You are on page 1of 11

Quan niệm về mỹ học của Hegel.

Georg Wilhem Friedrich Hegel (1770 - 1831) - triết gia duy tâm khách quan, và
là người đại diện tiêu biểu của nền triết học cổ điển Đức.

Mỹ học của Hegel đại diện cho trường phái duy tâm khách quan.

Quan niệm Mỹ học trước Hegel

Năm 1735 trong bài “Những suy xét về triết học có quan hệ tới việc xây
dựng thơ ca” Baumgacten – một giáo sư người Đức đã đưa ra quan niệm về
khoa học Mỹ học. Ông cho rằng Mỹ học là khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu
những đặc điểm của con đường nhận thức thế giới bằng cảm xúc, để phân biệt
với con đường nhận thức lý tính của triết học và các khoa học khác.

Năm 1750, ông cho xuất bản cuốn Mỹ học tập 1

1758 ông cho in tiếp Mỹ học tập 2.

Từ sau Baumgacten, mỹ học trở thành một khoa học độc lập.

Từ khi xuất hiện Hegel (1770 – 1831) triết gia duy tâm cổ điển người Đức,
một đỉnh cao của tư tưởng mỹ học nhân loại quan niệm “Mỹ Học Khoa Học về
Cái Đẹp" đã phần nào mất ưu thế. Với Hiện Tượng Học Về Tinh Thần và Khoa
Logic Học, triết học Hegel đã có đầy đủ cơ sở để trở thành một hệ thống chặt
chẽ mang tính chất lý tính.

Khi nó nhìn lịch sử như là sự vận động của tinh thần tuyệt đối trừu tượng,
và nhất quán. Các bài giảng về Mỹ Học của Hegel đã dành sự quan tâm cho hoạt
động thẩm mỹ như một hoạt động cao nhất của trí tuệ.

Bởi vì theo ông sự thật và điều thiện đã được liên kết một cách chặt chẽ,
trong cái đẹp và chi trong cái đẹp. Nhưng Hegel lại hạn chế cái đẹp trong phạm
vi nghệ thuật và định nghĩa Mỹ Học là triết học về nghệ thuật

Dưới nhãn quan triết học của Hegel, cái đẹp được xem như hình thức cảm
tính của tư tưởng, và nghệ thuật là nơi kết tinh của cái đẹp. Với tưởng là sự miêu
tả cảm tính các tư tưởng, nghệ thuật, là một bậc thang của Tinh Thần Tuyệt Đối,
là một hình thức đặc biệt, giúp con người đạt đến Chân Lý Tuyệt Đối

Tách khỏi cái đẹp, sẽ không có và không thể có nghệ thuật nhưng điều đó
không có nghĩa là người nghệ sĩ giới hạn đối tượng của mình trong vẻ đẹp của
thế giới khách quan Khi định nghĩa "Mỹ Học là Triết Học về Nghệ Thuật" thì
Hegel đã đặt Mỹ Học trên cơ sở của ý thức sáng tạo.

Lịch sử đã chứng minh rằng, tư tưởng mỹ học đã phát triển song hành dưới
sự tác động hỗ tương của các trào lưu và trường phái nghệ thuật : hiện tượng
lãng mạn, tượng trưng, ấn tượng, siêu thực, lập thể, ... Quan niệm của Hegel vì
vậy, đã được nhiều nhà mỹ học hiện đại chia sẻ. Hướng về cái đẹp trong nghệ
thuật hơn là cái đẹp của thiên nhiên. Nhiều nhà Mỹ Học thế kỷ XX đã cố gắng
tổng hợp những đặc điểm chung của các khuynh hướng nghệ thuật, để rút ra
những tinh hoa của các khuynh hướng ấy.

Hơn nữa, Mỹ Học không chỉ là đi tìm nghĩa cho cái đẹp mà từ mảnh đất
phong phú của các loại hình nghệ thuật (văn học hội họa điện ảnh sân khấu, âm
nhạc... )Trong đó có sự hiện thân của cả cái đẹp lẫn cái cao cả cái bi cái hài mỹ
học vươn tới những suy tưởng khái quát về nghệ thuật.

Vậy triết học về nghệ thuật là gì?

Hegel đã từng nhấn mạnh rằng triết học về nghệ thuật là mắt khâu tất yếu
trong trật tự triết học.

Hegel bên cạnh đó cũng đồng thời chỉ ra sự khác nhau giữa ba cách tiếp
cận, ba đặc trưng của khảo sát về bản chất cái đẹp và nghệ thuật trong lĩnh vực
nghiên cứu mỹ học như sau:
1. Đặc trưng của khảo sát khoa học về cái đẹp
2. Đặc trưng của khảo sát cái đẹp dựa trên kinh nghiệm
3. Đặc trưng của khảo sát cái đẹp xuất phát từ ý niệm

Điều này có nghĩa là có thể tiến hành nhiều cách khảo sát đối với bản chất
của cái đẹp và nghệ thuật. Cách khảo sát của khoa học nói chung, vào thời đại
của mình, Hegel hiểu đó là cách tiếp cận khoa học của Alexander Gottlieb
Baumgarten (1714 – 1762) về cái đẹp cảm tính, cảm quan. Nhưng bên cạnh đó
cũng tồn tại sự khảo sát của một hình thức khác đó chính là triết học về nghệ
thuật, xuất phát từ tinh thần, từ cơ sở ý niệm.

Việc xác định rõ phạm vi đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đặc điểm
nghiên cứu của bộ môn này giúp nhận diện về những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, triết học về nghệ thuật là những khảo sát về bản chất cái đẹp của
lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật lấy cơ sở từ phạm vi khảo sát tinh thần suy tư triết
học và tinh thần sáng tạo nghệ thuật tự do.
Thứ hai, trong quá trình khảo sát những phương diện có tính lịch sử và
logic của mối quan hệ giữa triết học và nghệ thuật sẽ được bộc lộ đầy đủ.
Thứ ba, triết học về nghệ thuật là một cuộc khảo sát dấn thân của những
suy tư triết học vào sâu trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật chứ không dừng lại ở
sự khảo sát chung ở bên ngoài đối tượng.
Thứ tư, tính đặc thù của công cuộc khảo sát sẽ nâng bình diện tư tưởng của
con người lên những tầm cao của bản chất triết học và nghệ thuật, triết học của
nghệ thuật và triết học về nghệ thuật trong tính thống nhất, sự kế thừa, sự khác
biệt và sự giao thoa giữa chúng.
Thứ năm, triết học về nghệ thuật có khả năng tạo ra những chiều sâu trong
công cuộc khảo sát cái đẹp của nghệ thuật, những quy mô mở rộng của bản chất
nghệ thuật vào sâu trong các lớp văn bản và tính quy luật của sự xuất hiện, biểu
hiện và tiêu vong của các hình thái nghệ thuật.
Thứ sáu, khả năng xâm kích cả chiều rộng lẫn bề sâu của lĩnh vực nghệ
thuật, khả năng đo đạc các chiều kích trong sự khám phá bản chất của nghệ
thuật, khả năng phát hiện logic nội tại và khái quát tính quy luật của nghệ thuật
đều tồn tại trong đường hướng khảo sát của triết học về nghệ thuật.

Không nên lẫn lộn giữa mỹ học với tư cách là triết học về nghệ thuật với
toàn bộ các hướng nghiên cứu mỹ học phong phú khác. Tương tự, không nên lẫn
lộn mỹ học với thẩm mỹ học, và không nên đồng nhất mỹ học với nghệ thuật
học. Điều này có nghĩa là người ta không nên thay thế mỹ học với tư cách là một
khoa học bằng nghệ thuật học

hai nguyên lý cơ bản trong triết học về nghệ thuật của Hegel
Nguyên lý về tính thống nhất giữa cái đẹp ý niệm và lý tưởng trong lĩnh
vực nghệ thuật

Cái đẹp của nghệ thuật là cái đẹp có chủ ý. Đây là cái đẹp được xử lý bằng
quan hệ tinh thần, và được sắp xếp có chủ ý của chủ thể nghệ sĩ. Lý tưởng của
cái đẹp trong nghệ thuật là sự kết hợp cân đối giữa cái chung và cái riêng. Cái
đẹp của nghệ thuật có sự phát triển biện chứng giữa nội dung và hình thức, giữa
cá tính và hoàn cảnh. Lý tưởng, tinh thần là bản chất của cái đẹp nghệ thuật.

Tính tất yếu của lý tưởng với tính cách cái đẹp trong nghệ thuật, hay nói
cách khác thì sự hiện diện của cái đẹp trong nghệ thuật là sự biểu hiện tính tất
yếu của một lý tưởng. Nghệ thuật cần phải thể hiện tính cách lý tưởng. Trong đó
tính cách làm thành điểm tập trung thực sự của biểu hiện nghệ thuật có tính chất
lý tưởng. Ba đặc trưng lớn của tính cách làm thành điểm tập trung thực sự của
một biểu hiện nghệ thuật có tính chất lý tưởng là tính phong phú, tính rõ ràng và
tính kiên định.

Như vậy, ý niệm với tính cách hiện thực đã có được cái hình thức tương
ứng với khái niệm của mình làm thành lý tưởng. Lý tưởng nghệ thuật được nhận
diện với nhiều thuật ngữ phong phú như lý tưởng nghệ thuật là tinh thần, là tư
tưởng, là chiêm ngưỡng nội tâm, là những sức mạnh phổ biến, là hoạt động con
người, thậm chí là thần linh. Nghệ thuật sở dĩ là cái chân thực, vì nó là cái ngoại
hiện có tính chất tinh thần. Cái đẹp và cái chân thực là một.
Cái đẹp của nghệ thuật tức là ý niệm được thể hiện trong hình tượng. Nghệ
thuật là sự cụ thể hóa ý niệm bằng hình tượng. Quá trình cụ thể hóa ngày càng
đầy đủ bao nhiêu thì nghệ thuật càng đẹp bấy nhiêu. Sự thống nhất giữa ý niệm
phổ biến và hình tượng làm cho nghệ thuật khác với khoa học và tôn giáo.

Phạm trù cái đẹp trong nghệ thuật


Phạm trù cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực, có cơ sở khách quan trong cuộc
sống nhưng đồng thời cũng là một hình thức khái quát của tư duy, thể hiện nhận
thức của con người về loại đặc tính thẩm mỹ này của sự vật hiện tượng. Các
đường hướng triết học nghệ thuật thường đi đến những kết luận sau về bản chất
của cái đẹp:
1. Cái đẹp được định nghĩa là sự tương ứng giữa lý tưởng và thực tại, là sự phù
hợp của cái riêng biệt với khái niệm chung về nó, trong lĩnh vực nghệ thuật.
2. Cái đẹp là đặc điểm cơ bản của nghệ thuật. Nghệ thuật không tồn tại nếu
không có cái đẹp.
3. Cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp của thiên nhiên.

Do đó, đã có nhiều triết gia thuộc đường hướng triết học về nghệ thuật
ngay lập tức loại trừ cái đẹp trong tự nhiên ra khỏi phạm vi đối tượng của triết
học về nghệ thuật. Giới hạn đối tượng như thế một phần có vẻ võ đoán. Người ta
vẫn quen cho rằng khoa học nào cũng có quyền tùy ý qui định ranh giới lĩnh vực
của mình căn cứ vào cách mình khảo sát. Nhưng không nên quan niệm ranh giới
mỹ học là lĩnh vực cái đẹp nghệ thuật theo nghĩa như vậy.

Trong đời sống hàng ngày, người ta vẫn thường nói đến một màu đẹp, một
bầu trời đẹp, một con sông đẹp, những con người đẹp. Chúng ta hãy khoan đi
sâu vào những cuộc tranh luận về chỗ cấp tính chất đẹp cho những đối tượng
như vậy và, do đó, nêu lên cái đẹp trong tự nhiên, bên cạnh cái đẹp của nghệ
thuật là có thể chấp nhận đến mức độ nào. Ngay giờ đây chúng ta đã có thể
khẳng định rằng cái đẹp trong nghệ thuật là cao hơn cái đẹp trong tự nhiên. Sở
dĩ thế là vì cái đẹp trong nghệ thuật là nảy sinh và được tái hiện trên cơ sở tinh
thần và bởi vì tinh thần là cao hơn tự nhiên và các hiện tượng tự nhiên, cho nên
cái đẹp nghệ thuật cũng cao hơn cái đẹp của tự nhiên.

Cái đẹp nghệ thuật không phải là một ý niệm logic, không phải là tư tưởng
tuyệt đối, tự phát triển ở trong yếu tố thuần túy của tư duy. Cái đẹp nghệ thuật
cũng không phải là một ý niệm tự nhiên, mà thuộc lĩnh vực tinh thần. Đồng thời,
cái đẹp nghệ thuật cũng không dừng lại ở những nhận thức và những hành động
của tinh thần hữu hạn. Vương quốc của sáng tác nghệ thuật là vương quốc của
tinh thần tuyệt đối.
Cái đẹp của nghệ thuật là ý niệm được quan niệm như là thể thống nhất
trực tiếp của khái niệm với hiện thực của nó trong chừng mực thể thống nhất
này xuất hiện trong cái hiện thực và cảm quan. Ý niệm đẹp là hiện thực cá tính
hóa. Những tư tưởng của các đường hướng triết học về nghệ thuật về bản chất
của cái đẹp nghệ thuật hoàn toàn đúng với nhận định của thi hào Đức vĩ đại
Johann Wolfgang Von Goethe (1749 – 1832): “Thành tựu cao nhất và vĩ đại
nhất của thực tiễn nghệ thuật là cái đẹp”.

Phạm trù lý tưởng trong lĩnh vực nghệ thuật

Lý tưởng là cái hoàn thiện, cái đáng mong muốn thể hiện khát vọng vươn
tới chân lý của con người. Lý tưởng nghệ thuật luôn mang hình thức của cái đẹp
đặc thù.
Triết học về nghệ thuật của Hegel nhận định, nghệ thuật không phải là một
hình thái đặc biệt của sự phản ánh thế giới vật chất, mà là sự phát triển tự thân
của khái niệm. Nghệ thuật là một hình thái nhất định của sự tự nhận thức của
tinh thần tuyệt đối. Tinh thần tuyệt đối tự biểu hiện ra dưới ba hình thái: Nghệ
thuật, tôn giáo và triết học. Qua nghệ thuật, nó tự nhận thức dưới hình thái
chiêm ngưỡng, cảm quan hình tượng; qua tôn giáo, nó tự nhận thức dưới hình
thái cảm niệm, biểu tượng; qua triết học, nó tự nhận thức dưới hình thái khái
niệm. Những hình thái này của tinh thần tuyệt đối lần lượt thay nhau chiếm ưu
thế trong tiến trình phát triển của lịch sử.
Ý niệm là nội dung, còn sự thể hiện bằng hình tượng cảm tính là hình thức
của nghệ thuật. Ý niệm không phải là một cái gì trừu tượng tuyệt đối, mà là thứ
ý niệm được hình thành trong hiện thực, và thống nhất trực tiếp với hiện thực
làm nên lý tưởng nghệ thuật.

Phạm trù lý tưởng là cái hoàn thiện, cái đáng mong muốn thể hiện khát
vọng vươn tới chân lý của con người. Lý tưởng như vậy luôn mang hình thức
cái đẹp là đặc thù, mặc dù nó đã là sự khái quát có tính vượt trước.
Lý tưởng không được xem xét như một phạm trù độc lập mà xét lý tưởng
trong quan hệ với cái đẹp hoàn mỹ của nghệ thuật. Nghệ thuật lý tưởng là một
nghệ thuật bậc cao, điều chủ yếu của nghệ thuật lý tưởng là sự sảng khoái trong
sáng tạo cao cả, đạt tới tự do bên trong tâm hồn con người. Quan hệ với lý tưởng
vẫn là cái hiện thực, có thể coi cặp phạm trù: Hiện thực - lý tưởng là cặp phạm
trù tương phản. Khi chúng ta “So sánh cái hiện thực nôm na thì vẻ bên ngoài do
tinh thần tạo nên là một kỳ diệu mang tính chất lý tưởng”[Hegel, 1999, tr. 277-
287], bởi vì điều lý tưởng đòi hỏi, đó là bản thân hình thức bên ngoài phải tương
ứng với tâm hồn.
Nhờ có lý tưởng mới có nghệ thuật và nhờ có nghệ thuật, lý tưởng đã cấp
cho sự vật một ý nghĩa của tâm hồn. Nhờ có lý tưởng này, nghệ thuật nâng cao
những sự vật mà nếu không có điều đó thì sẽ chẳng có giá trị gì hết. Nhờ có lý
tưởng mới tạo cho chúng ta những hứng thú tinh thần, vì lý tưởng gắn với cái
mới. Tinh thần luôn luôn mới làm cho nghệ thuật phát triển theo phép biện
chứng.

Cái đẹp trong nghệ thuật chính là hiện thân của lý tưởng. Sự phát triển của
lý tưởng ở trong những hình thức đặc thù của cái đẹp được khu biệt hóa thành
những hình thức nghệ thuật riêng biệt.
Nhờ có lý tưởng mới có nghệ thuật và nhờ có nghệ thuật, lý tưởng đã cấp
cho sự vật một ý nghĩa của tâm hồn. Nếu so sánh với cái hiện thực nôm na thì vẻ
bề ngoài do tinh thần tạo nên là một điều kỳ diệu mang tính chất lý tưởng.

Nguyên lý về tính thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan,
giữa vật chất và hình thức nghệ thuật, giữa vật chất và tinh thần, giữa
nội dung và hình thức trong tác phẩm nghệ thuật

Trong lĩnh vực nghệ thuật, nội dung luôn thống nhất với hình thức biểu
hiện, mặc dù quan niệm của các đường hướng triết học về nghệ thuật là không
thống nhất với nhau về phương diện nội dung của cái đẹp quyết định hay hình
thức quyết định. Đây là một trong những nội dung quan trọng của một nguyên lý
cơ bản thuộc đường hướng khảo sát triết học về nghệ thuật chứ không phải là
một nguyên lý nền tảng thuộc đường hướng mỹ học (khoa học). Nguyên lý nền
tảng của đường hướng mỹ học (khoa học) có nhiệm vụ khái quát rộng hơn bản
thân lĩnh vực sáng tác nghệ thuật.

Ngay từ thời cổ đại, các triết gia thuộc đường hướng triết học về nghệ thuật
đã cho rằng một hiện tượng đẹp là hiện tượng có sự thống nhất giữa hình thức
nghệ thuật và vật chất. Sự thống nhất này tạo ra một ấn tượng trong cảm quan.

Cái đẹp nằm trong khả năng về sự nhất trí và sự hoàn chỉnh. Cái đẹp là một
thực thể vật chất bao gồm trật tự, tỷ lệ, kích thước, tính nhất quán, sự thống nhất
trong đa dạng và sự cảm nhận. Cái đẹp – kể cả động vật hay bất kỳ đồ vật gì –
gồm những phần nhất định hợp thành, nó không những cần có sự sắp xếp, mà
còn có một kích thước nhất định. Cái đẹp là ở trong kích thước và trật tự, do đó,
một vật quá bé không thể trở thành đẹp, vì thoắt nhìn đã qua, không kịp thu
nhận; một vật quá lớn, cũng không thể trở thành đẹp, vì một lúc không thể nhìn
bao quát vật đó ngay được, tính nhất trí và tính hoàn chỉnh bị mất đi bởi người
nhận nó. Do vậy mà cái đẹp không nằm ngoài sự vật, không nằm ngoài kích
thước, tỷ lệ, trật tự, sự cân đối và khả năng cảm nhận nó trong tính hoàn chỉnh.

Cái đẹp tinh thần chưa đủ làm nên một sự vật đẹp. Do đó, bên cạnh cái đẹp
tinh thần là cái đẹp hình thức. Một hình thức đẹp luôn thích ứng với quy luật.
Hình thức đẹp không phải là sự võ đoán, ngẫu nhiên, phi lý tính. Vẻ đẹp đó là lý
tưởng nâng lên thành quy luật.

Cái đẹp là sự vĩ đại và trật tự. Sự trật tự trong không gian, tính đều đặn và
tính xác định là những hình thức của cái đẹp. Nhờ có những nguyên lý chung
này mà những yếu tố cá biệt làm thành một thể thống nhất, làm thành cái đẹp
chung.

Hegel cho rằng, nội dung và hình thức nghệ thuật có quan hệ biện chứng
với nhau, nội dung là sự quá độ trở thành hình thức và hình thức là sự quá độ trở
thành nội dung. Nội dung của nghệ thuật không tách khỏi hình thức của nó. Sự
đối lập giữa nội dung và hình thức đều tồn tại trong một thể thống nhất. Chính
sự thống nhất này là biểu trưng của cái đẹp ý niệm tuyệt đối. Bản chất của nghệ
thuật cũng như toàn bộ lịch sử phát triển của nó là lịch sử của chính tinh thần
tuyệt đối tự nhận thức về mình, và phát triển qua ba giai đoạn: giai đoạn nội
dung chưa tìm được hình thức thích hợp (nghệ thuật tượng trưng), giai đoạn nội
dung tìm được hình thức thích hợp (nghệ thuật cổ điển) và giai đoạn nội dung
vượt lên trên hình thức (nghệ thuật lãng mạn) (Hegel).

Nội dung quy định hình thức và sự thống nhất giữa nội dung và hình thức
là sự thống nhất ở nội dung. Bởi vì, cũng như trong mọi việc làm của con người,
nội dung vẫn là cái quyết định. Nghệ thuật phải phù hợp với khái niệm của
mình. Nghệ thuật có nhiệm vụ thể hiện nội dung dưới một hình thức tồn tại cảm
quan ăn khớp với nội dung. Khái niệm không cho phép mặt bên ngoài của cái
đẹp tự do tuân theo những quy tắc riêng, trái lại, chính khái niệm quy định mặt
bên ngoài phải biểu hiện với diện mạo nào và chính bằng cách ấy mà khái niệm
thực hiện được sự nhất trí với mình, mà bản chất của cái đẹp lại chính là ở sự
nhất trí ấy.

Nghệ thuật trước sau vẫn là sự thống nhất giữa hình thức cảm quan với nội
dung (tinh thần, ý niệm, chủ thể tự do), giữa tính vật chất (chất liệu hình thức
biểu hiện) với tinh thần bên trong, giữa tính ngoại hiện, tính khách quan với mặt
chủ quan.
Ý niệm đẹp, tự quan niệm mình là tinh thần tuyệt đối, và do đó là tự do ở
bản thân và vì bản thân mình. Vì vậy, tinh thần tuyệt đối không còn có khả năng
tự thể hiện hoàn toàn bằng những phương tiện bên ngoài, bởi vì nó chỉ tồn tại
với tính cách tinh thần mà thôi. Chính vì vậy, nó phá vỡ sự dung hợp giữa nội
dung bên trong với sự thực hiện bên ngoài là điều đã được thực hiện bởi nghệ
thuật cổ điển, để đi sâu vào bản thân mình.
Do đó, nảy sinh nghệ thuật lãng mạn. Do chỗ nghệ thuật lãng mạn có tính
tinh thần tự do, nên nội dung của nó yêu cầu những điều mà sự thể hiện bên
ngoài và bằng thể xác không thể đem đến được. Kết quả là nghệ thuật lãng mạn
tỏ ra hoàn toàn bàng quan đối với hình thức. Điều này làm nảy sinh một sự chia
cách mới giữa nội dung với hình thức, mặc dầu vì những lí do đối lập với những
lí do khi so sánh với nghệ thuật tượng trưng.
Cái đẹp với tính cách ý niệm cũng theo một ý nghĩa như người ta vẫn nói
đến cái chân và cái thiện với tính cách những ý niệm: Ý niệm là cái bản chất và
cái phổ biến, là chất liệu tuyệt đối, không cảm quan.
Định nghĩa một cách chính xác hơn, ý niệm tuy vậy không những là thực
tế và tính phổ biến mà còn là sự thống nhất của khái niệm và tính thực tại của
khái niệm. Khái niệm biểu lộ với tính cách bản chất ở trong tồn tại khách quan
của mình.
Plato là người đầu tiên tuyên bố rằng chỉ có ý niệm là chân thực và phổ
biến, là cái cụ thể phổ biến. Còn theo Hegel, bản thân ý niệm của Plato vẫn chưa
phải là cái cụ thể thật sự bởi vì nó tương ứng với cái chân thực nếu như ta khảo
sát nó ở trong khái niệm và ở trong tính phổ biến của cái chân thực. Nhưng nếu
khảo sát nó với tính cách một tồn tại phổ biến thì ý niệm của Plato vẫn chưa
được thực hiện và vẫn chưa phải là cái chân thực vì bản thân ở trong sự tồn tại
hiện thực của mình. Nó vẫn dừng lại ở trong trạng thái tồn tại vì mình. Khái
niệm nếu không tồn tại khách quan thì vẫn chưa là khái niệm thực sự. Cũng vậy,
ý niệm cũng chưa là ý niệm thực sự nếu không có sự tồn tại hiện thực của ý
niệm và ở ngoài sự tồn tại này. Do đó, ý niệm phải tiến về phía tồn tại hiện thực
và ý niệm có được sự tồn tại như vậy do sự tồn tại chủ quan hiện thực phù hợp
với khái niệm của tính thống nhất có tính chất ý niệm và của “sự tồn tại cho
nó”.
Chỉ có cái cá biệt cụ thể mới là chân thực và hiện thực, trái lại cái phổ biến
trừu tượng và cái đặc thù thì không phải như vậy. Cái tồn tại cho mình, cái tồn
tại chủ thể do đó là một điểm mà chúng ta phải duy trì. Nhưng tồn tại chủ quan
là ở trong thể thống nhất phủ định, là kết quả của việc lý tưởng hóa các sai biệt
cũng như lý tưởng hóa tồn tại thực tế của chúng. Sự thống nhất của ý niệm và sự
tồn tại hiện thực của khái niệm, do đó là sự thống nhất phủ định của ý niệm với
tính cách ý niệm và của tồn tại hiện thực của ý niệm, một sự thống nhất nảy sinh
từ chỗ chúng ta đã giả thiết và đã gạt bỏ sự khác biệt giữa ý niệm với sự tồn tại
thực tế của nó. Chỉ có nhờ hoạt động này mà ý niệm mới tồn tại một cách khẳng
định đối với bản thân và ý niệm là một sự thống nhất và một tồn tại chủ quan vô
tận nhờ đó ý niệm liên quan với bản thân. Do chỗ chúng ta cần phải quan tâm ý
niệm đẹp trong sự tồn tại hiện thực của nó, chủ yếu như là một tồn tại chủ quan
hiện thực, nghĩa là cá biệt, như là một ý niệm chỉ là hiện thực và chỉ có sự tồn
tại hiện thực ở trong cái cơ thể cụ thể. Có hai hình thức của cái cá biệt: Hình
thức cái cá biệt tự nhiên trực tiếp và hình thức cái cá biệt tinh thần. Ý niệm tồn
tại ở cả hai hình thức này.
Nội dung cơ bản của cả hai hình thức do ý niệm tạo nên và trong lĩnh vực
đặc biệt mà chúng ta khảo sát do ý niệm cái đẹp tạo nên là như nhau. Nhưng nếu
cái đẹp tự nhiên cũng có nội dung hệt như lý tưởng thì cần phải nhận thấy rằng
sự khác nhau giữa hai hình thức qua đó thể hiện ý niệm (nghĩa là sự khác nhau
giữa cái cá biệt tự nhiên và cái cá biệt tinh thần) cũng vẫn là một sự khác nhau
chủ yếu giữa các nội dung của hai hình thức này. Vấn đề là hình thức nào tương
ứng thực sự với ý niệm. Ý niệm chỉ bộc lộ cái chính thể chân thực của nội dung
của mình ở cái hình thức nào tương ứng thực sự với nó. Điều này cần khảo sát vì
trong sự khác nhau về hình thức của cái cá biệt chứa đựng sự khác nhau giữa cái
đẹp trong tự nhiên và lý tưởng.
Cái cá biệt trực tiếp thuộc tự nhiên cũng như thuộc tinh thần. Do chỗ tinh
thần có một tồn tại bên ngoài ở trong thân thể và ngay cả về quan điểm tinh
thần, nó chỉ tồn tại ở trong cái hiện thực trực tiếp. Ý niệm đẹp tự thân nó là một
trạng thái chủ thể tự do, vô hạn và nó đạt đến cái chủ thể này trong thực tế với
tính cách tinh thần.
Hệ thống các hình thức nghệ thuật được triển khai trong sự phản ánh tính
thống nhất về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, vật chất và tinh thần, bản
chất và hiện tượng, khách quan và chủ quan như là sự thống nhất giữa ý niệm
tuyệt đối với các hình thức biểu hiện của nghệ thuật và của cái đẹp trong lĩnh
vực nghệ thuật./.

You might also like