You are on page 1of 15

KHOA CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA

CHƯƠNG TRÌNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

TIỂU LUẬN
MÔN: NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC

PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC TRONG


TÁC PHẨM “THE SUN SETS SAIL”

GVHD: Nguyễn Thị Hà

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 3


LỚP: D20TKDH03
1. Đỗ Minh Hải ( MSSV: 2022104030079)
2. Nguyễn Xuân Toàn (MSSV: 2022104030093)
3. Phạm Minh Duy (MSSV: 2022104030196)
4. Trần Quốc Nguyên (MSSV: 2022104030156)
5. Phạm Nguyễn Mai Thy (MSSV: 2022104030343)

Bình Dương, ngày 26 tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài......................................................................................... 2
4. Đối tượng, phạm vi, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu................................ 2
5. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................. 2
NỘI DUNG................................................................................................................................ 3
Chương 1: Khái niệm nguyên lý thị giác và giới thiệu tác phẩm................................... 3
1.1. Nguyên lý thị giác là gì?............................................................................................ 3
1.2. Nghệ thuật thị giác là gì?........................................................................................... 3
1.3. Vai trò của nguyên lý thị giác trong nghệ thuật......................................................... 3
1.4. Giới thiệu tác phẩm “The sun sets sail”..................................................................... 4
Chương 2: Các quy tắc, nguyên lý thị giác bố cục trong tác phẩm.............................. 4
2.1. Nguyên lý thị giác bố cục của tác phẩm..................................................................... 4
2.2. Các quy tắc thị giác trong bố cục tác phẩm................................................................ 5
Chương 3: Các nguyên lý thị giác trong tác phẩm......................................................... 6
3.1. Ảo giác....................................................................................................................... 6
3.2. Tâm lý thị giác........................................................................................................... 7
3.3. Lực thị giác................................................................................................................. 7
3.4. Cân giác...................................................................................................................... 7
3.5. Đặc tính thị giác......................................................................................................... 8
Chương 4: Các định luật thị giác trong tác phẩm.......................................................... 9
4.1. Định luật của sự chuyển đổi (hình song sinh)............................................................ 9
4.2. Định luật tương phản - đối lập và định luật của sự nhấn........................................... 9
4.3. Định luật đồng đều (giống nhau)............................................................................... 10
4.4. Định luật khoảng cách và định luật trước – sau......................................................... 10
4.5. Định luật liên tưởng (kinh nghiệm)............................................................................ 11
4.6. Biểu hiện không gian trên mặt phẳng........................................................................ 11
4.7. Ngôn ngữ thị giác....................................................................................................... 11
KẾT LUẬN................................................................................................................................ 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 13

1
MỞ ĐẦU
ĐỀ: Anh/chị hãy chọn một tác phẩm nghệ thuật thị giác để phân tích những
nguyên lý thị giác đã được sử dụng trong tác phẩm.
1. Lý do chọn đề tài:
Nghệ thuật thị giác là một dạng nghệ thuật rộng lớn với các tác phẩm
đánh vào thị giác con người. Và để chọn ra được những tác phẩm nghệ thuật
thị giác để phân tích thì những bức tranh “đánh lừa” thị giác là lựa chọn tốt
nhất để phân tích. Và tác phẩm “The sun sets sail” là một trong các tác phẩm
của Rob Gonsalves – một nghệ sĩ nổi tiếng với phong cách vẽ “ma thuật”, tác
phẩm này là một sự lựa chọn hàng đầu để phân tích các nguyên lý thị giác.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Hiện tại, trên môi trường Internet hay bên ngoài có rất ít hay thậm chí
không có tài liệu phân tích chi tiết về tác phẩm này. Vì thế, nhóm đã chọn phân
tích nguyên lý thị giác của tác phẩm này.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Thông qua việc phân tích nguyên lý thị giác trong tác phẩm “The sun sets
sail”, bài tiểu luận sẽ làm rõ các nguyên lý, định luật thị giác có trong tác
phẩm, giúp mọi người hiểu rõ được các nguyên lý ấy được sử dụng như thế
nào, đồng thời giúp mọi người có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn, giúp cho
việc đánh giá một tác phẩm nghệ thuật có chiều sâu hơn.
4. Đối tượng, phạm vi cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: tác phẩm “The sun sets sail”.
Phạm vi nghiên cứu: các nguyên lý và định luật thị giác trong tác phẩm.
Cách tiếp cận: thông qua Internet, các bài giảng và sách.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu sách, giáo trình, internet.
5. Nội dung nghiên cứu
Nội dung chính của bài tiểu luận gồm 4 chương.
2
NỘI DUNG

Chương 1: Khái niệm nguyên lý thị giác và giới thiệu tác phẩm
I.1. Nguyên lý thị giác là gì?
Nguyên lý thị giác là hệ thống các nguyên tắc, quy luật của thị giác được
đúc kết thành hệ thống các nguyên lý qua sự phát triển của lịch sử nghệ thuật
của nhân loại. Là công cụ nghiên cứu và sáng tạo cho tất cả các ngành liên
quan đến Nghệ thuật thị giác (Kiến trúc, Hội hoạ, điêu khắc...).
Các nguyên lý này giúp quá trình sáng tạo nghệ thuật có sự tính toán, sắp
xếp bố cục, hình thức, màu sắc, nội dung... Theo ý đồ của tác giả hấp dẫn mắt
người xem theo đúng sự tính toán và ý đồ của tác giả.
I.2. Nghệ thuật thị giác là gì?

Nghệ thuật thị giác là thuật ngữ được đề cập đến việc sáng tạo những tác
phẩm bằng ngôn ngữ hình ảnh, nó còn gọi là nghệ thuật hình ảnh mà người
nghệ sĩ am hiểu quy luật của con mắt để tư duy, thực hành, sáng tác thành
những ngôn ngữ hình thức phù hợp với quang năng này.

I.3. Vai trò của nguyên lý thị giác trong nghệ thuật

Nguyên lý thị giác là nền tảng gốc rễ của Nghuệ thuật, của mọi khuynh
hướng thẩm mỹ, đó là những quy luật khách quan cho mọi xu thế và định
hướng phong cách.

Trong bất cứ ngành nghệ thuật nào, nguyên lý thị giác luôn đóng một vai
trò vô cùng quan trọng. Một tác phẩm sẽ được đánh giá “đẹp” và “thuận mắt”
khi nó hội tụ và đáp ứng đủ những yêu cầu về mặt thị giác [1]. Và điều đó sẽ
giúp cho việc đánh giá một tác phẩm nghệ thuật có chiều sâu và ý nghĩa hơn.

3
I.4. Giới thiệu tác phẩm “The sun sets sail”
Tác giả: Rob Gonsalves (sinh năm 1959 tại Toronto, Canada) là một họa
sĩ người Canada với lối vẽ ma thuật hiện thực qua cái nhìn độc đáo và phong
cách. Các bức tranh tuyệt đẹp của Gonsalves phần lớn có một ranh giới không
rõ ràng giữa tầng tầng lớp lớp câu chuyện mà chúng thuật lại. [2]

Hình 1.1: Tác phẩm “The Sun Sets Sail” của Rob Gonsalves [3]
Tác phẩm “The Sun Sets Sail” là một trong các tác phẩm tiêu biểu của
Rob Gonsalves. Với ý nghĩa của tên tác phẩm là “cánh buồm hoàng hôn”, bức
tranh là hình ảnh các con thuyền trên biển trong buổi chiều hoàng hôn.

Chương 2: Các quy tắc, nguyên lý thị giác bố cục trong tác phẩm

2.1. Nguyên lý thị giác bố cục của tác phẩm

Bố cục trong tác phẩm mà tác giả sử dụng là dạng bố cục 1/3, khi chia
khung tác phẩm thành 3 phần theo chiều ngang và dọc, tạo thành lưới chia thì
các giao điểm của lưới tạo thành 4 điểm, thì hình ảnh chính là hình ảnh con
thuyền lớn nhất và những đám mây sẽ nằm ở 4 điểm này.

4
Trong 3 nguyên lý thị giác bố cục cơ bản (hàng lối, cân bằng, tự do) thì
tác phẩm này sử dụng bố cục tự do. Các hình ảnh trong tác phẩm không sắp
xếp theo khuôn mẫu bố cục hàng lối hay đối xứng mà được sắp xếp theo ý đồ
của tác giả.

2.2. Các quy tắc thị giác trong bố cục tác phẩm

Đầu tiên là quy tắc biến dị - thống nhất; biến dị là tránh sự lặp lại nhàm
chán, biến dị trong nghệ thuật trang trí là sự thay đổi về hình, mãng, khối, màu
sắc, đậm nhạt, hướng, khoảng cách,… Trong tác phẩm ta có thể thấy, tác giả đã
không lặp lại hình ảnh các con thuyền và cánh buồm mà tác giả đã dần lược bớt
các chi tiết ở các con thuyền ở đằng sau và dần biến chúng thành các đám mây,
cuối cùng chúng hoà hợp với nền mây trắng sau cùng. Tác phẩm có sự thống
nhất ở các mảng khối có hình dạng cánh buồm và đồng thời cũng biến đổi
những hình ảnh đó đi để tạo nên một ảo giác về các con thuyền đang đi dưới
một cây cầu.

Tiếp theo là quy tắc thăng bằng – hệ thống. Các hình ảnh chính trong tác
phẩm được sắp đặt theo một hệ thống nhất định nhằm tạo ra bố cục chính. Ta
có thể thấy trong tác phẩm, hình ảnh con thuyền đầu tiên là con thuyền lớn nhất
có rất nhiều chi tiết, và để tạo sự thăng bằng cho tác phẩm thì tác giả đã tạo ra
một mảng hình mây rất lớn ở phía bên phải, và đám mây có màu rất tươi sáng
để cân bằng với các mảng màu tối ở phía bên phải tác phẩm.

Cuối cùng là quy tắc tiết điệu – đối xứng. Tiết điệu có thể hiểu là nguyên
tắc bố cục của các họa tiết lặp đi lặp lại thay đổi một cách có nhịp điệu, còn đối
xứng là khi chia bố cục theo các trục thì có bố cục sự đăng đối với nhau. Ở
trong tác phẩm, sự lặp lại liên tục của các con thuyền và các chân cầu về phía
bên phải bức tranh đã tạo ra một nhịp điệu cho tác phẩm. Khi nhìn vào tác
phẩm, chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh con thuyền lớn nhất đầu tiên, và sau đó
5
chúng ta sẽ nhìn dần về phía bên trái tác phẩm, bởi vì các hình ảnh con thuyền
được lặp lại nhỏ dần và các chân cây cầu, thân cầu càng được miêu tả rõ chi
tiết hơn ở phía bên trái, đồng thời hiệu ứng của cây cầu “ảo” đã tạo nên một
đường dẫn đi từ phía trên bên phải xuống phía dưới bên trái tác phẩm. Còn về
mặt đối xứng, nếu chia trục tác phẩm theo trục ngang và dọc ở giữa thì bố cục
tác phẩm là bố cục cân bằng bất đối xứng, bởi vì các yếu tố trong tác phẩm
được sử dụng và sắp xếp không đồng đều nhau nhưng lại có sự cân bằng về bố
cục rất tốt. Đầu tiên, nếu chia trục dọc chia đôi tác phẩm thì ở bên phải tác
phẩm là hình ảnh 3 con thuyền lớn nhất cùng với bầu trời xanh không mây, để
cân bằng lại thì ở bên trái tác phẩm, có hình ảnh của một đám mây lớn, cùng
với đó là các hình ảnh đám mây nhỏ có dạng của cánh buồm. Và chia đôi theo
trục ngang thì ở phần dưới tác phẩm là hình ảnh mặt biển mênh mông sẽ đối
xứng với hình ảnh các đám mây lớn ở phía trên, tạo ra sự đối xứng trong bố
cục tác phẩm.

Chương 3: Các nguyên lý thị giác trong tác phẩm

3.1. Ảo giác
Đây có lẽ là nguyên lý nổi bật nhất trong tác phẩm bởi vì mục đích của tác
giả là tạo ra ảo giác trong tác phẩm của mình. Khi nhìn vào tác phẩm, mọi
người sẽ nhìn thấy những con thuyền đang đi dưới một cây cầu lớn. Nhưng
nhìn kỹ lại thì chúng ta sẽ nhận ra rằng chỉ có 3 con thuyền trong tác phẩm này,
những “con thuyền” còn lại ở đằng sau chỉ là những “con thuyền ảo” được tạo
ra từ mây và dãy núi ở đằng xa. Ở phần bên trái tác phẩm, hình ảnh cây cầu lớn
được miêu tả rất rõ ràng, nhưng càng nhìn về giữa và bên phải tác phẩm thì
chúng ta thấy rằng phần thân cầu và chân cầu là hình ảnh “ảo” được tạo thành
từ khoảng trống giữa các đám mây và con thuyền. Bằng việc đặt các hình ảnh

6
liên quan về màu sắc và kích thước ở gần nhau và liên tục thì tác giả đã “đánh
lừa” được thị giác của người xem lần đầu nhìn vào tác phẩm.

3.2. Tâm lý thị giác


Trong tác phẩm, tác giả đã dùng tâm lý ký ức, kinh nghiệm để “đánh lừa”
người xem. Những người lần đầu tiên nhìn vào tác phẩm này, dựa trên những
“kinh nghiệm” của họ sẽ liên tưởng ngay đến một đoàn thuyền đang đi dưới
một cây cầu lớn, nhưng nếu nhìn về phía bên trái tác phẩm thì chúng ta sẽ nhận
ra rằng thứ chúng ta tưởng là con thuyền thực ra chỉ là những đám mây trắng
cùng với dãy núi ở đằng xa tạo thành. Và nếu nhìn về phần giữa tác phẩm thì
thực chất phần thân cầu chỉ là phần không gian “rỗng” giữa phần mây và con
thuyền. Tác giả cố tình không tạo ra các ranh giới rõ ràng giữa các hình ảnh và
lợi dụng tâm lý thị giác để có thể đánh lừa người xem.
3.3. Lực thị giác
Lực thị giác có thể hiểu là sự chú ý của mắt đến một đối tượng trong
không gian bất kỳ. Trong tác phẩm, hình ảnh của con thuyền lớn đã thu hút mắt
của người xem khi nhìn vào, bởi vì với việc nền trời xanh cùng với mặt biển
xanh lớn ở xung quanh thì màu trắng của cánh buồm cùng với màu tối của thân
thuyền sẽ thu hút mắt người xem và con thuyền lớn đó cũng nằm trên các điểm
vàng của bố cục tranh, vì thế nó có lực hút thị giác rất mạnh. Dải mây trắng ở
phần bên trái tác phẩm cũng có lực thị giác mạnh bởi vì nó có diện tích mảng
khá lớn, rất dễ thu hút mắt của người nhìn.
3.4. Cân giác
Cân giác hay còn gọi là cân bằng thị giác là cảm giác cân bằng của đối
tượng hình ảnh. Sự cân bằng thị giác không phải là cân bằng vật lí, cân bằng
thị giác là một thụ cảm tâm lí cân bằng màu nóng lạnh, độ sáng tối, đường nét
và hành vi nhìn trên giao diện [4]. Về mặt cân bằng bố cục, như đã phân tích ở
7
chương 2, tác phẩm có một sự cân bằng về bố cục rất tốt. Nếu chia đôi tác
phẩm theo trục ngang và dọc, ở phần trên là dải mây trắng lớn và để cân bằng
bố cục thì ở phần dưới là mặt nước mênh mông; còn ở bên phải tác phẩm là
hình ảnh 3 con thuyền lớn và để cân bằng thị giác thì tác giả đã đặt các hình
ảnh đám mây nhỏ ở dưới chân cầu và đám mây lớn ở phần trái tác phẩm. Sự
sắp đặt này không chỉ cân bằng bố cục tác phẩm mà còn cân bằng về màu sắc,
bởi vì phần bên trái tác phẩm có rất nhiều mảng màu sáng lớn, vì thế ở phần
bên phải tác giả đã đặt các mảng màu tối để cân bằng về màu sắc cho tác phẩm.
Khi nhìn vào tác phẩm, ta thấy hình ảnh các con thuyền đang hướng mắt chúng
ta về phía bên phải rồi đi ra khỏi khung tranh, vì thế tác giả đã sắp xếp các đám
mây từ các đám mây rời rạc rồi tạo đám mây lớn sáng rực giúp cho mắt người
xem lại hướng về phía trái tác phẩm, điều đó đã tạo ra sự cân bằng thị giác về
hướng nhìn trong tác phẩm.
3.5. Đặc tính thị giác
Đặc tính thị giác vốn là những thói quen thị giác hình thành trong quá
trình dài lâu của sự sinh tồn con người [5]. Đầu tiên, chúng ta sẽ phân tích đặc
tính vùng nghỉ mắt. Ví dụ khi nhìn chi tiết quá, muốn thư giãn, tự nhiên sẽ nhìn
chuyển qua vùng thoáng ít chi tiết để nghỉ mắt. Những vùng thưa thoáng như
thế trên design hay trên tranh được gọi là vùng nghỉ mắt [6]. Ở trong tác phẩm
này, khoảng bầu trời bên phải và vùng nước biển ở dưới là vùng nghỉ mắt, mặc
dù phần biển ở dưới miêu tả nhiều cơn sóng nhưng với tông màu xanh của biển
hoà hợp với màu trời đã tạo nên một vùng thoáng lớn để nghỉ mắt.
Tiếp theo là đặc tính nhìn ngược hướng lớn. Thị giác có phản xạ tự nhiên
nhìn hướng ngược lại, hễ đã nhìn bên phải là muốn nhìn nốt bên trái, hễ đã
nhìn ngược là muốn nhìn xuôi [7]. Khi nhìn vào tác phẩm thì chúng ta sẽ nhìn
về bên phải hướng ra ngoài nhưng sau đó lại nhìn ngược về bên trái của tác

8
phẩm, một phần điều này là do sự cân bằng thị giác về hướng nhìn, phần còn
lại là do đặc tính nhìn ngược hướng lớn của thị giác.
Cuối cùng là đặc tính liên tưởng, như đã phân tích ở phần ảo giác, khi
nhìn vào những phần mây nhỏ được ngăn cách bởi các chân cầu và kết hợp với
dãy núi mờ ở đằng xa đã làm cho người xem liên tưởng đến hình ảnh của một
đoàn thuyền nối tiếp nhau trên mặt biển.

Chương 4: Các định luật thị giác trong tác phẩm


5.1. Định luật của sự chuyển đổi (hình song sinh)
Định luật của sự chuyển đổi có thể hiểu là sự chuyển đổi âm dương hay
hình song sinh. Mối quan hệ của đường khép kín và hình thể trong đường khép
kín là song sinh; những hình khác nhau nhưng cùng sinh ra từ một nét vẽ thì
gọi là hình song sinh [8]. Ở trong tác phẩm, định luật này được sử dụng cực kỳ
tốt; ở phần bên trái, những hình ảnh mà chúng ta tưởng là con thuyền thực chất
là hình ảnh từ việc kết hợp các khoảng chân cây cầu cùng với mây và dãy núi.
Và ở phần giữa tác phẩm thì hình ảnh chân và thân cây cầu lớn thực chất chỉ là
những khoảng trống được tạo nên từ các con thuyền. Sự chuyển đổi qua lại
giữa các hình ảnh đã “đánh lừa” được thị giác của người xem.
5.2. Định luật tương phản – đối lập và định luật của sự nhấn
Đây là 2 định luật riêng biệt nhưng được phân tích chung bởi vì trong tác
phẩm này, 2 định luật có mối liên kết với nhau. Trong tác phẩm, tông màu nền
xung quanh là màu xanh, còn các hình ảnh chính như con thuyền hay mây có
màu trắng giúp tương phản với nhau và tạo nên điểm nhấn. Đồng thời, có sự
tương phản về kích thước khi con thuyền đầu tiên có kích thước lớn hơn các
con thuyền còn lại và đám mây ở góc trái cũng có tỉ lệ rất lớn giúp tạo điểm
nhấn cho bức tranh. Về sự sáng - tối, phần bên trái bức tranh chỉ có màu sáng,
nên ở bên phải tác giả đã dùng nhiều màu tối để miêu tả con thuyền đồng thời

9
làm cho con thuyền là điểm nhấn cho bức tranh. Và cũng có sự tương phản
sáng tối giữa các con sóng để có thể miêu tả các cơn sóng một cách chân thực
nhất. Có thể thấy sự tương phản sẽ tạo ra sự nhấn cho bức tranh, 2 nguyên lý
tách riêng nhưng lại có sự liên kết nhất định với nhau để tạo ra một tác phẩm.
5.3. Định luật đồng đều (giống nhau)

Với những hình thể đơn giản. Thông tin của thị giác được não bộ hiệu
chỉnh bỏ qua những sai lệch chi tiết và khác biệt kích thước không đáng kể.
Chỉ cần khi cấu trúc giống nhau sẽ coi như những hình thể như thế là một dạng
tương đồng như nhau [9]. Các con thuyền trong tranh tạo thành một nhóm
giống nhau. Cấu trúc con thuyền với các cột buồm mờ dần từ phải sang trái
(các cánh buồm chỉ được xác định rõ ràng một trong hai con tàu gần nhất), chi
tiết của cột buồm giảm dần tạo thành hình mái vòm, dù vậy nó vẫn giữ được
cấu trúc hình thể gần giống với cột buồm, phần thân tàu cũng tương tự như
vậy. Các hình ảnh chân cây cầu cũng với nguyên lý như vậy mà được quy vào
một nhóm. Vì cho dù có sự sai lệch về kích thước và cấu trúc nhưng các hình
ảnh này vẫn có mối liên kết với nhau về màu sắc, sắc độ,… và được đặt cạnh
nhau liên tiếp, kết quả là thị giác chúng ta đã tự động gộp nhóm các hình ảnh
đó, đây cũng là một lí do tạo ra sự ảo giác trong tác phẩm khi mà nhìn vào thị
giác chúng ta cho rằng đây là các hình ảnh giống nhau.

Ngoài ra, sự đồng đều của cái con sóng không được nhấn mạnh cho nên
nó không làm xao lãng vật thể chính trong tranh. Lúc này cái con sóng đóng
vai trò như một phần nền trong tác phẩm.

5.4. Định luật khoảng cách và định luật trước – sau


Trong tác phẩm, các hình ảnh con thuyền và các hình ảnh thuyền “ảo” có
các khoảng cách khác nhau, nhìn từ trái sang phải thì các hình ảnh càng có
khoảng cách xa nhau hơn, nhưng với việc sử dụng kỹ thuật phối cảnh và luật
10
xa gần đã khiến cho chúng ta nhìn thấy rằng các hình ảnh này có khoảng cách
bằng nhau, và ta cũng sẽ mặc định rằng con thuyền lớn nhất là con thuyền gần
nhất, là con thuyền đứng đầu so với các con thuyền khác. Và còn 2 hình ảnh
nhỏ nữa đó là hình ảnh đoạn thân cầu nhỏ và dãy núi ở bên trái tác phẩm, khi
nhìn vào 2 hình ảnh đó thì chúng ta sẽ mặc định chúng ở một khoảng cách rất
xa ở đằng sau so với các hình ảnh khác.
5.5. Định luật liên tưởng (kinh nghiệm)
Định luật liên tưởng (kinh nghiệm) này có những sự tương đồng nhất định
với tâm lý ký ức, kinh nghiệm và đặc tính liên tưởng của thị giác. Với những
“kinh nghiệm” được tích luỹ trong quá trình sống, những người lần đầu xem
tác phẩm sẽ liên tưởng đến các hình ảnh đoàn thuyền đi dưới cây cầu, nhưng
như đã phân tích ở các phần trước thì đó chỉ là hình ảnh “ảo” được tạo thành
bằng việc kết hợp các hình ảnh mây, dãy núi và thân cầu với nhau. Tác giả đã
lợi dụng sự liên tưởng này để “đánh lừa” thị giác.
5.6. Biểu hiện không gian trên mặt phẳng
Ở tác phẩm này thì biểu hiện không gian trên mặt phẳng 2D là phép chiếu
phối cảnh hay có thể hiểu là sử dụng luật xa gần trong tác phẩm để tạo ra
không gian 3 chiều. Ta có thể thấy rằng con thuyền ở bên phải là lớn nhất và
cac con thuyền thu nhỏ dần về bên trái, phân thân cầu và chân cầu cũng vậy. Ở
đây, đường ranh giới giữa mặt biển và bầu trời chính là đường tầm mắt và các
đường tụ dần về hướng bên trái, điểu đó có nghĩa là điểm tụ của phép chiếu
phối cảnh này nằm ở bên trái bên ngoài tác phẩm. Và như đã phân tích ở phần
định luật trước sau thì hình ảnh đoạn thân cầu nhỏ và dãy núi ở bên trái tác
phẩm, khi nhìn vào 2 hình ảnh đó thì chúng ta sẽ mặc định chúng ở một
khoảng cách rất xa ở đằng sau so với các hình ảnh khác. Việc sử dụng phép
chiếu trong tác phẩm cho phép tạo ra một không gian 3 chiều trên mặt phẳng

11
đó là chiều ngang, chiều cao và chiều sâu chứ không chỉ là 2 chiều một cách
nhàm chán.
5.7. Ngôn ngữ thị giác
Hình và nền: chỉ có tác phẩm có nền mà không có hình chứ không có tác
phẩm có hình mà không có nền. Ở tác phẩm này, các hình ảnh mây và thuyền
là hình còn bầu trời và biển là nền. Có thể thấy quan hệ giữa hình và nền trong
tác phẩm này rất rõ ràng nhưng có thể thấy ở giữa tác phẩm nền hoà vào với
hình ảnh cây cầu để tạo ra ảo giác cho tác phẩm.
Mảng và khối: trong tác phẩm thì các mảng hình và khối được phân cách
rất rõ ràng với nhau, thậm chí còn có sự sắp đặt các khối với nhau để tạo ra
hiệu ứng thị giác. Ở phần giữa tác phẩm, khoảng trống giữa các khối mây và
thuyền đã tạo ra ảo giác về một cây cầu lớn.
Màu sắc và sắc độ: màu sắc trong tác phẩm dùng 2 tông màu chính là
xanh và trắng để miêu tả biển và cánh buồm và mây. Trong các hình ảnh mây
và cánh buồm không chỉ có các sắc độ sáng chói mà còn cả sắc độ tối, phân
mặt biển cũng như thế để có thể miêu tả chi tiết chân thực nhất có thể.
Chất liệu: trong tác phẩm này, tác giả đã miêu tả được chất liệu của các
hình ảnh rất tự nhiên. Hình ảnh của các con thuyền bên phải, chúng ta có thể
cảm nhận được phần thân thuyền là gỗ, cánh buồm là vải. Các đám mây cũng
được miêu tả khiến chúng ta cảm nhận được sự mềm mại của mây, và phần
biển được miêu tả thật đến mức giống như là mặt biển ngoài đời thật khiến ta
cảm nhận được như là các cơn sóng đang chuyển động.
PHẦN KẾT LUẬN
Với việc hoàn thành việc phân tích bài tiểu luận “Phân tích các nguyên lý
thị giác trong tác phẩm The sun sets sail” đã giúp cho mọi người hiểu rõ các
nguyên lý thị giác được sử dụng trong tác phẩm này, đồng thời có thể vận dụng

12
được các nguyên lý ấy trong việc đánh giá các tác phẩm của người khác hay
của chính mình. Với việc nắm rõ các nguyên lý thị giác sẽ giúp ích rất nhiều
trong quá trình sáng tạo tác phẩm trong việc học tập và trong công việc thiết kế
đồ hoạ sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] 9 nguyên lý thị giác cơ bản và cách ứng dụng | bởi Quyền Vũ | Brands
Vietnam

[2] Họa sĩ Canada tạo ra những bức tranh đánh lừa thị giác khiến bạn phải 'trở
đi trở lại' (giadinhmoi.vn)

[3] “The Sun Sets Sail” by Rob Gonsalves [PIC] - Imgur

[4] Nguyễn Hồng Hưng (2012). Nguyên lí design thị giác (tr. 294). TP. HCM:
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM

[5] Nguyễn Hồng Hưng (2012). Nguyên lí design thị giác (tr. 305). TP. HCM:
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM

[6] Nguyễn Hồng Hưng (2012). Nguyên lí design thị giác (tr. 315). TP. HCM:
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM

[7] Nguyễn Hồng Hưng (2012). Nguyên lí design thị giác (tr. 314). TP. HCM:
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM

[8] Nguyễn Hồng Hưng (2012). Nguyên lí design thị giác (tr. 325). TP. HCM:
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM

13
[9] Nguyễn Hồng Hưng (2012). Nguyên lí design thị giác (tr. 264). TP. HCM:
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM

14

You might also like