You are on page 1of 14

Trường Đại học Y Hà Nội.

Ban Đổi mới CTĐTBSYK


Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên

ĐẠI CƯƠNG HỆ TUẦN HOÀN, HỆ HÔ HẤP


Mã bài giảng: LEC 4 – S1.5

- Tên bài giảng: Đại cương hệ tuần hoàn – Đại cương hệ hô hấp
- Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ Y khoa, năm thứ 1
- Số lượng: 200 sinh viên.
- Thời lượng: 2 tiết (100 phút).
- Địa điểm: Giảng đường.
- Giảng viên biên soạn: Ths. Phạm Duy Đức phamduyduc@hmu.edu.vn
- Giảng viên giảng dạy: PGS.TS. Trần Sinh Vương, PGS. TS. Ngô Xuân Khoa, TS.
Nguyễn Đức Nghĩa, PGS.TS.Nguyễn Văn Huy, PGS.TS. Nguyễn Xuân Thuỳ, Ths. Vũ
Bá Anh, TS. Trần Quốc Hoà TS. Lê Mạnh Thường, Ths. Vũ Thành Trung, Ths. Chu
Văn Tuệ Bình, Ths. Phan Văn Hậu, Ths.Nguyễn Ngọc Ánh, Ths. Hoàng Văn Sơn.

Mục tiêu học tập


1. Trình bày được những đặc điểm giải phẫu cơ bản của tim, các mạch máu và hệ bạch huyết; mô
tả được các vòng tuần hoàn.
2. Trình bày được vị trí, giới hạn của ổ mũi, thanh quản, khí quản, phế quản chính và phổi; mô tả
được màng phổi và ổ màng phổi.
3. Liệt kê được chức năng của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và áp dụng lâm sàng liên quan.

1. Các khái niệm chính (Key concepts)


Đại cương hệ tuần hoàn
1.Các mạch máu
1.1. Các loại mạch máu
Động mạch: các mạch có đường kính nhỏ dần dẫn máu từ tim-> mô. Nhỏ nhất: tiểu động mạch.
Đặc điểm:
- Tới cơ quan theo đường ngắn nhất, thay đổi chiều dài để thích ứng với thay đổi kích thước cơ quan.
- Các trục động mạch lớn của chi thường đi ở mặt gấp, được che phủ bới các cấu trúc khác.
- Áp lực máu lớn hơn tĩnh mạch nên khi đứt phun thành tia.
Tĩnh mạch: các mạch có đường kính lớn dần dẫn máu từ mô ->tim. Nhỏ nhất là tiểu tĩnh mạch.
Đặc điểm:
- Một số tĩnh mạch có van ngăn máu chảy ngược lại
- Tĩnh mạch tuỳ hành (đi cùng động mạch lớn); tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch chủ (là các
tĩnh mạch lớn nhất đổ thẳng vào tâm nhĩ phải)
1.2. Cấu tạo chung của thành mạch máu
Áo trong: Nội mô, màng đáy, lá chun trong
Áo giữa: cơ trơn, sợi chun, lá chun ngoài. Lớp này khác biệt ở các loại mạch
- Sự co mạch, co thắt mạch: kích thích giao cảm-> sợi cơ trơn co lại-> hẹp lòng mạch.
- Sự giãn mạch: không có kích thích giao cảm-> sợ cơ trơn giãn
Áo ngoài: mô liên kết chứa sợi chun và collagen; tác dụng: giữ mạch vào mô xung quanh
1.3. Cấu trúc từng loại mạch
Động mạch: Theo kích cỡ: lớn-vừa-nhỏ. Theo cấu tạo:
+ Động mạch đàn hồi: cỡ lớn, tỷ lệ sợi chun trong áo giữa cao
+ Động mạch cơ (động mạch phân phối): cỡ vừa và nhỏ, nhiều lớp sợi cơ ở áo giữa
Tiểu động mạch: đầu tận thông với mao mạch. Tiểu tĩnh mạch
Mao mạch: nhỏ nhất, nối tiểu ĐM-tiểu TM, thành chỉ có nội mô+màng đáy-> trao đổi máu, dịch kẽ
Tĩnh mạch: áo trong và giữa mỏng hơn động mạch-> dễ giãn, áp lực thấp hơn động mạch
Xoang tĩnh mạch màng cứng: chỉ có áo trong-> khi rách không có cơ trơn để co lại.
1.4. Mạch nối và tuần hoàn bên
- Mạch nối: nối tiếp giữa các mạch máu với nhau, có thể giữa ĐM hoặc giữa TM.
- Tuần hoàn bên: Tuần hoàn qua mạch nối khi có mạch bị tắc nghẽn.
2. Tim
Tim như một cái bơm, là trạm đầu mối của các vòng tuần hoàn phổi và hệ thống
Vị trí: trong lồng ngực, trung thất giữa . Trọng lượng: 26-270gr, màu đỏ hồng, chắc
Hình thể ngoài: tháp, 4 mặt, 1 đỉnh, 1 nền. Trục của tim là đường chếch xuống dưới, sang trái và ra trước
- Mặt ức sườn: rãnh vành; rãnh gian thất trước; các tâm nhĩ và tiểu nhĩ, các tâm thất, động mạch chủ, thân
động mạch phổi
- Mặt hoành: rãnh gian thất sau
- Đáy tim: rãnh gian nhĩ, tâm nhĩ phải nhận tĩnh mạch chủ trên và dưới đổ vào; tâm nhĩ trái nhận 4 tĩnh mạch
phổi đổ vào.
- Đỉnh tim: ngang mức khoang liên sườn V đường giữa đòn trái
3. Các vòng tuần hoàn
3.1. Tuần hoàn hệ thống
Các mạch lớn cấp máu cho ngực-bụng
- Động mạch chủ:
+ ĐM chủ lên: Các ĐM vành phải, vành trái
+ Cung ĐM chủ: Thân ĐM cánh tay đầu, ĐM cảnh chung trái, ĐM dưới đòn trái
+ ĐM chủ xuống: ĐM chủ ngực, ĐM chủ bụng, ĐM chậu chung phải và trái
. ĐM chủ ngực: cấp máu thành ngực, cơ hoành, cơ quan trong ngực
. ĐM chủ bụng: cấp máu cho thành bụng và tạng bụng
. ĐM chậu chung: chậu ngoài -> ĐM đùi cấp máu chi dưới; chậu trong -> cấp máu cho chậu hông và đáy chậu
- Tĩnh mạch chủ:
+ Tĩnh mạch chủ trên: nhận máu đầu cổ, chi trên và ngực (phần trên cơ hoành)
+ Tĩnh mạch chủ dưới: nhận máu từ các tĩnh mạch chậu
+ Tĩnh mạch cửa: nhận máu từ tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch lách và mạc treo tràng dưới
Các mạch ở đầu-cổ
- 3 động mạch cảnh: cảnh chung, cảnh ngoài, cảnh trong
- Động mạch dưới đòn. Vòng động mạch não
- Tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cảnh trong-> thân tĩnh mạch cánh tay đầu-> tĩnh mạch chủ trên
Các mạch chi
Mạch chi trên: Động mạch nách, cánh tay, quay, trụ, cung gan tay nông-sâu ; Tĩnh mạch: sâu-nông
Mạch chi dưới: Động mạch đùi, khoeo, chày trước, mu chân, chày sau, gan chân; mông trên - mông dưới, bịt;
Tĩnh mạch: nông-sâu
3.2. Tuần hoàn phổi Các động mạch phổi: phải và trái ; Các tĩnh mạch phổi: trên và dưới
3.3. Tuần hoàn thai
Các đặc điểm của tuần hoàn thai nhi
- Cơ thể thai phụ thuộc cơ thể mẹ lấy oxy và chất dinh dưỡng qua dây rốn và nhau thai (bánh rau)
- Có những mạch máu liên hệ với cơ thể mẹ qua trao đổi chất (ĐM, TM rốn và mạng mao mạch nhau)-> tuần
hoàn thai thay thế cho các vòng tuần hoàn tới phổi, ruột và thận của thai
- 3 đường rẽ tắt-> máu nhau không qua gan phổi mà ưu tiên cho tim và não
Ống tĩnh mạch; Lỗ bầu dục; Ống động mạch
Những biến đổi của tuần hoàn thai sau sinh
- Khi đứa trẻ ra đời, thừng rốn bị thắt-> ngừng tuần hoàn qua nhau -> 02 giảm, C02 tăng-> kích thích trung tâm
hô hấp ở hành não-> trẻ khóc và hô hấp phổi hoạt động.
- Ống tĩnh mạch -> dây chằng tĩnh mạch ; Tĩnh mạch rốn -> dây chằng tròn của gan
- Động mạch rốn -> thừng động mạch rốn; Ống động mạch-> dây chằng động mạch
- Lỗ bầu dục đóng lại -> hố bầu dục
4. Hệ bạch huyết
- Bao gồm một chất dịch là bạch huyết, các mạch bạch huyết để vận chuyển bạch huyết, một số cấu trúc xung
quanh để chứa mô bạch huyết và tuỷ xương đỏ. Bạch huyết chảy trong dịch bạch huyết là dịch kẽ ngấm qua
thành mao mạch bạch huyết. Mô bạch huyết là dạng mô liên kết lưới có chứa các tế bào Lympho B và T
- Hỗ trợ tuần hoàn dịch cơ thể và chống lại tác nhân gây bệnh
4.1. Các mạch bạch huyết
- Mao mạch bạch huyết-> mạch bạch huyết nhỏ -> mạch bạch huyết lớn-> các thân bạch huyết. Trên đường đi,
chúng chảy qua các hạch bạch huyết
- Cấu tạo gần giống tĩnh mạch nhỏ nhưng thành mỏng và có nhiều van hơn
- Các mô không có mao mạch bạch huyết: sụn, thượng bì, giác mạc mắt, lách, tuỷ xương.
- Ruột non thì các mao mạch bạch huyết gọi là ống nhũ chấp vận chuyển nhũ chấp (chứa lipdid)
4.2. Các thân và ống bạch huyết: có 9 thân bạch huyết
- 3 thân dưới cơ hoành là: 2 thân thắt lưng+ 1 thân ruột
- 6 thân phần trên cơ hoành: thân cảnh, thân dưới đòn và thân phế quản trung thất.
- Ống ngực: tạo bởi 3 thân dưới, tạo bể dưỡng chấp, đi lên nhận 3 thân trên bên trái, đổ vào hội lưu tĩnh mạch
cảnh trong và dưới đòn trái
- Ống bạch huyết phải: nhận 3 thân trên bên phải, đổ vào hội lưu tĩnh mạch cảnh trong và dưới đòn phải.
4.3. Các cơ quan và mô bạch huyết: phân loại dựa theo chức năng
Cơ quan bạch huyết nguyên phát: tuỷ xương đỏ và tuyến ức
Cơ quan, mô bạch huyết thứ phát: hạch bạch huyết, lách và nang bạch huyết
- Hạch bạch huyết: 600 hạch, chia nhóm dọc đường đi, cấu tạo là bao, trong là các bè và chia thành vùng vỏ và
vùng tuỷ
- Lách
+ Vị trí, hình thể ngoài và liên quan
+ Sự cấp máu, thần kinh và dẫn lưu bạch huyết
+ Lách to và vỡ lách
4.4. Nang bạch huyết
Là các khối mô bạch huyết hình trứng không có bao xơ
- Nang bạch huyết đơn độc
- Nang bạch huyết kết khối: hạnh nhân, nang bạch huyết ruột thừa

Đại cương hệ hô hấp


Hệ hô hấp gồm: mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản chính và phổi
Chức năng: Cung cấp cho sự trao đổi khí; Giúp điều chỉnh độ pH trong máu; Cảm nhận mùi, phát âm và bài tiết
môt lượng nhỏ nước và nhiệt.
1. Mũi Là cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp, cơ quan khứu giác và phát âm. Gồm 3 phần: mũi ngoài, ổ mũi, các
xoang cạnh mũi
1.1. Mũi ngoài
- Lộ ra ở chính giữa mặt, cấu tạo là khung xương-sụn, phủ ở ngoài là da và trong bằng niêm mạc
- Hình thể ngoài: có hình tháp.
- Cấu tạo: Khung xương và khung sụn
1.2. Ổ mũi Chia làm 2 ngăn bởi vách ngăn mũi, thông với lỗ mũi trước và sau, gồm 4 thành.
Thành trên (trần ổ mũi); Thành dưới (sàn mũi)
Thành trong (vách mũi); Thành ngoài
Niêm mạc ổ mũi: vùng hô hấp và vùng khứu
1.3. Các xoang cạnh mũi Là các hốc ở các xương xung quanh ổ mũi. Chúng mở vào ổ mũi và được lót niêm
mạc liên tiếp với niêm mạc ổ mũi
Gồm: Xoang hàm trên; Các tiểu xoang sàng; Xoang trán; Xoang bướm
2. Hầu
Là 1 ống cơ-sợi phủ bằng niêm mạc, dài 12-14cm, đi từ nền sọ tới đầu trên của thực quản ngang CVI
Nằm trước cột sống cổ, mở thông vào ổ mũi, miệng, thanh quản nên được chia làm 3 phần
2.1. Hầu mũi (tỵ hầu)
Nằm ngay trên lỗ mũi sau, trên khẩu hầu, ngăn với khẩu hầu bằng khẩu cái mềm.

2.2. Hầu miệng (khẩu hầu)


Thông ở dưới với thanh hầu và thông ra trước với ổ miệng qua eo họng
2.3. Hầu thanh quản (thanh hầu)
Liên tiếp với khẩu hầu ở trên và thực quản ở dưới. Nó nằm trước các đốt sống cổ III. IV, V.
3. Thanh quản
Là phần đường dẫn khí nằm giữa hầu và khí quản, là cơ quan phát âm chính
Ở người lớn: thanh quản nằm trước cổ, đối diện các đốt sống cổ III, IV, V và VI. Thanh quản nam dài và to
hơn nữ.
Thanh quản được cấu tạo bởi sụn nối với nhau bằng dây chằng và các màng; khớp giữa các sụn được vận động
bằng cơ
3.1. Các sụn: Sụn giáp, sụn nhẫn, sụn thượng thiệt; Sụn phễu, sụn sừng, sụn chêm
3.2. Các màng và dây chằng Gắn giữa các sụn và với xương móng
3.3. Các cơ của thanh quản Cơ nội tại; cơ ngoại lai
3.4. Ổ thanh quản Thông với hầu tại đường (lỗ) vào thanh quản. Ổ thanh quản đi vào thanh quản tới chỗ tiếp
nối thanh-khí quản
4. Khí quản
4.1. Giới hạn
Tiếp theo thanh quản từ bờ dưới sụn nhẫn (ngang cổ VI), đi xuống khoảng giữa các đốt sống ngực
IV-V thì chia thành 2 phế quản chính
4.2. Hình thể ngoài
- Là 1 ống hình trụ, dẹt ở phía sau, được tạo bởi các vòng sụn xếp chồng lên nhau, làm cho mặt trước
của khí quản có các lồi ngăn cách bởi các rãnh.
- Nằm trên đường giữa và hơi lệch sang phải
- Dài khoảng 15 cm, đường kính 12 mm ở người lớn
4.3. Phân đoạn Đi qua 2 đoạn là đoạn cổ và đoạn ngực
5. Phế quản chính

5.1 Phế quản chính phải


- Rộng, ngắn và thẳng đứng hơn phế quản chính trái. Dài 2.5 cm
- Tách ra các phế quản thuỳ trên, thuỳ giữa và thuỳ dưới
5.2. Phế quản chính trái
- Hẹp và ít thẳng đứng hơn bên phải, dài 5cm, đi vào rốn phổi trái ở ngang mức TVI

- Sau khi đi vào rốn phổi, nó chia thành phế quản thuỳ trên và thuỳ dưới
6. Phổi và màng phổi
6.1. Vị trí
- Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, nơi xảy ra sự trao đổi khí giữa môi trường bên ngoài với cơ
thể. Mỗi người có 2 phổi nằm trong 2 ổ màng phổi; khoang giữa 2 ổ màng phổi gọi là trung thất.
- Là 1 tạng xốp nên thể tích thay đổi nhiều theo lương khí bên trong. Phổi người lớn có thể chứa
4500-5000 ml khí
6.2. Cuống phổi
- Nối mặt trong của phổi với tim và khí quản, được tạo bởi các thành phần đi vào và đi ra khỏi phổi
tại rốn phổi
- Gồm có cuống phổi dinh dưỡng và cuống phổi chức phận
6.3. Màng phổi
Là một bao thanh mạc bọc kín lấy phổi
Gồm 2 lá: lá thành và lá tạng, giữa 2 lá là 1 khoang tiềm tàng là ổ màng phổi
Bình thường 2 lá của màng phổi áp sát nhau và chỉ tách xa nhau khi có dịch hoặc khí tràn vào.
2. Câu hỏi
2.1. Sự khác biệt giữa các lớp áo của các loại mạch máu?
2.2. Có thể thắt được các mạch máu không?
2.3. Các biến đổi tuần hoàn thai nhi sau sinh nếu không hoàn thiện sẽ gây ra dị tật gì?
2.4. Bệnh lý viêm mũi xoang? Xoang nào vị trí thấp nhất trong các xoang cạnh mũi?
2.5. Dị vật thường rơi vào phế quản chính nào?
2.6. Tràn dịch màng phổi và tràn khí màng phổi?
3. Hình ảnh
Atlas Giải phẫu người (2007), Frank Netter, Nhà xuất bản y học.
4. Tài liệu học tập
- Handout bài giảng
- Giải phẫu người: Bài 11 (2006), Nguyễn Văn Huy, Nhà xuất bản Y học, bài 16, 17,18,19,20.
5. Tài liệu tham khảo
5.1. Giải phẫu người (2004), tập 2, Trịnh Văn Minh, Nhà xuất bản giáo dục.
5.2.Gray’s Anatomy for Student , 3rd, Elsevier.
5.3.Gray’s anatomy, 41st edition, Elsevier.
5.4. Atlas giải phẫu người (2007), Frank H. Netter, Nhà xuất bản y học.

Trưởng Module Giảng viên biên soạn

Ngô Xuân Khoa Phạm Duy Đức

You might also like