You are on page 1of 14

3.

Lý thuyết mỹ học

3.1. Mỹ học là gì?

Quá trình phát triển của khoa triết học mỹ học là một hành trình dài. Trước khi trở thành một
khoa học độc lập, các tư tưởng mỹ học của loài người đã xuất hiện từ rất sớm trong các nền văn
hóa Đông – Tây cổ đại, với những tên tuổi, trường phái triết học nổi tiếng như Khổng Tử, Mạnh
Tử của Khổng giáo; Lão Tử, Trang Tử của Lão giáo; Mặc Tử của Mộc gia; Thương Ương, Hàn
Phi của Pháp gia; Siddhattha của Phật giáo, v.v...ở phương Đông và Heraclite, Hésiode, Thalės,
Parmesnide, Zénon, Pythagore, Empedocle, Socrate, Platon, Aristote.v.v...ở phương Tây. Khảo
sát các tư tường mỹ học Đông – Tây, ta có thể nhận thấy một điều rất rõ là so với phương Tây,
mỹ học phương Đông không mang tính hệ thống chật chê. Các tư tưởng mỹ học được thể hiện
một cách rải rác qua những phát ngôn của những người đứng đầu các phái triết học. Tuy nhiên,
những tư tường ấy cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chi phối quan niệm thẩm mỹ của
con người, xã hội phương Đông trong suốt mấy mươi thế kỷ của tiến trình lịch sử.

Trước khi mỹ học hiện đại, mà định cao là mỹ học Marx - Lênine, ra đời, lịch sử tư tưởng mỹ
học phương Tây đã trải qua một hành trình dài và liên tục suốt 29 thế kỷ, bắt đầu với các tên tuổi
vĩ đại như Pythagore, Heraclite.v.v...

Tư tưởng mỹ học Hy Lạp - La Mã cổ đại được hình thành vào khoảng thế kỷ IX (Tr.CN), phát
triển rực rỡ vào cuối thế kỷ VI (Tr.CN), đạt đến độ cực thịnh vào thế kỷ IV (Tr.CN), sau đó thoái
trào và kết thúc vào đầu thế kỷ thứ VI sau công nguyên. Tiêu biểu cho tư tưởng mỹ học thời kỳ
này là các tên tuổi như Pythagore, Heraclite, Démocrite, Socrate, Platon và Aristote.

Về Platon

Platon (427-347 Tr.CN) không tìm cái đẹp trong các sự vật cảm thụ đơn nhất, trong quan hệ giữa
chúng đối với hoạt động của con người mà tìm cái gì là đẹp đối với tất cả, đẹp vĩnh hằng và ông
cho rằng chỉ có ý niệm, nguyên mẫu của các đồ vật, làm các đồ vật trở nên đẹp là tuyệt đối đẹp
mà thôi. Tiếp tục truyền thống của những nhà tư tưởng trước đó như Démocrite, Socrate, ông coi
nghệ thuật là sự mô phòng, tái hiện hiện thực, vật thể, chỉ có điều trong hệ thống triết học của
ông các đồ vật chỉ là hình bóng của các ý niệm. Như vậy, khi tái hiện các vật thể, người nghệ sĩ
không tiếp cận tới cái hiện thực chân chính và cái đẹp. mà chỉ tái hiện lại cái bóng của nó. Platon
cho rằng nghệ thuật có những hạn chế và khiếm khuyết sau đây: thứ nhất, nó không có giá trị
nhận thức thế giới chân chính, thứ hai, nó không chỉ tái hiện những cái đẹp đơn lẻ mà tái hiện cả
cái không xứng đáng, cái xấu, cái tối tệ, cái ngu xuẩn, hèn nhát, bi lụy,.. vì thế, chừng nào nghệ
thuật còn thuộc lĩnh vực hoạt động cảm tính, chúng đó nó không dáng hiện diện trong Nhà nước
lý tưởng.

Về Kant

Mỹ học Immanuel Kant (1724 1804) ra đời nhằm đáp lại mỹ học tâm lý chủ quan của Home, mỹ
học duy lý của Baumgarten, mỹ học duy vật của Diderot. Vấn đề trung tâm của mỹ học của Kant
là vấn đề cái đẹp, song ông không xác định cơ sở khách quan của cái đẹp mà chú trọng phân tích
các điều kiện chủ quan để cảm nhận cái đẹp. Ông tuyên bố: Không có khoa học về cái đẹp mà
chỉ có phán đoán về cái đẹp. Với ông cái đẹp không có khái niệm, nó gắn với cảm xúc của từng
người về đối tượng và như vậy nó không xác định. Cái đẹp có ý nghĩa phố biển, gây hứng thú
cho tất cả mọi người. Tóm lại, theo Kant, cái đẹp gây thích thú một cách tất yếu cho tất cả mọi
người, một cách vô tư, bằng hình thức thuần tuý của nó, còn tâm hồn thì được nâng lên. Kant
luận giải khá sâu về thiên tài, ông phân định: cái đẹp trong tự nhiên là vật đẹp, trong nghệ thuật
là cảm giác đẹp về vật. Để cảm nhận vẽ đẹp phải có thị hiếu cần thiết, tức là đưa đối tượng tới sự
thỏa mãn hay không thỏa mãn. Để tái tạo vật đẹp đòi hỏi phải có khả năng nữa: đó chính là thiên
tài. Kant phân biệt nghệ thuật với thủ công: nghệ thuật là hoạt động tự do, thủ công là hoạt động
để kiểm sống, nghệ thuật đương nhiên là trò chơi, nghĩa là công việc hứng thú tự nó, còn thủ
công, đó là công việc, ít nhiều có tính cưỡng bức. Hệ thống triết học – mỹ học của Kant mang
tính nhân văn sâu sắc, nó hướng tới việc giải phòng cá nhân con người và tự do lý trì, mặc dù
cách giải quyết của ông còn mâu thuẫn và mờ nhạt, nặng nề về tự biện.

Về Aristote

Đại biểu lớn nhất trong số các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại là Aristote (384-322 Tr.CN). Aristote
thừa nhận các tiêu chí cơ bản của vẻ đẹp mà những người đi trước đã đưa ra như tính quy mô có
trật tự, hài hòa. Dấu hiệu tối quan trọng của cái đẹp mà Aristote nhấn mạnh là sự chỉnh thể: phải
có đầu, có giữa, có cuối; phải liên kết giữa các bộ phận trong chỉnh thể một cách hữu cơ. Ông
không thừa nhận sự đồng nhất cái đẹp với cái có ích vì cho rằng cái có ích chỉ ở hành vi, hành
động, trong khi đó cái đẹp có cả trong sự tĩnh tại. Ông quan niệm nghệ thuật là sự tái tạo hiện
thực, mô phỏng lại hiện thực. Sự mô phỏng ấy có mặt trong tất cả các loại nghệ thuật, từ tạo hình
đến ngôn từ, trong cả thi ca lẫn âm nhạc và các loại hình nghệ thuật được phân biệt bởi các
phương thức mô phỏng, âm thanh cho ca hát, âm nhạc, màu sắc và hình thức cho hội họa và điêu
khắc; nhịp điệu chuyển động cho các nghệ thuật múa, ngôn từ và âm luật cho thi ca. Các loại
hình còn được chia thành nghệ thuật vận động (thi ca, âm nhạc, mùa) và nghệ thuật tĩnh tại (hội
họa, điêu khắc). Theo ông, nghệ thuật không có giá trị độc lập, nó gần bỏ với đời sống đạo đức
của con người, nó gột rửa, thanh lọc (Katharsis) con người khỏi vẫn đục. Tác dụng gột rửa của
nghệ thuật sẽ giúp con người vượt qua cơn xúc động, nỗi sợ hãi và có khả năng chống đỡ lại
hoàn cảnh bất hạnh.

Nội dung cơ bản của lịch sử phát triển tư tưởng triết học – mỹ học thời Hy Lạp – La Mã
cổ đại là sự đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm về thế giới,
trong đó có vấn đề về cái đẹp. Các nhà triết học – mỹ học duy tâm thời đó đã nhìn thấy được các
yếu tố khách quan tạo nên cái đẹp. Đại diện tiêu biểu cho triết học duy tâm thời cổ đại là Platon
đã phát hiện ra rằng các đặc tính hài hòa, cân đối, v.v... chính là các yếu tổ làm nên sự hoàn thiện,
hoàn mỹ. Nhưng với quan điểm duy tâm, ông lại cho rằng các đặc tính tạo nên cái đẹp này không
liên quan gì đến sự vật mà ta nhìn thấy. Theo ông, cái đẹp là một ý niệm, tồn tại độc lập, chi phối
mọi hiện tượng cụ thể. Cái đẹp chỉ tồn tại trên thiên giới, khi chúng ta “bước theo thần Jupiter
với tiếng nhạc hòa tấu của thiên đình”, lúc đó cái đẹp ánh lên như một thực thể. Còn sự vật mà
chúng ta gọi là đẹp ở hạ giới chỉ là "cái bóng" của một ý niệm đẹp từ thiên đình rọi xuống.

Ngược lại với phải duy tâm, các nhà triết học - mỹ học duy vật như Démocrite, Aristote...
nhận thấy tính chất trật tự, sự cân đối, sự hài hóa, sự tỉ lệ giữa lượng và chất, ở sự vật, hiện tượng
là thuộc tỉnh của cái đẹp. Aristote, đại biểu tiêu biểu của phải duy vật, coi cái đẹp là một thực thể
vật chất, không nằm ngoài sự vật, kích thước, tỉ lệ, trật tự, sự cân đối và khả năng cảm nhận nó
trong tỉnh hoàn chỉnh. Trong tác phẩm Nghệ thuật thơ ca, Aristote đã thể hiện quan niệm về cái
đẹp như sau:

"Cái đẹp - kể cả động vật hay bất kỳ đồ vật gì gồm những phần nhất định tạo thành, nó không
những cần có sự sắp xếp mà còn có một kích thước nhất định. Cái đẹp là ở trong kích thước và
trật tự, đo đó, một vật quả hề nhỏ không thể trở thành đẹp, vì thoắt nhìn đã qua, không kịp thu
nhận, một vật quả lớn cũng không thể trở thành đẹp, vì một lúc không thể nhìn bao quát vật đó
ngay được, tính nhất trí và tinh hoàn chỉnh bị mất đi bởi người nhận nó” [tr.41].
Định nghĩa

Phạm Quỳnh trong bài “Đẹp là gì?” đã bàn luận khá tương đối và ngắn gọn về tình cảm thẩm
mỹ. Theo quan niệm của mỹ học hiện đại, tình cảm thẩm mỹ là một bộ phận của hệ thống tình
cảm chung của con người, là phản ứng chủ quan của cá nhân đối với thế giới khách quan. Cụ thể,
nó là sự cảm nhận và rung động của con người trước cái đẹp, cái xấu, cái bị, cái hài, cái duyên
dáng, cái hài hòa...

Bàn về vấn đề này, Phạm Quỳnh viết: "Ta thường nói cái này đẹp, cải kia xấu, đọc một bài văn
khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảm mà hứng hoài. Bấy nhiêu
thứ đều gợi ra trong tâm tính ta một cải cảm riêng, nhà tâm lý gọi là "mỹ cảm" [3, 210].

Như vậy, cái "mỹ cảm" mà Phạm Quỳnh nói đến ở đây chính là tình cảm thẩm mỹ. Tình cảm ấy,
theo ông vừa mang tính chủ quan, lại vừa có những nguyên tắc chung, mang tính phổ quát. Tình
cảm thẩm mỹ là phản ứng chủ quan của cá nhân đối với thế giới khách quan, bởi lẽ nó tùy thuộc
vào sở thích, vào thói quen, tức là sự trải nghiệm của mỗi cá nhân. Khẳng định về điều này, ông
viết: "Mỹ cảm thường cho là riêng của từng người. Cùng một cảnh trí, cùng một bức vẽ, cùng
một bài văn, cùng một điệu hát, có lẽ người này cho là đẹp mà người kia cho là xấu, người kia
khen là hay mà người này chỉ là đỡ, tùy sự sở thích, tùy cải thói quen của mỗi người” [3, 210].

Trong bài luận thuyết Ba bình diện, Phạm Quỳnh cũng đề cập đến tính chủ quan của tình cảm
thẩm mỹ. Ông cho rằng không hề có bất kỳ tiêu chỉ nào cho cái đẹp, cái hay cả bởi sự phán xét
về thẩm mỹ chứa đựng rất nhiều yếu tố chủ quan, chứa đựng rất nhiều sự khác nhau giữa các cá
nhân, giữa các chủng tộc. Tình cảm vốn có bản chất hết sức hết sức không ổn định, cùng với nó
là nhiều yếu tố khác như môi trường, thói quen, giáo dục, di truyền. tỉnh khi riêng của từng cá
nhân, từng chúng tộc.

Khẳng định tính chủ quan của tỉnh cảm thẩm mỹ, Phạm Quỳnh đồng thời cũng xác nhận tính phổ
biến, tính chung của nó. Ông cho rằng sở dĩ tình cảm thẩm mỹ có được những căn cứ, những
nguyên tắc chung là do bản thân cái đẹp có tính phổ quát. Một khi cái đẹp đã đạt đến mức độ
hoàn hảo thì bản thân nó có sức mạnh tác động đến tình cảm của con người, gây nên ở con người
những cảm xúc thẩm mỹ giống nhau. Biện giải về đặc điểm này của tình cảm thẩm mỹ, Phạm
Quỳnh viết: "Đã hay rằng lòng sở thích mỗi người một khác, không thể ép cho giống nhau được,
nhưng có sao có khi cùng một bài văn, cùng một bức họa, ai ai cũng đều khen hay, ai ai cũng
đều nhận là đẹp? Như văn chương Nôm ta có Truyện Kiều, dù là danh sĩ, giai nhân cho đến
nông phu dã phụ, cũng đồng thành công nhận là hay cả, mỗi người cho hay ra một vẻ, nhưng ai
cũng chịu là hay. Cả sao lòng sở thích của người ta vẫn bất nhất như thế - cái mỹ cảm của bác
thợ cày với cái mỹ cảm của thấy Nho sĩ không sao giống nhau được - mà có khi hòa hợp đến
cùng khuynh hướng về một đường như vậy? Thế thì mỹ cảm tuy là một cảm tính riêng mà cũng
có căn cứ chung: quan niệm về sự đẹp không phát là không có chuẩn đích. Bởi sao vậy? Bởi cái
đẹp đã lên đến trình độ cao thì tự có sức mạnh vô cùng, cảm người sâu xa, đủ điều hòa được
mọi sự phải trái" [3, 210, 211],

Trong sự biện giải này của Phạm Quỳnh, ta thấy ông có phần gần với Kant khi thừa nhận tính
phổ biến của tình cảm thẩm mỹ. Immanuel Kant khi xét về phương diện thứ hai - phương diện
lượng (quantité) – của cái đẹp, đã cho rằng tuy việc đánh giá một đối tượng là đẹp hay xấu được
tiến hành không có các khái niệm khách quan, tức nó hoàn toàn phục thuộc vào sở thích, nhưng
nó vẫn có giá trị phổ biến. Kant nói đại ý rằng: Một phân đoán sở thích luôn viện đến cảm nhận
chủ quan của sự hài lòng, nhưng vẫn đỏi hỏi mọi người khác tàn đông với mình.”

Nhận thức về cái đẹp

Cái đẹp là gì? Đó là một câu hỏi lớn được đặt ra từ rất sớm và không ngừng được tìm cách trả lời
trong suốt cuộc hành trình thăm thẳm của lịch sử nhân loại. Trả lời cho câu hỏi "Đẹp là gì?",
Phạm Quỳnh khẳng định đó không phải là cái siêu hình, là một lý tưởng thuần túy mà là một đối
tượng cụ thể có khả năng tác động đến tình cảm và nhận thức của con người. Cụ thể, cái đẹp bao
giờ cũng tác động đến hoặc là một trong năm giác quan của con người, hoặc là trí tưởng tượng
của con người. Tuy nhiên, trong các giác quan của con người, Phạm Quỳnh nhấn mạnh đến thị
giác và thính giác. Theo ông chỉ có hai quan năng ấy mới có thể nhận thức được cái đẹp. Sự nhận
thức đối tượng từ các quan năng khác không phải là biểu hiện của cái đẹp. Và cũng vì vậy mà từ
xưa, nghệ thuật đã được phân thành hai loại: nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật âm thanh. Lý giải
cho nhận định này của mình, Phạm Quỳnh viết:

“Trước hết phải biết phàm sự đẹp bao giờ cũng cảm đến giác quan người ta, hoặc là cảm ngay
vào một trong ngũ quan, hoặc là kích động đến cái "nội quan” trong tâm giới là trí tưởng tượng.
Như thể thì sự đẹp không không phải là thuộc về siêu hình, đẹp là phải có thể cảm ngay vào
người ta được. Song không phải cảm đến cả ngũ quan đầu: như mùi thơm, vị ngon là những cảm
giác không có tính cách "mỹ cảm". Trong ngũ quan chỉ có hai giác quan cảm được cái đẹp: là thị
quản và thính quan, mắt trông với tai nghe. Bởi đó nên từ xưa đã chia các mỹ thuật làm hai loại:
một loại thuộc về hình sắc, do thị quan chi phối như nghề hội họa, nghề điêu khắc, một loại
thuộc về thanh âm, do thính quan chi phối, như nghề âm nhạc, nghề ca xưởng." [3, 212, 213].

Khẳng định cái đẹp là cái cụ thể, cái thực tồn, nhưng đồng thời Phạm Quỳnh cũng phân biệt rõ
cái đẹp với cái thực. Ông thừa nhận cái đẹp là cải có thực, là chân lý nhưng đồng thời cũng cho
rằng không phải bất kỳ cái thực nào, cái chân lý nào cũng là cái đẹp. Chân lý được coi là đẹp khi
nó được thể hiện bằng hình tượng, với tất cả sự sinh động của nó thì mới được xem là đẹp, mới
có thể làm xuất hiện ở con người những tình cảm thẩm mỹ. Phạm Quỳnh lý luận về điều này như
sau:

“Như vậy thì sự đẹp không không phải là một lý tưởng thuần túy; đẹp phải biểu diễn ra hình sắc,
để cảm con mắt người ta, ra thanh âm để cảm cải tại người ta, tức là thuộc về "hình nhi hạ",
thuộc về "cụ thể" cả. Sự đẹp cũng không thể lẫn với với sự thực được, tuy trong cải đẹp phải có
một phần thực ở đấy thì mới đáng gọi là đẹp, song thực với đẹp vẫn khác nhau, không giống
nhau. Như cái chân lý vô hình, cái chân lý suống thì không sao sinh ra mỹ cảm được. Chân lý
phải diễn ra hình tượng hiển nhiên, có vẻ sinh hoạt, mới cảm được người, mới sinh ra mỹ cảm"
[3. 213].

Nhận thức là hoạt động có ý thức, thể hiện những mối quan hệ khác nhau giữa con người với
hiện thực. Quá trình lịch sử của nhận thức đã làm nổi rõ những hình thức nhận thức của con
người:

Nhận thức bằng lý trí, nhận thức bằng tư duy lý luận, đó là nhận thức khoa học. Nhận thức khoa
học thì giữ lại cái chung, kết quả của nó là những khái niệm, những định đề, công thức, các qui
luật. Mục đích của nhận thức khoa học là đạt tới sự chính xác; tư duy khoa học là tư duy chặt
chẽ, logique.

- Trong lịch sử nhận thức, con người đã từng phản ánh thế giới một cách hư ảo. Thông qua việc
dùng những biểu tượng, con người nhận thức thế giới. Nhận thức thế giới bằng những biểu tượng
đó là các hình thức nhận thức trong tín ngưỡng, tôn giáo. Trong nhiều biểu tượng do con người
nghĩ ra đó, có những biểu tượng phản ánh một phần thực tế, có những biểu tượng hoàn toàn
không có trong thực tế.
Khác với hai hình thức nhận thức trên, hình thức nhận thức bằng hình ảnh, bằng hình tượng là
đặc trưng cơ bản của nhận thức thẩm mỹ. Trong đó, hoạt động nhận thức, phản đoán cái đẹp là
hoạt động chủ yếu của nhận thức thẩm mỹ.

Như đã nói ở trên, nhận thức là hoạt động có ý thức của con người, thể hiện mối quan hệ giữa nó
với hiện thực. Ý thức của con người rất phức tạp. Nó chia làm ba mặt căn bản: ý chí, lý trí và
tình cảm. Hoạt động nhận thức của con người, tùy theo mối quan hệ giữa nó vớihiện thực, do
một trong những yếu tố trên đóng vai trò quyết định. Nhận thức thẩm mỹ nói chung và nhận thức
về cái đẹp nói riêng, là hoạt động nhận thức đặc biệt. Nó bao gồm cả ba yếu tố nói trên của ý
thức, tương ứng với ba lĩnh vực chính của quan hệ thẩm mỹ: Ý chí tương ứng với quan hệ lao
động, học tập và sáng tạo; lý trí tương ứng với quan hệ khám phá, đánh giá; và tình cảm tương
ứng với chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn.

Phạm Quỳnh đã rất đúng khi cho rằng nhận thức cái đẹp do ba yếu tố của ý thức, mà ông gọi là
"ý", "trí" và "tình" chi phối.

Nhận thức cái đẹp, xét về mặt ý chí, theo Phạm Quỳnh, thể hiện ở chỗ cái đẹp tác động vào ý
thức con người, làm này sinh ở con người ý muốn bắt chước. Đây là cơ sở của cảm hứng sáng
tạo nghệ thuật, sáng tạo cái đẹp. Ở lĩnh vực này của quan hệ thẩm mỹ trong hoạt động nhận thức
về cái đẹp, ta thấy Phạm Quỳnh không bàn kỹ lắm. Có vẻ như ông cũng không cho rằng lĩnh vực
này là quan trọng nhất trong hoạt động nhận thức về cái đẹp, nó chủ yếu chỉ là sự tái hiện theo
kiểu bắt chước cái đẹp sẵn có. Việc sáng tạo nghệ thuật, do kết quả của hoạt động nhận thức cái
đẹp thông qua ý chỉ, chỉ tập trung vào một số người có tài năng. Phạm Quỳnh đã viết về vấn đề
này như sau:

“Về phần ý thì cái cảm của sự đẹp rút lại có một đặc tỉnh như sau này, là đối với vật đẹp, ý ta xui
ta muốn bắt chước, muốn hình dung lấy, truyền thần lấy. Phần nhiều thời ý bắt chước ấy chẳng
qua cũng là một cái mạn hứng nhất thời mà thôi. Nhưng vào những người có tài, có thể thành
một khuynh hưởng rất mạnh, đủ khiến nảy ra tư cách sáng tạo mỹ thuật" (3, 213;214).

Như vậy là mặc dù có thừa nhận yếu tố ý chỉ trong nhận thức – sảng tạo cái đẹp, nhưng Phạm
Quỳnh đã có phần xem nhẹ tác động sáng tạo cái đẹp do ý chỉ mang lại. Đây là điều hạn chế của
Phạm Quỳnh so với mỹ học Marx - Lénine. Đối với mỹ học Marx Lénine, lao động, học tập,
sáng tạo là nguồn gốc của mọi quan hệ thẩm mỹ. Đó là đặc điểm cơ bản phân biệt con người với
súc vật. Súc vật chỉ sản xuất theo nhu cầu có tính bản năng của nó, còn con người lại sáng tạo
mọi giá trị theo quy luật của cái đẹp. Sáng tạo cái đẹp là sáng tạo mang bản chất người, mang
tính chất biến đổi đối tượng, tạo ra cái đẹp mới chưa từng có trong tự nhiên. Trong hoạt động
sáng tạo ấy, ý chí đóng vai trò tiên phong.

Về phương diện lý trí, Phạm Quỳnh cho rằng đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc nhận
thức – đánh giá cái đẹp. Theo ông, tình cảm đóng vai trò chủ yếu đối với việc nhận thức cái đẹp
nhưng nếu chỉ có tình cảm mà không có sự tham gia của lý trí thì chưa thực sự là nhận thức về
cái đẹp. Những cảm giác thích thú về đối tượng do tình cảm đưa lại chỉ là sự thích khóai đơn
thuần chứ chưa phải là tình cảm thẩm mỹ về cái đẹp. Nhận thức chân chính về cái đẹp bao giờ
cũng là sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm và lý trí. Bàn về phương diện lý trí trong việc nhận thức
– đánh giá đối với cái đẹp, ông viết:

"Nói đến trí, thì chắc là một phần to trong sự cảm giác cái đẹp. Đối với cải đẹp, lòng ta sinh ra
một cảm tình gọi là mỹ cảm, sự đó đã cổ nhiên rồi; nhưng ta vừa cảm mà lại vừa phán đóan nữa.
Có người lầm tưởng rằng sự đẹp cảm động thẳng ngay đến tâm tình người ta, làm cho như say
mê đi, phần trí không có can thiệp gì đến. Thực không phải thế. Mỹ cảm chân chính bao giờ
cũng phải thỏa hiệp với lý trí mới gọi được là hoàn toàn. Nếu không thể, nếu chỉ cảm động đến
phần tình thôi, thì là một sự du khoái thường, chưa phải mỹ cảm, vì mỹ cảm dù mãnh liệt đến
đâu cũng vẫn có vẻ bình tĩnh trang nghiêm, hợp với lẽ phải. Nên khi xét đoản về mỹ thuật, đã
đoán định cái này là đẹp, cải kia là xấu, thì cho sự phân đoàn ấy là nhất định, là hợp lẽ, có bằng
chứng hẳn hoi. Như ngẫm một phong cảnh đẹp thời cái đẹp ấy nó căm mình tướng cũng rõ ràng,
đích xác không còn nghi ngờ gì nữa. Đến như ý kiến người ta về mỹ thuật, nếu có phân đoán
theo lẽ phải, thời cũng không phải là vỗ bằng cả" [3, 214]

Ở phương diện này, quan niệm của Phạm Quỳnh có sự gặp gỡ với mỹ học Marx – Lênine. Mỹ
học Marx - Lênine khẳng định: đánh giá thẩm mỹ không phải là đánh giá thuần túy logique.
Trong đánh giá thẩm mỹ, những cảm xúc thẩm mỹ do tác động của đời sống tạo nên là không thể
thiếu được. Tuy nhiên cảm xúc thẩm mỹ ấy chỉ có thể làm xuất phát điểm, hỗ trợ cho sự đánh
giá. Tuyệt đối hóa mặt cảm tính trong đánh giá thẩm mỹ sẽ dẫn đến những sai lầm. Quan hệ thẩm
mỹ trong nhận thức – đánh giá thẩm mỹ nói chung và cái đẹp nói riêng, luôn có sự thống nhất
giữa tình cảm và lý trí, giữa kinh nghiệm cá nhân và các chuẩn mực xã hội. Phạm Quỳnh đã chỉ
rõ được sự kết hợp thống nhất ấy giữa lý trí và tình cảm trong nhận thức – đánh giá về cái đẹp.
Phương diện thứ ba, phương diện nhận thức – thường ngoạn cái đẹp, được Phạm Quỳnh bản luận
khá kỹ. Ở phương diện này, có về ông gặp gỡ hoặc chịu ảnh hưởng của Kant trong quan niệm về
cái đẹp vô tư, không vụ lợi. Cũng như Kant, Phạm Quỳnh cho rằng nhận thức – chiêm ngưỡng,
thưởng ngoạn về cái đẹp là một nhận thức mang tính vô tư, không vị kỳ, không vụ lợi. Đối với
cái đẹp, người ta vui sướng, thích thủ, hấi tông chỉ vì nó đẹp chứ không vì bất kỳ lẽ gì khác. Bởi
theo ông, đã đẹp thì không thể hỏi có dùng được việc gì hay không, vì bản thân cái đẹp đã gồm
chứa một lợi ích cao thượng đó là thỏa mãn sự thích khoái thanh cao của con người về cái đẹp.
Phạm Quỳnh diễn giải điều này như sau:

“Cảm giác về sự đẹp là một khuynh hưởng đặc biệt, trong khuynh hưởng ấy không có chút vị kỳ
nào. Ta thấy cái đẹp ở đâu thì tự nghiêng lòng về đấy, không phải là vụ cầu lấy ích lợi gì cho
mình, yêu chuộng cái đẹp, chỉ là vì đẹp mà thôi, không phải vì lẽ gì nữa. Đã đẹp thì không hề hỏi
có thể dùng được việc gì. Trong cải đẹp tức đã gồm một sự ích lợi cao thượng, là khiến cho
người ta thỏa lòng mãn ý, hưởng thụ một sự du khoải thanh cao. Vì người ta cảm sự đẹp, dường
như thấy phẩm cách mình cao đẹp hơn lên, giả trị mình tăng hơn lên” [3, 214, 215].

Để chứng minh cho luận điểm sự nhận thức – chiêm ngưỡng cái đẹp là sự hài lòng vô tư, không
bị lệ thuộc vào bất kỳ sự vụ lợi nào, Phạm Quỳnh đã đưa ra một ví dụ khá cụ thể, với lối diễn đạt
rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu hơn nhiều so với cách diễn đạt khá rắc rối của Immanuel Kant:

"Như có người thủy thủ đi bể, gặp cơn gió bão, sống chết ở trong đâm ba đào, thì cảnh trời bể vật
lộn ấy là một cành dữ dội gớm ghê, không phải là cảnh đẹp. Đương khi người thủy thủ còn đánh
vật với sông ở giữa bể khơi, đương khi người vợ người mẹ đừng mong chồng mong con ở trên
bài bể, cầu nguyện cho thoát nạn, chắc không có người nào nhìn cái cảnh ấy mà sinh mỹ cảm
được. Nhưng khách du lãm, đứng trên bờ cao chiếu ống nhôm mà trông ra, thì tất lấy cảnh phong
ấy là đẹp vô cùng. Trông thấy dữ dội có lẽ cũng cảm động, nhưng sự cảm động không đủ làm rối
trí mà khiến cho không nhận được cái đẹp, vì nếu đã rối trí thì không còn cảm giác và phán đóan
được sự đẹp nữa" [3, 215].

Đây là điểm khác nhau về mặt quan niệm giữa mỹ học Marx – Lénine với Phạm Quỳnh và
Immanuel Kant. Mỹ học Marx - Lênine khẳng định rằng nhận thức – thưởng ngoạn thẩm mỹ là
hoạt động có nhiều mục đích khác nhau của chủ thể thẩm mỹ, nhưng mục đích quan trọng nhất là
nhằm tạo ra sự hứng thú, nhằm đạt tới khoái cảm thẩm mỹ. Trong khi đó cả Kant và Phạm
Quỳnh đều cho rằng nhận thức – thưởng ngoạn cái đẹp là sự nhận thức vô tư, không gắn liền với
bất kỳ sự vụ lợi nào, không gắn liền với bất kỳ mục đích nào ngoài sự hài lòng đối với cái đẹp.

Bản chất của cái đẹp

Khái niệm “thích” mà Phạm Quỳnh sử dụng ở đây gần với khái niệm “sự hài lòng" (das
wohlgefallen) của Kant trong tác phẩm Phê phản năng lực phán đoán. Với Kant, có ba hình thức
của sự hài lòng: sự hài lòng đối với cái dễ chịu (mà Kant gọi là sự thích khoái), sự hài lòng đối
với cải tốt và sự hài lòng đối với cái đẹp. Hai hình thức của sự hài lòng nói trước, luôn gắn liền
với sự quan tâm đến đối tượng, còn sự hài lòng đối với cái đẹp là tự do “...vì lẽ ở đây không có
sự quan tâm nào – dù là của giác quan hay của lý tỉnh – buộc ta phải tán thưởng cả." [39, 73].
Tuy nhiên khác với Kant, Phạm Quỳnh chỉ phân biệt hai hình thức "thích" (hải lòng), đó là "cái
sở thích thường" và "cái thích của mỹ thuật". Theo ông. cái sở thích thường là cái chỉ gây nên
những cảm xúc ở một bộ phận nào đó của con người. Cảm xúc ấy thường thiên về những thích
thú nhục thể, “không được bình tĩnh, trang nghiệm", nó không phải là cái đẹp. Cái thích đồng
nghĩa với cái đẹp "phải là cái thích cao thượng", nghĩa là những tình cảm thiên về tỉnh thần,
không liên quan đến những ham muốn mang tỉnh sinh lý.

Nói một cách ngắn gọn, trong trường hợp này, theo Phạm Quỳnh, sở thích đối với cái đẹp là
những tình cảm thiên về mặt tình thần, còn sở thích đối với những đối tượng không phải là cái
đẹp là những cảm xúc thiên về mặt bản năng, sinh lý.

So sánh cái đẹp với cái lợi, tức cái hữu ích, Phạm Quỳnh khẳng định: cái đẹp khác hẳn cái hữu
ích, nó nằm ngoài và cao hơn cái hữu ích. Cái hữu ích bao giờ cũng hướng đến những mục đích
cụ thể, hay nói như Immanuel Kant là gắn liền với một sự quan tâm nhất định. Trong khi đó, cái
đẹp không có mục đích vụ lợi, không gắn với bất kỳ một sự toan tính nào. Nói một cách khác,
mục đích của cái đẹp là chính nó. Rõ ràng, ở trường hợp này, quan niệm của Phạm Quỳnh về cái
đẹp là rất gần với Immanuel Kant.

Về mối quan hệ giữa cái đẹp và cái thực, Phạm Quỳnh cho rằng giữa chúng không có sự đồng
nhất. Nếu Hegel phủ nhận cái đẹp thực tế, cho rằng cái đẹp là một ý niệm của tỉnh thần tuyệt đối,
còn Boileau cho rằng "không cái gì đẹp bằng sự thực", thì Phạm Quỳnh lại thừa nhận tính hiện
thực của cái đẹp, nhưng đồng thời cũng cho rằng không phải bất kỳ cái thực nào cũng là đẹp. Cái
thực chỉ đẹp khi nó phù hợp với các quy luật của tự nhiên và cuộc sống, nó phải sinh động, hài
hòa, phải khơi dậy ở con người những tình cảm thẩm mỹ. Ông đồng tình với câu nói của Platon:
“Cái đẹp, ấy là cái vẻ rực rỡ của sự thực" (La beauté est la splendeur du vrai).

Về mối quan hệ giữa cái đẹp và cái thiện, Phạm Quỳnh có quan niệm gần gũi với Kant, cho rằng
cái thiện là sự cưỡng bách, trong khi đó cái đẹp lại là sự tự do. Dĩ nhiên là khi cái đẹp kết hợp
với cái thiện thì đó là một tuyệt phẩm, nhưng đẹp và thiện là hai phương diện hoàn toàn khác
nhau. Tuy nhiên trong thực tế, cái đẹp, đặc biệt là cái đẹp trong nghệ thuật luôn đòi hỏi có sự kết
hợp với đạo đức, nhưng đạo đức và nghệ thuật, cái đẹp và cái thiện không thể lẫn với nhau được.
Cải thiện được gọi là đẹp khi nó có tác động mạnh mẽ đến tình cảm và lý trí con người bởi
những hành động cao cả khiến họ cảm phục thực ra cũng chỉ là cái đẹp mà Phạm Quỳnh gọi là
"đẹp theo nghĩa bóng" chứ không phải là cái đẹp thực sự. Quan niệm về mối quan hệ gắn bó giữa
cải thiện với cái đẹp như trên của Phạm Quỳnh là một quan niệm tiến bộ, rất gần với quan điểm
mỹ học Marx - Lênine.

3.2. Tác phẩm “Mùi đu đủ xanh” dưới ánh sáng của lý thuyết mỹ học
Hình ảnh ẩn dụ

Mùi đu đủ xanh được chia ra 2 giai đoạn cuộc đời khá dễ hiểu và rõ ràng: Cuộc sống của Mùi
năm 10 tuổi và năm 20 tuổi. Các hình ảnh ẩn dụ cũng xuất hiện và liên tục lặp lại trong phim:

+Hình ảnh Mùi gọt đu đủ: 10 năm trước là người ở, 10 năm sau vẫn là người ở.

+ Những người đàn ông trong phim thảnh thơi, chơi bời. Những người phụ nữ luôn đầu tắt mặt
tối lo toan nhà cửa.

+ Đàn ông luôn là người được phép trăng hoa: người chồng của bà chủ nhà, Khuyến phản bội cô
người yêu để đến với Mùi.

Khi đón nhận sự phản bội, những người phụ nữ trong phim luôn phải âm thầm chịu đựng và
nhẫn nhục: bà chủ chỉ cam chịu, cô người yêu Khuyến chỉ biết đau đớn rời đi và tức giận đập phá
đồ đạc.

Âm nhạc: tiếng đàn Nguyệt, tiếng sáo – tiếng đàn piano

Mùi thử mặc áo mới


Tiếng dế kêu trong cả 2 giai đoạn cuộc đời của Mùi.

Bà mẹ chồng tụng kinh niệm phật trên gác. Tiếp theo là 10 năm sau bà chủ cũng lên gác tụng
kinh

Mùi tưới cây khi nhỏ và lúc lớn

Bình hoa bị vỡ: 2 lần

Rửa tay và rửa mặt

Chơi với mấy con kiến, con ếch

Từ những chi tiết này, chúng ta sẽ bắt đầu tìm ra luận đề của phim. Luận đề là tầng lớp nghĩa
được ẩn sau các chi tiết, hình ảnh, âm thanh được lặp lại một cách có ý đồ của bộ phim. Luận đề
của phim Châu Âu thường gắn với bối cảnh chính trị, xã hội. Ví dụ như ở bộ phim Mùi đu đủ
xanh, luận đề của phim có thể kể đến như:

Đâu đó tư tưởng phong kiến vẫn còn tồn tại trong xã hội khi những người đàn ông luôn đổ mọi
trách nhiệm quán xuyến công việc cho người phụ nữ trong nhà.

Sự du nhập của văn hóa phương Tây trong âm nhạc, trong tư tưởng. Những người đàn ông trong
phim đều đi Tây học. Cô bạn gái của Khuyến với tư tưởng của người phụ nữ tiến bộ không cam
chịu. Trong khi đó, văn hóa phương Tây vốn bị coi là một sự xâm lăng

Mùi xuất thân là một cô bé ở đợ, đến khi lớn vẫn là một cô bé đi ở đợ. Dù được tiếp xúc với chữ
viết, được Khuyến yêu thương nhưng ai dám khẳng định cuộc đời của Mùi sẽ không rơi vào bi
kịch giống như bà nội, giống như bà chủ nhà trước kia. Tất cả họ đều sẽ già, bị những người đàn
ông quay lưng và dành cả phần đời còn lại ở căn gác, tụng kinh niệm phật.

Thuyết Wittgenstein

Mỹ học của Wittgenstein cho rằng sự thật, chân lý nằm trong cảm nhận của chủ thể bởi ngôn từ
và ngôn ngữ không thể nói lên sự thật của cái đẹp. Tức là khi ta nói một cái gì đó đẹp thì cái đẹp
đó phải nằm trong ngôn từ (sự miêu tả), thay vì cảm nhận cái đẹp đơn thuần thì ta lại cảm nhận
cái đẹp ngôn từ (sự miêu tả) thay thế cảm nhận trực tiếp.

Thuyết H.Gadamer
Học thuyết của H.Gadamer cho rằng: Kinh nghiệm thẩm mỹ và kinh nghiệm đời sống tương
quan với nhau trong việc hiểu tác phẩm. Thưởng thức thẩm mỹ là hiểu đối thoại trong hình thức
hỏi đáp với tác phẩm nghệ thuật. Đối với ông, mỹ học phải là sự hiểu thấu tác phẩm nghệ thuật
qua việc trải nghiệm nghệ thuật là trải nghiệm sự chơi đùa (playful) bởi giữa những sự đối lập
nhau như tự do- ràng buộc, nghiêm túc-phi nghiêm túc hay có luật lệ-vô luật lệ.

H.Gadamer cho rằng thưởng thức thẩm mỹ là đối thoại. Sự đối thoại này cũng được thể hiện ở
đoạn cuối tác phẩm khi Mùi được Khuyến dạy viết chữ, đọc sách (cut đoạn 1:36:33 -> 1:36:41,
1:40:26->1:40:41). Nhân vật Mùi đã được tác giả trao cho vũ khí để tự giải phóng chính bản
thân mình. Qua câu thoại của Mùi: "cây anh đào vẫn vẹn nguyên là cây anh đào", ta tự vấn chính
mình rằng: Dù là 10 năm trước hay sau 10 năm đã trôi qua, Mùi vẫn sẽ là một cô gái đơn thuần,
trong sáng như thế hay sẽ khác đi? Liệu Mùi sẽ đón lấy vũ khí của sự tri nhận để giải phóng
chính bản thân mình hay vẫn sẽ tiếp tục đi vào vết xe đổ, đi vào vòng lặp không giải thoát như bà
chủ và bà nội Khuyến? Liệu Mùi rồi đây sẽ được hạnh phúc, tự do hay là giống như những người
phụ nữ khác chỉ có thể sống một cách lặng lẽ và âm thầm chịu đựng tất cả? Đoạn cuối khép lại
với đầy sự trăn trở, bồi hồi khi Mùi nhìn nhân vật một cách lặng lẽ, ta tự hỏi rằng Mùi đã thay
đổi và tự nhận thức về chính mình và thời cuộc hay chăng mai đây, những đứa con của Mùi sẽ
thay cô làm điều đó?

Luật tam duy nhất của Aristote

Luật tam duy nhất của Aristote được thể hiện qua 3 khía cạnh sau: duy nhất về thời gian, duy
nhất về không gian, duy nhất về hành động.

Duy nhất về thời gian (chuyện xảy ra không quá 24 tiếng/ 1 ngày): Vì người đương thời quan
niệm việc đi xem kịch chỉ mất vài tiếng đồng hồ, vậy nên thời gian của vở kịch không nên quá
24 tiếng.

Duy nhất về hành động: nếu một vở kịch có thiên hướng hành động thì từ đầu đến cuối đều là
hành động và nếu vở kịch đó nghiêng về phía tình cảm lãng mạn thì từ đầu đến cuối đều là tình
cảm lãng mạn.

Những quy tắc trên vốn dành cho kịch nên khi đưa vào phim cũng có sự thay đổi ít nhiều về hình
thức, cách thức tổ chức. Có thể kể đến các ví dụ như thời gian có thể kéo dài hơn thành 2 ngày
(Phim 2 nights and one day) thay vì 24 tiếng, không gian có thể rộng hơn từ một ngôi nhà thành
một hòn đảo, hành động cũng có thể mang tính bao quát hơn,...

Xét về luật tam duy nhất của Aristote, “Mùi đu đủ xanh” có thể hiện sự duy nhất về không gian
trong việc: tác phẩm từ đầu đến cuối chỉ xoay quanh không gian và bối cảnh là hai ngôi nhà nơi
các nhân vật sinh sống, sinh hoạt đời thường, sinh ra, lớn lên và trưởng thành (nhà bà chủ lúc 10
tuổi và nhà cậu khuyến 20 tuổi) (1). Luật tam duy nhất của Aristiote về thời gian được thể hiện
qua 2 mốc thời gian cuộc đời của các nhân vật, trong đó có Mùi với hai mốc thời gian chính rơi
vào lúc 10 tuổi và sau đó là lúc 20 tuổi, khi đã về nhà Khuyến (2). Còn về luật tam của Aristote
duy nhất về hành động: bộ phim là một chuỗi hành động có sắp xếp, có trật tự và thống nhất về
cô bé Mùi. Từ những hành động giúp việc như nấu ăn, dọn cơm cho bà chủ nhà của Mùi lúc 10
tuổi thơ ngây, thích khám phá về cuộc sống cho đến một Mùi dần tự nhận thức về bản thân, dần
tìm kiếm và khám phá chính bản thân mình ở tuổi 20 qua việc học chữ, đọc sách.

(1) Cut từ đoạn 12:22 -> 13:08, 17:15 -> 17:38 (Nhà bà chủ) và 18:03 -> 19:01 (nhà cậu
Khuyến)

(2) Cut từ đoạn 14:30 -> 14:54 (Mùi lúc 10 tuổi), 9:19 -> 9:42 và 1:24:00 -> 1:24:44 (Mùi lúc
20 tuổi)

(3) 11:16 ->12:16 (Mùi lúc 10 tuổi) và 1:37:28 -> 1:39:24 (Mùi lúc 20 tuổi)

You might also like