You are on page 1of 34

ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP

TRẺ EM

BS. Mai Thành Công


Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội
Maithanhcong@hmu.edu.vn
Mục tiêu

①Trình bày được đặc điểm giải phẫu hệ hô hấp trẻ em.

②Trình bày được đặc điểm sinh lí hệ hô hấp trẻ em.

③Giải thích được các đặc điểm giải phẫu, sinh lí liên
quan đến bệnh hô hấp ở trẻ.
Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em

So với người lớn:

Kích thước nhỏ hơn

Chức năng chưa hoàn thiện đầy đủ

Khác biệt về giải phẫu, sinh lí


Đặc điểm giải phẫu

Đường dẫn khí

Phổi, màng phổi

Thành ngực

& cơ hô hấp

Image Source: adapted from iStock Photos, ©


Đường hô hấp trên

Khoang mũi

Họng hầu

Thanh quản
Đường hô hấp dưới

Khí quản

Phế quản

Phổi
Đặc điểm đường thở trẻ em

Tỉ lệ lưỡi so với
khoang miệng to hơn

Họng nhỏ hơn


Nắp thanh môn lớn
hơn và mềm hơn
Thanh quản cao hơn
và ngả trước
Vị trí hẹp nhất tại
sụn nhẫn
Khí quản hẹp hơn và
mềm hơn

Người lớn Trẻ nhũ nhi


J Pharm Bioallied Sci. 2015 Apr; 7(Suppl 1): S55–S58
Mũi – xoang
 Mũi nhỏ, lỗ - ống mũi hẹp  Dễ bị tắc mũi
 Khó thở nếu bị tắc mũi (trẻ < 6 th)
 Chọn cỡ oxy gọng mũi thích hợp

 Niêm mạc mũi mỏng, chức  Dễ bị viêm mũi


năng bảo vệ còn yếu

 Tổ chức hang & cuộn mạch  Trẻ < 5T ít bị chảy máu cam
phát triển sau 5T

 Các xoang chưa phát triển  Trẻ nhỏ ít bị viêm xoang


& biệt hóa đầy đủ
Hệ thống xoang cạnh mũi ở trẻ

Người lớn Trẻ em


Họng – hầu
Hẹp & ngắn, hình phễu, hướng thẳng đứng

Dưới 3T: nam = nữ, ≥ 3T: nam > nữ

Phát triển mạnh nhất trong năm đầu & tuổi dậy thì

Niêm mạc: biểu mô rung hình trụ

Dưới niêm mạc hầu: nhiều tổ chức bạch huyết


Họng – hầu
Vòng bạch huyết Waldayer:

Dưới 1T: chỉ amidan vòm phát triển

Từ 2T: amidan khẩu cái phát triển

Phát triển mạnh từ 4 – 6T cho đến


dậy thì
Họng – hầu
Các amidan dễ bị viêm và phì đại ở trẻ 3 – 8T gây ra:
Tắc nghẽn đường thở
Khó khăn khi đặt sonde dạ dày hoặc nội khí quản
đường mũi
Thanh – khí – phế quản
Đặc điểm chung:
Lòng hẹp
Ít tổ chức đàn hồi
Vòng sụn mềm
Niêm mạc giàu mạch máu

Khi bị viêm: niêm mạc dễ phù nề, xuất tiết

Dễ bị kéo căng hoặc đè ép


Thanh quản
Nhỏ, sụn mềm, tổ chức liên kết dưới niêm mạc tầng hạ
thanh môn lỏng lẻo  dễ phù nề, chít hẹp

Nằm cao hơn 2 đốt sống so với người lớn (C2-3 vs C5-6)

Sụn nhẫn là vị trí hẹp nhất  NKQ không bóng cho trẻ nhỏ

Dây thanh âm:


Dưới 6 – 7T: ngắn  giọng trẻ cao hơn người lớn
Từ 12T: ở nam dài hơn  giọng nam trầm hơn
Thanh quản

Bình thường Viêm thanh quản Mềm thanh quản


Khí quản
Khẩu kính nhỏ: sơ sinh 5mm – 5T 8mm – 10T 10 mm

15 – 20 vòng sụn chữ C, mặt sau là màng liên kết 


hẹp khí quản bẩm sinh do vòng sụn khép kín

Phần cổ và phần ngực, đoạn cuối lệch P do cung ĐMC


tựa vào bên T  khí quản lệch T trên XQ cần chú ý bất
thường xuất phát của động mạch lớn, bị đè đẩy

Ngắn, mềm, dễ di động  ngửa cổ quá mức gây ép KQ


Khí quản

Khí quản lệch P ở trẻ nhũ nhi Khí quản lệch T ở bệnh nhân
bình thường quai động mạch chủ quay phải
Cây phế quản
Phế quản gốc

Phế quản thùy

Phế quản phân thùy

Tiểu phế quản

Tiểu phế quản tận

Tiểu phế quản hô hấp

Ống phế nang

Túi phế nang


Cây phế quản
Dị vật phế quản (P) > (T)

Hay xẹp thùy đỉnh (P)


Bệnh lí đường thở
Cả đường hô hấp trên và dưới đều nhỏ  dễ bị tắc

Sức cản đường thở tỉ lệ nghịch với lũy thừa bậc 4 của
bán kính đường thở

Chỉ một tắc nghẽn nhỏ cũng gây ảnh hưởng đáng kể
đến lượng khí vào  tăng công hô hấp
Phổi
Trọng lượng: Thể tích:

 Sơ sinh: 50 – 60 gr Sơ sinh: 65 – 67 mL

 6 tháng: x 3 lần

 12 tuổi: x 10 lần 12 tuổi: x 10 lần

 Người lớn: x 20 lần

Số lượng phế nang:

 Sơ sinh: 20 – 50 triệu*

 Người lớn: 300 triệu


Diện tích bề mặt trao đổi khí ở trẻ nhũ nhi thấp
Phổi
Phổi trẻ em nhiều mạch máu, mạch bạch huyết

Ít tổ chức đàn hồi

Lỗ Kohn (thông giữa các phế nang) và ống Lambert


(thông giữa phế quản – phế nang) chưa xuất hiện
trước 3 – 4T

Trẻ nhỏ rất dễ bị xẹp phổi, ứ khí

Hammer J. (2013). Paediatr Respir Rev, 14(2), 64–69


Màng phổi
Rất mỏng, dễ bị giãn khi hít vào sâu hoặc khi tràn dịch,
tràn khí màng phổi

Lá thành dính vào thành ngực không chắc

Tràn dịch/khí màng phổi  chuyển dịch các cơ quan


trong tung thất  rối loạn tuần hoàn trầm trọng (sốc
tắc nghẽn)
Thành ngực
Lồng ngực ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Ngắn, hình trụ, đường kính ngang ≈ trước sau, mềm
Xương sườn nằm ngang
Cơ hoành nằm ngang, cơ liên sườn chưa phát triển
đủ, số sợi cơ type I ít

Di động theo chiều dọc (thở ngực) bị hạn chế

Sức chịu đựng của cơ hô hấp kém


Thành ngực
Khi trẻ lớn và biết đi:
Các xương sườn chếch xuống
Đường kính ngang tăng nhanh và gấp đôi đường
kính trước sau

Xuất hiện kiểu thở ngực


Đặc điểm sinh lí
Đường thở

Nhịp thở

Kiểu thở

Quá trình trao đổi khí ở phổi

Điều hòa hô hấp


Đường thở
Không khí đi qua mũi vào phổi:

 Được làm ấm, làm ẩm & lọc sạch

 Các cơ hô hấp hoạt động mạnh hơn, lồng ngực & phổi
nở rộng hơn khi thở bằng miệng

Các yếu tố ảnh hưởng:

 Kích thước đường thở

 Áp lực giữa phổi và miệng

 Sự hỗ trợ của các cơ hô hấp


Nhịp thở
Thở nhanh do tốc độ chuyển hóa & nhu cầu tiêu thụ
oxy cao

Nhịp thở dễ bị rối loạn ở trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ do trung
tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh

Thể tích khí thở vào trong 1 lần thở tăng dần theo tuổi

Thể tích khí lưu thông/trọng lượng cơ thể tương đối


hằng định cho đến tuổi trưởng thành (5 – 7 mL/kg)
Nhịp thở
Tuổi Bình thường (lần/phút) Thở nhanh (lần/phút)
Sơ sinh 40 – 60 ≥ 60
3 tháng 40 – 45
≥ 50
6 tháng 35 – 40
1 tuổi 30 – 35
≥ 40
2 – 5 tuổi 25 – 30
6 – 12 tuổi 20 – 25
> 12 tuổi 15 – 20
Kiểu thở
Thay đổi theo tuổi & giới:
Trẻ sơ sinh & trẻ nhũ nhi: thở bụng
Trẻ 2 tuổi: thở hỗn hợp ngực – bụng
Trẻ 10 tuổi: nam thở bụng, nữ thở ngực
Quá trình trao đổi khí
Sự trao đổi O2, CO2 giữa phế nang và máu mạnh hơn
người lớn do chênh áp lớn hơn
 Thành phần O2 trong phế nang trẻ em cao hơn

 Thành phần CO2 trong phế nang trẻ em thấp hơn

Sự cân bằng dễ bị thay đổi theo môi trường (độ ẩm,
nhiệt độ, nồng độ khí CO2, …)

Phổi của trẻ đẻ non dễ bị tổn thương, phụ thuộc oxy kéo
dài gây ra loạn sản phế quản phổi
Điều hòa hô hấp
Trung tâm hô hấp nằm ở hành tủy, chịu sự điều khiển
của vỏ não

Trung tâm hô hấp & vỏ não ở trẻ sơ sinh chưa hoàn


thiện nên trẻ dễ bị rối loạn nhịp thở

Đáp ứng với tình trạng giảm O2, tăng CO2 khá kém nên
trẻ nhỏ rất nhạy cảm với các tác nhân kích thích hay các
cơ chế rối loạn kiểm soát hô hấp.
Trẻ dễ bị suy hô hấp
Tốc độ chuyển hóa cao Tăng nhu cầu oxy

Nguy cơ ngừng thở cao Kiểm soát nhịp thở chưa hoàn thiện

Tăng sức cản đường hô hấp trên Thở mũi, lưỡi to, cơ vùng hầu họng mềm
Đường thở bé, mềm, dễ bị xẹp

Tăng sức cản đường hô hấp dưới Đường thở bé, mềm, dễ bị xẹp
Tổ chức đàn hồi ít

Thể tích phổi nhỏ Số lượng phế nang ít


Chưa có thông khí bàng hệ

Cơ hô hấp chưa hoàn chỉnh Cơ hoành chưa phát triển đầy đủ, nằm ngang
Lồng ngực mềm, xương sườn ngang
Cơ liên sườn chưa phát triển đầy đủ

Sức chịu đựng của cơ hô hấp kém Nhịp thở nhanh


Sợi cơ type I ít
Kết luận
Điều kiện hô hấp của trẻ tương đối khó khăn so với
người lớn, trong khi nhu cầu oxy cao hơn

Đặc điểm hệ hô hấp khiến trẻ dễ bị các bệnh lí nhiễm


trùng hô hấp & dễ tiến triển đến suy hô hấp

Các bệnh lí liên quan đến các dị tật bẩm sinh của hệ hô
hấp, bệnh lí & hậu quả bệnh lí sau sinh
THANK YOU
FOR YOUR ATTENTION

Maithanhcong@hmu.edu.vn

You might also like