You are on page 1of 27

THẨM MỸ CÔNG NGHIỆP

Môn: Lịch sử Design và Thẩm mỹ Công nghiệp


Giảng viên Nguyễn Nữ Kim Chi
Thành viên nhóm:
Trần Phương Anh
Trần Thị Hậu
Khái niệm thẩm mỹ công nghiệp
• Thẩm mỹ công nghiệp là môn khoa học nghiên cứu về cái đẹp
của các sản phẩm thuộc lĩnh vực vật dụng và phương tiện phục
vụ đời sống, nhất là các sản phẩm được sản xuất bằng
phương thức dây chuyền công nghiệp và công nghệ hiện đại.
• Môn thẩm mỹ công nghiệp trước hết được đề cập đến việc
nghiên cứu về cấp độ đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần cho
đời sống con người của các sản phẩm vật chất - phương tiện
sống, mặt nữa nó cũng xem xét đến các góc độ có liên quan tới
một số lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học
kỹ thuật khác của sản phẩm ấy.
• Thẩm mỹ công nghiệp là một trong những chỉ tiêu để đánh giá
chất lượng của sản phẩm.
Vai trò của thẩm mỹ công nghiệp
• Nắm vững khoa học về thẩm mỹ công nghiệp
giúp chúng ta tạo dựng được thế giới vật thể
thứ hai hài hòa trong tính chất nhân văn và tính
chất thực dụng của các phương tiện sống.
• Nắm vững khoa học về thẩm mỹ công nghiệp
giúp chúng ta tạo dựng được thế giới vật thể
thứ hai hài hòa trong tính chất nhân văn và tính
chất thực dụng của các phương tiện sống.
Mối quan hệ giữa thẩm mỹ và sự phát triển
công nghệ trong Design
Design là loại hình có quá trình hình thành, phát triển. Sự phát triển của Design gắn liền với quá trình lao
động sáng tạo của con người. Design là nghệ thuật của sự kết hợp giữa cái thực dùng và cái đẹp, giữa cái lâu
bền và cái thẩm mỹ. Design là cái tổng hòa của nhiều ngành: cả khoa học kỹ thuật, cả quy trình công nghệ,
sản xuất và kỹ thuật. Giá trị thẩm mỹ của nó không chỉ làm đẹp cho cuộc sống, mà làm đẹp cho cả thế giới
vật chất do con người tạo ra. Trên thực tế ta dễ dàng nhận thấy nếu không có sự tham gia của các giá trị
thẩm mỹ thì ở thế giới đồ vật gắn liền với đời sống chúng ta, sẽ tồn tại những đồ vật khô cứng, khó coi và
như vậy, sự phát triển của con người cũng như phát triển xã hội sẽ không thể toàn vẹn về mặt văn hóa thẩm
mỹ cũng như sự hiểu biết về mặt khoa học. Và các mặt khác, bằng việc đưa cái đẹp vào cuộc sống xã hội,
Design đã và đang họat động có tính sáng tạo nhằm thiết lập một môi trường vật thể vừa hài hòa vừa có sự
tương quan để thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Nó gắn chặt với sự
phát triển văn hóa, văn minh của cộng đồng, một dân tộc hoặc quốc gia. Design đã có một bề dày truyền
thống và làm nên lịch sử từ cổ đến kim. Bởi vì, Design được sử dụng như một nhu cầu cần thiết ở tất cả các
lĩnh vực sau: kiến trúc xây dựng, sản xuất tiêu dùng, môi trường nội ngoại thất, tạo dáng máy móc công
nghiệp, quảng cáo, báo chí tuyên truyền thông tin đại chúng, văn hóa nghệ thuật như : Sân khấu, điện ảnh,
nhiếp ảnh… trưng bày, sắp đặt, thủ công mỹ nghệ (nghề mộc, nghề sơn, đục đá, đúc đồng, tạc tượng, đắp
phù điêu), trang trí lễ hội, trang phục, khánh tiết v.v... Design đang trên đà phát triển những bước mới để
phù hợp với thời đại. Vai trò của Design ngày càng rộng lớn. Nó là một hình thức thiết lập và tạo sự bền vững
cho nền tảng đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ta. Nó không còn chỉ là những hoạt động
trong phạm vi thủ công mỹ nghệ mà đã phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội .
Mối quan hệ giữa thẩm mỹ và sự phát triển
công nghệ trong Design
Sự phát triển công nghệ vật liệu có ảnh hưởng rất
lớn đến với thẩm mỹ design và ngược lại các
design truyền cảm hứng cho công nghệ mới ra đời
Một design không thể vượt quá công nghệ cho
phép của thời đại của nó
Design phản ánh công nghệ và ý thức của con
người ở thời điểm nó được tạo ra
Một số ví dụ
Thời tiền sử
• Design ra đời rất sớm. Từ xa xưa con người đã có bản năng yêu thích cái
đẹp, và trong điều kiện rất khó khăn, đã có thể tạo ra nghệ thuật trong
hang động, bằng những hình vẽ từ những tri giác đầu tiên, đến những
vật dụng, những tạo vật hoang sơ.
• Ở thời kỳ này, con người vô cùng thô sơ về mặt nhận thức. Điều này
được phản ánh rõ ràng trên những dụng cụ , đồ vật, tác phẩm hội họa,..
• Về mặt tạo hình: Đơn giản, thô mộc nhưng vẫn đảm bảo tính ứng dụng
• Về họa tiết trang trí: Phần nhiều mang tính ước lượng không có nhiều ý
thức về tỉ lệ, giải phẫu cho các hình trang trí. Họa tiết cách điệu đơn
giản
• Về vật liệu: Hoàn toàn sử dụng các vật liệu có nguồn gốc thiên nhiên,
qua rất ít hoặc gần như không qua xử lí vật liệu
Tranh vẽ hang Lascaux ở Pháp

• Về mặt tạo hình, ta có thể thấy tạo hình các


con vật ở đây khá ngây ngô, tuy vậy vẫn sinh
động và có một số phần đúng về giải phẫu.
Chưa có ý thức về luật xa gần
Về màu sắc sử dụng: Là 3 màu phổ biến nhất trong tự nhiên đỏ đen và vàng, trộn
thêm các nguyên liệu tự nhiên như mỡ động vật để làm màu vẽ -> Thô sơ
Tượng người đàn ông Văn Điền – Việt Nam

Nguyên vật liệu: Đá


quarzit mài nhẵn ->
Nguyên liệu tự nhiên có
sẵn, chế tác bằng cách
mài thủ công
Tạo hình thô sơ , không
chú trọng đến tỉ lệ cơ thể
người. Tạo hình mang ý
nghĩa về tâm linh văn hóa.
Thời cổ đại
• Ở thời cổ đại , xã hội con người phát triển hơn hẳn
so với thời tiền sử. Thay vì lối sống săn bắt hái lượm,
ăn lông ở lỗ nay đây mai đó, con người đã bắt đầu
biết trồng trọt chăn nuôi và định cư. Các quốc gia cổ
đại phát triển, tạo điều kiện cho sự khám phá về
công nghệ và vật liệu mới cho design phát triển
• Xã hội phát triển cũng là một yếu tố kích thích sự
phát triển của design phục vụ đời sống con người
• Sau đay là một số ví dụ
Trang sức Ai Cập cổ đại
• Đồ trang sức của người Ai Cập luôn có ánh vàng lấp lánh.
Các mỏ vàng ở vung giũa sông Nin và biển Đỏ sản xuất
nhiều vàng. Kim loại này có thể được đúc thành khuôn
hoặc dát mỏng, vô cùng dễ dàng để tạo hình trang sức
• Sự phát triển về xã hội cho phép công nghệ mới ra đời :
công nghệ đúc kim loại. Nhiều trang sức Ai Cập cổ được
tạo thành bằng công nghệ này
• Nếu so sánh với trang sức thời tiền sử, rõ ràng trang sức ở
thời Ai Cập cổ đại có tính thẩm mỹ cao hơn, công nghệ chế
tác cầu kỳ hơn. Tính biểu tượng đằng sau cũng phức tạp
hơn
Trang sức Ai Cập cổ
Kim tự tháp Ai Cập
• Về mặt thiết kế, kim tự tháp Ai Cập nhìn thô và
cứng. Thực chất đó chỉ là một khối tứ diện. Tuy
vậy đây lại mang ý nghĩa tâm linh, là cầu nối
giữa người Ai Cập và thần mặt trời Ra
Tuy thiết kế đơn giản nhưng về mặt
công năng, kim tự tháp là nơi an nghỉ
hoàn hảo cho Pharaoh

Quá trình xây dựng Kim tự tháp vô cùng


khó khăn do phải vận chuyển nguyên vật
liệu. Mỗi tảng đá được sử dụng để xây
kim tự tháp nặng hơn 10 tấn.

Thiết kế của kim tự tháp bị giới hạn bởi


công nghệ và vật liệu của thời đại này
Thời Trung đại
• Tuy thời Trung cổ thường được ví là đêm
trường tăm tối của lịch sử loài người, design
vẫn có những phát triển hơn so với thời cổ đại
• Các vật liệu mới được sử dụng, công nghệ mới
được phát triển cho phép design có những
phát triển hơn so với thời kỳ trước
Kiến trúc nhà thờ Trung cổ
• Những ảnh hưởng từ tôn giáo đã tạo nên phong cách kiến trúc riêng biệt cho thời kỳ Trung Cổ.
Những kiến trúc thời Trung Cổ chủ yếu là những công trình nhà thờ thiêng liêng của vùng châu Âu với
lối thiết kế đặc trưng.
• Kiến trúc này có điểm đặc trưng là những kiến trúc hình chữ thập. Đây là một trong những điểm đặc
trưng của tôn giáo và thường xuất hiện tại những công trình nhà thờ, mọi người có thể dễ dàng nhận
biết các công trình này qua các hình chữ thập.
• Lối kiến trúc tôn giáo của thời kỳ Trung Cổ mang điểm đặc trưng riêng biệt và tạo nên dấu ấn đặc sắc
cho lối kiến trúc này. Những thiết kế mang hơi hướng của thời kỳ La Mã và Hy Lạp nhưng vẫn tạo nên
những điểm đặc trưng riêng.

• Bên cạnh lối kiến trúc tôn giáo thì những công trình kiến trúc còn lại chủ yếu phục vụ cho các hoạt động
quân sự. Những công trình kiến trúc này thường có thiết kế phức tạp hơn và đặt những tiêu chí quân
sự lên hàng đầu.
• Những công trình kiến trúc quân sự được thiết kế với khả năng chịu lực tốt, các vật liệu được sử dụng
có độ bền cao. Ngoài ra các thiết kế này còn có khả năng phòng thủ những tác động từ bên ngoài và có
thể tấn công từ bên trong.
• Công trình kiến trúc quân sự tiêu biểu vào thời kỳ Trung Cổ này chính là những lâu đài, các pháo đài. Từ
những công trình này mang đến điểm nhấn cho lối thiết kế của châu Âu thời kỳ sau và là điểm đặc
trưng độc đáo
• So sánh về mặt thiết kế so với công trình kim tự tháp Giza ở Ai Cập , ta thấy kiến trúc Trung cổ rõ ràng
có tạo hình đẹp và tinh tế hơn. Các vật liệu sử dụng cũng đa dạng và phức tạp hơn
Nhà thờ trung cổ với phong cách Gothic
Thời Cận đại
• Ở thời điểm này, chế độ tư bản chủ nghĩa hình thành và
phát triển. Điều này thúc đẩy con người tìm ra cách làm
nhanh hơn, năng suất hơn trong sản xuất từ đó phát minh,
thiết kế ra các loại máy móc -> Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất
• Cuộc cách mạng công nghiệp thúc đẩy việc sản xuất vật
chất . Từ đó nhiều vật liệu, công nghệ sản xuất được phát
minh/ phát hiện hơn, cho phép ngành Design càng thêm
phát triển
• Ở thời điểm này, các design bắt đầu phải đảm bảo tiêu chí
có thể sản xuất trên diện rộng
Máy in
• Máy in được phát minh làm thay đổi phương thức in ấn nhanh và hiệu quả hơn.
Sách được phổ biến, tri thức được nâng cao cả chiều rộng lẫn chiều sâu có tác
động sâu sắc đến các lĩnh vực: giáo dục và làm thay đổi căn bản bộ mặt xã hội. Từ
thế kỷ 15, qua cuộc cách mạng về kỹ thuật in ấn (điển hình là ngành in khắc gỗ, in
kẽm) đã tạo ra nhiều sinh khí mới cho các cơ quan truyền thông, thúc đẩy sự ra
đời của nhiều cơ sở xuất bản trên toàn Châu Âu. Trong điều kiện như vậy, các họa
sỹ cũng đã vào cuộc, phần lớn họ làm công việc minh họa các sách báo, nhất là
kinh thánh v.v.. Cơ sở in ấn ở Đức do Martin Schongauer, Durer  thành lập đã tạo
được danh tiếng trong ngành in ở Châu Âu.
• Ở thế kỷ này, đa số các bản in đều mô phỏng theo bản viết tay, đó là giai đoạn
đầu giữa thế kỷ 15 (từ 1400-1450) có rất nhiều bản in được thực hiện. Trung bình,
số lượng ấn loát được thực hiện ở giai đoạn này từ 200 bản đến 1.000 bản, con
số này khá cao ở giai đoạn đó. Đến cuối thế kỷ 15, thị trường in ở Châu Âu đã
phát triển sâu rộng, điển hình là Đức, Ý… đã tạo nên một cơn sốt tại đây (Ví dụ 
xưởng in thời sự ở Nurember, Đức)
Máy quay sợi Jenny
• Trong những năm 1700, một số phát minh đã
tạo tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp
trong ngành dệt. Trong số đó có 
tàu con thoi bay , jenny quay , khung quay và 
gin bông . Cùng với nhau, những công cụ mới
này cho phép xử lý một lượng lớn bông đã thu
hoạch
Thời Hiện đại
• Từ năm 1917 đến nay, ngành design trải qua
nhiều phát triển tột bậc. Từ nền tảng công nghệ
và vật liệu thừa kế từ thời cận đại, design hiện
đại phát triển nhanh chóng. Nhiều phong trào
nghệ thuật hình thành và có ảnh hưởng lớn
đến design thế giới
• Đặc biệt, hai cuộc chiến tranh thế giới thúc đẩy
sự nghiên cứu về vật liệu và công nghệ, tạo nền
tảng cho nhiều ý tưởng design mới ra đời.
Một số phong trào nghệ thuật tiêu biểu

• Art Nouveau
• Art Deco
• Arts and Crafts
• De Stijl
• Bauhaus
Tòa nhà Chrysler New York – Art Deco

Nổi bật cho phong cách Art


Deco
• Sau chiến tranh thế giới nền design ở nước Mỹ trở nên
nổi bật. Ngày càng nhiều công ty thiết kế ra đời mang
dấu ấn của thiết kế và quảng cáo, thiết kế đồ họa nói
riêng trở nên thịnh vượng.
• Sự phát minh ra máy tính những năm 1980 đã tác
động mạnh mẽ đến thiết kế đồ họa ngày nay. Máy tính,
internet có thể xem là nguyên nhân hàng đầu tác động
đến mọi khía cạnh của design. Đặc biệt, khi giấy in
được sản xuất để phục vụ cho ngành in thì kỹ thuật in
phát triển mạnh, nhất là sau năm 1950 do phát minh
ra việc phục chế màu từ 03 màu cơ bản: Cyan,
Magenta và Yellow.
Vai trò của thẩm mỹ công nghiệp
• MTCN tác động mạnh mẽ, hữu hiệu đến đời sống tình cảm và
tâm lý con người theo cách riêng của nó.
• + Thẩm mỹ công nghiệp có vai trò giáo dục và cải biến xã hội
về mọi mặt văn hóa sống.
• Tính giáo dục ở đây không bộc lộ ngay, không bùng nổ ngay
như một cuốn sách, một bộ phim một bản nhạc, nhưng lại âm
ỷ ngấm ngầm, lặp đi lặp lại trước sự tri giác của rất đông
người tiêu dùng.
• Vì vậy, đến một lúc nào đó nó thấm khá sâu vào đời sống tinh
thần và thị hiếu của con người trong xã hội trên một diện khá
rộng.

You might also like