You are on page 1of 10

Trại Hô Hấp – Anh Tín

Đây là review có tâm về quá trình học + đi lâm sàng + thi cuối trại hô hấp anh Tín cho bạn
Lê Dung (LD). Chúc bạn học tốt và giúp nhóm bạn tránh được những cơn thịnh nộ của anh.
Đi lâm sàng bắt buộc phải có: đồng hồ, đèn pin, thước dây, nước rửa tay. Không có là anh
đuổi về nha.
Sáng có mặt trước 7h trên khoa để lấy hồ sơ, khám bệnh, ghi diễn tiến bệnh, ghi theo form
SOA bữa đầu tiên dạy tập trung anh chỉ. Anh Tín sẽ phụ trách phòng 4, cô Minh Hồng là
giường 31 - 34 hành lang. Anh nói là 1 bệnh nhân 2 bạn, nhưng mà BN nhiều lắm, mỗi
người 1 ca luôn cho tiện. Nhớ lúc khám để ý tổng trạng, đếm nhịp thở và khám thở co lõm
cũng như nghe rale phổi cho cẩn thận, do anh Tín quan trọng những phần đó lắm. Khám
xong cỡ 8h hoặc sớm hơn, ảnh sẽ qua khám lại, ca nào mình khám thì qua nghe ảnh khám
lại, nhận xét, sai thì sẵn sàng tinh thần nghe chửi nhe, nhóm trước nhóm tụi mình có đứa bị
xé tờ theo dõi diễn tiến bệnh trước mặt bệnh nhân nên cẩn thận nha =)) đến 9h thì xuống bộ
môn học, mỗi ngày anh sẽ dạy một vấn đề. Đầu buổi anh sẽ hỏi lại bài cũ và sau đó là hỏi
luôn bài mới hôm nay học. Anh nói “ trách nhiệm của các bạn là ôn lại bài đã được dạy và
chuẩn bị bài mới” Nếu không trả lời được, anh dành tầm 30 – 40 phút chửi cả nhóm 1 trận,
ví dụ một câu điển hình của anh “mấy em coi giảng viên không bằng con chó của mấy em
nuôi :v”. Chửi đã rồi anh mới bắt đầu dạy, nếu bạn LD muốn nghe anh chửi thì cứ thử,
không cần xem trước bài =)) còn nếu bạn muốn trở thành anh hùng của tổ thì nhớ học bài
đầy đủ, do anh chỉ có một mô típ dạy duy nhất thôi. Dưới đây là lời vàng ngọc của anh được
mình ghi chép lại hết sức cẩn thận. Học nhiêu đây là đủ thi cuối trại rồi. Nhưng mà thi cuối
đợt thì anh yêu cầu cao hơn, phải học thêm tài liệu của anh Nguyên Phúc Y13, YKH, tài liệu
bộ môn, sách nước ngoài,…
Chỉ tiêu phun kí dung: 5 ca, trực 1 buổi: dễ lắm, không review nha
Trình bệnh án: 2 bệnh án, mà anh không có sửa, do làm không đúng ý ảnh, ảnh chửi một
hồi xong dạy lý thuyết luôn. Nên có làm bệnh án thì ráng làm theo cái sườn mà anh hướng
dẫn hôm đầu tiên học tập trung.

Buổi 1: Khám lâm sàng hô hấp


Câu hỏi bài cũ: bước đầu tiên của phần khám là gì?
- Đánh giá tổng trạng.
- Tổng trạng đánh giá qua tri giác, vẻ mặt, da niêm, sờ tay chân, bắt mạch.
 Ổn định: Tỉnh, da niêm hồng, chi ấm, mạch quay rõ
 Không ổn định (life-threatening): Kích thích vật vã, da niêm hồng/xanh tái (pale),
chi mát, mạch nhẹ
 Dọa ngưng tim, ngưng thở: li bì khó đánh thức (mê), da niêm tím tái, chi lạnh,
mạch nhanh nhỏ khó bắt.
Phân biệt kích thích vật vã với nhõng nhẽo:
 Kích thích vật vã: bứt rứt, lơ mơ, kém chú ý xung quanh, quấy khóc, khó dỗ, mệt
 Nhõng nhẽo: mở mắt tự nhiên, chú ý xung quanh, vẻ mặt tươi tỉnh lúc khóc
Khám hô hấp
2 phần quan trọng nhất là nhìn và nghe
1. Nhìn: xem trẻ có khó thở hay không?
Mức độ khó thở từ nhẹ đến nặng:
+ Thở nhanh
 Đếm nhịp thở (thở đều?)
 Thở nhanh là:
o <2 tháng: ≥ 60l/p
o 2– 12 tháng: ≥ 50l/p
o 12 tháng - 5 tuổi: ≥ 40l/p
o >5 tuổi: ≥ 30l/phút
+ Thở rút lõm lồng ngực:
 Chỉ có ở trẻ dưới 5 tuổi
 Cả 1/3 dưới lồng ngực lõm vô khi BN hít vào
 Dấu hiệu rõ ràng, nhìn vào thấy liền => rút lõm lồng ngực mức độ vừa
(nếu không thấy rõ, không chắc chắn => không rút lõm)
 Luôn hằng định (lúc nào cũng thấy)
+ Co kéo cơ hô hấp phụ:
 Đầu gật gù theo nhịp thở, co kéo hõm thượng đòn, hõm trên ức
 Phập phồng cánh mũi
 Thở chúm môi
 Co kéo cơ gian sườn, cơ hạ sườn, cơ thẳng bụng
Ở trẻ sinh non, có những cơn ngưng thở sinh lý <6s, không ảnh hưởng đến bé, tồn tại đến
44 tuần tuổi
2. Nghe: để biết bé bệnh gì
+ Tiếng thở (breath sound)
 Có thể nghe không cần ống nghe
 2 tiếng cơ bản:
o Thở rít (stridor)
 Âm sắc cao
 Thô ráp (chói tai)
 Chủ yếu thì hít vào
 Tắc nghẽn nhiều => nghe được 2 thì
o Khò khè (wheezing)
 Âm sắc cao
 Nghe như tiếng kéo gỗ, tiếng cưa
 Nghe rõ thì thở ra
+ Âm phế bào:
 Nghe rõ thì hít vào
 Thì thở ra: lúc nghe được, lúc không nghe rõ
+ Ran: liên tục/ không liên tục
 Liên tục: kéo dài,
o Chủ yếu thì thở ra
o Ran rít (Wheezes): âm sắc cao
o Ran ngáy (Rhonchus): âm sắc trầm
 Không liên tục: đanh, gọn
o Ran ẩm (coarse crackles): âm sắc trầm, đầu thì hít vào, thì thở ra
o Ran nổ (fine crackles): âm sắc cao, nghe được khi BN hít sâu.
3. Sờ + gõ: anh không chú trọng 2 phần này.

Buổi 2 và 3 : X-quang
Trước buổi học nhớ sang phòng bộ môn mượn đèn đọc Xquang trước.
Buổi đầu anh sẽ mang 3 tấm phim Xquang lên kêu 3 bạn lên phân tích
Buổi 2 là thêm 2 tấm khác nữa, đọc không được là anh đuổi về luôn :’<
I. Hành chính
+ Họ và tên bệnh nhân
+ Tuổi (quan trọng)
+ Ngày chụp
II. Chất lượng phim:
+ Không trầy xước, không hoen ố
+ Phân biệt được đậm độ khí – mô mềm (= mỡ - dịch) – xương
III. Kĩ thuật:
4 yếu tố:
+ Tư thế:
Đứng:
Mực nước hơi dạ dày (nằm ngay sát vòm hoành)
Xương bả vai nằm ngoài phế trường (1/3 ngoài phế trường)
Mỏm gai đốt sống cổ 7 nằm trên thân sống
Nằm: ngược lại
+ Thì hô hấp: nhớ nói bé bao nhiêu tuổi khi biện luận phần này
Hít vào: 6 cung trước, 9 cung sau
Ở trẻ chấp nhận vòm hoành phải dưới cung sườn sau số 8
Chỉ đếm xương sườn không cắt vòm hoành, đếm bên phải, không đếm bên trái, nếu
không thấy vòm hoành P thì nói không thấy.
Nếu ở trẻ nhỏ mà hít vào thấy được 9 cung sau
 Nghi ngờ có ứ khí phế nang hay tràn khí màng phổi
 Tràn khí màng phổi: phế trường tăng sáng vô mạch
 Ứ khí phế nang:
o Phế trường tăng sáng
o KLS dãn rộng (lớn hơn 2 lần bề dày 1 xương sườn)
o Vòm hoành dẹt/mất đường cong sinh lý
o Bóng tim hình giọt nước
+ Cường độ tia: đạt hay không đạt
 Đạt: thấy được đốt sống sau bóng tim (để khảo sát tổn thương sau bóng tim)
+ Đối xứng
1. Cột sống có thẳng không? (vẹo/nghiêng: không khảo sát ý 2)
2. Đầu trong 2 xương đòn đối xứng qua đường giữa cột sống.
Nếu 1 trong 4 yếu tố không đạt thì đánh giá kĩ thuật phim không đạt.
Ý nghĩa của kĩ thuật:
 Khi lâm sàng và X-quang không tương xứng
 So sánh nhiều phim của 1 BN, so sánh yếu tố kĩ thuật có giống nhau không.
IV. Phân tích phim:
Quy tắc số 6:
Mô mềm – khung xương – vòm hoành – trung thất – rốn phổi – nhu mô
1. Mô mềm:
Không tổn thương/ abcess/ phù nề/ tràn khí dưới da
2. Xương:
Không gãy xương, không biến dạng
3. Vòm hoành:
- Vòm hoành P cao hơn T không quá 1 KLS/ cao bằng nhau
- Hình dạng vòm hoành như thế nào?
- Mất đường cong sinh lý?
4. Trung thất:
- Bóng tim có to hay không?
Khảo sát chỉ số tim – lồng ngực: (A+B)/C
 Khoảng cách xa nhất từ đường giữa cột sống đến bờ tim phải: A
 Khoảng cách xa nhất từ đường giữa cột sống đến bờ tim trái: B
 Đường kính lớn nhất của lồng ngực: Đo qua điểm cao nhất của vòm hoành
P, tránh bóng gan: C
Bóng tim không to khi (A+B)/C
 <0.6 ở trẻ < 2 tháng
 < 0.55 ở trẻ 2 tháng – 2 tuổi
 < 0.5 ở trẻ > 2 tuổi
- Khí quản: có lệch hay không?
Ở trẻ nhũ nhi (2 tháng – 12 tháng tuổi): khí quản hơi lệch P (trẻ càng nhỏ KQ
càng lệch P)
- Tuyến ức:
 Tuyến ức to: (dễ nhầm với viêm phổi thùy => cho trẻ đi siêu âm)
o Đám mờ đồng nhất
o Giới hạn rõ
o Xóa bờ tim
o Không xóa bờ cột sống
o Nằm ở trung thất trước trên
o Hình cánh buồm/ hình ống khói

5. Rốn phổi:
PQ gốc vừa đi vào nhu mô
Đậm độ: mờ
Khi kéo dài > 2 KLS => rốn phổi đậm
6. Nhu mô:
1 số tổn thương nhu mô thường gặp:
 Tổn thương tăng đậm độ (cản tia nhiều hơn => mờ)
o Đám mờ: >3cm
o Nốt mờ: < 3cm
 Nốt nhỏ: <6mm
o Đường
o Lưới
 Tổn thương giảm đậm độ (tăng sáng)
o Lan tỏa 2 phế trường: tràn khí, ứ khí
o Khu trú: kén khí, khí phế thủng thùy bẩm sinh
7 tính chất của một đám mờ
1. Đồng nhất: mịn đều mọi điểm, giống bóng tim, bóng gan
Không đồng nhất: lỗ chỗ
2. Vị trí:
Phổi P/T
Trên/ giữa/ dưới: chia theo cung sườn trước số 2 và số 4
3. Giới hạn: rõ/ không rõ
4. Có hình ảnh khí phế quản đồ:
Rõ ràng, nhìn vào thấy liền
PQ nhỏ, ngoại vi nằm trong lòng đám mờ
(Bình thường có thể nhìn thấy PQ thế hệ 2-4 => ko phải PQ đồ)
5. Có tương tác với cấu trúc lân cận không? Kéo/ đẩy
6. Có xóa bờ cấu trúc lận cận không? Xóa bờ tim
7. Có gây phản ứng màng phổi không? (TDMP, TKMP)
Đám mờ đồng nhất: có 4 khả năng
- Hội chứng đông đặc
o Là tổn thương phế nang
o Hình ảnh khí phế quản đồ (đặc trưng nhưng hiếm gặp)
o Không kéo, đẩy cấu trúc lân cận
o Ở trẻ < 3 tuổi, thông khí bàng hệ kém => ít khả năng tổn thương khu trú
=> khả năng viêm phổi thùy kém
- Xẹp phổi:
o Kéo, đẩy cấu trúc lân cận
o Phần phổi không xẹp sẽ tăng thông khí bù trừ
- TDMP:
o Mất góc sườn hoành
- U phổi:
o Giới hạn rõ, hình tròn, bầu dục
Đám mờ đồng nhất ở 1/3 trên phổi (thùy đỉnh)
 Xẹp phổi: giới hạn dưới là đường cong có mặt lõm hướng xuống
 Đông đặc: giới hạn dưới là đường thẳng ngang
Đám mờ không đồng nhất: chỉ có 1 khả năng xảy ra là hội chứng đông đặc

Hội chứng đông đặc có 3 nhóm nguyên nhân:


- Viêm phổi (thường gặp)
- Phù phổi: phù phổi do tim? Xem bóng tim có to không? Vị trí đám mờ: 2 đáy
phổi, quanh rốn phổi, giai đoạn trễ: hình cánh bướm
- Ít gặp: Xuất huyết phổi, nhồi máu phổi
- Hiếm gặp: lắng đọng protein ở phế nang

Buổi 4: Đánh giá BN suy hô hấp trên LS


Suy hô hấp: hệ hô hấp không còn đảm bảo được chức năng cơ bản nhất là trao đổi khí,
biểu hiện giảm O2 máu PaO2 < 60 mmHg, ứ CO2 PaCO2 > 50 mmHg

Khi có stress lên hệ hô hấp => tăng nhịp thở (tăng nhịp tim), co lõm lồng ngực, co kéo cơ hô
hấp phụ. Hệ hô hấp phản ứng để duy trì chức năng trao đổi khí (TĐK). Làm sao biết được
hệ hô hấp có duy trì được chức năng TĐK?
- Đo khí máu động mạch (chính xác nhất)
- Đánh giá gián tiếp việc TĐK ảnh hưởng đến cơ quan đích, chọn cơ quan nhạy
với tình trạng TĐK: Tổng trạng (tri giác, da niêm)
Theo AHA (Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ), APA (Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ), suy hô hấp
khi bệnh nhân có mê, tím. Nguyên tắc quan trọng nhât khi xử trí SHH là nhận diện xem
còn bù hay mất bù.
- Còn bù: chưa ảnh hưởng đến cơ quan đích
- Mất bù: bắt đầu ảnh hưởng đến cơ quan đích
Mê tím: Suy hô hấp (respiratory failure)
Giai đoạn trước mê tím: Nguy kịch hô hấp (respiratory distress)
3 mức độ:
- Nguy kịch hô hấp còn bù:
o Thở nhanh, co lõm, tỉnh, hồng hào
o Theo dõi, không xử trí
- Nguy kịch hô hấp mất bù:
o TH1: Thở nhanh, co lõm, bứt rứt, xanh tái
o TH2: Thở rên (chắc chắn), phập phồng cánh mũi (gợi ý), dù tổng trạng có
thể ỗn định (tỉnh, hồng hào)
o Xử trí: thở oxy lưu lượng thấp
- Suy hô hấp: mê, tím
Anh không phân độ 1, 2, 3 như trong sách do theo sách sẽ không ứng dụng được trên lâm
sàng. Anh giảng cũng có sự tương xứng giữa 2 cách này.
- Độ 1: Nguy kịch hô hấp còn bù
- Độ 2: Nguy kịch hô hấp mất bù, đáp ứng với oxy lưu lượng thấp
Thi cuối đợt anh sẽ hỏi “thở oxy lưu lượng thấp qua canula thì FiO2 phải đạt bao
nhiêu?
- Độ 3:
o Nguy kịch hô hấp mất bù, không đáp ứng với oxy lưu lượng thấp
o Suy hô hấp thực sự
Anh có giới thiệu sách PALS (Cấp cứu tăng cường nhi khoa). Năm nào dạy tới bài này anh
cũng nói đến cuốn này hết.

Buổi 5: Các hội chứng LS hô hấp


I. Các hội chứng:
Nghe => hội chứng gì? Vấn đề chính của bệnh nhân.
Chỉ cần có 1 trong các TCTT in đậm là đặt được Hội chứng đó rồi. Ví dụ chỉ cần nghe được
ran ẩm là đặt được hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
1. Hội chứng tắc nghẽn: (nghĩ Viêm tiểu phế quản, suyễn)
- Hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp trên:
o Tắc nghẽn đường dẫn khí ngoài lồng ngực, đoạn khí quản từ hõm trên ức
trở lên.
o Khó thở thì hít vào: tiếng thở rít
o (±) co kéo cơ ức đòn chum, thở không quá nhanh/ thở chậm
- Hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới:
o Tắc nghẽn PQ và tiểu PQ
o Khó thở thì thở ra
o Thì thở ra kéo dài
o (±) thở nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ
o Nghe: khò khè/ ran rít, ran ngáy.
2. Hội chứng tổn thương nhu mô: Viêm phổi
- CLS chính xác nhất: Xquang
- Bằng chứng LS chính xác nhất: ran nổ
- Bằng chứng LS quan trọng: Thở nhanh
o Thở nhanh là dấu hiệu hằng định của viêm phổi
o Không thở nhanh => loại trừ tổn thương nhu mô
o Phải hiệu chỉnh theo nhiệt độ.
 Nhiệt độ tăng 1oC so với 37 oC (tính bằng thân nhiệt trung ương=
thân nhiệt đo ở hậu môn = thân nhiệt ngoại biên + 0.5 oC) nhịp thở
tăng 5-7 lần/phút
- (±) sốt, ho (chắc chắc có)
3. Hội chứng nhiễm trùng hô hấp dưới: nguyên nhân đầu tiên nghĩ đến là viêm phổi,
sau đó là viêm tiểu PQ
(PQ, tiểu PQ, nhu mô, rộng hơn HC tổn thương nhu mô)
- Ran ẩm, ran ngáy
- (±) ho, sốt, thở nhanh
Khám => hội chứng
Bệnh sử => nguyên nhân
II. Các bệnh thường gặp:
1. Viêm phổi:
- Bệnh sử 2-3 ngày => 1 tuần
- HC tổn thương nhu mô
- Mức độ:
o Nhẹ: > 2 tháng, chỉ có thở nhanh
o Nặng: có co lõm
o Rất nặng: nguy kịch, mất bù
- Chuẩn đoán: Viêm phổi mức độ - biến chứng – bệnh nền
2. Viêm tiểu phế quản: biện luận 4 ý
- Tuổi: phần lớn ≤ 6 tháng tuổi (quá lắm là < 10 tháng tuổi, mặc dù sách ghi là 24
tháng tuổi)
- Khò khè lần đầu (or lần 2)
- Diễn tiến nhanh (nhập viện trong 48h đầu – sách Kendig's Disorders of the
Respiratory Tract in Children)
- Yếu tố dịch tễ: người nhà gần đây bị nhiễm trùng hô hấp trên
Virus hô hấp hợp bào RSV chỉ gây bệnh nặng ở trẻ dưới 2 tuổi.
Anh không phân độ viêm tiểu PQ trên LS do điều trị dựa vào mức độ khó thở
3. Suyễn: 5 yếu tố
- Bệnh sử: khò khè tái phát (≥ 3 lần/12 tháng)
- Tiền căn:
o Dị ứng trứng, sữa, đậu phộng, dị nguyên đường hít (phấn hoa, cỏ)
o Ba/ mẹ bị suyễn
- LS và CLS chứng minh tắc nghẽn: ở bệnh nhân < 5 tuổi, chuẩn đoán suyễn hoàn
toàn dựa vào LS
o HC tắc nghẽn
o Hô hấp kí (đo ngoài cơn, ở bệnh nhân ≥ 5 tuổi)
 FEV1/FVC < 70%
 FEF 25-75 < 60%
=> tắc nghẽn
- Sự tắc nghẽn có hồi phục
o Đáp ứng hoàn toàn => 100% suyễn
o Đáp ứng 1 phần
o Không đáp ứng
- Tìm nguyên nhân khác giải thích sự tắc nghẽn, loại trừ dị vật đường thở.
So sánh trước và sau phun
+ Tổng trạng: bứt rứt => tỉnh
+ Thở: nhanh => chậm
Co lõm => không co lõm
+ Ran: có => ko nghe
III. Nguyên tắc điều trị:
Thi cuối trại anh chỉ hỏi nguyên tắc điều trị, cuối đợt anh yêu cầu phải biết điều trị kháng sinh
gì cho vi khuẩn gì, cơ chế như thế nào.
1. Viêm phổi:
Hỗ trợ hô hấp
Đảm bảo dịch và dinh dưỡng đầy đủ
Kháng sinh
Giảm ho bằng thuốc ho thảo dược
Giảm sốt bằng paracetamol
2. Viêm tiểu phế quản:
Hỗ trợ hô hấp
Đảm bảo dịch và dinh dưỡng đầy đủ
Có nên điều trị kháng sinh không? Có khi có bội nhiễm, BN có yếu tố tiên lượng nặng
Có dùng thuốc dãn phế quản hay không? Không sử dụng thường qui, phun khí dung 3 lần,
cách nhau 20 phút rồi đánh giá lại. Nếu đáp ứng => sử dụng, không đáp ứng => không
dùng
Có dùng corticoid không?
Giảm sốt bằng paracetamol
Giảm ho bằng thuốc ho thảo dược
.
Review thi cuối trại

6 trạm như hình. Hôm thi cần 2 bạn mang lap, mỗi bạn được cộng 0.5 điểm. Mỗi trạm 3
phút. Trạm 1 hỏi bệnh sử và tiền căn. Trạm này anh đóng vai người nhà bệnh nhân, trạm
này căng nhất rồi. Phần này là kinh nghiệm của mình + anh sửa đôi chút.
Trạm 1:
- Bé tên gì?
- Mấy tháng tuổi?
- Anh là gì của bé
Bệnh sử
- Bé bị sao mà nhập viện? chỗ này anh khai thở mệt, thì kệ anh cứ hỏi tiếp, cái đó
mình khai thác sau.
- Bệnh mấy ngày rồi?
- Lúc mới bắt đầu bệnh bé bị sao? Anh sẽ trả lời ho.
- Ho (chỉ hỏi những câu dưới, không hỏi lan man: ho từng cơn, liên tục, nhiều ít bla
bla, ảnh chửi sấp mặt rồi cho 0đ luôn đó nha)
o Bé ho bao lâu rồi?
o Ho khan hay có đàm trước?
o Trong lúc ho bé có chảy nước mắt, nước mũi không?
o Sau ho bé có tím hay đỏ mặt không?
o Ho xong bé có ói không? Dịch ói có những gì? Có đàm? có máu không?
o Trong mấy ngày bệnh, tình trạng ho của bé như thế nào? Có giảm không?
Có nặng hơn không?
- Bé có sốt:
o Bị mấy ngày rồi?
o Nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu?
o Có vã mồ hôi, co giật không?
- Bé có sổ mũi không?
- Khò khè:
o Khò khè bao lâu rồi?
o Trước giờ bé có khò khè lần nào không?
- Khàn tiếng
- Bé bú được không? Mỗi ngày mấy cử? mỗi cử bao nhiêu ml? bao nhiêu phút
- Tiểu được không? Nước tiểu màu gì?
- Tiêu được không? Mấy lần ngày? Phân sệt/lỏng/cứng? màu gì? Có nhầy? có máu
không? Lúc đi tiêu đi tiểu có khóc không?
- Trước khi nhập viện ở NĐ 2 bé có được khám ở đâu không? Được chuẩn đoán ntn?
Điều trị như thế nào? Sau điều trị tình trạng trẻ như thế nào?
- Diễn tiến sau nhập viện: THƯỜNG THÌ ANH NÓI BÉ MỚI NHẬP VIỆN SÁNG NAY
NÊN KHÔNG CẦN KHAI THÁC PHẦN NÀY
o TCCN cũ thay đổi như thế nào?
o Có xuất hiện TCCN mới không?
o Có biến cố gì không? Suy hô hấp? Thở O2 không? Bé tỉnh táo không? Có co
giật không?
o Có bú được không?
o Tiêu tiểu ntn?
Tiền căn: TÙY THỜI GIAN, NẾU KHÔNG KỊP THÌ HỎI NHỮNG Ý QUAN TRỌNG LIÊN
QUAN BỆNH THÔI
- Sản khoa:
o Bé là con thứ mấy?
o Sinh thường hay sinh mổ ? tại sao sinh mổ?
o Đủ tháng hay thiếu tháng?
o Cân nặng lúc sinh? Sau sanh có khóc/ngạt?
o Trong lúc mang thai và khi sanh bé, sức khỏe mẹ như thế nào?
o Mẹ có mấy người con rồi? Sinh đủ tháng hay thiếu tháng? Có sẩy thai lần
nào không? (PARA)
- Chủng ngừa:
o Bé đã được tiêm những loại vaccine nào rồi?
- Dinh dưỡng:
o Bú mẹ hay bú sữa công thức?
o Ăn dặm không?
o Chế độ ăn trước bệnh
o Chế độ ăn sau bệnh
- Phát triển tâm vận theo tuổi? COI QUA MẤY MỐC CƠ BẢN ĐỂ BIẾT HỎI
- Bé có nhập viện lần nào chưa? Bệnh gì? Điều trị ra sao?
- Bé có dị ứng với phấn hoa, trứng sữa đậu phộng không?
- Ba mẹ, anh chị em ruột của bé có ai bị (cảm cúm, sốt, ho, sổ mũi)? Lao? Suyễn?
Viêm mũi dị ứng?
- Ở nhà có ai hút thuốc lá không? Gần nhà có nhà máy? Xí nghiệp gì không?
Trạm 2: coi clip
- Đếm nhịp thở (lệch 1,2 lần/phút anh vẫn chấp nhận)
- đánh giá co lõm lồng ngực
- đánh giá co kéo cơ hô hấp phụ
Trạm 3: nghe tiếng thở và rale
- Thấy anh thích cho rale ẩm lắm, nếu ko nghe được cứ ghi rale ẩm rồi xuống trạm 4 đặt hội
chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới, CĐSB viêm phổi, CĐPB: viêm tiểu phế quản
Trạm 5: đọc Xquang và Công thức máu
- Thường trạm này không kịp thời gian
- Xquang thì đánh giá đạt hay không. Mô tả 7 tính chất tổn thương. Nghĩ tổn thương đó là
gì? Nguyên nhân gì.
- CTM, bạn học chỉ số bình thường theo bên huyết học nha, anh chỉ chép tay lại kết quả
CTM, chữ anh xấu lắm, nếu nhắm không kịp giờ thì chép lại số liệu vô nháp qua trạm 6
phân tích tiếp.
Trạm 6:
- Dựa vào tất cả bệnh sử, khám, CLS cho chuẩn đoán xác định và nguyên tắc điều trị
thôi. Tới đây dễ rồi
Anh Tín hay chửi vậy để tụi mình có ý thức học thôi chứ ảnh rất thương sinh viên, dạy cũng
có tâm nữa. Đi hết trại anh sẽ hiểu, làm đúng anh vẫn sẽ khen, như mình chẳng hạn, trên
khoa mình khám đúng, đánh giá đúng tình trạng của bệnh nhi và đã được anh khen =)) còn
những lúc làm sai mà nếu sai cơ bản là anh chửi sấp mặt là chuyện cơm bữa. Do thời gian
nhóm mình học, cô Minh Hồng đi công tác nên không biết ý cô như thế nào nên không
review, bạn có thể hỏi thêm nhóm 1. Xong hết rồi :’> Chúc bạn LD thi đc 9, 10đ luôn nha =))

You might also like