You are on page 1of 27

Tìm hiểu

về Design
Nguyễn Ngọc Phương Anh - Tạ Tường Vi
20 đ
21
Nội dung bài tìm hiểu
Nghiên cứu ba phần

01 02 03
Khái niệm về Design Các xu hướng và phong Design bền vững trong
cách design hiện nay Thiết kế nội thất
trong Thiết kế nội thất
01
Design là gì?
Khái niệm về Design.
Lịch sử phát triển của Design.
Danh từ design có xuất xứ từ chữ disegno của tiếng
Latinh, có từ thời Phục hưng, có nghĩa là phác thảo,
thuật vẽ, thiết kế, bản vẽ và là cơ sở của mọi nghệ
thuật thị giác, công việc của sự sáng tạo.

Thời đó thuật ngữ này thường ám chỉ công việc sáng tạo của các họa sĩ vẽ tranh, tạc tượng v.v. và hơn nữa
đó vẫn chưa phải là một nghề chuyên nghiệp hoàn toàn mà gắn kết như một thuộc tính của họa sĩ, nhà điêu
khắc hay các nghệ nhân.
Sản phẩm đạt chất lượng thẩm mỹ, kỹ thuật, còn đòi hỏi tiện nghi tiện lợi, gây hấp dẫn người tiêu dùng, máy
móc phải phù hợp với tầm vóc, thể lực, tâm sinh lý lao động, nên Ergonomic có vai trò quan trọng kết hợp mỹ
thuật , kỹ thuật tạo ra giá trị design.
02

đ
Những trào lưu thiết kế nổi bật
Một nhà thiết kế có thể lấy cảm hứng từ bất kì đâu.
Đôi khi, sức ảnh hưởng, tư tưởng và phương thức tiếp cận kết hợp cùng nhau để tạo thành
phong trào gây được hiệu ứng vang dội trên toàn thế giới.
Lịch sử phát triển
Đã có hàng trăm phong trào nghệ thuật và thiết kế nổi lên với tầm vóc và
sức ảnh hưởng khác nhau qua nhiều thế kỉ. Một vài phong trào tập trung
thể hiện phong cách hoạt động của các nhóm nghệ sĩ ở một vị trí nhất
định, số khác lại bao quát nhiều nguyên tắc sáng tạo và thuần túy hơn về
nội dung truyền tải.

Dù xuất hiện 150 hay 30 năm trước, ảnh hưởng của những phong trào này vẫn
còn hiện diện khá rõ ngày hôm nay và thậm chí bạn cũng đã từng cảm nhận
được chúng dù bản thân không hề hay biết. Những phong trào này thường vận
động tuần hoàn với xu hướng đương đại và vẻ đẹp cũ xưa.
Đến cuối Mùa thu
Chủ nghĩa tối giản
Với tính chất đơn giản về hình dạng và phương thức tiếp cận khách quan, chủ
nghĩa tối giản bắt nguồn từ New York vào cuối những năm 1960, được thúc đẩy để
chống lại sự chủ quan tự phát của phương pháp action painting trong chủ nghĩa
biểu hiện trừu tượng.
Đối với những cá nhân theo chủ nghĩa tối giản, phong cách này quá thiếu thốn và
cá nhân – họ tin rằng nghệ thuật cần mang tính rõ ràng và đầy đủ mà không cần
đến những yếu tố phụ họa bên ngoài.
Những góc cạnh sắc nét, hình dạng đơn giản và đường nét rõ ràng là yếu tố
thường thấy trong các tác phẩm nghệ thuật đồ họa hai chiều.
Chủ nghĩa tối giản tập trung tìm hiểu các yếu tố chủ đạo của hình thái nghệ
thuật, bỏ đi những chi tiết và cảm xúc không liên quan để tôn vinh các thành tố thị
giác khách quan thuần khiết.
Nhà thiết kế nổi bật

Kiến trúc sư người Đức


Ludwig Mies van der Rohe
(1886 – 1969)
Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) – một
trong những bậc thầy của kiến trúc hiện đại thế
giới, được coi là cha đẻ của phong cách kiến trúc
tối giản. Quan điểm của ông thể hiện ở câu châm
ngôn “Less is more”. Những công trình trong thời
gian này của Mies van der Rohe đã đặt nền móng
cho phong cách kiến trúc tối giản với những quan
điểm mới về việc tổ chức không gian kiến trúc, với
kết cấu, vật liệu mới là thép và kính.
Kiến trúc của Mies van der Rohe là những không
gian trong sạch, đơn giản, tinh tế, trật tự: là những
đường thẳng, những mặt phẳng, những góc
Farnsworth House (1951)
vuông,… bộc lộ rõ cấu trúc của hệ thống kết cấu.
Neue National Gallery (1968)

Tòa nhà xây dựng năm 1968


này đã có bước đột phá ý
tưởng, từ bảo tàng truyền
thống với các phòng triển lãm
trở thành một không gian linh
hoạt. Với chiều dài 64,8m, hai
cột thép mỗi bên nhằm giải
phóng các góc, tạo cho tòa
nhà dáng vẻ nhẹ nhàng.
Thiết kế tiêu biểu

Ghế thư giãn Barcelona Ghế Brno (1930)


& Ottoman (1929)
Đến cuối Mùa thu
Nghệ thuật đại chúng (Pop Art)
Xuất hiện như một hiện tượng văn hóa ở Anh và Mỹ, thu hút sự quan tâm của
công chúng vào cuối những năm 1950 và 1960, nghệ thuật đại chúng Pop Art được
định danh bởi nhà phê bình nghệ thuật Lawrence Alloway bằng chính sự tôn vinh
văn hóa đại chúng vốn có. Chủ đề thường thấy là các đối tượng và biểu tượng thân
quen như hộp rau củ, biển báo hiệu đi đường và những chiếc hamburger.
Cảm hứng của phong trào này xuất phát từ nhiều phương tiện như tivi, truyện
tranh và quảng cáo. Nó không mang tính chất của ‘nghệ thuật cao cấp’ cũng như
thể hiện tính đắt đỏ và chủ quan của chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng mà tôn vinh
những ấn phẩm đồ họa đậm đà.
Phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất được xem là cuộc phá cách đầy tính
điên rồ, bởi sự kết hợp giữa những thứ tưởng chừng không mấy liên quan thành
một thể thống nhất trong không gian. Những món đồ trang trí không rõ công năng
được sắp xếp ngẫu hứng mang lại sự tươi trẻ và năng động.
Nhà thiết kế nội thất nổi bật:
Irving Harper
Dù chưa một lần Harper lên tiếng đánh bóng cho tên tuổi mình nhưng với tài năng
sáng rỡ như thế, mọi người tự khắc biết đến ông; đôi khi không phải dưới cái tên
Irving Harper, mà bằng những thiết kế độc đáo đã đi vào lịch sử như Đồng hồ tia
ánh dương (Sunburst Clock), Ghế kẹo mềm (Marshmallow sofa), hay thậm chí cả
logo của hãng nội thất danh tiếng Herman Miller cũng do chính tay ông thiết kế.
Paul Makovsky đã từng viết thế này trong tạp chí Metropolis (2001) “Có nhiều khả
năng bạn chưa bao giờ nghe đến tên Irving Harper, nhưng hẳn là bạn đã từng thấy
tác phẩm của ông ấy rồi”. Đó là bởi vì mọi thiết kế nổi bật nhất trong sự nghiệp thiết
kế nội thất của ông đều mang tên của tập đoàn George Nelson.
Thiết kế tiêu biểu

Đồng hồ Tia ánh dương (1948), một trong những


thiết kế đầu tiên và nổi bật nhất của Irving Harper
và đồng hồ Polygon (1961) được tạo thành từ các
khối đa giác, góc cạnh nhưng cũng vô cùng mềm
mại vì vẻ ngoài của nó giúp ta liên tưởng tới bông
hoa bồ công anh
Thiết kế tiêu biểu

Ghế sofa Marshmallow là chiếc sofa hiện đại được


sản xuất bởi công ty nội thất Mỹ Herman Miller,
ban đầu được sản xuất từ ​năm 1956 đến 1961, và
được coi là biểu tượng nhất trong tất cả các loại
ghế sofa hiện đại. Ghế sofa được thiết kế bởi NTK
nội thất Irving Harper, thuộc công ty Herman Miller.
Chiếc ghế bao gồm một khung kim loại với các đĩa
xốp tròn được bao phủ, hay còn gọi là "kẹo dẻo",
trải khắp ghế và lưng theo cách sắp xếp dạng lưới.
Đến cuối Mùa thu
Phong cách Industrial
Phong cách công nghiệp Industrial là xu hướng thiết kế ra đời vào thế kỷ XX khi
cuộc cách mạng công nghiệp tại Châu Âu bắt đầu suy thoái. Số lượng lớn các nhà
máy, xưởng sản xuất bị bỏ hoang dẫn đến ý tưởng tận dụng lại những công trình
này để phục vụ cho nhu cầu chỗ ở lớn của người dân tại đây. Các kiến trúc sư giữ
nguyên tối đa những thứ có sẵn đồng thời đưa những thiết bị, đồ nội thất hiện đại
phục vụ cho những nhu cầu từ cơ bản đến bậc cao của con người vào trong thiết
kế. Từ đó một xu hướng thiết kế mới mẻ ra đời.
Khi tìm hiểu về phong cách Industrial Style, có thể nói ngay từ cái tên phong cách
kiến trúc công nghiệp đã phần nào khiến con người cảm nhận được sự mạnh mẽ
trong thiết kế. Thực tế, một không gian theo Industrial Style mang trong mình đậm
chất cá tính và sự táo bạo bởi những ý tưởng kết hợp độc đáo từ sự thô sơ của các
xưởng sản xuất với nét hiện đại trong đồ nội thất.
Nhà thiết kế nổi bật

NTK - KTS người Pháp


Phillipe Starck
Phillipe Starck là một trong những nhà thiết kế
đương đại nổi tiếng bậc nhất thế giới. Công chúng
dành cho ông sự tán thưởng không chỉ ở những
thiết kế nội thất tòa nhà ấn tượng, mà còn cho vai
trò nhà thiết kế tài ba của nhiều sản phẩm và kiến
trúc xuất chúng khác. Phillipe Starck sinh năm
1949 tại Paris, Pháp. Sự nghiệp thiết kế của
Philippe Starck phong phú và luôn đi theo một
đường hướng: Sáng tạo vị nhân sinh – cống hiến
cho sự phát triển của nhân loại.
Bằng cách vận dụng sức sáng tạo
vô tận trong tất cả mọi lĩnh vực, từ
những vật dụng thường nhật (đồ
nội thất, xe đạp điện) hay các
công trình kiến trúc (khách sạn,
nhà hàng) cho tới các siêu du
thuyền khổng lồ, trạm du hành
không gian…, Philippe Starck chưa
bao giờ ngừng khai phá mọi giới
hạn và chuẩn mực thiết kế.

Ero/S Black Chairs


Thiết kế tiêu biểu

Chiếc thùng của Starck (1994) Ghế Louis Ghost (2002) Ghế Kartell A)
03
Thiết kế bền vững là gì?
Vai trò của thiết kế bền vững
trong kiến trúc, nội thất.
Thiết kế bên vững (Sustainable design) là xem xét các tác động của môi trường
trong tất cả các giai đoạn khác nhau của sản phẩm mà không làm ảnh hưởng
đến các tiêu chuẩn khác như chức năng, công năng và chi phí,…

Ngày nay, thiết kế bền vững được xem là mục tiêu được áp dụng trong các công
trình nhà nước, tổ chức phi chính phủ nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên
nhiên, mang lại tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ sau. Các thiết kế mang tính bền
vững ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng
mặt trời. Bên cạnh đó, các nguyên vật liệu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong các thiết kế bền vững. Các vật liệu tổng hợp và tái chế làm giảm đi sự phụ
thuộc vào các vật liệu truyền thống, vốn dĩ mất rất nhiều thời gian để có được.
Các nguyên tắc trong thiết kế bền vững
Tạo lập một không gian sống để đảm bảo đầy đủ tiện nghi, môi trường sống trong
01
lành, dễ chịu và lành mạnh.

02 Đảm bảo khả năng cộng sinh với môi trường tự nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Áp dụng các công nghệ xanh trong xây dựng, điều tiết và sử dụng hiệu quả các thiết
03
bị, năng lượng để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Áp dụng các biện pháp xử lý chất
thải ra môi trường.

04 Có khả năng thực thi và mang lại hiệu quả sử dụng cao, đảm bảo về hiệu quả kinh
tế, kỹ thuật trong dài hạn.

05 Chú trọng hòa nhập với môi trường, cảnh quan của các khu vực xung quanh.
Thiết kế phải có khả năng hòa hợp, phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống (nếu
có) để không làm tổn hại tới di sản, cảnh quan xung quanh.
Tính bền vững trong Thiết kế nội thất

Vậy trong ngành thiết kế nội thất thì sao? Việc mang khái niệm “bền vững” vào thiết
kế nội thất tạo ra một quy chuẩn về việc cung ứng, sản xuất và sử dụng nguyên vật
liệu theo cách đảm bảo sự bền vững cho môi trường. Mục tiêu của việc này trong
ngành nội thất là lan tỏa thông điệp về Tính bền vững và giúp thay đổi nhận thức về
việc ngành thiết kế nội thất gây ra nhiều sự mất cân bằng hệ sinh thái.

Cụ thể có thể thực thi những việc đơn giản như:


Sử dụng những sản phẩm nội thất có nguồn nguyên liệu tái chế từ tự nhiên.
Kéo dài tuổi thọ và khả năng ứng dụng của sản phẩm trong thời gian lâu dài.
Những thiết kế tiêu biểu
Ghế Broom (2012)

Đây là một trong những tác phẩm nổi bật

20
của Philippe Starck. Chất liệu của ghế là
75% nhựa polyprorylene và 15% vụn gỗ.
Lý do giải thích cho cái tên Broom chair
(ghế chổi) đến từ thực tế: Philippe Starck
đã dùng chính thứ vụn gỗ mà thông
thường người ta bỏ đi để làm nên chiếc
ghế độc đáo này.

21
Thiết kế tiêu biểu
Hotel Tepoztlán / Taller Carlos Marín +
Pasquinel Studio:

“Sự kết hợp giữa kiến trúc và thiên nhiên là một ý tưởng
thiết kế quan trọng từ giai đoạn ban đầu. Do đó, các kiến
trúc sư đã chọn sử dụng đá tìm thấy tại chỗ để xây tường
và lát lối đi. Cấu trúc tổng thể của khách sạn được làm
bằng bê tông trần với sắc đỏ tự nhiên, được lựa chọn để
hòa với màu sắc của cảnh quan và tông màu đỏ của
những ngọn đồi bao quanh thung lũng Tepozteco. Tất cả
khuôn gỗ đã sử dụng trong công trình đều được tái chế
đúng cách và chuyển đổi thành đồ nội thất hoặc sàn nhà”.
Cảm ơn thầy cô và
các bạn đã theo dõi!
SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Phương Anh - Tạ Tường Vi
Lớp: DH21A1 _ NtC

You might also like