You are on page 1of 8

MỸ THUẬT CHÂU Á

2.1.4 Mỹ thuật châu Á

Nếu ở phương Tây thời kỳ Cổ đại có những nền văn minh phát triển, để lại
nhiều tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất cho thế giới thì ở phương Đông vào thời kỳ
đó, thậm chí sớm hơn, cũng có nhiều nền văn minh phát triển như văn minh Ấn
Độ, Trung Quốc, Nhật Bản… Mặc dù cùng là những nước ở châu Á, nhưng do đặc
điểm về dân tộc, phong tục, tôn giáo, lịch sử của từng nước khác nhau, sự phát
triển về nghệ thuật cũng rất khác nhau. Điều đó tạo nên sự phong phú đa dạng cho
nghệ thuật châu Á.

Mỹ thuật Trung Quốc

Lịch sử Trung Quốc được chia ra làm nhiều thời kỳ:

- Thời Tam Hoàng ngũ đế (theo truyền thuyết)

- Nhà Hạ (XXI-XVI tr.CN)

- Nhà Thương (khoảng từ thế kỉ XVI đến khoảng năm 1066 tr.CN)

- Nhà Chu (khoảng năm 1066 đến năm 221 tr.CN)

- Nhà Tân (221-206 tr.CN)

- Nhà Hán (206 tr.CN đến năm 220)

- Nhà Tấn (265-420)

- Thời Nam Bắc Triều (420-589)

- Nhà Tùy (581-618)

Tiếp theo đó là nhà Đường (618-907), Thời Ngũ đại ở miền Bắc và Thập
quốc ở miền Nam (907-960), nhà Nguyên (1271-1368), nhà Minh (1368-1644) và
nhà Thanh (1644-1911)
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là những quan niệm và học thuyết tư tưởng
có ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ thuật Trung Quốc cổ.

- Nghệ thuật kiến trúc:

Nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Quốc phát triển với sau thể loại kiến trúc
gồm kiến trúc cung điện, tôn giáo, lăng mộ, lâm viên, đàn miếu và nhà ở.

Ngay từ thời nhà Thương, nhà Chu đã có những kiến trúc cung điện với quy
mô nhỏ. Từ thời Trần trở đi, kiến trúc cung điện đã phát triển và được xây dựng
thành một quần thể kiến trúc với nhiều chức năng riêng biệt. Đặc biệt phải kể đến
là Tử cấm thành với diện tích rộng 720.000 mét vuông: 1000 ngôi nhà, gồm 9000
gian, rộng 160.000 mét.

- Kiến trúc Phật giáo: Vật liệu chủ yếu của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc
là gỗ. Kiến trúc gỗ có nhiều ưu điểm nhưng không tránh khỏi một số hạn chế như:
mối, mọt, cháy… vì vậy kiến trúc Phật giáo Trung Quốc hầu hết đều đã bị phá hủy.
Thể loại chùa được tạo ra từ những quả núi là một thể loại kiến trúc đặc biệt của
kiến trúc Phật giáo Trung Quốc. Ngoài ra, còn có các kiến trúc khác như miếu thờ
núi sông, trời đất, đế vương, tổ tiên và cầu mùa.

Đền Thiên Đàn – Bắc Kinh Thiên ninh tự - Bắc Kinh

- Nghệ thuật điêu khắc:


Nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc xuất hiện từ rất sớm. Điêu khắc đá
được phát hiện sớm nhất ở An Dương Hầu gia trang (Hà Nam), các bức tượng Phật
với tượng Phật Di Lặc ngồi cao 71 mét, lớn nhất thế giới. Cùng với tượng là phù
điêu. Năm 1974, Trung Quốc khai quật được 8000 pho tượng đất nung được chôn
cạnh mộ Tần Thủy Hoàng.

- Nghệ thuật hội họa:

Trong mỹ thuật Trung Quốc, hội họa là loại hình phát triển nhất, tiêu biểu
cho tài năng sáng tạo nghệ thuật của người Trung Quốc. Hội họa còn là sự tổng
hợp cao nhất của những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh của người Trung Quốc. Họ
coi hội họa là hình thức nghệ thuật chân chính duy nhất và do các văn nhân, sĩ đại
phu là những người có học, có văn bằng sáng tạo ra. Hội họa cổ Trung Quốc được
coi là có nhiều thành tựu rực rỡ và được xếp vào một trong những nền hội họa lớn
trên thế giới. Hội họa Trung quốc bao gồm nhiều thể loại: tranh Phật đạo, tranh sơn
thủy, tranh phong tục, tranh hoa điểu, trang thảo trùng, tranh nhân vật, tranh lầu
các, tranh yên mã. Tranh sơn thủy là loại tranh là loại tranh vẽ thiên nhiên đất trời,
sông núi bắt đầu xuất hiện từ thời Hán, đến thời Ngụy Tấn – Nam bắc triều đã phát
triển thành thể loại đơn lập. Sơn thủy là biểu tượng của người quân tử bao gồm cả
trí và nhân. Tuy vậy để đạt tới độ tinh túy của tranh sơn thủy, các văn nhân còn
chịu ảnh hưởng của tinh thần “Đạo” và “Thiền” của Phật giáo.

Tranh có hai loại là: thủy mặc sơn thủy và thanh lục sơn thủy. Tranh thủy
mặc sơn thủy là tranh vẽ thiên nhiên sông núi chỉ bằng mực nho và nước với các
độ đậm nhạt của mực mà diễn tả được vạn vật. Tranh thanh lục sơn thủy là loại
tranh sơn thủy vẽ mực đen, điểm màu xanh lục. Các tác giả lớn của hội họa Trung
Quốc phải kể đến như: Diêm Lập Bản, Chu Phỏng, Ngô Đạo Tử (đời Đường), Cố
Hoành Trung, Trương Trạch Đoan (đời Tống), Triệu Mạnh Phú, Trần Hồng Thụ,
Ngô Đạo Tử…

Mỹ thuật Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia năm ở phía Nam châu Á, Ấn Độ rất đa dạng về địa hình,
trong đó vùng đồng bằng được tạo bởi hai dòng sông: sông Ấn và sông Hằng. Đối
với người Ấn Độ, nước có một vai trò rất quan trọng, nước là thiện, nước là linh
thiêng. Các loài cây, hoa sống trong nước trở thành mô-típ quan trọng xuất hiện
thường xuyên trong nghệ thuật.

Về mặt xã hội, Ân Độ cũng rất đa dạng về chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và
văn hóa. Có nhiều thứ tôn giáo cùng tồn tại trong xã hội đã chi phối đặc điểm mỹ
thuật. Đạo quan trọng nhất là đạo Bà La Môn (đạo Hin-đu, Ấn Độ giáo), một tôn
giáo đa thần. Bên cạnh đó, Phật giáo cũng rất phát triển ở Ấn Độ. Ngoài ra còn có
đạo Hồi, đạo Gian (Jain), đạo Xích (Sikh). Tuy vậy, tôn giáo ảnh hướng đến nghệ
thuật tạo hình rõ nhất là Ấn Độ giáo, Phậy giáo và Hồi giáo.

Lịch sử Ấn Độ được chia làm bốn giai đoạn:

- Thời kỳ văn minh sông Ấn (từ đầu thiên niên kỉ III tr.CN đến giữa thiên
niên kỉ II tr.CN)

- Thời kỳ Vệ Đà (giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I tr.CN)

- Ấn Độ từ giữa thế kỉ VI tr.CN đến thể kỉ XII

- Ấn Độ giai đoạn từ 1200 đến 1857

Mỹ thuật Ấn Độ cũng phát triển tương ứng với các giai đoạn lịch sử của Ấn
Độ. Ở mỗi giai đoạn, mỗi loại hình nghệ thuật đều có những đặc điểm riêng. Các
loại hình nghệ thuật Ấn Độ đều phát triển và để lại những thành tựu lớn. Hai loại
hình kiến trúc và điêu khắc đã xứng đáng tiêu biểu cho nền mỹ thuật Ấn Độ.

Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ

- Kiến trúc Ấn Độ giáo: Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Có nhiều
công trình kiến trúc mang phong cách Ấn Độ giáo trong đó có khu đền thờ Ma-ha-
ba-li-pu-ram ở miền Nam Ấn Độ. Di tích bao gồm nhiều ngôi đền Ấn Độ giáo to
nhỏ khác nhau và đềnt hờ Si-va xây bằng đá. Ngôi đền Đác-ma-da-di-a cao 12.2
mét, gây được ấn tượng hoành tráng. Các ngôi đền khác có cấu trúc chữ nhật, với
những bộ mái cong, mái tranh bốn múi… rất phong phú.
- Kiến trúc Phật giáo: trong nghệ thuật tạo hình Ấn Độ, kiến trúc Phật là loại
hình phát triển và thể hiện rõ tài năng của các “kiến trúc sư” Ấn Độ. Ở kiến trúc
Phật giáo, đặc sắc nhất là ngôi chùa. Khởi đầu là các gò đất chứa xá lị của Đức
Phật sau đó phát triển thành kiến trúc chùa. Những kiểu chùa này là những chùa
trong núi, trong hang động và được gọi là chùa hang. Chùa hang A-gian-ta là công
trình nổi tiếng về thể loại chùa hang. Một thể loại đáng chú ý trong kiến trúc Phật
giáo là hình thức bảo tháp, một lăng mộ đựng xá lị của các vị tu hành đắc đạo.
Công trình tháp San-chi là tiêu biểu cho tháp của Ấn Độ. Tháp cao 16m và có
đường kính 36m. Tháp có hình giống chiếc bát úp, cổng tháp được trang trí bằng
các phù điêu trang trí rất đẹp.

- Kiến trúc Hồi giáo: công trình kiến trúc nổi tiếng ở Ấn Độ không phải đền
thờ Hồi giáo mà là một lăng mộ. Đó là lăng Tát-ma-han (Tadj Mahall) ở A-gơ-ra,
lăng của hoàng hậu Mun-ta Ma-han, vợ của vua Sắc-gia-han. Công trình chính của
lăng là một tòa nhà, có đáy là hình bát giác mỗi cạnh 100m, xây bằng đá cẩm thạch
trắng và sa thạch đỏ trên nền cao. Toàn bộ lăng được trang trí chạm trổ như ren
thêu, như những tấm thảm Ba Tư bằng ngọc.

Lăng Tát-ma-han

Nghệ thuật điêu khắc: ngay từ thời Cổ đại đã có nhiều tác phẩm điêu khắc có
trình độ khá cao. Điêu khắc thường gắn với kiến trúc, kết hợp với kiến trúc để tạo
nên một tổng thể hoàn chỉnh. Kiến trúc Ấn Độ thường được trang trí dày đặc bằng
diện phù điêu theo phong cách Ấn Độ. Ngoài ra còn có nhiều tượng các vị thần
trong tôn giáo Ấn Độ như thần Si-va và tượng các vũ nữ trong nhiều tư thế đặc biệt
uốn mình thei kiểu Tri-ban-ga…
Nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ mang trong nó nhiều đặc điểm độc đáo, trong
đó đặc điểm nổi bật là có tính nhục cảm cao. Các hình tượng con người, thần, Phật
hay các vũ nữ đều to khỏe, tràn trề sức sống và sinh động, biểu cảm. Ngay cả về đề
tài, người Ấn Độ cũng rất đặc biệt khi chọn những cảnh sinh hoạt tình dục để đưa
vào trong các tác phẩm điêu khắc. Mặt khác, họ trang trí dày đặc, không để khoảng
trống bởi nhiều hình chạm khắc tỉ mỉ, kĩ lưỡng. Các tác phẩm điêu khắc Ấn Độ
mang tính thẩm mĩ cao và đậm đà bản sắc dân tộc.

Nghệ thuật bích họa A-gian-ta (Ajanta): khu chùa hang A-gian-ta nằm trên
núi cao, nằm ở Tây Ấn Độ, bao gồm 29 chùa hang. Đặc biệt những bích họa ở đây
được vẽ thuộc nhiều thế kỉ, là tác phẩm của cả một dân tộc, một thời kỳ phát triển
rực rỡ của đạo Phật. Hầu hết, các tranh tường thể hiện truyền thuyết và các đoạn
đời khác nhau của Đức Phật và còn diễn tả cuộc sống, những phong tục của người
Ấn Độ, sự phong phú của thiên nhiên và động thực vật ở đây.

Mỹ thuật Nhật Bản

Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung ở ngoài khơi phía Đông của châu
Á. Người Nhật Bản ít quan tâm đến những điều huyền bí, họ hướng về những gì
thiết thực. Tín ngưỡng người Nhật không có nhiều thần, truyền thống tín ngưỡng
lâu đời nhất là Thần đạo (Shintoisme). Theo tinh thần Thần đạo, mỗi nhân tố thiên
nhiên như núi, sông, đất đá, cây cối… đều có một linh hồn (Kami). Ngoài Thần
đạo, ở Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc. Có thể nói đến tận
thế kỉ VI, mỹ thuật Nhật Bản hầu như chưa có gì đáng kể. Sự hình thành mỹ thuật
Nhật Bản xuất phát từ nhiều nguồn. Trong đó không thể không kể đến ảnh hưởng
của Trung Quốc. Tuy vậy, dân tộc Nhật Bản là một dân tộc trọng truyển thống,
quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan của thời kỳ xa xưa đã đem đến cho
mỹ thuật Nhật Bản một sắc thái riêng biệt và độc đáo.

Lịch sử mỹ thuật Nhật Bản phát triển qua một số giai đoạn sau:

- Thời kỳ Na-ra (645 – 793): Kinh đô Na-ra được xây dựng phỏng theo
Trường An (Trung Quốc). Kiến trúc Phật giáo được xây dựng nhiều, tiêu biểu là
chùa Hô-ry-u.
- Thời kỳ Hây-an (794 – 1187): hội họa có hai trường phái: Ka-ra-e (hội họa
theo kiểu Trung Quốc) và Ya-ma-tô-e (hội họa theo kiểu Nhật) với thể loại tranh
cuộn.

- Thời kỳ Ca-ma-cu-da (1185 – 1333)

- Thời kỳ Mu-rô-ma-chi (1333 – 1573): để lại nhiều di sản quý giá như chùa
vàng (Kimkaku) và chùa Bạc (Ginkaku) lộng lẫy và tráng lệ. Những bức tranh thủy
mặc của Set-shu đã đạt đến độ hoàn hảo và giàu tính hiện thực hơn so với tranh
thủy mặc Trung Quốc.

Từ 1573 đến 1868 là thời kỳ Mô-nô-ya-ma và E-dô. Mỹ thuật Nhật Bản


cũng có nhiều sự thay đổi. Tranh khắc gỗ màu phát triển và để lại nhiều tác phẩm
nổi tiếng.

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Nhật Bản

Kiến trúc Nhật Bản mang theo hai đặc điểm: Thần đạo và Phật giáo

- Kiến trúc mang tinh thần Thần đạo: linh hồn có sẵn trong tất cả mọi chất
liệu. Vì vậy trong khi làm nghệ thuật, người Nhật thích sử dụng các vật liệu ở dạng
tự nhiên, ít gia công, chạm trổ. Người Nhật có kiến thức kiến trúc và trang trí riêng
mang đậm nét văn hóa Nhật Bản: nhẹ nhàng, tinh tế, thanh tịnh và cao siêu.

- Kiến trúc Phật giáo: với điện Phật Tô-đai-di (Todaiji) nổi bật, Phật điện có
kích thước tương đối lớn: dài 57m, rộng 51m và cao 49m. Ngoài điện Phật chính
còn có bảo tháp, hai tòa đại điện và một số công trình khác phục vụ cho các pháp
sư và con người. Điện Phật với kiến trúc mái thẳng, độ cong mái ít tạo dáng khỏe,
đường nét dứt khoát, vật liệu chính là gỗ. Trong điện có tượng Phật Thích Ca Mâu
Ni bằng đồng thau lớn nhất thế giới. Phía sau tượng là vòng hào quang được làm
bằng gỗ dát vàng, trên đó tạc 16 tượng Phật nhỏ. Trên áo cà sa nghệ sĩ chú trọng
những nếp áo nổi đều đặn và hướng ra ngoài.

Nghệ thuật hội họa – đồ họa


Hội họa Nhật Bản phát triển muộn hơn điêu khắc, cùng với đạo Phật, hội
họa Nhật Bản cũng bắt đầu được phát triển. Một số thể loại tiêu biểu như: tranh tôn
giáo, tranh trang trí vách ngăn, tranh thủy mặc, tranh cuộn mang tính chất minh
họa cho tiểu thuyết dã sử… Tranh khắc gỗ màu dưới hình thức giấy bọc hàng.
Tranh khắc gỗ Nhật Bản đã ảnh hưởng đến các họa sĩ Hậu Ấn tượng, tranh khắc gỗ
chủ yếu diễn tả đề tài bình dân. Ban đầu tranh khắc gỗ Nhật Bản chỉ dùng sắc độ
đen trắng, chưa có màu, sau được in thêm hai màu xanh lục và hồng nhạt, sau đó
tranh khắc gỗ nhiều màu ra đời. Tranh khắc gỗ Nhật bản có nhiều tên tuổi nổi
tiếng, song nổi hơn cả là ba họa sĩ: U-ta-ma-rô (Utamaro), Hô-ku-sai (Hokusai) và
Hi-rô-si-ghê (Hiroshige)

You might also like