You are on page 1of 3

BÁO CÁO VỀ NGHIÊN CỨU NÉT VĂN HÓA

TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM XƯA


TRANH HÀNG TRỐNG- NÉT VẼ LINH THIÊNG
BAO ĐỜI

Tranh vẽ từ từ xưa đến nay luôn là hình thức lưu giữ hình ảnh cơ bản nhất của con người. Bằng nghệ
thuật tô vẽ, những người nghệ sĩ cầm cọ đã để lại cho đời nhiều bức tranh suất sắc mang tầm vóc của
thời đại. Mỗi bức tranh đều tô đậm dấu ấn của từng thời kì mà nó sinh ra, khắc họa và lột tả chân
thực nhất hình ảnh mỗi con người thời đó. Vì vậy, để hiểu về Việt Nam, hiểu thêm về nền văn hóa lâu
đời ấy, ta không thể khong biết tới những nét đặc sắc của tranh dân gian Việt Nam, đặc biệt chính là
tranh Hàng Trống. Thứ tranh mang màu sắc của tôn giáo, mang vẻ đẹp của thiên nhiên và cảnh vật
sinh hoạt đời thường tại thế kỉ XVI.

Theo ghi chép xưa, tranh dân gian Hàng Trống ra đời tại Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ XVI và có lẽ đây
là kết quả giao thoa tinh túy nhất giữa Phật giáo và Nho giáo ngày ấy. Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20,
tranh hàng trống đạt được trạng thái đỉnh cao, bước trên thời kỳ hoàng kim của chính mình. Không chỉ
vậy, tranh hàng trống còn góp phần quan trọng trong tiến trình phát triển nghề làm tranh dân gian, làm
cho nghề làm tranh truyền thống Việt Nam trở nên phồn thịnh một thời.

Sở dĩ gọi là “ Tranh Hàng Trống” là vì loại tranh này được sản xuất tập trung ở phố Hàng Trống, Hà Nội.
Tuy vậy, tranh Hàng Trống trước kia cũng được làm ở các phố Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt, đồng
thời bày bán ở các phố ấy, nhưng tập trung làm và bán nhiều nhất vẫn ở Hàng Trống. Nơi đó là một
trung tâm làm tranh lớn thứ hai ở Việt Nam, sau Đông Hồ. Cùng với tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng và
một vài chi nhánh tranh nhỏ khác ở các nơi trong nước, tranh Hàng Trống đã góp phần rất lớn tạo nên
nét độc đáo, có một không hai, sự đa dạng, sâu sắc, vẻ đẹp rực rỡ của tranh dân gian Việt Nam.

Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốc nước,
tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, còn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô
tranh theo kỹ thuật vờn màu. Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại
bằng tay. Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài nguyên chất. Sau đó là
công đoạn bồi giấy. Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồi một lớp, có tranh lại phải bồi đến 2
hay 3 lớp giấy. Khi hồ đã khô thì mới có thể vẽ màu lại. Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành
một bức tranh. Tranh được in trên giấy dó bồi dày hay giấy báo khổ rộng. Có những tranh bộ khổ to và
dài, thường bồi dày, hai đầu trên dưới lồng suốt trục để tiện treo, phù hợp với kiểu kiến trúc nhà cao,
cửa rộng nơi thành thị. Ván khắc được làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị. Mực in truyền thống dùng
bằng những chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác.

Tranh hàng trống dùng các gam màu chủ yếu là lam, hồng đôi khi có thêm lục, đỏ, da cam, vàng... Tỷ lệ
được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ để cho thật thuận mắt và ưa nhìn. Vì thế, tranh
Hàng Trống được tô màu bằng bút lông và phẩm nhuộm nên màu sắc đậm đà hơn tranh Đông Hồ.

Dòng tranh này cũng như các dòng tranh phổ biến khác đều có hai dòng tranh chính là tranh thờ và
tranh Tết. Nhưng chủ yếu là tranh thờ dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng phục vụ đền phủ của Đạo giáo
nhất là tranh thờ của Đạo Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giầy, Nam Định), như tranh Tứ Phủ cộng đồng, Bà
chúa thượng ngàn, Mẫu Thoải, Ngũ Hổ, Ông Hoàng cưỡi cá, cưỡi ngựa,...rất đẹp. Loại tranh này thường
được các cụ chạm bằng vàng hay bạc thật dát mỏng. Tranh Tết thì Chúc phúc, Tứ quý,...

Mặc dù có những hạn chế nhất định – do hoàn cảnh lịch sử, môi trường địa lý và đặc điểm tâm lý thị
dân, nhưng dòng tranh Hàng Trống vẫn có những đóng góp đáng kể vào kho tang nghệ thuật dân gian
Việt Nam, đã để lại những kiệt tác sống mãi với thời gian. Đó là bức tranh: “Lý Ngư Vọng Nguyệt”, bộ
tranh “Tố Nữ”, bộ tranh “Tùng Cúc Trúc Mai”, “Chim Công”, “Thất Đồng”, “Tam Đa”, “Chợ Quê”, … và
hàng loạt tranh thờ như: “Ngũ Hổ”, “Bạch Hổ”, “Hắc Hổ”, “Đức Thánh Trần”, “Ông Hoàng Ba”, “Mẫu
Thượng Ngàn”, “Tứ Phủ Công Đồng”, “Tam Phủ” … Riêng về tranh Tết có tranh “Cá chép vượt vũ môn” là
tranh dân gian Hàng Trống được đông đảo mọi người yêu thích, bởi vẻ đẹp vàý nghĩa tượng trưng cho
khát vọng vươn lên của con người trong cuộc sống. Do đó, nhiều người thường trang tríở phòng làm
việc và phòng khách gia đình mình nhằm mong ước sự an lành, may mắn, thịnh vượng. Và đây cũng là
loại tranh được dùng nhiều trang trí ngày Tết ở các văn phòng công ty...Bức “Tứ quý bốn mùa” tranh
Hàng Trống là loại tranh thường được chọn trưng bày trong nhà vào những ngày Tết như biểu tượng
cho bốn mùa: Xuân-Hạ-Thu-Đông. Hơn nữa những loại cây này còn tượng trưng cho những nét đẹp, tính
cách cao quý của con người.

Những sản phẩm nghệ thuật đặc sắc của tranh dân gian Hàng Trống cũng như tranh Đông Hồ hay tranh
làng Sình ( Thừa Thiên, Huế) hoặc tranh Kim Hoàng (Hoài Đức Hà Tây), từ lâu đời đã rất nổi tiếng,không
chỉở trong nước mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng ta có thể dễ dàng bắt gặp tranh Hàng Trống
ở những nơi linh thiêng nhất trong các đền, miếu, điện thờ, trong các bộ sưu tập tranh quý giá nhất của
các tư nhân và các viện bảo tàng của nhiều nước trên khắp các châu lục.

Bằng những tác phẩm ấy, tranh dân gian Hàng Trống còn lưu lại mãi trong tâm trí mỗi người Việt Nam
chúng ta. Những tác phẩm của dòng tranh dân gian Hàng Trống kể trên quả là những kiệt tác, chúng toát
lên cái sinh động, tinh tế, ý nhị và sâu sắc lạ thường cả về nội dung lẫn hình thức. Phải thừa nhận rằng, ở
những bức tranh này đã bộc lộ đầy đủ tài năng của những người nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống. So với
tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống có phần uyển chuyển hơn, sắc độ trên tranh cũng êm ái hơn. Đó là nét
đặc sắc của dòng tranh này. Tranh Hàng Trống có kỹ thuật và phong cách khác biệt tranh Đông Hồ, Kinh
Bắc.Nếu tranh Đông Hồ, in viền nét và in mầu đều dùng bản khắc gỗ, thì tranh Hàng Trống in tranh chỉ
dùng ván khắc gỗ in nét tranh trên chất liệu giấy dó Bưởi. Nói cách khác tranh Hàng Trống dùng kỹ thuật
nửa in nửa vẽ. Tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn mầu là thuốc nước tô bằng bút lông, mềm, rộng bản,
một nửa ngọn bút chấm mầu, còn nửa kia của ngọn bút chấm nước lã. Tô tranh theo kỹ thuật vờn mầu.
Mảng mầu đậm nhạt, tùy theo nội dung, đường nét và các loại tranh. Do cách tô mầu bằng tay nên
tranh Hàng Trống mang đặc diểm ở mỗi tranh đều có nét sáng tạo riêng. Tranh có một bản nét đen đầu
tiên, sau khi in thì tranh được tô mầu bằng tay. Từ các bản khắc gốc, những bức tranh được inra bằng
mực Tàu (mực Nho), mầu nguyên chất.

Các ván khắc in tranh mầu đều phải theo mẫu tranh. Các mẫu tranh do các nghệ nhân đảm nhiệm, gọi là
“ra mẫu”. Người “ra mẫu” tranh Hàng Trống thường là người giỏi nhất của từng nhóm thợ, rất tinh tế,
giàu kinh nghiệm, nên khi đặt bút vẽ trên tờ giấy bản là lập tức hiện ra hình ảnh như rồng bay phượng
múa. Người vẽ mẫu cũng là người đặt lời (chú thích tranh) cho tranh. Chữ trên tranh phải đạt yêu cầu:
làm rõ nghĩa của bức tranh, đồng thời góp phần làm cân đối bố cục của tác phẩm, mà không rườm rà. Có
bức tranh phải sáng tác hàng tháng mới hoàn thành.
Từ xa xưa, tranh được bày bán ở đây là do các họa sĩ tài hoa của bản địa vẽ. Sau đó, một số những họa sĩ
từ nhiều nơi khác nhau đến vẽ và sản xuất tranh. Đã có không ít nghệ nhân sáng tác mẫu tranh trong
suốt lịch sử phát triển tranh dân gian Việt Nam. Đáng tiếc là nhiều tên tuổi các cụ đã bị thất truyền. Đến
nay, chúng ta chỉ biết một số nghệ nhân “ra mẫu” nổi tiếng ở thời cận đại và cận hiện đại, thuộc dòng
tranh Hàng Trống. Đó là các cụ Lê Đình Thổ, Lê Đình Liệu (1910 – 1973), Vũ Văn Nghi.vv…

Những sản phẩm nghệ thuật đặc sắc của tranh dân gian Hàng Trống cũng như tranh Đông Hồ hay tranh
làng Sình ( Thừa Thiên, Huế) hoặc tranh Kim Hoàng (Hoài Đức Hà Tây), từ lâu đời đã rất nổi tiếng,không
chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng ta có thể dễ dàng bắt gặp tranh Hàng Trống
ở những nơi linh thiêng nhất trong các đền, miếu, điện thờ, trong các bộ sưu tập tranh quý giá nhất của
các tư nhân và các viện bảo tàng của nhiều nước trên khắp các châu lục. Như vậy, trên đất Hà Nội, từ
khu vực Hàng Trống đến các phố cổ Hàng Nón, Hàng Quạt, trước đây đã có một dòng tranh dân gian lớn
mang tên tranh Hàng Trống. Phường tranh Hàng Trống tồn tại và phát triển rất lâu đời, rất nổi tiếng và
trở nên phồn thịnh một thời. Những sản phẩm của trung tâm sản xuất tranh dân gian này hết sức độc
đáo. Khá nhiều tranh Hàng Trống đã đạt mức kiệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình dân gian Việt
Nam. Từ nội dung, hình thức đến chất liệu, tranh Hàng Trống mang màu sắc đặc trưng riêng của Hà Nội,
nhưng cũng rất Việt Nam, không thể trộn lẫn. Những bức tranh tuyệt mỹ của dòng tranh này được nhân
dân Việt Nam đến nay vẫn ưa chuộng và là một niềm tự hào của chúng ta.

You might also like