You are on page 1of 22

BẢNG KIỂM HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG 2

TRẠM
I. KHÁM MẮT:
1. Chào hỏi: Chào anh, tôi là BS A, hôm nay tôi phụ trách khám buồng bệnh này,
xin hỏi anh họ tên gì, nhiêu tuổi, địa chỉ nhà anh ở đâu?
2. Chuẩn bị dụng cụ: Đèn pin, đèn soi đáy mắt, bảng thị lực, kính lỗ, bộ đo nhãn
áp
=>KL: Dụng cụ chuẩn bị đầy đủ
3. Chuẩn bị bệnh nhân: Tâm lý thoải mái, ngồi thẳng, hơi thấp hơn thầy thuốc
=>Mời anh ngồi ghế
4. Khai thác bệnh sử: Xin hỏi lý do tại sao anh đi khám bệnh? Hôm nay tôi sẽ
khám mắt cho anh nhé, trong quá trình thăm khám có 1 số động tác sẽ làm cho
anh khó chịu, mong anh hợp tác. Xin phép anh cho tôi được khám bệnh.
3. Đo thị lực: Bn ngồi cách bảng thị lực 5m, dùng miếng che mắt che mắt T đọc
mắt P và ngược lại, đọc hàng chữ to nhất-nhỏ nhất (2/3 hàng)
=> KL: thị lực MP: 10/10 MT: 10/10
3. Đo nhãn áp: Yêu cầu bn nhìn xuống, dùng 2 ngón trỏ tay ấn tay thả =>cảm
nhận
=> KL: Nhãn áp 2 mắt của bn không căng
4. Khám mí mắt:
=> KL: 2 mắt mở to, nhắm kín, không lông quặm, lông siêu, mi mắt không u cục
5. Khám kết mạc: Yêu cầu bn nhìn xuống, dùng đèn pin xem từng mi
mắt=>khám mi dưới (nhìn lên) và mi trên (nhìn xuống, lộn mi mắt lên)
=> KL: Kết mạc 2 bên mắt: hồng
6. Khám giác mạc:
=> KL: Giác mạc 2 mắt trong suốt, nhẵn bóng, ko có sang thương, ko có sẹo
7. Tìm phản ứng thể mi:
=> KL: PUTM (-)
8. Khám độ sâu tiền phòng: Dùng đèn pin chiếu từ thái dương vào
=> KL: Tiền phòng 2 mắt của bn trung bình sạch, ko máu, ko mủ
9. Khám mống mắt:
=> KL: Mống mắt bn sắc tố nâu, đồng tử tròn đều, đường kính 3mm, PXAS (+)
10. Khám thủy tinh thể: Dùng đèn pin rọi 2 mắt
=> KL: TTT 2 mắt bn trong suốt
11. Soi ánh đồng tử: Dùng đèn soi rọi 2 mắt, khoảng cách 30cm
=> KL: 2 mắt có ánh hồng đồng tử
1
12. Soi đáy mắt: Dùng đèn soi đáy mắt, vị trí 1cm MP thầy thuốc soi MP bn cùng
bên=>yêu cầu bn nhìn dái tai bên P thầy thuốc và ngược lại
=> KL:
-Gai thị tròn hồng, hoàng điểm sậm màu, có ánh sáng trung tâm.
-MMTTVM chưa ghi nhận bất thường
13. Sát trùng tay
=> KL: Phần khám mắt đã xong, mời anh ra ngoài chờ tôi ghi hs bệnh án cho anh

II. KHÁM TAI – MŨI – HỌNG:


1. Chào hỏi: Chào anh, tôi là BS A, hôm nay tôi phụ trách khám buồng bệnh này,
xin hỏi anh họ tên gì, nhiêu tuổi, địa chỉ nhà anh ở đâu? Xin hỏi lý do tại sao anh
đi khám bệnh? Hôm nay tôi sẽ khám tai-mũi-họng cho anh nhé, trong quá trình
thăm khám có 1 số động tác sẽ làm cho anh khó chịu, mong anh hợp tác. Xin phép
anh cho tôi được khám bệnh.
2. Chuẩn bị dụng cụ:
-Khám mũi: banh mũi, gương soi mũi sau, gương soi thanh quản
-Khám họng: đè lưỡi thẳng & khuỷu
-Khám tai: loa soi tai, đèn soi tai (Otoscope)
=>KL: Dụng cụ chuẩn bị đầy đủ
3. Tư thế bệnh nhân và thầy thuốc: Ngồi đối diện và ngang tầm mắt với thầy
thuốc, cách nhau 1 tầm tay của thầy thuốc, thầy thuốc khép chân để phía trong,
bệnh nhân khép chân để phía ngoài
=>KL: Mời anh ngồi ghế
4. Chỉnh đèn và đeo đèn:
5. Trình tự khám:
*Khám mũi lần I:
-Khám thực thể:
+Nhìn:
●Nhìn thẳng: sống mũi; cánh mũi có lệch vẹo, có viêm nhiễm không; tổ chức da
và bề mặt trước xoang (chỉ khám được nhóm xoang trước)
●Nhìn nghiêng: sống mũi; cánh mũi có lệch vẹo, có viêm nhiễm không
=>KL nhìn: Sống mũi thẳng, không lệch vẹo, không dấu viêm nhiễm ở cánh mũi
2 bên, không dấu sụp lõm ở các tổ chức mặt trước xoang
+Sờ: sờ vùng xương chính mũi

2
●Điểm hố nanh (điểm mặt trước xoang hàm) =>ngang cánh mũi ra phía ngoài
0,5-1cm
●Điểm Grunwald (điểm mặt trước xoang hàm) =>góc trên trong hốc mắt
=>KL: Ấn điểm Grunwald BN không đau
●Điểm Ewing (điểm mặt trước xoang trán) =>đầu trên trong của cung mày cùng
bên
=>KL: Ấn điểm Ewing BN không đau
=>KL sờ: Xương chính mũi không sụp lõm (liên tục), không tiếng lạo xạo xương,
các điểm trước xoang không đau
-Khám tiền đình mũi (phần có lông):
+Sàn mũi: không nhọt, không dấu viêm nhiễm
+Cuốn mũi dưới: trơn láng, hồng
+Phần dưới của vách ngăn: không lệch, vẹo
=>KL: Sàn mũi: không nhọt, không dấu viêm nhiễm; Cuốn mũi dưới: trơn láng,
hồng; Phần dưới của vách ngăn: không lệch, vẹo
(Niêm mạc mũi màu hồng, khe mũi không dịch, không máu, vách mũi không vẹo, không chảy máu bất thường)

-Khám mũi trước: (dùng dụng cụ banh mũi)


+Bình diện ngang (trước-sau)
+Bình diện đứng (trên-dưới)
=> KL: nếu thấy được cuốn mũi dưới: mô tả →khe giữa không ứ dịch; vách ngăn
không lệch vẹo
-Khám chức năng:
+Khám chức năng thở: dùng gương Glatzel đặt ngang cửa mũi, bệnh nhân ngậm
miệng, thở nhẹ, thầy thuốc quan sát nhanh vùng mờ của gương để đánh giá sự
thông khí của hốc mĩu.
+Khám chức năng ngửi: dùng bộ mùi mẫu để thử
Đặt thuốc co cuốn mũi hoặc xịt, nhỏ: Ephedrin 3%
*Khám tai:
-Khám thực thể:
+Nhìn:

3
●Vành tai: có u cục, có viêm nhiễm không?
●Rãnh sau tai: còn hay mất?
●Vùng chũm sau tai: có viêm nhiễm gì không?
=>KL: vành tai không viêm nhiễm, không u cục; rãnh sau tai còn; không dấu
viêm nhiễm ở vùng xương chũm
+Sờ:
●Điểm đau trước tai:
●Điểm đau sau tai:
●Điểm mỏm chũm:
●Điểm bờ sau xương chũm:
=>KL: các điểm đau ở tai (-)
-Khám ống tai ngoài: (đèn rọi) thấy được tam giác sáng
=>KL: ống tai ngoài không u nhọt, không dị vật, không dấu viêm nhiễm
-Quan sát màng nhĩ: (nếu đèn không thấy →dùng đèn soi tai)
=>KL: Màng nhĩ sáng bóng hơi lõm vào trong; cán xương búa, mấu ngắn xương
búa, tam giác sáng còn đủ
-Khám chức năng: nghe và thăng bằng
*Khám tiền đình miệng và họng:
-Khám tiền đình miệng:
=>KL: tiền đình miệng không sưng đỏ
-Khám miệng và họng miệng:
+Màng hầu: không dấu viêm nhiễm
+Lưỡi gà: nằm giữa, không dấu viêm nhiễm
+Amidan khẩu cái (hạnh nhân khẩu cái): trụ trước trụ sau không dấu viêm nhiễm
không phù nề, amidan không phì đại, không hốc mủ
+Thành sau họng: trơn láng, không u hạt
=>KL: không dấu viêm nhiễm ở màng hầu, lưỡi gà, lưỡi gà nằm giữa; trụ trước
trụ sau amidan không dấu viêm nhiễm, không phù nề, amidan không phì đại,
không hốc mủ; thành sau họng trơn láng, không u hạt
*Khám mũi lần II: lấy bấc ra khỏi hốc mũi (khám giống lần I)
4
=>KL: Niêm mạc mũi hồng nhạt, hơi ướt, không có dịch xuất tiết trong mũi, các
khe sạch, cuốn dưới co hồi nhỏ lại, cuốn giữa như hình giọt nước với chiều cong
lõm về phía vách mũi xoang
*Soi mũi sau và thanh quản – hạ họng gián tiếp:
-Soi mũi sau (họng mũi) =>gây tê họng Xylocaine 10%: hướng mặt gương lên
trên
Mô tả: cửa mũi sau; nóc vòm; loa vòi nhĩ; nẹp sau loa vòi; hố Rosenmuller
-Soi thanh quản gián tiếp (hạ họng)=>gây tê họng Xylocaine 10%: hướng mặt
gương xuống dưới
Mô tả: xoang lê; dây thanh; băng thanh thất; khe thanh môn; nắp sụn thanh thiệt;
sụn phễu; sự di động của sụn phễu và dây thanh)
*Khám vùng cổ: (có thể không dùng đèn đội đầu)
-Nhìn:
=>KL: da vùng cổ không viêm nhiễm, không vết sẹo, không lỗ dò
-Sờ (sờ hệ thống hạch cổ):
+Vùng I: nhóm hạch dưới cằm, dưới hàm
+Vùng II: nhóm hạch cảnh trên
+Vùng III: nhóm hạch cảnh giữa
+Vùng IV: nhóm hạch cảnh dưới
+Vùng V: nhóm hạch trên đòn, tam giác cổ sau
=>KL: hạch vùng cổ (-)

TRẠM. KỸ THUẬT RỬA TAI

TRẠM. KHÁM + XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM


MẶT
1. Giải phẫu định khu vùng hàm mặt
Giới hạn mặt: từ đường chân tóc vòng qua trước tai xuống góc hàm đến bờ
dưới xương hàm vòng qua bên kia
-Giải phẫu định khu vùng HM:

5
+Trán
+Mũi
+2 ổ mắt
+2 má
+môi
+cằm
2. Cấu trúc mô mềm vùng hàm mặt
-Da (dầy thứ 2 sau da đầu)
-Mở dưới da
-Cơ (cơ vùng hàm mặt là cơ duy nhất bám da →gọi là cơ bám da mặt)
-Mạch máu
-Thần kinh
-Tuyến
*Khâu:
-Da: chỉ ko tan, đơn sợi, chảy máu ít
-Mở: chỉ tan, ưu tiên đa sợi, mở người màu vàng đỏ
-Cơ: chỉ tan, đa sợi, chảy máu nhiều, có vàng mở, máu cục, máu đông
3. Phân loại vết thương phần mềm vùng hàm mặt
2. Đụng giập
3. Thiếu hỏng
4. Xay xát
5. Lát da
6. Xuyên thấu
4. Xử trí vết thương rách ở vùng hàm mặt:
-Hỏi bệnh → hoàn cảnh
-khám: (số lượng+vị trí+kích thước+độ sâu+sạch/dơ→dơ+độ phức tạp, TK,
MM)
-chẩn đoán
+loại vết thương+số lượng+vị trí+độ sâu, kích thước
+D3 vết thương rách vùng trán, sâu, dài 10cm, 20cm, 30cm
-xử trí cụ thể:
+lau sạch xung quanh
+sát khuẩn+trải khăn
6
+Gây tê
+thám sát: nếu VT dính nhớt rửa = aceton
+cầm máu
+cắt lọc
+khâu
+băng VT
-chăm sóc sau xử trí
∆ = loại VT+số lượng+vị trí+KT+độ sâu

TRẠM. KHÁM VÚ (khám tầm soát tại bệnh viện)


1. Chào hỏi, giải thích bệnh nhân
Chào chị, tôi là BS A, hôm nay tôi sẽ khám cho chị, tại sao chị phải đi khám?
-Chị năm nay bao nhiêu tuổi?
-Trong gia đình chị có ai mắc bệnh về vú chưa đặc biệt là K vú?
-Bản thân chị có gì đặc biệt về sản phụ khoa không? vd chị có mấy cháu rồi, có
nạo hút thai lần nào không?
-Có mắc các bệnh phụ khoa từ trước đến giờ không?
-Trước giờ chị có khối u bất thường về vú chưa?
-Chị có đang điều trị các thuốc nội khoa hay là có tiền sử mổ sẻ gì hay không?
-Chị có những triệu chứng về vú này lâu chưa?
-Triệu chứng của chị vừa nói ở trên có thể chị bị K vú, tôi sẽ khám cho chị
Cần thăm khám toàn thân trước khi khám tuyến vú:
khám phổi
khám gan-bụng
khám phụ khoa
2. Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa
3. Bộc lộ vùng khám
4. Kỹ năng nhìn:
-Bầu vú: không sẹo mổ cũ, không u cục
-Quần vú: màu nâu, có hạt

7
-Núm vú: không sang thương, không chảy sữa
5. Kỹ năng sờ: bn nằm => sờ quan trọng nhất
-Khám vú: sờ từng phần, rãnh dưới vú, cuối cùng là đuôi vú
+Bầu vú: có khối u
+Đầu núm vú: bóp nhẹ núm vú
KL: vú không tiết dịch bất thường
-Khám hạch:
+Hạch vú ngoài: lòng bàn tay quay vào trong
+Hạch nách: đưa đầu ngón tay vào đỉnh hố nách ở phía sau cơ ngực, lòng bàn
tay quay ra phía ngoài
+Hạch mũ: sử dụng bàn tay quay sấp tiếp xúc với thành hố nách, dùng lòng 3
ngón tay áp sát vào để có diện tiếp xúc lớn nhất
+Hạch dưới đòn: xác định xương đòn, sờ dọc bờ dưới xương đòn để xác định có
hạch bất thường hay không
+Hạch thượng đòn: đứng phía sau yêu cầu bn HO xem có hạch bất thường không
=> KL: các nhóm hạch tuyến vú không sờ chạm
* HƯỚNG DẪN TỰ KHÁM VÚ TẠI NHÀ (hàng tháng)
Bước 1: cởi áo ra ngồi thẳng lưng hoặc đứng trước gương ở tư thế xuôi 2 tay và
quan sát tuyến vú 2 bên tìm xem có những dấu hiệu bất thường như: thay đổi kích
thước, hình dạng và sự đối xứng của 2 vú, da vú dúm dó lõm xuống
Bước 2: 2 cánh tay dang rộng, bàn tay để sau đầu tìm các dấu hiệu bất thường của
ngực như bước 1
Bước 3: nằm ngửa trên giường đặt khăn gấp thay gối mỏng sau vai trái, đưa tay
trái ra sau gáy dùng tay phải để khám ngực trái, dùng 3 ngón tay xòe thẳng vừa
ấn nhẹ lên bầu vú vừa doay tròn tìm kiếm khối u hoặc mảng dày bất thường bắt
đầu từ trong quần vú di chuyển lần ra ngoài theo đường xoắn ốc
Bước 4: di chuyển dần lên vùng nách tới hõm nách xem có u hạch hay không
Bước 5: dùng ngón tay cái và trỏ nắn nhẹ đầu vú xem có dịch chảy ra hay không
Khám tương tự đối với ngực bên phải

8
TRẠM. KHÁM PHỤ KHOA
1. Chuẩn bị bệnh nhân:
-Chào chị, em nghe là chị có dấu hiệu đau bụng dưới. Hôm nay em sẽ tiến hành
thăm khám phụ khoa cho chị. Trước khi thăm khám chị vui lòng đi vệ sinh rửa bộ
phận sinh dục ngoài bằng nước rồi sau đó lau thật khô trở lại đây, chị cởi quần
treo lên giá và leo lên giường nằm mông sát cạnh bàn, 2 chân co lại, 2 đùi dang
rộng ra. Trong quá trình thăm khám có khó chịu gì chị nói, cố gắng trong quá trình
thăm khám chị hít sâu vào bằng mũi thở từ từ ra bằng miệng
2. Chuẩn bị thầy thuốc:
Đội nón, đeo khẩu trang, kiểm tra trang phục và rửa tay thường quy
3. Chuẩn bị dụng cụ: kiểm tra dụng cụ sắp xếp lại
=>KL: dụng cụ chuẩn bị đầy đủ
4. Khám âm hộ: bằng tay
Chỉnh đèn gù để quan sát CQSD của người phụ nữ
-Nhìn: vùng mu, môi lớn, môi bé, tầng sinh môn, hậu môn, lông mu
+Lông mu: hệ thống lông mu thưa thớt, không có ký sinh trùng
+Lỗ tiểu: hồng hào, không ứ đọng dịch bất thường
+Âm vật: hồng hào, không có dấu hiệu sưng đau
+Môi lớn: hồng hào, không sưng, không đau
+Môi bé: hơi sẫm màu
+2 tuyến Skene và tuyến Bartholin: không thấy
+Tầng sinh môn: da hồng hào, không lỗ dò, không sẹo bất thường
5. Khám âm đạo: bằng mỏ vịt
-Chọn mỏ vịt: cầm tay thuận
-Đặt mỏ vịt nghiêng 450
-Khi đã qua cơ vòng âm đạo, xoay mỏ vịt về tư thế ngang
-Bộc lộ âm đạo: dùng ngón 2 và ngón 3 tay không thuận
-Mở mỏ vịt
-Vặn ốc vít cố định mỏ vịt
*Nhìn:
9
-Thành âm đạo: hồng hào, có nhiều nếp nhăn, có 1 ít dịch trong không có mùi
-Cổ tử cung: hồng hào, đường kính khoảng 2,5cm có 1 ít dịch trong chảy ra
-Phết dịch để sinh thiết
-Phết lam
-Tháo mỏ vịt ra khỏi âm đạo
6. Khám âm đạo: bằng 2 tay
-Thành âm đạo: mềm mại, nhẵn, không có khối u bất thường
-Khám cổ tử cung: mềm mại, lắc cổ tử cung kết hợp quan sát sắc mặt BN không
có dấu hiệu của sự đau đớn, cổ tử cung đường kính nhỏ khoảng 2,5cm
-Khám tử cung: thân tử cung thành tử cung mềm mại, trục trung gian BN không
có dấu hiệu của sự đau đớn
-Khám 2 phần phụ-cùng đồ: túi cùng sờ không thấy, trống mềm không đau,
quan sát găng có 1 ít dịch trong, không có mùi hôi bất thường
=> Thưa chị, em đã tiến hành thăm khám cho chị xong, chị vui lòng mặc quần lại
và ra ghế ngồi chờ.

TRẠM. KHÁM THAI TRONG THAI KỲ


KHÁM THAI 3 THÁNG ĐẦU (1-12 W) => chủ yếu nói nhiều
1. Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ: Bàn khám, đèn gù, cân, thước dây, ống nghe
tim phổi, máy đo HA, nhiệt kế, mỏ vịt, găng vô trùng
=>KL: dụng cụ chuẩn bị đầy đủ

2. Chuẩn bị thai phụ:


3. Chuẩn bị nhân viên y tế
a)Chào hỏi:
Chào chị, tôi là bs A, hôm nay tôi được phân công khám cho chị, xin lỗi chị họ
tên gì? nhiêu tuổi? nghề nghiệp? nhà chị ở ấp xã nào?
-Tại sao chị đi khám? =>trễ kinh.
-Kinh nguyệt chị đều ko, mất kinh từ lúc nào?
Đối với sản phụ trên 35 tuổi hỏi bệnh nền: (nghĩ đến dị tật bẩm sinh, bệnh nền)
-Tiền sử nội khoa: chị có bệnh gì ko (tăng HA, tim mạch, cường giáp, có dị ứng
thuốc không, ĐTĐ, k máu, xh giảm TC?)
10
-Tiền sử ngoại khoa: (chấn thương khung chậu, có sanh mổ không, vết mổ trên bụng, có
méo lệch, thay khớp háng, gây mê, gây tê có bị gì ko?)

-TS phụ khoa: u xơ TC, u nang BT, các bệnh lây truyền qua đường tình dục
-Tiền sử sản khoa (para):
+ô1: số lần sinh con đủ tháng
+ô2: số lần sinh con thiếu tháng
+ô3: số lần sảy thai (tự nhiên & nạo hút thai)
+ô4: số hiện tại còn sống
VD: PARA 0101 (số lần sinh con đủ tháng: 0 lần; số lần sinh con thiếu tháng: 1 lần; số lần sảy thai: 0 lần; số con hiện tại còn
sống: 1 đứa)

b)Khám toàn thân


-da niêm: nhìn lòng bàn tay, niêm mạc môi, mắt, phù, lông, tóc móng, hạch, tuyến
giáp
-M, HA, to, NT
-cân nặng, chiều cao tính BMI
-nghe tim phổi

c) Khám sản khoa


Đặt mỏ vịt (nhỏ): xem viêm nhiễm, khối u gì ko, có túi thai chưa, thai có vào đúng
vị trí hay ko, từ đó ta tính ngày dự sinh
d)Xét nghiệm
-CLS: +CTM: HC, BC, TC, nhóm máu, Hb, Hct, đường huyết lúc đói
+HbsAg, HIV
+nước tiểu
-SA thai (11-13w)

Hẹn tái khám trước 14 tuần (tuần thứ 12-13)

KHÁM THAI 3 THÁNG GIỮA (13-27 W)

1.Chào hỏi
Chào chị, tôi là bs A, hôm nay tôi được phân công khám cho chị, xin lỗi chị họ
tên gì? nhiêu tuổi? nghề nghiệp? nhà chị ở ấp xã nào? Tại sao chị đi khám?
2.Khám tổng quát
Đo HA, xem da, niêm, mắt, môi, phù chỗ nào, vị trí hạch, tuyến giáp, khám tim,
phổi
Cân nặng, phù
3.Đo chiều cao TC
11
-Xem có rạn nứt da ko
-đo bề cao TC: khớp vệ (khớp mu)-đáy TC(rốn),
-đo vòng bụng: cùng mé

4.Nghe tim thai


-Nghe ở trên đáy TC do bé chưa quay đầu xuống
-Cử động thai (thai máy)
-Hướng dẫn tiêm VAT
-Siêu âm: đánh giá giới tính, hình thái: có sức môi hở hàm ếch, xem tim phổi, cột
sống, tay có đủ 5 ngón ko, cơ quan sinh dục, đo xương đùi-cẳng chân-bàn chân
có bình thường ko
-Xét nghiệm nước tiểu, test dung nạp đường
+thử protein niệu (3,5 tháng)
+tiêm ngừa uốn ván (tuần 24-28)
+np dung nạp gluco

-Triple test

KHÁM THAI 3 THÁNG CUỐI (28-40 W) xong


1. Chuẩn bị thầy thuốc+dụng cụ
-Chuẩn bị thầy thuốc: Áo, nón, khẩu trang, rửa tay thường quy
-Chuẩn bị dụng cụ: Ống nghe tim thai, thước dây và đồng hồ, máy đo HA, nhiệt
kế
2. Tư thế bệnh nhân
Chào chị, chi ơi hôm nay chị đến khám thai, tôi sẽ tiến hành khám thai cho chị
nhe, chị lên giường nằm, tư thế nằm ngửa, 2 chân duỗi, áo chị kéo tới ngực, quần
chị kéo tới khớp mu.
=>Sau khi khám toàn diện cho thai phụ (lấy DHST, khám tim, khám phổi), em
bắt đầu khám thai
4. Tiến hành thăm khám: nhìn-sờ-đo-nghe
-Nhìn: có vết rạn nứt màu nâu (con so) hoặc màu trắng (con rạ=>lần 2=>), không
vết mổ cũ (sẹo mổ cũ là nằm ngoài cơ TC), tử cung hình trứng (oval, hình tim),
trục dọc
12
=>KL: TC hình quả trứng, trục dọc; không có vết rạn da bụng; không có vết
mổ cũ
-Sờ: thủ thuật leopold (sờ cả lòng bàn tay)
+Thủ thuật Leopold số 1: TT nhìn về phía mặt thai phụ=>nắn cực trên (sờ đáy
TC)-
=>KL: đầu (mông) của thai nằm ở đáy TC
+Thủ thuật Leopold số 2: TT nhìn về phía mặt thai phụ =>sờ 2 bên quay tay lên
=>KL: thế của thai nằm bên trái (phải) =>lưng
+Thủ thuật Leopold số 3: TT nhìn về phía mặt thai phụ=> sờ 1 tay quay lên (để
củng cố leopold 1)
=>KL: ngôi đầu (mông) =>hướng về khung chậu bà mẹ
+Thủ thuật Leopold số 4: TT nhìn về phía mặt chân thai phụ =>nắn cực dưới
=>KL: chưa lọt (lọt) =>tiến triển của ngôi thai đi vào khung chậu-vào tiểu khung-
qua ống đẻ sẵn sàng sổ ra ngoài.
Hoặc khám xong KL: thai nhi có ngôi đầu (mông), thế trái và chưa lọt
-Đo: (điểm giữa bờ trên khớp vệ-rốn-điểm thấp nhất đáy TC)
+Đo chiều cao tử cung: 33cm (ta tính ra được thai nhi 37w tuổi)
+Đo vòng bụng: (chi ơi chị nhấc cái lưng lên tí nhe) vuông góc với thành bụng và
đi ngang qua rốn=> 95cm cùng với chiều cao TC =>ta tính ra được thai nhi có
cân nặng là 3.200g [(33+95):4 x 100]
-Nghe tim thai: 130 lần/p, đều rõ
Hoặc em đã nghe xong tiếng tim thai
Chị ơi, quá trình khám thai của em đến đây là xong rồi, chị có thể kéo áo xuống,
kéo quần lên và ngồi ghế chờ, cám ơn chị

13
Trạm: KHÁM NHI-bs Hiếu
PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM TỪ 2
THÁNG - 5 TUỔI
(tuyến cơ sở)
QUI TRÌNH IMCL
1. kiểm tra dấu hiệu nguy hiểm toàn thân: 4 dho
-bỏ bú hoặc bỏ uống:
-nôn tất cả mọi thứ
-co giật
-li bì khó đánh thức
Bài tập C: Chào hỏi bà mẹ, hỏi tên, tuổi trẻ, hỏi lý do đưa trẻ đến khám bệnh, hỏi
trẻ khám lần đầu hay đi khám lại, kiểm tra dh nguy hiểm toàn thân.
Trước hết hỏi: trẻ có uống hoặc bú mẹ được ko? trẻ có nôn ra hết mọi thứ ko? trẻ
có co giật ko? nhìn xem trẻ có ngủ li bì hoặc khó đánh thức ko?
2. Hỏi 4 nhóm t/c chính: ho, khó thở, tiêu chảy, sốt, tai
-Bé có ho ko chị? ho bao lâu rồi chị? Có khó thở ko? Nếu ko có khó thở hoặc thở
rút khi nằm yên =>Đếm nhịp thở (<2 tháng ≥60 l/p=>nhanh, 2 tháng-1 tuổi ≥50
l/p=>nhanh, 12 tháng-5 tuổi ≥40 l/p=>nhanh)? Tìm dh rút lõm lồng ngực, co kéo
cơ hh phụ? Nghe có tiếng thở rít ko? Tiếng thở khò khè ko? Nghi ngờ hen suyễn
=>phun thuốc dãn PQ xem có đáp ứng ko?
-tiêu chảy: trẻ có bị tiêu chảy ko?=>có. Tiêu chảy trong bao lâu? =>3 ngày. Có
máu trong phân ko? =>ko. Xem li bì ko? mắt trủng ko? uống háo hức ko? Nếp
véo da mất chậm >2”(khi véo giữ 1”)?
-sốt: trẻ có sốt (nóng) ko (đo >37,50C=>sốt)? có sống trong vùng SR hoặc đi đến
vùng có dịch SR trong 6 tháng gần đây ko? XN kst sốt rét (+)? =>artesunate. Hàng
ngày trẻ có sốt ko? Nhìn hoặc khám tìm dh cổ cứng?=>nếu có cổ cứng nghỉ đến
viêm màng não. Xem có chảy nước mũi ko?=>nếu có là cảm lạnh. Tìm dh của
sởi? Tìm ban toàn thân? Có mắc sởi trong vòng 3 tháng qua ko? Tìm dấu
Koplik(vết loét ở miệng)? tìm mủ ở mắt? Tìm dh mờ giác mạc?. Nếu sởi=>vitamin
A. trẻ có sống trong vùng sxh hoặc có đi đến vùng sxh trong 2w gần đây ko? Xem
có chấm xh ko?=>truyền dịch và chuyển viện gấp.
-tai: Trẻ có vấn đề ở tai ko? Trẻ có đau tai ko?trẻ có chảy nước tai ko?=>có. Chảy
nước tai bao lâu rồi?tìm dh chảy mủ tai?tìm dh sưng đau sau tai?
Nếu ko có các dh trên thì sốt siêu vi, dặn mẹ nếu còn sốt thì tái khám, còn ko thì
khỏi tái khám.
3. Kiểm tra bệnh tai chân miệng
Nổi bóng nước ở tai chân miệng mông

14
4. Kiểm tra dinh dưỡng và thiếu máu
Tìm dh mờ giác mạc?tìm dh gầy mòn rõ rệt(cởi quần áo trẻ ra:nhìn vai-mông-
chân)?
-đánh giá sdd: cân nặng, Đo vòng cánh tay < 115=>mức độ nặng, 115-
125=>trung bình dặn bà mẹ tái khám sau 7 ngày
sdd cấp: dựa theo cân nặng
Sdd mạn: cân nặng theo chiều cao
Tìm dh phù cả 2 chân=>sdd nặng (Kwashiorkor là sdd thể phù)
-đánh giá thiếu máu: lòng bàn tay nhợt=>bổ sung Fe, tẩy giun
Cuối cùng: Xem vấn đề tiêm chủng của trẻ
5. Điều trị cấp cứu trước khi chuyển viện
6. Điều trị đặc hiệu tại nhà
TÓM LẠI THI:
Nắm được 6 bước: cho 1 vài ý nhỏ trong các bước này
1. Trẻ có ho hoặc khó thở không?
2. Trẻ có tiêu chảy không?
3. Trẻ có bị sốt không?
4. Kiểm tra suy dinh dưỡng?
5. Kiểm tra thiếu máu?
6. Đánh giá vấn đề khác?
Hỏi gì và khám gì
Xác định màu để đánh giá mức độ: nặng, trung bình, nhẹ=>đưa ra hướng xử trí:
chuyển viện, điều trị đặc hiệu, chăm sóc tại nhà.
Thí dụ: co giật=>phenobarbital, sởi=>vitamin A, sốt rét=>artesunate
Trạm: ĐÔNG Y
Đạo hãn là gì? => mồ hôi trộm, do âm hư.
Tự hãn là gì? => mồ hôi tự ra, do dương hư.
Thiện án là gì? => ấn vào dễ chịu
Cự án là gì? => đau tăng
I-TỨ CHẨN
1-Vọng chẩn (nhìn)
-xem thần:
+còn thần

15
+ko có thần
-xem sắc
+sắc đỏ
+sắc vàng
+sắc mặt
+sắc đen
+sắc xanh
-xem hình thái
-xem mũi
-xem mắt
-xem môi
-xem da
+phù thủng
+vàng da
+ban chẩn
-xem lưỡi: quan trọng nhất
+chất lưỡi (cơ)
+rêu lưỡi (chất phủ lên bền mặt của lưỡi)
2-Văn chẩn (nghe, ngửi)
-nghe âm thanh:
+tiếng nói
+tiếng thở
+tiếng ho
+nắc
-ngửi mùi vị: phân, nước tiểu
3-Vấn chẩn (hỏi)
-hỏi về hàn nhiệt
+sợ lạnh
+phát sốt
-mồ hôi:
+có mồ hôi và ko có mồ hôi
+thời gian ra mồ hôi

16
+tính chất số lượng mồ hôi
-đầu, mình, ngực, bụng, các khớp xương
+vị trí
+tính chất
+mức độ và thời gian đau
-ăn uống và khẩu vị
+miệng khát và uống nước
+thèm ăn và ăn
+khẩu vị
-ngủ
-đại tiện và tiểu tiện
+đại tiện
+tiểu tiện
-kinh nguyệt, khí hư (đới hạ)
?+kinh nguyệt
+khí hư
4-Thiết chẩn (xem mạch và sờ nắn)
-xem mạch
?+nơi xem mạch
+cách xem mạch
+các hiện tượng về mạch:
.mạch bình thường
.mạch có bệnh
*Mạch phù:
-Phù hữu lực: biểu thực, phù sác, biểu nhiệt
-Phù vô lực: hư chứng thường do âm hư
*Mạch trầm: ấn mạnh tay mới thấy mạch đập
*Mạch sác: mạch đạp nhanh > 90 lần/p
*Mạch trì: mạch đập chậm < 60 lần/p
*Mạch hư (vô lực): cả 3 bộ mạch ko có lực, ấn thấy rỗng
*Mạch thực (hữu lực): cả 3 mạch đều có lực
-sờ nắn:

17
+xem phần da thịt
+sờ tay chân
+xem bụng (phúc chẩn)
KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU
1. Kỹ thuật châm
-khi châm thời gian lưu kim bao lâu? 30’
-các loại kim châm: 5 loại
+kim dài (trường châm)
+kim 3 cạnh
+kim cài loa tai (nhĩ hoàn)
+kim hoa mai
-tư thế bệnh nhân:
+tư thế ngồi: 7 cách
 ngồi ngửa dựa ghế
 ngồi chống cằm
 ngồi cúi sấp
 ngồi cúi nghiêng
 ngồi thẳng lưng
 ngồi duỗi tay
 ngồi co khuỷu tay, chống lên bàn
+tư thế nằm: 3 tư thế
 nằm nghiêng
 nằm ngửa
 nằm sấp
-xác định chính xác vị trí huyệt:
+pp đo để lấy huyệt
+pp dựa vào mốc giải phẫu hoặc hình thể tự nhiên (nếp nhăn, lằn chỉ, …) để lấy
huyệt
+pp lấy huyệt dựa vào tư thế hoạt động của một bộ phận
+pp lấy huyệt dựa vào cảm giác khi dùng ngón tay đè và di chuyển trên da
-thao tác châm kim:
+chọn kim
+sát trùng da áp dụng kỹ thuật vô trùng trong bệnh viện (ko đảm bảo vô trùng
0đ)
?+châm qua da không đau: thao tác phải nhanh, gọn, dứt khoát
18
 cầm kim thật vững
 cầm thẳng kim
 lực châm phải tập trung ở đầu mũi kim
 thực hiện động tác phụ trợ để châm qua da nhanh
 căng da ở những vùng cơ dày
 véo da ở vùng cơ mỏng hoặc ít cơ
 khi cần căng da hoặc véo da cần lưu ý ko chạm tay vào chỗ sẽ cắm kim để
tránh nhiễm trùng nơi châm
 khi châm cần lưu ý góc độ của kim khi châm (của kim so với mặt da)
 góc 60-900: vùng cơ dày
 góc 15-300: vùng cơ mỏng
 cần kết hợp các điều kiện trên để châm đạt yêu cầu
+vê kim
+cảm giác đắc khí
+rút kim
-chỉ định:
+đau cấp và mạn tính
+điều chỉnh các rối loạn cơ năng của cơ thể
+trong 1 số bệnh thực thể nhất định
-chống chỉ định
+cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm
+viêm nhiễm, lỡ loét ngoài da
+đau nghi do N2 ngoại khoa
-tai biến:
+kim bị vít chặt ko rút ra được
+kim bị cong, ko vê kim được
+gãy kim
+say kim (choáng do châm, còn gọi là vượng châm)
+rút kim gay chảy máu hoặc tụ máu dưới da
+châm trúng dây thần kinh
+châm phạm vào cơ quan nội tạng
2. Kỹ thuật cứu:
-thái độ của thầy thuốc: ôn hòa, nhã nhặn
-chọn tư thế người bệnh:
?Nguyên tắc: huyệt của cứu phải hướng lên trên, mặt da nằm ngang
19
*Cứu bằng điếu ngãi: có 3 cách
?-cứu điếu ngải để yên (cứu ấm): hơ trên huyệt cách mặt da 2cm (10-15’)
Lưu ý: Dùng đèn chiếu sáng: cũng là cứu
-cứu xoay tròn: giống khoán bùa (20-30’)
-cứu điếu ngải lên xuống (cứu mổ cò): (2-5’)
Dùng cho trúng thực và trong chữa bệnh cho trẻ em
?-chỉ định: cứu được chỉ định trong các rối loạn thể “Hàn”
-chống chỉ định: các bệnh lý hoặc rối loạn thể nhiệt
-tai biến: bỏng (thường độ I, II)
CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG

20
TRẠM. DỤNG CỤ PHẪU THUẬT
I. Dụng cụ cắt II. Dụng cụ cầm giữ: III. Dụng cụ cầm máu:
1. Dao Bistouri 1. Kẹp da (có mấu) 1. Kẹp Halsted mosquito
2. Dao Bistouri-America 2. Kẹp mô (ko mấu) 2. Kẹp Kelly
3. Kéo Mayo 3. Kẹp Allis 3. Kẹp Crile
4. Kéo Metzenbaum 4. Kẹp gạc 4. Kẹp Rochester-Pean
5. Kéo cắt chỉ 5. Kẹp khăn mổ 5. Kẹp Rocher
6. Kéo Lister 6. Kẹp Babcock 6. Kẹp Rochester-
Carmalt
7. Kẹp ruột
IV. Dụng cụ banh: V. Dụng cụ khâu: VI. Dụng cụ phụ:
1. Banh Farabeuf 1. Kẹp mang kim 1. Thông lòng máng
2. Banh Hartmanm 2. Kim khâu 2. Que thăm dò
3. Banh tự động Gosset 3. Chỉ khâu 3. Đầu ống hút Poole
4. Banh Richardson 4. Ống Nelaton
5. Banh Deaver 5. Ống Malecot
6. Banh Malleable 6. Ống Pezzer
7. Banh Volkman 7. Ống Foley
8. Banh Balfour 8. Ống Kehr
9. Ống Penrose

21
SOẠN BỘ DỤNG CỤ TIỂU PHẪU
1. Dụng cụ cắt 2. Dụng cụ cầm giữ 3. Dụng cụ cầm máu
-1 cán dao số 4 -3 kẹp gạc -3 kẹp Halsted thẳng
(lưỡi số 20) -4 kẹp khăn -3 kẹp Halsted cong
-1 cán dao số 3 -2 kẹp Allis -3 kẹp Crile cong
(lưỡi số 10/15) -1 kẹp pt không mấu
-1 kéo Mayo -1 kẹp pt có mấu
thẳng
-1 kéo Metzenbaum
-1 kéo cắt chỉ
4. Dụng cụ banh 5. Dụng cụ khâu may 6. Dụng cụ phụ
-2 banh Cushing -2 kẹp mang kim -1 thông lòng máng
-2 banh Volkman -2 móc da -1 que thăm dò
-1 cặp banh Farabeuf -1 bộ kim khâu -1 ống hút

TRẠM. SỬA SOẠN CUỘC MỔ


1. RỬA TAY
2. MẶC ÁO
3. MANG GĂNG

TRẠM. THAO TÁC PHẪU THUẬT CƠ BẢN


1. CÁCH CẦM DAO
2. CÁCH CẦM KÉO
3. CÁCH CẦM KẸP- THÁO KẸP
4. CÁCH CẦM KẸP PHẪU TÍCH
5. CÁCH CẦM KẸP MANG KIM
6. CÁCH BUỘC NÚT CHỈ
7. CÁCH CẮT CHỈ

22

You might also like