You are on page 1of 11

Bài 5.

CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG SƠ SINH NON THÁNG

Mục tiêu
1. Trình bày được các đặc điểm của trẻ sơ sinh non tháng.
2. Trình bày được cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh non tháng.

1.1. Giới thiệu


Sơ sinh non tháng là những trẻ sinh ra trước 37 tuần tuổi thai.
Ước tính mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ sinh non ra đời trên toàn thế giới và con số này
ngày càng tăng lên. Tỷ lệ sinh non dao động từ 5-18% ở 184 quốc gia. Biến chứng của sinh non
là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (khoảng 1 triệu trẻ mỗi năm). Nhiều
trẻ non tháng sống sót phải đối mặt với những di chứng tàn tật bao gồm cả học tập khó khăn và
các vấn đề về nghe nhìn. Tuy nhiên, ba phần tư tử vong ở trẻ non tháng là có thể ngăn ngừa được
nhờ các chăm sóc cơ bản, hiệu quả và kinh tế như giữ ấm, hỗ trợ ăn bú, các chăm sóc cơ bản về
chống nhiễm khuẩn…
Sinh non có thể do chuyển dạ sớm (preterm labor) và ối vỡ non sớm (preterm premature
rupture of the membranes (PPROM)) hoặc cũng có thể do các chỉ định sản khoa của mẹ (như
tiền sản giật). Các nguyên nhân có thể dẫn đến sinh non như viêm ối màng ối
(Chorioamnionitis), chậm phát triển trong tử cung (Intrauterine growth restriction- IUGR), điều
kiện kinh tế xã hội, đái tháo đường, đa thai, tuổi mẹ, mẹ hút thuốc lá hoặc thuốc phiện.
Vấn đề của trẻ sinh non là trẻ phải đối mặt nhiều thách thức khi phải thích nghi với môi
trường sống ngoài tử cung. Do sự non kém chưa trưởng thành nên các cơ quan của trẻ non tháng
hoạt động chức năng còn nhiều hạn chế. Do đó, trong quá trình chăm sóc điều trị, các bác sĩ điều
dưỡng cần nhận biết và theo dõi nhu cầu của trẻ để đáp ứng một cách phù hợp nhằm hỗ trợ trẻ
cho đến khi các cơ quan hoạt động chức năng một cách hoàn thiện.
1.2. Phân loại
- Sơ sinh non muộn: từ 34 – 36 tuần 6 ngày
- Sơ sinh non trung bình: từ 32 – 33 tuần 6 ngày
- Sơ sinh rất non: từ 28 – < 32 tuần
- Sơ sinh cực non: < 28 tuần
1.1.4. Đặc điểm sơ sinh non tháng
1.1.4.1. Hình thái
- Da: càng sinh non da càng mỏng, đỏ, có nhiều mạch máu dưới da rõ, nhiều lông tơ vai
lưng, lớp mỡ dưới da mỏng.
- Móng tay, móng chân ngắn, mềm, không trùm các ngón.
- Xương mềm, đầu to so với tỷ lệ cơ thể. Các rãnh xương sọ chưa liền, thóp rộng, lồng
ngực dẹp.
- Sụn vành tai mềm, chưa phát triển đầy đủ.
- Lòng bàn chân: nếp nhăn ít, nông, mờ nhạt.
- Bộ phận sinh dục ngoài phát triển chưa đầy đủ. Trẻ trai tinh hoàn chưa xuống bìu, bìu
nhắn bóng nhạt màu; trẻ gái môi lớn chưa phát triển không che kín âm vật và môi nhỏ.
- Tổ chức vú và đầu vú chưa phát triển, núm vú nhỏ.

Hình 5.1. Sụn vành tai trẻ 28 tuần, 33 tuần tuổi thai và trẻ đủ tháng
HÌnh 5.2. Lòng bàn chân trẻ 28 tuần, 33 tuần tuổi thai và trẻ đủ tháng
1.1.4.2. Sinh lý
- Thân nhiệt: trẻ sơ sinh non tháng dễ bị hạ thân nhiệt do da mỏng, dễ bị mất nhiệt do bốc
hơi, tỉ lệ diện tích bề mặt da so với cân nặng lớn, lớp mỡ dưới da mỏng, dự trữ mỡ nâu ít, dự trữ
glycogen ở gan ít, trung tâm điều nhiệt chưa hoàn thiện, khả năng tạo nhiệt kém; ngoài ra, có thể
do suy hô hấp và dinh dưỡng có thể không đầy đủ.
- Về hô hấp, trẻ thường thở không đều hoặc có cơn ngừng thở. Tình trạng suy hô hấp do
phổi chưa trưởng thành, độ đàn hồi kém, khoảng cách giữa phế nang và mao mạch xa nên sự trao
đổi khí khó khăn, nước ối hấp thu chậm, thiếu surfactant và các cơ hô hấp còn kém…
- Về tuần hoàn, các tiếng thổi tâm thu ở tim duy trì khá lâu vì ống động mạch và lỗ Botal
đóng chậm.
- Về chuyển hóa, nguy cơ hạ đường máu cao do dự trữ Glycogen ít hoặc tăng sử dụng
Glucose như hạ thân nhiệt, suy hô hấp, sau hồi sức…hoặc do cường Insulin. Ngoài ra còn có
nguy cơ của tăng đường máu do nhiễm trùng, stress, thuốc corticoid, caffeine hoặc do trẻ kém
đáp ứng với Insulin.
- Về tiêu hóa, hệ tiêu hoá của trẻ sinh non nhìn chung kém phát triển. Các men tiêu hoá nói
chung ít, phản xạ bú yếu ở những trẻ cực non (dưới 28 tuần), dạ dày nhỏ tròn, nằm ngang và cao
sát cơ hoành, dung tích dạ dày nhỏ nên trẻ dễ trớ sau khi ăn, do đó phải cho ăn từng ít một, nhiều
bữa trong ngày tuỳ theo mức độ non. Nhu động ống tiêu hoá kém nên những ngày đầu sự tiêu
sữa còn chậm, nhất là những trẻ cực non và rất non. Ở trẻ non tháng, trọng lượng cơ thể có thể
giảm đến 5-10% trong những ngày đầu sau sinh. Khoảng sau 2 tuần, trẻ sẽ lấy lại được cân nặng
lúc sinh. Trẻ non tháng cần tăng 14-18g/kg/ngày giống như tốc độ tăng cân trong bào thai.
- Gan hoạt động kém nên các chất được chuyển hóa không hoàn toàn. Vì thiếu men
Glucuronyl -Transferaza nên dễ bị vàng da kéo dài và dễ bị vàng da nhân. Dự trữ glycogen ít nên
trẻ dễ bị hạ đường máu sau sinh.
- Trẻ dễ bị ngộ độc khi dùng thuốc vì chức năng gan, thận đều kém.
- Thận hoạt động còn kém, chức năng lọc và đào thải chưa hoàn chỉnh, những ngày đầu sau
sinh thận giữ nước và muối nhiều nên dễ bị phù. Thận giữ các chất điện giải kể cả các chất độc,
do đó những ngày đầu sau sinh, lượng kali trong máu thường cao và khi điều trị thuốc cho trẻ
không nên dùng các kháng sinh quá mạnh, liều cao.
- Về thần kinh, trương lực cơ giảm, trẻ nằm trong tư thế duỗi thẳng. Các phản xạ sơ sinh
kém, không đầy đủ.
- Trẻ dễ bị xuất huyết do thành mạch mỏng, dễ vỡ, yếu tố đông máu chưa đầy đủ. Do đó,
mọi sự thay đổi huyết áp đều có thể gây xuất huyết, phù, thiếu oxy, nhất là ở não, phổi, tim.
- Đối với hệ miễn dịch: các khả năng bảo vệ cơ thể chống nhiễm khuẩn của trẻ sinh non rất
kém chưa phát triển hoặc phát triển không đầy đủ; da mỏng và có độ toan thấp nên ít có tác dụng
kháng khuẩn, bạch cầu, đại thực bào chưa trưởng thành, hoạt động kém, bổ thể không qua rau
thai nên không có, lượng globulin miễn dịch thiếu cả về chất và lượng, khả năng tự tạo miễn dịch
lại càng yếu. Ngoài ra, trẻ non tháng thường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do các thủ thuật
trong quá trình điều trị như đặt nội khí quản, nuôi ăn tĩnh mạch, đặt catheter tĩnh mạch trung
tâm… Do những nguyên nhân trên, trẻ sinh non dễ bị nhiễm khuẩn và có tỉ lệ tử vong cao.
5.3. Biến chứng
- Hô hấp: bệnh màng trong (Respiratory distress syndrome- RDS), loạn sản phế quản phổi
(Bronchopulmonary dysplasia- BPD), cơn ngưng thở (Apnoea of prematurity) …
- Tuần hoàn: hạ huyết áp (Hypotension), bất thường tưới máu (perfusion abnormalities),
còn ống động mạch (PDA) …
- Thần kinh: xuất huyết trong não thất (Intraventricular haemorrhage- IVH), co giật, giãn
não thất sau xuất huyết (Post haemorrhagic ventricular dilatation), chậm phát triển tâm thần kinh
(Neurodevelopmental delay), bại não (Cerebral palsy- CP). Sự chậm phát triển có thể bao gồm
cả chậm về mặt vận động thô (gross motor), vận động tinh (fine motor), nói và ngôn ngữ (speech
and language), khó khăn trong học tập và hành vi (learning and behavioural difficulties) …
- Tiêu hóa: chậm tiêu sữa do ruột chưa trưởng thành, viêm ruột hoại tử (Necrotising
Enterocolitis- NEC)…
- Thận/điện giải: hoạt động chức năng kém
- Chuyển hóa: vàng da (Jaundice), tăng/hạ đường máu (Hyperglycaemia/ Hypoglycaemia),
hạ Natri máu (Hyponatremia), còi xương trẻ sinh non (Osteopenia in preterm infants), rối loạn
chuyển hóa (Inborn errors of metabolism)…
- Nhiễm trùng/miễn dịch: nhiễm trùng máu (Sepsis), nguy cơ nhiễm trùng tăng lên do các
thủ thuật xâm lấn như đặt đường truyền trung tâm…
- Da: da chưa trưởng thành nên dễ dàng mất nước qua da và tăng nguy cơ nhiễm trùng…
- Điều hòa thân nhiệt: do sự điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện nên dễ bị rối loạn thân
nhiệt
- Mắt: bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non (Retinopathy of prematurity- ROP).

5.4. Xử trí và chăm sóc


5.4.1. Giữ ấm
Trẻ sinh non rất dễ bị hạ thân nhiệt, nên ngay từ trong phòng sinh, trẻ sinh non phải được
giữ ấm, đảm bảo thân nhiệt 36,5- 37,50C.
- Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ non tháng là 28- 300C.
- Khăn, mũ phải khô và ấm.
- Tiếp xúc da kề da với mẹ: trẻ nằm trên ngực mẹ theo phương pháp Kangaroo.
- Nếu tình trạng trẻ nặng, phải nằm khu vực hồi sức, cần có lồng ấp hoặc giường sưởi và
tấm ny-lông phủ trên người trẻ và đội mũ. Trong trường hợp này, cần có đầu dò (sensor nhiệt)
trên cơ thể trẻ để theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm của lồng ấp hoặc giường sưởi.
- Nếu trẻ có hỗ trợ hô hấp với CPAP hoặc thở máy, cần đảm bảo nhiệt độ bình làm ẩm của
máy thở hoặc máy CPAP.
5.4.2. Hỗ trợ hô hấp
- Tư thế:
 Nằm sấp nếu không có chống chỉ định, với đầu cao 300.
 Ưu tiên ấp ở tư thế Kangaroo
 Chú ý: cần có máy theo dõi SpO2, nếu không có máy thì phải có nhân viên hoặc
người nhà theo dõi sát trẻ (màu sắc môi, cơn ngưng thở) trong lúc thực hiện tư thế
nằm sấp.
- Hỗ trợ hô hấp:
 Lựa chọn chế độ thở: CPAP hoặc thở máy qua nội khí quản (NKQ) tùy vào tình
trạng hô hấp, mức độ suy hô hấp, khí máu của trẻ.
 Lưu ý khi thở CPAP:
 Chọn ngạnh mũi có kích cỡ phù hợp và mềm, dùng thêm đệm mũi nhằm
tránh tổn thương da và mô mềm vách mũi; kiểm tra bình làm ẩm và hệ
thống dây và máy thở.
 Chú ý tránh tỳ đè các vị trí quanh ngạnh mũi như 2 bên má, da đầu.
 Cài đặt các thông số ban đầu với PEEP: 5 cmH20, FiO2: 30%, sau đó điều
chỉnh theo đáp ứng của trẻ.
 SpO2 mục tiêu: 91-95%
 Thở máy: cài đặt các thông số vừa phải để đạt SpO2 mục tiêu, tránh thông khí quá
mức nhằm ngăn ngừa tổn thương phổi do áp lực barotrauma hoặc thể tích
volutrauma. Cài đặt ban đầu:
o IP: 14-20 cmH2O
o PEEP: 5-6 cmH2O
o Tần số thở (Rate): 40-60 l/p
o Thời gian hít vào (Ti): 0,3-0,4 giây
o Mục tiêu khí máu: pH: 7,2 - 7,4 và PCO2 ≤ 60mmHg
- Surfactant: chỉ định dựa vào tuổi thai và mức độ đòi hỏi oxy. Liều Surfactant: 100-200
mg/kg.
Bảng 5.1. Chỉ định bơm surfactant
Nhu cầu oxy
Tuổi thai
Không có Dexamethasone trước sinh Đã có Dexamethasone trước sinh
< 26 tuần >30%
26 < 28 tuần > 30% > 30%
29 < 31 tuần > 35% > 45%
32 - 34 tuần > 40% > 50-60% và thở gắng sức
35-37 tuần o Thở CPAP với FiO2> 80%, tiến hành đặt NKQ
o Thở qua NKQ và oxy >50%: bơm Surfactant
(Nguồn: Phác đồ điều trị Bệnh màng trong của Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng)
Theo phác đồ của NSH (Anh):
 Nếu ≤ 26 tuần tuổi thai, suy hô hấp đòi hỏi phải đặt NKQ và nhu cầu oxy FiO2 >
30%, bơm surfactant.
 > 26 tuần tuổi thai, suy hô hấp đòi hỏi phải đặt NKQ và nhu cầu oxy FiO2 > 40%,
bơm surfactant.
- Caffein: được chỉ định đối với trẻ non tháng < 30 tuần và/hoặc có cơn ngưng thở thật sự.
Liều tấn công 20mg/kg/ngày, sau đó duy trì 5mg/kg/ngày với 1 liều/ngày buổi sáng, có thể tăng
lên 10mg/kg/ngày nếu trẻ có nhiều cơn ngưng thở và chỉ định đến 34 tuần tuổi hiệu chỉnh.
5.4.3. Nuôi dưỡng
5.4.3.1. Nguyên tắc nuôi dưỡng chung
- Nhu cầu năng lượng của trẻ sinh non là 130- 140 Kcalo/kg/ngày.
- Đối với những trẻ không có chống chỉ định cho ăn đường miệng, trẻ nên được cho ăn sữa
càng sớm càng tốt. Loại sữa chọn lựa cho trẻ là sữa mẹ. Đặc biệt ở trẻ sinh non, sữa mẹ cải thiện
sự tiêu sữa, giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng sơ sinh muộn, rút ngắn thời gian nuôi
dưỡng tĩnh mạch và giảm thời gian nằm viện.
- Tùy vào tuổi thai sẽ chọn lựa cách thức cho ăn phù hợp:
 Đối với trẻ non tháng > 34 tuần tuổi thai và không suy hô hấp, có thể bú mẹ trực
tiếp hoặc ăn sữa bằng cốc/thìa mỗi 2-3 giờ.
 30-34 tuần tuổi thai: ăn đường miệng bằng cốc/thìa và/ hoặc cho ăn qua ống thông
dạ dày tùy vào tình trạng sức khỏe và khả năng của trẻ, cho ăn mỗi 2 giờ.
 < 30 tuần tuổi thai, phối hợp nuôi dưỡng tĩnh mạch và cho ăn đường miệng mỗi 2
giờ.
 < 28 tuần tuổi thai, nuôi dưỡng tĩnh mạch và cho ăn đường miệng tối thiểu mỗi 2
giờ hoặc lâu hơn tùy vào sự tiêu sữa của trẻ.
Lượng dịch (hoặc sữa) cho hàng ngày tùy thuộc vào cân nặng và ngày tuổi (Bảng 5.1). Mỗi
ngày cần đánh giá sự tiêu sữa của trẻ để có kế hoạch tăng sữa, thông thường tốc độ tăng sữa là
20-30ml/kg/ngày nếu trẻ tiêu sữa tốt (Bảng 5.2).
Bảng 5.2. Nhu cầu về lượng dịch nói chung (ml/kg/ngày)
Cân nặng lúc sinh Ngày 1 - 2 Ngày 3 - 7 Ngày 8 - 30
< 750 g 100 - 200 120 - 200 120 - 180

750 - < 1000 g 80 - 150 100 - 150 120 - 180


1000 - 1500 g 60 - 100 80 - 150 120 - 180
> 1500 g 60 - 80 100 - 150 120 - 180

Bảng 5.3. Dinh dưỡng qua đường miệng đối với trẻ sinh non

Thở CPAP
Cân Không hỗ Thở
≥ 30% Tăng sữa
nặng trợ CPAP
hoặc thở
lúc sinh hô hấp < 30%
NKQ FiO2 < 30% FiO2 ≥ 30%

< 28 tuần
0,5 ml mỗi 2 giờ trong 48 giờ Tăng 20 ml/kg/ngày từ ngày 3-4 sau đó tăng
hoặc
đầu 30 ml/kg/ngày từ ngày 5
<1000g
Tăng 20- 30
1000- Tăng 30ml/kg/ngày từ
1-2 ml 0.5-1ml ml/kg/ngày từ ngày
1249 g ngày 2
2

1250- Tăng 30 ml/kg/ngày Tăng 20-30


3-4ml 2-3ml 1-2ml
1499 g từ ngày 2 ml/kg/ngày ngày 2

Tăng 20-
1500- Tăng 30 ml/kg/ngày
5 ml 3-5ml 1-3ml 30ml/kg/ngày từ
1799 g từ ngày 2
ngày 2
5ml → 6- Tăng 20- 30
1800- 7ml trong Tăng 30 ml/kg/ngày ml/kg/ngày từ ngày
4-5 ml 3-4 ml
2200 g 12 giờ từ ngày 2 2
tiếp theo

5.4.3.2. Nuôi dưỡng tĩnh mạch


- Nếu trẻ có chỉ định truyền dịch nuôi dưỡng, trong dịch truyền, cần đảm bảo các thành
phần dinh dưỡng cơ bản như đường, đạm, lipid và điện giải đồ theo khuyến cáo. Ngoài ra, các
yếu tố vi lượng và vitamin (chế phẩm uống) sẽ được cho khi trẻ ăn sữa hoàn toàn và tiêu sữa tốt.
Bảng 5.4. Nhu cầu dinh dưỡng các chất ở trẻ sinh non
Ngày 4
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Lưu ý
trở đi
Amino acid Acid amin tối đa là 4
≥2 ≥ 3,5 3,5 - 4 3,5 - 4
(g/kg/d) g/kg/d
- Tối thiểu 4 mg/kg/ph
Carbohydrate
- Tối đa 12 mg/kg/phút
Tốc độ đường 4-6 6-7 7-8 8 -10
- Nồng độ đường (tĩnh
(mg/kg/ph)
mạch ngoại vi) ≤ 12,5%
- Tốc độ tăng lipid là
Lipid (g/kg/d) 1-2 2- 3 3 3-4
1g/kg/d
Na+ Cho Na+ khi trẻ đã có
2–5 2-5 2-5
(mmol/kg/d) nước tiểu
K+ K + chỉ nên cho khi trẻ đã
2 -3 2 -3 2 -3
(mmol/kg/d) có nước tiểu
Ca++ Nhu cầu 2mmol
1 1,3- 1,5 1,3- 1,5 1,6- 2,5
(mmol/kg/d) Ca++/10g tăng cân
Phosphate 1,52 mmol PO4/10g tăng
1 1,3- 1,5 1,3- 1,5 1,6- 2,5
(mmol/kg/d) cân
Tối đa 0,3-0,4
Magnesium
0 - 0,12 0,1- 0,2 0,2- 0,3 0,3- 0,4 mmol/kg/ngày với chức
(mmol/kg/d)
năng thận bình thường

Một số lưu ý khi nuôi dưỡng tĩnh mạch:


- Chống chỉ định tương đối lipid tĩnh mạch:
• Bilirubin toàn phần trong huyết thanh gần ngưỡng thay máu
• Giảm tiểu cầu nặng và / hoặc rối loạn đông máu
- Kế hoạch ngưng nuôi dưỡng tĩnh mạch (ăn đường miệng hoàn toàn):
 Khi 50% tổng dịch hằng ngày là sữa, giảm lipid một nửa.
 Khi 80% tổng dịch là sữa, dừng nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần, có thể tiếp tục
truyền đường đơn thuần nếu cần thiết.
 Đối với trẻ có CNLS <1000g, nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần nên được tiếp tục
đển khi ngưng dịch tĩnh mạch hoàn toàn.
5.4.3.2. Theo dõi chăm sóc trong quá trình nuôi dưỡng
Bảng 5.5. Theo dõi trong quá trình nuôi dưỡng

- Cân bằng dịch vào - ra, nước tiểu (ml/kg/giờ)


- Điện giải đồ từ ngày thứ 2, mỗi 1 – 2 ngày trong 7 ngày đầu, sau đó
Hằng ngày kiểm tra nếu cần.
- Đường máu: Mục tiêu đường máu: 4 – 8 mmol/l. Nếu đường máu > 11
mmol/l, kiểm tra đường niệu.

- Cân nặng
3 lần/ tuần
- Điện giải đồ (sau 7 ngày)

- Chức năng gan, thận


- Chiều dài
Hằng tuần - Vòng đầu
- Ca++, PO4, Mg++
- Alkaline phosphatase (Sau 4 tuần)

- Triglyceride máu
Mỗi 4 tuần
- Ferritine

Lưu ý: Tần suất đánh giá, kiểm tra cận lâm sàng còn tùy thuộc vào tình trạng chung và
bệnh lý của trẻ trong thời gian nằm viện.
Chú ý kiểm tra các dụng cụ xâm lấn như ống thông dạ dày, vị trí tiêm truyền, đường
truyền… nhằm ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm các biến chứng.
5.4.4. Phòng ngừa nhiễm trùng
Trẻ sơ sinh non tháng nhìn chung cơ thể còn non yếu, khả năng thích nghi với môi trường
ngoài tử cung kém, nhất là khả năng đối phó với tình trạng nhiễm khuẩn, do vậy phải đảm bảo
tốt điều kiện vệ sinh:
- Dụng cụ, thủ thuật đòi hỏi phải vô trùng; dụng cụ vắt sữa, trữ sữa, áo mũ tả sạch sẽ; đảm
bảo các dụng cụ cá nhân và khoảng không gian riêng đối với từng trẻ; cách ly những trẻ nhiễm
khuẩn máu/viêm nhiễm đường hô hấp.
- Nhân viên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc trẻ để tránh lây chéo.
- Vệ sinh da: cần đảm bảo tính nguyên vẹn của da; những ngày đầu, vệ sinh da bằng cách
lau sạch nhẹ nhàng, nhất là những nếp gấp/kẽ da; chỉ tắm khi tình trạng chung của trẻ đã ổn định;
- Thay đổi tư thế cho trẻ nhẹ nhàng, tránh tì đè lên 1 vị trí nào đó quá lâu.
- Hạn chế các thủ thuật xâm lấn, dán băng dính kích thước vừa phải, khi tháo gỡ cần nhẹ
nhàng tránh trầy xước.
- Vệ sinh miệng bằng sữa mẹ.
- Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý nếu có chảy ghèn.
5.4.5. Hỗ trợ gia đình
- Giải thích rõ ràng với người nhà trẻ về tình hình của trẻ.
- Khuyến khích cha mẹ tham gia vào việc chăm sóc trẻ: tham gia các lớp học về phương
pháp Kangaroo; hướng dẫn cách bú mẹ; cách vắt sữa, cho trẻ ăn qua ống thông dạ dày hoặc ăn
bằng cốc và thìa; cách trữ sữa nếu trẻ chưa thể ăn sữa mẹ, đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ cho đến
khi trẻ có thể bú mẹ trực tiếp.
- Hướng dẫn mẹ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và giữ vệ sinh thân thể và các vật dụng cho
trẻ.
- Hướng dẫn các chăm sóc trẻ non tháng như chăm sóc về tư thế, môi trường cho sự phát
triển toàn diện như yên tĩnh, giúp trẻ ngủ ngon (giảm tiếng ồn, ánh sáng quá mức); giảm đau
không dùng thuốc (ôm ấp, vỗ về); tăng cường giao tiếp bằng lời hoặc cử chỉ giữa trẻ và cha mẹ.

You might also like