You are on page 1of 61

Giáo trình

Lịch sử Mỹ thuật Công Nghiệp


MỤC LỤC
Chương I...............................................................................................................4
1.1. Khái niệm Design(Mỹ thuật công nghiệp)..................................................4
Designer.................................................................................................................4
Design sản phẩm và Design đồ họa.....................................................................5
1.2. Các chức năng và tiêu chí của Designer......................................................5
Tiến trình Design phụ thuộc vào sản phẩm cụ thể............................................6
1.3. Design tương thích phương thức sản xuất..................................................7
1.4. Lịch sử Design...............................................................................................8
1.5. Những phong cách lớn trong lịch sử Design...............................................9
Phong cách............................................................................................................9
Gothic(1135-1530)..............................................................................................11
Phục hung(Renaissance)....................................................................................12
Baroque...............................................................................................................13
1.6. Những mốc lịch sử Design.........................................................................13
Design công nghiệp.............................................................................................14
CHƯƠNG II.......................................................................................................17
2.1. Cách mạng công nghiệp..............................................................................17
Cách mạng công nghiệp(1830-1880).................................................................17
Máy hơi nước.......................................................................................................17
2.2. Lịch sử lúc khởi đầu....................................................................................18
Nếp sống phường hội, nếp sống tiểu thị dân, cộng đồng Shaker...................19
2.3. Michael Thonet (1796 – 1871)...................................................................21
CHƯƠNG IV......................................................................................................22
Chủ nghĩa lịch sử................................................................................................23
Phong cách phô trương......................................................................................24
4.3. Triển lãm thế giới và hội chợ quốc tế........................................................24
4.4. William Morris và phong trào mỹ thuật mỹ nghệ...................................25
CHƯƠNG III......................................................................................................26
3.1. Phong cách trẻ. Nghệ thuật mới................................................................26
Phong cách trẻ Đức............................................................................................29
Nghệ thuật mới Pháp(Art nouveau).................................................................30
Nghệ thuật mới Bỉ..............................................................................................32
3.2. Phong cách trẻ giữa nghệ thuật và công nghiệp.......................................38
Con đường đi đến hiện đại................................................................................39
3.3. Hình dáng theo công năng..........................................................................39
3.4. Liên đoàn thủ công Đức................................................................................41
CHƯƠNG IV.......................................................................................................44
4.1. Những người tiên phong và Chủ nghĩa cấu trúc Nga..............................44
El Lissisky (1890-1941)......................................................................................45
4.2. Hà lan: De stijl(1917-1931)..........................................................................46
4.2. ART Deco ở Mỹ. Streamlining...................................................................46
Design công nghiệp hiện đại..............................................................................48
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929...........................................................49
Hình dáng dòng chảy (Streamlining).................................................................49
CHƯƠNG V........................................................................................................52
5.1. Những năm 50, giai đoạn sau chiến tranh ...............................................52
Lối sống Mỹ với Design tiêu thụ.........................................................................53
Raymond Loewy(1893-1986)..............................................................................54
Nhật.....................................................................................................................56
+ Ở Pháp: thiết kế có sự tự do, phóng khoáng.....................................................57
Hãng Sony và máy Walkman............................................................................57
Năm 1959 vô tuyến truyền hình bán dẫn đầu tiên ra đời.....................................57
Design mới..........................................................................................................58
Design và công nghệ...........................................................................................58
High – Tech(Kỹ thuật cao)................................................................................59
Nhỏ hóa kích thước vật thể...............................................................................59
Design và Marketing..........................................................................................60
Swatch.................................................................................................................60
Chương I
Design
1.1. Khái niệm Design(Mỹ thuật công nghiệp).
Là ngành thiết kế tạo mẫu, tạo dáng cho sản phẩm công nghiệp, thiết kế môi trường
sống hay thế giới đồ vật.
Design là một thuật ngữ xuất hiện trong rất nhiều ngữ cảnh với các lĩnh vực thiết
kế: thiết kế Đồ họa(graphic design), thiết kế nội thất(interior design), thiết kế thời
trang(fashion design), tạo dáng công nghiệp(industrial design)…
Danh từ design có xuất xứ từ chữ disegno của tiếng Latinh, có từ thời Phục hưng có
nghĩa là phác thảo, thuật vẽ, thiết kế, bản vẽ và là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác,
công việc của sự sáng tạo. Thời đó thuật ngữ này thường ám chỉ công việc sáng tạo của
các họa sĩ vẽ tranh, tạc tượng …. và hơn nữa đó vẫn chưa phải là một nghề chuyên
nghiệp hoàn toàn (full-time professional) mà gắn kết như một thuộc tính của họa sĩ,
nhà điêu khắc hay các nghệ nhân.
Thế kỉ XVI ở Anh đã mở rộng khái niệm Design là phác thảo, thiết kế và lập kế
hoạch cho sản phẩm công nghiệp.Ở Việt Nam có nghĩa là "mỹ thuật công nghiệp",
"thiết kế tạo dáng công nghiệp" hay "mỹ thuật ứng dụng". Thuật ngữ này mới nhập vào
Việt Nam trong thập niên 1960, bắt nguồn từ Industrielle Formgestaltung trong tiếng
Đức khi các giáo sư trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Halle (Die Hochschule für
Industrielle Formgestaltung – Halle) sang trường Trung cấp Mỹ nghệ Hà Nội trao đổi
học thuật và đã được dịch thành "Mỹ thuật công nghiệp" (MTCN). Từ đó MTCN trở
thành thuật ngữ của ngành và trở nên thông dụng, quen thuộc.
Designer.
Những sản phẩm, tác phẩm, những cuốn sách, tạp chí, viện bảo tàng…đã dựng hình
ảnh của các bậc thầy Designer trong lịch sử phát triển. Có thể kể tên một số bậc thầy
danh tiếng như William Morris, Michael Thonet, Adolf Loos, Le Corbusierd, Frank
Lloy Wright Christian Dior…Trong lịch sử đã có nhiều Designer khởi nghiệp từ các
lĩnh vực kiến trúc, kỹ thuật trong kinh doanh, quảng cáo.
Việc đào tạo các Designer bao gồm toàn bộ các lĩnh vực của các bộ môn khoa học
rất cần thiết và nền tảng văn hóa, thế giới quan của Designer. Tại các trường đào tạo
Designer ở Việt Nam hiện nay có các môn học về thẩm mĩ học, tiến hiệu học, lý thuyết
màu, văn minh phương Tây, văn minh phương Đông, cơ sở văn hóa Việt nam.
Môn duy nhất thuộc chuyên ngành Design là Ergonomic, Việt Nam còn gọi là Công
thái học - bộ môn giải thích mối quan hệ trung tâm giữa con người và môi trường, máy
móc, nghiên cứu khả năng và hạn chế của con người, nhân trắc học…để đảm bảo yêu
cầu đối với tạo dáng hợp lý, phù hợp sức khỏe, an toàn và tiện nghi.
Designer ngày nay có một phạm vi hoạt động rộng lớn từ những sản phẩm tiêu
dùng hàng ngày như đồ gỗ, dụng cụ gia đình, quần áo giày dép…đến các sản phẩm
công nghiệp. Không chỉ hoạt động trên thế giới của hàng hóa tiêu dùng, họ còn hoạt
động cả trong lĩnh vực thiết kế vũ khí, ô tô, xe máy…
Tùy vào lĩnh vực hoạt động và sản phẩm mà các Designer thường gắn thêm vào các
danh hiệu Designer những sản phẩm chuyên môn của mình. Như Designer nội thất,
Designer đồ họa, Designer thời trang, Designer đồ gốm…
Design sản phẩm và Design đồ họa
Design công nghiệp(Industrial design) bao gồm Design những sản phẩm tiêu dùng
hàng ngày như đồ đạc, dụng cụ gia đình, quần áo, giày dép, …cho đến các sản phẩm
trang thiết bị công nghiệp khác, thậm chí cả vũ khí và phương tiện vũ trụ…nghĩa là
Design sản phẩm công nghiệp
Design đồ họa(Graphic design) bao gồm tất cả các lĩnh vực giao tiếp và thông
tin(communication). Quảng cáo bao bì sản phẩm, brochure, catalogue, trang trí trưng
bày cửa hàng, đồ họa ấn phẩm …nói tóm lại đó là công việc trang trí vẽ trên bề mặt.
Ngày nay, khi phượng tiện truyền thông chủ yếu dựa vào hệ thống nghe nhìn, trên màn
hình vô tuyến, vi tính…thì các Designer cũng phải ngồi bên máy tính và sáng tạo,
trong trường 2D và 3D, tĩnh và động, tạo ra những sản phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Một Designer hiện đại ngày nay được trang bị kiến thức cảu cả hai mảng Design
công nghiệp và Design đồ họa.
1.2. Các chức năng và tiêu chí của Designer.
Design là một hoạt động nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp và thương mại.
Design được thực hiện dựa trên những nguyên lý và sự nghiên cứu nghiêm túc các yếu
tố tác động tới sản phẩm và người tiêu dùng.
Design gắn liền với quá trình sản xuất – tiêu dùng sản phẩm. Hoàn cảnh xã hội tác
động đến quá trình Design và tác động xã hội của Design.
Qúa trình Design dừng lại ở mẫu đầu hay nguyên mẫu(Proto-Type). Qúa trình sản
xuất kết thúc ở sản phẩm(Designed Goods).Qúa trình lưu thong phân phối(Circulation
Distribution) mang sản phẩm đến người tiêu dùng và quá trình tiêu dùng của khách
hàng(Consuming Customizing) chấm dứt mô hình chế tạo, sản xuất – tiêu dung sản
phẩm. Người ta gọi quá trình Design là quá trình tiền sản xuất như mô hình dưới đây:
Tiến trình Design sản phẩm theo các Designer Nhật Bản được thực hiện theo 4
bước như mô hình sau:
Tiến trình Design phụ thuộc vào sản phẩm cụ thể.
1) Khảo sát nghiên cứu lần 1 về nhu cầu, thói quen sở thích của khách hàng
2) Hình thành ý tưởng Design, đó là nhứng bước xác định dần những đặc trưng cơ
bản nhất của sản phẩm tương lai khi sản phẩm được đưa vào thị trường, ý tưởng
phải thỏa mãn công thức 5W1H ( When, Who, Where, What, For Whom, How).
3) Design là quá trình thực hiện ý tưởng, ban đầu được Design thể hiện qua phác
thảo(sketch) như những sơ phác ban đầu và chỉ giành riêng cho chính bản thân
Designer nên có thể được thể hiện tự do bằng nét chì …sau đó phác thảo mới
hoàn thiện dần ý tưởng khi lưu ý tới cấu tạo bên trong, vỏ bọc bề ngoài, vẽ kỷ
thuật và thực hiện mô hình 3 chiều, cuối cùng hoàn thiện màu sắc, hoa văn, chất
liệu bề mặt, trang trí và đồ họa mỹ thuật kết thúc quá trình Design.
4) Khảo sát nghiên cứu lần 2 xem xét những vấn đề phát sinh khi đưa sản phẩm
vào thị trường và ý kiến của người sử dụng.
Design được đánh giá bởi các tiêu chí xã hội, công nang, công thái học, sinh thái,
và thẫm mỹ…
Tiêu chí xã hội đánh giá mức hội nhập và định hướng của sản phẩm đối với các
tầng lớp của xã hội khác nhau, khả năng tối ưu hóa đời sống vật chất cho công dân, lợi
ích và hiệu quả xã hội của sản phẩm, quan hệ của sản phẩm và trình độ phát triển của
bản thân hoặc nhóm cộng đồng.
Tiêu chí công năng đánh giá tính dễ sử dụng, dễ vận hành, dễ sửa chữa, độ tinh tế
của sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ của sản phẩm, có khả năng tái sử dụng, ký
thuật công nghệ tiên tiến…
Tiêu chí công thái học đánh giá về mối quan hệ hữu cơ giữa con người và môi
trường
Tiêu chí sinh thái đánh giá sản phẩm và khả năng cũng như mức độ làm hại môi
trường sống…
Tiêu chí thẫm mỹ xem xét cấu tạo và hình dáng, tính “xịn” hay cá tính và tính độc
đáo…Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Design sản phẩm như: về khía cạnh
nhân trắc học, vật lý, tâm sinh lý, vệ sinh,…
1.3. Design tương thích phương thức sản xuất.
Design là một môn khoa học đã tổng hợp được các phương pháp khác nhau, rút ra từ
các lĩnh vực của khoa học kỹ thuật, khoa học kinh tế, khoa học xã hội và kiến thức trí
tuệ của nhân loại. Trong quá trình phát triển của lịch sử của bộ môn khoa học này về lý
luận lẫn thức tiễn, người ta có nhiều giả định và quan điểm rất khác nhau.
Chủ nghĩa công năng đã thống trị từ đầu thế kỷ cho đến những năm 70, những yêu cầu
đòi hỏi về công năng và đòi hỏi về kỹ thuật bao giờ cũng là thước đo về hình thức đối
với một sản phẩm được sản xuất hang loạt. Xu hướng styling
1.4. Lịch sử Design
Là một khoa học nghiên cứu ra đời và phát triển của Design cùng những yếu tố cơ
bản về sự phát triển đó, là môn học có mục đích nhằm giải thích Design như một hiện
tượng xã hội và hiện tượng lịch sử. Đó là những cột mốc của những sự kiện, sự hình
thành các hãng, các công ty..tạo dựng nên dấu ấn Design.
Nước Anh có Hiệp hội lịch sử Design ( Design History Society) từ 1977.
Khi nói đến lịch sử Design ta không chỉ đề cập đến sự phát triển về kỹ thuật, kinh
tế, thẫm mỹ và xã hội mà còn phải đề cập đến các yếu tố khác nữa như tâm lý, vân hóa,
môi trường…Lịch sử Design không chỉ là lịch sử của đồ vật và hình dáng của chúng,
lịch sử Design là lịch sử của các hình thức sống, là mối quan tâm và phong cách ứng
xử trong quan hệ giữa con người và đồ vật được phản ánh phần lớn trong lịch sử văn
hóa và văn minh từ khởi thủy cho tới thế kỷ XX.
Hàng năm minh họa trong sách là hình vẽ, phát thảo, thiết kế sản phẩm…như
những dấu ấn của lịch sử Design, được lựa chọn từ những hình dáng tiêu biểu, đặc
trưng cho phong cách, văn hóa, dân tộc hoặc trên cơ sở chất liệu, kỹ thuật chế tạo. Một
số đơn thuần chỉ là những ý tưởng hay thử nghiệm lý thuyết, số khác theo thương mại
chủ nghĩa. Những phong cách kiểu dáng của Design công nghiệp thế kỷ XX phản ánh
sự phát triển và những thay đổi của kỹ thuật công nghệ trái ngược với xu hướng thủ
công truyền thống.
Cuối thế kỷ XX các nhà lí luận Design đưa ra mô hình phát triển Design trong mối
quan hệ với các hình thức xã hội nhằm lý giải những thay đổi của đặc trưng phong
cách Design phụ thuộc vào nền kinh tế, sản xuất công nghiệp và hoàn cảnh xã hội. Qúa
đó có thể xây dựng được mô hình phát triển của Design trong lương lai.
Đó là những thập niên xã hội phát triển tiếp tục dư thừa sản phẩm công nghiệp đồng
thời diễn ra sự thay đổi to lớn trong cơ cấu nhu cầu của con người, những sản phẩm
giải trí, văn hóa tinh thần tăng cao và mở rộng hơn bao giờ hết. Con người bao quát
toàn cầu, vươn ra ngoài phạm vi trái đất và trình độ khoa học công nghệ vũ trụ sẽ tác
động ảnh hưởng đến các sản phẩm vật chất lẫn tinh thần Design tương lai.

1.5. Những phong cách lớn trong lịch sử Design.


Phong cách.
Qua những di tích kiến trúc và những đồ vật từ xưa còn được bảo tồn đến ngày nay
có thể thấy những công trình kiến trúc cũng như đồ đạc được xây dựng hay chế tạo ở
một giai đoạn nhất định, trong những điều kiện thường xuyên thay đổi, nhưng có cùng
những dấu hiệu giống nhau. Những dấu hiệu thống nhất ở cách thức biểu thị coi như
dấu ấn mà thời kỳ xác định đó lựa chọn để thực hiện các tác phẩm kiến trúc của mình
được gọi là phong cách của kiến trúc đó. Trào lưu sử dụng cùng một loại dấu ấn, cùng
một cách biểu thị trong các công trình kiến trúc tạo thành phong cách kiến trúc.
Phong cách xuất hiện ở nơi nào thuận lợi cho sự phát triển của nó. Đó là địa lý, khí
hậu, nền kinh tế, xã hội và điều kiện chính trị, thu nhập của người dân…Từ nơi xuất
phát, phong cách sơ khai lan tới những vùng xung quanh, giống như những vòng tròn
đồng tâm, ngày một xa hơn tùy theo khả năng mối quan hệ xã hội tương lai. Thời xa
xưa chính buôn bán là nhịp cầu nối quan hệ văn hóa với nhau. Ví dụ như “con đường
tơ lụa” nối hai châu lục Âu – Á nổi tiếng của người Trung Quốc thời xưa. Những trung
tâm phong cách đã nổi tiếng trước đây là Athen thời cổ đại Antique, Paris thời Gothic
Trung cổ, Phlỏence và Roma thời phục hưng Renaissance.
Lịch sử phát triển thế giới đầy rẫy các cuộc chiến, nhưng ngay cả chiến tranh dù
chủ yếu chỉ tàn phá chết chóc, cũng thường tạo điều kiện tác động qua lại và phổ biến
phong cách kiến trúc mới. Phong cách là một trong những chủ đề quan trọng của các
nhà viết sử và phê bình nghệ thuật. Danh từ phong cách Style có nguồn gốc từ chữ
Latinh stilus hàm nghĩa cách viết, kiểu chữ viết biểu hiện trực tiếp đặc trưng con người.
Cũng có quan miện khác coi phong cách style như một mỹ từ mà con người cố tình áp
đặc và tự giải nghĩa cho hiện tượng mà thôi.
Một vài tên gọi phong cách thường gặp trong lịch sử nghệ thuật như: phong cách
hình học (geometric style), Hellenistic(Văn hóa cổ Hilạp), Romanesque(Roman),
Gothic(Gotic), Baroque(Barốc), Rococo(Rốccôcô), Louis XIL(Luis XIL),
Mannerism(phong cách riêng), phong cách Queen Anne(Nữ hoàng Anh),
Neoclassical(Tân cổ điển), Art Nouveau(Nghệ thuật mới), phong cách quốc tế hiện
đại(international moder style)…
Giai đoạn sơ khai là giai đoạn tìm kiếm dấu ấn riêng và tinh lọc phong cách.
Giai đoạn hưng thịnh là thời kỳ đỉnh cao của phong cách. Đây là giai đoạn phong
cách đã định hình về cấu tạo hình dáng và các chi tiết cấu tạo thuộc kết cấu hoặc trang
trí. Đó là nghệ thuật chín muồi, chắc chắn trong hình dáng cà chín muồi trong hình
dáng.
Giai đoạn tàn là giai đoạn cuối trong đó nhiều vấn đề thuộc phong cách đã được
giải quyết, thử thay đổi, thêm thắt những phần tử bất cấu trúc, chỉ còn tính trang trí.
Ý nghĩa cơ bản của phong cách là đặt trưng nghệ thuật đặc sắc có tính đặc thù diễn
tả tính cách của một con người, một dân tộc hay một thời đại chính là ảnh hưởng của
nó tới công cuộc phát triển thượng tầng kiến trúc tương lai. Phong cách cá nhân có thể
tạo dấu ấn cho một trường phái, phong cách nhóm hay phong cách hãng. Trở thành văn
hóa, phong cách mang tính quốc gia và vượt khỏi biên giới một nước thành phong cách
quốc tế.Vấn đề phong cách luôn cần xem xét trên cơ sở văn hóa, cá nhân hay cộng
đồng và của xã hội.
Cổ đại Antique là phong cách trang trí nghệ thuật cổ xưa nhất đặc trưng bằng các
hình tưởng tượng về người hoặc thú có tính cách điệu cao được thể hiện rõ nét nhất ở
những công trình kiến trúc và điêu khắc hay đồ đạc cho đến ngày nay. Trong các hầm
mộ người ta khai quật được khá nhiều cổ vật, đồ dùng, đồ trang sức của người xưa
được gìn giữ khá tốt phản ánh phần nào trình độ thẩm mỹ và công nghệ chế tác đồ đạc
thời đó, tuy nhiên những di vật đó chỉ phản ánh đời sống của vua chúa và tầng lớp
thượng lưu. Phong cách cổ đại phương đông có ảnh hưởng rõ rệt lên phong cách
phương tây là Cổ đại Ai Cập(Egypt), Lưỡng Hà(Mesopotamia). Cổ đại thuần phương
đông là Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản. Phong cách phương Tây cổ đại nổi bật là Hi
Lạp và La Mã cổ đại nguồn cảm hứng cho phong cách phục hưng về sau.
Những thay đổi của phong cách phương Đông từ thời cổ đại tới ngày nay không rõ
nét bằng phong cách phương Tây bởi tính truyền thống liên tục kéo dài của chế độ xã
hội mang nét văn hóa riêng khá ổn định.
Gothic(1135-1530)
Gothic Pháp trở thành phong cách nghệ thuật đặc sắc mới đã có nguồn gốc từ
phong cách Antic truyền thống miền núi Alpe, phong cách khái quát kiểu kiến trúc và
phong cách hội họa mới, xuất hiện sau thời kì Cổ đại La Mã và trước thời kì Phục
Hưng từ 1135- 1530, gồm ba giai đoạn sơ kì:
Early Gothic 1135 - 1190
High Gothic 1190 - 1230
Late Gothic 1290 - 1530
Kiến trúc Gothic bắt nguồn ở Pháp từ thế kỉ XII và tồn tại ở Tây Âu đến giữa thế kỉ
XVI, đặc trưng bằng các giáo đường lớn với kết cấu ngày càng thanh thoát và cao dần
sử dụng các vòm nhọn, vòm khung, hệ thống cửa sổ trang trí kính màu phong phú.
Nhà thờ Gothic khác với kiến trúc La Mã ở chổ theo một phương thức xây dựng
ccác vòm chịu lực nhờ các đường gân. Nhờ cấu trúc gia cường, các tường không cần
quá dầy, các vòm cong nhọn đã chống đỡ sức nặng bên ngoài thay cho cột và tường
bên trong để đỡ sức nặng của mái vòm. Nhờ vậy có thể xây tường mỏng hơn và thay
thế một phần tường bằng cửa sổ kính màu lớn để có nhiều ánh sáng.Thật ra đường
công gãy đã có từ thời La Mã, nhưng thời Gothic nó mới được sử dụng nhiều hơn, nhất
là trong các nhà thờ, đặc trưng của nghệ thuật phục vụ tôn giáo thời đó. Tranh kính
màu ghép thường lấy các mootip từ Thánh kinh, trang trí các cửa sổ và ô trống lấy ánh
sáng trời. Hình thức mới mẻ và trực rỡ nhờ kính màu, ánh sáng đủ màu tràn ngập giáo
đường, tạo một không khí lễ hội lung linh huyền ảo.

Phục hung(Renaissance).
Phục hưng hay Rinascimento có nghĩa là Tái sinh (làm cho thịnh vượng giống như
xưa) là giai đoạn lịch sử vào đầu thế kỷ XIV cho đến khoảng giữa thế kỷ XVI. Đây là
giai đoạn thời kỳ chuyển tiếp từ Trung Cổ sang Cận đại. Thời kỳ phục hưng đỉnh cao
(High Renaissance)( Italia cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI) đặc trưng bằng sự nhấn
mạnh tay nghề thủ công, minh họa các cụm tượng, các bích họa trên trần và tường, sắp
xếp phối hợp với phong cách Cổ đại, chú ý đặc biệt đến tạo hình và các nguyên tắt kết
hợp, kế thừa các kiểu kiến trúc nghệ thuật Cổ đại, những gì Gothic chối bỏ.
Phong cách mang tính hoành tráng là đặc trưng của thời kỳ Cổ đại và chính đó là
chổ dựa cho phong cách Phục hưng đạt đến đỉnh cao hoàn mỹ về sau.
Thời kỳ phục hưng với những thành tựu trong nhiều lĩnh vực trong đó có văn hóa
nghệ thuật đã đặt dấu ấn to lớn trong lịch sử văn minh loài người và đặc biệt đóng góp
cho Design những tiền đề cấu thành lịch sử Design đầu tiên. Đó là thuật ngữ Disegno
và Designer đầu tiên là Leonardo de Vinci mà những phác thảo thiết kế của ông đã
khiến ông được tôn vinh.
Baroque
Phong cách kiến trúc Baroque bắt nguồn từ Italia đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ
XVIII, phát triển ở Châu Âu và Châu Mỹ, đặc trưng bằng việc sử dụng các hình thức
kiến trúc và trang trí cổ điển, kết hợp các hiệu quả của các nghệ thuật tạo hình, hội họa
trang trí. Từ nghệ thuật Baroque phát triển phong các nghệ thuật trang trí Rococo khởi
đầu ở Pháp năm 1720, được phân biệt bằng các dạng thức uốn cong các dạng lá và dây
leo, tạo một tổng thể tinh tế.
Le Corbusier, kiến trúc sư và Designer tiêu biểu, đã tìm thấy phong các phong cách
Gothic vẻ đẹp mê hồn của nghệ thuật tranh kính màu và mái vòm bí ẩn của kiến trúc
nhà thờ Gothic để đưa chất liệu thủy tinh, kính gương lâu đời mà đầy tính hiện đại này
vào các công trình kiến trúc thế kỉ XX.
1.6. Những mốc lịch sử Design.
Theo các nhà sử học, trái đất hình thành cách đây khỏang 6 tỉ năm và con người đã
tìm ra lửa được khỏang 1,4 triệu năm. Dấu vết đầu tiên về việc con người sử dụng lửa
tìm thấy ở Kenya. Loài người vượn đã dùng đá đách ánh ra lửa nhưng dung lửa để chế
tạo gốm như vật liệu nhân tạo đầu tiên thì chỉ mới cách đây khoảng hơn 8.000 năm.
Đến khoảng 500.000 năm trước những vũ khí đầu tiên như chùy đá, búa, đao bằng
đá đã được con người sử dụng. Có lẻ đó là những sản phẩm do con người chế tạo, được
coi như những sản phẩm Design đầu tiên.
Khoảng 100.000 năm trước con người hiện đại Homo Sapiens hình thành như loài
người nguyên thủy sống thành xã hội mới được từ khoảng 40.000 năm trước CN cho
đến khi tính đến nền văn minh đầu tiên 5.000 năm trước CN.
10.000 năm trước kiến trúc hình thành, Những ngôi làng cổ nhất được tìm thấy ở
Trung Đông, Thổ Nhỹ Kì và Nam Mỹ. Trước đó con người còn sống trong hang động
hay chòi lá.
6.500 trước CN đồ gốm được chế tạo ở Thổ Nhĩ Kì. Syri và Kurdistan. Đó là vật
liệu nhân tạo đầu tiên con người tạo được. Đồ đồng cũng bắt đầu được sử dụng.
4.000 trước CN chữ viết ra đời, chấm dứt thời kỳ tiền sử 3.500 trước CN bánh xe
được phát minh tại Irak 3.000 trước CN đồng thau(hợp kim đồng và thiếc) được làm ra
ở Anh.
Thời kỳ 5.000 trước CN xuất hiện những nền văn minh đầu tiên gọi là thời Cổ đại.
Thời kỳ Cổ đại kéo dài tới khoảng 410-476 thì suy tàn. Đế chế La Mã sụp đổ.
Thời Trung đại tiếp theo kéo dài tới 5 thế kỷ “ đêm dài Trung cổ” kéo dài đến tận
thế kỷ XIV có các phong trào nổi bật như Byzantine, Romanesque và Gothic.
Thời cận đại từ 1300- 1550 thuộc thời đại Phục hưng(Renaissance) vĩ nhân
Leonardo de Vinci(1452- 1519)được coi là Designer đầu tiên bởi những phác thảo thiết
kế đầy sáng tạo và tiên phong của ông.
Từ 1600- 1800 thời của phong cách cổ điển Baroque và Rococo. Thời đại lý
trí(1687- 1789) cách mạng tri thức. Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản và những phát minh
kỹ thuật quan trọng thời cận hiện đại như: thoi dệt(1733), máy kéo sợi Kenny(1767),
máy hơi nước Jemes Watt(1784)máy kéo sợi mịn Samuel Crompton(1779), máy dệt
Edmund Cartwright(1785)…đã giúp công nghiệp cất cánh, hình thành một nền văn
minh mới “văn minh công nghiệp”.
Cách mạng công nghiệp được coi như thành công trong giai đoạn 1800-1850 và
tiếp tục thành tựu của khoa học kỹ thuật: tàu thủy hơi nước Robert Fulton(1806), đầu
máy xe lửa George Stephenson(1814), xe đạp (1818), năng lượng điện(Ohm, Joule,
Lenz, Maxwell), tia Xquang Rơnghen, thuyết lượng tử Planeck, thuyết tương đối
Einstein, học thuyết di truyền Darwin,…
Design công nghiệp
Lấy cột mốc 1850 của giai đoạn kéo dài cho tới ngày nay bắt đầu từ thời kỳ có
những Hội chợ, Triển lãm quốc tế và tiếp tục những thành tựu khoa học kỹ thuật, văn
hóa, xã hội, tư tưởng. Hàng loạt sự kiện quan trọng, những dấu ấn phong cách trong
lịch sử Design thời kì công nghiệp.Một số cột mốc quan trọng và những sự kiện có thể
kể đến:
Triển lãm thế giới đầu tiên tại London năm 1851.
Ghế gỗ uốn của M. Thonet được trưng bày tại triển lãm Munich 1854, ghế tựa uốn
số 14 năm 1859 của ông là thành công tuyệt đối của một sản phẩm Design khi được
sản xuất ra với số lượng lớn hơn 100 triệu chiếc. Lần đầu tiên đồ gỗ được các tác giả
đăng ký bản quyền.
W. Morris lập hãng W. Morris.Co.., năm 1861 và mở tờ báo Kelmslott đấu tranh
cho phong trào cách tân Mỹ thuật Mỹ nghệ.
Phong cách trẻ 1890-1914 Jugendstil(Đức), Art Deco( Anh), Art Nouveau(Pháp,
Bỉ), Sccession(Áo), Slito Liberty(Italia)…hình thành và phổ biến như một phong cách
quốc tế.
Hermann Muthesius sáng lập tổ chức Deutscher Verkbund năm 1907. Kiến trúc sư
Adolf Loos công bố Ornaments anh Crime(Hoa văn và tội ác) chống quan điểm trang
trí của trường phái Nghệ thuật mới vào năm 1908, đánh dấu sự suy tàn của phong cách
trẻ.
Cách mạng tháng 10 Nga 1917 và nghệ thuật đi vào đời thường. Chủ nghĩa Cấu
trúc Nga ra đời, song hành cùng De Stijl của Hà Lan. Sự hình thành mô hình Phân
xưởng Kỹ - Mỹ Nghệ Vchutemas vào năm 1920 với những người tiên phong như:
Tatlin, El Lissisky…
Dưới ảnh hưởng của Cấu trúc Nga và phong trào De Stijl Hà Lan cũng như tôn chỉ
Form Follows Function(Hình dáng theo công năng) của Sullivan Mỹ, tại Đức, trường
Bauhaus được thành lập năm 1919 ở Weimar và đóng cửa năm 1933 sau hai lần di
chuyển địa điểm đến Dessau và Berlin. Bauhau được coi là cái nôi của Chủ Nghĩa công
năng hiện đại.
Năm 1925 Marcel Breuer tại Bauhaus lần đầu giới thiệu kiểu ghế bằng ống thép
mang phong cách hiện đại Wassily.
Năm 1929, Viện Bảo tang Nghệ thuật hiện đại thành lập tại New York Ludwig
Mies van der Rohe thiết kế ghế bành Barcelona.
Năm 1940 tại Bảo tang Nghệ thuật hiện đại tổ chức cuộc thi thiết kế “ đồ gỗ hữu
cơ”(Organic Furniture) Charles Eames và Eero Saarinen đoạt giải.
1940-1942 R. Loewy thiết kế bao bì thuốc lá Lucky Strike
Năm 1953, Jacques Vienot tổ chức tại Paris đại hội quốc tế đầu tiên về Design.
Cùng lúc đó Đức thành lập trường Đại học tạo dáng công nghiệp Ulm, khai giảng khóa
đầu 1955 và trường đóng cửa năm 1968.
Năm 1981 Scottsass thành lập phong trào Memphis từ Studio Alchimia với sứ
mạng “ anti – design, no design” đánh dấu sự ra đời chủ nghĩa Hậu hiện đại.
Chủ nghĩa công năng hiện đại phù hợp với phương thức sản xuất công nghiệp hàng
loạt vẫn khẳng định chủ chốt trong nền Design thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát
triển Design công nghiệp hóa.
Đa hướng trong Dessign hiện đại thể hiện ở dấu ấn đặc trưng phong cách như: hình
dáng, chất liệu, màu sắc, đa công năng cung như các hình thức biểu hiện của Design
tương thích phương thức chế tạo tiên tiến như thu nhỏ vật thể, high-tech, multimedia…
Thập niên 90 thế kỉ XX là những năm ra đời và hình thành khái niệm Design phi vật
thể.
CHƯƠNG II
DESIGN CÔNG NGHIỆP
2.1. Cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp(1830-1880)
Máy hơi nước
Nhà khoa học người Anh James Watt đã sáng chế ra máy hơi nước vào năm 1765
cũng từ đó diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, một cuộc cách mạng công nghiệp đầu
tiên ở Anh quốc vào thế kỉ XIX làm thay đổi cục diện nước Anh. Nhờ có máy hơi nước
đã sản sinh ra nguồn năng lượng nhân tạo, có thể sử dụng khai thác than, sản xuất sắt
và thép tạo đà thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí. Đó chính là tiền đề
cho sản xuất công nghiệp hang loạt, phát triển một nền giao thông vận tải và sự bùng
nổ đô thị hóa.
Động cơ hơi nước chạy bằng thủy lực năm 1840 mang hình dáng của một ngôi đền
cổ. Ngay trong giai đoạn tiền công nghiệp cái vỏ của máy mới hiện đại đều nhái theo
những hình dáng lịch sử, những cụ kỹ thuật lúc đó được hình tượng hóa như các phẩm
tác mỹ thuật.
2.2. Lịch sử lúc khởi đầu.
Design là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa, sự hình thành Design hiện đại
không tách rời những yếu tố của thời tiền công nghiệp.
Giai đoạn quá độ chuyển từ sản xuất thủ công lên cơ khí là giai đoạn tách giữa lao
động cơ bắp và lao động cơ khí – công việc đó được phân biệt bằng bản vẽ. Để đáp
ứng cho sản xuất công nghiệp đã có rất nhiều bản vẽ thiết kế - môn Vẽ kỹ thuật đã
được chuyên môn hóa và trở thành bộ môn hang đầu trong sản xuất công nghiệp.
Giữa thế kỷ XIX ở Đức hình thành các bảo tàng, các sưu tập, các trường nghề thủ
công mỹ nghệ bên cạnh các viện Hàn Lâm nghệ thuật cổ điển. Song nơi đi tiên phong
trong quá trình công nghiệp hóa và phát triển sớm nhất trong lĩnh vực này phải kể đến
nước Anh, bởi từ cuối thế kỷ XVIII nền công nghiệp đã bắt đầu có ở đó. Ở nước Anh
đã xuất hiện các lò gốm sứ lớn và các xưởng sản xuất đồ gỗ lớn nổi tiếng Châu Âu từ
năm 1759 như Wedgwood Pottery không chỉ phục vụ riêng cho giới quý tộc mà còn
sản xuất hang loạt- như các đồ dùng bát đĩa bằng sành, sứ, gốm với hình dáng mới ở
nhiệt độ cao, tiện dụng, nhẹ nhàng, giá thành hạ.
Những yêu cầu quan trọng nhất của Design hiện đại như công năng, sự thuần khiết
và chuẩn xác – hình thành lúc khởi đầu bởi kỹ thuật sản xuất do tư bản sinh ra – nhưng
đồng thời con người làm việc lúc đó cũng còn nặng về tín ngưỡng, ít ai có được sự kích
thích nhờ vào trình độ kỹ thuật.

Nếp sống phường hội, nếp sống tiểu thị dân, cộng đồng Shaker.
- Nếp sống phường hội, tiểu thị dân.
Nếp sống phường hội và trưởng giả là một giai đoạn lịch sử trong thời gian từ năm
1814 và cuộc cách mạng tư sản Pháp 1848. Đây là một thời kỳ bình yên, sự trật tự

trong tổ chức và nếp sống văn hóa.


Giai đoạn này đã đi vào nghệ thuật tạo hình đầy thú vị nếu ta xem qua các tác phẩm
của Spitzweg hoặc Richter
Cộng đồng tôn giáo người là Shaker do một nữ công dân người Anh ở Manchester
là Ann Lee và một số cộng sự của bà tổ chức. Họ thực hiện một lối sống dựa trên
những nguyên tắc và giá trị của cộng đồng, của sự bình đẳng giữa nam và nữ, họ coi đồ
vật là sở hữu tập thể.
Tên của cộng đồng Shaker(Shaking Quakers) lấy tên từ một phong tục- tên của một
vũ hội tôn giáo. Sứ mạng sống của họ là ổn định, giản dị trong cuộc sống. Tín ngưỡng
của họ được nhấn mạnh thông qua các điều luật nghiêm ngặt trong nếp sống sinh hoạt.
Đó là sự đơn giản, sự thuần khiết trong bài trí nhà ở, cũng như cái đẹp hoàn mỹ, quần
áo và ật dụng hang ngày. Đặc điểm của người Shaker là tự tạo ra tất cả mọi vật dụng
phục vụ cho cuộc sống của họ với mọi chất lượng hoàn chỉnh nhất về công năng và
thẩm mỹ.
Người Shaker đã chế tạo và cải tiến khá nhiều sản phẩm như cưa đĩa, mắc áo(kẹp
áo), cối ép phomats, máy nghiền đồ, máy đan lát, máy đập lúa, bàn cân với quả cân
chạy theo trục ngang. Nhiều sản phẩm của người Shaker được trưng bày trong bảo tàng
nghệ thuật hiện đại New York.
Người Shaker có thái độ cởi mở, họ tiếp nhận bất kỳ một sự đổi mới nào về kỹ
thuật. Họ sản xuất ra bàn ghế vải vóc và đồ dùng để bản, sản phẩm của họ ảnh hưởng
rộng lớn ở Mỹ trong suốt thế kỷ XIX. Chất lượng mặt hang đồ gỗ của họ được ưa
chuộng dựa vào kỹ năng tinh xảo của đôi bàn tay kết hợp với sự hợp lý về công năng,
vẻ đẹp tinh tế và đặc biệt là độ bền chắc. Song dựa vào những tư tưởng thẩm mỹ và
quan niệm “tinh giản” trong đồ dùng, đặc biệt là đồ gôc của người Shaker lại trỗi dậy
trong những năm gần đây một phong cách ở nhiều nơi trên thị trường quốc tế. Hai hảng
đồ gỗ lớn Habit(Đức) và De Padova(Italia). Đã mua bản quyền để sản xuất các mẫu
trên. Châm ngôn của người Shaker : Nhịp điệu là cái đẹp, vẻ đẹp đó là cái hợp lý, trật
tự, ngăn nắp, sạch sẽ, đó là tiền đề của cái đẹp, đồ vật nào có tính ứng dụng cao nhất
thì cũng có vẻ đẹp hoàn chỉnh nhất.
2.3. Michael Thonet (1796 – 1871).
Trong một thời đại mà hình dáng của rất sản phẩm còn mang nặng dấu ấn của
phương thức sản xuất thủ công, đặc biệt là chủ các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ đang tìm
cách thể hiện các hình dáng truyền thống cổ điển của phong cách lịch sử qua sản xuất
bằng các máy tiện, máy khắc, Michael Thonet đã biết sử dụng phương thức sản xuất
mới rất hiệu quả, đơn giản trong sản xuất đồ gỗ, cũng không sử dụng các phương pháp
sản xuất mới của kỹ thuật để sao chép các mẫu đã có sẵn mà ông đã tạo nên một
phương pháp sản xuất mới trong tạo hình đồ gỗ.
Ông đã sử dụng áp lực của hơi nước để ép các thanh gỗ dẻ gai, uốn được gỗ theo
hình dáng mới cong lượn, tạo ra hình thức mới của đồ gỗ.
Đó chính là cống hiến lớn lao mà Thonet đã đóng góp. Bàn ghế Thonet nhẹ nhàng,
giá phải chăng và tiện dụng hơn hẳn các loại bàn ghế cầu kỳ trước đây. Bàn ghế này có
thể tháo lắp, tháo rời dễ dàng và đó chính là thành công của ông và đồng thời ảnh
hưởng đến chủ nghĩa Tân công năng về sau này.
M. Thonet là một thợ thủ công, là một nhà phát minh và là một nhà kinh doanh
vùng song Rhein. Ông đã kết hợp tài tình sự chuẩn xác của tay nghề với khả năng sản
xuất công nghiệp.
Từ năm 1830, ông bắt đầu thí nghiệm sản xuất các thanh gỗ hình tròn và uốn cong
nó bằng áp lực hơi nước, Ông đã xẻ các tấm gỗ, lạng mỏng chúng ra, dán lại và tạo ra
loại gỗ ép. Bàn và ghế được sản xuất theo phương pháp này. Trong số sản phẩm – tác
phẩm của Thonet nổi bật nhất là chiếc ghế Thonet số 14 mang tên Vienna Caf(design
năm 1859) chất liệu gỗ dẻ gai, thiết kế sản xuất hang loạt. Đến nay đã bán ra trên 100
triệu chiếc. Le Corbusier đã phải thốt lên: “Chưa bao giờ có được một mẫu mực sang
trọng như thế, tuyệt hảo như thế, thật tài tình và chuẩn xác biết bao!”.
CHƯƠNG IV
CÁC PHONG TRÀO CẢI CÁCH VÀ NGHỆ THUẬT MỚI
4.1. Sự hình thành các phong trào cải cách mới.
Nửa sau thế kỷ XIX kỹ thuật lên ngôi, công nghiệp và kinh tế đạt nhiều thành tựu,
sự tăng trưởng đó tạo đà thúc đẩy mọi ngành kinh tế khác phát triển theo, mặc cho có
sự cản trở của khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 1873. Qúa trình công nghiệp hóa
đã để lại những mâu thuẫn đối kháng giữa tư sản và cô sản. Qua các hội chợ triển lãm
quốc tế, một bộ phận trí thức của giai cấp tư sản đã nhận ra được sự bế tắc cần khắc
phục về kinh tế và thẩm mỹ. Sản xuất hàng loạt theo phương pháp công nghiệp đã sản
sinh ra nhiều đồ gỗ và các sản phẩm tiêu dùng hiện đại nhưng đáng tiếc là các sản
phẩm này lại trang trí bằng các hình dáng cổ lỗ, cũ kỹ, đôi khi còn xấu xí và sao chép
các hình mẫu rẻ tiền, không hợp lý và phù phiếm. Các mẫu đồ gôc quá cồng kềnh, thô
kệch không phù hợp với điều kiện sống chật chội tại các đô thị.
Trước tình hình đó, nhu cầu cải cách đã thúc bách dư luận xã hội. Các phong trào
này đầu tiên xuất hiện ở Anh, rồi lan sang Đức với mong muốn tìm một lối thoát và bắt
đầu bằng cuộc cải cách trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.
Mục đích của các phong trào cải cách đều giống nhau ở chổ nhằm khắc phục các
hậu quả của quá trình công nghiệp hóa và tẩy chay chủ nghĩa lịch sử, nhưng khác nhau
về phương pháp giải quyết bằng các chính sách trong kinh tế, chính trị và thẩm mỹ.
Cách tân trong tạo dáng đồ gỗ và hàng tiêu dùng thường là mục tiêu phổ biến của
các của các phong trào cải cách, bởi các phong trào này đều có chung mục đích thay
đổi và cách tân điều kiện sống, ăn, ở, lao động tại các đô thị. Ngay từ năm 1860 đã có
những công ty có tư tưởng tiến độ, họ đã xây dựng các khu nhà ở cho người lao động.
Nhà thiết kế người Anh E. Haward là người xây dựng kế hoạch đầu tiên về một dự
án có tên gọi là Thành phố vườn. Đó là ý tưởng xây dựng một thành phố nhiều cây
xanh với các khu nhà ở của cư dân có vườn cây thay thế cho các chung cư chật chội.
Những phong trào cách tân trong thủ công mỹ nghệ và trong các lĩnh vực xã hội đã
đánh dấu sự ra đời của lịch sử mỹ thuật công nghiệp, khi nhận thức của con người dần
dần thấy được mối quan hệ của nền sản xuất công nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến
công nghệ, hình dáng, công năng và sử dụng của sản phẩm.
4.2. Chủ nghĩa lịch sử. Phong cách phô trương.
Chủ nghĩa lịch sử.
Đô thi hóa bùng nổ kéo theo nhu cầu về công ăn việc làm nhu cầu về sản phẩm
hàng loạt và rẻ tiền phục vụ cho số đông thi dân tăng nhanh. Điều đó đã trở thành một
làn song thứ hai phát triển thúc đẩy sự đi lên của phương thức sản xuất công nghiệp,
mặc dù thời điểm đó đang diễn ra một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thứ nhất trong
khoảng thời gian từ năm 1870 – 1885.
Những tiến bộ kỹ thuật của thế kỉ XIX đã mang lại phương thức sản xuất mới,
những thiết bị với công năng mới – nhưng đến lúc này vẫn chưa có thẫm mỹ mới cho
các sản phẩm công nghiệp. Những sản phẩm cơ khí mới này về hình dáng, lúc đầu việc
sử dụng vẫn làm theo hình dáng truyền thống, bởi vậy trong vấn đề sản xuất – tạo dáng
vẫn là một khâu bất ổn. Trong lúc chưa có biện pháp, vào giữa thế kỉ người ta sao chép
lại theo phần lớn phong cách lịch sử.
Thời kỳ lãng mạn người ta lại sử dụng ngay cả phong cách Trung cổ, sự nhố nhăng
và pha tạp các yếu tố của thời kỳ Gothic, Phục hưng, Baroque đến Lãng mạn đã được
sử dụng bừa bãi trong mỹ thuật, kiến trúc và thủ công. Những hình thức pha tạp đó đã
được trang trí bằng các hoa văn do các móc đột, dập và làm vỏ bọc rẻ tiền cho các dụng
cụ kỹ thuật mới. Ngay cả đồ gỗ - như bàn ghế cũng được sản xuất theo phương pháp
công nghiệp lắp lẫn, các thanh kết cấu của chúng cũng được tiện, gọt theo các hình
trang trí tân Gothic hoặc tân Baroque, người ta sử dụng các hình dáng truyền thống và
bắt chước các sản phẩm làm bằng tay.
Phong cách phô trương
Thế hệ mới, các chủ xí nghiệp đòi hỏi phải có các hình thức mới để phô diễn sự
giàu có của mình, họ coi những thắng lợi và của cải là thước đo cho vị trí xã hội. Lúc
này, không có sự phân biệt giữa tầng lớp tư sản mới phất với giới quý tộc vua chúa, sự
giàu sang và phong cách sống bộc lộ trong phong cách đồ dùng biểu hiện trực tiếp
bằng sự phong phú của hoa văn trang trí.
Nội thất nhà cửa của nhà giàu, của tầng lớp mới phất được trang trí rườm rà, cửa sổ,
cửa kính được che bằng loại vải đắt tiền, kỳ công. Đồ gỗ phải được sử dụng loại gỗ
sẫm, nặng nề, uy nghi. Các tác phẩm mỹ thuật ưu tiên để trang hoàng và để giới thiệu
cho sự phô trương. Và dần dần thứ chủ nghĩa lịch sử đó đã được tầng lớp hạ lưu chấp
nhận. Những mẫu mã có phong cách của các thời đại khác được sao chép khắp nơi, các
xưởng thủ công và các xí nghiệp đua nhau sao chép lại để sản xuất, biến chúng thành
hang hóa hang loạt vừa rẻ vừa bầy bán ở mọi nơi!
Ở Anh, người ta ưu tiên phong cách lịch sử. Còn thời đại chiến thắng là thời đại của
sự hưng thịnh kinh tế, các hình dáng kỹ thuật được coi là vô vị, xuất xứ của kỹ thuật
trong các sản phẩm được che đậy bởi cái vỏ trang trí cũng không được coi trọng.
4.3. Triển lãm thế giới và hội chợ quốc tế.
Nửa sau thế kỉ XIX, thời đại của kỹ thuật và cơ khí hóa cũng là thời đại xuất hiện
của cuộc triển lãm quốc tế. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới tạo đà thông thương
về hang hóa. Các sản phẩm công nghiệp của các cường quốc kinh tế đã thúc đẩy sự
hình thành các thị trường hang hóa để tạo nên những cơ hội đua tranh, cũng từ đây
bùng nổ các hội chợ quốc tế( từ năm 1851).
Hội chợ triển lãm không chỉ có mục tiêu để cạnh tranh kinh tế mà còn là nơi tự
quảng cáo của mỗi quốc gia.
Hội chợ triển lãm quốc tế trở thành cái mốc cho sự phát triển công nghiệp, đồng
thời qua đó cũng bộc lộ những yếu kém và lạc hậu về kiểu dáng, năng lực cạnh tranh
của các sản phẩm công nghiệp. Ví dụ: máy khâu hiệu Singer. Isaac Singer không phải
là người phát minh ra máy khâu đầu tiên mà sự tìm tòi trên lĩnh vực này xuất hiện đầu
tiên ở Pháp và Áo. Tại triển lãm thế giới năm 1851 ở Anh, Barthelemy Thimonier đã
phát minh cũng loại máy này trước cả Singer nhưng lại mang đến cho Singer một cơ
hội về kinh tế.
Chủ nghĩa lịch sử(Historicism) bị lên án và bị coi là vật cản đối với sự phát triển.
Ông Semper, nhà lý luận về nghệ thuật ứng dụng lúc đó là người đầu tiên đã lên tiếng
cho rằng chủ nghĩa lịch sử đã lỗi thời.
Hội chợ triển lãm thế giới lần đầu tiên ở London năm 1851 là cuộc trưng bày sáng
tạo mới nhất về kỹ thuật và công nghệ chưa từng có, nó cũng báo hiệu cho thừi đại
bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp, nhưng ở hội chợ triển lãm đã bộc lộ tổng thể
sự non kém và lạc hậu của kiểu dáng và các hình thức trang trí , các mẫu mã, các hoa
văn còn quá rườm rà. Hội chợ là cột mốc của sự phát triển công nghiệp và kỹ thuật.
Trong nửa thế kỷ XIX đã có hang loạt các Hội chợ Triểm lãm quốc tế như một sinh
hoạt quan trọng của nền sản xuất công nghiệp thế giới.
Năm 1851: Triển lãm lớn thế giới đầu tiên tại London( The Great Exhibition in
London), trong cái gọi là Cung Pha Lê.(Crystal Place).
Năm 1854: Thonet giới thiệu những chiếc ghế uốn đầu tiên bằng gỗ dẻ gai tại
Munich.
Năm 1873: Vienna khủng hoảng kinh tế thế giới kết thúc thời đại của chủ xí nghiệp.
Năm 1876: Philadelphia giới thiệu máy khâu và đồ gỗ của người Shaker.
Năm 1884: Triển lãm thế giới tại Chicago.
Năm 1889: Paris triển lãm thế giới quanh tháp Eiffel, có 28 triệu lượng người tham
quan. Trưng bày về công nghiệp ô tô.
Năm 1897: Triển lãm thế giới tại Brussel.
Năm 1900: Paris triển lãm thế giới đầu tiên về cầu thang cuốn.
Năm 1904: St. Louis giới thiệu nhân dịp thế vận hội Olimpic lần thứ 3.
4.4. William Morris và phong trào mỹ thuật mỹ nghệ.
William Morris ( 1834 – 1896 ).
Bộ mặt của chủ nghĩa lịch sử đã bộc lộ ở triển lãm thế giới 1851 tại London.
Một số người có tư tưởng cải cách mạnh mẽ nhất đấu tranh cho một quan điểm
nghệ thuật mới như William Morris. Morris nhìn thấy hậu quả của sản xuất công
nghiệp hàng loạt, đó là sự ô nhiễm môi trường, là lao động khổ sai, là hang loạt hang
hóa xấu, ông gọi đó là “công trình thống trị nhơ bẩn của chủ nghĩa tư bản và đó là kẻ
thù của nhân loại”. Với quan điểm đó, ông ngẫu nhiên trở thành người đi theo chủ
nghĩa xã hội, song cũng chưa đủ để được coi là người cách mạng.

CHƯƠNG III
CHỦ NGHĨA CÔNG NĂNG HIỆN ĐẠI VÀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ

3.1. Phong cách trẻ. Nghệ thuật mới.


Phong cách trẻ (Jugendstil) hay còn gọi là Nghệ Thuật mới(Art Nouveau) đã phát
triển trong thời gian từ năm 1895 đến Đại chiến thứ nhất(1914-1918)
Nó mang một phong cách quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau. Tại Anh gọi là nghệ
thuật trang trí Art deco, tại Bỉ và Pháp gọi là Nghệ thuật mới(Art Nouveau). Ở Đức
gọi là phong cách trẻ(Jugendstil). Tại Italia mang tên là phong cách Stilo liberty, tại Áo
gọi là phong cách Secession. Đó là các tập đoàn, các doanh nghiệp, các xưởng thủ công
và cả các tạp chí đều cùng chung một tư tưởng muốn thúc đẩy sự thay đổi của thẩm
mỹ.
Sự khởi đầu của phong cách trẻ được đánh dấu vào lúc chuyển giao thế kỉ, nhưng
mầm mống của nó đã bắt nguồn từ thập kỷ 80 của thế kỷ XIX. Người ta bắt gặp các
hình trang trí của phong cách này trong các bản khắc đồ họa và trình bày sách ở nước
Anh. Phong cách trẻ đã lấy những hình trang trí từ thiên nhiên để nâng cao, cách điệu
nó lên thành những đường nét chuyển động nhịp nhàng, biến chúng thành những hoa
văn. Hình trang trí đó là những bông hồng, các thân cây mềm mại, bởi chúng đồng thời
cũng là những biểu tượng sâu xa. Các hình thể này được cấu trúc tự do, không cân đối
đã tạo ra vẻ đẹp tự nhiên hợp lý. Lại có một kiểu bố cục cân đối được Phong cách trẻ
chấp thuận và hưởng ứng du nhập từ Nhật Bản.

Những hoa văn mới được ứng dụng nhanh chóng vào kiến trúc, thiết kế đồ gỗ và
các lĩnh vực của tạo hình, bởi sự nỗ lực của những người đứng đầu của trường phái
Phong cách trẻ muốn nhanh chóng xóa nhòa ranh giới giữa mỹ thuật và mỹ nghệ. Họa
sĩ cũng có thể làm đồ trang sức, dệt thảm, thiết kế mẫu vải, thiết kế đồ gỗ, thìa, nĩa…

Phong cách trẻ muốn tìm ra câu trả lời cho các hang hóa sản xuất hàng loạt, bằng
việc tạo ra bộ mặt thẩm mỹ mới cho khu vực này trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Không gian được coi như một tác phẩm nghệ thuật tổng thể, hoa văn được coi như cầu
nối của không gian đó.
Chủ nghĩa lịch sử bố cục cụ thể từng chi tiết của sản phẩm một cách tùy tiện, sao
chép những motif của những phong cách ngày xưa. Còn Phong cách trẻ bố cục “hữu
cơ”đi từ cấu trúc và công năng của sản phẩm, hoa văn trang trí lấy từ thiên nhiên qua
cách điệu đường nét uốn lượn của cỏ cây hoa lá.
Phong cách trẻ Đức.
Phong cách trẻ cũng phát triển mạnh ở Đức nhưng nó không được như ở Pháp.
Phong cách trẻ ở Đức mang nhiều tính kết cấu – kỹ thuật và pha tạp tính dân gian thủ
công nghiệp, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy lý và các mẫu mực của sản xuất đã có
trước đó từ nước Anh. Do có mối quan hệ truyền thống lâu đời với nước Anh nên các
bá tước, các chủ hãng ở Đức ganh đua coi đó là tiêu chuẩn là thước đo cho sản phẩm
của họ. Tại Munich Phong cách trẻ phát triển mạnh trong ngành thiết kế đồ họa và bộc
lộ cụ thể qua Tạp chí mang tên Thanh niên (Jugend). Tạp chí này mang nhiều tính
chính trị và phê phán. Lớp họa sĩ theo Phong cách trẻ này tham gia vẽ tranh biếm họa,
Poster quảng cáo, trang trí nội ngoại thất cho các nhà hát, câu lạc bộ…
Phong cách trẻ ở Đức lại do Riemerschmid khởi xướng. Ông là người đề cao sự
chuẩn xác tư duy mang tính cấu trúc, tư tưởng ấy đã dẫn ông đến hình dáng kỹ thuật để
rồi sau này mở đường cho nền sản xuất công nghiệp tương lai.
Darmstadt trở thành trung tâm Phong cách trẻ tại Đức sau những ý tưởng cách tân ở
Munich.
Năm 1899, công tước Ernst Ludwig Von Hessen mời Riemerschmid cùng sáng lập
Hiệp hội ly khai Josef Maria Olbrich và Peter. Behrens, một trong những người sáng
lập viên các phân xưởng thủ công của Thành phố Munich.
P. Behrens nguyên là nghệ sĩ đã từng theo đuổi ngành kiến trúc và tạo dáng tại
Munich. Ông nhân thức ngôi nhà của mình từ cái mái cho tới bộ đồ ăn, điều mà sau
này những kiến trúc khác cũng làm theo và trong quá trình này đã phát triển ngôn ngữ
tạo hình súc tích và chính xác. Behrens là một trong những nghệ sĩ toàn năng nhất của
Phong cách trẻ đã trở nên nổi tiếng qua những việc làm của ông tại Darmstadt và ít
năm sau ông trở thành nhà thiết kế công nghiệp số một tại Đức.
Nghệ thuật mới Pháp(Art nouveau).
Những trung tâm quan trọng nhất của nghệ thuật mới tại Pháp là Paris và Nancy,
chính thành phố Nancy này lại có ý nghĩa to lớn đối với nghệ thuật mới.
Hai nghệ sĩ thổi thủy tinh nổi tiếng là E. Galle và A. Daum làm việc tại thành phố
Nancy. Trường học do Nancy sáng lập đã cho ra các hình mẫu tiêu biểu định hướng
cho nghệ thuật trang trí của Phong cách trẻ: các lọ hoa, bình đựng và tách cốc đựng
thủy tinh được trang trí bằng các nhành cây, các dây leo và các loại hoa lá mang tính
biểu tượng cao.
E. Galle và A. Daum phụ trách xưởng xản xuất thủy tinh, nơi này cho ra đời những
tác phẩm đắt tiền nhất và nổi tiếng nhất của trào lưu nghệ thuật mới. Song Galle không
chỉ sản xuất các sản phẩm đơn chiếc mà ông còn cho ra đời các sản phẩm hành loạt.
Năm 1886, ông thành lập nhà máy đồ gỗ được trang bị cơ khí hóa hoàn toàn, sử dụng
động cơ hơi nước, máy cưa chạy bằng cánh quạt gió.
Paris có đặc điểm khác với nhiều trung tâm của Phong cách trẻ, Paris là nơi hội tụ
các nghệ sĩ, là linh hồn tinh thần của cái đẹp.
Các hoa văn trang trí được các nghệ sĩ tài hoa nâng lên một tầng cao mới. Các nghệ
nhân đồ gỗ như Charpentier và L. Majorelle thường sử dụng các hình dáng của cỏ cây
hoa lá, cách điệu đơn giản và thể hiện ngay trong sản phẩm của mình. H. Guimard đã
thiết kế cửa ga tàu ngầm Paris theo một phong cách mới, ông đã kết hợp hài hòa giữa
thẩm mỹ với cấu trúc kỹ thuật hiện đại. Các cành cây bằng sắt đồng thời mang chức
năng là cột đèn vương tỏa từ thân của mái vòm ga.
Nghệ thuật mới Bỉ.
Brussel từ lâu là trung tâm tụ hội của các nghệ sĩ và các nhà thiết kế tiến bộ. Nhóm
nghệ sĩ “Les Vingt” và nhóm “ la libre Esthetique” trong thập kỹ 80 đã giới thiệu các
nghệ sĩ tên tuổi như: A. Rodin, A. Beardsley, O. Redov…
Ở Brussel, người ta đã đưa hoa văn vào không gian trang trí nội thất. Horta đã vẽ
những kiểu nội thất mẫu mực đầu tiên cho Phong cách trẻ trong kiến trúc. Ông nhanh
chống ứng dụng các vật liệu mới, kết cấu bằng sắt và thủy tinh của Cung Pha le
London(1851) và cấu trúc tháp Eiffel(1884-1889) tại Paris để trang trí hoa lá trên mặt
phẳng và các kết cấu chịu lực theo Phong cách trẻ.

H. van de Velde muốn đưa nghệ thuật tham gia triệt để vào không gian nội thất.
Ông đã nghiên cứu kết hợp để đưa các hoa văn trang trí mang nhiều ý nghĩa hơn công
năng. H. van de Velde kịch liệt chống đối sự tùy tiện trong nghệ thuật, giống như các
nghệ sĩ Phong cách trẻ khác, ông ca ngợi nghệ thuật thủ công, những bàn ghế ông thiết
kế có chất lượng cao về nghệ thuật và giá trị nhưng ông cũng không tán thành công
nghiệp hóa.
Dáng vẻ mới, sát thực đã xuất hiện vào thời hưng thịnh của Phong cách trẻ, bên
ngoài những sự kiện xảy ra tại nước Anh, trên thành phố cảng Glasgow của Scotland
tại đây một nhóm kiến trúc sư và nghệ sĩ trường Mỹ Nghệ Glasgow ngay trong những
năm 1890 đã phát triển một phong cách mà dưới ảnh hưởng của nền thẩm mỹ Nhật
Bản đã tiết kiệm hơn trong việc sử dụng các hoa văn và bên cạnh việc dùng phấn mầu
ưu tiên sử dụng hai sắc độ đen và trắng, là một xu thế đánh dấu thời hiện đại.

Nhân vật chính là C.R. Mackintosh mà các kiểu dáng hình học, các kiểu thiết kế
theo mặt phẳng và diện cùng với trục tung và trục hoành thẳng băng mang tính chỉ lối
cho những ai đang dọn đường cho thời kì hiện đại. Đặc biệt tại Vienna ông được đánh
giá cao và tại cuộc triển lãm lần thứ 8 của Hiệp hội ly khai năm 1900 được trân trọng
như một mẫu mực của ngành tạo dáng hiện đại.

Secession Vienna.
Năm 1897, Hiệp hội ly khai được thành lập. Phong cách của Hiệp hội ly khai cũng
giống như các phong trào khác là chống lại các Viện hàn lâm, chủ nghĩa lịch sử và dựa
trên ý tưởng một tác phẩm mỹ nghệ tổng thể và cuộc cải cách ngành thủ công. Dưới
ảnh hưởng của Mackintosh một ngôn ngữ tạo dáng trong sáng cũng đã được hình thành
và phát triển, ngôn ngữ đó thể hiện tính ngay ngắn vuông thành sắc cạnh và sự rõ ràng
của các đường nét. Những người sáng lập Hiệp hội ly khai: Glee Klimt, K. Moser và
O. Wagner.
Wagner người đề cao là cha đẻ của trường phái hiện đại Secession Vienna vốn là
đại diện của một phong cách nghiêm túc theo chủ nghĩa cổ điển. Với ông, hướng theo
một dáng vẻ thiết thực hiện đại thì không hề có một sự đổ vỡ nào.
Ông tạo ra các bộ bàn ghế cũng nghiêm ngặt như các công trình xây dựng. Học trò
của Wagner là Hoffmann cũng đại diện cho ngôn ngữ tạo hình hình học sát thực tương
tự trong kiến trúc và thiết kế. Một trong những tác phẩm chính của ông, nhà điều
dưỡng Purkerdorf đã được xây dựng với một mái phẳng hiện đại và các đồ dùng trong
tòa nhà ngày nay vẫn toát lên một vẻ hiện đại.

Năm 1903 từ Hiệp hội ly khai đã hình thành phân xưởng thành Vienna do
Hoffmann và Moser thành lập nhưng đến những năm 20 thuộc về hàng ngũ những
người hiện đại của thành Vienna.
3.2. Phong cách trẻ giữa nghệ thuật và công nghiệp.
Phong cách trẻ quốc tế là một phong trào cải cách mà ngày nay đúng ra người ta
phải coi là thất bại. Cuộc trỗi dậy chính đáng chống lại chủ nghĩa lịch sử và đa số mặt
hang công nghiệp xấu xí về nhiều phương diện dẫn tới sự thụt lùi bà thậm chí còn làm
trì hoãn ngành thiết kế công nghiệp hiện đại. Mặc dù phong cách này tạo ra kiểu trang
trí năng động hơn, tìm kiếm trong ngành kiến trúc những cảm xúc mới về không gian
và trong thiết kế là cách sử dụng có ý thức hơn đối với vật liệu và lựa chọn những hình
dáng phù hợp với thiết kế, song nó vẫn là một bước thụt lùi về quá khứ. Đa số những
Designer phong cách trẻ đều tự cảm nhân mình là một nghệ sĩ. Họ từ chối hình thức
sản xuất công nghiệp hang loạt và tìm kiếm một hình thức cải cách mới trong ngành
thủ công mỹ nghệ.
Các nghệ sĩ Phong cách trẻ chống lại các Viện Hàn lâm cổ xưa và thay thế các hình
mẫu lịch sử bằng những hình mẫu về cây cỏ hoa lá.
Ví dụ: đại diện Phong cách trẻ Tây Ban Nha, A. Gaudi ở Barcelona với tác phẩm
nhà thờ La Sagrada Familia một ví dụ về chủ nghĩa vị kỉ trong mỹ thuật và trong tạo
hình mang tính cách tân.

Bugatti với những kiểu bàn ghế có dáng vẻ mới hấp dẫn, được trang trí bằng những
hoa văn trang trí theo mẫu các cổ vật phương Đông.
Phong cách tre tỏ ra mới và hấp dẫn như thế nào thì đến những năm 1910 nó cũng
biến đi một cách nhanh chóng, cái gì còn lại sau giai đoạn này chính là ý chí cải cách
và ý chí đó hầu như đã buộc phải hướng vào nền công nghiệp.
Con đường đi đến hiện đại.
Phong cách trẻ một mặt hoài cổ về phương diện thủ công thì phung phí và xa hoa,
nhưng mặt khác lại mang tính cải cách. Phong cách này hoàn toàn nhận thức được các
vấn đề của công nghiệp hóa, song chỉ thiên vào ý tưởng “Trở lại với thiên nhiên” mà
không hướng tới. Mặc khác về lâu dài nó không phải là một phong cách thống nhất.
Bên cạch các mẫu xa hoa và những bộ bàn ghế sang trọng đắt tiền lại có nhứng hình
dáng hoàn toàn thiết thực và mang tính hình học nghiêm ngặc cho tới việc từ bỏ từng
kiểu hoa văn.
“ Chúng ta coi cái đẹp của một sản phẩm thủ công nghiệp là ở chổ sản phẩm đó
phải đơn giản , tiện dụng và nhất thiết phải là hình dáng hợp lý”
Hermam Obrist

3.3. Hình dáng theo công năng.


Sullivan(1856-1924).
Ông được coi là một trong những cha đẻ của ngành kiến trúc hiện đại và nhà lý luận
của chủ nghĩa công năng. Ông thường dùng câu nói nổi tiếng “ Form follows function:
Hình dáng theo công năng ” để định nghĩa mối quan hệ giữa hình dáng (form) và chức
năng (function) theo cách hiểu của nhiều nghệ sĩ hiện đại (modernist) theo chủ nghĩa
công năng. Thực ra câu nói trên đã được nhà điêu khắc, lý luận phê bình thế kỉ XIX
Horatio Greenough phát biểu trước đó, tuy nhiên về sau được coi là nguyên bản của
Sullivan bởi những đóng góp cống hiến của ông.
Các đại diện của chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa công năng cho rằng- hình thức
của một đồ vật phải tuân thủ nội dung (công năng) của nó, ở đó không được trang trí
thừa thãi. Điều thứ hai là những điều kiện sản xuất công nghiệp đòi hỏi phải có một
ngôn ngữ tạo hình đơn giản, theo nhứng hình học kỷ hà (hình học) và phải được tiêu
chuẩn hóa, định nghĩa hóa, nhằm tạo ra những sản phẩm bền, đẹp có chất lượng cao,
sản xuất với giá thành phải chăng để thỏa mãn và phù hợp với nhu cầu cải cách của xã
hội.
Lí luận của chủ nghĩa công năng là kim chỉ nam và định hướng cho đến thời kỳ
hiện đại, nó đã thống trị về nội dung thẩm mĩ đối với nền Design công nghiệp. Từ lâu,
khái niệm Design đồng nghĩa với sự đơn giản của hình dáng lại đồng nghĩa với tiện
dụng, chất lượng cao và giá cả hợp lí.
Trường Bauhau và trường Tạo dáng công nghiệp Ulm đã dựa vào ý tưởng cơ bản
này cho tới những nam 70 của thế kỷ XX.
Frank Lloyd Wright(1867-1059).
F. Wright sinh ra tại Richard Center, Winscosin, Mỹ ngày 8-6-1867. Sauk hi học
kiến trúc tại trường kỹ thuật thuộc Đại học tổng hợp Winscosin Madison. Ông làm việc
trong văn phòng kiến trúc của Louis Sullivan từ năm 1888 đến 1893.
F. Wright, một cộng sự và học trò của Sullivan, đã tách ra tự lập và phát triển một
nhận thức mới về kiến trúc và thiết kế. Cũng như những người khác ông quan niệm
ngôi nhà là một tác phẩm mỹ thuật tổng thể và thiết kế cho khách hàng của mình của
thiết bị nội thất. Ông lấy xuất phát điểm từ lò sưởi đốt lửa là tâm điểm của ngôi nhà,
phát triển sơ đồ mặt bằng và bố trí lệch tâm các dãy buồng mở hoàn toàn theo các quan
điểm về công năng. Ngôi nhà được ghép vào thiên nhiên một cách “hữu cơ” khép kín
về phía đường phố và mở về phía phong cảnh.
Trong kiến trúc, Wright là một trong những người đầu tiên đã sử dụng kiểu xây
dựng bằng bê tong cốt thép.
Năm 1909 ông đến có ảnh hưởng Châu Âu và đã có ảnh hưởng quan trọng tới
những kiến trúc sư như: Walter Gropius và Mies van der Rohe, Berhrens qua những
triển lãm, sách giới thiệu về những công trình kiến trúc và Design của ông. Đối với
phong trào De Stijl, Wright cũng trở thành mẫu mực lớn.

3.4. Liên đoàn thủ công Đức.


Liên đoàn thủ công Đức.
Ở Đực trước hết là Liên Đoàn thủ công Đức, là những người đánh dấu việc khắc
phục phong cách trẻ và tạo bước quá độ đến tạo dáng công nghiệp hiện đại. Liên đoàn
thủ công Đức được các nghệ nhân, các kiến trúc sư, các chủ doanh nghiệp và các đại
diện chính quyền thành lập năm 1907 tại Munich. Liên đoàn thủ công Đức tìm kiếm
công cuộc cải cách trên con đường thông qua công nghiệp. Mục tiêu theo điều lệ là
“nâng cao chất lượng nghề nghiệp thông qua phối hợp giữa nghệ thuật, công nghiệp và
thủ công nghiệp”.
Các sản phẩm Đức cần khôi phục, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, các
sản phẩm công nghiệp hàng loạt cần được tạo ra với yêu cầu thẩm mỹ cao, chau chuốt,
chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Ngoài một số khác, trong số thành viên sáng lập
còn có H. Muthesius, H. van der Velde, P. Behrens…
Ảnh hưởng lớn nhất mà Liên đoàn thủ công Đức đạt được là năm 1914 bằng cuộc
triển lãm nổi tiếng của mình tại Cologne. Bên cạnh các bộ đồ gỗ sản xuất hang loạt,
các đồ gia dụng người ta còn nhìn thấy các thiết bị toa ngủ và một mô hình nhà mấy
hiện đại của W. Gropuis học trò của Behrens thiết kế bằng thép và kính.
AEG VÀ Behrens.
Công ty AEG, do E. Rathenau thành lập năm 1883, đến nay 1907 đã trở thành một
tập đoàn điện tử hang đầu thế giới bên cạnh các công ty General Electric Company,
Westinghouse và Siemens. Ngành công nghiệp điện tử đã phát triển như một sự bùng
nổ và trở thành ngành kinh tế đầy triển vọng. Hãng AEG sản xuất các loại dynamo,
tuoocsbin, biến thế, động cơ điện,…cho ngành công nghiệp nhưng đồng thời sản xuất
ngày một nhiều các đồ điện gia dụng như bóng đèn, quạt máy, đồng hồ, két nước, thiết
bị làm tăng độ ẩm không khí chạy điện, lò sưởi điện.
Hãng AEG đã sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại nhất và áp dụng các phương pháp
tổ chức sản xuất tiên tiến nhất. Công ty đã lớn mạnh nhanh chống, thành lập các công
ty chi nhánh, các ngân hang điện tử và công ty độc quyền.
Hãng AEG Behrens được giao thiết kế các tài liệu quảng cáo, nhưng từ năm 1907
trở đi ông chịu trách nhiệm toàn bộ về Design cho tất cả các bộ phận của công ty. Ông
thiết kế các kiểu catalog, các giá biểu các đồ dùng bằng điện cũng như nhà ở cho công
nhân, các gian hang hội chợ và các nhà xưởng. Tất cả các thứ đó đều hấp dẫn đối với
khách hang, nhưng rất chuẩn xác và bằng dáng vẻ phù hợp công năng.
Ông cho rằng: “cần phải từ bỏ việc sao chép các tác phẩm thủ công, chính hình
dáng của phong cách lịch sử và các tư liệu khác”
CHƯƠNG IV
CHỦ NGHĨA CÔNG NĂNG HIỆN ĐẠI VÀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ
Thời gian giữa các cuộc chiến tranh được đánh dấu bằng những biến động xã hội và
kinh tế sâu sắc trong các nước công nghiệp. Qúa trình công nghiệp hóa sản xuất hàng
loạt và việc hình thành xã hội giai cấp tư sản đã cho thấy tác động của nó. Cuộc tranh
giành quyền thống thị trên thị trường thế giới đã xô đẩy các cường quốc thuộc địa vào
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, kết cục là ở Nga nổ ra cuộc cách mạng năm
1917 và ở Đức năm 1918. Ngay trong thế kỉ XIX đã ảnh hưởng lớn về chính trị và kinh
tế với việc tạo dáng các sản phẩm công nghiệp.
4.1. Những người tiên phong và Chủ nghĩa cấu trúc Nga.
Trong việc tiếp tục thực hiện các ý tưởng của trường phái lập thể(Cubism) và
trường phái vị lai(Futurism), việc trừu tượng hóa mang tính hình thức và lý tưởng hóa
kỹ thuật được tiếp tục phát triển. Những người thuộc trường phái vị lai có ý đề cao tốc
độ phát triển và vẻ đẹp của kỹ thuật. Trong các phong trào nghệ thuật
Supermatism( Chủ nghĩa tối thượng) và Chủ nghĩa cấu trúc Nga kết cấu và vật liệu đã
trở thành những yếu tố quan trọng nhất trong môn tạo hình. Việc giải phóng nghệ thuật
khỏi những đặc tính sao cóp tại Nga do Kandinsky khởi xướng cũng mang tính cách
mạng.
Những người đại diện của trường phái Chủ nghĩa cấu trúc gây ảnh hưởng tới trường
phái hiện đại trên lĩnh vực Design tới phong trào De Stiji( Hà lan), Bauhaus ( Đức).
Điểm quan trọng nhất cho một nền thẩm mỹ công năng, xuất phát từ nghệ thuật: hình
dáng hình học đơn giản; về màu sắc thì hạn chế ở các màu đen; trắng; xám; các màu cơ
bản vẫn là đặc trưng cho ngành tạo dáng đến tận ngày nay.
Chủ nghĩa cấu trúc khai sinh tại Nga năm 1916 vẫn là một phong trào chủ chốt
trong lịch sử văn hóa và Design thế kỉ XX.
Năm 1915, Tatlin chủ trương chối bỏ ngay những quan niệm về mỹ thuật, để thụ
hiện các tác phẩm đắp nổi trong đó sử dụng các vật liệu công nghiệp: xi măng; gỗ; thủy
tinh; sắt…) và các tác phẩm nét chìm bằng kim loại nhằm chủ yểu vào các bố cục động
lực của không gian mà ít quan tâm đến kỹ xảo về khối điêu khắc; đây chính là những
cơ sở để năm 1916 ông cùng với Rodtchenko xây dựng nên Chủ nghĩa cấu trúc Nga.
Nhiều đại diện của Trường phái tiên phong của Nga: V.Talin, El Lissisky nhận rõ
nhiệm vụ của mình là vục vụ xã hội mới “nghệ thuật vị nhân dân” trong cách nhìn của
nền văn hóa vô sản. Họ đến giảng dạy tại các Xưởng nghệ thuật và kỹ thuật hoặc tham
gia các triển lãm tuyên truyền cổ động. Họ thiết kế các loại biểu ngữ, các loại tạp chí
và các kiểu bìa sách, thực hiện các công việc trang trí trên đường phố, thiết kế các vật
dụng, quần áo và đồ gỗ, những thứ thể hiện ở mức độ cao trong việc tiêu chuẩn hóa
thích hợp cho việc sản xuất hàng loạt của nền công nghiệp Nga đang ở giai đoạn hình
thành. Thông qua các mặt hang giá cả phải chăng, người ta muốn cải thiện mức sống
cho tầng lớp lao động bình thường. Các bản thiết kế cần đáp ứng được các đòi hỏi của
nền sản xuất công nghiệp và đặc tính của nguyên vật liệu, nhưng chúng cũng xuất phát
từ ngôn ngữ tạo hình, hình học trừu tượng của trường phái Chủ nghĩa cấu trúc và ý
muốn thể hiện nghệ thuật của họ.
Trường phái chủ nghĩa cấu trúc coi mình như một nền văn hóa của các loại vật liệu.
Với tinh thần đó, năm 1913 lần đầu tiên Talin đã sử dụng thuật ngữ này. Talin là nghệ
sĩ đầu tiên đã thử nghiệm một số lượng lớn, như vậy các loại vật liệu khác nhau và làm
cho các thuộc tính và các đặc tính thiết kế của chúng trở thành những yếu tố tạo hình
của các sự kết hợp nguyên vật liệu. Trong những năm 20, ông gia tăng đưa nghệ thuật
của mình phục vụ cuộc sống đời thường, khác với những nghệ sĩ trường phái Cấu trúc
chủ nghĩa Talin không ưu tiên sử dụng các đường thẳng và các gốc vuông mà trong
nghệ thuật và tạo dáng của mình ông sử dụng các đường cong. Bên cạnh việc thiết kế
phải phù hợp với vật liệu.
El Lissisky (1890-1941)
El Lissisky tên thật là Elizar Morduchivitch Lissisky, sinh ngày 23.11.1890 ở làng
Pochinok, Smolensk, gốc Do Thái. Nhận thức về nền kỹ thuật hiện đại đối với ông là
một yếu tố quyết định trong việc cảm nhận và Design nghệ thuật. El Lissisky đã có ảnh
hưởng rất lớn đến Mies van der Rohe, Designer người Đức, một trong bốn đại diện tiêu
biểu của phong cách quốc tế trong kiến trúc hiện đại thế kỉ XX.: đó là W. Gropius, Le.
Corbursier và Wright.
Chấp nhận chủ nghĩa công năng, phá bỏ vĩnh viễn các ranh giới nghệ thuật và nhất
là nhận thức rõ chức năng chính trị của nghệ thuật: đó là cống hiến vĩ đại của Chủ
nghĩa cấu trúc vào nền văn hóa của thế kỉ XX.
4.2. Hà lan: De stijl(1917-1931).
Song hành với trường phái Chủ nghĩ cấu trúc tại Nga và các phong trào trừu tượng
khác trong nghệ thuật, tại Hà Lan một phong trào nghệ thuật được hình thành và phát
triển. Phong trào này khước từ thẳng thừng việc sao chép thiên nhiên dưới bất cứ hình
thức nào và coi nền hội họa là một hệ thống độc lập của hình dáng, mặt phẳng và mầu
sắc. Họ muốn loại bỏ tất cả những gì thuộc về cảm xúc và riêng tư ra khỏi hội họa, đưa
ra những gì thuộc về quy luật và cấu trúc nghệ thuật.
Năm 1917 tại Leiden, T. van Doesburg thành lập tạp chí De stijl mà sau đó đã trở
thành diễn đàn của một nhóm họa sĩ, kiến trúc và các nhà điêu khắc …
4.2. ART Deco ở Mỹ. Streamlining
Ý tưởng của những người theo phái hiện đại đã tỏa rộng ở Châu Âu trong những
năm 20, nhưPng ở Mỹ lúc đó chỉ mới là sự nhen nhóm nhỏ trong một số ít các kiến
trúc sư có tinh thần đổi mới thuộc nhóm Bauhaus và một vài trào lưu khác. Mặc dù tại
Mỹ lúc đó có sự kiện của Frank Lloyd Wright, một kiến trúc sư tiên phong cho nền
kiến trúc sư hiện đại và ngay từ đầu thế kỉ người ta đã xây dựng các nhà chọc trời bằng
kết cấu sắt thép, tuy thế việc trang trí các bề mặt ngôi nhà cho đến những năm 20 vẫn
còn sử dụng các hoa văn, các đường diềm cầu kỳ cho các cửa kính, các vòm cửa …
Ngay cả đồ gỗ và các thiết bị nội thất cũng chịu ảnh hưởng của thị hiếu bảo thủ
thuộc tầng lớp trung và thượng lưu. Các tầng lớp này đề cao phong cách lịch sử của
Châu Âu hoặc coi trọng phong cách thủ công mỹ nghệ quí phái theo kiểu thực dân.
Ngoài phong trào cải cách mỹ thuật mỹ nghệ thì ở đây không có phong trào cải cách
nào khác ở lĩnh vực này. Mảnh đất cho sự phát triển của tư tưởng hiện đại được nảy
mầm nhờ vào những học trò của Bauhaus, cũng như một số người khác ở Chây Âu trốn
chạy khỏi chủ nghĩa quốc xã, lánh nạn sang Mỹ. Năm 1932, Viên Hàn lâm
Crabrook(Crabrook Acamedy) ở Destroit được thành lập, Viện Hàn lâm này đã trở
thành nơi tuyên truyền cho các tư tưởng hiện đại. Kiến trúc sư người Phần Lan
E.Saarinen người lãnh đạo của học viện này coi đây là nơi kế tục sự nghiệp của
Bauhaus.
Phải nói rằng Art deco với phong cách đa dạng về hoa văn, phát triển dễ dàng trong
kiến trúc và nghệ thuật không gian hơn phong cách hiện đại với tính công nặng ở Mỹ.
Cuối những năm 20 của thế kỷ XX, bắt đầu đã có những công trình xây dựng đồ sộ,
lộng lẫy của các hãng lớn theo phong cách Art deco.
Những công trình tiêu biểu cho phong cách Art deco, người ta thường thấy được
xây dựng tại New York và Miami. Những công trình đó là các cao ốc chọc trời và các
rạp chiếu bóng đồ sộ. Tiêu biểu của loại kiến trúc này thường được trang trí bằng các
hình dáng cho lan can, có các hình uốn cong và đá cẩm thạch được bọc bằng đồng
thau, thủy tinh màu, gạch lát sàn màu và hoa văn hình học đầy ấn tượng.
Những năm 30 của thế kỉ XX, nghệ thuật Art deco với các hoa văn trang trí phong
phú đã phát triển sang một phong cách khác đầu tính Âu Mỹ với một vẻ khiêm nhường
và với một chính sách tiết kiệm của chính phủ trước cuộc khủng hoảng kinh tế của thế
giới. Phong cách này đã thích nghi với trao lưu mới của phương thức sản xuất rẻ và
chuẩn xác đơn giản. Với sự thay đổi lớn trong chính sách kinh tế, tại Mỹ Art deco với
các hình dáng chuyển động trong Design đã để lại dấu ấn trong các sản phẩm hàng
loạt. Người ta nói, Art deco tại Mỹ với đặc trưng của các hình thể khí động học.
Design công nghiệp hiện đại.
Nền Design công nghiệp hiện đại ở Mỹ đi theo một con đường riêng. Nên Design
này tuy chưa chịu ảnh hưởng của Châu Âu song đặc điểm của nó là chịu ảnh hưởng và
bị chi phối bởi một xã hội tiêu dùng, của sự tiến bộ trong kỹ thuật và đặc biệt hơn nữa
là chịu ảnh hưởng bởi Hollywood, nơi đã tác động khá mạnh vào cảm thụ thẩm mỹ của
cả một thế hệ.
Cuộc Đại chiến thứ nhất làm kiệt quệ nền kinh tế của Châu Âu, khoa học kỹ thuật
bị đình trệ, ngược lại ở Mỹ trong những năm đầu của thế kỷ XX đã đạt một trình độ về
kỹ thuật và công nghệ, bỏ xa các quốc gia công nghiệp khác. Đến những năm 30 của
thế kỉ XX thì mức sống của người dân Mỹ được nâng cao, mức sống của tầng lớp trung
lưu và người dân Mỹ trong mỗi gia đình đều được trang bị các đồ dùng bằng điện như:
radio, tủ lạnh, vô tuyến truyền hình. Bởi vậy, khái niệm về thiết kế đồ gỗ và thiết kế
sản phẩm công nghiệp bị xóa nhòa. Việc sản xuất sản phẩm hàng loạt với các chất liệu
mới và rẻ tiền lúc này đã cho phép tự do phát triển, để thỏa mãn nhu cầu của đa số
người tiêu dùng trên cơ sở của khoa học tiếp thị hiện đại. Vào cuối những năm 20 của
thế kỉ XX ngành quảng cáo phát triển mạnh ở Mỹ.
Bên cạnh ngành quảng cáo và công nghiệp bao bì, là sự ra đời của thiết kế kiểu
dáng mẫu mã sản phẩm đã hình thành và chiếm lĩnh vị trí quan trọng, nhằm đáp ứng và
thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và sức mua sắm của tầng lớp trung lưu.
Design cho ngành công nghiệp ô tô và các mặt hàng kỹ thuật khác còn là vấn đề
hoàn toàn phụ thuộc vào công năng và công nghiệp sản xuất theo dây chuyền, điển
hình là mẫu xe Ford cổ “Model T” năm 1913 lúc đó hoàn toàn chưa có đối thủ cạnh
tranh. Đến những năm 20 và 30 của thế kỉ XX, ngành Design ngày trở nên quan trọng,
để đáp ứng nhu cầu thì hãng Ford cũng đã có những cải biến.
Khác với Châu Âu, nơi thường diễn ra sôi động các cuộc cải cách dưới sức ép của đòi
hỏi xã hội và công nghệ thì ở Hoa Kỳ Design là vấn đề của quảng cáo và tiếp thị.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929.
Để nhanh chống khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và phục
hội ngân sách, chính phủ đã đề ra chính sách và chiến lược khuyến khích tiêu thị. Để
kích hoạt sức tiêu thụ hang hóa, hành loạt các sản phẩm đã thay đổi hình dáng sản
phẩm.
Thuật ngữ Styling để gọi riêng cho những sản phẩm được người ta thay đổi hình
thức của hình dáng. Đối với những hình dáng được thiết kế theo nguyên lý tối ưu thì
các nhà thiết kế Mỹ đặt cho cái tên Streamlining(hay Streamlined Form – Hình dáng
theo dòng chảy)
Hình dáng dòng chảy (Streamlining)
Hình dáng của dòng chảy lúc này như một xu thế được chấp nhận, bất kể từ hình
dáng của một ô tô du lịch đến xe nôi trẻ em, từ một máy xay café đến cái gọt bút chì.
Ngay cả trong kiến trúc cũng được người ta áp dụng dựa trên cơ sở của các loại nguyên
liệu mới như: gỗ ép, nhựa và các tấm kim loại…
Hình dáng của dòng chảy được coi là phương tiện để thực hiện phong cách Styling.
Các Designer công nghiệp Mỹ đã tạo ra một hướng mới coi như một phong cách.
Phong cách này ít gắn với công năng sản phẩm mà trước hết tạo niềm tin vào sự tiến bộ
và sự đổi mới của nền kinh tế trước đó đang lâm trong hoàn cảnh khủng hoảng. Như
vậy, đương nhiên đã tạo được một mục tiêu cơ bản của cái gọi là The American way of
life(lối sống Mỹ).
Năm 1939, đã thực hiện được mục đích của nó bằng cuộc Triển lãm Thế giới tại
New York với cái tên Building the World of tomorrow – Ngôi nhà thế giới của ngày
mai. Từ năm 1920 đến năm 1940 nền Design công nghiệp Mỹ đã có sự phát triển
nhanh chống
Đội ngũ các nhà thiết kế công nghiệp Mỹ của các thời đại lại xuất thân từ lĩnh vực
Quảng cáo. Ví dụ: WD. Teague làm việc 20 năm trong lĩnh vực Đồ họa quảng cáo,
trước khi ông nhận hợp đồng quảng cáo cho Kodak. Trước đại chiến thế giới lần thứ 2,
bên cạnh R. Loewy, ông là một trong những Designer công nghiệp hang đầu tại Mỹ,
ông đã thiết kế gian trưng bày của hãng Ford tại triển lãm Thế giới New York, máy ảnh
của hãng Kodak, trạm xăng của Texaco và mát bay Boeing 707.

4.3. Design Đức trong đế chế thứ 3.


Trong lúc ở Mỹ một nền Design có một phong cách mới ra đời do sức ép của tiêu
dùng, do xuất phát từ những yếu tố quảng cáo đi từ mục đích tô đẹp cho sản phẩm hiện
đại hóa các sản phẩm có công nghệ kỹ thuật cao – để bán tốt hơn, nhanh hơn thì những
người thuộc phái quốc gia xã hội ở Đức lài đề cao triết lý bình quyền, thẩm mỹ của sản
phẩm, họ đặt ra các luật lệ và thành lập các cơ quan nhà nước.
Bauhaus(1919-1933).

Do công của Walter Gropius(1883-1969)tại Weimar, Đức. Gropius đặt tên trường
là Bauhaus, dịch là ngôi nhà của các công trình (building house), nhưng theo Weimar ,
nó là viết tắt của "một sự háo hức với sự cởi mở, thử nghiệm, sáng tạo, liên kết chặt
chẽ để thực hành công nghiệp và đa quốc gia"

Tiêu chí đầu tiên của Trường này là “Nghệ thuật của công năng”.

Trong giai đoạn đầu Bauhaus hướng vào chủ nghĩa ấn tượng và tìm kiếm con
đượng cải cách giống như phong trào Thủ công Mỹ nghệ (Art and Crafts). Hội đồng
quản trị của trường Bauhaus ngoài Gropius còn có những tên tuổi nổi tiếng như thiên
tài vật lý Albert Einstein, kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe, và các danh hoạ, các
nhà thiết kế nổi tiếng như Josef Albers, Lyonel Feininger, Wassily Kandinsky, Paul
Klee, Oskar Schlemmer…

Hầu hết sinh viên của trường Bauhaus sống thiếu thốn từ vật chất, kiến thức, đến cả
cơ hội thể nghiệm. 

Qúa trình phát triển để hình thành ngôn ngữ tạo hình và mang tính chất công năng
nhiều hơn diễn ra những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt dưới ảnh hưởng của Theo van
Doesburg, thành viên của nhóm De Stijil.

Ngôn ngữ của thời kỳ này là “hình học”. Năm 1925, Bauhaus di chuyển đến Dessau
bởi áp lực của chủ nghĩa phát xít.
Những thành tựu quan trọng: đồ đạc được làm bằng thép bởi Marcel Breucer, Mart
Stam.
Năm 1928, Gropius tổ chức lại trường và Hannes Meyer đã trở thành giám đốc và
ông theo khuynh hướng chính trị ủng hộ tầng lớp lao động
Để Bauhaus tồn tại, Gropius hướng thầy trò của trường đến lối thiết kế phục vụ nhu
cầu xã hội, mục đích cuối cùng là để tạo ra những sản phẩm bán được, chứ không phải
là những tác phẩm nghệ thuật để trưng bày. 

Một Bauhaus vì cuộc sống có thể thấy được ngay khi bước vào cơ sở đầu tiên của
trường ở Weimar: căn tin được đặt ngay trung tâm của khuôn viên, còn rau xanh được
trồng thay cho cỏ và hoa.  Năm 1923 Moholy-Nagy tham gia giảng dạy tại Bauhaus
cùng với ý tưởng "New Typography". Ông cho rằng kiểu chữ là một phương tiện
truyền thông" và chú ý tới "sự rõ ràng của thông điệp trong những hình thức nhấn
mạnh nhất"

CHƯƠNG V
HÌNH DÁNG TỐT VÀ NHỮNG LỰA CHỌN MỚI

5.1. Những năm 50, giai đoạn sau chiến tranh .


Hậu chiến tranh và những năm 50 của thế kỉ XX, thời kỳ đầy bão táp và biến
động(Swinging fifties) đã làm thay đổi không những bộ mặt chính trị mà còn là những
năm tháng chuyển động cơ bản của nền móng Design quốc tế. Những nước bại trận
Đức- Italia- Nhật xây dựng lại nền kinh tế tập trung giải quyết vấn đề đời sống dân
sinh: lương thực, nhà ở, xây dựng kinh tế…
Những đại chiện tầm cỡ của Bauhaus không sống nổi dưới thời Đức quốc xã đã tị
nạn tại Hoa kỳ. Họ đã tiếp tục phát triển ở đây một nền Design hiện đại theo phong
cách quốc tế. Truyền bá tư tưởng Design là công cụ của tiếp thị và quảng cáo theo lối
sống Mỹ.
Ví dụ: Nước ngọt đóng chai Coca cola, thuốc lá đầu lọc Lucky Strike trở thành biểu
tượng của cảm thụ và thời đại mới, tượng trưng cho lối sống Mỹ hiện đại.
Lối sống Mỹ với Design tiêu thụ.
Từ những năm 30 của thế kỷ XX tại Mỹ đã hình thành một quan niệm riêng về
Design. Nền Design công nghiệp Mỹ vẫn đề cao lý tưởng thẩm mỹ.
Những bậc thầy Design công nghiệp Mỹ giai đoạn những năm 30 là: Raymond
Loewy, W. D. Teague, H.Dreyfuss, N.Bel Geddes…
Nhu cầu tiêu dùng được kích thích đã trở thành một làn sóng tiêu thụ từ đầu thập kỉ
50, nền công nghiệp Design là nơi thường xuyên phải thay đổi mẫu mả, cải tiến kỹ
thuật để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
Các lĩnh vực quan trọng nhất lúc này trong kinh tế và đời sống là ngành chế tạo ô
tô, một phong cách có tên gọi “ giấc mộng” về kiểu ô tô Mỹ có mĩu nhọn và đuôi vểnh
cao xuất hiện. Dụng cụ gia đình ngập đồ điện, làm cho công việc của các bà nội trợ đỡ
vất vả và tiêu hao sức lực.
Sự phát triển nhanh chóng của vô tuyến truyền hình và kỹ thuật bán dẫn thường
xuyên hứa hẹn cho thị trường gia tăng, khi công nghệ Nhật bản du nhập vào thị trường
Mỹ và công nghiệp điện tử Hoa kì bắt đầu có đối thủ cạnh tranh.

Raymond Loewy(1893-1986)
Raymond Loewy sinh ra tại Paris, đã trở thành biểu tượng của nền Design Hoa kì.
Ông là Designer công nghiệp đầu tiên tiến hành phân tích thị trường và tung ra thị
trường các sản phẩm mới bằng công trình quảng cáo công phu và tốn kém. Loewy cải
tiến nhiều sản phẩm và tạo ra các sản phẩm đó một hình thức mới và hấp dẫn, chính
nhờ vậy mà kích thích người tiêu dùng .
Loewy đưa ra quan điểm: cái đẹp bán không chạy. Ông chủ định: cái đẹp là sự đơn
giản, nhưng không được khô khan.
Năm 1929, Loewy trở thành giám đốc nghệ thuật của hãng đồ điện Westinghouse
tại New York.
Loewy là một trong các đại diện tiêu biểu của hình dáng thon vút khí động học
(hình dáng của dòng chảy streamlining) và trở thành “cha đẻ” của Styling. Ông sử
dụng triệt tiêu phương tiện quảng cáo phục vụ cho hoạt động của mình và thường được
các người theo chủ nghĩa công năng gọi tên Styling.
Những thiết kế tiêu biểu: Thiết kế bình đựng Coca cola (1947), máy điều kiển làm
bánh, xe buýt Greyhound, bao bì và quảng cáo cho thuốc lá…ông còn là cố vấn cho
hãng sản xuất dầu BP, Esso và Shell, nghiên cứu vũ trụ Nasa.
5.2. Italia
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, nước Ý ít được biết đến trong lịch sử Design. Sau
chiến tranh, nơi đây diễn ra sự thay đổi dữ dội trong vòng 10 năm, Ý trở thành nước
đứng đầu trong các quốc gia Design thế giới.
Ở Ý quá trình công nghiệp hóa diễn ra chậm hơn so với các nước khác.
Ảnh hưởng của viện trờ kinh tế Mỹ vào Ý đã có tác dụng thúc đẩy, quan trọng hơn
là ảnh hưởng của phim ảnh Hollywood trong đời sống thẩm mỹ và đời sống tinh thần.
Lối sống thực dụng của Mỹ tràn vào Ý.
Từ năm 1955 hàng hóa Ý đã có uy tín, khái niệm một ngôn ngữ riêng mang bản sắc
của ngôn ngữ Italia đã được khẳng định. Người ta nói đến một phong cách Italia trong
tạo dáng công nghiệp- hiện đại-lịch sự-mềm mại.
Ví dụ: Máy đánh chữ Olivetti Lettera 22 do Nizzoli thiết kế năm 1950, mấy khâu
Mirrela-Marcelo do Nozzoli thiết kế năm 1956...
Sự thay đổi lớn nhất là nhờ bước chuyển của nền công nghiệp sản xuất thép tạo đà
cho sản xuất các phương tiện và công cụ kỹ thuật như ô tô, xe máy, máy chữ, mấy
khâu...
Một trong số các sản phẩm công nghiệp nổi tiếng nhất của Italia sau chiến tranh là
xe máy Vespa và ô tô Fiat 500. Ở Châu Âu và Mỹ người ta mặc các bộ quần áo mang
nhãn hiệu Italia, đi xe Vespa hoặc Lambretta.

Nhật
Cuối thế kỷ VI, đạo Phật có mặt ở Nhật, ảnh hưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực
kiến trúc và đặt biệt là trong chữ viết.
Năm 1868, Mustachio trở thành Hoàng đế nước Nhật. Ông đã mở rộng và chính
sách văn hóa ngoại quốc được đưa vào nền văn hóa Nhật .
Năm 1869 thủ đô Nhật chuyển từ Kyoto đến Edo bắt đầu giai đoạn kỹ nghệ của
người Nhật.
Năm 1887 ở trường Kanazawa dạy thiết kế, nhượm vải sợi, sản phẩm kim loại,
giấy, đồ may mặc theo phong cách Châu Âu.
Năm 1901 Mataichi Fukuchi sáng lập hiệp hội những nhà thiết kế Nhật Bản, ông
trở thành giáo sư đầu tiên ở trường Mỹ thuật Tokyo.
Năm 1902, cuộc triển lãm đầu tiên của người Nhật về Nghệ Thuật mới đã nêu bật
điển hình về gốm sứ, vải sợi và đồ họa...Những năm 20,30 của thế kỷ XX có nhiều tạp
chí về thiết kế đồ họa và những thiết kế ảnh hưởng của Liên đoàn thủ công Dức và
Bauhaus.
Triết lý của người Nhật rất tương ứng với suy nghĩ của người Nhật vì nó không thể
nào tách rời giữa thiết kế và mỹ thuật.
Năm 1928 nhóm Keijikobo chuyên nghiên cứu về hình thể và năm 1937 nhóm này
ngừng hoạt động.
Năm 1933 thành lập viện Mỹ thuật công nghiệp để phối tác với việc sản xuất đồ thủ
công mỹ nghệ ở các vùng trên đất nước.
Năm 1945 dưới sự chiếm lấn của người Mỹ đã thúc đẩy sự bùng nổ lớn trong thiết
kế và kinh tế. Ví dụ: Toshiba, Misubishi...
Năm 1950 thành lập hội thiết kế công nghiệp Nhật Bản và hội thiết kế thủ công
Nhật Bản đã có sự bùng nổ thiết kế và xuất khẩu lấy cảm hứng từ di sản văn hóa Nhật .
Năm 1964 Thế vận hội Olympic ở Tokyo, nhà thiết kế Yoshiro Yamashita phát
triển hệ thống chữ tượng hình đầu tiên. Khía cạnh quan trọng trong thiết kế của người
Nhật Bản là ứng dụng những yếu tố hiện đại và truyền thống một cách đồng nhất.
+ Ở Đức: thiết kế mang tính triết học vì Dức là nước có nền lịch sử triết học.
+ Ở Pháp: thiết kế có sự tự do, phóng khoáng
+ Ở Ý: thiết kế là sự ngẫu hứng của những đường cong, sự mềm mại và duyên
dáng.
+ Ở Nhật: triết kế mang dáng vóc nhỏ nhưng mạnh, gọn nhẹ và đa năng.
Hãng Sony và máy Walkman.
Năm 1955 hãng Sony đã chế tạo đài bán dẫn transitor đầu tiên và tới năm 1958 thu
nhỏ lại thành đài bỏ túi
Năm 1959 vô tuyến truyền hình bán dẫn đầu tiên ra đời
Năm 1966 hãng Sony phát triển đầu Video màu đầu tiên trong lĩnh vực dân dụng và
tiếp theo là các bước tiến bộ kỹ thuật liên lục.
Năm 1979, ông chủ hãng Sony A. Morita đã quyết định sane xuất một loại phương
tiện bỏ túi để nghe nhạc – Walman, mặc dù có sự phản đối của giám đốc thương mại
của công ty.
Phương tiện này trong những năm 80 đã làm thay đổi cảm giác về cuộc sống và
mức độ tiêu thụ âm nhạc trong nền văn hóa thanh niên một cách sâu sắc. Từ đây người
ta có thể nghe nhạc mọi lúc, trong lúc đi tàu điện ngầm, đi mua hàng...Đài Walman
được sản xuất cho tới tận ngày nay với vô số kiểu dáng khác nhau.

Design mới
Design và công nghệ.
Design có một ý nghĩa quan trọng và có vai trò mới trong thực tiễn văn hóa, nền kỹ
thuật phát triển nhanh của những năm cuối đã làm thay đổi hẳn tính năng của nhiều
thiết bị và đồ dùng quen thuộc. Yêu cầu của ngành Design phải đáp ứng được trên
nhiều lĩnh vực và nhiều cách thức sử dụng mới mẻ.
Sự phát triển của nền kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ, một cách thường xuyên tới
nền thẩm mỹ.
High – Tech(Kỹ thuật cao)
Sự hấp dẫn của Kỹ thuật thể hiện trong quá trình thẩm mỹ hóa ngày càng gia tăng.
Thuật ngữ High – Tech được chấp nhận là thuật ngữ về phong cách trong kiến trúc và
Design từ khi xuất bản cuốn sách cùng tên của S. Slezin và J. Kron năm 1978.
Phong cách High – Tech nhấn mạnh sự xuất hiện về phương diện công nghệ của
các tòa nhà công sự bố trí lộ ra bên ngoài các mạng kết cấu và thang máy,..
Ví dụ: trung tâm Pompidou (1977) do R. Piano và R. Rogersthieets kế tại Paris, một
công trình cho phong cách High – Tech tiêu biểu.

Nhỏ hóa kích thước vật thể.


Qúa trình phát triển kỹ thuật quan trọng nhất diễn ra trong ngành kỹ thuật vi điện
tử. Rất nhiều thiết bị quen thuộc nhờ có kỹ thuật microchip đã trở nên ngày càng nhỏ
gọn. Ví dụ: máy tính đã phát triển từ những máy cỡ lớn nặng hàng chục tấn thành
những máy xách tay nhỏ gọn(Lap-top).
Máy vi tính và các bản thiết kế Design và Marketing.
Từ những năm 80 thế kỷ XX không chỉ thiết kế cho máy vi tính nữa mà là Design
bằng máy vi tính. Các chương trình đồ họa mới cho phép mô phỏng chuẩn xác sản
phẩm trên màn hình, mà trong đó bên cạnh phát thảo người ta có thể gọi ra các dữ liệu
kỹ thuật và kinh tế quan trọng.
Design và Marketing
Vai trò của thiết kế đêu nêu bật trong chính sách của doanh nghiệp, phần lớn các
mặt hàng tiêu dùng đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX đã trở nên chin muồi về mặt
kỹ thuật. Trong cuộc canh tranh với các đối tác của mình các hãng sản xuất chỉ còn lại
phương tiện để tạo ra sự khác biệt đó là Design.
Trong rất nhiều doanh nghiệp công tác Design đã trở thành một bộ phận câú thành
tất yếu của diện mạo doanh nghiệp. Design sản phẩm là uy tín của doanh nghiệp cũng
như của người tiêu dùng
Người ta coi tất cả những gì trông sặc sỡ hơn, khác lạ hơn cái thông thường là tác
phẩm Design.
Swatch
Hãng này được thành lập năm 1983 tại Beil, Thụy Sĩ dưới dạng liên doanh của các
hãng đồng hồ lớn của Thụy Sĩ

You might also like