You are on page 1of 27

Nguồn:

https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/nhi-khoa/cac-thoi-ky-phat-
trien-cua-tre

http://hict.edu.vn/thoi-trang/cac-yeu-to-anh-huong-den-thiet-ke-trang-phuc-tre-em-
lua-tuoi-tieu-hoc.htm

https://zipit.vn/su-anh-huong-cua-hinh-dang-co-the-nguoi-den-qua-trinh-thiet-ke-
mau-trang-phuc/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3400202/

https://vietnamnet.vn/cach-chon-quan-ao-so-sinh-cuc-chuan-me-can-biet-
231936.html

https://www.babycenter.com/child/development/your-childs-changing-
body_3659061

Tại sao nghiên cứu nhân trắc học và tâm sinh lý khi thiết kế

Nhân trắc học là phép đo khoa học về kích thước và hình dạng của cơ thể con
người.

Các nhà thiết kế sản phẩm sử dụng dữ liệu nhân trắc học kết hợp với các đặc điểm
tâm sinh lý để đảm bảo rằng sản phẩm dễ sử dụng đối với đối tương được hướng
tới, đồng thời giúp cho sản phẩm được thiết kế có sức hút hơn với đối tượng.
Các cuộc khảo sát thông số nhân trắc học được thực hiên thường trên một nhóm độ
tuổi, của một nhóm dân số có các đặc điểm tâm sinh lý tương tự nhau (ví dụ như
cùng một chủng tộc)

Ví dụ về khảo sát nhân trắc học trẻ em 2-6 tuổi ở Đài Loan

Các thông số trên sẽ được ứng dung vào trong thiết kế công nghiệp cho trẻ em (đồ
chơi, quần áo, vv)

Trong thiết kế thời trang, kích thước cơ thể được áp dụng vào việc tạo ra bảng
thông số và cỡ quần áo tiêu chuẩn
Đặc điểm tâm sinh lý:

1. Trẻ 0-1 tuổi


1.1. Thời kỳ sơ sinh: 1 tháng đầu tiên.

1.1.1. Sinh lý
Cân nặng: trẻ bình thường, mỗi ngày trung bình trẻ tăng 15 gram. Trung bình khi 1
tháng trẻ nặng từ 3500 kg - 4500 kg. Chiều cao: tăng khoảng 2cm.

Khi sinh ra, não bộ trẻ đạt khoảng 25% kích thước não người lớn, và vòng đầu
trung bình 35 cm. Vòng đầu tăng trung bình 1 cm/tháng trong năm thứ nhất; tăng
trưởng nhanh hơn trong 8 tháng đầu, và đến 12 tháng, não bộ đã hoàn thành một
nửa sự tăng trưởng sau sinh của nó và đạt 75% kích thước não bộ người lớn. Hộp
sọ của trẻ sơ sinh và trẻ em rất dễ uốn, do sự phát triển và sắp xếp theo từng đoạn
của xương sọ, cộng với tính linh hoạt của các xương riêng lẻ vốn rất mỏng.

Ngay sau khi ra đời, trẻ bắt đầu thở bằng phổi và vòng tuần hoàn chính thức thay
cho tuần hoàn rau thai.  Sự thích nghi của bộ máy tiêu hoá, gan thận… bắt đầu
cùng với bữa ăn đầu tiên của trẻ.
Bộ não trẻ còn non nớt nên trẻ ngủ nhiều 20 giờ/ngày do vỏ não trong trạng thái ức
chế. Tuy ngủ nhiều nhưng trẻ biết giật mình khi có tiếng động mạnh. Trẻ không tự
chủ được mọi động tác và có một số phản ứng tự nhiên toàn thân như tăng trương
lực cơ nhẹ.

Hệ tiêu hóa: niêm mạc đường tiêu hóa chưa hoàn thiện, chưa có men tiêu bột. Thức
ăn duy nhất của bé là sữa mẹ hoặc sữa thay thế. Trẻ biết bú mẹ ngay từ khi sinh ra..
Trẻ có khả năng ngửi mùi sữa của mẹ qua đó nhận được mẹ và tìm được vú mẹ.

Da trẻ non, mỏng, nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường

Trẻ mới sinh chưa thể điều hòa nhiệt độ cơ thể hiệu quả, than nhiệt các em dễ bị
ảnh hưởng bởi nhiệt đô môi trường. Trẻ mới sinh mất nhiệt nhanh hơn người lớn
đến 4 lần.

1.1.2. Đặc điểm tỷ lệ cơ thể


Tỷ lệ trẻ sơ sinh 3 ½ đầu

Trẻ 1 tuổi 4 đầu

Khi mới sinh, đầu có chiều dài bằng 1/4 tổng chiều
dài cơ thể, trong khi ở người trưởng thành thì bằng
1/7 .Ngoài ra, thân dài với các chi trên dài hơn các
chi dưới. Từ nửa sau của năm đầu tiên đến tuổi dậy
thì, tứ chi phát triển nhanh hơn đầu.

Điểm giữa của cơ thể cao hơn một chút so với rốn
(rốn) ở trẻ sơ sinh

Khi mới sinh, phần mặt của đầu nhỏ hơn sọ với tỷ lệ mặt trên sọ là 1: 8 (tỷ lệ của
người lớn là 1: 2,5). So với hình dạng khuôn mặt, trán trẻ sơ sinh cao và khá lồi, do
kích thước khổng lồ của thùy trán của não . Do đó, ở trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh,
khuôn mặt nằm gọn dưới vỏ não lớn

Trẻ mới sinh có lồng ngực tròn hơn người lớn

Phần bụng trẻ sơ sinh phình ra là do tạng bụng đẩy về phía trước trong quá trình hô
hấp dựa vào thành cơ yếu và mất trương lực của bụng. Phần bụng bên phải của trẻ
sơ sinh và trẻ sơ sinh đặc biệt to ra do gan nằm ở vị trí thấp chiếm hai phần năm
thể tích ổ bụng. Dọc theo đường giữa lá gan ở trẻ sơ sinh khoảng 2 cm dưới mép
bờ dưới; thấp hơn một cm rưỡi so với lề trong thời gian còn lại của năm đầu tiên
- Xương chi: xương tay chân ngăn, 1/3 độ dài cơ thể
- Chân hơi cong ,hết sau 1 2 tháng
- Tăng trương lực cơ sinh lý, trẻ thường nằm co, tay co, bàn tay nắm chặt

1.2. Thời kỳ nhũ nhi (bú mẹ): 2-12 tháng tuổi

1.2.1. Đặc điểm sinh lý:


Trong thời kỳ này trẻ lớn rất nhanh. 

+ Cân nặng: trung bình, 6 tháng đầu trẻ nặng gấp đôi cân nặng lúc sinh (khoảng 5-
6kg) và đến tháng thứ 12 trẻ nặng gấp 3 (trung bình từ 9 kg - 10kg) so với lúc đẻ.

+ Chiều cao: mỗi tháng tăng 2 cm. Đến 12 tháng trẻ cao gấp rưỡi lúc sinh (trung
bình trẻ cao từ 74cm - 78cm)

+ Vòng đầu: tăng 10cm (34+10= 44cm). Tổ chức não tăng nhanh đạt tới 75% so
với người lớn (900g).
+ Hệ tiêu hóa: hoàn thiện dần và khi 4 tháng bắt đầu có khả năng tiêu hoá được
tinh bột và các thực phẩm khác ngoài sữa. Trẻ bắt đầu mọc răng sữa: 

 + Công thức tính số răng sữa = số tháng – 4.

+ Vận động: trẻ tập bò, đứng, đi. 3 tháng biết lẫy, 8 tháng biết bò, 9 tháng biết
hoan hô, 12 tháng biết đi. 

1.2.2. Đặc điểm tâm lý


Thần kinh: cũng bắt đầu phát triển, trẻ bắt đầu nhận ra các đồ vật, khuôn mặt. Tập
cười nói giao tiếp với mọi người xung quanh, 2 tháng hóng chuyện, 3 tháng cười
thành tiếng, chăm chú nhìn vào vật có màu đỏ, đen, trắng. 12 tháng biết chỉ tay vào
vật mình ưa thích. Phân biệt được lời khen và cấm đoán.
Thời kỳ này trẻ chưa tự chủ được về tâm lý cũng như kinh tế vì vậy quyết định
mua quần áo hoàn toàn phụ thuộc vào phụ huynh

1.2.3. Đặc điểm tỷ lệ cơ thể


Lúc mới sinh, ngực có hình tròn, nhưng khi trẻ lớn lên, đường kính ngang trở nên
lớn hơn kích thước trước - sau, làm cho ngực có hình elip. Khi mới sinh, chu vi
vòng ngực nhỏ hơn vòng đầu khoảng một inch. Ở 1 tuổi, vòng ngực bằng hoặc
vượt quá vòng đầu một chút; sau 1 năm, đường kính ngực trở nên to dần lên so với
đầu.

1.3. Tổng kết:

1.3.1. Trẻ sơ sinh ( 0-1 tháng tuổi)


Sinh lý:

- Cân nặng: mỗi ngày trung bình trẻ tăng 15 gram


- Hộp sọ của trẻ sơ sinh và trẻ em rất dễ uốn. trán .Trẻ sơ sinh cao và khá lồi
- Ngủ nhiều , 20h/ ngày
- Trẻ mới sinh chưa thể điều hòa nhiệt độ cơ thể hiệu quả

Tỷ lệ cơ thể:

- Vòng đầu trung bình 35 cm. Đầu lớn. Vòng đầu tăng trung bình 1 cm/tháng
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh 3 ½ đầu
- Thân dài với các chi trên dài hơn các chi dưới. Xương chi: xương tay chân
ngăn, 1/3 độ dài cơ thể
- Bụng phình, đặc biệt là phần bụng bên phải
- Chân hơi cong ,hết sau 1 2 tháng

Tâm lý:
Chưa phát triển tâm lý, phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn

1.3.2. Trẻ nhũ nhi (2 – 12 tháng)


Sinh lý:

- Tăng trưởng nhanh về chiều cao. Mỗi tháng tăng 2 cm


- Hệ tiêu hóa hoàn thiện dần. Bắt đầu ăn dặm. Bắt đầu mọc răng sữa
- Vận động: trẻ tập bò, đứng, đi. 3 tháng biết lẫy, 8 tháng biết bò, 9 tháng biết
hoan hô, 12 tháng biết đi.

Tâm lý:

- Bắt đầu phát triển kỹ năng xã hội như cười nói, chỉ trỏ vào vật thể

Tỷ lệ cơ thể:

- Trẻ 1 tuổi 4 đầu


- Vòng ngực bằng hoặc vượt quá vòng đầu một chút

1.3.3. Ảnh hưởng lên thiết kế:


- Chất liệu:

 Vải bông là chất liệu tốt nhất dành cho bé. Sợi bông tự nhiên mềm mái,
thoáng khí sẽ giúp thấm mồ hôi tốt hơn là sợi tổng hợp. Sợi bông tự nhiên
cũng không gây kích ứng cho làn da non của bé
 Các loại vải thiên nhiên, cotton, ... tránh các loại vải cứng

- Kết cấu trang phục:

 Body suit là thích hợp nhất do giúp giữ ấm cho trẻ, và tránh được làm
ngạt trẻ do đắp chăn

 Có thể đội nón để bảo vệ phần thóp non mềm, mang bao tay, bao chân
để giữ ấm
 May rộng, k cọ sát da, chứa đc bỉm tả
 Không thiết kế chui đầu vì thời kỳ này xương sọ trẻ mềm dễ tổn
thương
 Có hàng cúc ở thân trước, thẳng hoặc chéo để dễ dàng cho việc thay
đồ, thay bỉm tã
 Phần đũng thiết kế đủ cho trẻ mặc bỉm

- Màu sắc và họa tiết:

Trang phục trẻ sơ sinh thường màu trắng hoặc màu sáng để tránh việc sử dụng
nhiều thuốc nhuộm chứa hóa chất gây ảnh hưởng xấu đến da của trẻ. Không dùng
các phương pháp in thêu phức tạp vì quần áo sơ sinh có vòng đời sử dụng ngắn,
việc sử dụng họa tiết trang trí sẽ tăng giá thành sản phẩm.

- Tiêu chuẩn vệ sinh trang phục:

 Nhặt chỉ sạch sẽ


 Không sử dụng họa tiết thêu đính
 Không dùng khóa kéo dễ kẹp vào da trẻ
 Cúc được khâu chắc chắn
 Kiểm tra phần chun quần, không nên chọn mua những chiếc quần có
thun quá chặt.

- Giá cả:

Thời kỳ này trẻ lớn nhanh, quần áo chỉ sử dụng trong thời gian ngắn nên giá cả cần
phải chăng

1.3.4. Bảng số đo
2. Từ 1 đến 6 tuổi
2.1. Tuổi nhà trẻ: 1 - 3 tuổi.

2.1.1. Đặc điểm sinh lý


Chức năng vân động ở thời kỳ này phát triển rất nhanh: Lúc 1 tuổi trẻ mới tâp đi, 2
tuổi trẻ đi lại rất lẹ, 3 -4 tuổi trẻ đã biết múa, làm được những động tác đơn giản để
tự phục vụ mình (ăn bằng thìa, rửa tay, mặc quần áo), lúc 6 tuổi trẻ biết tâp vẽ, tâp
viết.
Hê thống thần kinh cao cấp phát triển mạnh: Lúc 1-2 tuổi trẻ mới tâp nói, 3 tuổi trẻ
nói sõi, 4 tuổi trẻ biết hát và thuộc nhiều bài thơ, lúc 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học.

Sau 6 tháng trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Khi trẻ được 24 - 30 tháng thì trẻ đã có đủ
20 răng sữa

Trẻ em tăng trung bình 2,5 đến 3 inch chiều cao và 3 đến 5 pound cân nặng mỗi
năm trong giai đoạn này. Trẻ hai tuổi có xu hướng phát triển mạnh nhất, tăng thêm
trung bình từ 4 đến 6 pound, và đáng kinh ngạc, khi 2 tuổi rưỡi, trẻ thường đạt
50% chiều cao khi trưởng thành.

2.1.2. Đặc điểm tâm lý


Ở tuổi này né đã trở nên năng động hơn, khi bé biết đi thì hầu như không chịu
ngồi yên một chỗ, luôn tò mò về mọi thứ xung quanh nên trang phục cần thoải mái
dễ vận động, chất liệu thám hút tốt không làm bé khó chịu.

Giai đoạn này trẻ tích cực thăm dò thế giới xung quanh vì trẻ đã biết đi. Nếu như
trước đây người lớn mang đồ vật đến cho trẻ còn bây giờ trẻ tự đến tiếp xúc với đồ
vật bằng cảm giác và vận động. Sự phát triển ngôn ngữ, trẻ chủ động tiếp xúc với
người lớn vừa nói vừa làm, trẻ hiểu lời nói trước khi biết nói.

Cái tôi của trẻ được hình thành, bắt đầu nhận thức được giới tính hay đặt câu hỏi
“tại sao?” Trong quan hệ tình cảm bé tiến tới nhận ra vị trí của mình giữa mọi
người, thoát khỏi đòi hỏi tuyệt đối về mình, có sự lựa chọn thích và không thích,
vd như món đồ mẹ mua, đồ ăn,…

Về trang phục cũng giống như khi bé từ 1-3 tuổi, chỉ là size to hơn chút thôi

2.1.3. Đặc điểm tỷ lệ cơ thể


Cho đến khi 3 tuổi, hình dạng giống trẻ mới biết đi chiếm ưu thế: phần giữa dày
hơn, bụng nhô ra, tay và chân tương đối ngắn. Ở độ tuổi 3 và 4, cơ thể dần dài ra.
Bụng phẳng khi cơ bụng hình thành và các chi dài ra và giống với tỷ lệ của trẻ lớn
hơn.

Đầu có kích thước gần bằng người lớn, nhưng do không có cơ thể to nên đầu có vẻ
to không cân đối. Các đặc điểm trên khuôn mặt cũng tiếp tục hoàn thiện.

Các bé trai có xu hướng có nhiều cơ bắp hơn các bé gái, ngay cả ở độ tuổi này

Trẻ có tỉ lệ 5 ½ đầu, điễm giữa của cơ thẻ ở dưới rốn.

2.2. Tuổi mẫu giáo: 4 - 6 tuổi.

2.2.1. Đặc điểm sinh lý


Chức năng vận động phát triển nhanh, trẻ bắt đầu đi một mình rồi chạy, tập vẽ,
viết, trẻ tự xúc thức ăn, rửa tay, rửa mặt… Tín hiệu thứ hai, ngôn ngữ phát triển.
Trẻ bắt đầu đi học. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo có đặc điểm hiếu động. Các cơ phát
triển mạnh nhưng trương lực cơ duỗi nhỏ hơn cơ gấp nên trẻ không ngồi lâu được.

Cân nặng: mỗi tháng tăng từ 100gram - 150gram. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất
so với các lứa tuổi nên nhìn trẻ có vẻ gầy ốm.
Chiều cao: mỗi năm tăng 5cm chiều cao. 6 tuổi trẻ cao từ 105cm 115 cm.

Hoạt động: trẻ tò mò, hoạt động nhiều, ham học hỏi, thích tự làm việc. Có những
hoạt động giao tiếp, ham chơi hơn ăn. 

2.2.2. Đặc điểm tâm lý


Trẻ bắt đầu hiểu về cảm xúc của người khác. Đồng thời, con có khả năng vượt qua
các xung đột và kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.
Hầu hết trẻ 4-6 tuổi đều bắt đầu nắm bắt được các khái niệm trừu tượng thông qua
việc trẻ hiểu được thời gian (ngày và đêm), nhận diện hình dạng, màu sắc, tín hiệu
(đèn giao thông), một số chữ cái và con số… Các bé trong độ tuổi này rất ham học
hỏi thể hiện qua việc rất chăm chú lắng nghe mọi người trò chuyện, quan sát sự vật
xung quanh, biết rõ được công dụng của một số thiết bị trong gia đình

2.3. Tổng kết

- Sinh lý:

 Chức năng vân động ở thời kỳ này phát triển rất nhanh. Trẻ hiếu động, vận
động nhiều
 Ngôn ngữ phát triển
 Các cơ phát triển nhanh tuy vậy trương lực cơ yếu
 Hê thống thần kinh cao cấp phát triển mạnh
 Trẻ lớn nhanh, tăng cân nhanh

- Tâm lý:

 Giai đoạn này trẻ tích cực thăm dò thế giới xung quanh vì trẻ đã biết đi
 Cái tôi của trẻ được hình thành, bắt đầu nhận thức được giới tính hay đặt câu
hỏi
 Hầu hết trẻ 4-6 tuổi đều bắt đầu nắm bắt được các khái niệm trừu tượng

2.3.1. Ảnh hưởng lên thiết kế


- Chất liệu

 Vải cotton : Đây là chất liệu vải được sử dụng phổ biến. Chất vải này có đặc
tính mềm mịn và thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi khá tốt, nên cho
dù bé có vận động mạnh vẫn có cảm giác thoải mái nhất.Vải cotton có hai
loại gồm cotton 100% và cotton 65/35. Cụ thể, đối với chất liệu cotton 100%
thì được làm từ 100% sợi bông thiên nhiên, và dĩ nhiên có giá thành cao hơn
cotton 65/35.
 Vải thun cá sấu: Chất liệu vải này khá độc đáo, làm tăng sự thích thú và tò
mò dành cho các bạn nhỏ. Vải thun cá sấu cũng đem đến sự thoải mái nhất
cho người mặc.

- Màu sắc:

 Tươi sáng, phù hợp với sự trong sáng, hồn nhiên của lứa tuổi các em
 Có thể có sự phân hóa về sử dung màu sắc cho nam và nữ

- Họa tiết trang trí:

Trẻ đã bắt đầu có nhận thức, thường thích mặc bắt chước bạn bè hoặc các anh chị
lớn. Có thể sử dụng các hình ảnh trang trí hoạt hình như siêu nhân, hello kitty,...
Hình in và hình trang trí không nên quá cầu kỳ vì điều này sẽ làm tăng giá sản
phẩm, trong khi trẻ thời kỳ này lớn nhanh nên quần áo nhanh phải thay.

- Vệ sinh sản phẩm:

Tránh sử dụng các phụ liệu may dễ bị rời như cúc, các loại vải đính kết sequin,.. vì
dễ bị rơi ra và trẻ nhặt cho vào mồm

- Giá cả:

Giá cả cần phải chăng

- Kết cấu trang phục

Kết cấu trang phục đã có thể có sự phân hóa nam và nữ. Các loại trang phục đã có
thể bắt chước trang phục cho bé lớn hơn

2.3.2. Bảng số đo
Giai đoạn thiếu niên: tuổi học đường.

3. Tuổi học sinh nhỏ: 6 - 11 tuổi

3.1. Đặc điểm sinh lý

Trẻ vẫn tiếp tục lớn nhưng không còn nhanh. Răng vĩnh viễn thay dần cho răng
sữa. Sự cấu tạo và chức phận của các cơ quan hoàn chỉnh. Trẻ biết suy nghĩ, phán
đoán, trí thông minh phát triển.

Cơ bắp bắt đầu phát triển nhưng vẫn còn thon gầy.

3.2. Tâm lý:  

Các em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin vào những điều huyễn hoặc,
những truyện cổ tích thần tiên, những truyện thần thoại dân gian được kể trong các
lớp học hoặc trước khi đi ngủ buổi tối. Từ đó các em tự thêu dệt những mơ mộng
rất dễ thương đến bất ngờ.
Sau này, lớn hơn một chút, tính thần thoại chuyển dần sang khía cạnh thần tượng
hóa một cách đơn giản. Khi các em được tiếp xúc thân tình với một người lớn nào
đó có nhân cách cao thượng, các em sẽ nhanh chóng hình thành các ước mơ sẽ có
được nhân cách ấy (ví dụ: "Lớn lên em sẽ làm cô giáo như cô..."; "Em sẽ là một
Ronaldo của Việt Nam..." ).

Do đó, nếu người lớn biết khéo nương theo trí tưởng tượng và những mơ mộng
hồn nhiên trong sáng của các em, có thể hướng dẫn các em dần dần gạn lọc đi
những nét viển vông huyễn hoặc để chuyển những giá trị tốt đẹp hiện thực nơi
nhân cách các em. Với góc độ thiết kế trang phục, cần phải thiết kế trang trí có đôi
nét thể hiện sự ngộ nghĩnh, đáng yêu thì mới đảm bảo phù hợp tâm lý lứa tuổi này.

Ở độ tuổi này bé có thể có những đòi hỏi về những gì mà mình thích, vd như váy
công chúa, hoặc món đồ chơi giống trong hoạt hình mà bé đã xem…

3.3. Đặc điểm tỷ lệ cơ thể

Tỷ lệ cơ thể gần như tương đồng với tỷ lệ cơ thể người trưởng thành

3.4. Tổng kết

Sinh lý:

- Trẻ tiếp tục lớn nhưng không còn nhanh


- Cơ bắp phát triển

Tâm lý:

- Biết đòi hỏi những gì mình thích


- Giàu trí tưởng tượng
- Có thần tượng
- Ảnh hưởng lên thiết kế trang phục:

+ trang phục thiết kế cho lứa tuổi này phải có kết cấu trang phục, màu sắc, trang trí
phù hợp cho sự vận động liên tục của các em.

+trang phục cho các em phải thiết kế vui tươi và dễ thương, đúng với độ tuổi các
em, phải thỏa mãn phần nào trí tưởng tượng tò mò của các em để đưa vào trang
phục những hình thức trang trí thích hợp. Ngoài ra, trang phục cũng là một trong
những hình thức để giúp chúng ta giáo dục trẻ em. 
Tác động của các loại hình giải trí – nghệ thuật tới trang phục trẻ em
4. Giai đoạn dậy thì 12-17 tuổi

4.1. Đặc điểm sinh lý

Đến 15 tuổi, hầu hết thanh thiếu niên sẽ trải qua một số thay đổi về thể chất liên
quan đến tuổi dậy thì.

Các bé gái thường sẽ trải qua một đợt tăng trưởng ngay trước tuổi dậy thì có thể
tạm thời khiến các bé trai bị tụt hậu về chiều cao. Trong khi hầu hết các bé gái

đã đạt đến chiều cao trưởng thành đầy đủ của họ khi 15 tuổi, các bé trai sẽ tiếp tục
tăng chiều cao và cân nặng trong suốt tuổi thiếu niên.

Ở nữ:
- Nhũ hoa (hơi nhô lên và to ra ở vùng núm vú) là một trong những dấu hiệu
đầu tiên của tuổi dậy thì. Lông mu thường bắt đầu mọc vào khoảng thời gian
đó.
- Chất béo hiện có trong cơ thể chuyển sang xương chậu, ngực và lưng trên
=> Ngực to ra, eo thắt, hông nở
- Phụ nữ đạt chiều cao xấp xỉ khi trưởng thành vào khoảng 16 tuổi.

Ở nam giới:

- Dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì là tinh hoàn trở nên lớn hơn. Tiếp theo là
sự phát triển của lông mu và sự dài ra của dương vật.
- Sự phát triển của tóc thường bắt đầu ở môi trên. Nó dần dần đến má và sau
đó là vùng cằm.
- Chúng đạt chiều cao xấp xỉ người lớn vào khoảng 18 tuổi.

4.2. Đặc điểm tâm lý

thời kỳ nổi loạn, có nhu cầu khẳng định bản thân, muốn tự lập và trải nghiệm tuy
nhiên lại khá nhạy cảm đối với ý kiến của người khác
Đến 13 tuổi và bắt đầu khoảng 11 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu hiểu và suy nghĩ nhiều hơn về
những ảnh hưởng lâu dài của hành động của mình. Người đó cũng bắt đầu nhìn
nhận các vấn đề đa chiều hơn .

Khi thiếu niên của bạn lớn lên, khả năng suy nghĩ về những ý tưởng trừu tượng và
hiểu người khác của trẻ sẽ được mở rộng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ tiếp tục
nghĩ rằng anh ấy hoặc cô ấy thường "đúng".

Khi trẻ chuyển sang tuổi trưởng thành, con bạn sẽ trở nên độc lập hơn và có thể
tìm cách dành ít thời gian hơn cho gia đình.

4.3. Đặc điểm tỷ lệ cơ thể


Tỷ lệ cơ thể giống với tỷ lệ cơ thể người lớn

4.4. Tổng kết


Sinh lý:

- Trẻ vào độ tuổi dậy thì


- Tỷ lệ cơ thể giống tỷ lệ người lớn

Tâm lý:

- Tâm lý nổi loạn


- Trưởng thành, muốn khẳng định cái tôi trong thời trang
- Là người quyết định mua hàng

Ảnh hưởng lên thiết kế:

Các chất liệu có thể được sử dụng tương tự như người lớn

Thiết kế cần có phần đặc sắc, có thể sử dụng các phương thức trang trí phức tạp

Họa tiết cần phù hợp với thị hiếu thanh thiếu niên (thị hiếu này thay đổi thường
cùng với các phong trào trong showbiz,..)
Kết cầu trang phục có thể giống với trang phục người lớn, chuộng t shirt, quần bò,
những phom dáng trẻ trung.

You might also like