từ vừa cho thấy mùi hương đậm, vừa cho thấy sự say yêu mùi hương
của tác giả)
40. Từ nào không thuộc nhóm đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau. Vì sao?
a. ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm ngát.
b. rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi.
c. long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh.
(Gợi ý: Tìm từ không nói về nồng độ mùi hương cao cảu nhóm a, không nói về màu sắc ở
nhóm b, không nói về sự phản chiếu của ánh sáng ở nhóm c)
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Trang 144
41. từ nào không thuộc nhóm nghĩa trong mỗi dòng từ ngữ sau? Vì sao?
a. công nhân, nông dân, doanh nhân, nhân quân, trí thức, học sinh, sáng tác, nhà khoa học
b. năng động, cần cù, sáng tạo, buôn bán, tiết kiệm, dám nghĩ dám làm, yêu lao động, trân
trọng thành quả lao động
c. khai thác, sản xuất, xây dựng, thiết kế, giảng dạy, chăm chỉ, học tập, nghiên cứu
(Gợi ý: Tìm từ không chỉ người ở nhóm a, không chỉ phẩm chất ở nhóm b, không chỉ
hoạt động ở nhóm c)
42. Tìm 5 từ trái nghĩa với từ tươi nói về tính chất của năm sự vật khác nhau.
(Gợi ý: từ tươi có nhiều nghĩa nên nó có nhiều từ trái nghĩa. Tìm các từ trái nghĩa với từ
tươi nói về củi, cá, rau, hoa, cân, khuôn mặt, bữa ăn.
43. 1. Tìm 4 từ trái nghĩa với từ lành nói về 4 sự vật khác nhau.
(gợi ý: Tìm các từ trái nghĩa với lành nói về thuốc, áo, bát, tính tình)
2. Tìm câu thành ngữ có lành trái nghĩa với què ,nêu nghĩa của thành ngữ đó
152
44. chỉ ra hiện tượng đồng âm chơi chữ trong câu đố sau: Mồm bò không phải mồm bò
mà lại mồm bò. ( Là con gì?)
(Gợi ý: Bò là từ đồng âm: Bò 1: tên một loài vật
Bò 2: hành động rời chỗ)
45. Đặt 5 câu để từ ngọt được dùng với 5 từ nghĩa khác nhau. Đó là những nghĩa nào?
(Gợi ý: ngọt có 5 nghĩa: vị của đường, nói nhẹ nhàng, âm thanh êm dịu, có vị của chất
đạm, ở mức độ cao sao)
46. đặt 4 câu có từ pha được dùng với 4 nghĩa khác nhau
(Gợi ý: đặt câu để cho từ pha có các nghĩa: đổ nước sôi vào một chất cho thành một
thức uống, trộn lẫn hai chất lỏng vào nhau, xen lẫn vào nhau, chia một khối nguyên thành
nhiều phần nhỏ.)
47. Đặt hai câu có 2 từ thành đồng âm với hai câu có 2 từ thành nhiều nghĩa
(gợi ý: thành có các nghĩa: công trình để bảo vệ (danh từ), có kết quả (động từ), chân
thực (tính từ).)
48. Hãy đặt một câu có từ may máy là từ ghép, một câu có từ may máy là từ láy
máy vừa có 44TH1-114!
(gợi ý may Thank nghĩa là may bằng máy vừa có nghĩa là hơi bị máy mắt)
Covid2021-XH

Trang 145
49. Hãy đặt một câu có từ bàn tính là từ ghép tổng hợp một câu có từ bàn tính là từ ghép
phân loại.
50. Tìm:
A. 5 từ ghép tổng hợp có tiếng vui.
B. bốn từ ghép phân loại có tiếng vui và một tiếng chỉ một bộ phận của cơ thể người
C. 3 từ láy có tiếng vui
51. Thay từ được gạch dưới bằng một từ láy để các câu văn trở nên gợi cảm hơn:
a. Những giọt sương đêm nằm trên những ngọn cỏ.
b. Đêm ấy, trăng sáng lắm
c. Dưới trăng, dòng sông trông như dát bạc
52. Tìm 10 từ 2 tiếng chỉ người có tiếng thợ

153
(ví dụ: thợ hàn, thợ điện)
53. Tìm:
a. Từ đồng âm của một từ ghép và một từ láy.
b Từ đồng âm của 1 từ ghép tổng hợp và một từ ghép phân loại.
(gợi ý: a. Ví dụ: từ chỉ một hình thức may và một hành động hơi bị máy mắt)
b. từ chỉ cái để viết nói chung và chỉ một loại bút, từ chỉ bất động sản nói chung và chỉ
một loại nhà.)
54. chọn một từ trong ngoặc đơn để viết ba câu văn có nhân hóa tả các đối tượng sau:
a. Những cánh cò (chấp chới, rập rờn, phân vân, bay lả bay la)
b. Giọt mưa xuân ( se sẽ, nhẹ nhàng, nhè nhẹ, dịu dàng)
c. Hoa cỏ may (quấn quýt, mắc vào, vướng vào)
55. Viết ba câu có hình ảnh tả một cảnh sông nước.
(Gợi ý: dùng nhân hóa, so sánh, liên tưởng để tả một dòng sông, mặt hồ, mặt biển có
hình ảnh)
56. trong những từ sau, từ nào có tiếng trực không có nghĩa là ngay thẳng?
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Bộc trực, chính trực, trực tính, trực ban, trung trực, cương trực.
(gợi ý: đó là từ có tiếng trực với nghĩa là có mặt để làm nhiệm vụ)

Trang 146
57. Đặt một câu có từ kỷ niệm là danh từ, một câu có từ kỷ niệm là động từ
(gợi ý: kỷ niệm là danh từ: chỉ những gì làm người ta còn nhớ về nhau hoặc những gì
người ta nhớ về nhau khi đã xa nhau)
58. Từ buồn trong câu nào là động từ?
a. Cô ấy có cặp mắt buồn
b. Hôm nay, Hằng rất buồn
(gợi ý: đó là từ buồn chỉ trạng thái tâm lý)
59. Từ em trong mỗi câu sau chỉ ai?
a. Em là học sinh lớp 5 ạ

154
b. Em là học sinh lớp 5 phải không?
60. Cho câu “Xe con hỏng rồi”
Khi ai nói với ai câu này, từ con sẽ là danh từ, là đại từ ngôi thứ nhất, đại từ ngôi thứ hai?
(gợi ý: đây là của bố, mẹ, con nói với một trong hai người còn lại)
61. Tại sao quan hệ từ mà trong câu sau bị xem là dùng sai? Hãy sửa lại theo hai cách
khác nhau
“Trời mưa mà đường trơn”
62. Đặt một câu có ba từ cân đồng âm là danh từ, động từ, tính từ
(gợi ý: Ví dụ câu: “Cái cân này để không cân lên cân sai”)
63. Đặt 3 câu với các từ hay đồng âm sao cho có từ hay là động từ, tính từ, quan hệ từ.
(gợi ý: hay là biết, hiểu biết (động từ), hay là tốt, giỏi (tính từ), hay là hoặc (quan hệ từ)
64. Trong câu “Bố em làm bác sĩ” từ làm có thể mang những ý nghĩa nào?
(gợi ý câu này có thể nói về nghề nghiệp của bố em và cũng có thể nói về việc Bố em
đóng vai bác sĩ trong một vở kịch hoặc một trò chơi đóng vai)”
65. Bạn Hà là một học sinh của lớp em. Hãy đặt hai câu theo mẫu “Ai là gì?” có “bạn Hà”
là chủ ngữ đểThank
khen bạn Hà44TH1-114!
học giỏi Covid2021-XH
(gợi ý: tìm hai vị ngữ để viết tiếp cho câu bạn Hà là …..
Dùng từ học sinh hoặc dùng từ cây toán để giới thiệu về Hà)
66. Hãy tìm chủ ngữ cho các vị ngữ sau:
a. ………… là ngày lao động quốc tế.

Trang 147
b)…….là tác giả của bài “Quốc ca”
c) …….là thành phố của những đồi thông
67. Cho một vế câu “Bạn ăn”, thêm từ nghi vấn để chuyển thành 10 câu hỏi khác nhau
68. Vì sao câu “Bà hỏi Tí có mệt không.” không phải là câu hỏi?
69. Câu “Giỏi nhỉ” nói với ngữ điệu thế nào thì là câu khen ngợi, nói với ngữ điệu như thế
nào thì là câu dùng để chê?
70. Thêm một câu vào trước hoặc sau câu “Tôi mời Việt đứng dậy” để:

155
a) Câu đã có là câu kể
b) Câu đã có là câu khiến
(Gợi ý: Thêm vào trước hoặc sau câu cho biết: a. Đó là câu không nói với Việt, b. Đó là
câu nói với Việt)
71. Hãy nói lời đề nghị chị gái của mình rửa bát bằng hai cách sau:
a) Sử dụng một câu hỏi
b) Sử dụng một câu cảm thán thể hiện lời ao ước dưới dạng giả thiết
72. Chuyển hai câu sau thành câu cảm bằng cách thay thế các từ in nghiêng thành một từ
chỉ tình cảm, thái độ
a) Mùa xuân, cây gạo có rất nhiều chim
b) Vậy là chúng em đã được đến thăm quảng trường Ba Đình
73. Trong một bức thư gửi cho con để khuyên con coi trọng việc học tập, người bố đã viết
ba câu: “Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Lớp học của con là
chiến trường! Sách vở của con là vũ khí!”. Tại sao câu thứ hai và ba có hình thức của câu
kể lại được ghi dấu “!”?
(Gợi ý: Ở đây người cha44TH1-114!
Thank khuyên người con hãy coi sách vở là vũ khí, lớp học là chiến
Covid2021-XH
trường nên những câu loại này thực chất là câu cầu khiến. Người cha sử dụng dấu “!” để
làm rõ ý cầu khiến này)
74. Tại sao câu “Mình mời Huệ vào nhà chơi” có trường hợp là câu kể, cũng có trường
hợp là cầu khiến?
(Gợi ý: Câu này là câu kể hay câu cầu khiến phụ thuộc vào việc đó là câu nói với ai, nói
với Huệ thì đó là câu khiến, nói với bạn khác thì đó là câu kể)
75. Câu sau vừa có thể là câu đơn vừa có thể là câu ghép. Vì sao? Khi là câu đơn, bộ phận
“cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ” làm rõ nghĩa cho từ nào trong câu?

Trang 148
Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn mình.
(Gợi ý, cần xác định xem bộ phận “Cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ” có thể là một vế câu và
cũng có thể là một bộ phận nằm trong phần trạng ngữ)
76. Có phải cả 3 câu sau đều có trạng ngữ chỉ nơi chốn không? Vì sao?

156
a) Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất
cả nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn
b) Hôm ở rừng học sa bàn đánh vào Đất Đỏ, anh Ba Đẩu nói về Đất Đỏ là về quê hương
của chị Võ Thị Sáu
c) Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ
(Gợi ý: Không phải cả 3 câu trên đều có trạng ngữ chỉ nơi chốn)
77. Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho 2 vế câu sau:
a) …. nước ta hoàn toàn thống nhất
b)…..Cách mạng tháng Mười Nga thành công
(Gợi ý: Cần biết các mốc thời gian của 2 sự kiện để điền vào cho thích hợp)
78. Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho 2 vế câu sau:
a)…… thiếu niên sẵn sàng
b)….trường em đã lập quỹ “Vì bạn nghèo”
(Gợi ý: Tìm mục đích thích hợp với từng sự kiện để điền vào)
79. Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho 2 vế câu sau:
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
a)…..Trần Đăng Khoa đã viết nên những cảnh vật về thiên nhiên rất sinh động
b) …..Trần Bình Trọng đã thét lên: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm
vương đất Bắc”
(Gợi ý: Tìm những cách thức thích hợp với từng nội dung trên để diền vào)
80. Mối quan hệ về nghĩa giữa các vế câu trong từng cặp câu sau khác nhau như thế nào?
a) Nếu Bình học giỏi thì Bình thi đỗ
Nếu Bình học giỏi thì An lại chăm chỉ
b) Nếu Bình học giỏi thì Bình thi đỗ
Nếu Bình học giỏi thì Bình đã thi đỗ

Trang 149
81. Câu “Vì Hồng phải đọc nhiều sách nên bạn ấy hiểu biết rộng” sai ở chỗ nào? Hãy
chữa lại câu sau theo 2 cách: bỏ đi một từ hoặc thay vế câu thứ hai

157
(Gợi ý: Từ phải làm cho vế câu hai không thể chỉ kết quả tốt. Do đó, hoặc phải bỏ từ phải,
hoặc phải thay vế câu hai thành kết quả xấu, ví dụ: nên bạn ấy rất mệt )
82. Câu “Nếu Nam học giỏi thì Bắc lại lao động giỏi” có quan hệ điều kiện (giải thiết) –
kết quả phải không? Thực chất giữa chúng có quan hệ gì?
(Gợi ý: Đây là câu mượn hình thức ghép điều kiện – kết quả để so sánh đối chiếu)
83. Tại sao bộ phận vị ngữ trong hai câu sau không giống nhau
a) Suối chảy róc rách
b) Tiếng suối chảy róc rách
(Gợi ý: Tìm bộ phận vị ngữ trong mỗi câu và nhận xét sự phù hợp của chúng với chủ ngữ
của câu. Câu a nói về suối, câu b nói về tiếng suối)
84. Bộ phận chủ ngữ và nghĩa của 2 câu sau khách nhau thế nào?
a) Những con dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ
b) Những con dế ấy bị sặc nước, bò ra khỏi tổ
(Gợi ý: Cần xác định bộ phận “bị sặc nước” trong mỗi câu trả lời cho câu hỏi nào, chúng
nằm trong bộ phận chủ ngữ hay vị ngữ trong mỗi câu. Từ đó suy ra nghĩa của 2 câu khác
nhau như thếThank
nào?) 44TH1-114! Covid2021-XH
85. Vì sao câu “Bún chả ngon” có thể hiểu theo các cách khác nhau?
(Gợi ý: Câu trên có hiện tượng đồng âm)
86. Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu sau theo 2 cách hiểu khác nhau: Hoa mua ở bên
đường
(Gợi ý: 1. Hoa mua: tên một loại cây mọc ở vùng đồi núi
2. Hoa được mua)
87. Từ “bởi vì” trong câu nào sau đây có thể thay thế bằng dấu hai chấm. Vì sao?
a) Tôi khoẻ mạnh vì tôi ăn uống điều độ
b) Mặt biển sáng hẳn ra bởi vì trăng đã lên
88. Có thể thay thế dấu phẩy và dấu ngoặc đơn trong hai câu sau bằng dấu gạch ngang
không? Vì sao?
a) Hà Nội, thủ đô yêu quý của chúng ta, đã được tặng danh hiệu “Thành phố vì

Trang 150
158
hoà bình”.
b) Lan (người bạn thân nhất của em) đã đạt giải Nhất trong cuộc thi học sinh giỏi thành
phố.
(Gợi ý: xác định bộ phận nằm giữa trong hai dấu phẩy, nằm trong dấu ngoặc đơn có
tác dụng gì. Dấu gạch ngang có nhằm để đánh dấu bộ phận có tác dụng như thế trong câu
không)
89. Cho câu ghép : "Trăng đã lên , mặt biển sáng hắn ra ”. Muốn tạo một câu ghép mới
bằng cách đảo vị trí của các vế câu thì phải thay dấu phấy bằng dấu hai chấm. Vì sao ?
(Gợi ý: Dấu phẩy ở đây biểu thị quan hệ song song, tiếp nối, còn dấu hai chấm thể hiện
sự giải thích, vế câu sau giải thích cho vế câu trước.)
90. Nghĩa của hai câu hỏi: “Nó nói và anh tin à?”, Nó nói mà anh tin à?” khác nhau như
thế nào? Cái gì tạo ra sự khác biệt về nghĩa đó?
(Gợi ý: Một câu dùng để hỏi thật: Anh tin lời nó nói phải không? Một câu hỏi dùng theo
lối gián tiếp nhằm khẳng định không thể tin lời nó nói. Các quan hệ từ “và” , “mà” tạo ra
sự khác nhau này)
91. Câu sau có thể đặt được một dấu phẩy vào hai vị trí khác nhau. Đó là những chỗ nào?
Nghĩa của câu trong hai trường hợp đó khác nhau như thế nào?
Đêm hôm qua cầu gãy.44TH1-114!
Thank Covid2021-XH
(Gợi ý: đặt vào vị trí nào để câu thứ nhất cho biết vào thời gian đó hôm qua chiếc cầu bị
gãy và câu thứ hai cho biết vào lúc đêm hôm có ai đó đi qua một chiếc cầu gãy)
92. Cho hai vế câu “Trời đã sáng” và “Gà cất tiếng gáy”. Hãy viết thành 2 câu ghép đẳng
lập, một câu dùng dấu phẩy, 1 câu dùng dấu hai chấm. Giải thích vì sao để sử dụng 2 dấu
khác nhau, vị trí của các vế câu phải thay đổi?
93. Cho 1 ví dụ dấu gạch ngang (gạch nối) biểu hiện quãng thời gian hoặc đoạn đường, 1
ví dụ dấu gạch nối cho biết đó là một tên riêng .
(Gợi ý: Ví dụ cần nói một hoạt động nào diễn ra từ mấy giờ đến mấy giờ, một quãng
đường từ đầu đến đâu, một tên riêng người hoặc địa danh nước ngoài được phiên âm sang
tiếng Việt)
94. Từ nào được lặp lại trong đoạn văn sau? Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh
một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn
trên bông hoa lay -ơn màu đen nhung quý hiếm.
(Đường đi Sapa - Nguyễn Phan Hách)

Trang 151
159
(Gợi ý: tìm từ vừa có tác dụng liên kết các câu vừa nhấn mạnh sự thay đổi đột hội của
thời tiết Sapa)
95. Hãy tìm từ ngữ thích hợp để thay thế cho cụm từ "cụ Võ An Ninh” trong câu thứ 2 và
câu thứ 3 để vừa tạo liên kết bằng cách thay thế từ ngữ vừa bổ sung thêm thông tin về cụ
Võ An Ninh, biết rằng cụ Võ An Ninh là một nghệ sĩ nhiếp anh tài ba:
Năm 23 tuổi, cụ Võ An Ninh đã có những bức ảnh đầu tiên đăng trên báo. Từ đó đến
nay, cụ Võ An Ninh (1) đã đi khắp nước say mê ghi lại hình ảnh quê hương với một tình
yêu tha thiết. Ảnh phong cảnh của cụ Võ An Ninh (2) đã rất quen thuộc với mọi người.
(Gợi ý: Từ thông tin đã biết “cụ Võ An Ninh là một nghệ sĩ nhiếp ảnh tài ba”, em tạo
thành hai cụm từ nhà nhiếp ảnh ấy, người nghệ sĩ tài ba đó để chỉ cụ Võ An Ninh).
96. Có những từ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu thứ hai để tạo liên kết câu bằng
từ ngữ nối:
Quạt quay càng nhanh thì tiếng ồn càng to ... Không nên để quạt chạy ở nấc nhanh
nhất.
(Gợi ý: có 6 từ chỉ kết quả có thể điền được)
97. Tại sao các câu hỏi trong các tình huống sau chưa giữ đúng phép lịch sự? Em hãy
chữa lại cho đúng phép lịch sự.
a. Vào quầyThank đề nghị cô bán hàng:Covid2021-XH
sách, Tuấn 44TH1-114!
- Cháu xem quyển truyện này được không?
b. Gặp có hàng xóm, Tú liền hỏi: “ Đi chơi à? ”
c. Gặp cụ già đang chần chừ bên vệ đường, Nam liền chạy đến hỏi:
- Cu làm sao thế?
(Gợi ý: Những cách nói như trên bị xem là nói trống không, thiếu lễ phép)

Trang 152
Thông tin 7. Một số đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt
1. Các đề thi HS giỏi Quốc gia và đáp án
1.1 . Đề thi năm 1994 – 1995: Thời gian: 120 phút
(Bảng A)
1) Cho một số từ sau:
vạm vỡ, trung thực, đôn hậu, tân thớt, nhanh mai, béo, thấp, trung thành, gầy, phản bội,
khoẻ, cao, yếu, hiền, cứng rắn, giả dối.
Hãy:
160
a) Dựa vào nghĩa, xếp các từ trên vào hai nhóm và đặt tên cho từng nhóm.
b) Tìm các cặp từ trái nghĩa trong từng nhóm .
2) Tìm những tiếng có thể kết hợp với lẽ để tạo thành từ ghép. Tìm từ đồng nghĩa và trái
nghĩa với từ lễ phép.
3) Tìm những tiếng có thể kết hợp với sáng để tạo thành từ ghép ( tổng hợp , phân loại )
và từ láy.
4) Dựa vào thành phần cấu tạo để phân loại các câu dưới đây:
a) Trên trời, mây trắng như bông.
b) Trên trời, có đám mây xanh.
c) Vì những mong ước của nó đã thực hiện được tên nó rất vui.
d) Vì những điều mà nó đã hứa với cô giáo, nó quyết tâm học giỏi.
5) Hãy chữa lại hai câu sai dưới đây cho đúng , theo những cách khác nhau:
a) Vì thời tiết xấu nên cuộc tham quan của lớp không hoãn lại.
b) Tuy nhà rất gần trường nhưng bạn Oanh không bao giờ đến lớp muộn.
6) ... Tôi muốn ngày nào lớp cũng đông vui
Dẫu tháng ba còn đi qua năm học

Thank
Mỗi khoảng trống 44TH1-114!
trên bàn - có em vắng mặt Covid2021-XH
Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi ...
(Trích Tháng ba đến lớp - Thanh Ứng)
* Chú thích: Tháng ba là tháng giáp hạt.
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của khổ thơ trên? Vì sao ?
7) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 25 dòng) về người thân yêu nhất của em .

Trang 153
Đáp án
1. Dựa vào nghĩa, xếp các từ đã cho vào hai nhóm và có thể đạt tên như sau:
(1) Từ chỉ hình dáng, thể chất của con người: van vỡ , tầm thước , mảnh mai , béo, thấp,
gầy, khoẻ, cao, yếu;
* (2) Từ chỉ tính tình, phẩm chất của con người: trung thực, đôn hậu , trung phòng , phản
bội , hiền , cứng rắn , gia đối
b) Các cặp từ trái nghĩa trong mỗi nhóm:
- Nhóm 1: béo – gầy , cao - thấp; khoẻ - yếu; vạm vỡ - mảnh mai
- Nhóm 2: trung thực - giả dối; trung thành - phản bội.
161
2. Những tiếng có thể kết hợp với lễ để tạo thành từ ghép:
+ lễ (lễ phép); + độ ( lễ độ ) ;
+ nghi (lễ nghi); + nghĩa ( lễ nghĩa ) ;
+ hội (lễ hội); + giáo ( lễ giáo ) ;
+ đài ( lễ đài ); + phục ( lễ phục ) ;
+ vật ( lề vật ); + tang (lễ tang - tang lễ)
V.v ...
(HS chỉ cần tìm được 2 tiếng để tạo thành 2 từ ghép )
- Từ đồng nghĩa với từ lễ phép: lễ độ; từ trái nghĩa với từ lễ phép : hỗn láo (hoặc: lỗn
xược, các láo, ...).
3. Những tiếng có thể kết hợp với sáng để tạo thành từ ghép:
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp: sáng trong, sáng tỏ, ...
+ Từ ghép có nghĩa phân loại: sáng trắng, sáng ngời, sáng choang, sáng rực, sáng
quắc,…
(HS chỉ cần tìm được 3 - 4 tiếng để tạo thành 3 - 4 từ ghép ở cả 2 loại) .
- Những tiếng có thể kết hợp với sáng để tạo thành từ láy: sáng sủa, sáng láng, sáng
suốt, sang sáng ...
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
( HS chỉ cần tìm được 2 tiếng để tạo thành 2 từ láy)
4. Dựa vào thành phần cấu tạo để phân loại câu:
a) Trên trời, mây trắng như bông. ( Câu đơn )
b) Trên trời, có đám mây xanh. (Câu đặc biệt)
c) Vì những điều mong ước của nó đã thực hiện được nên nó rất vui. (Câu ghép
Trang 154
d, Vì những điều mà nó đã hứa với với giáo, nó quyết tâm lại giỏi. (Câu đơn)
5. Chữa lại hai câu sai thành câu đúng, theo những cách khác nhau:
Câu a: Vì thời tiết xấu nên cuộc tham quan của lớp không hoãn lại.
Chữa lại:
– Cách 1 (Thay đổi cặp từ chỉ quan hệ). Ví dụ:
Tuy thời tiết xấu nhưng cuộc tham quan của lớp không hoàn lại
- Cách 2 (Đào ngược nội dung về 2 hoặc về 1). Ví dụ:
Vì thời tiết xấu nên cuộc tham quan của lớp đã (phải) hoàn lại
Câu b. Tuy nhà rất gần trường nhưng bạn Oanh không bao giờ đến lớp muộn
162
Chữa lại:
- Cách 1 (Thay đổi cặp từ chỉ quan hệ). Ví dụ:
Vì như rất gần nên bạn Oanh không bao giờ đến lớp muộn.
- Cách 2 (Đảo ngược nội dung về 2 hoặc về 2). Ví dụ:
Tuy nhà rất gần trường nhưng bạn Oanh bao giờ cũng đến lớp muộn.
Hoặc:
Tuy nhà rất xa trường nhưng bạc Oanh không bao giờ đến lớp muộn.
6. Nêu được hình ảnh góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của khổ thơ là hình ảnh
"khoảng trống trên bàn" trong câu thơ:
Mới khoảng trống trên bàn - có em vắng mặt
Là bao nhiêu khoảng trồng ở trong tôi…
- Giải thích rõ ý: Từ một khoảng trống - dấu hiệu báo cho thầy giáo (cô giáo) biết: lại có
một em học sinh vắng mặt vì không còn thóc gạo để ăn trong những ngày giáp hạt tháng
ba - Tác giả liên tưởng đến rất nhiều khoảng trống của nỗi buồn thương trong tâm hồn
mình (Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi). Điều đó cho thấy tấm lòng yêu thương đến
da diết của thầy giáo (có giáo) đối với các em học sinh ở một vùng quê nghèo trước đây.
(Tham khảo: Bài thơ được viết trong hoàn cảnh những năm kháng chiến chống Mĩ, Cuộc
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
sống của nhân dân miền Bắc lúc đó còn rất nhiều khó khăn vì vừa sản xuất vừa sẵn sàng
chiến đầu và chi viện cho miền Nam).
7. Bài viết có độ dài khoảng 25 dòng, có thể viết theo thể loại văn miêu tả hay kể chuyện
đã học nhằm bọc là rõ cảm xúc của bản thân, hoặc kết hợp hai thể loại đó.
Trang 155
Nội dung bài viết cần nêu được những ý cơ bản sau:
- Người thân yêu nhất có những điểm gì nổi bật về hình dáng, tính tình mà em rất yêu
thích.
- Tình cảm sâu sắc của con đối với người thân yêu nhất được thể hiện động, cử chỉ,
lời nói.. cụ thể như hang hình thế nào.
Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày sạch
sẽ.
1.2. Để thi Quốc gia chọn học sinh giỏi bậc Tiểu học, năm học 1994 - 1995,
(Thời gian làm bài: 120 phút)

163
(Bảng B)
1.Cho một số từ sau:
nhật thà, bạn trẻ, hư hỏng, san sẻ, hạn lọc, chăm chỉ, gần bỏ hoang đường, ngun
ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.
Hãy xếp các từ trên đây vào ba nhóm:
a) Từ ghép tổng hợp;
b) Từ ghép phân loại;
c) Từ láy;
2. Tìm những tiếng có thể kết hợp với hoà để tạo thành từ ghép. Tìm từ gần nghĩa với từ
hoà bình.
3. Xác định từ loại của các từ niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ và tìm thêm các từ
tương tự
4. Tìm các bộ phận chính (chủ ngữ, vị ngữ) và bộ phận phụ trung ngữ của cầu sau đây:
Trong bóng nước láng trên mặt cắt như gương, những con chim bảng hiến trong suốt như
thuỷ tranh lữu trên trên những con song.
5.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
“…Lời ru có gió mùa thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
(Mẹ - Trần Quốc Minh)
Trang 156
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên? Vì sao?
6. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 25 dòng) tả quang cảnh làng, bản ( hoặc phố) em
lúc bắt đầu một ngày mới.
Đáp án
1.Xếp các từ đã cho theo ba nhóm:
a Từ ghép tổng hợp: hư hỏng, san sẻ, gắn bó, giúp đỡ;
b, Từ ghép phân loại: bài học, bạn đường, bạn đọc;
164
2. Những tiếng có thể kết hợp với hoà để tạo thành từ ghép:
+bình (hoà bình); + thuận (hoà thuận);
+hợp ( hoà hợp); +nhạc (hoà nhạc);
+giải ( hoà giải) +tấu (hoà tấu);
+Hoãn ( hoà hoãn) + ôn (ôn hoà);
+nhã ( hoà nhã) +giao (giao hoà);
v.v…
(HS chỉ cần tìm được 4 tiếng để tạo thành 4 từ ghép)
- Từ gần nghĩa với từ hòa bình: thanh bình (hoặc: thái bình); từ trái nghĩa với từ hoà bình:
chiến tranh.
3. Xác định từ loại của các từ niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ: danh từ (danh từ
trừu tượng)
- Tìm thêm các từ tương tự: niềm hi vọng, niềm tự hào, nói khổ, nỗi đau, cái xấu, cái tốt,
sự nghi ngờ, sự hi sinh, cuộc chiến tranh, cuộc vui, cơn thịnh nộ, cơn giận dữ,… (HS chỉ
cần tìm được 4 từ)
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
4.Các bộ phận chính (chủ ngữ, vị ngữ) và bộ phận phụ trạng ngữ của câu đã cho:
- Chủ ngữ: những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh;
- Trạng ngữ: Trong bóng nước láng trên mặt cát như gương.
- Vị ngữ: lăn tròn trên những con sóng
5. Nêu được hình ảnh góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của khổ thơ là hình ảnh “ngọn
gió” trong câu Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- Giải thích rõ ý: Ngọn gió có tình yêu thương của mẹ làm cho con được ngủ nướn lành
với những giấc mơ đẹp khi còn nhỏ; làm cho con yên tâm vững bước khi lớn lên, luôn ở
bên con để con cảm thấy sung sướng và hạnh phúc suốt cả cuộc đời.
Trang 157
6. Bài viết có độ dài khoảng 25 dòng; viết theo thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh sinh
hoạt) đã học.
Nội dung bài viết cần làm rõ các ý cơ bản:

165
- Quang cảnh làng, bản (hoảc phố) em lúc bắt đầu một ngày mới có những nét gì nổi
bật ( về âm thanh, màu sắc, hoạt động của người và sự vật cùng những đặc điểm cụ
thể khác...).
- Cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh bắt đầu một ngày mới trên quê hương.
Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả; trình bày sạch
sẽ.
1.3. Đề thi năm 1995 – 1996; Thời gian: 120 phút
1) Thay các từ in nghiêng dưới đây bằng các từ láy thích hợp;
a) Vầng trăng tròn quá, ánh trăng traong xanh tỏa khắp khu rừng.
b) Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.
2) Trong các từ của cau thơ:
“Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng maasy cặp, bánh dày mấy đôi”
(Thậm Thình - Nguyễn Bùi Vợi, Tiếng Việt 5, tập 2)
Có những từ nào là từ ghép? Những từu ghép đó thuộc từ ghép loại gì?
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
3) Nghĩa của “quả” trong quả ổi, quả cam, quả bưởi, có gì khác “quả” trong quả tim, quả
đồi, quả đất?
Ghi chú: quả trong tiếng địa phương còn được gọi là trái.
4) Tìm các từ là tính từ trong khổ thơ sau:
Việt Nam đẹp khắp trăm miền,
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
Xóm làng đồng ruộng rừng cây,
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.
Sum sê xoài biếc, cam vàng,
Dừa nghiêng cau thẳng, hàng hành nắng soi.
(Việt Nam – Lê Anh Xuân, Tiếng Việt 5, tập 1 )
5) Tìm các thành phần: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
a) Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại sáng vằng vặng,
b) Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.
Trang 158
166
6) Xác định từ loại của các từ làm vị ngữ trong các câu sau:
a) Nước chảy, đá mòn
b) Dân già, nước mạnh.
7) Dòng thơ cuối của khổ thơ sau:
Vườn em có một luống khoai
Có hàng chuối mật vưới hai luống cà
Em trồng thêm một cây na
Lá canh vẫy gió hư là gọi chim...
(Vườn em – Trần Đăng Khoa)
có những hình ảnh sinh động. Theo em, bằng cách nào nhà thơ đã tạo nên được
những hình ảnh sinh động ấy?
8) Một buổi tới trường, em bỗng nghe thấy tiếng ve râm ran hoặc bỗng nhìn thấy những
chùm hoa phượng vĩ nở đỏ báo hiệu mùa hè đã đến. Em hãy tả và ghi lại cảm xúc của em
ở thời điểm đó trong một bài văn ngắn (25 dòng).
Đáp án
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
1.Thay các từ in nghiêng ttrong đề bài bằng các từu tượng hình hoặc từ tượng thanh. Ví
dụ:
a) Vầng trăng tròn vành vạnh, ánh trăng trong xanh tỏa khắp khu rừng.
b) Gió bắt đầu thổi vù vù( hoặc: ào ào, ù ù), lá cây rơi lả tả( hoặc: rào rào...), từng
đàn cò bay vùn vụt( hoặc vun vút) theo mây.
2. Câu thơ có các từu ghéo sau: quả xôi, bánh chưng, bánh giày.
- Cả 3 từ ghép trên đều là từu ghép phân loại.
3. Nghĩa của quả trong quả ổi, quả cam, quả bưởi là nghĩa đen (nghĩa cụ thể); khác với
nghĩa của quả trong quả tim, quả đồi, quả đất là nghĩa bóng (nghĩa hình tượng).
4. Khổ thơ có các tính từ sau: đẹp, riêng, cao, đầy, chang, sum sê, biếc, vàng, nghiêng,
thẳng.
5. Xác định các thành phần trạng ngữ (TN), chủ ngữ(CN), vị ngữ (VN) của từng câu như
sau:
a) Sau tiếng chuông chùa, | mặt trăng | đã nhỏ lại, | sáng vằng vặc.
TN CN VN1 VN2
167
Trang 159
b) Ánh trăng trong | chảy khắp cành cây kẽ lá, | tràn ngập con đường trắng xóa.
CN VN1 VN2
Lưu ý: Cần ghi rõ VN1, VN2 ở từng câu.
6. Từ loại của các từ làm vị ngữ trong mỗi câu được xác định như sau:
a) Nước chảy, đá mòn → Động từ làm vị ngữ (chảy, mòn)
b) Dân giàu, nước mạnh → Tính từ làm vị ngữ (giàu, mạnh)
7. Hình ảnh sinh động trong câu thơ cuối ( vẫy, gió, gọi chim) được nhà thơ tạo nên bằn
cách nhân hóa và so sánh( Lá xanh vẫy gió như là gọi chim).
8. Bài viết có độ dài khoảng 25 dòng; viết theo thể loại văn miêu tả ( kiểu bài tả cảnh) đã
học, đồng thời ghi lại cảm xúc của bản thân ở thời điểm miêu tả.
Nội dung bài viết cần làm rõ các ý cơ bản:
- Cảnh bắt đầu mùa hè em được gặp trên đường tới trường ( hoặc ngay ở sân trường)
với tiếng ve râm ran ( âm thanh) và những chùm hoa phượng nở ( hình dạng, màu
sắc) được thể hiện ra cụ thể và sinh động ra sao.
-
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Cảm xúc của em khi ngắm nhìn cảnh báo hiệu mùa hè đã đến ( Có thể xen kẽ khi
miêu tả cảnh vật hoặc tách riêng sau khi miêu tả cảnh vật).
Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả; trình bày
sạch sẽ.
1.4. Đề thi năm 1996 – 1997; Thời gian: 90 phút
1) Điền tiếng thích hợp vào ô trống để có:
a) Các từ ghép: b) Các từ láy:
mềm................. mềm................
xanh................. xanh................
khỏe................. khỏe................
lạnh.................. lạnh.................
vui.................... vui...................
2) Các từ: bánh dẻo, bánh nướng, bánh cốm, bánh nếp, bánh rán, bánh ngọt, bánh mặn,
bánh cuốn, bánh gai là từ ghép loại gì?
Tìm căn cứ để chia các từ ghép đó thành ba nhóm.
168
3) Trong câu tục ngữ “Chết trong còn hơn sống nhục” có những cặp từ nào trái nghĩa ?
Có thể thay thế các từ trong và đục bằng những từ nào mà nghĩa cơ bản của câu vẫn
không thay đổi?
Trang 160
4) Xác định từ loại của các từ trong thành ngữ sau:
- Đi ngược về xuôi
- Nhìn xa trông rộng
- Nước chảy bèo trôi
5) Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
a) Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau
tỏa mùi thơm.
b) Mùa xuân là Tết trồng cây.
c) Con hơn cha là nhà có phúc.
d) Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bên bờ
cát.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
6) Có thể thay thế cụm từ ngày nào cũng trong câu “Chúng em ngày nào cũng thuộc bài
trước khi đến lớp” bằng những từ hoặc cụm từ nào mà nghĩa của câu về cơ bản không hề
thay đổi?
7) Mở đầu bài Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng…
Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận được
điều gì?
8) Em đã đọc truyện “Rùa và Thỏ” (Tiếng Việt 3, tập 1). Em hãy đặt mình trong vai Thỏ
kể lại cuộc chạy thi giữa Thỏ (em) và Rùa, đồng thời ghi lại cảm nghĩa khi bị thua Rùa.
Đáp án
1. Điền đúng các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có các từ ghép và từ láy. Ví dụ:

169
a) Các từ ghép b) Các từ láy:
mềm mỏng; mềm mại;

xanh trong; xanh xao;

khỏe mạnh; khỏe khoắn;

lạnh buốt; lạnh lẽo;

vui tươi; vui vẻ.

Trang 161
2. Các từ bánh dẻo, bánh nướng, bánh cốm, bánh nếp, bánh rán, bánh ngọt, bánh
mặn, bánh cuốn, bánh gai là từ ghép phân loại.
- Có thể dựa vào căn cứ “từ loại của các tiếng đứng sau” để chia các từ ghép đó
thành ba nhóm. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Bánh cốm, bánh nếp, bánh gai (cốm, nếp, gai đều là danh từ)
+ Nhóm 2: Bánh nướng, bánh rán, bánh cuốn (nướng, rán, cuốn đều là động từ)
+ Nhóm 3:Thank
Bánh dẻo,44TH1-114!
bánh ngọt, bánh mặnCovid2021-XH
(dẻo, ngọt, mặn đều là tính từ)
3. Trong câu tục ngữ (Chết trong còn hơn sống đục có những cặp từ trái nghĩa: chết-
sống; trong – đục).
- Có thể thay thế các từ trong và đục bằng những cặp từ sau mà nghĩa câu vẫn đảm
bảo: vinh – nhục (Chết vinh còn hơn sống nhục); hoặc: đẹp đẽ - nhơ bẩn (Chết đẹp
đẽ còn hơn sống nhơ bẩn).
4. Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ:
Thành ngữ Từ loại

Danh từ Động từ Tính từ

- Đi ngược về xuôi đi, về ngược, xuôi

- Nhìn xa trông rộng nhìn, trông xa, rộng

- Nước chảy bèo trôi Nước, bèo chảy, trôi

170
5. Xác định thành phần trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) của các câu như
sau:
a) Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân/ đua
CN
nhau tỏa mùi thơm.
VN
b) Mùa xuân/ là Tết trồng cây.
CN VN
c) Con hơn cha/ là nhà có phúc
CN VN
d) Dưới ánh trăng, /dòng sông / sáng rực lên, / những con sóng nhỏ/ vỗ nhẹ vào
TN CN VN CN
hai bên bờ cát
Trang 162 VN
Lưu ý: Câu d là câu ghép có hai vế câu; mỗi vế đều có CN và VN. Câu a chỉ yêu cầu xác
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
định thành phần CN – VN, không đòi hỏi ghi rõ các bộ phận song song làm chủ ngữ
(CN1, CN2, CN3, CN4).
6. Em có thể thay thế cụm từ ngày nào cũng trong câu “ Chúng em ngày nào cũng
thuộc bài trước khi đến lớp” bằng những từ: luôn luôn ( hoặc thường xuyên); hoặc
cụm từ : không ngày nào không để nghĩa câu về cơ bản không thay đổi.
(Các câu đã thay thế từ ngữ như sau:
- Chúng em luôn luôn thuộc bài trước khi đến lớp.
Hoặc: Chúng em thường xuyên thuộc bài trước khi đến lớp.
- Chúng em không ngày nào không thuộc bài trước khi đến lớp).
7. Nêu được 2 hình ảnh đẹp
+ Hình ảnh con sông xanh biếc có nước trong như mặt gương để những hàng tre
hằng ngày soi bóng;
+ Hình ảnh lòng sông lấp loáng phản chiếu ánh năng trưa hè.
- Nêu đươc cảm nhận của những hình ảnh trên:
+ Con sông quê hương có vẻ đẹp thật quyến rũ lòng người;
171
+ Tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
8. Bài viết có độ dài khoảng 25 dòng; viết theo thể loại văn kể chuyện (bằng lời nhân
vật Thỏ), ghi lại được cảm nghĩ của Thỏ khi bị thua Rùa. Cụ thể:
- Kể lại được nội dung cơ bản (theo sát các tình tiết và diễn biến) của câu chuyện
Rùa và Thỏ (Tiếng Việt 3, tập 1).
- Nhập vai Thỏ một cách tự nhiên, sinh động qua việc dùng từ xưng hô; qua lời kể,
lời đối đáp với Rùa; qua lời thuật lại những hành động và cử chỉ cảu bản thân
(Thỏ).
- Bộc lộ cảm nghĩ hối hận chân thành trước việc mình (Thỏ) bị thua cuộc và rút ra
được những bài học cho bản thân trong công việc, trong quan hệ với người khác
(không kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác).
Dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính ta; trình bày sạch sẽ.
1.5. Đề thi năm 1997 -1998; Thời gian: 90 phút
1) Cho các kết hợp hai tiếng sau:
xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, khoai nướng, khoai luộc, luộc
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
khoai, múa hát, tập hát, tập múa, bánh rán, bánh kẹo.
Trang 163
Hãy:
a) Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép.
b) Phân loại các từ ghép đó
c) Trong bài Sầu riêng của Mai Văn Tạo có câu:
“ Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của
trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn…”
Hãy:
a) Tìm các tính từ có trong câu văn trên.
b) Nhận xét về từ loại của các từ cái béo, mùi thơm.
3) Đặt 3 câu với yêu cầu:
a) Một câu có “ năm nay” lành thành phần trạng ngữ.
b) Một câu có “ năm nay” là thành phần chủ ngữ.
c) Một câu có “ năm nay” là thành phần vị ngữ.
172
4) Em hãy chỉ ra những từ dùng sai trong các câu sau, phân tích nguyên nhân và chữa lại
cho đúng:
a) Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý.
b) Bạn Hùng chạy bon bon.
5) nhà văn Võ Văn Trực viết:
“ Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng
Mô, Ao Vua… nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu. Xanh ngát
bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn, rừng Ấu Thơ, rừng Thanh Xuân.”
( Vời vợi Ba Vì)
Em hãy phân tích nét đặc sắc trong cách dùng từ, đặt câu của tác giả.
6) em có những cảm nghĩ gì nếu em đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi Quốc gia lần
này?
Đáp án
1. a) Các kết hợp sau là từ ghép:
xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, xe kéo, khoai nướng, khoai luộc, múa hát,bánh rán,
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
bánh kẹo. ( 10 từ )
b)Phân loại các từ ghép trên :
- Từ ghép phân loại: xe đạp, xe máy, xe kéo, máy bay, khoai nướng, khoai luộc, bánh rán;
( 7 từ )
Trang 164
- Từ ghép tổng hợp: xe cộ, múa hát, bánh kẹo( 3 từ)
2. a) các tính từ trong câu văn: thơm, béo, ngọt, già.
( Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyên với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà,
ngọt cái vị của mật ong già hạn)
c) Các từ cái béo, mùi thơm thuộc từ loại danh từ. (do cái ghép với béo, mùi ghép với
thơm.)
3.a) Câu có năm nay là thành phần trạng ngữ:
Năm nay, em sẽ thi tốt nghiệp Tiểu học.
b) Câu có năm nay là thành phần chủ ngữ:
Năm nay là năm Quý Mùi.
173
c)Câu có là năm nay là thành phàn vị ngữ:
Năm vui nhất là năm nay.
4. Chỉ ra từ dùng sai trong mỗi câu, phân tích nguyên nhân và chữa lại cho đúng:
Câu a: Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý.
- Từ dùng sai: nhỏ nhen.
- Từ nhỏ nhen thường dùng chỉ tính nết của người, không dùng để nói về đặc điểm
của sự vật.
- Có thể chữa lại: Món quà tuy nhỏ bé nhưng em rất quý.
Câu b: Bạn Hùng chạy bon bon.
- Từ dùng sai: bon bon.
- Từ bon bon thường dùng để diễn tả xe cộ chạy êm và nhẹ (bánh xe có hình dạng
tròn), không dùng để diễn tả hoạt động chạy bằng chân của người
- Có thể chữa lại: Bạn Hùng chạy băng băng.
5. Nêu được những nét đặc sắc trong cách dùng từ,m đặt câu của tác giả:
- Dùng nhiều từ gợi tả sinh động, làm cho cảnh vật cũng mang hồn người: ôm, bát ngát,
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
mênh mông, vẫy gọi, mướt mát, xanh ngắt, ấu thơ, thanh xuân.
- cách đặt câu đảo bộ phận vị ngữ lên trước bộ phận chủ ngữ ( câu 2, câu 3), đảo định ngữ
lên trước danh từ trong câu (bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước) nhằm nhấn mạnh
những ý cần diễn đạt về cảnh đẹp của Ba Vì.
6. Bài viết chủ yếu bộc lộ (kể hay thuật lại) những cảm nghĩ giả định của bản thân nếu em
đạt giải cao trong kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia.
Có thể nêu những ý sau:
Trang 165
- Được tin giải cao, tâm trạng của em lúc đó thế nào; em đã có những cử chỉ hsnhf
động gì biểu lộ niềm vui đó…
- Bạn bè và những người thân của em có những biểu hiện gì thể hiện sự khen ngợi
và chia vui với thành tích của em.
- Em đạt được kết quả như vậy là do những nguyên nhân nào (hoặc khiến em nghĩ
đến những ai, nghĩ đến những điều gì tốt đẹp)…

174
Lời văn có cảm xúc, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả; trình
bày sạch sẽ.
1.6. Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi
(Năm học 2005-2006)
TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Thời gian làm bài: 20 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề bài: đọc đoạn văn sau:
Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm. Hình như cũng từ
vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng trên song lúa trải
khắp cánh đồng. ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng
đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá của
cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước.
Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các
cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp
quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa
màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây
vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu múc nước va vào
nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một
chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của
mẹ bay bay.
Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ.
Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.
( Theo Phan Sĩ Châu)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Bài văn miêu tả cảnh gì?
a. Cảnh trăng lên ở làng quê.
Trang 166
b. Cảnh sinh hoạt của làng quê
c. Cảnh làng quê trong đêm.
2. Bài văn được miêu tả theo trình tự nào?
a. Trình tự không gian
b. Trình tự thời gian
c. Cả hai trình tự trên
3. Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê?
175
a. Cánh đồng lúa, dòng sông, lũy tre.
b. Cánh đồng lúa, lũy tre, cây đa.
c. Cây cau, cây đa, đáy nước.
4. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì?
a. Ngồi ngắm trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp.
b. Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hát
c. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát
5. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ?
a. Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp.
b. Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ.
c. Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay.
6. Trong câu “Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh
thẫm”, những từ nào là từ ghép có nghĩa phân loại?
a. Vầng trăng, vàng thẳm
b. Vàng thẳm, xanh thẫm
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
c. Vầng trăng, xanh thẫm
7. Dòng nào dưới đây có 5 từ láy?
a. Từ từ, óng ánh, quây quần, loảng xoảng, nhẹ nhàng
b. Từ từ, quây quần, nảy nở, loảng xoảng, nhẹ nhàng
c. Từ từ, quây quần, vang vọng, loảng xoảng, nhẹ nhàng
8. Vị ngữ trong câu “Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng” là những từ ngữ
nào?
a. Loảng xoảng
b. Kêu loảng xoảng
c. Va vào nhau kêu loảng xoảng
Trang 167
9. Tác giả đã sử dụng hai biện pháp nghệ thuật gì nổi bật để tả trăng ?
a. So sánh, điệp từ
b. So sánh, nhân hóa
c. Nhân hóa, điệp từ
176
(Theo Trần Mạnh Hưởng )
2. Đề thi HS giỏi số 1 tỉnh – thành phố
2.1. Đề thi học sinh giỏi bậc Tiểu học môn Tiếng Việt lớp 5
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
( Năm học 2004 – 2005 – Thời gian : 90 phút )
Câu 1 ( 3 điểm )
Các câu dưới đây có thể chia thành mấy nhóm ? căn cứ vào đâu để chia thành các
nhóm như vậy? Xếp các từ trên theo nhóm đã chia và gọi tên cho mỗi nhóm.
Xe máy, lom khom, yêu thương, lênh khênh, bạn học, mênh mông, khỏe mạnh,
mũm mĩm.
Câu 2 (2,5 điểm )
Từ “thật thà” trong các câu dưới đây là danh từ, động từ hay tính từ? Hãy chỉ rõ từ
“ thật thà” là bộ phận gì (định ngữ, bổ ngữ,vị ngữ…) trong mỗi câu sau:
a) Chị Loan rất thật thà.
b) Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
c) Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.
Câu 3 ( 2 điểm )
Đoạn văn sau có mấy câu? Thuộc loại câu gì? Nêu rõ ý nghĩa của từng cặp từ chỉ
quan hệ trong các câu đó.
“Một hôm, vì người chủ quán không muốn cho Đan-lê mượn một cuốn sách mới
nên ông phải đứng ngay tại quầy để đọc. Mặc dầu người ra kẻ vào ồn ào nhưng Đan-lê
vẫn đọc được hết cuốn sách “.
Câu 4 ( 1,5 điểm )
Viết lại đoạn văn sau và đặt dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ:
Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa, mấy sợi
mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh rồi dần đứt hẳn , trên quãng đồng ruộng, cơn
gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.
( Thạch Lam)

Trang 168
177
Câu 5 ( 2 điểm )
Cho ví dụ sau: “ Nơi hầm tối lại là nơi sang nhất
Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam “
a) Xác định cặp từ trái nghĩa trong ví dụ trên
b) Trong cặp từ trái nghĩa vừa tìm được, từ nào được dùng theo nghĩa đen, từ nào được
dung theo nghĩa bóng?
c) Nêu ý nghĩa của hai câu thơ trên.
Câu 6 ( 8 điểm ) Tập làm văn
Ngày xửa ngày xưa có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ
bị ốm nặng và chỉ khát khao ăn một trái táo thơm ngon. Người con đã ra đi. Và cuối
cùng, anh đã mang trái táo trở về biếu mẹ.
Dựa vào lời tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và viết lại tỉ mỉ câu chuyện đi tòm trái táo
của người con hiếu thảo.
Điểm chữ viết và trình bày toàn bài: 1 điểm.
2.2. Đề thi học sinh giỏi bậc Tiểu học môn Tiếng Việt lớp 5
TỈNH NGHỆ AN
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
(Năm học 2004 – 2005 – Thời gian: 90 phút )
1) Trong các nhóm từ sau, mỗi nhóm có một từ không cùng đặc điểm với ba từ còn lại.
Em hãy chỉ ra từ đó và nói rõ sự khác biệt giữa chúng.
a) Anh trai, chị gái, thầy giáo, em gái
b) Quần dài, áo dài, quấn áo, áo ấm
c) Yêu thương, kính trọng, cô giáo, chăm sóc
d) Cao lớn, gầy guộc, lùn tịt, béo phì
2) Hãy xác định từ loại của các từ gạch chân trong các câu sau:
a) Con mèo đuổi bắt con chuột con con.
b) Chi ơi! Chị của Lan đã về chưa?
c) Cuộc đời học sinh đầy những kỉ niệm đẹp.
d) Bạn Hà đã kỉ niệm tôi chiếc bút này khi chia tay nhau.
3) Hãy đặt 4 câu với từ học sinh theo gợi ý sau:
a) Từ “học sinh” giữ chức vụ chủ ngữ trong câu.
178
b) Từ “học sinh” giữ chức vụ vị ngữ trong câu.
Trang 169
c) Từ “học sinh” giữ chức vụ bổ ngữ trong câu.
d) Từ “học sinh” giữ chức vụ bổ ngữ trong câu.
4) Trong bài “Rừng phương Nam “ (Tiếng Việt 4,tập 1), tác giả Đoàn Giỏi viết: “Nắng
bốc hương hoa tram thơm ngây ngất “.
Từ “ngây ngất” được tác giả sử dụng trong câu văn trên có gì đặc biệt?
5) Tuổi thơ em lớn dần lên trong lời ru của mẹ , của bà, trong lời dạy của thầy cô giáo với
biết bao kỉ niệm đẹp. Em hãy ghi lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất và những điều mình cảm
nhận được.
2.3. Đề thi học sinh giỏi bậc Tiểu học môn Tiếng Việt lớp 5
TỈNH NINH BÌNH
(Năm học 2004 – 2005 – Thời gian : 90 phút)
Câu 1 ( 3 điểm )
Cho các từ sau : ruộng rẫy, rực rỡ, chen chúc, nhà, dịu dàng, ngọt, thành phố, khỏe, đi
đứng.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Hãy sắp xếp các từ trên thành các nhóm, theo hai cách:
a) Dựa vào cấu tạo ( từ đơn, từ ghép, từ láy )
b) Dựa vào từ loại ( danh từ, động từ, tính từ )
Câu 2 ( 1,5 điểm )
Chọn các từ tượng thanh hay tượng hình thích hợp điền vào chỗ trống để câu văn diễn tả
cụ thể, sinh động :
a) Trên vòm cây, bầy chim hót…
b) Đàn cò bay…trên cánh đồng rộng…
Câu 3 ( 2 điểm )
Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau :
a) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng.
b) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt nào, thơm mát trải ra mênh mông
trên khắp các sườn đồi.
Câu 4 ( 1,5 điểm )
179
Chỉ ra chỗ sai ở mỗi câu dưới đây rồi viết lại cho hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp :
a)Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức
b)Hình ảnh người dung sĩ mặc áo giáp, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông
thẳng vào quân giặc.
TRANG 170
Câu 5 (3 điểm)
Trong bài "Tre Việt Nam” (Tiếng Việt 5 - tập 1) nhà thơ Nguyễn Duy viết:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông lại thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
Theo em, đoạn thơ trên có những hình ảnh đẹp nào? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc
của những hình ảnh đó mà em cảm nhận được.
Câu 7 (7 điểm)

Thank
Em và các bạn đã từng họp mặt đểCovid2021-XH
trong lớp44TH1-114! chúc mừng cô giáo (hoặc thầy giáo) nhân
ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Hãy tả lại cảnh họp mặt đó và nêu cảm nghĩ của em.
Chữ viết và trình bày: 2 điểm
2.4. Đề thi học sinh giỏi bậc Tiểu học môn Tiếng Việt lớp 5
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Năm học 2004 - 2005 - Thời gian: 70 phút)
Câu 1 (3 điểm)
Hãy tìm 4 từ ghép nói về phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hồ.
Câu 2 (3 điểm)
Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà
Nội, lòng tôi thấy thấm thía một lối biết đi đôi với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân
dân.
(Tranh làng Hồ - Nguyễn Tuân)
Câu 3 (4 điểm)

180
Về thăm nhà bác , làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm quả ổi chín vàng ong sắc trời
(Về thăm nhà Bác - Nguyễn Đức Mậu).
Trong đoạn thơ trên, em hiểu nghĩa cụm từ "thắp lên lửa hồng" như thế thế nào?
Hình ảnh nhà Bác Hồ được tả có gì đặc biệt?
TRANG 171
Câu 4 (8 điểm) Hãy chọn một trong hai để:
1) Em đã được đi thăm nhiều cảnh đẹp trên đất nước ta. Em hãy tả lại để giới thiệu
cho bạn bè về một nơi mà em yêu thích nhất.
2) Nhân kỉ niệm 30 năm này thống nhất đất nước, em hãy kể lại câu chuyện một tấm
gương đã anh dũng chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ

Chữ viết và trình bày: 2 điểm.


số trò chơi
Thank
Thông tin 8. Một vui học Tiếng ViệtCovid2021-XH
44TH1-114!
1. Các trò chơi trong sách Trò chơi học tập tiếng Việt

A. Trò chơi về Tập đọc (Trần Mạnh Hưởng biên soạn)


1. Đọc vẫn tiếp sức
2. Đọc thơ tiếp sức
3. Đọc thơ truyền miệng
4. Ghép các dòng thơ thành bài
5. Nhớ nhanh đọc đúng
6. Tìm nhanh đọc đúng
7. Biết một câu, đọc cả đoạn
8. Nghe đọc đoạn đoán tên bài
9. Thi đọc chuyện theo vai
10. Thi đọc đồng thanh
11. Thi đọc theo nhóm
181
12. Đọc xì điện
13. Thả thơ
14. Thi đọc thuộc lòng theo phiếu
15. Hái hoa luyện đọc
16. Thi đặt câu hỏi về bài đọc
B. Trò chơi về Kể chuyện (Trần Mạnh Hưởng biên soạn)
1. Nhìn tranh kể đoạn
2. “Nối dây" kể chuyện
3. Bắt lỗi kể sai
TRANG 172
4. Thi tài kể hay
5. Phân vai dựng chuyện
6. Sắp xếp ý đúng trình tự câu chuyện
7. Thi đặt tên cho đoạn
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
8. Thi kể chuyện liên hoàn
9. Thi kể chuyện theo lời nhân vật
C. Trò chơi về chính tả (Nguyễn Thị Hạnh biên soạn)
1. Tìm tên cây có chữ x hoặc s
2. Tìm tên con vật bắt đầu bằng ch hoặc tr.
3. Tìm tiếng có nghĩa để đặt câu
4. Chơi bài viết đúng d hoặc gi
5. Thi tìm từ có vần an hoặc ang
6. Tìm từ có vần gần giống nhau
7. Câu cá - viết chữ
8. Cùng đi du lịch
9. Xoay mặt chú hề
10. Đố chữ d hay gi

182
11. Thi đặt câu có từ mở đầu bằng s hoặc x
12. Cùng nhau “bắt vẫn"
13. Gắn hoa vào sổ tay
14. Thi trồng cây
15. Truyền điện bắt chữ
16. Chọn món ăn cho bữa cơm
17. Tặng bạn ngôi sao may mắn
18, Thị "Trèo lên đỉnh Phan-xi-păng"
19. Tìm chữ kết bạn
20. Thi bắn pháo hoa
D. Trò chơi về Luyện từ và câu (Lê Phương Nga biên soạn)
1. Ghép nhanh tên sự vật
2. Tìm nhanh từ cùng chủ đề
3. Tìm nhanh từ có phụ âm đầu giống nhau
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
4. Tìm nhanh từ có tiếng giống nhau
TRANG 173
5. Tìm nhanh từ trái
6. Tìm "Kẻ trú ẩn".
7.Thi ghép tiếng thành từ
8. Đoán từ
9. Sắp xếp từ theo nhóm
10. Ai đúng, ai sai?
11. Ai tài so sánh?
12. Đặt câu theo tranh
13. Thi đặt câu với từ cho trước
14. Thi đặt câu theo mẫu (Ai là gì?)
15. Thi đặt câu theo mẫu (Ai làm gì?).

183
16. Thi đặt câu theo mẫu (Ai thế nào?)
17. Chọn người đối đáp giỏi
18. Ghép nhanh tên cho hình
19. Tìm nhanh từ cùng nhóm
20. Tìm nhanh từ chỉ sự vật
21. Tìm nhanh từ chỉ hoạt động, trạng thái
22. Tìm nhanh từ chỉ tính chất
23. Tìm nhanh từ địa phương
24. Loại nhanh từ lạc nhóm
25. Tìm nhanh từ cùng tiếng
26. Đổ từ
27. Chim bay, cò bay
28. Tìm nhanh kết hợp từ (thi ghép từ nhanh)
29. Ai tài nhân hoá?
30. Ai là gì?
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
31. Ai làm gì?
32. Ai thế nào?
33. Thị điển nhanh dấu câu
34. Hỏi để đoán từ
35. Thi hỏi đáp nhanh
36. Ai tài đối đáp?
Trang 174
E. Trò chơi về Tập làm văn (Nguyễn Thị Hạnh biên soạn)
1. Chọn lời nói đúng
2. Nhận lại đồ dùng
3. Đóng vai chúc mừng nhau
4. Đóng vai khen ngợi nhau

184
5. Đóng vai an ủi nhau
6. Thi kể về người thân
7. Thi viết tiếp sức một đoạn văn
8. Cảm ơn bác hàng xóm
9. Chia quà quê cho bạn
10. Thi tường thuật bóng đá (hy and (A) uko
11. Người nhận tin tài ba
12. Thi câu văn hay
(Trần Mạnh Hưởng (Chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Lê Phương Nga. Trò chơi học tập
Tiếng Việt 2, 3. NXB Giáo dục, 2003, 2004).
2. Các trò chơi trong sách Vui học tiếng Việt, Tập I
1. Cùng chơi ghép đôi chữ in th
2. Tìm nhanh tiếng nói
3. Thi tìm từ 2 tiếng có âm đầu (hoặc vần) giống nhau
4. Hoàn chỉnhThank
bài thơ có 44TH1-114!
vần giống nhau Covid2021-XH
5. Thi đặt câu toàn tiếng có âm “cờ” đứng đầu 6. Thi viết từ ngữ gồm các tiếng có âm
“ngờ” đứng đầu
7. Thi viết từ ngữ gồm các tiếng có âm “gờ” đứng đầu
8. Thi viết câu gồm các chữ giống nhau ở chữ cái đứng đầu 9. Thi viết câu gồm các tiếng
có thanh giống nhau
10. Thi đọc nhanh và đúng câu có âm đầu, vần, thanh dễ lẫn
11. Phân biệt s và x
12. Thi điền thơ - ghép chữ
13. Điền ô chữ: Bác Hồ
14. Chọn người giỏi về ngữ âm - chính tả tiếng Việt
15. Chơi cờ ghép chữ
16 Ai tìm từ giỏi?

185
Trang 175
17. Tìm nhanh cặp từ trái nghĩa
18. Phân loại bảng từ
19. Dùng tay để phát hiện tên gọi của đồ vật tử
20. Tập làm “thám tử”
21. Thi tìm các từ ghép có tiếng “quốc"
22. Thi tìm các từ ghép có tiếng “học”
23. Thi tìm các từ ghép có tiếng “giáo”
24. Thi tìm các từ ghép có tiếng “đất”
25. Thi tìm các từ ghép có tiếng “bánh”
26. Thi tìm các từ ghép có tiếng “ăn”
27. Điền từ chỉ các loại cây
28. Thi điền nhanh từ tượng thanh
29. Thi ghép từ và nghĩa (1)
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
30. Thi ghép từ và nghĩa (2)
31. Thi ghép từ và nghĩa (3)
32. Chơi bài giải nghĩa từ “đánh”
33. Tìm nhanh từ cùng nghĩa, gần nghĩa
34. Thi điền nhanh từ trái nghĩa
35. Vòng quay thành ngữ, tục ngữ grich
36. Thi tìm nhanh thành ngữ, tục ngữ về loài vật
37. Thi tìm nhanh thành ngữ, tục ngữ về loài chim
38. Thi xếp nhanh bảng chữ cái
39. Phân loại: danh từ, động từ, tính từ
40. Thi điền danh từ
41. Thi điền nhanh tính từ chỉ màu đỏ
42. Thi điền nhanh tính từ chỉ màu trắng

186
43. Thi đặt câu theo mẫu (1)
44. Thi đặt câu theo mẫu (2)
45. Thi đặt câu theo mẫu (3)
46. Thi đặt câu theo tranh
47. Thi đặt câu hỏi
48. Thi biến đổi câu
Trang 176
49. Thi mở rộng câu
50. Tuyển chọn “biên tập viên”
51. Thi đọc giỏi, thuộc nhanh
52. Thi đọc tiếp sức (1)
53. Thi đọc tiếp sức (2)
54. “Thả thơ”
55. Đọc thờ truyền điện
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
56. Chọn người uyên bác
57. Truyền tin theo nhóm
58. Thử làm “phóng viên như
(Theo Trần Mạnh Hưởng. Vui học Tiếng Việt, tập I. NXB Giáo dục, 2002)
3. Các trò chơi trong sách Vui học tiếng Việt, tập II
1. Thi thuộc bài nhanh
2. Chơi bài ghép tiếng (1)
3. Chơi bài ghép tiếng (2)
4. Thử tài chia nhóm
5. Thi gép tiếng mới
6. Gửi thư cho bạn
7. Hái hoa vần - Tìm đọc tiếng
8. Nghe đọc tiếng - Chỉ đúng chữ

187
9. Thi tìm nhanh, đọc đúng
10. Biết một câu, đọc cả đoạn
11. Nghe đọc đoạn, đoán tên bài
12. Thi đọc truyện theo vai
13. Thi đọc đồng thanh
14. Chơi bài phân biệt chính tả d/ gi
15. Thi tài phân biệt âm đầu tr/ch
16. Thi tài phân biệt âm đầu l/n
17. Thi tài phân biệt âm đầu s/x
18. Phân biệt nhanh hai dấu thanh hỏi - ngã
19. Chơi bài phân biệt âm cuối t/c
20. Chơi bài phân biệt âm cuối n/ng
Trang 177
21. Thi tài giải câu đố chữ
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
22. “Vượt chướng ngại” - giải câu đố
23. “Mở khóa” - tìm từ có tiếng mang vẫn khó
24. Thi tìm từ theo chủ điểm
25. Thi ghép tiếng thành từ
26. Cùng chơi đố từ
27. Cùng chơi đoán từ
28. Thi điền từ trái nghĩa
29. Thi tách câu thành hai bộ phận
30. Thi ghép từ thành câu
31. Thử tài so sánh
32. Nhìn tranh, kể đoạn truyện
33. Kể chuyện “tiếp sức”
34. Bắt lỗi kể sai

188
35. Thi tài kể hay
36. Phân vai dựng lại câu chuyện
(Theo Trần Mạnh Hưởng. Vui học Tiếng Việt, tập II. NXB Giáo dục, 2004)

Thông tin 9. Một số cuộc thi vui học tiếng Việt trên truyền hình

Các cuộc thi vui học tiếng Việt trên truyền hình gồm có:
"Thần đồng đất Việt", "Tuổi thơ khám phá", "Đuổi hình bắt chữ", "Tam sao thất
bản"."Vườn cổ tích"…
Dưới đây sẽ giới thiệu trò chơi Thần đồng đất Việt trên truyền hình VTC1 trong đó có
những nội dung tiếng Việt.
Đây là trò chơi trên truyền hình dành cho HSG lớp 4, lớp 5. Mỗi năm có 144 thí sinh
tham dự. Mỗi cuộc thi có 4 thí sinh tham gia 4 vòng thi chung (với 8 phần thi) và một
vòng thi đặc biệt (chỉ dành cho thí sinh về nhất 4 vòng và nếu thí sinh này có số điểm đạt
trên 300). Tất cả 5 vòng thi có 18 câu hỏi và 7 trò chơi.
Cuộc thi được tổ chức theo tuần, quý, năm. Cuộc thi tháng gồm 3 thí sinh nhất tuần và
một thí sinh về nhì có điểm cao nhất trong tháng. Tương tự như vậy đối với cuộc thi quý.
Cuộc thi nămThank 44TH1-114!
gồm 4 thí sinh nhất quý. Sau đâyCovid2021-XH
là phần tóm tắt luật chơi và đề thi:

1
Phần này do Trần Phương xây dựng.

189
Trang 178
TÓM TẮT LUẬT CHƠI GAMESHOW “ THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT ’’
NĂM THI 2008-2009 ( Phiên bản 6 )
Những điểm thí sinh cần chú ý:
1. Trả lời bằng máy tính thí sinh phải nhấn chuột vào đáp án hoặc vào các ô lựa chọn. Thí
sinh phải cân nhắc khi nhấn chuột vì sau khi đã nhấn chuột rồi thí sinh không được lựa chọn lại
lần2
2.Trả lời bằng bấm chuông thí sinh phải nghe theo hiệu lệnh điều khiển của MC với 2 khẩu
ngữ cần chú ý: thời gian “bắt đầu” hoặc thời gian “tiếp tục”, nếu không sẽ bị loại.
3.Nếu xảy ra tranh chấp thì sẽ dựa vào băn hình và ý kiến hội đồng cố vấn có mặt tại cuộc thi

I.VÒNG 1: NHANH LÊN NÀO (2phút). Tổng điểm tối đa: 160 ĐIỂM
Các thí sinh trả lời 8 cầu
Thank hỏi trắc nghiệm trênCovid2021-XH
44TH1-114! máy tính chia theo 2 nhóm nội dung :
1.Nhóm 1: gồm 4 cầu hỏi tiếng việt, xã hội
2. Nhóm 2: gồm 4 cầu hỏi kiểm tra IQ
MC đọc từng câu hỏi và thí sinh có 15 giây để trả lời cho từng câu hỏi sau hiệu lệnh
của MC.
Thí sinh trả lời bằng cách nhấn chuột vào đáp án A, B, C, D, E, F.
Cách tính điểm: trả lời đúng từ 0-5 giây được 20 điểm; trả lời đúng từ 6-10 giây được
15 điểm.
Trả lời đúng sau 10 giây được 10 điểm, sai 0 điểm; điểm tối đa: 8x20=160 điểm.
II.VÒNG 2: MƯU TRÍ VƯỢT KHÓ KHĂN ( 3phút ). Tổng điểm tối đa: 210 ĐIỂM
1.Trò chơi 1: địa danh nào đây ( bấm chuông – 30 giây )
Trên bản đồ Việt Nam xuất hiện bản đồ của 1 tỉnh, thành phố kèm với 1 hình ảnh đặc
trưng cho tỉnh, thành phố này trong 15 giây đầu tiên. Trong 15 giây tiếp theo sẽ xuất hiện
thêm 1 ô chữ là tên tỉnh, thành phố đó nhưng chưa được sắp thứ tự đúng. Trong 30 giây
thí sinh suy nghĩ và dùng chuông để đọc tên của tỉnh, thành phố sau hiệu lệnh của MC.
Trả lời sai hoặc phạm luật bấm chuông trước khi có hiệu lệnh của MC bị loại khỏi cuộc
chơi.
Cách tính điểm: trả lời đúng từ 0-15 giây được 30 điểm
Trả lời đúng từ 16-30 giây được 20 điểm. Trả lời sai bị trừ 5 điểm
2.Trò chơi 2: ô chữ giao thông ( 1phút )
Cho 1 mạng giao thông gồm 14 nút ô chữ trong đó cho biết trước câu thơ 6 chữ
190
2.1: yêu cầu 1. Giải mã ( bấm chuông -30 giây ): đọc 8 ô chữ còn lại trở thành 1 câu
thơ lục bát.
Nếu không có thí sinh nào đọc được ô chữ thì MC sẽ đọc 8 ô chữ để chuyển sang yêu cầu
kết nối.

Trang 179
2.2.Yêu cầu 2.Kết nối (Dùng chuột-30 giây):Kết nối các ô chữ trở thành 1 đường đi
liện tục.
Thí sinh dùng chuột kết nối các ô chữ theo chỉ dẫn văn học để trở thành 1 đường đi liên
tục.
2.3Cách tính điểm: Giải mã: đọc đúng 8 ô chữ được 30 điểm. Đọc sai bị trừ 5 điểm
Kết nối:Kết nối sai ở đâu thì dừng lại và chỉ tính điểm cho các ô chữ đã được kết nối
đúng trong 8 ô chữ cuối với mỗi ô được 5 điểm. Kết nối đúng cả 8 ô được thưởng 10 điểm
Điểm tối đa: 30 + 8 x 5 = 80 điểm 3.
3.Trò chơi 3: Trắc nghiệm trí nhớ (1 phút)
Trên máy tính có 16 đồ vật nằm trong hình vuông 4 x 4
Màn hình hiển thị lần 1(Quan sát - 30 giây)
Thí sinh quan sát sự thay đổi trạng thái màu sắc của 8 đồ vật theo thứ tự trong 30 giây
Màn hình hiển thị lần 2(Dùng chuột -30 giây)
Vị trí 16 đồ vật bị xáo trộn, thí sinh có 30 giây dùng chuột để nhấn vào các ô theo thứ
tự mà 8 đồ vật đã lần lượt thay đổi trạng thái trong mang hình hiển thị lần 1. Nếu nhận sai
Thank
đồ vật hoặc thứ 44TH1-114!
tự xuất hiện Covid2021-XH
thì trò chơi kết thúc.
Cách tính điểm: điền đúng mỗi ô được 5 điểm. điền đúng cả 8 ô được thưởng 10 điểm.
Điểm tối đa: 8x5+10=50 điểm.
4. Trò chơi 4: trò chơi âm nhạc ( 30 giây )
4 thí sinh nghe 1 đoạn nhạc của 1 ca khúc bị khuyết 4 thông tin: tên ca khúc, tên tác giả, 1
chữ và 1 nốt nhạc. Mỗi phần bị khuyết đều có 4 phương án A, B, C, D.
Thí sinh dùng chuột chọn đáp án để hoàn thành các phần bị khuyết.
Cách tính điểm: điền đúng mỗi yêu cầu được 10 điểm. Điền đúng cả 4 đáp án được
thưởng 10 điểm.
Điểm tối đa: 4x10+10=50 điểm
III.VÒNG 3: ĐẾN THĂM VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM ( 3 phút 30 giây ). Tổng
điểm tối đa: 230 điểm
1. Phần 1: vào cổng văn miếu ( 30 giây )
4 thí sinh cùng chung sức giải đố 1 câu thơ có nội dung liên quan đến các Trạng nguyên
được vinh danh trong Văn miếu quốc tử giám. Trong 30 giây cả 4 thí sinh phải thống nhất
ý kiến và có 1 thí sinh đại diện để trả lời câu hỏi. Nếu trả lời đúng thì mỗi thí sinh được
cộng 30 điểm, trả lời sai mỗi thí sinh bị trừ 30 điểm. Kết quả của phần thi
Trang 180
đồng đội này có thể ảnh hưởng đến việc chọn ra thí sinh có vị trí thứ nhì cao nhất tham
dự vào các cuộc thi tháng, quý.

191
 Mời 4 phụ huynh hoặc giáo viên là người trợ giúp cho 4 thí sinh trong 2 phần thi
tiếp sau đây:
2.Phần 2: gặp gỡ với trạng nguyên ( 90 giây)
Thí sinh trả lời 4 câu hỏi bằng cách chọn 4 chìa khóa tương ứng để mở 4 ngăn tủ trạng
nguyên.
Các chìa khóa được đánh ký hiệu tương ứng với câu hỏi, đáp án và số thứ tự ngăn kéo
trạng nguyên:
Ví dụ: 1A, 1B,1C, 1D…Mỗi thí sinh có tối đa 3 lần chọn chìa khóa để mở 1 ngăn kéo.
Người trợ giúp thí sinh có nhiệm vụ mở khóa cho thí sinh.
Cách tính điểm: chọn đúng chìa khóa lần 1 được 20 điểm, lần 2 được 15 điểm, lần 3
được 10 điểm.
Hoàn thành đúng cả 4 câu ở lần mở khóa đầu tiên được thưởng 20 điểm.
Điểm tối đa: 4x20+20=100 điểm
3.Phần 3: ghép tranh- văn miếu ( 90 giây)
Một bức tranh hình chữ nhật được chia thành 9 phần bằng nhau. Thí sinh thực hiện ghép
tranh trong 90 giây trong đó bức tranh chữ xuất hiện trong 60 giây đầu. người trợ giúp lấy
các miếng tranh có trong các ngăn tủ trạng nguyên đã được mở ở phần 1, mỗi lần lấy 1
miếng và đưa cho thí sinh ghép tranh.
Cách tính điểm: mỗi miếng ghép đúng vị trí được 10 điểm.
Nếu ghép đúng cả 9 miếng tranh được thưởng 10 điểm. Điểm tối đa: 9x10+10=100
IV. VÒNG 4 ĐƯỜNG ĐẾN VINH QUANG ( 5 phút ). Tổng điểm tối đa: 220 điểm .
1. Phần 1: Sudoku Việt Nam ( bấm chuông –mở 4 ô số trong 3 phút )
Cho trước 1 Thank 44TH1-114!
hình chữ thập gồm 5 hình vuôngCovid2021-XH
3x3, trong đó có các chữ số nằm trong 4
hình vuông biên.
Điền các số từ 1-9 vào 9 ô 1x1 của hình vuông trung tâm ABCD sao cho trong mỗi hàng,
mỗi cột của hình chữ thập các số từ 1-9 được xuất hiện không quá 1 lần và thỏa mãn 1
yêu cầu toán học.
Thí sinh cần mở 4 ô theo yêu cầu đề bài và theo hiệu lệnh của MC. Mỗi lần bấm chuông
thì sinh có thể mở được nhiều ô nhưng nếu đọc sai ô nào thì dừng lại ngay và chỉ tính
điểm cho các ô đọc đúng trước đó đồng thời bị trừ 10 điểm và bị loại khỏi cuộc chơi.

Trang 181
Cách tính điểm: 2 ô đầu mỗi ô được 30 điểm; 2 ô sau mỗi ô được 20 điểm; trả lời sai bị
trừ 10 điểm.
Điểm tối đa: 2x30+2x20=100
2. Phần 2: bứt phá đến đích ( bấm chuông -2 phút )
Các thí sinh bấm chuông trả lời 4 câu hỏi do MC đọc theo thứ tự gồm 2 câu hỏi văn học
và 2 câu hỏi tư duy thuộc các lĩnh vực tư duy logic tĩnh và tư duy logic động. mỗi câu hỏi
thí sinh có 30 giây suy nghĩ và bấm chuông để trả lời sau hiệu lệnh của MC: “30 giây bắt
đầu”. Câu hỏi không có thí sinh nào trả lời đúng sẽ dành cho khán giả.
Cách tính điểm: trả lời đúng được 30 điểm, sai bị trừ 10 điểm.
Điểm tối đa: 4x30=120 điểm
V. VÒNG THI ĐẶC BIỆT: TỎA SÁNG 5 CHÂU
192
Trò chơi tiếng anh ( 30 giây ) dành cho thí sinh đứng đầu và có tổng điểm không dưới 300
ĐỀ THI SỐ 1- THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT

I. Vòng 1: nhanh lên nào

Câu 1: tìm tên nhân vật lịch sử trong đoạn thơ sau
Ai người quê bản nà ngần
Tên anh rất dỗi quen thân chúng mình
Mười ba tuổi đã hi sinh
Gương anh sống mãi trong tình nước non
A. Lê Văn Tám B. Kim Đồng C.Vừ A Dính D. Lý Tự Trọng

Câu 2: Điền từ thích hợp để hoàn thành câu tục ngữ

Thuốc đắng dã tật, sự thật mất…

A. Bạn B.Lòng C.Tình D.Cười

Câu 3: gặp các biển báo nào thì xe ô tô có thể chạy tốc độ 55km/h

3Thank 44TH1-114!
4 6
5 Covid2021-XH
0 0 0 0
A B C D

B
B

Trang 182
Câu 4: Năm 2002, thành phố nào được tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”?
A. Seul B. Bắc Kinh C. Hà Nội D. Tokyo
Câu 5: Điền số vào dấu?

193
A. 99 B. 100 C. 101 D. 105
Giải thích: Quy luật chung là: tổng 4 số xung quanh bằng số ở giữa
Câu 6: Chọn con vật không có đặc điểm chung so với con vật còn lại
A. Chuột B. Cú mèo C. Mèo D. Chó
Câu 7: Chọn hình nào vào dấu hỏi chấm để phù hợp với quy luật?

Thank 44TH1-114! Covid2021-XH

Giải thích: Quy luật là: Số giao điểm tăng theo thứ tự 0,1, 2, 3
Câu 8: Điền đáp án phù hợp với quy luật chung.
Argentina – Brunie – Cambodia – Dominica – Ecuado - …
A. Fance B. Việt Nam C. Iraq D. Brazil
Giải thích: Quy luật là: Chữ cái đứng đầu mỗi chữ được sắp thứ tự A, B, C, D, E, F
II. Vòng 2: Mưu trí vượt khó khăn
1. Địa danh nào đây
Hướng dẫn: Chọn bản đồ và hình ảnh là một tỉnh phía Bắc không phải Hà Nội
Đáp án: Thanh Hóa

194
Trang 183

2. Ô chữ giao thông


Trẻ cậy cha, già cậy con
Con không chăm học, con còn cậy ai
3. Trắc nghiệm trí nhớ
Hướng dẫn: Chọn hình ảnh động đã minh họa trong PowerPoint
4. Trò chơi âm nhạc
Trích đoạn bài hát: “Em là bông hồng nhỏ” được gửi trong file PowerPoint đính kèm
III. Vòng 3: Đến thăm Văn miếu Quốc Tử Giám
Phần 1: Qua cổng Văn miếu
Giải mã bài thơ sau: (nêu tên đúng được 20 điểm, giải mật mã đúng con số được 10
điểm)
Thank 44TH1-114!
Một người Covid2021-XH
học vấn rạng sử xanh
Bảy năm đèn sách sớm tinh anh
Hai thân phụ mẫu mừng khôn xiết
Sáu chục năm sống chẳng hổ danh.
Đáp án: Bài thơ nói về nhà bác học Lê Quý Đôn
Mật mã con số: 1726, đây là năm sinh của nhà bác học Lê Quý Đôn

Phần 2: Gặp gỡ Trạng nguyên


Câu 1: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào?
A. 1911 B. 1910 C. 1917 D. 1920
Câu 2: Điền từ vào chỗ trống cho phù hợp
Những đêm lấp ló trăng lên đèn
Vườn em … tiếng dịu hiền gần xa
Em nhìn vẫn thấy cây na
195
Lá xanh vẫy gió như là gọi trăng.
(Trần Đăng Khoa)
A. dậy B. vang C. bừng D. ngân
Câu 3: Một số người mê tín cứ nghĩ số điện thoại có đuôi là hai chữ số tận cùng chứa số 6
hay số 8 là đẹp. Vậy nên từ số 01 đến 99 có bao nhiêu đuôi số điện thoại đẹp?
A. 20 B. 36 C. 38 D. 40

Trang 184

Giải thích: Có 20 số chứa số 6 là: 06, 16, 26, 36, 46, 56, 66, 76, 86, 96, 60, 61, 62, 63, 64,
65, 66, 67, 68, 69
Tương tự có 20 số chứa số 8. Nhưng trong quá trình đếm bị lặp lại hai số 86, 68 nên chỉ
có 38 số
Câu 4: Điền từ vào ô trống
trời cậu ông con là ?
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
A. đất B. nước C. cóc D. ếch

Phần 3: Ghép tranh ở Văn miếu


Hướng dẫn: Chọn một bức tranh đơn giản có hình khối rõ ràng phù hợp với vòng thi tuần

Các số (2, 7) (3, 5) (4, 6) (8, 9) cạnh nhau


IV. Vòng 4. Đường đến vinh quang 7 6
Phần 1: Sudoki Việt Nam 3
Giả sử các số từ 1 đến 9 điền vào các ô
a, b, c, p, x, y, z sao cho theo 3 hàng 8 a b c 6
ngang và 3 cột dọc không có số nào 9 m n p 4 8
trùng với các số bên ngoài và các cặp
x y z

196

7
9 5
số (2, 7) (3, 5) (4, 6) (8, 9) có chung
cạnh với nhau.
Hỏi 4 số c, p, x, y là các số nào?
Đáp án: p = 3, c = 1, x = 4, y = 8
Bình luận cho MC: Các số (2, 7) (3, 5) (4, 6) (8, 9) cạnh nhau
Số p không phải là số 4, 5, 6, 7, 8, 9
7 6
Do c, n, z không thể là 7 nên p không là 2
3
Nếu p là 1 thì 8 ô còn lại không thể chia
thành 4 cặp 2 ô cạnh nhau được. Vậy p
8 7 2 1 6
là 3.
9 6 5 3 4 8
Số b và c không thể là 3, 5, 6, 7, 8 nên c
4 8 9
Cũng không thể là 2, 4, 9. Vậy c là 1
Minh họa đáp án đầy đủ
7
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
9 5

Trang 185

Phần 2: Bứt phá đến đích


1. Đố em là chữ gì?
Để nguyên, giúp bác nhà nông
Thêm huyền thắm miệng cụ ông, cụ bà
Đáp án: Trâu
2. Ô chữ ở trung tâm

197
Điền một từ gồm ba chữ cái (có dấu) để khi nó ghép trước các từ xung quanh thì nhận
được các từ ngữ có nghĩa

Đáp án: Học


3. Tư duy tĩnh
Nếu lúc nửa đêm mưa rào thì sao 96h có thể hi vọng trời hửng nắng hay không?
Thank
Đáp án: Không, vì lúc đó44TH1-114!
là sau 4 ngày nên vẫnCovid2021-XH
là nửa đêm
4. Tư duy động
Tại chung cư Trung Hòa – Nhân Chính, Tuấn và Lan cùng thi leo cầu thang. Tốc độ của
Tuấn gấp đôi tốc độ của Lan. Hỏi khi Tuấn leo đến tầng 17 thì Lan đến tầng mấy?
Đáp án: Tầng 9
V. Vòng thi đặc biệt
Điền vào chỗ trống từ thích hợp
What time did she wake … this morning
A. to B. up C. out D. off

Trang 186

Thông tin 10: Một số trích đoạn giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi
1. Trích đoạn dạy học nội dung “Sử dụng từ đồng nghĩa để luyện viết văn
hay”

198
1.1 Trích đoạn giáo án điện tử “Sử dụng từ đồng nghĩa để luyện viết văn hay”

Thảo luận nhóm


Nối từng từ ở cột A với một ý thích hợp ở cột B

LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA


SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA ĐỂ VIẾT VĂN HAY
I. SỬ DỤNG NHIỀU TỪ ĐỒNG NGHĨA THAY THẾ CHO NHAU TRONG MỘT
ĐOẠN

Bài tập 1
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
a. Đọc đoạn văn thứ nhất dưới đây và chỉ ra chỗ chưa hay:

Năm 23 tuổi, cụ Võ An Ninh đã có những bức ảnh đầu tiên đăng lên báo. Từ đó đến nay,
cụ Võ An Ninh đã đi khắp nước, say mê ghi lại hình ảnh quê hương với một tình yêu tha
thiết. Ảnh phong cảnh giàu chất thơ của cụ Võ An Ninh đã rất quen thuộc với mọi người.
b. Đọc đoạn văn thứ hai dưới đây và so sánh với đoạn thứ nhất:

Năm 23 tuổi, cụ Võ An Ninh đã có những bức ảnh đầu tiên đăng lên báo. Từ đó đến nay,
nhà nhiếp ảnh này đã đi khắp nước, say mê ghi lại hình ảnh quê hương với một tình yêu
tha thiết. Ảnh phong cảnh giàu chất thơ của người nghệ sĩ tài ba ấy đã rất quen thuộc với
mọi người.
Bài tập 2
Gạch dưới những từ cùng để chỉ Bác Hồ trong đoạn thơ sau:
Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa dùm Việt Bác không nguôi nhớ người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời,
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
199
A B
Bác Thể hiện Bác Hồ là người thân thiết như trong gia đình
Người Thể hiện Bác Hồ là người bình dị
Ông Cụ Thể hiện Bác Hồ là người được tôn kính
Trang 187
Đúng hay sai ?
Khi biết dùng các từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho nhau , đoạn văn , đoạn thơ sẽ tránh
được sự lặp từ
ĐÚNG

Đúng hay sai ?


Khi biết dùng các từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho nhau , đoạn văn , đoạn thơ sẽ có thêm
ý mới

Thank 44TH1-114! Covid2021-XH


ĐÚNG

Đúng hay sai ?


Khi biết dùng các từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho nhau , đoạn văn , đoạn thơ sẽ được viết
đúng cấu tạo hơn .
SAI

Đúng hay sai ?


Khi biết dùng các từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho nhau , đoạn văn , đoạn thơ sẽ tăng sức
biểu cảm hơn .
ĐÚNG

Kết luận
Biết dùng những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho nhau sẽ làm cho đoạn văn , đoạn thơ :

200
+ Tránh được lặp từ ,
+ Có thêm ý mới ;
+ Biểu cảm hơn .

Trang 188

II . SỬ DỤNG NHIỀU TỪ ĐỒNG NGHĨA ĐẶT CẠNH NHAU TRONG MỘT CÂU

Hãy đọc thầm hai câu văn sau :


a . Tôi cảm nhận được nỗi lung luyến của bà tôi và cùng với cảm giác đó , tôi nhận ra vẻ
Thank
hài lòng ở ánh mắt bà . 44TH1-114! Covid2021-XH
b . Một dải mây mỏng , mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp các chỏm núi
như quyến luyến .

Hãy chọn từ “ mãn nguyện ” hoặc “ bịn rịn " điển vào từng chỗ trống trong mỗi câu sau
cho thích hợp :
a. Tôi cảm nhận được nổi lau luyến của bà tôi và cùng với cảm giác đó , tôi nhận ra vẻ
hài lòng ... ở ánh mắt bà.
b. Một dải mây mỏng , mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp các chỏm núi
như quyến luyến ...

Đúng hay sai?


Khi biết dùng hai từ đồng nghĩa đặt cạnh nhau , câu văn sẽ nhấn mạnh được ý cần diễn
đạt.
ĐÚNG

201
Đúng hay sai?
Khi biết dùng các từ đồng nghĩa đặt cạnh nhau , câu văn sẽ tránh được sự lặp từ SAI

Đúng hay sai?


Khi biết dùng các từ đồng nghĩa đặt cạnh nhau , câu văn sẽ diễn đạt ý trọn vẹn hơn.
ĐÚNG

Đúng hay sai?


Khi dùng các từ đồng nghĩa đặt cạnh nhau , câu văn sẽ tăng sức biểu cảm.
ĐÚNG

Thank 44TH1-114! Covid2021-XH

Trang 189
Kết luận
Biết dùng những từ đồng nghĩa đặt cạnh nhau sẽ làm cho câu văn :
+ Nhấn mạnh được ý cần diễn đạt ;
+ Diễn đạt được ý trọn vẹn hơn ;
+ Tăng sức biểu cảm.

III. CHỌN TỪ ĐỒNG NGHĨA ĐỂ VIẾT VĂN HAY

Thảo luận nhóm

202
Trong hai cách viết sau, cách nào hay hơn? Vì sao?
a ) Mùa xuân , cây gạo có rất nhiều chim.
b ) Mùa xuân , cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.

Đáp án :
Câu văn “ Mùa xuân , cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ” hay hơn vì :
Từ “ gọi đến ” có sử dụng nhân hoá , làm cho cây gạo trở thành một người bạn gần gũi
, thân thiết . Đồng thời “ gọi đến ” là mời mọc , cho thấy cây gạo đẹp , quyến rũ được
chim chóc mà cách nói “ có ” không thể hiện được .
Từ “ bao nhiêu là ” không những cho thấy cây gạo “ có ” nhiều chim mà còn cho thấy
cảm xúc của tác giả : rất xúc động , yêu thích , trầm trồ thán phục những đàn chim về trên
cây gạo mà cách nói “ rất nhiều chim ” không thể hiện được .
Em hãy chọn một trong các từ đồng nghĩa trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong
câu văn để nói được sức quyến rũ mạnh mẽ của hương thơm:
a ) Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hôi chín ... … .......... qua mặt.
( phả , bay , chảy )
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
b ) Nắng bốc hương tràm thơm ......
( sực nức , ngây ngất , thoang thoảng )

Đáp án :
Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hôi chín chảy qua mặt.
Nắng bốc hương tràm thơm ngây ngất.

203
Trang 190
1.2. Bảng hình dạy học trích đoạn “ Sử dụng từ đồng nghĩa để luyện viết văn hay”
KỊCH BẢN TRÍCH ĐOẠN DẠY HỌC LỚP 5
Môn: luyện từ và câu
Bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa
Trích đoạn: Dạy cách sử dụng từ đồng nghĩa làm tăng hiệu quả lời nói
Hoạt động dạy học Yêu cầu ghi Thời
hình gian
(GV-HS)
7’
Hoạt động 1: Sử dụng nhiều từ đồng nghĩa thay thế cho nhau
trong một đoạn.

GV: Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng từ đồng nghĩa để
viết văn hay.

Các con hãy đọc đoạn


Thankvăn thứ44TH1-114! ra chỗ chưa
nhất trên bảng và chỉCovid2021-XH
hay.

Cô mời Trà Mi đọc đoạn văn. -Cận cảnh


bảng khi đoạn
*Cho hiện đoạn văn thứ nhất (1 HS đọc)
văn hiện lên.
HS trả lời miệng : “ Cụ Võ An Ninh” bị lặp lại.
-Cận cảnh một
Gv: Các con hãy đọc tiếp đoạn văn thứ hai để so sánh với đoạn học sinh khi
văn thứ nhất. học sinh trả
lời.
Cô mời bạn Mai đọc.
……………...
 Cho hiện đoạn văn thứ hai (1 HS đọc)
GV: Đọc đoạn văn thứ hai này con thấy điều gì?

HS: “ Cụ Võ An Ninh” đã được thay thế bằng “nhà nhiếp ảnh này”
và “người nghệ sĩ tài ba ấy”.

204
GV: đoạn văn nào hay hơn? Vì sao?

HS: Đoạn thứ hai hay hơn vì:

-Không bị lặp từ.

-Biết thêm Cụ Võ An Ninh là nhiếp ảnh và rất tài ba.

Trang 191
-Cận cảnh
bảng khi đề
GV: Cô thấy sự tthay thế từ đồng nghĩa này rất thú vị.
bài và đáp
Chúng ta cùng tìm hiểu nhé. án hiện lên.
*Hiện đề bài 1 (1 HS đọc)
HS: Làm bài cá nhân.
GV:*Cho hiện đáp án (GV đọc)
…………………………………………………… -Trung
cảnh học
cả 3 từ “Bác”,
GV: Tác giả dungThank “Người”, “Ông Cụ”
44TH1-114! để gọi Bác
Covid2021-XH sinh khi
Hồ cho các con hiểu thêm điều gì về Bác Hồ? Chúng ta cùng thảo
học sinh
luận nhóm đôi về điều này.
làm bài.
-Cận cảnh
bảng khi đề
*Cho hiện bài thảo luận số (1 HS đọc) bài và đáp
án hiện lên.
Các con có 1 phút để thảo luận nhóm đôi và làm bài này.
-Cận cảnh
HS: HS làm rồi nêu kết quả (chiếu bài làm của HS) và bổ sung cho HS khi HS
nhau. thảo luận
GV: *Cho hiện đáp án (GV đọc) nhóm

Như vậy, mỗi từ có thêm nghĩa khác nhau và chúng bổ sung cho -Trung
nhau làm cho đoạn thơ diễn tả đầy đủ tình cảm của người Việt Bắc cảnh khi
với Bác Hồ. GV và HS
trao đổi.
……………………………………………………….
GV: Qua hai ví dụ vừa rồi chúng ta đã hiểu được tác dụng của việc

205
dung nhiều từ đồng nghĩa trong một đoạn văn, đoạn thơ. Các con
sẽ nêu tác dụng của từ đồng nghĩa trong trò chơi đúng/sai nhé.
-Cận cảnh
*Cho hiện câu hỏi (1HS đọc) đề bài khi
đề bài hiện
HS: giơ bảng đúng, sai
lên.
GV:* Cho hiện đáp án (GV đọc)
-Trung
cảnh đề bài
khi HS giơ
đáp án.
-Cận cảnh
giáo viên
khi giáo
viên nói.

-Cận cảnh
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH

bảng khi đề
bài và đáp
Hoạt động 2: Sử dụng từ đồng nghĩa đặt cạnh nhau trong một án hiện lên.
câu. -Trung
Trang 192 cảnh học
sinh đọc
thầm.
GV: Trước hết, các con hãy đọc thầm đoạn văn sau. ………......
*Cho hiện đoạn văn (1 HS đọc) -Cận cảnh
HS: đọc thầm đề bài khi
đề bài hiện
……………………………………………………….. lên.
GV: Còn bây giờ các con hãy thực hiện bài tập. -Cận cảnh
*Cho hiện bài tập (1 HS đọc) HS khi HS

206
HS: Làm bài tập các nhân rồi nêu kết quả. làm bài.
GV: *Cho thực hiện đáp án (GV đọc) --Trung
cảnh khi
Trong câu đầu có hai từ nào đồng nghĩa?
GV và HS
Trong câu sau có hai từ nào đồng nghĩa? trao đổi.
Các con hãy đọc lại câu văn có hai từ đồng nghĩa đặt cạnh nhau. -Cận cảnh
bảng khi đề
Các con có thấy chúng hay hơn trước không?
bài và đáp
HS: (Nêu ý kiến của mình).. án hiện lên.
………………………………………………………… - Trung
GV: Tại sao khi sử dụng các từ đồng nghĩa cạnh nha lại làm cho cảnh khi
người đọc thấy câu văn hay hơn? Chúng ta sẽ lại chơi trò đúng/sai HS giơ đáp
để trả lời nhé. án.

*Cho hiện đáp án (1 HS đọc) -Cận cảnh


khi đáp án
HS: giơ bảng đúng/sai. hiện lên và
GV: *Cho hiện đáp án (GV đọc) giáo viên

Đáp án 1
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
giảng.

GV: Các con có đáp án đúng rồi. Nhưng cô còn có câu hỏi khó
hơn. Vì sao khi các từ đồng nghĩa đặt cạnh nhau thì ý lại được
nhấn mạnh?
Giải thích:
Hai từ đồng nghĩa đứng cạnh nhau thì nghĩa sẽ được lặp đi lặp lại
làm cho ý được nhấn mạnh hơn.
Đáp án 2:
GV: Các con có đáp án đúng rồi. Bạn nào cho cô biết:

207
Vì sao khi các từ đồng nghĩa đặt cạnh nhau thì sự diễn đạt trọn vẹn
hơn.
Giải thích:
Các từ đồng nghĩa luôn có những điểm nghĩa không giống nhau và
Trang 193

những điểm đó bổ sung cho nhau làm cho sự diễn đạt được trọn
vẹn hơn.
Đáp án 3:
Chính sự nhấn mạnh nghĩa và bổ sung nghĩa đã làm cho nghĩa câu
văn phong phú vàThank 44TH1-114! Covid2021-XH
diễn cảm hơn.

Hoạt động 3: Chọn từ đồng nghĩa để viết văn chính xác và hay. 7’
GV: Để viết văn chính xác và hay, cần phải biết lựa chọn từ ngữ -Cận cảnh
đồng nghĩa. Chúng ta cùng nhau làm bài tập sau để thấy rõ điều khi đáp án
này. Bài này chúng ta sẽ thảo luận nhóm đôi. hiện lên và
giáo viên
*Cho hiện bài tập thảo luận nhóm (1 HS đọc)
giảng.
Các con có 3 phút để thảo luận và làm bài tập này.
-Cận cảnh
HS: HS làm rồi nêu kết quả (cho chiếu bài làm của học sinh) và bổ HS khi HS
sung cho nhau. thảo luận.
GV: -Trung
cảnh khi
-Trong 2 câu này thì “có” và “gọi đến” được xem là đồng nghĩa
GV và HS
không hoàn toàn. Viết “gọi đến” hay hơn vì cây gạo sẽ được nói
trao đổi.
đến như một con người, biết dung vẻ đẹp của mình để mời mọc
chim chóc đến. -Trung
cảnh khi
- “rất nhiều” và “bao nhiêu là” được xem là từ đồng nghĩa. Cách
giáo viên
208
viết ở câu b cho thấy tác giả rất thích thú, trầm trồ và thán phục giảng.
những đàn chim về trên cây gạo nên mới thốt lên “bao nhiêu là”
chim.
…………..
*Cho hiện đáp án (GV đọc)
-Cận cảnh
……………………………………………………………
bảng khi
GV: Các con đã thấy, việc chọn đúng từ đã làm cho câu văn diễn nêu đề bài.
đạt đúng và hay ý của người viết. Bây giờ đến lượt chúng mình,
chúng mình tập chọn từ cho hai câu văn sau.

Thank 44TH1-114! Covid2021-XH

*Hiện đề bài 3 (1 HS đọc)

Trang 194
-Trung
HS: Làm bài các nhân.
cảnh HS
Lưu ý HS: Phải chọn từ nào để thấy được sức quyến rũ mạnh mẽ khi HS làm
của hương thơm. bài tập.

GV: *Cho hiện đáp án. GV đọc và giải thích: -Cận cảnh
khi đáp án
Chắc các con cảm thấy kì lạ khi cô chọn từ chảy. Các con nghĩ
hiện lên và
xem, trong 3 từ thì từ “chảy” diễn tả mạnh nhất sức quyến rũ của
giáo viên
hương thơm, thơm đậm đến mức người ta cảm nhận được nó một
giảng.
cách rõ rang như cảm nhận một thứ chất lỏng.

209
ở câu thứ hai, từ “ngây ngất” vừa miêu tả hương thơm rất đậm đà,
vừa cho thấy sức quyến rũ mạnh mẽ của hương thơm làm cho
người ta ngây ngất.

Hoạt động 4: Củng cố -Trung


cảnh khi
GV: Chúng ta vừa học một số cách dùng từ đồng nghĩa để câu văn,
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
giáo viên
lời nói hay hơn, giàu hình ảnh và cảm xúc hơn. Đó là những cách
nói.
nào?
-Cận cảnh
HS: Đó là: -Sử dụng các từ đồng nghĩa cạnh nhau.
một HS khi
-Sử dụng nhiều từ đồng nghĩa thay thế cho nhau. HS trả lời
-Lựa chọn một từ trong nhiều từ đồng nghĩa. và đáp án
hiện lên.
GV: Cô hi vọng rằng các con sẽ thường xuyên áp dụng những điều
vừa học này trong khi nói và viết.

2. Trích đoạn “ Hội thi Tiếng Việt”


GIÁO ÁN LỚP 5

210
Trích đoạn trò chơi: Hội thi vui học Tiếng Việt
Phần I: Ai nhanh trí hơn?
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử, chuông báo hết giờ.

2. Cách chơi:
Trang 195
*Mỗi đội sẽ bốc thăm một nhân vật hoạt hình, mỗi nhân vật sẽ tương ứng với 5 câu hỏi.
*Sauk hi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, đội chơi sẽ trả lời bằng cách lựa chọn
đúng hoặc sai.
*Mỗi câu trả lời chính xác được 10 điểm.
*Thời gian cho mỗi đội là 1 phút.
3. Nội dung chơi
Câu hỏi Đáp án
1. Tác giả bài thơ Việt Nam thân yêu là Nguyễn Đình Thi. Đúng
2. “Hối hả” và “dữ dằn” là hai từ đồng nghĩa.
3. Viết “trân thành là đúng hay sai chính tả? Sai
4. Thank
Hợp trong từ “hợp44TH1-114!
tác” có nghĩa là gộp Covid2021-XH
lại Sai
5. Câu “Cây đa ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn
hoắt” có sử dụng biện pháp so sánh. Đúng

Sai

Câu hỏi Đáp án


1. Vũ Tú Nam là tác giả bài thơ Bai ca về trái đất. Sai
2. Từ “xuân” trong hai câu thơ dưới đây là từ đồng âm?
3. Viết “bổ sung” là đúng hay sai chính tả? Sai
Mùa xuân là tết trồng cây Đúng
Làm cho đát nước càng ngày càng xuân.
4. “Hợp” trong từ “thích hợp” có nghĩa là: Đúng với yêu cầu, đòi
hỏi…nào đó.
5. Câu sau chỉ sử dụng biện pháp so sánh?
211
Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm Đúng
nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.

Sai

Trang 196

1.Bài thơ Ê-mi-li, con ... là do nhà thơ Tố Hữu Đúng


sáng tác.
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
Sai
2.Từ “đi” sau đây được dùng với nghĩa gốc:
Thằng bé đã đến tuổi đi học.
Sai
3.Viết “để giành” đúng hay sai chính tả?
Đúng
4.”Hữu” trong từ “hữu nghị” nghĩa là “bạn bè.
Đúng
5.Câu sau có sử dụng biện pháp nhân hóa:
Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi
xuống.
Phần 2: Khám phá kho tàng từ ngữ
1.Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử, chuông giành quyền trả lời cho mỗi đội.
2.Cách chơi: Giải ô chữ hàng ngang
*Sau khi người dẫn chương trình đọc nội dung ô chữ, ba đội được quyền bấm chuông xin
trả lời.
*Đội nào bấm chuông trước được quyền trả lời. Nếu trả lời đúng được 30 điểm,nếu trả lời
sai được 0 điểm và hai đội còn lại được quyền bấm chuông xin trả lời.

212
*Đội thứ hai trả lời đúng được 20 điểm, trả lời sai được 0 điểm và đội còn lại được quyền
trả lời.
*Đội thứ ba trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai được 0 điểm và quyền trả lời thuộc về
khán giả.
Cách chơi: Giải ô chữ hàng dọc
*Đội chơi có thể giải ô chữ hàng dọc bất cứ lúc nào.
*Khi hàng ngang chưa được giải hết, nếu đã nhận ra ô chữ hàng dọc, đội chơi có thể bấm
chuông xin trả lời. Nếu đã trả lời đúng được 30 điểm và phần thi này ngừng lại. Nếu trả
lời sai, đội đó bị loại khỏi phần chơi.
*Nếu hàng ngang đã được giải, các đội có thêm 15 giây để suy nghĩ và 10 điểm cho đội
trả lời đúng ô chữ hàng dọc.
*Nếu các đội không trả lời được thì khán giả được quyền trả lời.
Trang 197
3. Nội dung chơi:

T T Ậ P Q U Á N
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
I Đ Ồ N G B À O
Ế V Ă N M I Ế U
N Đ Ồ N G N G H I Ệ P
G C Ô N G L Í
V H À N H T I N H
I S Ử N G S Ố T
Ệ C Ầ U V I Ệ N
T V Ă N H I Ế N

1)(7 ô): thói quen đã thành nếp trong đời sống cộng đồng.
2)(7 ô): những người cùng giống nòi, cùng đất nước.
3)(7 ô): nơi thờ Khổng Tử và những người có công mở mang giáo dục thời xưa.
4)(10 ô): những người cùng làm một nghề.

213
5)(6 ô): lẽ phải, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
6)(8 ô): chỉ trái đất và những ngôi sao không tự phát ra ánh sáng.
7)(7 ô): ngạc nhiên cao độ.
8)(9 ô): xin được trợ giúp.
9)(7 ô): truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp.
Phần 3: Cùng sáng suốt
1.Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử, chuông báo hết giờ, những bông hoa
bằng xốp có cán cầm và có ghi A, B, C, D cho mỗi đội.
2.Cách chơi:
*Khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, các đội chơi có 15 giây suy nghĩ, thảo
luộn để chọn đáp án đúng nhất.
*Khi có chuông báo hiệu hết giờ suy nghĩ, cả ba đội chơi giơ đáp án của mình.
*Đội trả lời đúng được 30 điểm, đội trả lời sai được 0 điểm.

Trang 198
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
3.Nội dung chơi:
Câu hỏi Đáp án
Câu 1. “Sa Pa, thiên nhiên đặc sắc đang được con người
Việt
Kết bài
Nam tái tạo, cứ từng ngày được trau chuốt để xứng đáng
mở rộng

viên ngọc của vùng biên giới”là:
a) Mở bài trực tiếp b )Mở bài gián tiếp
c) Kết bài mở rộng d) Kết bài không mở rộng
Câu 2
Điền từ thích hợp vào câu văn sau:
Nguyễn Huệ là một .......... quân sự. thiên tài
a) thiên bẩm b) thiên chức

214
c) thiên hạ c) thiên tài
Câu 3
Từ “lấp loáng” trong câu: “Với một dòng trăng lấp loáng
sông Đà” là:
tính từ
a) danh từ b) động từ
c) tính từ d) đại từ
Câu 4
Câu tục ngữ không có nghĩa: “Gắn bó với quê hương là Một con
tình cảm tự nhiên” là: ngựa
a) Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. đau, cả tàu
b) Lá rụng về cội. bỏ cỏ.
c) Cáo chết ba năm quay đầu về núi.
d) Trâu bảy năm còn nhớ chuồng.
Câu 5
Câu “Rừng say ngây và ấm
Thank nóng” miêu tả:
44TH1-114! Covid2021-XH
a) mùi hương đặc biệt của hoa thảo quả.
b) màu đỏ rực của hoa thảo quả. Cả ba ý trên
c) tâm trạng của tác giả trước vẻ đẹp và hương
thơm của hoa thảo quả.
d) cả ba ý trên.
Câu 6
Từ không phải là từ láy là: ẩm ướt
a) kính coong b) ồn ào
c) ẩm ướt d) gọn gàng

215
Trang 199
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các đề thi học sinh giỏi toàn quốc, tỉnh, thành phố môn Tiếng Việt ở tiểu học
2. Trần Bá Hoành, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Phương Nga. Áp dụng dạy và học tích cực
trong môn Tiếng Việt. NXB Đại học Sư phạm. 2003.
3.Trần Mạnh Hưởng, luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học, NXB giáo dục. 2007
4. Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh. Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 4, Bồi dưỡng
học sinh giỏi Tiếng Việt 5, NXB giáo dục, 2005, 2006
5. Lê Phương Nga:
- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học - Các dạng bài tập về
những vấn đề cần lưu ý, Tạp chí GDTH số 3, 1988
- Một số vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương trong các bài tập đọc ở tiểu học nhìn từ
góc độ rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh, Tạp chí Khoa học, ĐHSP Hà
Nội, số 5, 2003
6. Lê Phương Nga, Dạy học tập đọc ở tiểu học, NXB Giáo dục, 2001
7. Lê Phương Nga, Giáo trình “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học II”, NXB
Đại học Sư phạm, 2009
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH
8. Lê Phương Nga (Chủ biên), Trần Thị Minh Phương, Lê Hữu Tỉnh. Tiếng Việt 3
nâng cao, Tiếng Việt 4 nâng cao, Tiếng Việt 5 nâng cao, NXB Giáo dục, 2004, 2005,
2006
9. Lê Phương Nga, Lê Hữu Tỉnh, Vở bài tập nâng cao từ và câu 2, Vở bài tập nâng cao
từ và câu 3, Vở bài tập nâng cao từ và câu 4, Vở bài tập nâng cao từ và câu 5, NXB
đại học Sư phạm, 2005, 2006, 2007, 2008
10. Lê Phương Nga (Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Hằng, Đỗ Thị Tuyết Nhung, Luyện
tập làm văn 4, NXB Đại học Sư phạm, 2005
11. Lê Phương Nga (Chủ biên), Đỗ Thị Tuyết Nhung, Luyện tập làm văn 5, NXB Đại
học Sư phạm, 2006
12. Lê Phương Nga (Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Hằng, 35 để ôn luyện tiếng Việt 4;
35 đề ôn luyện Tiếng Việt 5, NXBGiáo dục, 2008
13. Lê Phương Nga, 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 2, NXB Giáo dục, 2008
14. Lê Phương Nga, Hoàng Thu Hà, Băng hình dạy học “Tổ chức trò chơi hội thi vui
học tiếng Việt”. Dự án phát triển giáo viên tiểu học - Hãng phim tài liệu và khoa học
Trung ương, 2007.

216
15. Lê Phương Nga, Hoàng Thu Hà, Băng hình dạy học “Dạy cách sử dụng từ đồng
nghĩa làm tăng hiệu quả lời nói”. Dự án phát triển Giáo viên tiểu học - Hãng phim
Tài liệu và Khoa học Trung ương, 2007

Trang 200
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc ĐINH NGỌC BẢO
Tổng biên tập ĐINH VĂN VANG

Biên tập nội dung:


ĐẶNG MINH THÚY

Bìa và trình bày:


PHẠM VIỆT QUANG

Thank 44TH1-114! Covid2021-XH

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC


In 2000 cuốn, khổ 17 x 24cm, tại Công ty Cổ phần In Phúc Yên
Đăng kí KHXB số: 64-2011/CXB/220-01/ĐHSP ngày 11/01/2011
In xong và nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2011

217
Thank 44TH1-114! Covid2021-XH

218

You might also like