You are on page 1of 29

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

Nhóm 3: gồm 8 bạn:

Đồng Thị Thúy Word + powerpoint


-Phân biệt trẻ sơ sinh đủ tháng và non
tháng
-Vùng đầu mặt
Quyết Thị Thanh Thủy Word + powerpoint
-Da và niêm mạc
Powerpoint bài khám về thần kinh
Nông Phương Thảo Word + powerpoint
-Hô hấp
-Bụng và tiêu hóa
Đào Thị Cẩm Tiên Word + powerpoint
-Tim mạch
-Bộ máy vận động
-Thuyết trình
Nguyễn Thị Tiến (nhóm trưởng) Word + powerpoint
-Phân biệt sơ bộ vàng da sinh lý và vàng
da bệnh lý
-Bộ phận sinh dục – tiết niệu
-Tổng hợp word, powerpoint
Chử Thị Mai + Trần Thị Hương Mai Word + powerpoint
-Khám về thần kinh
- khám phản xạ sơ sinh
Đinh Thị Nguyệt Word + powerpoint
-Các hiện tượng sinh lý ở trẻ sơ sinh
Câu 1: Khám lâm sàng trẻ sơ sinh? Phân biệt đẻ đủ tháng, non tháng?

a. Khám lâm sàng trẻ sơ sinh

Khám da,niêm mạc


 Bình thường:
+ Da của trẻ khô và mềm, đôi khi có hiện tượng bong da khi thai nhi gần 42 tuần
tuổi
+ Chất gây màu trắng đục, thường thấy ở vùng nếp gấp của chi trẻ đủ tháng, thấy
nhiều ở trẻ đẻ non
+ Lông tơ có ít ở vai, trán và lưng ở trẻ đủ tháng. Lông tơ có nhiều ở trẻ đẻ non
+ Tóc trẻ đủ tháng dài khoảng 2cm
+ Màu sắc da:
Bình thường da trẻ đủ tháng màu hồng. Da trẻ đẻ non thường đỏ mọng đỏ da
Vàng da và niêm mạc xuất hiện từ ngày đầu sau đẻ luôn là bệnh lý. Vàng da nhẹ,
sáng màu và xuất hiện từ ngay thứ 3 có thể là sinh lý.
+ Đầu chi hồng. Đầu chi tím nhẹ “sinh lý” có thể tồn tại trong 24 giờ đầu của cuộc
sống, thường kết hợp với hạ nhiệt độ và tím quanh môi.
+ Có thể có 1 số nốt xuất huyết ở vùng trán, nếp gấp, lưng thường do lau chùi
mạnh. Ta cần theo dõi tiến triển của triệu chứng này. Nếu nhiều nốt xuất huyết thì
đó là bệnh lý.
+ Đánh giá quầng vú và núm vú
+ Đánh giá vạch gan bàn chân
- Rối loạn vận mạch
+ Da cẩm thạch thường liên quan đến lạnh, do mao mạch chưa trưởng thành
+ Trẻ nằm thấy nửa người trên xanh tái, còn nửa người dưới đỏ (hội chứng
Arlenquin). Có thể gặp ở trẻ sơ sinh bình thường nhưng cần chú ý đến bệnh cảnh
suy thần kinh, thưòng mất đi sau vài ngày
- Một số rối loạn sắc tố
+ Nốt màu trắng ngà trên da, tồn tại rồi mất đi sau 2-3 ngày, đôi khi để lại nốt sẫm
màu. Cần phân biệt với nốt phỏng do Herpert, thuỷ đậu, nốt mủ do tụ cầu. Thường
thấy ở chân tóc hoặc lông vùng trán, bộ phận sinh dục ngoài, thân, nếp gấp
+ Bớt hay gặp vùng cùng cụt, vai.
+ Tăng sắc tố da vùng bộ phận sinh dục, cần nghĩ đến hội chứng sinh dục thượng
thận
+ U máu phẳng (dát màu đỏ) thường gặp ở mặt (trán, cánh mũi, gò má, mi trên).
Mất đi trong vài tháng đến vài năm (4-5 năm). U máu phẳng ở cổ có thể tồn tại
suốt đời
+ U máu dưới da: khối sưng phồng, mềm, không đau dưới da có màu xanh tím.
+ Bớt màu cà phê sữa nếu đơn độc là bình thường. Nếu có nhiều liên quan đến
bệnh Recklinghausen
+ Nốt màu trắng sữa, cứng thường khu trú ở vùng mặt, mũi, mất đi sau vài tuần
+ Nốt trắng khu trú ở niêm mạc: đường giữa vòm họng, lợi, mất đi sau vài tuần
- Bệnh da sơ sinh:
+ Ban đỏ nhiễm độc: thường xuất hiện sau 24 giờ tuổi, ở giữa có thể có nốt phỏng
nhỏ màu vàng, đôi khi ngứa. Có thể lan rộng toàn thân. Mất đi sau 1 dến 2 tuần
+ Mụn mủ do viêm nang lông thường gặp ở mông, nếp gấp. Khỏi khi được điều trị
bằng thuốc sát khuẩn tại chỗ.
Khám hô hấp

Tư thế trẻ: đặt trẻ nằm yên 1-2p, không khóc, không bú. Chọn nơi kín gió, đủ ánh
sáng, bộc lộ vùng ngực bụng để dễ dàng quan sát khi đếm nhịp thở.

- Khám bắt đầu bằng nhìn: đếm nhịp thở trẻ


 Nhịp thở bình thường: 40-60 lần/phút.
( Nhịp thở > 60 lần/phút là thở nhanh, <30 lần/ phút là thở chậm.)

 Lồng ngực di dộng nhịp nhàng?


 Quan sát lồng ngực trẻ thì hít vào nhìn vào phần dưới lồng ngực:
trẻ có dh rút lõm lồng ngực nặng nếu lồng ngực lõm vào khi trẻ hít vào.
( dấu hiệu viêm phổi và bệnh nặng ở trẻ).

Lồng ngực trẻ thì thở vào - rút lõm lồng ngực nặng.
 Tìm dh phập phồng cánh mũi: sự mở rộng của lỗ mũi khi trẻ thở vào
- Trẻ có tiếng thở rít thì thở vào kéo dài trên 8 ngày kèm các triệu chứng của
suy hô hấp cần làm thêm xét nghiệm
Sự co kéo của cơ hô hấp đánh giá bằng chỉ số silverman

   Điểm 0 1 2

Dấu hiệu
Di động lồng ngực Cùng chiều Ít hơn bụng Ngược chiều
Co kéo liên sườn Không Ít Rõ
Lõm ức Không Ít Rõ
Đập cánh mũi Không Ít Rõ
Thở rên Không Qua ống nghe Nghe từ xa
 Đánh giá: Điểm Silverman ≤ 5 – Suy hô hấp nhẹ

                  Điểm Silverman > 5 – Suy hô hấp nặng 

- Nghe phổi hai phế trường để xác định rì rào phế nang, có rale hay k.
- Gõ phổi để xác định rung thanh đều của hai phổi.

Khám tim mạch

- Nên khám tim khi trẻ ở trong trạng thái yên tĩnh.
- Xác định điểm mà tiếng tim rõ nhất, để loại trừ chứng tim nằm bên phải.
Thông thường tiếng tim nghe rõ ở bờ trái xương ức, nhịp tim đều. Nhịp tim
trung bình là từ 100-160 lần/phút.
 Nhịp tim nhanh khi trên 160 lần/phút, cần tìm rối loạn nhịp, dấu hiệu suy
tim, nhiễm trùng, cường giáp, ngộ độc thuốc, cần theo dõi chặt chẽ.
 Nhịp tim chậm liên tục khi dưới 80 lần/phút, nhịp tim chậm có thể thấy khi
trẻ nôn, đi ngoài .
- Tiếng thổi ở tim trong 24 giờ đầu tiên thường liên quan đến còn ống động
mạch. Kiểm tra tim hàng ngày để theo dõi sự mất đi của tiếng thổi này,
thường là trong vòng 3 ngày.
- Sờ mạch bẹn , đôi khi khó sờ trong những giờ đầu sau sinh do hiện tượng
phù sinh lý, mạch bẹn được kiểm tra và so sánh với mạch quay. Mạch bẹn
yếu hoặc trễ có thể do hẹp eo động mạch chủ hoặc nghẽn đường ra thất trái.
- Huyết động học được đánh giá dựa vào dấu hiệu hồng trở lại của da
(Reffil)<3s, mạch nẩy tốt và huyết áp phù hợp với tuổi thai.
Khám bụng và tiêu hóa:

- Nhìn để kiểm tra: có bất thường gì ở bụng k ( u cục, thoát vị?)


 Cuống rốn: bình thường 2 ĐM và 1TM . ( nếu chỉ có 1 ĐM cần chú ý
tìm dị tật kèm theo tiêu hóa, thận sinh dục, tim mạch, tk)
Cuống rốn thường khô đi sau 3-4 ngày, rụng sau 8 ngày.
 Thoát vị rốn có thể thấy, có thể trở về bình thường trong một vài
tháng.

 trẻ có hậu môn không, vị trí hậu môn?


 Có lỗ rõ vùng cơ thắt hậu môn không?
 Chú ý tìm thoát vị bẹn.

- Nghe bụng để tìm tiếng nước và không khí lưu chuyển. Bt 10-30tiếng
ruột/phút.
- Sờ: bụng bình thường mềm, không đau, không có u cục.
 Bụng trẻ chướng gặp HC tắc ruột, chướng hơi,dịch.
 Bụng xẹp lõm lòng thuyền gặp trong thoát vị hoành bẩm sinh.
- Khám gan: bình thường gan to 2cm dưới bờ sườn, 5cm dưới mũi ức; mật độ
mềm. Không sờ được khi hít sâu vào.
 Gan to bệnh lý: sờ được ở vùng thượng vị.
- Khám lách: nếu sờ thấy lách là bệnh lý.
- Tiêu hóa:
 trẻ có bú khỏe không? Có nôn trớ k? bú bao nhiêu lần/ngày ?
 trẻ có ỉa phân xu trong 24h tuổi không? Màu , tính chất phân? Số lần
đi trong một ngày?
( bình thường phân su màu xanh hoặc đen, không có mùi)
( Sau vài ngày bú mẹ phân trẻ màu vàng, hơi lỏng, mùi hơi chua, số
lần đi ngoài 2-3 lần/ngày)

Khám vùng đầu mặt

- Mắt
+ Đo đường kính giác mac
• < 9mm  mắt nhỏ bẩm sinh
• > 11mm  giác mạc phì đại
+ 1 số dấu hiệu khá lành tính và có thể mất sau 1 thời gian : phù mi mắt, lác,
xuất huyết củng mạc

+ Lưu ý bệnh lý xuất huyết võng mạc, đục thủy tinh thể bẩm sinh

- Mũi
• Trẻ sơ sinh thở qua mũi
Nghiệm pháp thìa(+)  mũi trẻ thông
- Mồm
• Khám niêm mạc miệng, lưỡi gà, vòm họng, lợi

 Cần lưu ý sứt môi nhưng ko hở hàm ếch


 Lưỡi: cần chú ý tìm bất thường như lưỡi không cân đối, khối u, lưỡi to
Hãm lưỡi có thể ngắn gây trở ngại khi bú.
 Khi trẻ khóc mặt cân đối, nếu không cân đối  có thể liệt mặt chấn thương
sau đẻ
- Sọ
+ đo vòng đầu
+ Khám thóp: thóp sau hình tam giác, có thể đóng sau sinh. Thóp trước hình
tứ giác, kích thước 2x2 cm.
+ Đường khớp rộng khoảng 0,5 cm hoặc chồng trong những ngày đầu sau
sinh
+ Bướu huyết thanh sưng phồng dưới da, không giới hạn trong 1 xương sọ,
tồn tại từ 2 đến 6 ngày
+ Bướu máu là tụ máu dưới màng xương, giới hạn trong 1 xương sọ.
Thường gặp vùng đỉnh, can xi hoá sau 4-6 tuần
- Cổ
+ thường ngắn
+ Sờ cơ ức đòn chũm: không có tụ máu hay co cứng.
+ Chú ý tìm để chắc chắn không có mộng thịt, lỗ dò, nang ở cổ
Khám vận động
 
Bất thường về vận động có thể do chấn thương trong cuộc đẻ hoặc bẩm sinh.
-Tứ chi: Chi có thể gẫy hoặc dị dạng, hoặc liệt, vẹo bàn chân…
Cần kiểm tra số ngón tay chân, phát hiện tật dính ngón, tật thừa ngón, chân khoèo,
gãy xương đòn, gãy tay, gãy xương đùi, gãy xương sườn, gãy nhiều xương. Liệt
đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương khi sinh biểu hiện cánh tay hoạt động
hạn chế hoặc không có chuyển động cánh tay.
- Khám cột sống : cần khám xem cột sống có cong, vẹo hay không, khám kĩ từng
đốt sống. Cột sống được kiểm tra các dấu hiệu tật nứt đốt sống, đặc biệt là màng
não, tủy sống, hoặc cả hai ( Thoát vị màng não tủy).
- Cần khám để tìm dấu hiệu trật khớp háng : thủ thuật Ortolani (giảm trật khớp) và
Barlow (làm trật khớp) để đánh giá tình trạng trật khớp háng bẩm sinh.

Những động tác này phải được


thực hiện khi trẻ sơ sinh nằm
yên. Vị trí bắt đầu là như nhau
cho cả hai: Trẻ sơ sinh được đặt
nằm ngửa với hông và đầu gối
cong đến 90° (bàn chân sẽ rời
khỏi giường), bàn chân đối diện
với bác sĩ lâm sàng, bác sĩ sẽ
đặt ngón trỏ vào mấu chuyển
lớn hơn và một ngón tay cái
vào mấu chuyển nhỏ hơn.

Thủ thuật Barlow, bác sĩ lâm sàng khép hông lại (tức là đầu gối được đẩy lên trên
thân) trong khi đẩy đùi về phía
sau. Âm thanh "cục" chỉ ra rằng
đầu xương đùi đã di chuyển ra
khỏi ổ cối; vận động Ortolani
sau đó định vị lại và xác nhận
chẩn đoán.
Vận động Ortolani, hông được
đưa lại vị trí ban đầu; sau đó
hông giạng ra để kiểm tra (tức
là, đầu gối được di chuyển ra
khỏi đường giữa hướng tới bàn
khám trong tư thế con ếch) và
nhẹ nhàng kéo ra phía trước. Một khối sờ thấy của đầu xương đùi với chuyển động
dạng ra có thể do đầu xương đùi đã lệch vị trí vào trong ổ cối và cho kết quả thử
nghiệm dương tính chứng tỏ có loạn sản hông.
Khám bộ phận sinh dục – tiết niệu

- Nhìn:
 Bình thường: đi tiểu trước 48 giờ sau khi sinh, nước tiểu trong/màu cam
Trẻ gái: môi lớn che kín môi nhỏ. Chất tiết âm đạo thường trắng nhưng cũng
có khi có máu đỏ, kéo dài 8-10 ngày.
Trẻ trai: lỗ đái ở giữa, trẻ đi tiểu thành tia mạnh
 Bất thường:
Trẻ gái: phần trên môi lớn sưng to bằng quả olive là thoát vị buồng
trứngphẫu thuật ngay khi có chẩn đoán xác định.
Trẻ trai:
+ Nếu có hypospadias (lỗ đái thấp), lỗ đái lệch trên (épispadias) xét
nghiệm thêm về hệ thống tiết niệu. Nếu có lỗ đái thấp và tinh hoàn ẩn 
làm chất nhiễm sắc giới tính và nhiễm sắc thể.

+ Bao qui đầu chùm đầu dương vật. Tinh hoàn của trẻ đủ tháng nằm trong hạ
nang. Tinh hoàn của trẻ đẻ non có thể vẫn nằm trong ống bẹn, tràn dịch
màng tinh hoàn, thoát vị bẹn  chỉ định ngoại khoa

- Sờ: Hố thắt lưng thường rỗng, có thể sờ thấy cực dưới của thận, nhất là
bên trái.
Khám thần kinh ở trẻ sơ sinh

- khám co giật hoặc tăng kích thích xem trẻ có mềm nhão hoặc gồng cứng
không
+Trẻ mềm nhão: tay chân trẻ rơi xuống dễ dàng khi nhấc lên và thả ra
+ Tăng trương lực rõ khi tay chân duỗi
- Trẻ có bú kém, bỏ bú

- quan sát trẻ có ngủ li bì khó đánh thức không

- khám vận động

Trẻ đủ tháng :+ khi thức vận động liên tục. Sự hiếu động này liên quan đến
khả năng nghe của trẻ, tăng lên khi có kích thích bằng ánh sáng. Trẻ có thể nhìn
vào 1 vật trong tầm nhìn của trẻ và tập trung vào vật này khi nó di chuyển.
+Khi trẻ nằm ngửa, đầu bằng, hai bàn tay sẽ nắm chặt, nhưng
có thể tự mở ra. Vận động tay và chân không đồng bộ

-khám trương lực cơ


+ Đánh giá khả năng co và duỗi của các cơ.
Ở trẻ sơ sinh đủ tháng có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý, 4 chi ở tư thế
co. Nếu ta làm duỗi 1 chi thì nó sẽ trở về tư thế lúc đầu sau vài giây. Sự trả lời
đồng bộ 2 bên. Trương lực cơ thân lại giảm sinh lý.

 
Đánh giá trương lực cơ bị động dựa vào:
+ Góc kheo chân: đo khi trẻ nằm ngửa, mông chạm mặt phẳng bàn khám, đùi gấp
vào xương chậu, đầu gối sát bụng. Duỗi cẳng chân xa đùi đến khi cảm thấy có sự
chống lại. Góc bình thường của trẻ đủ tháng là 90°
+ Góc khép: trẻ nằm ngửa, đùi dạng tối đa khi chân duỗi thẳng. Góc bình thường ở
trẻ đủ tháng từ 40° đến 70°
+ Góc gập mu bàn chân: góc tạo bởi mu bàn chân gấp tối đa về phía cẳng chân.
Góc bình thường ở trẻ đủ tháng là 40°
+ Dấu hiệu gót chân – tai: trẻ nằm ngửa, người khám đưa chân trẻ về phía tai, góc
tạo bởi chân  là 90°
+Dấu hiệu khăn quàng cổ: Người khám đứng phía chân trẻ, mặt người khám nhìn
trẻ, dùng ngón cái và trỏ nắm bàn tay trẻ kéo tay trẻ về phía vai bên đối diện. Ở trẻ
đủ tháng bàn tay không chạm tới vai đôi diện và khuỷu tay không đi qua đường
giữa xướng ức

Khám dấu hiệu khăn quàng cổ

- Trương lực cơ chủ động là sự trả lời của cơ với 1 kích thích nào đó.
+ Dấu hiệu kéo-ngồi để đánh giá sự trả lời vận động của cơ gấp cổ: trẻ nằm ngửa,
người khám cầm 2 tay trẻ kéo về phía mình đến khi trẻ ở tư thế ngồi, đầu trẻ ở tư
thế ngửa ra sau trong khi kéo trẻ, sau đó đầu trẻ ở tư thế thẳng đứng trong vài giây
rồi gục xuống ngực. Nếu vai trẻ ngả về phía sau, đầu trẻ lại ở tư thể đứng thẳng
trong vài giây rồi ngửa ra phía sau: đó là sự trả lời của cơ duỗi cổ.
dấu hiệu kéo ngồi đánh giá sự vận động cơ gấp ở
cổ

- khám dấu hiệu thóp phồng: giữ trẻ ở vị trí thẳng đứng, khám thóp khi trẻ
không khóc . Sau đó nhìn và sờ thóp nếu thấy thóp phồng hơn mặt phẳng có thể
trẻ bị viêm màng não
- Các phản xạ sơ sinh: trình bày ở câu 4
- Khám các giác quan:
+ Nhìn: khi trẻ đủ tháng ra đời, trẻ vẫn chưa nhìn thật tốt. Trẻ có phản xạ đồng
tử, phản xạ ánh sáng. Trẻ có thể nhìn chăm chú vào 1 vật.
+ Nghe: khi không có dị tật về vành tai, hoặc thiếu sản tai thì không có dấu hiệu
đặc biệt nào của trẻ sơ sinh gợi ý điếc ở trẻ.
b. phân biệt đẻ đủ tháng và đẻ non tháng ở trẻ sơ sinh

Trẻ đủ tháng
- Tuổi thai: 37-42 tháng
- Đặc điểm hình thể ngoài
+ Cân nặng: 2500~3200g
+ Chiều dài: 45-50 cm
+ Vòng đầu: 32-35 cm ( lớn hơn vòng ngực 1-2cm)
+ Vòng ngực: 33-34 cm
+ Da hồng hào, mềm mại, ít lông tơ,có nhiều nếp nhăn ở lòng bàn
chân
+ Sụn vành tai cứng, độ cong tròn đều
+ Núm vú có độ nổi cộm >= 7mm
+ Tóc dài > 2 cm, móng chi trùm kín đầu ngón
+ Sinh dục ngoài
• Trẻ trai: tinh hoàn đã xuống bìu, da bìu nhiều nếp nhăn
• Trẻ gái: Môi lớn trùm kín môi bé và âm vật
+ Trương lực cơ: Trẻ co nhiều hơn duỗi
- Đặc điểm sinh lý
+ Hô hấp:
• Tần số: 40~60 lần/phút
• Thở đều ( có lúc hơi nhanh, có lúc sẽ ngừng thở ngắn 3-5s), nông,
chủ yếu thở bụng
+ Tuần hoàn
• Tần số 140~160 lần/phút
• Lỗ bầu dục và ống động mạch sẽ đóng sau vài ngày
• Lúc mới sinh trục tim hơi lệch phải, điện tim khá to
+ Điều hoà thân nhiệt
• Trẻ nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài, sau sinh thân nhiệt trẻ sẽ giảm
xuống, nên cần được ủ ấm và nuôi dưỡng cẩn thận
+ Tiêu hoá
• Trẻ có thể tiêu hóa ngay sau sinh. Bú và nuốt là phản xạ kích thích
tiết sữa, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động tiêu hoá của ruột
 Khuyến khích các bà mẹ cho trẻ bú sớm ngay sau sinh
• Đào thải phân su: Sau sinh trong ruột trẻ có khoảng 60-100g phân su
màu xanh đen là những chất cặn từ tiêu hoá nước ối. Phân su sẽ được
thải ra sau khoảng 8-10h đầu sau sinh. Nếu trẻ thải phân su chậm, cần
lưu ý tới các bất thường về dị tật ống tiêu hoá.

+ Thần kinh

• Trẻ dễ hưng phấn ( khóc ), bề mặt não ít nếp nhăn, mật độ neuron
giảm dần và kích thước neuron tăng dần theo tuổi thai

+ Thận

• Trong những ngày đầu chức năng cầu thận kém  ít thải các chất
điện giải, thận ít giữ nước

• Thông thường trẻ sẽ tiểu lần đầu tiên ngay tại phòng sinh hoặc 24h
đầu. Nếu sau 24h đầu trẻ vẫn chưa tiểu cần lưu ý xem có cầu bàng
quang hay dị tật đường tiết niệu không. Lượng nước tiểu sẽ tăng dần
theo ngày tuổi của trẻ

+ Biến động sinh dục

• Do chịu ảnh hưởng nội tiết của mẹ trong thời kỳ bào thai mà có thể

 Hiện tượng cương vú: ở cả bé trai và bé gái


 Tinh hoàn có nước ở bé trai( hết sau khoảng 2-3 tháng sau sinh)
 Sung huyết, phì đại môi lớn ở bé gái, có thể xuất huyết một chút ở âm
đạo cần phân biệt với xuất huyết đường tiêu hóa
Trẻ non tháng
- Tuổi thai: =< 37 tuần
- Đặc biệt hình thể ngoài
+ Cân nặng: từ nhẹ tới rất nhẹ < 2500g
+ Chiều dài: < 45cm
+ Da căng, mọng nước, nhìn thấy các mạo mạch bên dưới, nhiều lông tơ,
nhiều chất gây
+ Móng tay chân mềm, vành sụn tai chưa có, đường chỉ tay chỉ chân ko rõ
ràng
+ Hộp sọ mềm ọp ẹp

+ Hệ sinh dục:
• Trẻ trai: nếu tuổi thai < 33 tuần, tình hoàn có thể chưa xuống bìu

• Trẻ gái: môi lớn chưa che phủ môi bé


+ Trương lực cơ yếu, trẻ nằm yên, ít vận động
- Đặc điểm sinh lý
+ Hô hấp:
• Trẻ sinh non dễ bị suy hô hấp do lồng ngực bị biến dạng, các xương sườn
vẫn còn mềm, cơ gian sườn yếu hoặc do phổi chưa giãn nở tốt, phế nang
chưa hoàn thiện
• Trẻ thường thở bằng họng, phình bụng. Thở nhanh rồi chậm dần và có
khoảng ngừng thở, lúc ngưng thở có thể hơi tím tái. Thời gian ngưng thở >
20s cùng với nhịp tim chậm có thể ảnh hưởng tới thần kinh, cần theo dõi
 Bệnh màng trong rất hay gặp ở trẻ sinh non do phế nang chưa được hoàn
thiện  trẻ mắc bệnh cần được bổ sung sulfactan, và hỗ trợ thở oxy
+ Điều hoà thân nhiệt

• Trẻ sinh non thường dễ nhiễm lạnh: do trung tâm điều hoà nhiệt chưa hoàn
thiện, trương lực cơ yếu( khi trẻ lạnh trẻ ko thể run cơ để tự sưởi ấm), lớp da
mỏng ít tích lũy mỡ dưới da

 Khi thân nhiệt < 35.5°C thì sẽ gây biến chứng tới mọi chức năng khác trong
cơ thể nên cần lưu ý ủ ấm, lau khô,.. đối với trẻ sinh non
+ Tuần hoàn

• Mao mạch mỏng dễ vỡ, thiếu hụt các yếu tố đông máu, vitamin K nên trẻ
sinh non dễ xuất huyết

• Nguy cơ cao với các bệnh lý tim mạch: Còn ống động mạch,...

+ Tiêu hoá

• Thiếu hụt enzyme chuyển bilirubin gián tiếp-> trực tiếp

 Dễ bị vàng da nặng, kéo dài


• Dạ dày bé nằm ngang, thiếu hụt các men tiêu hoá

 Trẻ dễ bị nôn, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa


 Đòi hỏi cần cho trẻ ăn ít và nhiều lần
• Lượng glycogen dự trữ trong gan giảm  trẻ dễ bị tụt đường huyết

+ Miễn dịch

• Hệ thống miễn dịch yếu. Lượng igG từ mẹ qua nhau thai ít nên trẻ sinh non
dễ bị nhiễm trùng dẫn tới tử vong
Bảng tóm tắt phân biệt trẻ đẻ non tháng và trẻ đủ tháng

Đặc điểm Sơ sinh đẻ non Sơ sinh đủ tháng


Tuổi thai < 37 tuần 37 - hết 41 tuần
Cân nặng < 2500g 2500 - 4000g
Chiều dài < 47 cm 47 - 50 cm
Vòng đầu < 33 cm 33 - 36 cm
Vòng ngực < 30 cm 30 - 33 cm
Da Mỏng, đỏ Hồng
Lông tơ Nhiều Ít
Sụn vành tai Mỏng, sát Dày, đứng
Móng tay chân Mềm Dài và cứng, phủ
ngón
Nếp nhăn lòng bàn Chưa đầy đủ Đầy đủ
chân
Vú Nhỏ, không thâm Đủ lớn, thâm
Bộ phận sinh dục Chưa hòan chỉnh Đã hòan chỉnh
ngoài

câu 2: các hiện tượng sinh lý ở trẻ sơ sinh

a. Nghẹt mũi sinh lý


- Nguyên nhân: do vảy mũi, dịch mũi đọng lại cản trở lưu thông
đường thở, dẫn đến khó thở
- Biểu hiện: tiếng thở khò khè
- Thường xảy ra khi thời tiết khô hanh mùa đông, trẻ không được giữ
ấm hoặc mùa hè bật điều hòa làm giảm độ ẩm không khí.
b. Nấc cụt
- Xảy ra khi cơ hoành bị kích thích không liên tục đồng thời nắp thanh
âm bị đóng lại đột ngột
- Hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi
- Nguyên nhân:
+ Trẻ bú quá no
+ Trào ngược dạ dày
+ Nhiệt độ thay đổi đột ngột
c. Nôn trớ
- Nôn: các chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua miệng, do sự co bóp của dạ dày
phối hợp với co thắt của các cơ thành bụng
- Trớ: sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng, hoặc có
thể qua miệng ra ngoài số lượng ít, do sự co bóp đơn thuần của dạ dày

d. Sụt cân tuần đầu sau sinh


- Cân nặng giảm không quá 10% so với lúc mới sinh, bé vẫn ăn ngủ bình thường
- Nguyên nhân:
+ Bị mất nước qua đường hô hấp, bài tiết phân và nước tiểu
+ Nôn những dịch dịch bẩn, nước ối mà bé đã nuốt phải trong quá trình chuyển dạ
- Có 2 loại sụt cân:
+ Sụt cân nhanh và hồi phục nhanh (chiếm 25%, gặp ở bé khỏe mạnh, bú tốt): sụt
cân ngay ngày đầu, tiếp tục sụt cân ngày thứ 2 – 4, khoảng 20g/ngày; sau đó cân
nặng hồi phục như ban đầu
+ Sụt cân chậm và hồi phục chậm (thường gặp ở nhiều trẻ): sụt cân ở ngày thứ 2 –
3 sau sinh, tiếp tục sụt đến ngày thứ 7 – 8, sau đó tăng cân từ từ, đến ngày 12 – 13
bằng cân nặng ban đầu.

e. Vặn mình, đỏ mặt


- Trẻ vặn mình, vận động tay chân hay rướn người để tìm cách thích nghi với môi
trường bên ngoài tử cung của mẹ
- Ngoài ra: do môi trường ngủ không thoải mái; trẻ đói; đi tiểu hoặc đi ngoài; tả
hoặc bỉm ướt, quấn khăn chặt...
- Biểu hiện: vặn mình trong vài phút, sau 2 – 3 tháng thì kết thúc và trẻ vẫn tăng
cân bình thường.

f. Đổ mồ hôi trộm
- Do quá trình trao đổi chất ở trẻ sơ sinh diễn ra mạnh mẽ
- Biểu hiện: thường xuất hiện ở vùng đầu, cổ khoảng 30 phút trước lúc ngủ và mất
dần sau khoảng 60 phút

g. Tuyến vú sưng to
- Nguyên nhân: do bé tiếp xúc với kích thích tố của mẹ khi còn nằm trong bụng
mẹ.
- Biểu hiện: giống như bị sưng hoặc có khối u to, mềm; thậm chí một số bé còn bị
sưng dưới núm vú
- Thường vài tuần, vài tháng khi bé không tiếp xúc với các hoocmon từ cơ thể mẹ
nữa, các mô vú bắt đầu co lại, không còn sưng nữa.

h. Kinh nguyệt giả


- Rất hiếm gặp, thường xảy ra từ 3 – 7 ngày sau khi chào đời và kéo dài khoảng 1
tuần.
- Nguyên nhân: khi mới chào đời, lượng estrogen trong cơ thể giảm dần khiến lớp
niêm mạc tử cung bong và xuất hiện kinh nguyệt giả

i. Vàng da
- Nguyên nhân: trẻ có lượng tế bào hồng cầu cao, thường xuyên bị phá vỡ và được
thay mới mà gan của trẻ chưa thể lọc hết bilirubin khỏi máu sẽ gây ra vàng da.
- Khi trẻ được 2 tuần tuổi, gan phát triển đầy đủ hơn và xử lý được bilirubin thì
vàng da sẽ hết.
k. Mụn sữa
- Xảy ra trong vài tháng đầu đời của trẻ nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 2
tuổi.
- Xuất hiện ở mặt hoặc cơ thể dưới dạng nốt mụn li ti màu đỏ hoặc trắng.

l. Viêm da tiết bã (cứt trâu)


- Xảy ra ở trẻ khoảng 3 tháng tuổi, nhưng có thể kéo dài 1 năm hoặc lâu hơn.
- Biểu hiện: vảy cứng trên da đầu, màu vàng hoặc xám, tập trung từng đám hoặc
toàn bộ da đầu.
m. Rôm sảy
- Nguyên nhân: tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, thường gặp khi thời tiết nắng nóng hoặc
vệ sinh cho trẻ không sạch sẽ, mặc quần áo chật...
- Biểu hiện: những nốt mụn nước mẩn đỏ dưới da, ở ngực, cổ, lưng, gây ngứa ngáy
khó chịu cho trẻ

n. Các vết bớt


- Vết bớt sắc tố: do sự ứ động và tăng bất thường sắc tố melanin dưới da
+ Màu: đen, tím, xanh, nâu
+ Kích thước: vài cm hoặc lan rộng hết đùi, mông
+ Những vết bớt này sẽ dần biến mất khi trẻ lớn lên
- Bớt ở mông cổ:
+ Thường xuất hiện ở hông, mông, dưới lưng bé
+ Khi trẻ khoảng 4 tuổi sẽ mờ dần
- Các vết bớt tạo thành từ các mạch máu:
+ Nguyên nhân: do mao mạch nhỏ dưới da giãn nở quá mức làm máu dồn đọng tới
vùng da đó
+ Màu: đỏ tươi hoặc hồng nhạt

câu 3: phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Đặc điểm Vàng da sinh lý Vàng da bệnh lý


Biểu hiện xuất hiện sau 24 giờ tuổi, vàng da đậm xuất hiện
biến mất trong vòng 1 sớm, không hết vàng sau
tuần với trẻ đủ tháng và 21 tuần với trẻ đủ tháng
tuần với trẻ non tháng. và 2 tuần đối với trẻ
thiếu tháng.
Vàng da đơn thuần, không Vàng toàn thân, lòng
kèm theo các triệu chứng bàn tay, bàn chân và cả
bất thường khác kết mạc mắt, có sự xuất
nước tiểu của trẻ sơ sinh hiện của các triệu chứng
có màu tối hoặc màu vàng bất thường khác
và phân nhạt màu.
Tốc độ vàng da tăng chậm tăng nhanh
Nồng độ bilirubin Nồng độ Bilirubin/máu ≤ Bilirubin toàn phần cao
12mg/dL ở trẻ đủ tháng và > 12 mg/dL
≤14mg/dL ở trẻ thiếu Bilirubin trực tiếp > 2
tháng... mg/dL
Tốc độ tăng ≤ 5mg/dL /24h > 5 mg/dL/24h
Bilirubin/máu
Nguyên nhân do sự tích tụ của Do bất đồng nhóm máu
Bilirubin , một chất có mẹ con, bệnh lý tan máu
màu vàng được sinh ra khi xuất huyết dưới da,
các tế bào hồng cầu bị phá chậm đi phân su, nhiễm
vỡ giải phóng ra virus bào thai, bệnh lý
gan mật bẩm sinh
Biến chứng Thường tự khỏi nhiễm độc thần kinh

Câu 4: khám phản xạ sơ sinh (có video)


Link video: https://youtu.be/MqzAHTxSM0c

- Các phản xạ sơ sinh: là các phản ứng vận động xảy ra như nhau mỗi khi có một
kích thích tương tự. Cần phải làm lại nhiều lần trên cùng một trẻ. Phản xạ sơ sinh
chỉ chứng tỏ là hệ thống thần kinh nguyên thuỷ là vỏ não có thể là bình thường.
Phản xạ sơ sinh mất: trẻ giảm trương lực cơ hoặc hệ thống thần kinh bị thương tổn.

+ phản xạ tìm vú mẹ khi kích thích điểm giữa môi trên, môi dưới, 2 bên mép, trẻ
sẽ quay đầu sang, lưỡi môi hướng về phía bị kích thích. Hình thành từ lúc 28 tuần
thai phát triển tốt khi trẻ được 32-34 tuần

+ Phản xạ mút :Phản xạ hình thành từ 28 tuần tuổi thai, phát triển tốt từ tuần

32-34 và mất đi khi trẻ được 12 tháng tuần tuổi. dùng ngón tay đeo găng kích thích
vào môi trẻ có phản xạ mở miệng, ngậm bắt vu và mút

+ Phản xạ cầm nắm: khi kích thích gan bàn tay trẻ sẽ nắm lấy các ngón tay của
người khám, rồi truyền đến cơ duỗi của cổ tay và khuỷu tay, có thể kéo được trẻ.
+ Phản xạ Moro: trẻ ở tư thế ngồi, để trẻ ngã ngửa xuống tay người khám. động
tác này gây co cơ đột ngột vùng gáy và gây ra sự trả lời gồm 3 giai đoạn:
• dạng cánh tay, duỗi cẳng tay
• mở bàn tay
• khóc thét

Phản xạ hình thành lúc 28-30 tuần tuổi thai phát triển tốt lúc 37 tuần tuổi thai

+ Phản xạ đấu kiếm: trẻ nằm ngửa, di chuyển đầu sang một bên, cặp chân và tay
phía đầu quay sang sẽ duỗi ra, cặp chân và tay phía đối diện co lại

+ Phản xạ duỗi chéo: trẻ nằm ngửa, giữ một chân thẳng bằng cách ấn đầu gối

xuống bàn khám; kích thích vào bờ ngoài của bàn chân bên duỗi thẳng  phản xạ
của bên chân đối diện: co rồi duỗi chéo về bên chân bị kích thích
phản xạ duỗi chéo

+ Phản xạ bước đi tự động: trẻ được đỡ ở nách tư thế đứng, cúi về phía trước, chân
trẻ tự chỉnh, duỗi chân rồi co chân khi bàn chân chạm mặt bàn khám, trẻ đặt lúc

đầu là gót chân, sau đó là cả bàn chân làm cho ta cảm tưởng rằng trẻ bước đi

+Phản xạ babinski: khi bàn chân trẻ bị vuốt mạnh ngón chân cái uốn cong lên trên
các ngón chân khác sẽ quạt ra. Đây là 2 phản xạ bình thường cho đến khi trẻ được
2 tuổi

You might also like